Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK HOÀNG HÀ LV THẠC SĨ (Trang 34 - 40)

1.2 Khái quát về phân tích BCTC 12

1.2.4 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính là một hệ thống các công cụ biện pháp, các kỹ thuật và cách thức tiếp cận, nghiên cứu các hiện tượng và các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luông tiền chuyển dịch và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Từ đó giúp các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có các quyết định phù hợp theo mục đích và yêu cầu của từng đối tượng.

Để đánh giá các kết quả kinh tế cũng như kết quả của việc thực hiện các mục tiêu do doanh nghiệp đưa ra, phân tích có thể sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau trong phân tích báo cáo tài chính. Về mặt lý thuyết có rất nhiều phương pháp phân tích như phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ cân đối… Như vậy, phân tích báo cáo tài chính có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trên quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng tùy vào từng điều kiện và mục đích phân tích mà các nhà phân tích có thể vận dụng các phương pháp phân tích cho phù hợp. Một số phương pháp phân tích báo cáo tài chính thường được sử dụng là:

1.2.4.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phương pháp. Mục tiêu so sánh trong phân tích nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối.

Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước hết phải xác định gốc để so sánh. Việc xác định gốc để so sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của nhà phân tích. Gốc để so sánh được là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ được thực hiện hoặc kỳ kế hoạch hoặc là kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh có thể được chọn là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

Để tiến hành so sánh được, cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, trong quá trình so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế.

- Các chỉ tiêu phải cùng một phương pháp tính toán.

- Các chỉ tiêu phải được tính theo một đơn vị đo lường.

- Các chỉ tiêu phải được thu thập ở cùng một phạm vi thời gian và cũng một phạm vi không gian.

Tất cả các điều kiện kể trên được gọi chung là “tính có thể so sánh được”. Nếu phương pháp so sánh không đảm bảo được các điều kiện trên thì việc so sánh trở nên khập khiễng, không có giá trị, đôi khi còn phản ánh sai lệch thông tin.

Thứ hai, phải chọn được tiêu chuẩn so sánh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, gọi là gốc so sánh. Gốc so sánh thường được xác định theo không gian và thời gian. Tùy và mỗi mục đính phân tích khác nhau người phân tích sẽ chọn gốc so sánh phù hợp. Để đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu, gốc so sánh được chọn là số liệu kỳ trước hoặc cùng kỳ này năm trước. Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự tóa, định mức, gốc so sánh được chọn là số liệu kế hoạch, số liệu

dự toán, số liệu định mức. Để đánh giá kết quả đạt được của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác gốc so sánh được chọn là doanh nghiệp có điều kiện tương đương hoặc số liệu trung bình ngành.

Quá trình so sánh có thể thực hiện bằng ba hình thức: So sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc và so sánh xác định xu hướng, tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu.

So sánh ngang trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Thực chất của phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục trên từn báo cáo tài chính doanh nghiệp. Qua đó xác định mức biến động tăng hay giảm về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu, nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

So sánh dọc trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc sử dụng tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thực chất việc so sánh theo chiều dọc là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chẳng hạn trong Bảng cân đối kế toán, chie tiêu tổng tài sản thể hiện quy mô chung, những khoản mục tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn được thể hiện bằng số tỷ lệ kết cấu so với tổng tài sản. Hoặc trong Báo cáo kết quả kinh doanh thông thường chỉ tiêu doanh thu thuần được lựa chọn làm quy mô chung để xác định tỷ lệ của các chỉ tiêu khác so với doanh thu thuần.

1.2.4.2. Phương pháp phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế.

Như ta biết, giữa các hiện tượng và kết quả kinh tế thường tồn tại những mối quan hệ tác động qua lại mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Đặc trưng cơ bản của các mối quan hệ này là sự thay đổi của hiện tượng hoặc kết quả kinh tế này sẽ xác định (kéo theo) sự thay đổi của các hiện tượng hoặc kết quả kinh tế khác. Nếu xét theo quan điểm triết học, mối quan hệ giữa biến độc

lập và biến phụ thuộc nó có thể được thực hiện qua những hàm tương quan khác nhau. Vấn đề đặt ra là lựa chọn phương trình tương quan nào để biểu thị tốt nhất sự phụ thuộc lẫn nhau hay là mối liên hệ chặt chẽ giữa các hiện tượng và kết quả kinh tế. Đây cũng là vấn đề bản chất khi sử dụng các hàm tương quan trong phân tích.

