Như vậy việc khai thác một tác phẩm truyện ngắn trong giờ đọc - hiểu văn ở nhà trường THPT ngoài việc tiếp cận tác phẩm qua việc phân tích nhân vật,cột truyện, kết cấu, ngôn ngữ thì điều
Trang 1MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
A Mở đầu 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
B Nội dung 4
1 Cơ sở lý luận của sáng kiến 4
2 Thực trạng 8
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 8
4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19
C Kết luận 20
1 Kết luận 20
2 Kiến nghị 20
Tài liệu tham khảo 21
Trang 2A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
- Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định16/2006-BGD&ĐT ngày 5 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đãnêu: "Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp vớiđặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồidưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứngthú và trách nhiệm cho học sinh" [1]
- Thực hiện mục tiêu này, đổi mới phương pháp dạy học được đẩy mạnh ởtất cả các môn học trong nhà trường THPT Đổi mới phương pháp dạy học văncũng không nằm ngoài mục tiêu ấy
- Đổi mới phương pháp dạy học văn đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết.Theo tôi đổi mới phương pháp dạy học văn bao gồm nhiều phương diện: sửdụng các phương pháp, kỹ thuật vào giờ giảng song điều quan trọng nhất phảixác định được đúng thi pháp thể loại của tác phẩm thì mới khai thác hết được cáihay, cáp đẹp của văn chương
- Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn văn trong nhà trường phổthông, tôi nhận thấy trong thời gian gần đây, học sinh thường không có hứng thúhọc văn (trừ một số lớp học theo ban Khoa học xã hội và nhân văn), bài viết củacác em hời hợt, nhiều em giải quyết vấn đề một cách chung chung Hoặc cónhững em dùng tài liệu như một kỹ xảo lắp ghép
- Tác phẩm truyện ngắn chiếm một số lượng khá lớn trong chương trìnhngữ văn ở trường THPT Điều này phản ánh đúng tương quan của thành tựutruyện ngắn so với những thể loại văn xuôi khác trong đời sống văn học củachúng ta
- Theo thói quen của nhiều người, trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là truyệnngắn, người ta chỉ quan tâm đến cốt truyện, nhân vật, tình huống trong khi đócác chi tiết trong mỗi tác phẩm truyện ngắn mới thực sự là tế bào, là mạch máutạo nên sức sống và vẻ đẹp của tác phẩm
- Trong khoảng vài ba năm trở lại đây, trong đề thi THPT quốc gia thì câu
3 trong đề thi lại thường đề cập đến việc cảm nhận, phân tích các chi tiết nghệthuật trong tác phẩm truyện ngắn trong thế đối sánh với nhau
Như vậy việc khai thác một tác phẩm truyện ngắn trong giờ đọc - hiểu văn
ở nhà trường THPT ngoài việc tiếp cận tác phẩm qua việc phân tích nhân vật,cột truyện, kết cấu, ngôn ngữ thì điều đặc biệt quan trọng là chúng ta phải giúphọc sinh khám phá, phát hiện được những chi tiết nghệ thuật để thấy được giá trịcủa tác phẩm văn học
Xuất phát từ lý do trên, sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ mang tên: " Khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn để giúp học sinh làm bài tốt hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia."
2 Mục đích nghiên cứu.
Tôi chọn đề tài này vừa để trao đổi kinh nghiệm, vừa để có điều kiệnnghiên cứu kỹ lưỡng, sâu sắc hơn về phương pháp dạy học tác phẩm văn xuôi từ
Trang 3góc nhìn chi tiết nghệ thuật Đồng thời qua quá trình nghiên cứu và thựcnghiệm, sẽ phát huy được sự sáng tạo của học sinh, tạo thêm hứng thú, niềm say
mê cho các em khi học tác phẩm văn xuôi trong chương trình ngữ văn THPT
3 Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài nhỏ này, tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề lý luận
cơ bản về truyện ngắn, về chi tiết nghệ thuật, tập trung vào một số tác phẩm tiêubiết trong chương trình THPT
4 Phương pháp nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở đọc, tìm hiểu các tài liệu tin cậy thực dạy, kiểm tra đánhgiá học sinh và dự giờ đồng nghiệp
Trang 4B NỘI DUNG
1 Cở sở lý luận của sáng kiến.
1.1 Khái niệm truyện ngắn.
Nhận diện thể loại truyện ngắn cũng như sáng tạo về thể loại truyện ngắn
là một nỗ lực liên tục cho cả người sáng tác và giới nghiên cứu phê bình TừW.Gớt thế kỷ XVII cho đến Sêkhốp, từ Lỗ Tấn đến Môpatxăng, từ Antonốp thế
kỷ XIX - XX đến Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên họ
đã đưa ra những cách phân biệt khác nhau Các khái niệm thường xoáy vào bìnhdiện chính: dung lượng, cốt truyện, nhận vật, chi tiết, ngôn ngữ để khái quátthành đặc trưng Người thì cho truyện ngắn là một "khoảnh khắc", một 'trườnghợp", người nhấn mạnh vào nhân vật, vào tính xúc tích của chi tiết, cô đúc củangôn từ
Ở phần chủ yếu, chúng ta có thể hình dung: Truyện ngắn là một tác phẩm
tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủchốt nào đó
đã thừa sức tự khẳng định ưu thế và vị trí thể loại của mình trong văn xuôi nghệthuật rồi Vì truyện ngắn là cách phát hiện nghệ thuật trước đời sống hiện thựcmột cách thần tốc, nhanh gọn, theo chiều sâu Dưới hình thức là thể tài tự sự cỡnhỏ, dung lượng ngắn, nội dung cô đúc, sự kiện, nhân vật điển hình, phạm viphản ánh hẹp, nên chi tiết trong truyện ngắn phải góp phần quan trọng vào việclàm cho câu chuyện đạt được hiệu quả nghệ thuật như mong muốn, có tác độngmạnh mẽ đối với độc giả và mang giá trị thẩm mỹ cao
1.2.2 Phải có tình huống
Trong tác phẩm truyện ngắn, tình huống nảy sinh từ một sự kiện, một mâuthuẫn Mâu thuẫn càng quyết liệt, bất ngờ, thì tình huống càng hấp dẫn, cuốnhút Khi tình huống phát triển đến cao trào thì trở thành xung đột Tình huốngtrong truyện ngắn giúp cho những gì còn nằm trong hình thức chưa phát triểnđược có cơ hội thích hợp để bộc lộ và hoạt động tích cực Vì thế, truyện ngắnkhông thể thiếu tình huống truyện Chỉ trong các tình huống cụ thể, các nhân vậtmới bộc lộ rõ tính cách, tâm lý hoặc thay đổi tính cách, tâm lý nhằm biểu đạt tưtưởng nghệ thuật của nhà văn [1]
1.2.3 Nhân vật được thể hiện như một lát cắt điển hình
Trang 5Trong truyện ngắn, nhân vật có vai trò hết sức quan trọng Nhân vật làlinh hồn của tác phẩm Đồng thời nhân vật cũng là phát ngôn viên cho tư tưởngngười viết, là hình thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giảTruyện ngắn sử dụng nhân vật theo nguyên tắc điển hình hóa, được tác giả khắchọa đầy đủ, đa chiều Nhân vật trong truyện ngắn có thể có tính cách rõ nét, điểnhình cho một lớp người, một nhóm xã hội nào đó Trong nhiều nhân vật tiêubiểu, ở những truyện ngắn thành công, người đọc còn thấy rõ dấu ấn dân tộc,thời đại của nó.
Tuy nhiên, nhân vật truyện ngắn cần được hiểu theo nghĩa rộng, có khi làngười, có khi là vật Cho dù là tồn tại ở dạng nào thì tất cả các nhân vật đềuhướng tới con người và những gì xung quanh con người
1.2.4 Vai trò quan trọng của chi tiết
Truyện ngắn có thể có cốt truyện hoặc không có cốt truyện nhưng nhấtthiết không thể không có chi tiết Chính nhờ vai trò quan trọng của chi tiết màkhông khí, cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư, số phận của nhânvật được bộc lộ đầy đủ Cũng chính nhờ vai trò dẫn dắt câu chuyện của chi tiết
mà truyện ngắn trở nên hấp dẫn độc giả Đồng thời chi tiết cũng giúp người đọchiểu được chủ đề, tư tưởng nghệ thuật tác phẩm
Trong tác phẩm truyện ngắn, một chi tiết tiêu biểu, đắt giá ngoài việc bảođảm tính chân thực, chi tiết đó còn phải đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứamột cách nhìn, cách đánh giá của nhà văn trước thực tiễn Bên cạnh đó, việc sửdụng chi tiết trong truyện ngắn còn thể hiện được năng lực tưởng tượng, khảnăng hư cấu của nhà văn đối với cuộc sống và con người
