TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: “Phân lập, định danh Aspergillus flavus có trong bắp và khảo sát khả năng sinh aflatoxin của các chủng phân lập được”, thực hiện tại phòng thực hành vi sinh, kh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
- X W -
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN LẬP, ĐỊNH DANH ASPERGILLUS FLAVUS CÓ TRONG
BẮP VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH AFLATOXIN
CỦA CÁC CHỦNG PHÂN LẬP ĐƯỢC
Niên khóa : 2004 - 2009
2009
Trang 2-PHÂN LẬP, ĐỊNH DANH ASPERGILLUS FLAVUS CÓ TRONG
BẮP VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH AFLATOXIN
CỦA CÁC CHỦNG PHÂN LẬP ĐƯỢC
Trang 3XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Võ Thị Đan Trâm
Tên đề tài: “Phân lập, định danh Aspergillus flavus có trong bắp và khảo sát khả
năng sinh aflatoxin của các chủng phân lập được”
Đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận xét đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày 17 – 18/09/2009
Giáo viên hướng dẫn
TS Lê Anh Phụng
Trang 4Trân trọng biết ơn các quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cùng những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường Xin cảm ơn các quý thầy cô thuộc bộ môn Vi sinh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này
Cảm ơn các bạn lớp Dược Thú Y 30 đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn, vui buồn trong cuộc sống sinh viên tại giảng đường Đại học Nông Lâm yêu dấu
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Phân lập, định danh Aspergillus flavus có trong bắp và khảo sát khả năng
sinh aflatoxin của các chủng phân lập được”, thực hiện tại phòng thực hành vi sinh, khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh trong thời gian
từ tháng 03/2009 đến tháng 07/2009 Qua quá trình khảo sát 30 mẫu bắp nguyên liệu được lấy ngẫu nhiên từ các đại lý và cửa hàng bán lẻ thức ăn gia súc, chúng tôi thu nhận được các kết quả sau:
• Tỷ lệ các mẫu bắp bị nhiễm nấm mốc là 100% với TSKL nấm mốc trung bình
có trong 1 g bắp là 42,66 x 104
• Tỷ lệ các mẫu bắp bị nhiễm A flavus/ parasiticus là 93% với TSKL A flavus/
parasiticus trung bình có trong 1 g bắp là 1,82 x 104
• Tỷ lệ khuẩn lạc A flavus/ parasiticus so với TSKL nấm mốc là 75,35%
• Sau khi phân lập: thu được 56 chủng nghi ngờ là A flavus/ parasiticus
• Sau khi định danh: có 100% chủng phân lập được đều là A flavus
• Có 20/56 chủng phân lập có khả năng sinh aflatoxin trên môi trường thạch nước cốt dừa, chiếm tỷ lệ 35,71%
• Trong 20 chủng có khả năng sinh aflatoxin, chúng tôi chọn ra 5 chủng được xem là có khả năng sinh độc tố mạnh để nuôi cấy trên môi trường tấm gạo và tiến hành định hàm lượng aflatoxin sinh ra của 5 chủng này Kết quả về hàm lượng aflatoxin sinh ra: cao nhất là 39.216 ppb (chủng 14) và thấp nhất là 3.367 ppb (chủng 52)
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ii
Lời cảm ơn iii
Tóm tắt luận văn iv
Mục lục v
Danh sách các từ viết tắt vii
Danh sách các bảng viii
Danh sách các biểu đồ ix
Danh sách các hình x
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích 2
1.3 Yêu cầu 2
Chương 2: TỔNG QUAN 3
2.1 Nấm mốc và độc tố nấm mốc 3
2.1.1 Nấm mốc 3
2.1.2 Độc tố nấm mốc 3
2.2 Nấm mốc A flavus 3
2.2.1 Phân loại 3
2.2.2 Đặc điểm hình thái 4
2.2.3 Đặc điểm nuôi cấy 5
2.2.4 Đặc điểm sinh thái 5
2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 5
2.3 Độc tố aflatoxin 6
Trang 72.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo aflatoxin của nấm mốc 9
2.4 Bệnh nhiễm độc aflatoxin 10
2.4.1 Cơ chế gây bệnh 10
2.4.2 Aflatoxicosis 11
2.5 Các phương pháp phát hiện và định lượng aflatoxin 12
2.5.1 Phương pháp sinh vật học 12
2.5.2 Phương pháp lý hóa 13
2.5.3 Phương pháp miễn dịch học 14
2.6 Giải pháp nhằm hạn chế tác hại của aflatoxin 14
2.6.1 Phòng nấm mốc xâm nhập và phát triển 14
2.6.2 Biện pháp loại trừ, vô hiệu hóa tính độc hại của aflatoxin 15
2.7 Một số công trình nghiên cứu có liên quan 17
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 18
3.2 Vật liệu thí nghiệm 18
3.3 Nội dung đề tài 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu 19
3.5 Chỉ tiêu khảo sát 25
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 25
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Kết quả đếm TSKL nấm mốc và TSKL nghi ngờ A flavus/ parasiticus 26
4.2 Phân lập – Định danh nhóm A flavus 30
4.3 Khảo sát khả năng sinh aflatoxin của các chủng A flavus đã định danh 36
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40
5.1 Kết luận 40
5.2 Đề nghị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ LỤC 45
Trang 8• CYA: Czapek Yeast extract Agar
• FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương Nông Quốc tế)
• IARC: International Agency for Research on Cancer
(Tổ chức về bệnh Ung thư Quốc tế)
• LD50: Lethal Dose – 50 (liều gây chết 50% tổng đàn)
• ppb: part per billion (phần tỷ)
• TAGS: thức ăn gia súc
• TSKL: tổng số khuẩn lạc
• UV: Ultra violet (tia cực tím)
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số loài nấm mốc có khả năng sản sinh aflatoxin 7
Bảng 2.2: Các tính chất lý hóa của một số aflatoxin chính 8
Bảng 2.3: Liều gây chết LD50 của aflatoxin B1 cho uống 1 lần duy nhất 11
Bảng 2.4: Khả năng gây ung thư gan của aflatoxin B1 ở động vật thí nghiệm 12
Bảng 2.5: Hàm lượng tối đa độc tố aflatoxin B1 và aflatoxin tổng số trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm 16
Bảng 3.1: Bố trí số lượng mẫu 19
Bảng 4.1: TSKL nấm mốc và TSKL nghi ngờ A flavus/ parasiticus trong 1 g bắp 26
Bảng 4.2: Tỷ lệ phân lập các chủng nghi ngờ A flavus/ parasiticus từ các mẫu bắp 30
Bảng 4.3: Kết quả định danh xác định nấm mốc A flavus từ các mẫu bắp 31
Bảng 4.4: Đặc điểm hình thái khuẩn lạc A flavus theo thời gian nuôi cấy 31
Bảng 4.5: Kích thước khuẩn lạc của các chủng A flavus theo thời gian nuôi cấy 32
Bảng 4.6: Kích thước các thành phần sợi nấm 33
Bảng 4.7: Tỷ lệ các chủng A flavus có khả năng phát huỳnh quang trên môi trường nước cốt dừa 36
Bảng 4.8: Hàm lượng aflatoxin thu được của các chủng A flavus sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trường tấm gạo 38
Trang 10DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang Biểu đồ 4.1: Trung bình TSKL nấm mốc và TSKL nghi ngờ là
A flavus/ parasiticuscó trong 1 g bắp (tính theo log cơ số 10) 27
Biểu đồ 4.2: Kích thước khuẩn lạc của các chủng A flavus theo thời gian nuôi cấy 32 Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ các chủng A flavus phát huỳnh quang trên môi trường
thạch nước cốt dừa sau 5 ngày nuôi cấy 36
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1: Cấu trúc hình thái của A flavus dưới kính hiển vi 4
Hình 2.2: Quá trình sinh trưởng và phát triển của A flavus 6
Hình 2.3: Cấu trúc hóa học của các aflatoxin chính 8
Hình 3.1: Giữ giống các chủng nghi ngờ A flavus/ parasiticus 22
Hình 4.5: Khuẩn lạc A flavus phát huỳnh quang dưới đèn UV 23
Hình 4.1: Khuẩn lạc nghi ngờ A flavus/ parasiticus trên môi trường AFPA 26
Hình 4.2: Khuẩn lạc A flavus trên môi trường Czapek sau 3, 5, 7 ngày nuôi cấy 32
Hình 4.4: Cuống sinh bào tử và thể bọng ở độ phóng đại 400 lần 34
Hình 4.5: Thể bình 1 lớp và 2 lớp trên cùng thể bọng 35
Hình 4.6: Khuẩn lạc A flavus và khả năng phát huỳnh quang trên môi trường thạch nước cốt dừa 37
Hình 4.7: Môi trường tấm gạo sau 7 ngày nuôi cấy A flavus 38
Trang 12tố trong quá trình bảo quản và sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng
Aflatoxin là loại độc tố nấm mốc thường gặp nhất trong các nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta và trên thế giới Theo ước tính của tổ chức Lương Nông Quốc
tế (FAO: Food and Agriculture Organization) thì có khoảng 25% nông sản của thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các độc tố nấm mốc, chủ yếu vẫn là aflatoxins Đây
là độc tố do vi nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sản sinh ra Aflatoxin
có độc tính rất mạnh, có thể gây độc cho tất cả các loài vật khác nhau với liều lượng khác nhau Aflatoxin gây tổn thất cho gia súc, gia cầm, làm suy giảm miễn dịch, làm giảm thấp sức đề kháng của cơ thể, tăng chỉ số chuyển biến thức ăn, tăng tỷ lệ chết…
Tổ chức về bệnh Ung thư Quốc tế (IARC – International Agency for Research on Cancer) đã xếp aflatoxin vào danh sách những tác nhân gây ung thư gan cho người (Dương Thanh Liêm, 2008)
Chính vì những tác hại nguy hiểm của aflatoxin, nên việc hiểu biết về nấm
A flavus và khả năng sản sinh độc tố của chúng trên nguyên liệu thực sự là một nhu
cầu rất cần thiết, để từ đó có các biện pháp phòng chống thích hợp, giúp tăng năng suất vật nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
Xuất phát từ yêu cầu này, được sự chấp thuận của Khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của TS Lê Anh
Trang 131.2 Mục đích
- Tìm hiểu về tình hình nhiễm A flavus trong nguyên liệu bắp và khả năng sản
sinh độc tố aflatoxin của các chủng phân lập được, nhằm giúp các nhà chăn nuôi có các biện pháp phòng chống thích hợp, làm giảm tác hại của độc tố trong thức ăn, nâng cao năng suất chăn nuôi
- Chọn ra các chủng A flavus có khả năng sinh aflatoxin cao nhằm ứng dụng
trong sản xuất độc tố aflatoxin để phục vụ cho các nghiên cứu về độc chất học
1.3 Yêu cầu
- Đếm tổng số khuẩn lạc nấm mốc và tổng số khuẩn lạc nghi ngờ A flavus/
parasiticus có trong 1 g mẫu bắp
- Phân lập và định danh các chủng A flavus từ các mẫu bắp
- Khảo sát khả năng sinh aflatoxin của các chủng A flavus phân lập được
Trang 14Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Nấm mốc và độc tố nấm mốc
2.1.1 Nấm mốc
Là nhóm vi sinh vật có những đặc điểm cơ bản sau: tế bào có nhân thật, cơ quan sinh trưởng (sợi nấm) có cấu tạo đơn bào hay đa bào, không có diệp lục tố nên cơ thể sống dị dưỡng, sinh sản hữu tính hoặc vô tính bằng bào tử, đôi khi cũng có sinh sản sinh dưỡng do sợi nấm đứt ra hoặc bằng bào tử áo (Lê Lương Tề - Nguyễn Thị Trường, 2005)
2.1.2 Độc tố nấm mốc (mycotoxin)
Mycotoxin là sản phẩm chuyển hóa thứ cấp của mỗi loài nấm mốc thậm chí của mỗi chủng nấm mốc nhất định, có trọng lượng phân tử thấp và có khả năng gây biến đổi bệnh lý trên người và động vật (FAO, 1990)
Hiện nay đã có trên 300 loại độc tố nấm mốc được xác định, trong đó có 5 loại độc tố quan trọng nhất vì tính chất độc hại cũng như tần số xuất hiện cao trong nông sản, thực phẩm là: aflatoxin (AF), deoxynivalenol (DON), zearalenon, ochratoxin và fumonisin (Dương Thanh Liêm, 2008)
2.2 Nấm mốc A flavus
2.2.1 Phân loại
Giới: Mycotae (Fungi) Ngành: Amastigomycota (Deuteromycota) Lớp: Deuteromycetes (Fungi imperfecti) Bộ: Plectascales (= Eurotiales = Aspergillales)
Trang 15Giống Aspergillus là một nhóm lớn gồm hơn 100 loài theo khóa phân loại thông
dụng của Raper và Fennell (1965) đã được bổ sung bởi Samson và Gams (1986), Kozakievics (1994) (Bùi Xuân Đồng và ctv, 2003)
2.2.2 Đặc điểm hình thái
Hình 2.1: Cấu trúc hình thái của A flavus dưới kính hiển vi
Loài A flavus rất dễ nhận diện bởi khuẩn lạc có màu vàng hơi lục Cuống sinh
bào tử trong suốt, bề mặt thô, xù xì, chiều dài dưới 1 mm Thể bọng hình cầu hay hơi cầu, đường kính 10 – 65 µm Thể bình thường có 2 lớp (40 – 100% số chủng) hoặc 1 lớp hoặc đôi khi cả 2 kiểu cùng có mặt trên 1 bọng Các bào tử đính có kích thước khá lớn (đường kính 5 – 7 µm), hình cầu, màu vàng nâu đến hơi lục, vách trơn láng hoặc hơi nhăn Hạch nấm thường có màu nâu đỏ cho đến đen, có thể gặp ở một số chủng (Lê Anh Phụng, 2001)
Dựa vào hình thái chúng ta có thể phân biệt A flavus và A parasiticus tuy hơi khó nhưng theo Pitt và Hocking (1997) thì bào tử của A parasiticus có bề mặt nhăn
đều, đường kính thể bọng ít khi quá 30 µm và thể bình thường chỉ có 1 lớp khi xem dưới kính hiển vi (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Minh Tần, 2004)
Thể bọng
Bào tử
Thể bình 2 lớp Thể bình 1 lớp
Cuống sinh bào tử
Trang 162.2.3 Đặc điểm nuôi cấy
A flavus là loài hiếu khí, nhiệt độ cần cho sự phát triển vào khoảng 6 – 540C (tốt nhất là ở 30 – 350C), thích hợp ở ẩm độ tương đối 80 – 85% và pH = 3,9 – 9,1 (tối ưu
là 5,5) Chúng phát triển mạnh trên môi trường có hàm lượng saccharose cao (30 – 200 g/l) và nitrat cao (3 – 6 g/l) Điều kiện nuôi cấy giàu O2 kích thích hệ sợi nấm phát triển, trong khi CO2 kích thích sự hình thành bào tử (Moreau, 1974)
Khi nuôi cấy trên môi trường chuyên biệt AFPA (48 – 60 giờ ở 300C), A flavus
cho khuẩn lạc có màu vàng cam sáng ở mặt dưới, mặt trên trắng mịn như nhung Chú
ý tránh nhầm lẫn với A niger vì trên môi trường AFPA, A niger cũng có thể mọc và mặt sau khuẩn lạc A niger cũng có màu vàng nhưng các sợi mang bào tử đính lại có màu đen hay nâu sậm Ngoài ra, khuẩn lạc A ochraceus cũng có màu vàng nhưng mọc
rất chậm (sau 4 – 5 ngày)
2.2.4 Đặc điểm sinh thái
A flavus phân bố ở khắp nơi (đất và nông sản), đặc biệt thích hợp trên các loại
hạt cốc, hạt có dầu như bắp, đậu phộng, hạt gòn… Trên lúa mì, gạo, cùi dừa, cám, hạt
kê: xâm nhiễm ít Đặc biệt, A flavus không phát triển nhiều trên đậu tương (Moss,
1991; trích dẫn bởi Lê Anh Phụng, 2001)
Ở các vùng nhiệt đới, bào tử A flavus thường gặp trong đất quanh năm (Siraicha,
1991) làm nguồn nhiễm thường xuyên cho cây trồng Loài nấm mốc này có thể xâm nhiễm các loại hạt và xác thực vật ở ngoài đồng, trong quá trình thu hoạch, trong giai đoạn bảo quản và giai đoạn chế biến (Lillehoj, 1975; trích dẫn bởi Lê Anh Phụng, 2001)
2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Trang 17Hình 2.2: Quá trình sinh trưởng và phát triển của A flavus
2.3 Độc tố aflatoxin
2.3.1 Lịch sử phát hiện aflatoxin
Năm 1960, tại Anh xuất hiện một bệnh lạ (được gọi là bệnh X vì chưa rõ nguyên nhân) gây chết 10 vạn gà tây con với các tổn thương gan rất nặng nề (hoại tử, chảy máu trong gan, tăng sinh ống dẫn mật…) Bệnh còn được tìm thấy trên vịt con, gà lôi,
bê và heo Những thiệt hại to lớn do bệnh X gây ra đã thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra nguyên nhân gây bệnh Các nghiên cứu này cũng mở đầu cho lĩnh vực khoa học nghiên cứu về nấm mốc và độc tố nấm mốc Thành công đầu tiên trong lĩnh vực khoa học còn khá non trẻ này là việc phát hiện ra độc tố aflatoxin (cũng chính
là nguyên nhân gây ra căn bệnh X) bởi Sargeant và ctv vào năm 1961 (trích dẫn bởi Lê Anh Phụng, 2001) Bệnh sau đó được gọi tên chính thức là Aflatoxicosis (Asplin, 1962; Auswich, 1963; Harvey, 1963; Butler, 1965; trích dẫn bởi Lê Anh Phụng, 2001)
Ở Việt Nam, thông báo khoa học đầu tiên về phát hiện aflatoxin (từ các chủng
thuộc loài A flavus dùng trong một cơ sở lên men sản xuất nước chấm bằng đậu
tương) có từ năm 1970 do Phạm Văn Sổ thực hiện (Bùi Xuân Đồng, 2003)
2.3.2 Các loài nấm mốc có khả năng sinh aflatoxin
Các loài nấm mốc có vai trò quan trọng nhất trong sản sinh aflatoxin là A flavus
và A parasiticus Ngoài ra, một số loài nấm mốc khác như Penicillium spp., Rhizopus
Trang 18spp cũng có khả năng sinh aflatoxin nhưng ít có vai trò gây bệnh trong thực tế (Bùi Xuân Đồng và Hà Huy Văn, 2000)
Bảng 2.1: Một số loài nấm mốc có khả năng sản sinh aflatoxin
Aflatoxin Loài nấm mốc
Aspergillus flavus + + Sargeant và ctv, 1961
Aspergillus parasiticus + + + + Coduer và ctv, 1963
Aspergillus nomius + + + + Kurtzman và ctv, 1987
Aspergillus oryzae + Basappa và ctv, 1967
Aspergillus niger + Kulik và Holaday, 1967
Aspergillus wentii + Kulik và Holaday, 1967
Aspergillus ruber + Kulik và Holaday, 1967
Aspergillus ostianus + + Scott và ctv, 1968
Aspergillus ochraceus + Van Walbeck và ctv, 1968
Penicillium puberulum + + + + Kulik và Holaday, 1967
Penicillium variabile + Kulik và Holaday, 1967
Penicillium frequentans + Kulik và Holaday, 1967
Penicillium citrinum + Kulik và Holaday, 1967
Rhizopus sp + Van Walbeck và ctv, 1968
(Nguồn: IARC, 1993)
2.3.3 Đặc điểm của aflatoxin
Hiện nay được biết là đã có đến 20 loại aflatoxin Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến các aflatoxin B1, B2, G1, G2 vì các aflatoxin này có độc tính cao nhất, đồng thời cũng là các aflatoxin được tạo thành với số lượng nhiều nhất cả trong các cơ chất tự nhiên, trong các sản phẩm cũng như trong môi trường lên men (Bùi Xuân Đồng, 2003)
Trang 19Hình 2.3: Cấu trúc hóa học của các aflatoxin chính 2.3.3.2 Tính chất lý hóa
Aflatoxin có dạng tinh thể màu vàng nhạt, trọng lượng phân tử thấp, dễ bị hủy bởi những chất kiềm nhưng tương đối bền với nhiệt (nhiệt độ cao hơn 1000C chỉ khử được phần nào)
Aflatoxin tan trong một số dung môi hữu cơ như chloroform, acetonitril, methanol, ethanol, aceton, benzen…nhưng không tan trong một số dung môi béo: hexan, ether ethylic, ether dầu hỏa
Bảng 2.2: Các tính chất lý hóa của một số aflatoxin chính
Aflatoxin Công thức phân tử Trọng lượngphân tử nóng chảy Nhiệt độ
(0C)
Màu huỳnh quang dưới tia UV (λ = 365 nm)
(Nguồn: Jone, 1977; trích dẫn Lê Anh Phụng, 2001)
2.3.3.3 Cơ chế sinh tổng hợp aflatoxin
Aflatoxin là chất biến dưỡng thứ cấp được tổng hợp theo con đường polyketid Theo Payne và Brown (1998), có 17 gen mã hóa cho 12 enzym tham gia trong các phản ứng sinh tổng hợp aflatoxin và có mối liên hệ rõ ràng giữa sự sinh trưởng của
Trang 20nấm mốc và khả năng sản xuất aflatoxin Ở A flavus, gen Alf-2 chịu trách nhiệm
chính trong sinh tổng hợp aflatoxin B1 và B2 Có 5 giai đoạn trong quá trình tổng hợp
aflatoxin (sơ đồ chuyển hóa được trình bày ở phần phụ lục):
(1) Giai đoạn tổng hợp từ hexanoyl CoA tạo thành norsolorinic acid do 1 polyketid
synthase xúc tác
(2) Chuỗi bên của norsolorinic acid được chuyển hóa tạo thành averufin
(3) Giai đoạn tổng hợp dihydrofuran: bao gồm versiconal acetat làm trung gian và
dẫn đến hình thành versicolorin A
(4) Giai đoạn chuyển từ versicolorin A thành sterigmatocystin (STG)
(5) Giai đoạn methyl hóa: chuyển từ sterigmatocystin thành cumarin
(Townsend, 1992; trích dẫn bởi Lê Anh Phụng, 2001)
2.3.3.4 Tác động sinh học của aflatoxin trong cơ thể động vật
Aflatoxin xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa (đôi khi qua các
đường khác như hô hấp, da…) Sau đó, độc tố này sẽ liên kết với tế bào máu hoặc
thành phần protein của huyết tương (chủ yếu là albumin) và được vận chuyển vào
máu Sau khi qua hệ thống tĩnh mạch cửa, AFB1 tập trung chủ yếu ở các cơ quan đích
là gan, thận, mề.… Tiếp theo, tại các cơ quan đích (mà nhất là gan) sẽ hoạt hóa AFB1
thành AFB1- epoxide Chất này có thể liên kết với DNA tế bào gan và protein tạo ra cơ
chế gây bệnh trên động vật Tùy thuộc vào lượng AFB1- epoxide mà thú sẽ có biểu
hiện nhiễm độc cấp tính hay mãn tính AFB1 không được hoạt hóa sẽ được bài thải ra
ngoài qua phân, nước tiểu hay qua sữa, trứng… (Campbell, 1976; trích dẫn bởi Lê
Anh Phụng, 2001)
2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo aflatoxin của nấm mốc
Nhìn chung các điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của nấm mốc cũng thuận lợi
cho sự sản sinh aflatoxin (Northolt, 1979; Lê Anh Phụng, 2001)
2.3.4.1 Loài nấm mốc
Khả năng sinh aflatoxin của các loài nấm mốc, thậm chí của các chủng nấm mốc
trong một loài cũng rất khác nhau (Bùi Xuân Đồng, 2003) Theo Klich và Pitt (1998)
Trang 212.3.4.2 Loại cơ chất
Aflatoxin thường được tìm thấy trên các nguyên liệu có hàm lượng carbonhydrate cao như bắp, gạo, hạt kê, đậu phộng, cùi dừa, hạt hướng dương… nhưng chủ yếu là các loại hạt có dầu, đặc biệt đậu phộng là loại cơ chất thuận lợi nhất cho sản xuất aflatoxin (Lê Anh Phụng, 2001)
Theo một số tác giả (Ambrecht, 1963; Diener và David, 1969), các chủng
A flavus nuôi cấy lâu trên môi trường tổng hợp sẽ bị giảm hoặc mất khả năng sinh
aflatoxin, trong khi nuôi cấy lâu trên môi trường tự nhiên lại làm tăng khả năng sản xuất aflatoxin (trích dẫn bởi Lê Anh Phụng, 2001)
2.3.4.3 Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh aflatoxin dao động trong khoảng 25 – 300C, tối ưu là 280C (Moreau, 1974)
Độ ẩm hạt tốt nhất cho sản xuất aflatoxin là 15 – 30% Độ ẩm tăng sẽ làm tăng sản xuất aflatoxin nhưng nếu độ ẩm trên 50% thì lại làm giảm sản xuất aflatoxin vì lúc
đó giữa các hạt có quá nhiều nước sẽ gây ra sự thiếu thoáng khí và làm tăng CO2 trong môi trường (Moreau, 1974)
Ngoài ra, các yếu tố sinh vật như sâu mọt, gặm nhấm… thường mở đường cho nấm mốc xâm nhập, phát triển và sinh độc tố Sự cạnh tranh của nhiều loài nấm mốc trên một cơ chất cũng ảnh hưởng làm tăng hoặc làm giảm lượng độc tố tạo thành (Widstrom, 1990; trích dẫn bởi Lê Anh Phụng, 2001)
2.4 Bệnh nhiễm độc aflatoxin
2.4.1 Cơ chế gây bệnh
Aflatoxin liên kết với DNA trong nhân của tế bào vật chủ gây ức chế enzyme polymerase của DNA, làm hạn chế sự tổng hợp RNA, nên việc tạo ra enzyme polymerase t-RNA cũng giảm, hậu quả là làm giảm sút sự tổng hợp protein trong tế bào Từ đó làm rối loạn sự tăng trưởng bình thường của tế bào, dẫn đến một số bệnh trên người và gia súc (Nexterin và Viarinova, 1971; trích dẫn bởi Dương Thanh Liêm, 2008)
Trang 222.4.2 Aflatoxicosis
2.4.2.1 Aflatoxicosis trên động vật
Nhiễm độc cấp tính
Bệnh xảy ra khi động vật ăn vào một lượng khá lớn độc tố Tính gây độc cấp tính
thường được thể hiện qua liều gây chết LD50 Triệu chứng trúng độc không rõ ràng,
thường có biểu hiện thần kinh như nằm liệt, co giật; chết có thể xảy ra sau một thời
gian ngắn (thường dưới 72 giờ) Bệnh tích chủ yếu xảy ra trên gan (nhạt màu, hoại tử
nhu mô, tăng sinh ống dẫn mật…) Nhìn chung các loài gia cầm mẫn cảm hơn so với
gia súc Thứ tự mẫn cảm như sau:
Gia cầm: vịt > gà tây > ngỗng > ngan > gà
Gia súc: chó > heo > bò > ngựa > cừu
(Allcroft, 1962; trích dẫn Nguyễn Hữu Nam, 1997)
Bảng 2.3: Liều gây chết LD50 của aflatoxin B1 cho uống 1 lần duy nhất
Loài động vật (xếp theo thứ tự mẫn cảm)
LD50(mg/kg thể trọng)
Heo 0,6 Chó 1,0 Cừu 2,0 Khỉ 2,2
Gà 6,3 Chuột bạch 9,0
(Nguồn: Ciegler, 1975; trích dẫn bởi Dương Thanh Liêm, 2008)
Nhiễm độc mãn tính
Bệnh xảy ra do thú tiếp nhận một lượng thấp độc tố trong thời gian dài; thường
xảy ra hơn so với nhiễm độc cấp tính do thú không chỉ ăn duy nhất một loại thức ăn
Ức chế miễn dịch: Khi tiêu thụ lượng thấp độc tố sẽ làm cho thú giảm sức đề
kháng, suy giảm hệ miễn dịch do aflatoxin làm giảm tổng hợp protein, giảm khả năng
thực bào của tế bào đơn nhân ngoại vi (trích dẫn bởi Trần Bắc Vi, 2005) Trên gia
Trang 23Bảng 2.4: Khả năng gây ung thư gan của aflatoxin B1 ở động vật thí nghiệm
Loài vật thí nghiệm Liều cho ăn
(ppb)
Thời gian nuôi dưỡng
(tháng)
Tần suất (%) Vịt con
2.4.2.2 Aflatoxicosis trên người
Ngoài việc gây ngộ độc cấp tính (liều gây chết người khoảng 10 mg), độc tố aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan Người ta đã biết aflatoxin là một trong những chất gây ung thư gan mạnh nhất tác động qua đường miệng – nếu hấp thu một tổng lượng 2,5 mg aflatoxin trong thời gian 89 ngày có thể dẫn đến ung thư gan hơn 1 năm sau (Vũ Hướng Văn, 2009)
Aflatoxin ảnh hưởng rất nhiều đến miễn dịch trung gian tế bào (Pestka và Bondy, 1994; trích dẫn bởi Dương Thanh Liêm, 2008) Nó còn ảnh hưởng xấu lên những đứa trẻ bị bệnh suy dinh dưỡng protein và năng lượng (PEM – Protein Energy Malnutrition) ở các nước kém và đang phát triển (Dương Thanh Liêm, 2008)
2.5 Các phương pháp phát hiện và định lượng aflatoxin
2.5.1 Phương pháp sinh vật học
Phương pháp này dựa vào tác động sinh học của aflatoxin trên một số loài sinh vật (vịt con, gà con, chuột nhắt, chuột bạch, phôi gà, chó, khỉ, ấu trùng giáp xác ) Thông thường người ta dùng vịt con 1 ngày tuổi để phát hiện aflatoxin vì phương pháp này cho độ nhạy cao (0,1 ppm) và thời gian thí nghiệm tương đối ngắn (7 – 10 ngày) với các triệu chứng bệnh rõ rệt ở gan (Bùi Xuân Đồng, 2004)
Tuy nhiên hiện nay phương pháp sinh học ít được dùng do kém tính chuyên biệt
và mất nhiều thời gian; hơn nữa lại chỉ có thể định tính, không thể định lượng
Trang 242.5.2 Phương pháp lý hóa
Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào tính tan hay không tan của aflatoxin trong một số dung môi hữu cơ thích hợp để chiết tách aflatoxin từ mẫu, sau đó xác định aflatoxin nhờ vào khả năng phát huỳnh quang của aflatoxin qua thực hiện kỹ thuật sắc ký (Lê Anh Phụng, 2002)
2.5.2.1 Sắc ký vi cột (minicolumn)
Phương pháp này gồm một cột thủy tinh có đường kính 5 – 6 mm, dài khoảng 20
cm được nhồi các chất hấp phụ độc tố như alumina, silicagel và florisil; calcium sulfat giữ nước ở hai đầu Cho mẫu được chiết bằng chloroform chảy qua cột nhờ trọng lực, lớp hấp phụ sẽ giữ aflatoxin lại và ta sẽ phát hiện được khi chiếu dưới ánh đèn UV (Lê Anh Phụng, 2002)
2.5.2.2 Sắc ký lớp mỏng (TLC – Thin Layer Chromatography)
Là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất vì vừa có độ tin cậy tương đối cao, vừa không cần có trang thiết bị đắt tiền
Thực hiện với một bản mỏng kích thước 20 x 20 cm đã phết sẵn một lớp mỏng chất silicagel Nhỏ dịch chiết tinh sạch (đã được cô cạn trước khi pha loãng bằng chloroform, aceton, methanol) và dịch chuẩn với những lượng tương đương nhau (thường là 1, 2, 5, 10 µl) lên bản mỏng Sau đó triển khai bản mỏng trong bình tối chứa hỗn hợp dung môi (thường dùng chloroform và aceton) để tách rời các đơn chất Quan sát vị trí, cường độ ánh sáng của các đốm mẫu và các đốm chuẩn dưới ánh sáng đèn UV để xác định loại độc tố, hàm lượng độc tố (Lê Anh Phụng, 2002)
2.5.2.3 Sắc ký lỏng cao áp (HPLC – High Pressure Liquid Chromatography)
Dùng một cột đã được nhồi sẵn các hạt chất hấp phụ rắn như silicagel, alumina, chất trao đổi ion… Dịch chiết được bơm vào cột dưới áp suất cao Các đơn chất được hấp phụ ở các mức độ khác nhau sẽ tạo ra sự phân tách vật lý giữa chúng, kết quả là thời gian tách ra khỏi cột (RT – Retention Time) của mỗi chất cũng khác nhau Các chất này sẽ được nhận biết nhờ một công cụ thích hợp (đầu dò) Căn cứ vào RT tương ứng của mẫu và chuẩn để xác định mẫu Dựa vào chiều cao đỉnh (peak) của mẫu trên
Trang 25Một số phương pháp miễn dịch học được sử dụng trong những năm gần đây: miễn dịch phóng xạ (RIA – Radio Immuno Assay), hấp thụ miễn dịch liên kết enzyme (ELISA – Enzyme Linked Immunosorbent Assay) Các kỹ thuật này có độ nhạy cao, giới hạn phát hiện thấp, phát hiện nhanh và các mẫu thử không cần phải làm sạch kỹ, nhưng kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi thao tác chính xác, nên chưa được dùng phổ biến
2.6 Giải pháp nhằm hạn chế tác hại của aflatoxin
2.6.1 Phòng nấm mốc xâm nhập và phát triển
Đây là công việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nếu nông sản không có sự xâm nhập của nấm mốc thì sẽ không có độc tố nấm mốc Để thực hiện được điều này, cần có sự phối hợp đồng bộ từ khâu trước thu hoạch, trong thu hoạch và sau thu hoạch
(1) Giai đoạn trước thu hoạch: chuẩn bị tốt đất trồng trọt, chọn giống cây trồng có
sức kháng bệnh cao, sử dụng hóa chất để bảo vệ cây trồng chống lại sự tấn công của nấm mốc, sâu rầy gây bệnh…
(2) Giai đoạn trong thu hoạch: tránh thu hoạch trong những điều kiện thời tiết bất
lợi cho cây trồng, cần tập trung thu hoạch nhanh và đưa về sấy khô nhanh để tránh sự phát triển của nấm mốc Giảm thiểu tối đa sự tồn đọng cây trồng trên đồng ruộng, hạn chế sự trầy xước, dập bể nông sản khi thu hoạch
(3) Giai đoạn sau thu hoạch: ngoài biện pháp vệ sinh đồng ruộng thì kỹ thuật bảo
quản nông sản sau thu hoạch như phơi, sấy khô, quạt sạch, bao gói kín, kho dự trữ sạch sẽ cũng là yếu tố góp phần quyết định chất lượng của nông sản (Dương Duy Đồng, 2006) Cần kiểm tra, đánh giá tình trạng nguyên liệu trước khi dự trữ Nơi dự trữ phải có cấu trúc hợp lý để duy trì môi trường khô, mát, ổn định Kiểm soát và trừ khử côn trùng, sâu mọt trong kho Định kỳ kiểm tra lại nông sản, xử lý thêm nếu cần (Dương Thanh Liêm, 2008)
Trang 262.6.2 Biện pháp loại trừ, vô hiệu hóa tính độc hại của aflatoxin
2.6.2.1 Phương pháp vật lý
- Loại bỏ những nguyên liệu nhiễm nấm mốc rõ ràng, sử dụng những phần không nhiễm nấm Để phân biệt nguyên liệu nhiễm, ta quan sát ở phần phôi của hạt như bắp nếu thấy có màu khác thường (vàng, đen, đỏ) thì loại bỏ
- Loại bỏ aflatoxin trong dầu nhờ hệ thống tinh lọc bằng cột hấp phụ than hoạt tính
- Xử lý nhiệt: hiệu quả thường kém vì aflatoxin bền với nhiệt
- Sử dụng tia sáng tử ngoại (UV): tác dụng không triệt để, chỉ xử lý lớp trên mặt; hơn nữa nếu chiếu lâu sẽ làm hư hại vitamin Phơi nắng là biện pháp rẻ tiền, được nông dân sử dụng phổ biến
2.6.2.2 Phương pháp hóa học
- Sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh: có thể phá hủy được mạch nối C – C của cấu trúc mạch vòng làm cho mycotoxin trở nên ít độc hơn Khí Ozone: có làm giảm độc lực nhưng không đáng kể, phá hủy nhiều vitamin
- Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi NH3: áp suất ammoniac 2 bars, thời gian 1 giờ, phá hủy > 90% aflatoxin Nhược điểm: giá thành cao, hư hại acid amin chứa lưu huỳnh, làm cho thức ăn có mùi khai
- Sử dụng chất hấp phụ bề mặt để kết dính độc tố ngăn chặn không cho mycotoxin hấp thu vào cơ thể Chất được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới là sodium calcium aluminosilicate (HSCAS) đưa vào khẩu phần ăn của động vật Ngoài
ra còn có chất hấp phụ là các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp (Dương Thanh Liêm, 2008)
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có bán các sản phẩm là chất hấp phụ độc tố do các hãng nước ngoài cung cấp và phân phối như:
Mycofix của hãng Biomin, nước Áo sản xuất
Mycosorb của hãng Alltech, USA sản xuất
Novasil-p của Mỹ, do hãng Suchiang – Đài Loan phân phối
Trang 272.6.2.3 Phương pháp sinh học
Sử dụng các chủng vi sinh vật không có độc tính và có tính năng ức chế sinh tổng hợp aflatoxin hoặc hấp phụ aflatoxin Một số thử nghiệm về khả năng ức chế sinh tổng
hợp aflatoxin của một số chủng vi khuẩn Bacillus subtilis đã được thực hiện đối với
A flavus và A parasiticus (R.Mann và ctv, 1977; N.Kimura, 1988) Theo Gegler
(1966), khả năng phá hủy aflatoxin của vi khuẩn Flavobacterium aurantiacum là đầy
hứa hẹn (Bùi Xuân Đồng, 2003)
2.6.2.4 Biện pháp dinh dưỡng
- Chuyển đổi thức ăn: đưa loại thức ăn đã nhiễm độc tố cho các đối tượng thú ít nhạy cảm như bò thịt, heo thịt, dê thịt đã lớn
- Pha loãng thức ăn: giảm tỷ lệ sử dụng của các thức ăn có nhiễm aflatoxin (bằng cách trộn với thức ăn tốt theo tỷ lệ thích hợp) để cho hàm lượng độc tố bằng hoặc dưới mức cho phép của nhà nước
- Điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giúp cơ thể giải độc, ví dụ như: tăng Cholin, Methionin, vitamin C (góp phần nâng cao sức chống chịu của cơ thể với độc tố)… trong khẩu phần ăn của thú
Bảng 2.5: Hàm lượng tối đa độc tố aflatoxin B1 và aflatoxin tổng số trong thức ăn hỗn
hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm
Hàm lượng độc tố (μg/kg) Loài vật nuôi
Aflatoxin B1
Aflatoxin tổng số (B1 + B2 + G1 + G2)
Trang 282.7 Một số công trình nghiên cứu có liên quan
- Tại trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Lê Anh Phụng, Dương Thanh Liêm và Lê Văn Thọ (2002) đã tiến hành khảo sát mức độ hấp thu độc tố aflatoxin B1
ở những vịt được cắt bỏ manh tràng và đưa đến kết luận: vịt càng ăn nhiều aflatoxin thì lượng hấp thu qua niêm mạc tiêu hóa càng cao, ngược lại tỷ lệ hấp thu lại giảm đi khi mức độ độc tố tăng lên Ngoài ra, việc khảo sát vịt thí nghiệm được giết mổ lúc 8 tuần tuổi cho thấy việc cắt bỏ manh tràng không ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của hệ thống tiêu hóa của vịt, tuy nhiên tác động của độc tố thấy rõ trên gan vịt
so với đối chứng
- Tống Vũ Thắng, Đặng Ngọc Hào (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa ô
nhiễm nấm mốc, Escherichia coli, Salmonella, Clostridium perfringens trong thức ăn
hỗn hợp và tỷ lệ heo bị tiêu chảy trong mùa khô, mùa mưa tại 6 cơ sở chăn nuôi heo sinh sản ở Tp Hồ Chí Minh (http://www.vnast.gov.vn)
- Tại trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, Phạm Văn Tự, Huỳnh Thị Mỹ Lệ
và Trương Quang (2006) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của aflatoxin B1 có trong thức ăn đến đáp ứng miễn dịch của gà công nghiệp đối với bệnh Newcastle và Gumboro Kết quả chứng tỏ: aflatoxin B1 có ảnh hưởng rõ rệt (làm giảm) đến khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống bệnh Newcastle và Gumboro
- Năm 2007, tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Nguyễn Lan Phương và cộng sự đã
tiến hành khảo sát sự ô nhiễm nấm mốc A flavus và định lượng độc tố aflatoxin bằng
kỹ thuật ELISA trong một số thực phẩm tại Hà Nội (http://www.ykhoanet.com)
- Nguyễn Thùy Châu (Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch)
đã tiến hành nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm vi sinh để phòng chống nấm mốc sinh độc tố và độc tố nấm mốc aflatoxin, ochratoxin A trên bắp, đậu phộng, cà phê Sau 2 năm thực hiện (2007 – đầu 2009), nghiên cứu đã thu được một số kết quả: tuyển
chọn được một số chủng A niger – vi nấm đối kháng có khả năng cạnh tranh cao với
A flavus sinh aflatoxin, bước đầu xác định nhanh các chủng sinh độc tố và không sinh
độc tố bằng kỹ thuật sinh học phân tử và đánh giá được mức độ nhiễm các loài
Trang 29Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
- Thời gian: từ tháng 03/2009 đến tháng 07/2009
- Địa điểm:
y Lấy mẫu: Tp Biên Hòa và huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
y Phân tích mẫu: phòng thực hành vi sinh, khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
3.2 Vật liệu thí nghiệm
3.2.1 Đối tượng khảo sát
- Các mẫu bắp xay nhỏ dùng làm thức ăn cho gia súc được lấy ngẫu nhiên từ các đại lý và cửa hàng bán lẻ thức ăn gia súc (TAGS)
- Số lượng mẫu: 30 mẫu, khối lượng 0,5 kg/mẫu
3.2.3 Hóa chất
- Hóa chất dùng nuôi cấy và phân lập nấm mốc: saccharose, NaNO3, KH2PO4, KCl, MgSO4, FeSO4, ferric amamonium citrate, chloramphenicol, agar, dichloran
- Hóa chất dùng để định danh: xanh cotton
- Hóa chất dùng để phân tích aflatoxin: aceton, NaOH 0,2N, FeCl3, CuCO3,
H2SO4 25%, KOH 0,2N, tinh thể Na2SO4, aflatoxin chuẩn có nguồn gốc từ hãng Sigma Co (USA), benzen, acetonitril, chloroform
Trang 303.2.4 Môi trường nuôi cấy
- Môi trường thạch khoai tây: dùng đếm tổng số khuẩn lạc nấm mốc
- Môi trường AFPA (Aspergillus Flavus and Parasiticus Agar): dùng đếm tổng
số khuẩn lạc nghi ngờ là A flavus/ parasiticus
- Môi trường Czapek: dùng nuôi cấy để định danh các chủng A flavus
- Môi trường CYA (Czapek Yeast extract Agar): nhân giống và giữ giống các
chủng A flavus
- Môi trường thạch nước cốt dừa: định tính khả năng sinh aflatoxin của các
chủng A flavus phân lập được
- Môi trường tấm gạo: định hàm lượng aflatoxin của các chủng đã xác định sơ
bộ là có khả năng phát huỳnh quang trên môi trường thạch nước cốt dừa
(Thành phần các môi trường được trình bày ở phần phụ lục)
3.3 Nội dung đề tài
- Đếm tổng số khuẩn lạc nấm mốc có trong 1 g mẫu bắp
- Đếm tổng số khuẩn lạc nghi ngờ là A flavus/ parasiticus trong 1 g mẫu bắp
- Định danh xác định các chủng phân lập được từ mẫu và khảo sát các đặc điểm hình thái (kích thước cuống, thể bọng, thể bình, bào tử)
- Định tính khả năng sinh aflatoxin của các chủng A flavus đã định danh
- Định lượng aflatoxin được sản xuất từ các chủng A flavus có khả năng sinh
Trang 31Thông thường ít có sự phân bố đồng đều của độc tố do sự phát triển tùy chỗ của nấm mốc xâm nhiễm trên nông sản, nên mẫu cần được lấy ở nhiều vị trí khác nhau (thường là trên, giữa và dưới) của lô hàng để có thể đảm bảo tính đại diện cho lô hàng Mẫu được trộn đều, lấy 0,5 kg cho vào bao nylon sạch, ghi ký hiệu mẫu và vận chuyển nhanh về phòng thí nghiệm
3.4.3 Chuẩn bị mẫu phân tích
Mỗi một mẫu đem về được chia thành 2 phần (một phần đem phân tích, một phần đem bảo quản lạnh phòng khi kiểm tra lại), mỗi phần 250g được làm như sau:
- Xay nhuyễn mẫu
- Trộn và dàn đều mẫu ra trên mặt khay rồi chia làm nhiều ô vuông nhỏ
- Lấy mẫu ở mỗi ô một ít cho đến khi đạt khối lượng 25g
- Đem chứa trong bao nylon sạch
- Dùng giấy dán ghi chú ký hiệu mẫu tránh nhầm lẫn
3.4.4 Pha loãng mẫu
25g mẫu + 225 ml nước muối sinh lý 0,9% chứa trong bình thủy tinh màu nâu đã được hấp tiệt trùng, cho lên máy lắc ngang trong 30 phút để thu được huyễn dịch 10-1 Dưới ngọn lửa đèn cồn, dùng micropipet hút lấy 1 ml huyễn dịch 10-1 cho vào ống nghiệm có chứa sẵn 9 ml nước muối sinh lý 0,9% đã được hấp tiệt trùng, ta thu được huyễn dịch có nồng độ 10-2
Tiếp tục tiến hành như vậy ta thu được các huyễn dịch có nồng độ lần lượt
Trang 329 Công thức tính tổng số khuẩn lạc nấm mốc có trong 1 g mẫu ở mỗi nồng độ pha
loãng
X = A x (1/h) x (1/V)
X : tổng số khuẩn lạc nấm mốc có trong 1 g mẫu nguyên liệu
A : số khuẩn lạc trung bình có ở hai đĩa trong cùng một nồng độ pha loãng
h : hệ số pha loãng
V : thể tích mẫu cấy vào đĩa (0,1 ml)
9 Công thức tính số khuẩn lạc nấm mốc trung bình trong 1 g mẫu ở ba nồng độ pha
loãng
Y = (X1 + X2 + X3) / 3 Y: số khuẩn lạc nấm mốc trung bình trong 1 g mẫu nguyên liệu
X1, X2, X3: số khuẩn lạc trung bình có trong 1 g mẫu ở mỗi nồng độ pha loãng
3.4.5.2 Đếm tổng số khuẩn lạc nghi ngờ A flavus/ parasiticus
Dưới ngọn lửa đèn cồn, dùng micropipet hút 100 µl (0,1 ml) huyễn dịch mẫu ở
mỗi nồng độ pha loãng cho vào đĩa môi trường chuyên biệt AFPA đã vô trùng, mỗi
nồng độ cấy được lặp lại trên hai đĩa Sau đó, dùng que thủy tinh trang đều huyễn dịch
trên mặt thạch và nuôi cấy ở nhiệt độ phòng Thực hiện liên tục ở ba nồng độ pha
loãng thích hợp Sau 3 ngày, chỉ chọn đếm những khuẩn lạc nào có màu vàng cam ở
mặt dưới, mặt trên trắng mịn như nhung Dựa vào trung bình tổng số khuẩn lạc đếm
được trên hai đĩa của mỗi nồng độ, ta tính được tổng số khuẩn lạc nghi ngờ là
A flavus/ parasiticus có trong 1 g mẫu bắp và được tính tương tự như tính tổng số
khuẩn lạc nấm mốc
3.4.6 Phân lập và định danh A flavus
3.4.6.1 Phân lập khuẩn lạc nghi ngờ A flavus trên môi trường AFPA
Trên môi trường AFPA, ta dùng que cấy móc lấy một vài sợi nấm của khuẩn lạc
nghi ngờ là A flavus/ parasiticus đem cấy vào ống môi trường CYA đã tiệt trùng, nuôi
cấy ở nhiệt độ phòng trong 3 ngày để nhân giống và giữ giống trước khi tiến hành định
danh