Mối tương quan giữa các hiện tượng và kết quả kinh tế có thể tồn tại dưới hai dạng: Tương quan tỉ lệ thuận và tương quan tỉ lệ nghịch.

Trường hợp tương quan tỉ lệ thuận: Trong trường hợp này, việc tăng của hiện tượng hay kết quả kinh tế này sẽ kéo theo (xác định) việc tăng của hiện tượng hay kết quả kinh tế khác và ngược lại. Người ta có thể gọi là mối tương quan động biến.

Trường hợp tương quan tỉ lệ nghịch: Trường hợp này ngược lại với trường hợp trên, nghĩa là việc tăng của các hiện tượng hay kết quả kinh tế này sẽ xác định (kéo theo) việc giảm của hiện tượng hay kết quả kinh tế khác và ngược lại. Có thể gọi nó là mối tương quan nghịch biến.

1.2.4.3. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

(*) Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn (còn gọi là phương pháp thay thế kiểu mắt xích) được dùng để xác định (tính) mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế khi các nhân tố ảnh hưởng này có quan hệ tích số, thương số hoặc kết hợp cả tích và thương với kết quả kinh tế. Nội dung và trình tự của phương pháp này như sau:

- Trước hết, phải biết được số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chung với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính của chỉ tiêu.

- Thứ hai, cần sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định:

Nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau; trường hợp có nhiều nhân tố số lượng cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu trước nhân tố thứ yếu sau và không đảo lộn trình tự này.

- Thứ ba, tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự nói trên. Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ lấy giá trị thực tế từ đó, còn các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố, phải tính ra kết quả cụ thế của lần thay thế đó, lấy kết quả này so với (trừ đi) kết quả của bước trước nó thì chênh lệch tính được chính là kết quả do ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế.

- Cuối cùng, có bao nhiêu nhân tố phải thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thế của phân tích (chính là chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch hoặc kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích).

(*) Phương pháp cân đối

Phương pháp cân đối cùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng có sẵn mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích tài chính như: tài sản và nguồn vốn, đẳng thức quá trình kinh doanh, cân đối hàng tồn kho, nhu cầu vốn và sử dụng vốn, ….

Giả sử có chỉ tiêu X cần phân tích, các nhân tố a, b, c có quan hệ độc lập ảnh hưởng đến chỉ tiêu cần phân tích.

Quan hệ của X với các nhân tố: X = a +b – c Ta gọi ∆X là đối tượng cần phân tích:

∆X = X1 – X0 = ∆a + ∆b + ∆c

Ta có: ∆a = a1 – a0, ∆b = b1 – b0, ∆c = - (c1 – c0) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆X = ∆a + ∆b + ∆c

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần rút ra những nguyên nhân và kiến nghị những giải pháp nhằm đưa quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những kết quả cao hơn.

1.2.4.4 Một số phương pháp khác

Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình phân tích tài chính, các nhà phân tích còn sử dụng một số phương pháp khác như : Phương pháp Dupont, phương pháp tỷ lệ, phương pháp đồ thị, …

Phương pháp tỷ lệ: Đây là một dạng đặc biệt của phương pháp tỷ lệ, bằng cách so sánh các chỉ tiêu. Một tỷ lệ là mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu hoặc hai nhóm chỉ tiêu. Tất nhiên các chỉ tiêu được chọn để so sánh phải có quan hệ với nhau thì mới thu được tỷ lệ có ý nghĩa.

Phương pháp đồ thị: Là phương pháp trình bày và phân tích bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ. Phương pháp đồ thị sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, phương pháp đồ thị còn là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật, thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt.

Phương pháp Dupont : Phương pháp này lần đầu tiên được công ty Dupont áp dụng nên được gọi là phương pháp Dupont, phân tích các chỉ tiêu suất sinh lời dựa vào mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Theo phương pháp này, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu được thể hiện qua sơ đồ sau:

25

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu

Suất sinh lời của tổng tài sản X

Suất sinh lời của doanh thu Số vòng quay

của tài sản X

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo phương pháp Dupont

Trên đây là một số phương pháp cơ bản thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính. Vì một nội dung cần phân tích có thể được phản ánh quan nhiều chỉ tiêu nên các nhà phân tích có thể vận dụng phương pháp phân tích phù hợp với nội dung và chỉ tiêu cần phân tích.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK HOÀNG HÀ LV THẠC SĨ (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w