Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

67 169 0
Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. PHẦN MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ Sau 23 năm đổi mới, nước ta đã dần chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, theo đó sự vận hành của nền kinh tế vừa tôn trọng các quy luật khách quan của cơ chế kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của định hướng xã hội chủ nghĩa. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Chúng ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tài nguyên và môi trường có vai trò thiết yếu đối với con người, là nền tảng tồn tại và phát triển của xã hội, là đầu vào và chứa đựng chất thải đầu ra của các hoạt động kinh tế, đóng góp quan trọng cho ngân sách và tăng trưởng của mọi nền kinh tế. Trong thế giới hiện đại ngày nay, khi toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, tài nguyên trở thành nguồn lực khan hiếm, là đối tượng tranh chấp quyết liệt giữa các thế lực kinh tế, môi trường đã và đang bị ô nhiễm, suy thoái nhanh, trở thành vấn đề toàn cầu, mối lo chung của toàn nhân loại, công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được nhiều quốc gia trên thế giới đặt ở tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển bền vững đất nước. Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nỗ lực tăng trưởng nhanh và bền vững, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thu hẹp nhanh khoảng cách tụt hậu đối với thế giới. Quá trình này đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản trong cơ chế quản lý và phương thức điều hành của toàn bộ nền kinh tế, từng bộ phận, từng khâu, trong đó có ngành tài nguyên và môi trường. Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã có những chuyển đổi tích cực theo hướng kinh tế hoá, thị trường hoá. Một số cơ chế, công cụ kinh tế được đưa vào áp dụng trong quản lý đất đai và bảo vệ môi trường đã phát huy tác dụng, tạo nên bước đột phá về đóng góp ngân sách nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, góp phần quan trọng tạo nên thành công của tiến trình đổi mới đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiến trình mở cửa và hội nhập, xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Vai trò của ngành tài nguyên và môi trường hiện nay chưa được đánh giá đúng mức. Giá trị nguồn tài nguyên khoáng sản nói riêng và các tài nguyên môi trường nói chung chưa được đánh giá đúng, để dẫn đến lãng phí; lợi nhuận rơi vào một số ít cá nhân doanh nghiệp; ngân sách quốc gia thất thu; những người tạo ra sản phẩm giá trị không được thụ hưởng xứng đáng. II. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ Xuất phát từ thực tiễn và nhận thức như vậy, để thúc đẩy đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động vận dụng các quy luật khách quan, khả năng tự điều tiết của nền kinh tế thị trường, tăng cường áp dụng các cơ chế, công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực tư duy, nghiên cứu và phân tích kinh tế trong ngành tài nguyên môi và môi trường, ngày 02 tháng 12 năm 2009 Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Nghị quyết 27 về chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường. Em đã chọn đề tài: “Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và môi trường” với các mục tiêu như sau: 1. Góp phần hình thành một hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường. 2. Đánh giá và phân tích thực trạng kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 ở Việt Nam. 3. Đưa ra giải pháp đẩy mạnh kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo, 2011-2015. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp kế thừa Là phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu thực hiện trước đây, kế thừa những kết quả điều tra, đánh giá, nghiên cứu đã có cả trong và ngoài nước. Phương pháp này chủ yếu sử dụng ở phần II: Phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các bảng số liệu như: Số văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng và ban hành; Thiệt hại môi trường ở một số nước, tổng thu thuế tài nguyên so với tổng thu ngân sách… là kế thừa kết quả nghiên cứu của cán bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường và kết quả nghiên cứu từ các tổ chức nước ngoài. 2. Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp Phương pháp này cũng chủ yếu được sử dụng ở phần II, dựa trên những số liệu thực tế, từ đó đưa ra được những đánh giá tổng quát về thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của việc thực hiện kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường trong giai đoạn 2006-2010. Dựa vào bảng biểu để đánh giá sự biến động số liệu qua các năm. 3. Phương pháp dự báo Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở phần III: Giải pháp đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường. Dựa trên kết quả đánh giá thu thập được ở phần II và căn cứ vào bối cảnh chung của việc xây dựng kế hoạch 5 năm ngành tài nguyên và môi trường theo hướng kinh tế hóa, từ đó làm căn cứ để dự báo các chỉ tiêu thực hiện trong 5 năm tiếp theo. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Chuyên đề nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường; đánh giá khả năng áp dụng và xây dựng, đề xuất khung chính sách tổng thể đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường trong việc xây dựng và tổ chức kế hoạch 5 năm. Việc điều tra nghiên cứu được thực hiện với tất cả 7 lĩnh vực quản lý nhà nước mà Bộ Tài nguyên và môi trường được phân công, bao gồm đất đai; tài nguyên nước; địa chất, khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển, hải đảo. Nội dụng chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Cơ sở lý luận về kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm ngành tài nguyên và môi trường. Phần II: Thực trạng kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phần III: Giải pháp đẩy mạnh kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nghị quyết số 27-NQ/BCSĐTNMT mới được ban hành vào ngày 02 tháng 12 năm 2009 về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường. Là một chủ trương mới, việc đầu tiên và quan trọng nhất của ngành là xây dựng cơ sở lý luận “kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường”. Năm 2010 cũng là năm ngành tài nguyên và môi trường mới bắt đầu tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn để đạt được mục tiêu đó. Do vậy chưa có nhiều số liệu được điều tra và công bố, chuyên đề: “Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường” mang tính lý luận cao. Do chuyên đề nghiên cứu còn mới mẻ, trình độ còn hạn chế nên vấn đề nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý để sửa chữa và hoàn thiện thêm. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Phạm Thị Minh Thảo, Trường đại học Kinh tế quốc dân, các cán bộ ở Vụ Kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Ngày đăng: 01/09/2018, 08:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Bản chất kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan