Mục đích, ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK HOÀNG HÀ LV THẠC SĨ (Trang 27 - 30)

1.2 Khái quát về phân tích BCTC 12

1.2.2 Mục đích, ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế thuộc tất cả các loại hình kinh tế khác nhau với quy trình thực hiện có tính khoa học và linh hoạt. Sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của các đơn vị, thành phần kinh tế nói riêng đang bộc lộ rõ nét tính đa dạng và phức tạp của hoạt động tài chính.

Do đó, một mặt tạo cơ hội cho phân tích báo cáo tài chính phát triển và ngày càng hoàn thiện với tư cách là công cụ phân tích có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của tài chính doanh nghiệp.

Mặt khác, đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính là một trong những nội dung cơ bản của phân tích kinh doanh, qua việc phân tích các chuyên gia phân tích không chỉ đơn thuần đánh giá được tình hình tài chính mà còn xác định được bản chất, nguyên nhân biến động của tình hình tài chính ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của tổ chức. Theo đó, bức tranh toàn cảnh sau khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp kịp thời, trọng tâm và toàn diện nhất thông tin tài chính cho những đối tượng quan tâm đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ nhất, phân tích báo cáo tài chính đối với chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý cần đến những thông tin được cung cấp thông qua kết quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp như: Kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, rủi ro tài chính… Những thông tin nói trên sẽ là cơ sở để các chủ doanh nghiệp lựa chọn, cân nhắc đề đưa ra các quyết định đúng đắn về quản lý trong tương lai như quyết định về đầu tư, về tài trợ, về phân bổ vốn và sử dụng vốn, về

giải quyết tình hình công nợ, về phân chia và sử dụng lợi nhuận, điều chỉnh cơ cấu sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, liên doanh liên kết… Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, phân tích báo cáo tài chính đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước, cơ quan thuế: Theo chế độ tài chính hiện hành, các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp liên doanh có vốn của nhà nước đều quản lý và sử dụng một lượng tài sản và tiền vốn nhất định thuộc sở hữu nhà nước.

Do đó, các cơ quan chức năng của nhà nước như cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản để quan tâm đến thông tin về tình hình phân bổ và sử dụng vốn, tình hình đầu tư, khả năng tạo vốn, khả năng sinh lời, tình hình bảo toàn vốn… với cơ quan thuế, vấn đề quan trọng của họ còn rộng hơn cụ thể như kết quả hoạt động kinh doanh, việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, thuế vốn, thuế đất, thuế tài nguyên và ccs khoản phải nộp khác…

Thứ ba, phân tích báo cáo tài chính đối với các nhà cho vay (cá nhân, tổ chức tín dụng, ngân hàng…), các chủ nợ của doanh nghiệp, các cổ đông hiện tại và các cổ đông tương lai: Hiện nay vốn vay và nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Do vậy các nhà cho vay như ngân hàng thương mại, các định chế tài chính, những người mua tín phiếu, trí phiếu, các nhà cung cấp bán chịu cho doanh nghiệp đều phải quan tâm đến kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng trả nợ vay, hiệu quả sử dụng vốn, thu nhập cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ đông, tỷ lệ trả cổ phần, giá thị trường trên thu nhập của mỗi cổ phiếu…

Cũng như vậy, các cổ đông là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và thu hồi dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp (lợi tức và giá trị thặng dư của vốn). Họ quan tâm tới hoạt động tài chính doanh nghiệp trên giác độ hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời của doanh

nghiệp là chủ yếu vì nó liên quan trực tiếp nhất đến lợi ích trước mắt và lâu dài cũng như mức độ rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư của nhà đầu tư. Đồng thời là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra quyết định có tiếp tục đầu tư hay không và phơng thức đầu tư như thế nào.

Thứ tư, phân tích báo cáo tài chính đối với những người tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả những người làm công ăn lương: là những người trực tiếp tham gia hoạt động của doanh nghiệp do đó quyền lợi của họ gắn liền và tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ quan tâm đến kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, tình hình đầu tư, khả năng thanh toán (đặc biệt là thanh toán nhanh)…

Đối với doanh nghiệp cổ phần, người hưởng lương cũng quan tâm đến hiệu quả sử dụng vón cổ đông cũng giống như sự quan tâm của các cổ đông của doanh nghiệp. Trong một số doanh nghiệp cổ phần, người hưởng lương có một phần cổ phiếu nhất định trong doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp này, người hưởng lương có thu nhập từ tiền lương được trả và tiền cổ tức được chia. Cả hai khảo thu nhập này phụ thuộc vào kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ năm, phân tích báo cáo tài chính đối với các dố thủ cạnh tranh:

Hoạt động trong điều kiện cơ chế thị trường, đặc biệt là xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt. Trên cùng một thị trường, nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh mặt hàng (sản xuất) giống nhau, do đó các đối thủ cạnh tranh tất muốn biết những thông tin liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp khác như kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tình hình đầu tư, tình hình và khả năng tạo vốn thông qua phát hành tín phiếu, trái phiếu…

Từ những vấn đề phân tích ở trên, có thể rút ra kết luận rằng, có rất nhiều đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để họ sử dụng trong việc đưa ra các quyết định có liên quan tới những mục đích khác nhau như:

- Quyết định có liên quan đên yêu cầu quản lý doanh nghiệp.

- Quyết định chấp nhận hay từ chối cho vay, bán chịu.

- Quyết định mua hay bán tín phiếu của doanh nghiệp.

- Quyết định chuyển đổi quyền sở hữu doanh nghiệp (sáp nhập, cổ phần, liên doanh, giải thể…)

Chính từ những mục tiêu nói trên nó đã khẳng định sự cần thiết của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

1.2.2.2 Ý nghĩa của phân tích BCTC

Thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm như nhà quản lý tại doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng...Tuy nhiên mỗi cá nhân, tổ chức sẽ quan tâm đến những khía cạnh khác nhau khi phân tích tài

chính vì vậy phân tích báo cáo tài chính cũng có ý nghĩa khác nhau đối với từng các nhân, tổ chức.

- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính nhằm tìm ra những giải pháp tài chính để xây dựng cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả, tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp.

- Đối với chủ sở hữu: Phân tích báo cáo tài chính giúp đánh giá đúng đắn thành quả của các nhà quản lý về thực trạng tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp; sự an toàn và hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

- Đối với khách hàng, chủ nợ, phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp đánh giá đúng đắn khả năng và thời hạn thanh toán của doanh nghiệp.

- Đối với cơ quan quản lý chức năng như cơ quan thuế, thống kê, phòng kinh tế, phân tích báo cáo tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình và chính sách kinh tế- xã hội.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK HOÀNG HÀ LV THẠC SĨ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w