1.3 Chi tiết trong truyện ngắn.
1.3.1 Khái niệm chi tiết
Khái niệm chi tiết được nhiều người chấp nhận và sử dụng nhiều nhất là:Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm tự sự, mang sức chứa lớn về cảm xúc và tưtưởng Truyện ngắn có thể được thể hiện ở nhiều dạng, có cốt truyện, oặc không
có cốt truyện; cũng có thể được viết theo truyện ngắn hiện thực, hiện thực lãngmạn, kỳ ảo Song dù tồn tại ở dạng nào đi nữa thì truyện ngắn luôn đòi hỏi phải
có chi tiết Thậm chí, đó phải là những chi tiết cô đúc, tiêu biểu Chi tiết trongtruyện ngắn được hiểu là chi tiết nghệ thuật, có chức năng nghệ thuật, chức năngthẩm mỹ, khác hoàn toàn với chi tiết có tính thông tin, thống kê, đơn nghĩa củabáo chí Chi tiết là yêu cầu tất yếu của sáng tác văn học, đặc biệt là truyện ngắn, một thể tài luôn đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về đặc trưngthể loại [1]
1.3.2 Phân loại chi tiết
Chi tiết trong truyện ngắn có 2 loại cơ bản sau: Đó là: Chi tiết trung tâm
và Chi tiết phụ trợ
- Chi tiết trung tâm
Là loại chi tiết đóng vai trò trung tâm tâm thẩm mỹ của tác phẩm, là nơinhà văn gửi gắm tư tưởng nghệ thuật
- Chi tiết phụ trợ
Chi tiết phụ trợ là chi tiết tham gia vào quá trình triển khai cốt truyện, cóchức năng đẩy câu chuyện vận động và phát triển
Trang 6Ta cũng nên phân biệt rõ đặc điểm của chi tiết trong ba loại hình truyệnngắn là truyện ngắn hiện thực, hiện thực lãng mạn và truyện ngắn kỳ ảo.
Chi tiết trong truyện ngắn hiện thực thường được tác giả chọn lọc từ hiệnthực đời sống, nhằm mục đích tái hiện bức tranh hiện thực như nó vốn có Dovậy chi tiết trong truyện ngắn hiện thực giàu tính xác thực và ít tính hư cấu.Chi tiết trong truyện ngắn lãng mạn chủ nghĩa là loại chi tiết giàu chất hư cấu,phóng đại, tượng trưng, khơi gợi, kích thích trí tưởng tượng, tò mò của độc giả.Chi tiết trong truyện ngắn kỳ ảo là loại chi tiết có tính chất hư cấu cao độ, khác
lạ, mang yếu tố hoang đường, kỳ bí, khó tin, được sử dụng theo ý đồ nhất địnhcủa tác giả Các chi tiết đều có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại trongmột chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn và mang giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật
1.4 Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn.
Do những yêu cầu khắt khe của đặc trưng thể loại, truyện ngắn đòi hỏiphải có dung lượng ngắn gọn, nội dung cô đọng, nhân vật điển hình, tính hìnhtượng cao… nên truyện ngắn không cho phép lan man, dàn trải những quan sát,suy ngẫm của tác giả trong miêu tả tình huống, khắc hoạ tính cách, mà phải hếtsức cô đọng, tinh tế, sâu sắc Chính vì thế, ngoài những thành tố khác tham giacấu thành nên tác phẩm khác, truyện ngắn nhất thiết phải chứa đựng nhiều chitiết cô đúc, tiêu biểu, có giá trị lớn về cảm xúc và tư tưởng
Chi tiết truyện ngắn luôn mang đậm hơi thở cuộc sống, thấm đẫm nhântình thế thái Nhờ chi tiết mà tình tiết truyện được mô tả tỉ mỉ, sống động, giàuhình ảnh; hình tượng nhân vật được khắc hoạ rõ nét về hình dáng, tính cách, sốphận cùng các mối quan hệ của nhân vật; không gian, thời gian, tình huống,xung đột được thể hiện sinh động, phong phú, đa chiều, đa dạng nhưng cũng rấtgần gũi và tinh tế… Chính vì thế, trong truyện ngắn, chi tiết có vai trò quantrọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm, triển khai cốt truyện, xâydựng tình huống, khắc hoạ hình tượng nhân vật, hấp dẫn độc giả, đồng thời cách
sử dụng chi tiết trong truyện ngắn còn phản ánh năng lực sáng tạo nghệ thuậtcủa người viết Nói về vai trò quan trọng của chi tiết nhà văn Nguyên Ngọcnhấn mạnh: “Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện ly kỳ,gây cấn, kể được Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không
kể được nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết Nó sẽ như nước lã”
Chi tiết trong truyện ngắn không tách rời nhau mà giữa chúng có mối liên
hệ hữu cơ, tác động qua lại, cái này thúc đẩy, nâng đỡ cái kia phát triển Cũng làmột chi tiết, nhưng có thể cùng một lúc tham gia nhiều vai trò khác nhau trongtác phẩm Cho nên, việc phân định rạch ròi vai trò cụ thể của chi tiết trongtruyện ngắn là hết sức khó khăn [1]
