Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020

109 169 0
Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU. 1. Tính cấp thiết của vấn đề. Yên Bái là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế -xã hội, quốc phòng – an ninh của cả nước. Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong giai đoạn vừa qua về phát triển kinh tế và sự nghiệp văn hóa – xã hội, và đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên Yên Bái vẫn là một tỉnh miền núi nghèo, nguồn lực tự có cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực thấp, trình độ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế, ngày càng hạn chế cho sự đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngoài ra trình độ dân trí còn không đồng đều, nhất là một số bộ phận ở vùng cao, vùng sâu, ... Và ngoài ra, số người có trình độ từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm khoảng 1,53% dân số (Nguyễn Tiến Hiển, Về hiện trạng, nhu cầu nguồn nhân lực một số ngành của tỉnh Yên Bái, htp://www.taybacuniversity.edu.vn). Theo quyết định 116/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 26 tháng 05 năm 2006, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 – 2020 có nêu: Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 Yên Bái cơ bản trở thành một Tỉnh công nghiệp và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng miền núi phía Bắc. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu: nông, lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ. Từng bước nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực. Và mục tiêu cụ thể là “Mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 16.000 - 17.000 lao động và đào tạo nghề cho khoảng 7.000 lao động. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 lên 30%, năm 2015 lên 35% và năm 2020 lên 40%„.Để đạt được những mục tiêu trên nhằm phục vụ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái tới năm 2020, đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính chiến lược, có những bước đột phá cho chủ đề chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, tỉnh Yên Bái đang tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tìm các bước đi thích hợp, phát huy mọi tiềm năng và lợi thế của mình.Và một trong các giải pháp hàng đầu là xác lập cơ sở khoa học trong việc phát triển nguồn nhân lực của mình. Bởi vậy, việc nghiên cứu tìm ra các mô hình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay trở thành một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tỉnh Yên Bái. Nhận thức được vấn đề đó và bản thân cũng là một sinh viên khoa Kế hoạch và Phát triển trường Đại học Kinh tế quốc dân tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020.„ 2. Mục đích nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực hiện có của tỉnh Yên Bái; - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu về nguồn nhân lực của tỉnh Yên Bái. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, Chủ nghĩa Mác- Lê nin làm phương pháp luận, đồng thời kết hợp các phương pháp tư duy trừu tượng, phân tích, tổng hợp... để làm rõ vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm đề xuất được những giải pháp khả thi. Số liệu định lượng, về cơ bản có các nguồn sau: • Phân tích số liệu thống kê được cung cấp từ các Sở ban ngành có liên quan như Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục Thống kê, ... • Phân tích số liệu thống kê từ Điều tra Lao động – Việc làm hàng năm được phối hợp giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, và Tổng cục Thống kê. • Tiến hành điều tra xã hội học o Nghiên cứu định lượng thông qua bảng hỏi: với nhóm đối tượng là những người trong độ tuổi lao động. Số lượng mẫu khoảng 300 người. o Lấy ý kiến chuyên gia: được tiến hành với các nhóm chuyên gia khác nhau như cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước chính quyền địa phương và các nhà khoa học, nhằm nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của họ cho việc nhìn nhận về thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực và đặc biệt để đưa ra những giải pháp cũng như mô hình đào tạo cho việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Yên Bái. 5. Kết cấu chuyên đề. Ngoài các phần phụ lục, danh mục bảng biểu, các từ viết tắt…. Chuyên đề bao gồm 3 chương lớn: - Chương I: Một số lý luận cơ bản về phát nguồn nhân lực. - Chương II: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái. - Chương III: Một số giải pháp phát triển ngồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020.

Ngày đăng: 01/09/2018, 08:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • CAM ĐOAN

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU.

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.

  • HDI : Chỉ số phát triển con người.

  • LỜI MỞ ĐẦU.

  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.

    • 1.1 Những nội dung cơ bản về nguồn nhân lực.

      • 1.1.1 Khái niệm và phân loại nguồn nhân lực.

      • 1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực.

        • 1.1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực.

        • 1.2 Phát triển nguồn nhân lực.

          • 1.2.1 Khái niệm.

          • Bảng 1: Sự khác nhau giữa đào tạo nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.

            • 1.2.2 Nội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực.

            • 1.4 Mô hình đào tạo hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số địa phương ở Việt Nam.

              • 1.4.1 Mô hình trường cao đẳng cộng đồng tại đồng bằng sông Cửu Long.

              • 1.4.2 Mô hình xã hội hóa giáo dục ở Đồng Nai.

              • 1.4.3 Mô hình đào tạo hướng cầu.

              • 1.4.4 Bài học kinh nghiệm.

              • CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH YÊN BÁI.

                • 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của Yên Bái.

                  • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.

                  • 2.1.2. Đặc điểm kinh tế.

                  • 2.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội.

                  • 2.2 Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Yên Bái.

                    • 2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực.

                      • 2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng dân số.

                      • Biểu đồ 1: Quy mô dân số tỉnh Yên Bái, 1995-2008

                      • Biểu đồ 2: Tốc độ tăng quy mô dân số của Yên Bái và một số địa phương

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan