Dù mới triển khai thực hiện theo luật mới từ ngày 01/07/2016, đến nay được hơn một năm, pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN đã dần bộc lộ những điểm chưa phù hợp, như pháp luật vẫn chưa tách
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ
HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
NGUYỄN TRUNG THÀNH
HÀ NỘI - NĂM 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ luật học này là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, tài liệu, trích dẫn trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng
Người thực hiện
Nguyễn Trung Thành
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
hỗ trợ nhiệt tình của các thày cô giáo Viện Đại học Mở Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội, cơ quan nơi tôi công tác và người thân, gia đình, bạn bè
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo, tiến sĩ Đỗ Thị Dung - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cám ơn tới các thầy giáo, cô giáo Viện Đại học Mở Hà Nội, đặc biệt là các thày giáo, cô giáo Khoa Sau Đại học, Viện Đại học Mở Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình sau đại học và nghiên cứu, hoàn thành, bảo vệ thành công luận văn
Tôi xin dành lời cảm ơn tới cơ quan nơi tôi công tác, gia đình, người thân và tất cả bạn bè - những người luôn ở bên động viên giúp tôi có đủ động lực để hoàn thành luận văn trong suốt thời gian vừa qua
Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2017
Học viên
Nguyễn Trung Thành
Trang 5NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP VÀ QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 7 1.1 Một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 7
1.2 Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 16
1.2.1 Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
1.2.3 Quy định về các chế độ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
1.2.5 Trình tự, thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
1.2.6 Quy định về khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm tai nạn
Kết luận chương 1 31
LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 32 2.1 Khái quát về bảo hiểm xã hội thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 32
Trang 62.1.1 Khái quát về tổ chức bảo hiểm xã hội thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh 32
2.1.2 Hoạt động triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 34
2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 35
2.2.1 Những kết quả đạt được trong thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 35
2.2.2 Một số vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 44
2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại 48
Kết luận chương 2 52
Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 53
3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 53
3.2 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 56
3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 60
Kết luận Chương 3 67
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm TNLĐ, BNN là chế độ BHXH cơ bản, nhằm bù đắp các chi phí chữa trị hoặc thay thế thu nhập từ lao động của NLĐ bị giảm hoặc mất do giảm hoặc mất khả năng lao động mà nguyên nhân do TNLĐ,BNN
Ở Việt Nam, chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng Với phương châm đảm bảo các điều kiện lao động tốt nhất cho NLĐ, pháp luật không chỉ quy định trách nhiệm của NSDLĐ trong việc bảo đảm các điều kiện lao động an toàn, vệ sinh, mà còn quy định NSDLĐ có trách nhiệm đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLĐ Theo đó, khi NLĐ gặp rủi ro trong quá trình lao động mà bị TNLĐ hoặc BNN, thì ngoài các chế độ, quyền lợi theo quy định trong BLLĐ, NLĐ còn được hưởng các chế độ từ quỹ BHXH
Trải qua quá trình phát triển, bảo hiểm TNLĐ, BNN ngày càng hoàn thiện Hiện nay, bảo hiểm TNLĐ, BNN được quy định cụ thể trong Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và các văn bản hướng dẫn Dù mới triển khai thực hiện theo luật mới từ ngày 01/07/2016, đến nay được hơn một năm, pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN đã dần bộc lộ những điểm chưa phù hợp, như pháp luật vẫn chưa tách hai chế
độ TNLĐ và chế độ BNN, trong khi hai chế độ này có những điểm khác nhau; quyền lợi hưởng về trợ cấp phục vụ NLĐ vẫn còn thấp, trợ cấp phục vụ NLĐ khi NLĐ bị thương tật đặc biệt nặng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra… Tại thành phố Hạ Long, địa phương có số lượng doanh nghiệp khá lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp khai thác khoáng sản, điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm TNLĐ, BNN xảy ra khá phổ biến, nhất là trong những năm gần đây Bởi vậy, bảo hiểm TNLĐ, BNN được Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quan tâm Theo đó, ngành BHXH luôn chú trọng triển khai công tác bảo hiểm TNLĐ, BNN trên cơ sở quy định của pháp luật Song, thực tế đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN vẫn chưa mở rộng; thủ tục chi trả chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN chưa đáp ứng được nhu cầu của NLĐ khi rủi
ro phát sinh Tình trạng các đơn vị sử dụng lao động, nhất là doanh nghiệp nợ
Trang 9BHXH, trong đó có bảo hiểm TNLĐ, BNN xảy ra khá phổ biến, làm ảnh hưởng đến nguồn BHXH, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi NLĐ khi bị TNLĐ, BNN
Để triển khai thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả các quy định của pháp luật về ATLĐ, VSLĐ trên địa bàn thành phố Hạ Long trong thời gian tới, thì việc nghiên cứu các quy định của pháp luật, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại, từ đó đưa ra ý kiến đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHTN, BNN trên địa bàn là một việc làm cần thiết
Từ những lý do này, em đã chọn vấn đề: “Pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm
đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN là nội dung quan trọng của pháp luật BHXH, bởi vậy, ở các mức độ khác nhau đã có các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này Cụ thể như sau:
Các Giáo trình luật an sinh xã hội của các cơ sở đào tạo luật học, như: Giáo trình luật an sinh xã hội Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2013; Giáo trình bảo hiểm xã hội của Trường Đại học Lao động - xã hội năm 2011; Giáo trình bảo đảm xã hội của Khoa Từ xa, Đại học Huế… Sách tham khảo “Pháp luật an sinh xã hội - những vấn đề lý luận và thực tiễn” Nxb Tư pháp năm 2010 của tác giả Nguyễn Hiền Phương; Sách tham khảo: “Bình luận khoa học những nội dung cơ bản của Luật bảo hiểm xã hội” do TS Nguyễn Hiền Phương chủ biên, Nxb Tư pháp,
Luận án: “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hiền Phương,
Trang 10Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2009; Luận án: “Hoàn thiện hệ thống tổ chức
và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Chính, Trường Đại học kinh tế quốc dân, năm 2010 cũng đề cập đến pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN
Ngoài ra, một số luận văn tại các cơ sở đào tạo như Trường Đại học Luật
Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội cũng đề cập đến vấn đề bảo hiểm TNLĐ, BNN
và pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN Đó là luận văn: “Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động - Thực trạng và giải pháp” của Vũ Thị La, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010; Luận văn: “Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của Phạm Thị Phương Loan, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2011; Luận văn: “Pháp luật về giải quyết chế độ tai nạn lao động từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình” của Phạm Quang Tuyên, Viện Đại học
Mở Hà Nội năm 2016
Nhìn chung, ở mức độ nhất định, các công trình khoa học nói trên đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về BHXH nói chung, bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng, thực trạng pháp luật bảo hiểm BHTN, BNN và từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện những bất cập trong quy định của pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các công trình này là các quy định về bảo hiểm TNLĐ, BNN theo của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 Bên cạnh đó cũng có một số luận văn có nghiên cứu quy định về bảo hiểm TNLĐ, BNN trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 Song, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo hiểm tai TNLĐ, BNN theo Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015, và đặc biệt nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định này từ thực tiễn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Vì thế, có thể thấy rằng, tuy là đề tài không mới, nhưng việc nghiên cứu đối tượng mới gồm quy định của pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN theo Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016 và thực tiễn thực hiện trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Từ việc nghiên cứu này, luận văn đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
Trang 11quy định của pháp luật và hoàn thiện khâu tổ chức thực hiện pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được coi là đề tài không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nhằm nghiên cứu một số vấn đề chung về bảo hiểm TNLĐ, BNN Trên cơ sở quan điểm về lý luận được nghiên cứu, luận văn tập trung phân tích thực trạng pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Thông qua việc đánh giá những điểm bất cập của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, luận văn đề xuất phương hướng hoàn thiện một số quy định về bảo hiểm TNLĐ, BNN và phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo hướng phù hợp với sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa bàn trong bối cảnh hiện nay
Từ mục tiêu trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ chính sau đây:
BNN và pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN
TNLĐ, BNN ở Việt Nam từ nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót hoặc chưa phù hợp cần được hoàn thiện
TNLĐ, BNN và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tuợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo hiểm TNLĐ, BNN và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Trang 12- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN, theo đó tập trung vào các nội dung: đối tượng tham gia, điều kiện hưởng, các chế độ hưởng, quỹ chi trả chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN, thủ tục thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về bảo hiểm TNLĐ, BNN Luận văn không nghiên cứu tranh chấp về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và giải quyết tranh chấp
về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Các số liệu thực tiễn phân tích trong luận văn được lấy từ cơ quan bảo hiểm
xã hội thành phố Hạ Long từ năm 2013 đến 2016
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của học thuyết Mác - Lênin bao gồm phép biện chứng duy vật, phương pháp luận duy vật lịch sử và chính sách, định hướng của Đảng, nhà nước về an sinh xã hội nói chung, về bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thực hiện luận văn bao gồm các phương pháp lịch sử, phân tích, chứng minh, so sánh, so sánh luật học, thu thập thông tin, tổng hợp, dự báo khoa học
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
bảo hiểm TNLĐ, BNN, tạo cơ sở cho việc phân tích một cách có hệ thống các nội dung quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm TNLLĐ, BNN cũng như đề xuất các kiến nghị hoàn thiện một số quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN
đang tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN, người đang làm công tác thực tiễn về bảo hiểm TNLĐ, BNN trong phạm vi cả nước nói chung, tại thành phố Hạ Long nói riêng Qua đó, giúp họ thực thi pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN một cách chính xác, đảm bảo quyền lợi tối đa cho NLĐ khi bị TNLĐ, BNN
Trang 13Bên cạnh đó, luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với sinh viên, học viên, các nhà nghiên cứu quan tâm đến pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng, pháp luật an sinh xã hội nói chung
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau:
bệnh nghề nghiệp và quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam
nghề nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
pháp luật bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Trang 14Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP VÀ QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1 Một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1.1.1 Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trong quá trình tham gia quan hệ lao động, do nhiều nguyên nhân khác nhau
từ điều kiện lao động mà NLĐ có thể gặp phải rủi ro bị TNLĐ hoặc BNN Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình NLĐ thực hiện các nghĩa vụ lao động , có thể do nguyên nhân từ công tác an toàn, vệ sinh lao động không được đảm bảo như:
sự cố công nghệ (nổ nồi hơi, bình nén khí, thiếtt bị nâng không đảm bảo…), ý thức
kỷ luật lao động kém, trình độ lao động thấp, tâm lý lao động không ổn định… Trường hợp NLĐ làm việc trong môi trường, điều kiện lao động có hại (như độ ồn,
độ bụi, độ rung, độ sáng, độ nóng… cao hơn mức cho phép) thì có thể gây nên BNN cho NLĐ Điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động dần dần phá huỷ các bộ phận, chức năng trong cơ thể của NLĐ và sinh ra bệnh
Khi gặp rủi ro bị TNLĐ, BNN, nhu cầu của con người thay đổi một cách cơ bản kèm theo là sự tăng lên đáng kể về chi phí chữa trị và đảm bảo đời sống hằng ngày khi họ không thể đi làm và không có lương Vì thế, từ rất lâu, các quốc gia trên thế giới đã đề ra nhiều biện pháp khắc phục tình trạng trên Một trong những biện pháp đó chính là bảo hiểm TNLĐ, BNN [27]
Trên thế giới, bảo hiểm TNLĐ, BNN ra đời từ rất sớm Từ năm 1850, Cộng hoà Liên bang Đức đã quy định bảo hiểm TNLĐ, BNN trong pháp luật nước mình
Do những ưu việt của loại bảo hiểm này trong việc bảo đảm đời sống cho NLĐ và gia đình họ trong thời gian gặp rủi ro, nên sau đó bảo hiểm TNLĐ, BNN đã lan dần sang các quốc gia khác Đến nay, bảo hiểm TNLĐ, BNN được hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận
Trang 15Ở Việt Nam, ngay từ sau khi giành được chính quyền Tháng Tám năm 1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam cộng hoà đã quan tâm đến chính sách BHXH đối với NLĐ, trong đó có bảo hiểm TNLĐ, BNN Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, quy định về bảo hiểm TNLĐ, BNN khác nhau Song điểm chung là đều đưa ra khái niệm TNLĐ, BNN xuất phát từ sự kiện thực tế của NLĐ khi bị TNLĐ, BNN Đó là khi bị TNLĐ, BNN, NLĐ sẽ bị mất hoặc giảm thu nhập từ lao động, mặt khác các chi phí cho đời sống hằng ngày tăng lên đột xuất, từ đó mà nhu cầu chi sẻ rủi ro của NLĐ và gia đình họ trong các truờng hợp này trở nên cấp thiết Trong đó, NSDLĐ, bên sử dụng sức lao động của NLĐ có trách nhiệm lớn trong vấn đề này và cần thiết chia sẻ những khó khăn với NLĐ
Bảo hiểm TNLĐ, BNN có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
Theo nghĩa rộng, bảo hiểm TNLĐ, BNN là chế độ bảo hiểm nhằm bù đắp hoặc thay thế thu nhập từ lao động của NLĐ khi bị TNLĐ, BNN mà bị giảm hoặc mất khả năng lao động Theo nghĩa này thì bảo hiểm TNLĐ, BNN của NLĐ không chỉ được đảm bảo từ quỹ bảo hiểm mà còn được đảm bảo từ chính NSDLĐ NSDLĐ phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản viện phí, thuốc men và trả lương cho NLĐ trong suốt thời gian điều trị
Theo nghĩa hẹp, bảo hiểm TNLĐ, BNN là một chế độ của BHXH, do quỹ BHXH chi trả nhằm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập từ lao động của NLĐ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao động từ nguyên nhân
Cũng như các chế độ BHXH khác, bảo hiểm TNLĐ, BNN do quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả, không bao gồm các chi phí trực tiếp do NSDLĐ thanh toán Tuy nhiên nếu trong trường hợp NSDLĐ chưa đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLĐ nếu NLĐ thuộc diện đóng bảo hiểm bắt buộc thì NSDLĐ phải thanh toán các khoản cho NLĐ theo mức quy định của pháp luật
Từ khái niệm bảo hiểm TNLĐ, BNN đưa ra, có thể thấy bảo hiểm TNLĐ, BNN có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chỉ áp dụng đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN phát sinh trong quá trình lao động
Trang 16Nếu như bảo hiểm y tế áp dụng đối với mọi người dân trong xã hội, thì bảo hiểm TNLĐ, BNN chỉ áp dụng với NLĐ trong độ tuổi lao động và có xác lập quan
hệ lao động Bởi lẽ, khi NLĐ làm việc cho NSDLĐ, dưới sự quản lý lao động của NSDLĐ họ phải thực hiện các nghĩa vụ được giao Trong quá trình đó, do nguyên nhân nào đó, họ bị TNLĐ, BNN thì trách nhiệm thuộc về NSDLĐ Hay nói cách khác, NSDLĐ là người mua sức lao động của NLĐ đem vào quá trình sản xuất công tác, NSDLĐ phải có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện lao động an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ cho NLĐ Song, do lý do khách quan hoặc chủ quan phát sinh dẫn đến NLĐ bị tai nạn làm tổn thưong bất kỳ bộ phạn cơ thể hoặc ảnh hưởng đến chức năng của nào đó của cơ thể NLĐ hoặc NLĐ bị chết, thì NSDLĐ phải có trách nhiệm chia sẻ các rủi ro này
Thứ hai, bảo hiểm TNLĐ, BNN nhằm mục đích đảm bảo đời sống cho NLĐ
và gia đình họ khi bị suy giảm khả năng lao động
Trong quá trình lao động, nếu NLĐ bị TNLĐ, BNN mà dẫn đến suy giảm khả năng lao động thì kéo theo thu nhập của họ bị giảm sút hoặc bị mất Bởi vậy, mục tiêu của bảo hiểm TNLĐ, BNN là nhằm đảm bảo đời sống cho NLĐ và gia đình họ khi do NLĐ bị TNLĐ, BNN mà phải nghỉ việc, hoặc sau đó khả năng lao động của
họ bị suy giảm Điều đó lý giải tại sao các chế độ TNLĐ, BNN là các chế độ được trả bằng tiền, không chỉ giúp NLĐ đảm bảo đời sống, mà trong một số trường hợp họ còn được trợ cấp để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt khi NLĐ bị mất hoặc suy giảm bộ phận, chức năng nào đó của cơ thể để họ tham gia sinh hoạt bình thường
Thứ ba, nguồn quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN do NSDLĐ đảm bảo
Đây là đặc điểm quan trọng của bảo hiểm TNLĐ, BNN Cũng như các chế độ BHXH ngắn hạn khác như ốm đau, thai sản… bảo hiểm TNLĐ, BNN hoàn toàn do NSDLĐ đóng phí Bởi các sự kiện rủi ro phát sinh gắn liền với thời gian NLĐ đang tham gia quan hệ lao động, đang đi làm và có lương Khi NLĐ gặp rủi ro, bị TNLĐ, BNN thì họ không đi làm được và tất yếu không có thu nhập Do rủi ro đó gắn liền với quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động, nên ở hầu hết các quốc gia, nguồn thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN đều do NSDLĐ đóng góp
Trang 171.1.1.2 Vai trò của bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
cho NLĐ tham gia bảo hiểm mà bị TNLĐ, BNN làm suy giảm hoặc mất khả năng lao động Khi thu nhập của NLĐ được bảo đảm sẽ là cơ sở quan trọng để bảo đảm
an sinh xã hội và từ đó góp phần phát triển ổn định, bền vững kinh tế - xã hội của đất nước
- Vai trò đối với NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN
NLĐ khi bị TNLĐ, BNN sẽ phát sinh nhu cầu được đảm bảo đời sống khi khả năng lao động bị suy giảm Tuy nhiên, không phải ai cũng có nguồn tài chính
dư dả để có thể đảm bảo đời sống và thu nhập cho mình cũng như các thành viên trong gia đình Vì vậy, nếu NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN thì họ sẽ được quỹ bảo hiểm chi trả trợ cấp bằng tiền để thay thế hoặc bù đắp thu nhập bị mất cũng như trợ cấp tiền mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt hằng ngày do có bộ phận, chức năng nào đó bị mất hoặc suy giảm Ngoài ra, khi người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN mà chẳng may bị chết thì thân nhân của họ được thanh toán một khoản tiền vừa nhằm bù đắp cho thân nhân của NLĐ, vừa bảo đảm công bằng do NLĐ đã có thời gian tham gia bảo hiểm
- Vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Khi NLĐ được bảo đảm đời sống, giảm bớt khó khăn thì họ sẽ yên tâm hơn,
từ đó giúp ổn định xã hội Ngoài ra, cũng như các chế độ BHXH khác, bảo hiểm TNLĐ, BNN là sự cụ thể hóa rõ nét nhất quyền con người trong xã hội, là công cụ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, công bằng xã hội cho mọi thành viên trong
xã hội Đây là cơ sở pháp lý qua trọng để NLĐ được đảm bảo quyền lợi của mình đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm của cơ quan BHXH, của Nhà nước đối với NLĐ gặp rủi ro trong quá trình lao động Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, khi
sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội ngày càng rõ rệt thì người dân (đặc biệt người nghèo) ngày càng phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro trong quá trình lao động Trong điều kiện đó, bảo hiểm TNLĐ, BNN làm nhiệm vụ điều tiết của cải, phân phối lại thu nhập xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo công bằng xã hội
Trang 181.1.2 Pháp luật bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm pháp luật bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Cũng như các lĩnh vực pháp luật khác thuộc chính sách an sinh xã hội, pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mình mà các quốc gia có chính sách khác nhau về BHXH nói chung, bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng Hơn nữa, do bảo hiểm TNLĐ, BNN do NSDLĐ đóng phí cho NLĐ hưởng khi họ gặp rủi
ro trong quá trình lao động, vì vậy, ở hầu hết các quốc gia, bảo hiểm TNLĐ, BNN
do nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật
Do có vai trò hết sức quan trọng đối với người tham gia, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội của đất nước, nên BHXH nói chung, bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng được hầu hết các quốc gia quy định Theo đó, pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN là một bộ phận của pháp luật BHXH, bao gồm các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp khác nhau Pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động bảo hiểm thu nhập cho NLĐ trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ lao động nên phải bao quát được hết các khâu từ quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm, quyền lợi hưởng bảo hiểm cho đến quy định về thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm cho NLĐ tham gia, quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN [27]
Từ đó, có thể hiểu pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN, điều kiện và quyền lợi hưởng của người tham gia và các vấn đề khác liên quan nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi bị TNLĐ, BNN trên cơ sở đóng phí vào quỹ bảo hiểm
1.1.2.2 Nguyên tắc bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Nguyên tắc của bảo hiểm TNLĐ, BNN được hiểu là các tư tưởng chỉ tạo có tính chất quán xuyến xuyên suốt các quy phạm pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN
Cụ thể, bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Trang 19- Thứ nhất, nguyên tắc mức đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN được tính trên cơ
sở tiền lương của NLĐ, do NSDLĐ đóng phí
Nguyên tắc này dựa trên cơ sở đối tượng của bảo hiểm TNLĐ, BNN là thu nhập của NLĐ khi đí làm Nếu thu nhập này bị biến động mà suy giảm hoặc mất do suy giảm hoặc mất khả năng lao động thì tổ chức BHXH phải chi trả trợ cấp để thay thế hoặc bù đắp một phần cho NLĐ Mức thu nhập đựơc bảo hiểm là mức tiền lương của NLĐ Tuỳ vào pháp luật của từng quốc gia mà pháp luật quy định mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN
Khác với các chế độ BHXH khác, trách nhiệm đóng phí vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN hoàn toàn do NSDLĐ đóng, mà NLĐ không có trách nhiệm đóng phí vào quỹ Quy định này xuất phát từ quyền quản lý lao động và quyền sử dụng sức lao động của NLĐ, đồng thời cũng là trách nhiệm của NSDLĐ trong việc bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cho NLĐ Điều này lý giải tại sao ở Việt Nam trước đây, từ 30/06/2016 trở về trước, bảo hiểm TNLĐ, BNN do Luật BHXH điều chỉnh, từ 01/07/2016 bảo hiểm TNLĐ, BNN do Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định
suy giảm khả năng lao động và thời gian tham gia BHXH
Nếu như các chế độ BHXH khác như ốm đau, thai sản hoàn toàn dựa vào mức tièn lương làm căn cứ đóng BHXH, thì đối với chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN lại hoàn toàn dựa vào mức suy giảm khả năng lao động và thời gian đóng bảo hiểm Lý
do là xuất phát từ sức lao động của NLĐ Khi NLĐ bị TNLĐ, BNN, thì khả năng lao động của họ có thể bị suy giảm hoặc mất Mức suy giảm này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lao động của NLĐ, họ sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm và duy trì thu nhập, bởi vậy sẽ ảnh hưởng đến đời sống của họ và các thành viên trong gia đình Hầu hết pháp luật các quốc gia trên thế giới đều xác định mức hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN dựa trên mức suy giảm khả năng lao động của NLĐ cũng là vì thế
Ngoài ra, để bảo đảm công bằng giữa những người tham gia bảo hiểm, mức trợ cấp còn bao gồm cả khoản được tính trên cơ sở thời gian tham gia bảo hiểm
Trang 20Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc chung của BHXH là có đóng có hưởng và đảm bảo công bằng giữa những người tham gia bảo hiểm
- Thứ ba, nguyên tắc quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN là quỹ thành phần của quỹ
BHXH
Để đạt được mục đích đặt ra của bảo hiểm TNLĐ, BNN, một trong những vấn đề đặt ra là quản lý và sử dụng nguồn quỹ bảo hiểm Theo quy định của pháp luật nhiều quốc gia, trong dó có Việt Nam, thì quỹ BHXH bao gồm các quỹ thành phần như: quỹ BHXH bắt buộc, quỹ BHXH tự nguyện, quỹ bảo hiểm thất nghiệp Trong quỹ BHXH bắt buộc bao gồm các quỹ: quỹ ốm đau và thai sản, quỹ TNLĐ, BNN, quỹ hưu trí và tử tuất Các quỹ này đều do BHXH Việt Nam quản lý Việc quy định các quỹ thành phần như trên chính là nhằm bảo đảm thuận lợi trong quản
lý thu, quản lý và chi trả chế độ, bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho đối tượng tham gia BHXH
1.1.2.3 Nội dung pháp luật bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN:
Đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN là nội dung quan trọng của pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN Đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN được hiểu
là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng phí vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN Những đối tượng này có thể là những đối tượng phải đóng góp phí bảo hiểm TNLĐ, BNN để bảo hiểm cho NLĐ đang tham gia quan hệ lao động hoặc cũng có thể là những đối tượng nhà nước quy định, theo đó họ là đối tượng được chủ thể khác đóng phí cho mình hưởng khi bị TNLĐ, BNN mà suy giảm khả năng lao động
Theo quy định của pháp luật các quốc gia trong đó có Việt Nam, thì đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN bao gồm NSDLĐ và NLĐ
- Điều kiện hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN:
Điều kiện hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN là tập hợp các quy định của pháp luật làm cơ sở pháp lý để người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN được hưởng quyền lợi Điều kiện hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN chính là việc NLĐ được NSDLĐ đóng
Trang 21phí vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN và sự kiện bảo hiểm chính là rủi ro bị TNLĐ, BNN có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Khi NLĐ đáp ứng đầu đủ các điều kiện quy định này sẽ được hưởng các quyền lợi bảo hiểm TNLĐ, BNN Tuỳ từng trường hợp mà họ có thể được hưởng nhiều hoặc một số quyền lợi khác nhau
