CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ 85
3.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 86
3.2.3 Hoàn thiện nội dung phân tích
Các nội dung phân tích mà công ty sử dụng đã cho thấy cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy vậy, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu phân tích dưới đây, nhằm có thể cung cấp rõ hơn thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Cần lưu ý rằng, trong mỗi nội dung không cần thiết phải phân tích quá nhiều chỉ tiêu, dễ gấy rối cho những người đọc báo cáo phân tích. Việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích phải đảm bảo đó là các chỉ tiêu quan trọng, mang tính khái quát, thiết thực cho việc đánh giá, bảo đảm cơ sở ra kết luận về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty.
3.2.3.1. Về phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh
- Bổ sung phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Khi phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn, Công ty có thể sử dụng thêm hai chỉ tiêu là tỷ suất nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời để đánh
giá tính ổn định của các nguồn tài trợ. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên là tỷ số giữa nguồn vốn thường xuyên với tổng nguồn vốn, tỷ suất nguồn vốn tạm thời là tỷ số giữa nguồn vốn tạm thời với tổng nguồn vốn. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên thấp cho thấy nguồn tài trợ phần lớn là bằng nợ ngắn hạn, áp lực thanh toán các khoản nợ vay là rất lớn.
- Bổ sung phân tích cân bằng tài chính
Cân bằng tài chính là sự cân bằng giữa tài sản và nguồn tài trợ tương ứng của nó. Như đã nói ở trên, mối quan hệ này thể hiện các phương thức và chính sách tài trợ TSCĐ và TSLĐ. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: Vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng, và ngân quỹ ròng. Vốn lưu động ròng được xác định là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn hoặc là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên với TSCĐ và đầu tư dài hạn. Còn nhu cầu vốn lưu động ròng bằng (=) hàng tồn kho cộng (+) nợ phải thu khách hàng trừ (-) nợ phải trả ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn). Ngân quỹ ròng là phần chênh lệch giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng. Nếu ngân quỹ ròng âm liên tục qua các năm thì doanh nghiệp sẽ mất cân bằng tài chính, tình hình và khả năng thanh toán gặp khó khăn. Tuy nhiên, để có đánh giá đầy đủ hơn cần thông qua chỉ tiêu ngân quỹ ròng. Ngân quỹ ròng âm, có nghĩa là công ty phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp cho việc thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng và tài trợ cho TSCĐ, cân bằng tài chính kém an toàn và bất lợi cho công ty, và ngược lại.
3.2.3.2. Về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty mới chỉ sử dụng 3 chỉ tiêu phân tích như vậy thì chưa đủ, mới chỉ dừng lại ở phân tích khả năng sinh lời, chưa đánh giá hết được hiệu quả sử dụng vốn và sử dụng tài sản.
Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty có thể chia thành 3 mảng lớn: Dó là Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản (phân tích hiệu quả sử dụng tài
sản); Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động (phân tích hiệu quả sử dụng vốn) và Phân tích khả năng sinh lời trong quá trình kinh doanh.
Về phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, căn cứ vào Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Công ty có thể lập bảng phân tích như sau:
( Bảng 3.1)
Bảng 3.1: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Chỉ tiêu
Năm 2016
Năm 2015
1. Doanh thu thuần 498.679. 946.851 471.667.387. 038
2. Lợi nhuận trước thuế 64.396.495 58.001.936
3. Tổng tài sản bình quân 313.604.657.233 231.782.551.421
4. TSCĐ bình quân 59.193.259.028 59.235.125.388
5. TSLĐ bình quân 254.411.398.205 172.547.426.033
6. Sức SX của tổng tài sản (1/3) 1,59 2,03
7. Sức SX của TSCĐ (1/4) 8,24 7,96
8. Sức SX của TSLĐ (1/5) 1,96 2,73
9. Sức sinh lời của tổng tài sản (2/3) 0,0002 0,00025
10. Sức sinh lời của TSCĐ (2/4) 0,001 0,00098
11. Sức sinh lời của TSLĐ (2/5) 0,00025 0,00033
12. Suất hao phí của tổng tài sản (3/1) 0,63 0,49
13. Suất hao phí của TSCĐ (4/1) 0,19 0,13
14. Suất hao phí của TSLĐ (5/1) 0,51 0,37
(Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu trên BCTC của công ty)
Qua bảng phân tích trên, Công ty có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, một đồng tài sản đem vào SXKD đem lại bao đồng doanh thu, lợi nhuận, để từ đây có kiến nghị về việc phân bố tài sản và việc sử dụng tài sản sao cho hiệu quả nhất.
Về phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động, cũng dựa vào Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Công ty lập bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn có thể được lập như Bảng 3.2. Qua bảng phân tích này, Công ty có thể đánh giá, việc sử dụng vốn lưu động như vậy đã đem lại hiệu quả hay chưa, và kiến nghị biện pháp làm tăng nhanh tốc độ này, để 1 đồng vốn lưu
động đem vào SXKD có thể luân chuyển được nhiều lần và tạo ra nhiều doanh thu hơn. Việc tính toán và đánh giá tốc độ lưu chuyển vốn có thể thực hiện thông qua bảng phân tích sau: (Bảng 3.2)
Bảng 3.2: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động
Chỉ tiêu
Năm 2016
Năm 2015 1. TSLĐ bình quân 254.411.398.205 172.547.426.033 2. Doanh thu thuần 498.679. 946.851 471.667.387. 038
3. Hệ số luân chuyển vốn lưu động 1,96 2,73
4. Thời gian 1 vòng luân chuyển 183 131
5. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 0,51 0,37
(Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu trên BCTC của công ty)
Về phân tích khả năng sinh lời, các hệ số phải đặt trong mối quan hệ với nhau. Chẳng hạn, hệ số tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể đặt trong mối quan hệ với các hệ số khác như: Tỷ suất doanh lợi, số vòng quay của tài sản và hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu hay là đặt trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả quản lý tài sản và hiệu quả quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp.
Về một số chỉ tiêu cơ bản của công ty cổ phần:
Công ty cần tiến hành phân tích một số chỉ tiêu nhằm phản ánh hiệu quả sinh lời của cổ phiếu:
- Lãi trên cổ phiếu (EPS) Hệ số sinh lời một
cổ phiếu thường = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi Số cổ phiếu thường bình quân
Chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu phản ánh mỗi cổ phiếu phổ thông đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kì.
Trường hợp công ty phát hành thêm hoặc mua lại cổ phiếu thì tổng số cổ phiếu thường (mẫu số trong công thức) phải được tính toán theo công thức bình quân gia quyền. Trường hợp công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi thì EPS được tính lại, gọi là EPS giảm bớt, bởi số trái phiếu đó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu
thường vào bất kỳ lúc nào. Kết quả là số lượng cổ phiếu tăng lên sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu.
- Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiếu (P/E) Hệ số giá cả so với
lợi nhuận cổ phiếu = Giá thị trường của mỗi cổ phiếu Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu 3.2.3.3. Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ
Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hay là phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ) như trên đã nói là chưa được công ty chú trọng. Như đã nói, lợi nhuận không đồng nhất với tiền mặt. Tiền mặt, các hình thức biến đổi theo thời gian của tiền như hàng tồn kho, các khoản phải thu và quy trở lại thành tiền là mạch máu của doanh nghiệp. Nếu mạch máu (dòng tiền) bị tắc nghẽn nghiêm trọng hay đủ chi thiếu hụt tạm thời cũng có thể dẫn doanh nghiệp đến chỗ phá sản. Phân tích mức độ tạo tiền và khả năng lưu chuyển tiển cho phép trả lời câu hỏi “tiền từ đâu mang lại và tiền được chi cho mục đích gì”. Phân tích này lưu chuyển tiền là công việc đầu tiên nếu muốn xem xét đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, cần xem xét trong mối liên hệ của các thông tin về lưu chuyển tiền với Bảng cân đối kế toán,Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Xem xét trong hệ thống báo cáo liên tục, không nên chỉ dừng lại ở một báo cáo. Việc nghiên cứu lưu chuyển tiền tệ trong một số năm liên tiếp sẽ cho cái nhìn sâu sắc và toàn diện về tình hình tài chính doanh nghiệp. Dựa vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thể phân tích một số chỉ tiêu sau:
- Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so với lưu chuyển tiền thuần. Hệ số này phản ánh năng lực tao ra nguồn tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Thông thường hệ số này vào khoảng từ 80- 95% và là nguồn tiền chủ yếu trang trải cho các hoạt động đầu tư dài hạn. Dựa vào hệ số này ta có thể biết được dòng tiền từ hoạt động SXKD chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số tiền thu trong kỳ báo cáo, và từ đó có biện pháp đẩy nhanh
dòng tiền vào. Tuy nhiên, khi phân tích hệ số này cần phải đặt trong mối quan hệ với chiến lược kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ.
- Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính so với tổng lưu chuyển thuần. Hệ số này quá cao là điều không tốt, cho thấy tiền của doanh nghiệp không được đầu tư đúng hướng.
- Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư so với tổng lưu chuyển thuần. Hệ số này cho thấy mức độ đầu tư vào TSCĐ của doanh nghiệp, hệ số này biến động phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và các khoản đầu tư đến hạn thu hồi.
So sánh các chỉ tiêu trên sẽ cho nhà quản lý biết được mức độ ảnh hưởng của lượng tiền lưu chuyển thuần trong từng hoạt động đến chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ” để từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.