1.4.1 Vai trò của chi tiết trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm.Văn học là một hình thức đặc biệt của nhận thức cuộc sống Không ít tác phẩmvăn học có độ sâu khái quát của tư duy triết học Và có thể nói, tác phẩm vănhọc thực thụ bao giờ cũng mang một tư tưởng nhất định, một triết lý nào đó.Trong truyện ngắn dồn nén rất nhiều chi tiết cô đúc, trong đó có chi tiết tiêu biểuđóng vai trò là trung tâm truyền tải chủ đề tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm.Trong trường hợp này, ta có thể xem chi tiết như chất liệu truyền tải thông điệpthầm kín mà tác giả gửi đến người đọc thông qua tác phẩm Trong quá trình tư
Trang 7duy hình tượng, người viết không tự hô hào, không tự giải thích, không đưa rabình luận mà cứ để chi tiết với giá trị thẩm mĩ sẵn có thể hiện chủ đề tư tưởngcủa tác phẩm Bên cạnh đó, vấn đề cốt lõi của truyện ngắn không phải là tác giảviết gì trong tác phẩm mà quan trọng là người đọc sẽ cảm nhận được điều gì saukhi đọc xong tác phẩm Như vậy, có thể xem chi tiết như một chất liệu để truyềntải nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm
1.4.2 Vai trò của chi tiết trong kết cấu tác phẩm
Trong truyện ngắn, nhờ có chi tiết mà người đọc hình dung ra được khônggian, hoàn cảnh, số phận nhân vật Chi tiết trong truyện ngắn là một thành tốgiúp tác giả “kiến tạo” nên tác phẩm, triển khai cốt truyện theo nhiều chiều kích
về không gian và thời gian, với những điểm nút, các xung đột, các mâu thuẫn vànhững chi tiết giúp mở nút, giải quyết mâu thuẫn, giải quyết xung đột Việc sửdụng chi tiết phù hợp với hoàn cảnh không gian và thời gian, có vai trò quantrọng trong kết cấu tác phẩm, triển khai cốt truyện, tạo cho tác phẩm trở thànhmột chỉnh thể trọn vẹn cả về nội dung và hình thức đồng thời chứa đựng nhữnggiá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ to lớn Với những tác phẩm có cốt truyện rõràng ta có thể ví cốt truyện như một bộ khung, chi tiết là chất liệu để nhà vănđắp nên bộ khung đó Tác phẩm có đầy đặn về nội dung, trọn vẹn về hình thứchay không, hoàn toàn phụ thuộc vào việc người viết sử dụng chi tiết nhiều hay
ít, độc đáo hay bình thường Bằng tài năng thiên bẩm cùng sự thăng hoa về cảmxúc, người viết tạo nên một chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn từ những chi tiết côđúc kết hợp với thủ pháp, ngôn ngữ, giọng điệu… Khi nói về truyện ngắn,nhà văn Nguyễn Công Hoan đã nhìn nhận: “Truyện ngắn không phải làtruyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết” Khác với tiểu thuyết,truyện ngắn thường tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định Chonên, truyện ngắn thường hạn chế về số lượng nhân vật Thời gian và không giantrong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết Thêm vào đó, truyệnngắn phải bảo đảm tính xác định về mặt thể loại, nên nó luôn đòi hỏi phải côđọng đến mức cao nhất Chính vì thế, một tác phẩm truyện ngắn luôn có hướngngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn tiểu thuyết Do vậy, tình huống truyện luôn
là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn Nghệ thuật truyệnngắn còn được gọi là nghệ thuật tạo tình huống, điều đó cũng đồng nghĩa vớinghệ thuật chọn lọc, hay sáng tạo chi tiết của nhà văn [1]
1.4.3 Vai trò của chi tiết trong xây dựng hình tượng nhân vật
Nhân vật là hình thức văn học để phản ánh hiện thực, được xuất hiện qua
sự trần thuật miêu tả bằng phương tiện nghệ thuật Cũng như các thể tài văn họckhác, các phương thức thể hiện nhân vật trong truyện ngắn cũng hết sức đadạng, phong phú, mà điều đầu tiên là được miêu tả bằng chi tiết Đó là nhữngbiểu hiện mọi mặt của con người mà ta có thể căn cứ vào đó để nhận biết vềnhân vật đó Chính vì lẽ đó Hêghen đã xem chi tiết như những con mắt trổnhững cửa sổ để người ta nhìn vào nhân vật Khác với tiểu thuyết, truyện ngắnthường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chấttrong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người Vì thế, trongtruyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp Nếu mỗi nhân vật củatiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của
Trang 8thế giới ấy Có nghĩa là truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họanhững tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh.