Chế độ, quyền lợi hưởng bảo hiểm TNL:Đ, BNN được hiểu là các khoản trợ cấp bằng tiền được quỹ BHXH chi trả một lần hoặc hằng tháng tuỳ thuộc mức suy giảm khả năng lao động và thời gian tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN của NLĐ Tuỳ từng trường hợp mà NLĐ có thể được hưởng một hoặc nhiều chế độ TNLĐ, BNN Ngoài trợ cấp một lần hoặc hằng tháng thay lương hoặc bù đắp thu nhập cho NLĐ, NLĐ còn có thể được hưởng các chế độ khác như trợ cấp phục vụ, trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt… Trường hợp NLĐ bị chết do TNLĐ, BNN thì chế độ, quyền lợi còn chi trả cho thân nhân của NLĐ
Có thể thấy rằng, chế độ, quyền lợi bảo hiểm TNLĐ, BNN là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN, bởi nó đáp ứng nhu cầu của NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN, và đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của NLĐ tham gia bảo hiểm
Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN là quỹ thành phần của quỹ BHXH Tuỳ thuộc mỗi quốc gia mà pháp luật quy định nguồn quỹ và sử dụng quỹ khác nhau Điểm chung của pháp luật các nước là đều xác định đây là quỹ tài chính được hình thành
từ nguồn đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN của NSDLĐ và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả trợ cấp cho NLĐ thuộc đối tuợng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan Cũng như các quỹ BHXH khác, quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN hình thành dựa trên tính ưu việt của BHXH thể hiện ở tính xã hội là sự chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm Trong nhiều trường hợp, mức hưởng trợ cấp bảo hiểm TNLĐ, BNN không phụ thuộc vào mức đóng của NSDLĐ vào quỹ bảo hiểm [27]
Trang 22Ngoài ra, quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN còn hình thành từ tiền sinh lời trong hoạt động đầu tư quỹ và các nguồn thu hợp pháp khác Thực tế nhiều quốc gia trong
đó có Việt Nam quy định quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN dựa vào đóng góp của NSDLĐ Nguồn tài chính từ sự đóng góp của NSDLĐ tính theo tỉ lệ nhất định Ở Việt Nam, quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN là quỹ thành phần của quỹ BHXH nên cũng như quỹ BHXH nói chung, được hạch toán độc lập với ngân sách nhà nước và được nhà nước bảo hộ
- Thủ tục thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN:
Thủ tục thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN được hiểu là trình tự thực hiện các bước, các khâu về hồ sơ, giấy tờ để giải quyết chế độ, quyền lợi cho NLĐ khi NLĐ
đủ điều kiện hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật Theo đó, NLĐ tham gia BHXH và được xác định thời gian tham gia trong sổ BHXH Khi có rủi ro TNLĐ, BNN, thì NLĐ phải có đầy đủ hồ sơ gửi cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền Trong khoảng thời gian nhất định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết chế độ cho NLĐ Viẹc thực hiện đúng thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN là rất quan trọng, bởi nó không chỉ liên quan đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm mà còn liên quan đến vấn đề tài chính của quỹ bảo hiểm Việc xác định không đúng cách thức chi trả chế độ, quyền lợi bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người tham gia bảo hiểm dễ dẫn đến việc thâm hụt quỹ BHXH ảnh hưởng đến nguồn tài chính của quỹ
- Khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN:
Khiếu nại về bảo hiểm TNLĐ, BNN được hiểu là việc NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN hoặc NSDLĐ yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết về bảo hiểm TNLĐ, BNN xem xét lại quyết định, hành vi của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Tố cáo về bảo hiểm TNLĐ, BNN được hiểu là việc NLĐ, NSDLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN báo cho người có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo hiểm TNLĐ, BNN gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Trang 23Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm TNLĐ, BNN được hiểu
là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính Trường hợp đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật các quốc gia
Trường hợp giữa các bên quan hệ bảo hiểm TNLĐ, BNN xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhau về bảo hiểm TNLĐ, BNN thì có thể phát sinh tranh chấp Tranh chấp về bảo hiểm TNLĐ, BNN là tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN Gồm: NLĐ tham gia bảo hiểm, NSDLĐ đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN và tổ chức BHXH
Khi tranh chấp về bảo hiểm TNLĐ, BNN phát sinh, tùy theo pháp luật các quốc gia mà quy định thẩm quyền giải quyết tranh cấp về bảo hiểm TNLĐ, BNN
quyết tranh chấp về bảo hiểm TNLĐ, BNN là nhằm để nhà nước quản lý về BHXH nói chung, bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng, bảo đảm cho các quy định của pháp luật được thực thi trên thực tế và bảo vệ quyền lợi cho đối tuợng tham gia bảo hiểm
1.2 Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Từ ngày 30/06/2016 trở về trước, bảo hiểm TNLĐ, BNN được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội namư 2014 Song, nhằm để phù hợp với những thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, hiện nay bảo hiểm TNLĐ, BNN được quy định cụ thể trong Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015, từ Điều 41 đến Điều
62 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016 Để các quy định về bảo hiểm TNLĐ, BNN của Luật an toàn, vệ sinh lao động đi vào đời sống và phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ NLĐ khi gặp rủi ro trong quá trình lao động, Chính phủ và các cơ quan
có thẩm quyền đã ban hành các văn bản hướng dẫn Đó là Nghị định số
Trang 2437/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm TNLĐ, BNN, Ngghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày ngày 14/04/2017 quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN, Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/05/2016 quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội
Từ các quy định này, có thể thấy pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN hiện hành của Việt Nam bao gồm các nội dung cơ bản sau đây
1.2.1 Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp
Điều 43 Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định cụ thể đối tượng áp dụng chế
độ bảo hiểm TNLĐ, BNN Theo đó, đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN là NLĐ tham gia BHXH bắt buộc và NSDLĐ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 Cụ thể:
Người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN, bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương [2]
