1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình địa lý 12 THPT

24 414 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Bên cạnh các hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường thì vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo cần được đưa vào các môn học như Ngữ văn, Lịch sử,Giáo dục công dân, Địa lí .... Để học sinh

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt Nam là một quốc gia biển, biển Việt Nam không chỉ chứa đựng tiềm năngkinh tế to lớn và là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ với quốc tế, biển còn đóng vaitrò quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn chiến lược quan trọng trong công cuộcbảo vệ tổ quốc Song, hiện nay chủ quyền vùng biển nước ta đang bị đe dọa, xâm phạm,nhất là khi Trung Quốc bộc lộ tham vọng độc chiếm Biển Đông như: thành lập thànhphố Tam Sa, in bản đồ “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu, tổ chức diễn tập quân sự, tăngcường đưa tàu cá xuống đánh bắt có tổ chức tại các vùng đặc quyền kinh tế của các

TRANG

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục chủ quyền

II Giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12 5

1 Nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 3

nước, vụ hạ dàn khoan HD981 vào tháng 5/2014, Điều này đặt ra yêu cầu cần thiếtphải tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻViệt Nam.

Trong công tác tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo, ngành giáo dục cóvai trò hết sức to lớn Bên cạnh các hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường thì vấn

đề giáo dục chủ quyền biển đảo cần được đưa vào các môn học như Ngữ văn, Lịch sử,Giáo dục công dân, Địa lí Thực tế trong môn Địa lí, nhất là Địa lí 12 cũng đề cập đếnkiến thức biển đảo tương đối nhiều nhưng phần lớn học sinh vẫn còn đang mơ hồ vềkiến thức biển đảo, chưa nhận thức đúng đắn chủ quyền vùng biển, ngoài ra kiến thứcbiển đảo biên soạn trong sách giáo khoa chưa có tính hệ thống, thời gian eo hẹp chomột tiết học "Khi nhắc đến diện tích quốc gia, nhiều người vẫn đơn giản nghĩ tớivùng đất liền chứ ít chú ý tới vùng biển Nguyên nhân của sự thiếu sót trong nhận thứcnày một phần bắt nguồn từ việc những nội dung về biển, đảo ít được đề cập một cáchbài bản, nghiêm túc trong chương trình giáo dục ở tất cả các cấp Chúng ta có thiếu sótthì phải thẳng thắn thừa nhận và nhanh chóng sửa đổi" Đó là quan điểm của Giáo sư,Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Cơ - nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội khi trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân xoay quanh nội dung:

Làm gì để tăng cường kiến thức, tình yêu quê hương, biển, đảo cho học sinh, sinh viênhiện nay?

Chính vì những lí do đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12 - THPT Đề tài được thực hiện trong một thời gian

ngắn, tài liệu và nội dung thực hiện còn nhiều hạn chế Vì vậy, rất mong nhận được sựđóng góp của các đồng nghiệp để đề tài này có thể được áp dụng trong giảng dạy và cóthể rút ra bài học kinh nghiệm, tích lũy chuyên môn cho bản thân

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nhằm chỉ rõ những nội dung cần giáo dục chủ quyền biển đảo trongchương trình Địa lí 12, phương pháp thực hiện để việc giáo dục chủ quyền biển đảotrong chương trình địa lí 12 có hiệu quả nhất Hiệu quả đạt được đó chính là học sinh

Trang 4

nhận thức được vấn đề chủ quyền, bồi dưỡng cho các em lòng yêu biển đảo, hướng rabiển, cho các em nhận thấy một hòn đảo dù rất nhỏ nhưng cũng cần phải bảo vệ chủquyền Từ tình yêu biển đảo góp phần củng cố tình yêu quê hương đất nước, sẵn sàngbảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trong mọi hoàn cảnh.

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng: Giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh khối 12, năm học 2017

-2018, trường THPT Quảng Xương 1

2 Phạm vi nghiên cứu: Sách giáo khoa Địa lí 12 ban cơ bản.

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập tài liệu từ sách giáo khoa, sách

giáo viên, Tài liệu tập huấn Biển, đảo năm 2014 và 2015 của sở GD&ĐT Thanh Hóa,thông tin và hình ảnh trên mạng Internet

2 Phương pháp thực nghiệm: Giảng dạy thực nghiệm ở một số lớp, đồng thời kiểm

tra học sinh lấy kết quả làm căn cứ, và có sự sửa đổi sau mỗi tiết thực nghiệm

3 Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp mọi vấn đề có liên quan để hình thành lí luận của

đề tài, vận dụng vào đề tài và rút ra những kết luận cần thiết

Trang 5

sử Việt Nam đã chứng minh và khẳng định truyền thống yêu nước và lòng quật cường

đó Tuy nhiên, lòng yêu nước đó không phải là tự phát mà cần được giáo dục, bồidưỡng thường xuyên Để học sinh nhận thức được vai trò bảo vệ chủ quyền lãnh thổbiển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung của bất cứ công dân Việt Nam nào,trong đó có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước thì cần phải giáo dục cho các em ýthức chủ quyền biển đảo để rồi từ đó khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc vàtinh thần sẵn sàng bảo vệ tổ quốc Hơn nữa, từ các em, tinh thần đó sẽ được lan tỏa rộngrãi đến từng gia đình và nhân lên trong toàn thể cộng đồng

1.2 Giáo dục chủ quyền biển, đảo cần được đưa vào nhà trường.

GS Phan Huy Lê, nhà sử học đã nói: "Tôi kiến nghị với Bộ GD&ĐT phải bổ sungngay lập tức, càng sớm càng tốt đưa những kiến thức về biển Đông và chủ quyền củaViệt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa chứ không thể chậm trễ hơn được nữa Nếuchậm trễ, để cho các em lớn lên mù tịt về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là cái tộicủa chúng ta, là cái tội của người lớn và của nền giáo dục đối với thế hệ trẻ" Trên quanđiểm đó, hiện nay vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo đã và đang được đưa vào nhàtrường, không chỉ là ở cấp phổ thông, đại học mà nên được giáo dục ngay từ cả cấpmầm non Ngày 23/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 373/QĐ-TTg vềviệc “Phê duyệt đề án “Tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biểnhải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáodục quốc dân

Ngày 30/12/2013 nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc vớiHội Khoa học Lịch sử Việt Nam Nguyên Thủ tướng cho rằng hiện trong chương trìnhgiảng dạy ở các cấp học đã có nội dung này nhưng chưa đủ, chưa nhất quán, chưa cụthể Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, thống nhất

về cấp học, mức độ để đưa rõ vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa khi tiến hành chươngtrình đổi mới xây dựng Sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015

Giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh trong các trường trung học phổ thông

ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và trường THPT Quảng Xương 1 nói riêng trong thời gianqua cũng được tổ chức thường xuyên, với rất nhiều hình thức: lồng ghép, tích hợp quacác môn học, tổ chức câu lạc bộ, tổ chức liên hoan văn nghệ, tổ chức cuộc thi tìm hiểu

về biển, đảo, tổ chức tham quan, cắm trại … Điều kiện thuận lợi nữa là sở Giáo dục vàĐào tạo hàng năm đều có kế hoạch công tác tuyên truyền biển đảo cho các nhà trường

Trang 6

(theo kế hoạch chung của Tỉnh ủy Thanh Hóa); đã tổ chức các đợt tập huấn về biển đảo

và cung cấp tài liệu biển đảo rất chi tiết, cụ thể

2 Cơ sở thực tiễn.

2.1 Về phía học sinh.

Một thực tế rằng hiểu biết về chủ quyền biển đảo trong học sinh còn rất nhiều hạnchế Đó là sự mơ hồ về địa lí, lịch sử, sự hiểu biết chưa rõ ràng về thềm lục địa, lãnhhải, thế hệ trẻ vẫn nghe nói “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” nhưng họ lại khônghiểu biết và nhận thức đầy đủ về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam trên hai quần đảonày

Trong nhiều năm giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông, tôi còn nhận thấy, khi nhắcđến chủ quyền lãnh thổ, phạm vi lãnh thổ, đa số học sinh chỉ biết lãnh thổ nước ta conghình chữ S, nghĩa là chỉ biết đến phần đất liền mà ít nhắc đến phần biển đảo Bản thântôi có làm một cuộc khảo sát nhỏ về chủ quyền biển đảo đối với học sinh sau khi học

xong chương trình địa lý lớp 12 với các câu hỏi rất đơn giản như: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm mấy bộ phận?”, “Vùng biển nước ta bao gồm bộ phận nào?”, “Vùng nào của nước ta có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu?”, “Kể tên các hiuyện đảo của nước ta?” Kết quả chỉ có khoảng

hơn 20% học sinh trả lời đúng; số học sinh còn lại trả lời câu đúng, câu sai

2.2 Về phía giáo viên

Không chỉ học sinh mà ngay cả giáo viên những kiến thức về biển đảo cũngkhông được trang bị một cách đầy đủ, bài bản ngay từ khi còn là sinh viên của trường

sư phạm Trong một thời gian dài, chúng ta ít hoặc chưa đề cập trực tiếp, nhấn mạnhđến chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo, ngay cả khi dạy về phạm vi lãnh thổ, giáoviên cũng mới đang nhấn mạnh đến vùng đất liền Một bộ phận giáo viên còn nétránh, ngại va chạm đến những vấn đề nhạy cảm

2.3 Về phía nhà trường.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường diễn ra rất thường xuyên ở nhiềuthời điểm trong tuần, tháng, học kì và năm học nhưng nội dung đề cập trực tiếp đến chủquyền biên giới và chủ quyền biển đảo còn hạn chế Việc lồng ghép, tích hợp nội dungnày vào môn học hiệu quả chưa cao phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của giáo viên đứnglớp Đối với môn Địa lý 12, nội dung về biển đảo nằm rải rác trong khắp chương trình,

Trang 7

nội dung lại đề cập chủ yếu về mặt kinh tế - xã hội, vì vậy, giáo viên dạy phần nào hạnchế việc nhấn mạnh đến chủ quyền biển đảo

2.4 Về tài liệu giảng dạy.

Tài liệu về giáo dục chủ quyền biển đảo trong một thời gian dài hầu như rất ít,thậm chí trong các thư viện của nhà trường không có Nội dung sách giáo khoa đề cậpđến vấn đề này còn chưa phong phú, chưa nhất quán Ở một số sách giáo khoa còn tồntại những bản đồ Việt Nam chưa thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; tranh ảnh,

mô hình, hoạt động kinh tế biển đảo hầu như chưa có trong sách giáo khoa Địa lí, Lịch

sử …

II GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12.

1 Nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12.

1.1 Làm rõ các khái niệm về chủ quyền biển đảo.

Giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình địa lí 12 trước hết giáo viên phải

làm rõ cho học sinh hiểu khái niệm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán Nội

dung này Sách giáo khoa Địa lí 12 chưa đề cập, giáo viên có thể tích hợp khi dạy vềphạm vi lãnh thổ nước ta (Bài 2 – SGK 12)

- Chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ củamình Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thựchiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó

- Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ

quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lụcđịa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặcquyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sảnxuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió

- Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa racác quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết

và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trênbiển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trìnhnghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyềnkinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó

Trang 8

Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ trong khi quyền tài phán là

hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ, tạo ra môi trường để thực hiện quyềnchủ quyền được tốt hơn

Bên cạnh đó, trong khi chủ quyền và quyền chủ quyền chỉ được thực hiện trênvùng lãnh thổ mà quốc gia có quyền thì quyền tài phán có không gian mở rộng hơn, tớinhững nơi mà quốc gia đó không có chủ quyền (ví dụ quyền tài phán áp dụng trên tàuthuyền có treo cờ của một quốc gia nhất định đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủquyền của một quốc gia khác)

1.2 Xác định phạm vi và giới hạn của vùng biển nước ta.

Giáo dục chủ quyển biển đảo cho học sinh là giáo viên phải cho học sinh nhậnbiết được vị trí, phạm vi và giới hạn của vùng biển nước ta Nội dung giáo dục này thể

hiện rất rõ trong Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Theo công ước Liên hiệp quốc

về Luật biển 1982, vùng biển nước ta được hợp thành bởi năm bộ phận: nội thủy, lãnhhải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa Đó chính là cơ

sở pháp lí để khẳng định chủ quyền vùng biển, là căn cứ để đấu tranh bảo vệ chủ quyềnvùng biển

1.3 Nhận thấy vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông.

Giáo dục chủ quyển biển đảo trong chương trình Địa lí 12 còn là để học sinhnhận thấy vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông Học sinh có nhận thứcđược vai trò to lớn của biển đảo thì từ đó mới hình thành được niềm tự hào về quêhương đất nước, hình thành được ý thức giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo

Về tầm quan trọng và địa chiến lược của Biển Đông, giáo viên có thể tích hợp khi

dạy khái quát về biển Đông (Bài 8 Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển) hoặc khi dạy về giao thông vận tải biển (Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải

và thông tin liên lạc) Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối

liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á Đâyđược coi là tuyến đường giao thông huyết mạch nhộn nhịp đứng thứ hai thế giới Mỗingày có 150 - 200 tàu qua lại Có 530 cảng biển Nhiều nước Châu Á có nền kinh tế phụthuộc sống còn vào giao thông Biển Đông

Về tiềm năng kinh tế của Biển Đông được đề cập nhiều trong các bài 8, 24, 27, 30,

31 (SGK Địa lí 12) Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đớigiàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là vùng ven bờ Trong biển

Trang 9

Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loàisinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

Biển Đông là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí của thế giới Hai bể dầu lớn nhấthiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu - MãLai và Sông Hồng tuy diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể; ngoài ranhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò Các bãi cát ven biển có trữ lượnglớn Titan là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp Vùng ven biển nước ta cònthuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao,nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ ra biển

Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuậnlợi cho phát triển du lịch và an dưỡng Nhiều loại hoạt động du lịch thể thao dưới nước

có thể phát triển

Do nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông, dọc bờ biển lại có nhiềuvùng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu, nhiều cửa sông cũng thuận lợicho việc xây dựng cảng

1.4 Tìm hiểu về sự phát triển của các ngành kinh tế biển.

Giáo viên cho học sinh tìm hiểu về sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế

biển ở nước ta: thủy sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sảnbiển Từ đó, học sinh sẽ nhận thấy được thế mạnh về phát triển kinh tế biển, thế mạnh

về sự phát triển của từng ngành kinh tế biển ở các vùng kinh tế Khi học, giáo viênkhông chỉ cung cấp những số liệu, dẫn chứng thô cứng về sản lượng, tốc độ tăng trưởnghay doanh thu mà nên tạo ra một không khí lao động nhộn nhịp ở không gian vùng biển

để học sinh dấy lên niềm tự hào và càng có ý thức vươn ra biển, chinh phục biển

Sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản được đề cập trong Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp Giáo viên phải giúp học sinh thấy được trong

những năm gần đây, ngành thủy sản đã có bước phát triển đột phá thông qua các chỉ số

về sản lượng và bình quân sản lượng theo đầu người Về ngành khai thác thủy sản, họcsinh cần biết được sản lượng và diện phân bố Về ngành nuôi trồng, học sinh phải thấyđược sự mở rộng của đối tượng nuôi trồng; sự phân bố vùng nuôi tôm, nuôi cá của cảnước …

Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm: Nước ta mới bắt đầu khai thác

Trang 10

dầu mỏ từ năm 1986 Sản lượng tăng liên tục và đạt 18,5 triệu tấn năm 2005 Ngoài việckhai thác, ngành công nghiệp lọc - hóa dầu ra đời với nhà máy lọc dầu Dung Quất(Quãng Ngãi), công suất 6,5 triệu tấn/năm Khí tự nhiên cũng đang được khai thác, đặcbiệt là dự án Nam Côn Sơn đưa khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây về cho các tuốc bin khí củanhà máy nhiệt điện Phú Mĩ và Cà Mau Ngoài ra, khí còn là nguyên liệu để sản xuấtphân đạm (Phú Mỹ, Cà Mau) Giáo viên có thể liên hệ ngay với địa phương để học sinhthấy rõ hơn điều này: Nhà máy lọc – hóa dầu Nghi Sơn Thanh Hóa với tổng vốn đầu tưhơn 9 tỷ USD, sau hơn 4 năm xây dựng đã chính thức cho ra dòng sản phẩm đầu tiênvới 5.000 m3 xăng RON 92 xuất ra thị trường Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọngđối với vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và sự phát triển của tỉnh ThanhHóa Khi chính thức vận hành thương mại và chạy tối đa công suất thiết kế, sản phẩmcủa nhà máy sẽ đáp ứng 40% nhu cầu xăng dầu trong nước Đồng thời, góp phần quantrọng đưa Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành đầu tàu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa Dự áncòn tạo ra bước tăng trưởng đột biến về thu ngân sách nhà nước và là động lực thúc đẩyphát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và cả vùng kinh tế Nam Thanh -Bắc Nghệ và khu vực Bắc Trung Bộ.

Trong bài 31 Vấn đề phát triển thương mại và du lịch, sự phát triển và phân bố

ngành du lịch biển chưa được đề cập rõ nét, chỉ cung cấp một thông tin là nước ta có

125 bãi biển Vì thế, giáo viên có thể tích hợp thêm hoặc dạy ở phần vùng kinh tế Nếunhư lợi thế về nuôi trồng thủy sản thuộc về Đồng bằng sông Cửu Long, lợi thế về khaithác dầu khí thuộc về Đông Nam Bộ thì du lịch biển thuộc về lợi thế của Duyên hảiNam Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (ĐàNẵng), Sa Huỳnh (Quãng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà

Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) … Nha Trang trở thành điểm đến hấp dẫn đốivới khách du lịch trong nước và quốc tế Đà Nẵng cũng là một trung tâm du lịch quantrọng Giáo viên cần nhấn mạnh thêm việc phát triển du lịch biển luôn gắn liền với dulịch đảo

Sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải biển được đề cập trong Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc Các tuyến đường biển

ven bờ chủ yếu theo hướng bắc - nam Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng - Thành phố

Hồ Chí Minh, dài 1500 km Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, CáiLân, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu -Thị Vải

Trang 11

1.5 Xác định được vị trí của các đảo, quần đảo trên bản đồ; thấy được vai trò của các đảo và quần đảo trong công cuộc xây dựng và bảo về đất nước.

Giáo dục chủ quyền biển đảo là cần cho học sinh xác định được vị trí của cácđảo, quần đảo trên bản đồ, cho học sinh thấy được vai trò của các đảo và quần đảo trong

công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo) Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền

tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đạimới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa Việc khẳngđịnh chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng địnhchủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo

Đặc biệt, cần đề cập đến chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cơ sởlịch sử và pháp lí để khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo này Vấn đề này sách giáokhoa chưa đề cập nên giáo viên cần tích hợp thêm, có thể tích hợp ở nhiều địa chỉ khác

nhau Ở Bài 2 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đã có đề cập “Nước ta có hơn 4000 hòn

đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên BiểnĐông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc

tỉnh Khánh Hòa)” và Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển

Đông và các đảo, quần đảo viết “Vùng biển nước ta có những đảo đông dân như Cái

Bầu, Cát Bà, Lí Sơn, Phú Quý, Phú Quốc Có những nơi, đảo cụm lại thành quần đảonhư Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, quần đảo Côn Đảo (còn

gọi là quần đảo Côn Sơn), quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu …” hay Bài 36 Vấn

đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đoạn “Thuộc về Duyên hải

Nam Trung Bộ còn có các quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (huyện đảo thuộc thành phố ĐàNẵng) và Trường Sa (huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa).”

1.6 Cập nhật và phân tích các vấn đề thời sự ở Biển Đông.

Sách giáo khoa không thể cập nhật các vấn đề, sự kiện thường xuyên và liên tục

Vì vậy, trong quá trình dạy về Biển Đông, giáo viên nên nêu các vấn đề để học sinhthảo luận: vụ giàn khoan HD981, việc Trung Quốc xuất bản bản đồ “đường lưỡi bò”,khách du lịch Trung Quốc mặc áo in hình bản đồ “đường lưỡi bò” ở Nha Trang, …

1.7 Xác định rõ phương hướng giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa của Đảng và Nhà Nước.

Giáo dục chủ quyền biển đảo bao gồm cả nội dung hướng cho học sinh rõphương hướng giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa, đó là tăng cường đốithoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan để tạo ra sự phát triển ổn định

Trang 12

trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững

chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ (Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo) Trên cơ sở định hướng đó, học sinh sẽ có những suy

nghĩ, tham gia những hành động đúng đắn hơn về bảo vệ chủ quyền biển đảo của đấtnước, tránh bị các thế lực phản động lợi dụng, kích động

1.8 Học sinh nhận thấy được trách nhiệm công dân của mình đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Thông qua các bài dạy về kiến thức biển đảo, học sinh tự biết được trách nhiệmcông dân của mình đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo Giáo viên cần nhấn mạnhrằng trách nhiệm đó là của mỗi công dân Việt Nam nhưng tùy độ tuổi, tùy vị trí củamình để chúng ta xác định đúng đắn việc cần làm Đối với học sinh cần tích cực họctập, lao động sản xuất để vừa tăng thêm hiểu biết về Biển Đông, chủ quyền quốc giacủa nước ta trên Biển Đông, lịch sử dựng nước, giữ nước nói chung và bảo vệ chủquyền thiêng liêng biển đảo nói riêng, vừa góp phần tăng trưởng kinh tế, từ đó góp phầnlàm cho đất nước thêm giàu mạnh và tăng cường, củng cố sức mạnh về quốc phòng;bằng kiến thức học được, tích cực tuyên truyền cho nhân dân, gia đình, bạn bè quốc tế

về chủ quyền biển, đảo Việt Nam

1.9 Giáo dục chủ quyền biển đảo gắn liền với giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.

Môi trường biển đảo được bảo vệ thì đồng nghĩa với nguồn lợi kinh tế từ biển

cũng được bảo vệ Trong Bài 8 Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, đã đề cập

đến các thiên tai vùng biển: bão, sạt lở bờ biển, hiện tượng cát bay, xâm nhập mặn, thủytriều đỏ , giáo viên cho học sinh thảo luận tìm hiểu các hiện tượng và đề ra phươnghướng giải quyết Khi học về các ngành kinh tế biển, giáo viên cũng có thể tích hợp nộidung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo: Khai thác tài nguyên sinh vậtbiển và hải đảo cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt

có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt …; Trong khaithác tài nguyên khoáng sản, phải hết sức tránh sự cố môi trường xảy ra khi vận chuyển

và chế biến dầu khí …; Trong du lịch biển là vấn đề rác thực phẩm, đồ hộp nhựa

1.10 Xác định rõ xu hướng của thế kỉ XXI là tiến ra biển, lấy đại dương nuôi đất liền.

Xu hướng phát triển hiện đại của thế giới cũng khẳng định tầm quan trọng to lớn

Ngày đăng: 05/09/2018, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w