Mà nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xãhội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người trong một thời điểm nhấtđịnh Tuy nhiên, ta cũng mở rộng khái niệm về nhân vật, bởi nhân vật trongtác phẩm có thể là con người, sự việc, vùng đất, loài vật…Khi bàn về chủ nghĩahiện thực, Ănghen cho rằng: “…ngoài sự chính xác của các chi tiết, còn phảixây dựng những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình…” Ở đâyĂnghen không bàn tới quan hệ giữa chi tiết với tính cách, với hoàn cảnh mà ôngchỉ nhấn mạnh tới vai trò của chi tiết trong văn xuôi tự sự hiện thực chủ nghĩa.Nhưng trong truyện ngắn, chi tiết không đứng bên cạnh, nằm ngoài tính cáchnhân vật Thậm chí chi tiết còn có chức năng cá thể hóa nhân vật, tạo tính riêngcủa nhân vật, phân biệt nhân vật này với nhân vật khác Nhờ có chi tiết mà nhânvật hiện lên có những đặc trưng riêng như đặc điểm nhận dạng (ngoại hình, diệnmạo), lai lịch, ngôn ngữ cùng những mâu thuẫn, những phản ứng trước hoàncảnh để từ đó nhân vật bộc lộ rõ thân phận, tính cách và số phận
2 Thực trạng.
- Có nhiều công trình nghiên cứu đã cố gắng tìm một cách tiếp cận tác
phẩm đúng, có ý nghĩa như: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (Nhiều tác giả - NXB Giáo dục 1978), Những bài giảng văn ở Đại học (Lê Tri Viễn - NXB Giáo dục 1982), Giảng văn I II (Nhiều tác giả - NXB ĐH & THCN
1982) v.v Từ sau cải cách giáo dục, ngoài sách giáo khoa và sách tham khảochính thức của Bộ Giáo dục (sách giáo viên) nhiều nhà nghiên cứu, phê bình vănhọc, nhiều nhà giáo đã tham gia viết các công trình nghiên cứu và phân tích vềcác tác phẩm văn học được giảng dạy trong Nhà trường Các công trình này cũng
đã giúp rất nhiều cho cả giáo viên và học sinh trong việc tìm hiểu, nhận thức vàcảm thụ tác phẩm văn học Nhưng phần lớn chỉ giúp học sinh tiếp thu một cách thụđộng theo lối học vẹt, học theo, chưa nói có không ít bài viết chất lượng chưa caocòn nặng về diễn nôm hoặc tóm lược tác phẩm văn chương là chính
- Theo khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm truyện ngắn ở trường chúngtôi, tôi nhận thấy:
+ Đa số học sinh khi học đến văn xuôi đều có tâm lý ngại học
+ Các em rất lười đọc văn bản vì văn bản dài, khó nhớ
+ Một số giáo viên khi dạy văn xuôi không xuất phát từ thi pháp thể loại,tức là không khai thác tác phẩm từ những chi tiết nghệ thuật
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trên cơ sở lý luận của vấn đề đã trình bày ở trên, tôi đưa ra một số ví dụminh họa cụ thể như sau:
3.1 Hướng dẫn học sinh phân tích các chi tiết nghệ thuật qua một số các tác phẩm truyện ngăn tiêu biểu trong chương trình THPT.
3.1.1 Truyện “Vợ nhặt” (Kim Lân)
3.1.1.1 Hướng dẫn khai thác các chi tiết tình huống truyện.
- Giáo viên cho học sinh xác định tình huống, gọi tên tình huống củatruyện (Đó là tình huống nhặt được vợ, lại nhặt nơi đầu đường xó chợ Đây làmột tình huống lạ, một tình huống có vấn đề)
Trang 9- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu các chi tiết quan trọng tạo nên tìnhhuống trên Bước này học sinh chỉ cần căn cứ vào sách giáo khoa để tìm hiểu.
Có thể chỉ ra những cụm từ, những câu, những đoạn cụ thể, hoặc có thể trả lờimột cách khái quát nội dung chi tiết của vấn đề (Tên nhân vật chính (Tràng), bốicảnh trước khi Tràng nhặt vợ, câu hò của Tràng, thái độ của người đàn bà nhặtthóc rụng, bốn bát bánh đúc, cái nhíu mày của người vợ nhặt,…)
- Học sinh căn cứ vào các chi tiết đã tìm để đi sâu vào phân ý nghĩa và giátrị của các chi tiết ấy Chẳng hạn như tên gọi của nhân vật (Tràng), đã gợi lênmột loại dụng cụ dùng trong nghề mộc, nó nói lên sự vất vả cơ cực của một kiếpngười (em gái của Tràng có tên là đục), như vậy tên gọi của nhân vật là theo ý
đồ nghệ thuật của nhà văn Hoặc như bối cảnh của truyện: những dòng người
“đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, vànằm ngổn ngang khắp lều chợ Người chết như ngả rạ Không buổi sáng nàongười trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queobên đường Không khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xácngười…” Đây quả là một khung cảnh thê lương, một không khí của đám ma,
một không gian đầy mùi tử khí… Truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân đã xây dựng
được một tình huống vô cùng độc đáo để thể hiện ý tưởng: Một nông dân nghèorớt mồng tơi, tưởng chừng không bao giờ có vợ lại được có vợ bằng cách
“nhặt”, mà chỉ cần bốn bát bánh đúc Tuy nhiên nhà văn không chỉ dừng ở đó Thông qua tình huống khác thường độc đáo này, Kim Lân “đã thể hiện một tình cảm nhân hậu với những người cùng khổ”, ý nghĩa của truyện: trong sự
túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khó nào, người nông dân vẫnkhát khao vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, để mà hy vọng [1]
3.1.1.2 Hướng dẫn khai thác các chi tiết về nhân vật.
Tương tự như trên, giáo viên cho học sinh tìm hiểu theo các bước: xácđịnh và gọi tên nhân vật, tìm các chi tiết quan trọng biểu hiện nổi bật nội dung
tư tưởng cũng như nghệ thuât của vấn đề rồi đi sâu vào phân tích các chi tiết đó.Chẳng hạn về nhân vật Tràng, từ chi tiết ngoại hình (thô nháp, vập vạp), đếntính cách chậm chạp (tư duy bằng miệng) rồi hoàn cảnh éo le: dân ngụ cư, chachết sớm, nhà nghèo (chỉ có một túp lều dúm dó mọc trên một mảnh đất lổnnhổn những cỏ), mẹ già cả… đều tập trung nhấn mạnh đến khả năng rất khó lấy
vợ của Tràng Việc anh có vợ nhà văn miêu tả bằng một loạt chi tiết hết sức tình
tế Hạnh phúc đến thật bất ngờ tưởng không bao giờ có được ở một thân phậnthấp hèn xấu xí, cho nên Tràng từ ngỡ ngàng thành niềm vui cụ thể, Tràng cảm
nhận và tận hưởng “Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn mang khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng” Vì vậy đến khi đã về đến nhà, đã có thị ở nhà rồi, mà
“Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà rồi, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư” Chi tiết Tràng đi ra đi vào phấp phỏng, sốt
ruột chờ mẹ về và cái thở phào “ngực nhẹ hẳn đi” là chi tiết thể hiện sự quan sát
và trải nghiệm sâu sắc của nhà văn Rồi chi tiêt sáng hôm sau (của đêm tân hôn)
thức dậy, Tràng vẫn còn cảm thấy: “Trong người êm ái lửng lờ như người vừa
ở trong giấc mơ đi ra Việc hắn có vợ đến hôm nay vẫn còn ngỡ ngàng như
không phải” Tiếp theo là những cảm nhận về cuộc sống đầu tiên khi đã có gia
Trang 10đình: “Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái và bổng vừa chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ” Đọc đến đây, ta có liên hệ đến hình ảnh
Chí Phèo nhận ra sau những cơn say dài triền miên Ở đây Kim Lân rất tài tìnhtrong việc miêu tả tâm lý, tả những tâm trạng phức tạp ở nhân vật của mình.Tràng đã có sự thay đổi thật sự với những cảm nhận về trách nhiệm và tình cảmđối với gia đình, với cái nhà của mình Tuy nhiên để hiểu được sâu sắc vấn đề,tôi hướng dẫn học sinh đi sâu vào tìm hiểu thêm một số chi tiết khác trong tácphẩm Như chi tiết đã bị tóm lược trong chương trình Tràng mua hai hào bạcdầu để thắp trong đêm tân hôn với một ý nghĩ rất hồn nhiên: Vợ mới, vợ miếccũng phải sáng sủa một tí chứ Rõ ràng người đàn ông khốn khổ và cơ cực ấy đãrất chi chút đến hạnh phúc của mình Song có lẽ, chi tiết đắt nhất để tả sự thay
đổi đó chính là việc: “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” Tác giả Nguyễn Quang Trung trong
“Phân tích - Bình giảng tác phẩm văn học 12” (NXB Giáo dục - 1999) đã chọn chi tiết này và bình: “So với cái dáng” ngật ngưỡng” mở đầu tác phẩm, hành động “ xăm xăm” này của Tràng là một đột biến quan trọng, một một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng: Từ khổ đau sang hạnh phúc,
từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức Chẳng thế mà Kim Lân đã thấy đủ điều kiện đặt vào dòng suy nghĩ của một Tràng ý thức bổn phận sâu sắc: “Bây giờ hắn mới thấy nên người, hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này” Tràng đã thật sự “Phục sinh tâm hồn” đó là giá trị lớn lao của hạnh phúc Cô Kiều xưa: “ xăm xăm băng lối vườn khuya vường mình” thì táo bạo đấy mà vẫn cú chênh vênh, đơn độc thế nào Cái xăm xăm của Tràng mới thực khỏe, tự tin như vậy” Đúng là ở Tràng đã có sự chuyển biến, thay đổi lớn
lao, là bước ngoặt quan trọng trong đời anh
Khác với sự đổi thay theo chiều hướng đi lên, thẳng đứng của Tràng, ởnhân vật bà cụ Tứ, tâm lý được miêu tả diễn biến phức tạp, theo hai bước: lúcmới gặp nàng dâu mới và sáng hôm tân hôn Ở mỗi bước, nhà văn đã khéo léolựa chọn nhiều chi tiết có ý nghĩa để miêu tả nhân vật nhất là tâm lý nhân vật,rối rắm đó: ngạc nhiên có, sững sờ có, vui mừng có, buồn tủi có, lo lắng có, tintưởng có
Diễn biến tâm trạng của nhân vật có vẻ như nếp gấp như thế, nhưng điểmsáng ở bà cụ Tứ như có người đã nhận xét: Truyện gồm ba nhân vật, lại xuất
hiện muộn mằn nhất và là một bà lão “gần đất xa trời” nhưng thật kỳ lạ, chính
bà lão chứ không phải ai khác đã thắp sáng sự tin tưởng, niềm hy vọng chongười khác Có thể thấy rõ điều đó qua một số chi tiết như: Khi Tràng đánh
diêm đốt đèn, thắp sáng, bà cụ Tứ dã nói: “Có đèn ấy à ? Ừ thắp lên một tí cho sáng sủa ” Một chút sáng nhỏ bé lần đầu xuất hiện trên cái tối tăm của cuộc
sống nhưng nó là khát khao, ước mong cháy bỏng của bà
Chính vì vậy, trong đêm tâm hôn và sáng hôm sau bà đã nói với con và dâu
bằng những lời lẽ tràn đầy niềm tin hy vọng: “Biết thế nào hả con, ai giàu ba
họ, ai khó ba đời ? Có ra thì con cái chúng mình về sau” hay bàn chuyện sửa sang nhà cửa, chăn nuôi… Câu nói “Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà” nghe có