Trang 25Như vậy, có một số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng không thuộc đối tượng áp dụng bảo hiểm TNLĐ, BNN như: Cán bộ không chuyên trách cấp xã/phường/thị trấn; NLĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng Bởi lẽ NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì
do luật nước sở tại điều chỉnh và quyền lợi khi NLĐ gặp rủi ro hoàn toàn do NSDLĐ ở nước ngoài đảm bảo Còn đối với cán bộ không chuyên trách xã/phường là do xuất phát từ công việc họ đảm nhiệm (không chuyên trách) nên pháp luật chưa quy định NLĐ được tham gia chế độ này Tuy nhiên, ở góc độ quyền lợi khi NLĐ làm việc, trong thời gian tới, pháp luật cần xem xét áp dụng đối với họ, nhằm bảo đảm quyền lợi cho NLĐ
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN:
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác,
tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động
Trường hợp NLĐ giao kết hợp đồng lao động với nhiều NSDLĐ thì NSDLĐ phải đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu NLĐ thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc Khi bị TNLĐ, BNN thì NLĐ được giải quyết chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo qinguyên tắc đóng, hưởng do nhà nước quy định
1.2.2 Quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Tai nạn lao động khác với bệnh nghề nghiệp Tai nạn lao động là tai nạn xảy
ra trong quá trình lao động, gây tổn thương hoặc mất một bộ phận hoặc chức năng nào đó của cơ thể NLĐ hoặc làm cho họ bị chết Còn BNN là bệnh phát sinh từ điều kiện lao động có hại (độ ồn, độ rung, nồng độ bụi… quá mức cho phép), làm suy giảm đến chức năng bộ phận của cơ thể Từ đó, TNLĐ, BNN làm suy giảm khả năng lao động của NLĐ Bởi vậy, điều kiện hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN được xác định khác nhau dựa vào đặc trưng riêng của TNLĐ, BNN
Trang 26- Điều kiện hưởng chế độ TNLĐ:
động, NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN được hưởng chế độ TNLĐ khi có đủ các điều kiện sau đây:
“1 Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động
và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa
ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi
ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2 Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản
Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật
bảo hiểm TNLĐ, BNN được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều
Trang 27kiện sau đây: a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị BNN
Ngoài ra, so với trước pháp luật hiện hành còn quy định cụ thể trường hợp NLĐ khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy
cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định mà phát hiện bị BNN trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định
Quy định rõ ràng trong Luật như vậy thay vì quy định trong văn bản hướng dẫn trước đây, pháp luật hiện hành bảo đảm sự cụ thể và tính khả thi hơn so với
trước đây 1.2.3 Quy định về các chế độ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp
Khi NLĐ đủ các điều kiện do pháp luật quy định, thì họ được hưởng quyền lợi bảo hiểm TNLĐ, BNN Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà họ có thể được hưởng một hoặc nhiều chế độ sau đây:
Thứ nhất, giám định mức suy giảm khả năng lao động
Theo quy định tại Điều 47 Luật an toàn, vệ sinh lao động, NLĐ bị TNLĐ, BNN được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe; b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định; c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì NLĐ được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị
Trường hợp NLĐ vừa bị TNLĐ vừa bị BNN hoặc bị TNLĐ nhiều lần hoặc bị nhiều BNN thì NLĐ được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động NLĐ sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định được giám định lại TNLĐ, BNN sau 24 tháng, kể từ ngày NLĐ được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó Trường hợp do tính chất của BNN khiến NLĐ suy giảm sức khỏe nhanh thì thời gian giám định được thực hiện sớm hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
Trang 28Thứ hai, trợ cấp một lần
Theo quy định tại Điều 48 Luật an toàn, vệ sinh lao động, NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần Mức trợ cấp một lần được tính dựa vào mức suy giảm khả năng lao động và thời gian đóng BHXH
Cụ thể như sau: Nếu NLĐ suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở
Ngoài mức trợ cấp quy định này, NLĐ còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN Theo đó, nếu NLĐ đóng BHXH từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ hoặc được xác định mắc BNN Trường hợp bị TNLĐ ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó [1]
Thứ ba, trợ cấp hằng tháng
Điều 49 Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: Nếu suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở
Ngoài mức trợ cấp quy định này, hằng tháng NLĐ còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN Theo đó, nếu NLĐ đóng BHXH từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ hoặc được xác định mắc BNN Trường hợp NLĐ bị TNLĐ ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó
Trang 29Trường hợp NLĐ tạm dừng hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN thì cơ quan BHXH phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do Việc quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Ngoài ra, nếu người đang hưởng trợ cấp TNLĐ hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan BHXH nơi đang hưởng Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do Người đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần Mức trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng
Điều cần lưu ý là mức hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng, trợ cấp phục
vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội
Thời điểm hưởng trợ cấp một lần hoặc hằng tháng được tính từ tháng NLĐ điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú Trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng NLĐ điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với TNLĐ, BNN sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú Trường hợp bị TNLĐ, BNN mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa Trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng NLĐ được cấp giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp [1]
Có thể thấy rằng, so với quy định trong Luật BHXH trước dây, thì các quy định hiện hành đã cụ thể hơn các trường hợp về thời điểm hưởng trợ cấp cho NLĐ Quy định như vậy sẽ bảo đảm tính khả thi trong công tác thực hiện chi trả các chế
độ cho NLĐ khi bị TNLĐ, BNN
Thứ tư, trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Trang 30NLĐ bị TNLĐ, BNN mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể (cụt tay, cụt chân, tai điếc, mất răng, liệt cột sống…) thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ
phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, niên hạn, mức tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và hồ sơ, trình tự thực hiện
Thứ năm, trợ cấp phục vụ
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài quyền lợi về trợ cấp hằng tháng, NLĐ hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở [1]
Quy định này nhằm bảo đảm đời sống sinh hoạt cho NLĐ, do thương tật nặng
mà họ không tự phục vụ được các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày Tuy nhiên, với mức trợ cấp bằng một lần mức lương cơ sở như quy định hiện nay là còn quá thấp Nên chăng pháp luật cũng cần cân đối nguồn quỹ đang kết dư để bù đắp cho NLĐ đỡ khó khăn khi có người phục vụ và mức trợ cấp phục vụ NLĐ được bảo đảm
Thứ sáu, trợ cấp khi NLĐ chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Để bảo đảm sự chia sẻ với thân nhân NLĐ khi NLĐ bị TNLĐ, BNN mà chết, pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN luôn chú trọng quyền lợi này Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 53 Luật an toàn, vệ sinh lao động, thì thân nhân NLĐ được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng NLĐ
bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người lao động đang làm việc bị chết
do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; b) Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c) Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động
Thứ bảy, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
Trang 31Theo quy định tại Điều 54 Luật an toàn, vệ sinh lao động, NLĐ sau khi điều trị ổn định thương tật do TNLĐ hoặc bệnh tật do BNN, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị TNLĐ, BNN Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định
y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì NLĐ vẫn được giải quyết chế
độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho NLĐ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động
đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do NSDLĐ và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do NSDLĐ quyết định Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau: a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên; b) Tối
đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%; c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%
Mức dưõng sức cũng như các chế độ BHXH ngắn hạn khác là NLĐ được hưởng
01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở Quy định này hợp lý hơn quy định trước đây trong Luật bảo hiểm xã hội Đó là không chia thành hai mức dưỡng sức phụ thuộc vào nơi dưỡng sức nữa mà để NLĐ hoàn toàn tự quyết định địa điểm dưỡng sức của mình tuỳ vào nhu cầu thực tế và khả năng sức khoẻ, tài chính của bản thân
Thứ tám, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
Thực tế đã chỉ ra rằng, một số ngành nghề có mức độ rủi ro cao như ngành xây dựng, dầu khí, khai khoáng, khai thác nguyên vật liệu xây dựng… Bởi vậy, cũng như pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, mức đóng và hưởng được dựa trên sự tính toán của mỗi ngành nghề, đặc biệt chú trọng hoạt động phòng ngừa rủi
ro, tăng độ an toàn cho hoạt động nghề nghiệp
Trang 32Xuất phát từ ý nghĩa này, Luật an toàn, vệ sinh lao động đã bổ sung một loạt quy định mới, nhằm tạo điều kiện cho NLĐ bảo đảm việc làm và thu nhập Theo đó, NLĐ bị TNLĐ, BNN được NSDLĐ sắp xếp công việc mới, nếu phải đào tạo NLĐ
để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi NLĐ là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần
Hằng năm, quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm: a) Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; b) Phục hồi chức năng lao động; c) Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội; d) Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN Việc hỗ trợ các hoạt động này không bao gồm phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm y tế hoặc chi phí do người
sử dụng lao động đã hỗ trợ theo quy định Tuy nhiên, điều kiện hỗ trợ, hồ sơ, mức
hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc hỗ trợ, việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ quy định và phải bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN [1]
1.2.4 Quy định về quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Để bảo đảm nguồn chi trả chế độ, bảo hiểm TNLĐ, BNN được hạch toán một quỹ độc lập và là quỹ thành phần của quỹ BHXH nói chung Điều 44 Luật an toàn,
vệ sinh lao động quy định mức đóng, nguồn hình thành quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN Theo đó, NSDLĐ hằng tháng đóng tối đa 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN [1], [6]
Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN bao gồm: a) Khoản đóng thuộc trách nhiệm của NSDLĐ; b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật bảo hiểm xã hội; c) Các nguồn thu hợp pháp khác
Trang 33Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN được dùng để trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do TNLĐ, BNN đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định; trả phí khám giám định đối với trường hợp NLĐ chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ, chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc, chi phí quản lý bảo hiểm TNLĐ, BNN thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm
xã hội, chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm TNLĐ, BNN hằng tháng
1.2.5 Trình tự, thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Để được hưởng các quyền lợi theo quy định, pháp luật quy định NLĐ phải tuân theo thủ tục, hồ sơ Cũng do TNLĐ khác với BNN nên thủ tục, hồ sơ hưởng TNLĐ khác với thủ tục, hồ sơ hưởng BNN
Theo quy định tại Điều 57 Luật an toàn, vệ sinh lao động, hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ gồm: 1) Sổ bảo hiểm xã hội; 2) Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú; 3) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; 4) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động, thương binh và xã hội
Hồ sơ hưởng chế độ BNN được quy định cụ thể tại Điều 58 của Luật Theo đó, NLĐ phải hoàn thiện hồ sơ bao gồm: 1) Sổ bảo hiểm xã hội; 2) Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp; 3) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa Trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề
Trang 34nghiệp; 4) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động, thương binh và xã hội [1]
Khi đã đủ hồ sơ như trên, việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN được tiến hành như sau: NSDLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ,BNN Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Riêng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau TNLĐ, BNN, pháp luật quy
