2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Để phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trình độ của nhân viên bộ phận kế toán. Đồng thời để xây dựng bộ máy
kế toán gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ về mặt số lượng, chất lượng có thể đảm nhiệm cũng như thực hiện tốt các nhiệm vụ của công tác kế toán.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà lựa chọn phương thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. (Sơ đồ 2.2)
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo.
Sơ đồ 2.2 sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Nguồn phòng kế toán tài chính công ty)
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước cấp trên và Hội đồng quản trị, Giám đốc về mọi mặt hoạt động kinh tế của Công ty có nhiệm vụ tổ chức và kiểm tra công tác hạch toán ở đơn vị. Đồng thời, Kế toán trưởng có nhiệm vụ thiết kế phương án tự chủ tài chính, đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của công ty như việc tính toán chính xác mức vốn cần thiết, tìm mọi biện pháp giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty.
- Kế toán vốn bằng tiền: Chịu trách nhiệm ghi chép, xử lý các thông tin về tình hình sử dụng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng chính xác, kịp thời; thực hiện các giao dịch với ngân hàng, Kho bạc về các khoản tiền vay, tiền gửi…
- Kế toán thuế giá trị gia tăng, kế toán tiền lương:
Kế toán trưởng
Kế toán bán hàng,
kế toán công nợ
Kế toán Thuế, kế toán tiền
lương
Kế toán vốn bằng
tiền
Kế toán TSCĐ, vật
tư, giá thành
Thủ quỹ
+ Thực hiện kê khai các khoản thuế phát sinh tại công ty, thực hiện dung và đầy đủ nghĩa vụ về thuế của công ty đối với Nhà nước
+ Theo dõi chấm công, lập bảng thanh toán tiền lương, các khoản trích theo lương theo quy định
- Kế toán bán hàng, kế toán công nợ:
+ Theo dõi việc bán hàng của công ty, phản ánh doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ, cũng như các chi phí phát sinh liên quan đến công tác bán hàng.
+ Theo dõi, phản ánh tình hình công nợ và thanh toán công nợ của tưng đối tương khách hàng. Lập báo cáo tổng hợp công nợ.
- Kế toán vật tư, TSCĐ, chi phí giá thành:
+ Theo dõi tình hình tang, giảm TSCĐ, tình hình nhập, xuất, tồn các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ đảm bảo tính đúng đắn và chính xác
+ Ghi chép và tập hợp các khoản chi phí sản xuất phát sinh, tính toán xác định giá thành của sản phẩm
- Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện công việc thu chi tiền của công ty; trực tiếp rút tiền , gửi tiền tại các ngân hàng, kho bạc…; thực hiện kiểm kê quỹ theo đúng quy định
2.1.3.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT – BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/N đến 31/12/N năm dương lịch Kỳ kế toán: Theo năm
Đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu trong nước là đ, ký hiệu quốc tế và VND.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá trị hàng xuất kho: Theo phươn pháp nhập trước – xuất trước
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc
Công ty tính khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng Kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận bằng giá trị các khoản đã thu được hoặc chắc chăn thu được trừ khi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Công ty áp dụng sổ kế toán theo hình thức: Nhật ký chung