vẻ phấn khởi mà sao vẫn thấy thật tội nghiệp, người đọc dễ liên tưởng đến bài ca
dao than thân “Mười quả trứng” của ông cha ta: “Tháng giêng, tháng hai/
Trang 11Tháng ba, tháng bốn/ Tháng khốn tháng nạn/ Đi vay đi dạm/ Được một quan tiền/ Ra chợ Cửa Diên/ Mua một con gà mái về nuôi” Rồi chi tiết nồi “chè khoán” (mà thực chất là cháo cám) với nhận xét “Ngon đáo để” của bà chính
là niềm tin về hạnh phúc cuộc sống
Cùng với những chi tiết miêu tả nhân vật, truyện ngắn “Vợ nhặt” còn có
nhièu chi tiết về kết cấu, cốt truyện rất đặc sắc Nhờ đó mà ý nghĩa của chủ đề
của tác phẩm càng trở nên sâu sắc hơn Đó là tiếng hờ khóc tỉ tê “của những nhà có người chết đói, tiếng trống thu thuế đầu đình, và cảm giác đắng chát và nghẹn bứ của Tràng khi ăn bát chè cám của mẹ vừa múc cho” Ba chi tiết khác
nhau nhưng cùng chung một ý nghĩa: hạnh phúc đang bị đe dọa Niềm vui của
bà cụ Tứ và hạnh phúc của Tràng đang phải đối mặt với một thực tế: nạn đóikhủng khiếp đang hoành hành khắp nơi, sinh mạng người lúc này có thể bị mất
đi rất dễ dàng Trong ba chi tiết, có lẽ tiếng trống ngoài đình là đắt nhất vì sao ?
Chúng ta hãy đọc lại chi tiết mà Kim Lân đã miêu tả : “Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống dồn dập, vội vã Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám vẩn trên nền trời như những đám mây đen” Cách giải thích như tác giả trong “Tuyển tập các bài giảng văn học lớp 12” (NXB TP Hồ Chí Minh - 1992) ý là “Về phương diện biểu tượng, đàn quạ ấy che đen cả bầu trời như những đám mây đen làm cho ta nhận thức được cảnh sống bế tắc, tối tăm, chết chóc tưởng chừng như đang ụp xuống, đóng lại kín mít, tối bưng”
Những con quạ, biểu tượng cho cái chết vậy mà chúng phải hốt hoảng sợ hãibay lên vì tiếng trống Có phải tiếng trống thu thuế, hay là chính sách tàn bạo dã
man của thực dân Pháp và lưỡi hái tử thần đã làm cho “Xóm làng ta xơ xác héo hon” và hơn 2 triệu người phải chết đói Đàn quạ sợ tiếng trống dồn dập đó là phải.
Về chi tiết cuối hình ảnh “đoàn người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” có
người chú ý đến có người không, nhưng đây vẫn là một chi tiết rất đáng trântrọng về chủ đề tác phẩm và quan điểm nghệ thuật của tác giả Bởi cùng với chi
tiết mở đầu tác phẩm: một buổi chiều “chạng vạng mặt người” và kết thúc là một buổi sáng “mặt trời lên bằng con sào” chi tiết này đã làm cho “Vợ nhặt”
không còn là tác phẩm của dòng Văn học Hiện thực phê phán trước 1945 [1]
3.1.2 Truyện “Vợ chống A Phủ” (Tô Hoài).
Tác phẩm tập trung phản ánh thân phận đau khổ của người nông dân miềnnúi dưới ách thống trị áp bức của các thế lực phong kiến và thực dân, đồng thời
là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do của con người miền núi, là hìnhảnh con đường giải phóng và cuộc đời cách mạng của họ Vì vậy, khi đọc hiểutác phẩm này, giáo viên cần tập trung cho các em khai thác các chi tiết xoayquanh nhân vật Mỵ Có thể thấy ở nhân vật này đầy ắp những chi tiết hay, chi tiết độcđáo Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể đi hết mọi chi tiết mà quan trọng nhất là biếtlựa chọn những chi tiết có giá trị lớn nhất trong việc thể hiện ý đồ tư tưởng của tác phẩm
và biết khai thác sâu ý nghĩa của mỗi chi tiết ấy
Mở đầu truyện ngay từ những dòng đầu tác giả đã rất khéo léo giới thiệu
về Mỵ: “Ai ở xa về có việc vào nhà thống Lý Pá Tra thường trông thấy có một
cô con gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vả, chẻ củi hai đi cõng nước dưới khe suối