1.3. Nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp 26 1. Phân tích cơ cấu tài sản
1.3.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Tình hình công nợ phải thu, phải trả và khả năng thanh toán của doanh nghiêp quyết định tới việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, quyết định tới việc phân chia lợi nhuận. Đây
cũng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính của doanh nghiệp và được rất nhiều đối tượng quan tâm như ngân hàng, nhà đầu tư, người cung cấp … để đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ tới hạn được hay không.
Tài liệu sử dụng để phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả và khả năng thanh toán chủ yếu là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh cáo cáo tài chính và tài liệu trên các sổ chi tiết.
Nội dung phân tích chia làm 2 phần, đó là: Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán.
1.3.3.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả:
Công nợ của doanh nghiệp bao gồm: Phản ánh số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng và công nợ phải trả: phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng.
Thực tế cho thấy rằng, trong quá trình sản xuất kinh doanh, giữa các doanh nghiệp với Nhà nước, giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác, giữa doanh với người lao động làm công ăn lương luôn phát sinh các quan hệ thanh toán, do vậy cũng phát sinh vốn bị chiếm dụng. Thông qua việc phân tích chi tiết trên, có thể thấy rằng cần thiết phải phân tích, đánh giá tình hình công nợ và rõ ràng nó là bức tranh phản ánh tương đối rõ nét về thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Để phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu:
* Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả:
Tỷ lệ các khoản phải thu so
với các khoản nợ phải trả = Tổng các khoản phải thu
x 100 Tổng nợ phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa các khoản phải thu so với nợ phải trả của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh
doanh, ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn của các doanh nghiệp, cơ chế tài chính của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.
Chỉ tiêu này lớn hơn 1, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều, các khoản phải thu nhiều hơn nợ phải trả. Ngược lại, chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều. Thực tế cho thấy số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh và đều ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
* Tỷ suất các khoản phải thu:
Tỷ lệ các khoản phải thu = Tổng các khoản phải thu
x 100 Tổng nợ phải trả
* Tỷ suất các khoản phải trả:
Tỷ lệ các khoản phải trả = Tổng các khoản phải trả x 100 Tổng nguồn vốn
* Số vòng luân chuyển các khoản phải thu Số vòng luân chuyển
các khoản phải thu = Doanh thu bán hàng
Số dư bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng trong kỳ phân tích, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá có thể phương thức thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó sẽ ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ. Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý các khoản phải thu đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp trên thị trường.
* Thời gian của 1 vòng quay các khoản phải thu Thời gian của 1 vòng
quay các khoản phải thu = Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thời gian thu hồi tiền hàng trong kỳ phân tích của doanh nghiệp càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại thời gian của 1 vòng quay càng dài, chứng tỏ tốc độ thời gian thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều.
Khi phân tích chỉ tiêu này ta có thể so sánh thời gian của 1 vòng quay kỳ phân tích với kỳ kế hoạch hoặc so sánh thời gian bán hàng quy định ghi trong các hợp đồng kinh tế cho khách hàng chịu. Qua phân tích thấy được tình hình thu hồi các khoản công nợ của doanh nghiệp, để từ đó có các biện pháp thu hồi nợ nhằm góp phần ổn định tình hình tài chính. Thời gian của kỳ phân tích có thể là quý (90 ngày), năm (365 ngày).
* Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Số vòng luân chuyển
các khoản phải trả = Giá vốn hàng bán
Số dư bình quân các khoản phải trả Chỉ tiêu cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao.
Ngược lại, chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này nếu cao quá có thể do doanh nghiệp thừa tiền luôn thanh toán trước thời hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và tính chất cụ thể của các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp cung ứng.
* Thời gian của 1 vòng quay các khoản phải trả Thời gian của 1 vòng
quay các khoản phải trả = Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Thời gian 1 vòng quay các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp dồi dào, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn của đối tác. Nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ dẫn tới khả năng thanh toán chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều, công nợ sẽ dây dưa kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng tài chính và uy tín của doanh nghiệp.
Khi phân tích chỉ tiêu này ta có thể so sánh thời gian của 1 vòng quay kỳ phân tích với kỳ kế hoạch hoặc so sánh thời gian mua hàng chịu quy định ghi trong các hợp đồng kinh tế của người bán. Qua phân tích thấy được tình hình thanh toán các khoản công nợ cho người bán, để từ đó có các biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, góp phần ổn định tình hình tài chính và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, các nhà phân tích còn tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả giữa cuối kỳ với đầu kỳ chỉ tiêu tổng hợp cũng như các chỉ tiêu chi tiết, đi sâu vào số phải thu quá hạn theo thời gian, số phải trả quá hạn theo thời hạn để từ đó nhận xét sự biến động của mỗi chỉ tiêu.
1.3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán
(*)Phân tích khả năng thanh toán tổng quát:
Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát H1 =
Tổng nợ phải trả
Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, nếu bán toàn bộ tài sản hiện có thì doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ phải trả hay không? H.1 càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, tình hình tài chính càng lành mạnh và ngược lại.
(*) Phân tích khả năng thanh toán hiện thời
Tổng tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện thời H2 =
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Tài sản lưu động của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại có đủ để thanh toán ngay những khoản nợ ngắn hạn hay không.
Sự biến động của chỉ tiêu này thường do các nguyên nhân sau: sự phát triển, mở rộng nhanh chóng của hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp
gặp phải vấn đề trong việc vay nợ; có sự thay đổi trong chính sách quản lý, đặc biệt là các chính sách có liên quan đến thời hạn thanh toán và số dư hàng tồn kho….
Để phân tích và nhận biết rủi ro từ việc khả năng thanh toán hiện thời có sự biến động, có thể xem xét các chỉ tiêu liên quan khác như khả năng thanh toán nhanh, kỳ thu nợ bình quân, vòng quay hàng tồn kho…
Tỷ suất này bằng 1 nghĩa là tài sản ngắn hạn vừa đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Thông thường trong doanh nghiệp tỷ suất này lớn hơn 1 mới đảm bảo khả năng thanh toán hiện hành.
(*) Phân tích hệ số thanh toán nhanh
Tổng tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh H3 =
Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp sau khi đã được trừ đi hàng tồn kho. Và hàng tồn kho phải qua quá trình chuyển hóa từ hàng hóa, bán cho người mua, sau đó chuyển dưới dạng khoản phải thu nên việc trừ đi hàng tồn kho sẽ giúp đánh giá, khả năng thanh toán nhanh của công ty.
(*) Phân tích hệ số thanh toán tức thời
Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số thanh toán tức thời H4 =
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ngay bằng tiền và các khoản có thể chuyển hóa ngay bằng tiền.
Hệ số này bằng 1, nếu công ty có khả năng thanh toán ngay tức thời các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ suất này tùy theo loại hình doanh nghiệp có thể xác định là bao nhiêu cho phù hợp, tuy nhiên tỷ suất này không nên quá cao, và
tiền để nhiều trong doanh nghiệp sẽ gây chi phí cơ hội khi không được đưa vào lưu thông trong hoạt động sản xuất kinh doanh.