hiểm TNLĐ, BNN mà sức khỏe chưa phục hồi và nộp cho cơ quan BHXH trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày NLĐ được xác định là sức khỏe chưa phục hồi theo quy định Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận danh sách, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho NLĐ và chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan BHXH chuyển đến, NSDLĐ có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho NLĐ [1] Ngoài ra, pháp luật còn quy định cụ thể việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN chậm so với thời hạn quy định Đó là trường hợp vượt quá thời hạn giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN thì phải giải trình bằng văn bản và nêu rõ
lý do Trường hợp giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN và chi trả tiền trợ cấp chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của bản thân NLĐ hoặc của thân nhân của NLĐ được hưởng chế độ tử tuất
So với trước, thì hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN cũng được quy định cụ thể hơn Theo đó, hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Việc khám
Trang 35giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định của pháp luật
1.2.6 Quy định về khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Khiếu nại, giải quyết khiếu nại về bảo hiểm TNLĐ, BNN
Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại về bảo hiểm TNLĐ, BNN áp dụng theo quy định khiếu nại về BHXH nói chung tại Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội năm
2014 Theo đó thì NLĐ, người đang hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về BHXH, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình NSDLĐ có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về BHXH, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm TNLĐ, BNN như sau: Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm TNLĐ, BNN được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm TNLĐ, BNN không thuộc trường hợp trên thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau đây: a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm TNLĐ, BNN bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết; b) Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật [2]
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh
Trang 36Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định
mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại
- Tố cáo, giải quyết tố cáo về bảo hiểm TNLĐ, BNN
Việc tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo Cụ thể được thực hiện theo Luật tố cáo năm 2011
- Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN
Theo Điều 121 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực BHXH nói chung, bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng bao gồm: a) Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính; b) Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính; c) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định này có thểcó thể giao cho cấp phó thực hiện xử lý vi phạm hành chính [2]
Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực BHXH nói chung, bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng, các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt
vi phạm hành chính và các quy định khác có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 Việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN được quy định cụ thể
Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật bảo hiểm xã hội, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì
Trang 37phải bồi thường theo quy định của pháp luật Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật [2]
Trường hợp NSDLĐ có hành vi trốn đóng, chậm đóng, nợ đọng bảo hiểm TNLĐ, BNN của NLĐ từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người
có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH
Trang 38Kết luận chương 1
Bảo hiểm TNLĐ, BNN là hình thức bảo hiểm bắt buộc nhằm bảo đảm đời sống cho NLĐ khi gặp rủi ro bị TNLĐ, BNN trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động
Do có những đặc trưng riêng biệt nên bảo hiểm TNLĐ, BNN được quy định riêng, gắn liền với việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động của NSDLĐ Pháp luật
về bảo hiểm TNLĐ, BNN bao gồm các nội dung cơ bản như: đối tượng tham gia, các chế độ hưởng, thủ tục hưởng quyền lợi và quỹ, quản lý quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN…
Cũng như quy định của pháp luật hầu hết các nước trên thế giới, ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập, nhà nước ta đã rất chú trọng bảo hiểm TNLĐ, BNN nhằm bảo đảm thu nhập, đời sống cho NLĐ khi gặp rủi ro bị TNLĐ, BNN dẫn đến suy giảm hoặc mất thu nhập Do mới được sửa đổi, bổ sung nên pháp luật hiện hành về bảo hiểm TNLĐ, BNN đã có nhiều điểm tiến bộ Trong đó quy định cụ thể về đối tượng tham gia, điều kiện hưởng, quyền lợi hưởng cũng như thủ tục thực hiện đơn giản, thuận tiện, bảo đảm quyền lợi cho đối tượng hưởng Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN được quy định chặt chẽ, nhằm bảo toàn nguồn tài chính chi trả một cách ổn định và lâu dài cũng như thực hiện tốt hoạt động thu, chi và quản lý quỹ
Tuy nhiên, pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN hiện hành vẫn còn một số bất cập Trong thời gian tới cần thiết phải xem xét để tiến hành sửa đổi, bổ sung những
quy định này cho phù hợp với thực tế đời sống xã hội hiện nay
Trang 39Chương 2:
THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM
TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH 2.1 Khái quát về bảo hiểm xã hội thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Khái quát về tổ chức bảo hiểm xã hội thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất là 27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di
là 236.972 người, trong đó nam là 121.440 người chiếm 51,2%, nữ là 115.532 người chiếm 48,8% Mật độ dân số trung bình 871 người/km2 Gồm 20 phường: Phường Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Bãi Cháy, Hồng hà, Bạch đằng, Giếng đáy, Hà Tu, Trần Hưng Đạo, Việt Hưng, Hà Khẩu, Là Lầm, Hà Phong, Yết Kiêu, Đại Yên, Hồng Gai, Hà Trung, Hà Khánh, Hùng Thắng và Tuần Châu [30]
Về chức năng, quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Bảo hiểm BHXH thành phố Hạ Long là bộ phận của BHXH tỉnh Quảng Ninh, có chức năng giúp giám đốc BHXH thành phố tổ chức thực hiện chế
độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố theo quy định của BHXH tỉnh và BHXH Việt Nam
Bảo hiểm xã hội thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định cụ thể Đó là: Xây dựng, trình giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm Tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH nói chung, bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng theo quy định của pháp luật Tổ chức thu các khoản đóng BHXH của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và
cá nhân tham gia BHXH Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng