Kỹ thuật trồng cây xen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và trồng xen đến năng suất, chất lượng giống khoai lang Nhật tím tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 38)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.3. Kỹ thuật trồng cây xen

- Thời vụ: Các cây trồng xen gieo cùng lúc với khoai lang, khi gieo đất phải đủ ẩm.

- Mật độ khoảng cách:

+ Xen ngô khoảng cách trồng: cây cách cây 30 cm x 1cây/1hốc.

+ Xen đậu xanh, đậu tƣơng, đậu đen khoảng cách trồng: cây cách cây 15cm x 2 hạt/hốc. Hạt lấp sâu 1- 2cm.

- Chăm sóc: Chăm sóc các loại cây trồng xen theo quy chuẩn riêng của từng loại cây trồng xen. Lƣợng phân bón tùy thuộc vào mật độ của từng loại cây trồng xen.

2.4.4. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống khoai lang QCVN 01 - 06: 2011/BNNPTNT.

* Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển

- Thời gian sinh trưởng: Quan sát tất cả các cây/ô để xác định các giai đoạn sau:

+ Số ngày từ trồng đến hồi xanh: Khi có 70% số khóm đã phục hồi và phát triển.

+ Số ngày từ trồng đến bắt đầu hình thành củ: Khi có 70% thân phân cành cấp 1.

+ Số ngày từ trồng đến dây phủ kín luống: Khi thân lá phủ kín toàn bộ luống. + Thời gian sinh trƣởng (số ngày từ trồng đến thu hoạch): Thu hoạch khi củ chín sinh lý, khoảng 1/3 số lá (chủ yếu là lá gốc) chuyển vàng tự nhiên. - Tỉ lệ dây sống: Tỉ lệ sống (%) = (số dây sống/ số dây trồng ban đầu) x 100.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chiều dài thân chính: đo cố định 5 thân chính/ô; Đo sau trồng 20 ngày; 10 ngày đo 1 lần. Đƣợc đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh sinh trƣởng.

- Dạng hình sinh trƣởng: Đo chiều dài cuối cùng của 5 dây theo dõi ở thời kỳ thu hoạch theo thang điểm từ 1 – 9

1. Ngắn - đứng < 40 cm

3. Rất gọn - nửa đứng: 40 - 75cm

5. Bò trung bình – bò vừa: 75 – 150 cm 7. Bò lan: 151 – 250 cm

9. Bò lan rộng: >250 cm

- Độ lớn thân (đoạn thân chính ở lá thứ 8 – 10 kể từ lá non chƣa xòe ra giáp lá xòe đầu tiên ở ngọn):

1. Rất mảnh: có đƣờng kính < 4 mm 3. Mảnh: có đƣờng kính: 4 – 6 mm 5. Trung bình: có đƣờng kính:7 – 9 mm 7. Lớn: có đƣờng kính:10 -12 mm 9. Rất lớn: có đƣờng kính > 12 mm

* Đánh giá khả năng nhiễm sâu bệnh hại chủ yếu.

- Theo dõi, đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại chủ yếu bằng phƣơng pháp cho điểm từ 1-4 (điểm 1: không bị nhiễm; Điểm 2: nhiễm ít; Điểm 3: nhiễm trung bình; Điểm 4: nhiễm nặng).

- Sâu đục dây (% cây bị hại): Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị hại/ô khi thu hoạch.

- Bọ hà (% cây bị hại): Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị hại/ô khi thu hoạch.

- Bệnh xoăn lá (%): Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị bệnh/ô ở thời kỳ 45 và 60 ngày sau trồng.

- /ô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất đƣợc đánh giá sau khi thu hoạch.

- Năng suất sinh khối (tấn/ha) = Năng suất thân lá + Năng suất củ. - Thân lá: cân toàn bộ thân lá/ô thí nghiệm (kg/ô).

- Củ: đếm số hốc thu, đếm toàn bộ số hốc thu/ô thí nghiệm.

- Số củ trung bình một cây: Lấy liên tục 5 hốc ở giữa luống, đếm tổng số củ thu đƣợc.

- Số củ/cây = tổng số củ/5.

- Khối lƣợng trung bình củ (g) = tổng khối lƣợng củ của 5 cây/tổng số củ. - Củ thƣơng phẩm (đƣờng kính chỗ lớn nhất ≥ 3cm và khối lƣợng ≥ 250gam).

- Củ không thƣơng phẩm (đƣờng kính chỗ lớn nhất < 3cm và có khối lƣợng < 250gam).

- Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân toàn bộ số củ thu đƣợc trên ô thí nghiệm, sau chuyển đổi thành năng suất thu đƣợc/ha.

* Chất lượng củ

- Chất lượng ăn nếm củ được đánh giá theo quy phạm khảo nghiệm 10TCN223-95. Mẫu củ sau khi thu hoạch chọn củ trung bình, luộc và nếm thử. Chất lƣợng ăn nếm đánh giá theo thang điểm từ 1-5 về chỉ tiêu độ ngọt và độ bở: điểm 1- rất ngọt, rất bở; điểm 3- trung bình; điểm 5-rất nhạt, nhão.

Điểm Độ ngọt Điểm bở

1 Rất ngọt Rất bở

3 Trung bình Trung bình

5 Rất nhạt Nhão

- Phương pháp lẫy mẫu củ

Mẫu củ (nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc đánh số như một mẫu): Hàm lƣợng chất khô đƣợc xác định theo phƣơng pháp nhiệt sấy 65-80oC/72 giờ đến khi khối lƣợng không đổi (Annual Repert CIP,1990). Mỗi công thức thí nghiệm lấy ngẫu nhiên 3 củ có khối lƣợng trung bình, bổ dọc làm 4 phần, lấy 1 phần, thái mỏng, trộn đều và cân 100 gam mẫu tƣơi/1 lần nhắc. Tất cả các mẫu tƣơi đƣợc đem phơi khô sau đó đem vào sấy trong tủ sấy ở 800

C.

2.5. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu

- Phƣơng pháp thống kê toán học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phần 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại phân hữu cơ đến sinh trƣởng phát triển và năng suất giống khoai lang Nhật tím ở vụ Đông 2013 trƣởng phát triển và năng suất giống khoai lang Nhật tím ở vụ Đông 2013 và vụ Xuân 2014 tại Phổ Yên - Thái Nguyên

Trong quá trình sống cây trồng luôn tích lũy cho mình một lƣợng vật chất. Sự tích lũy vật chất đó là do kết quả của nhiều chức năng sinh lý, sinh hóa trong cây gọi chung là sinh trƣởng, phát triển. Các cơ quan của cây có sinh trƣởng phát triển tốt thì mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Quá trình đó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.

Cây khoai lang từ trồng đến thu hoạch có thể trải qua 4 thời kỳ sinh trƣởng, phát triển: mọc mầm ra rễ, sinh trƣởng thân lá, phân cành kết củ và phình to của củ. Các thời kỳ sinh trƣởng, phát triển này chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh và có mối liên quan chặt chẽ tới các yếu tố tạo thành năng suất cây khoai lang.

Cây khoai lang có hai thời kỳ quan trọng quyết định đến năng suất củ là thời kỳ phát triển dây lá và thời kỳ lớn lên của củ. Hai thời kỳ này có mối liên hệ mật thiết với nhau, vừa có tác dụng thúc đẩy và khống chế lẫn nhau. Do đó khi nghiên cứu quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây khoai lang giúp cho ta nắm đƣợc quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong cây, để có các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm đạt năng suất và phẩm chất tốt, đáp ứng mục đích sử dụng của con ngƣời.

3.1.1. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến tỷ lệ sống của khoai lang Nhật Tím từ khi trồng đến bén rễ hồi xanh

Khả năng sống của dây khoai lang là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến năng suất của quần thể khoai lang, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến mật độ trồng và tổng số cây trên một đơn vị diện tích. Khi tỷ lệ sống càng cao thì số lƣợng cá thể trong quần thể càng lớn và dẫn đến năng suất quần thể càng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cao trong khoảng mật độ thích hợp. Do vậy, đánh giá tỷ lệ sống của khoai lang là việc cần thiết.

Bảng 3.1. Tỷ lệ sống của khoai lang Nhật tím từ khi trồng đến bén rễ hồi xanh Đơn vị: % Công thức Tỷ lệ sống Vụ Đông (2013) Vụ Xuân (2014) Phân chuồng (đ/c) 99,21 100 Sông Gianh 98,37 100 Quế Lâm 98,33 99,21 NTT 100 99,21

Qua số liệu bảng 3.1 ta thấy: Tỷ lệ sống của cây khoai lang ở 4 công thức thí nghiệm ở cả 2 vụ là rất cao, dao động trong khoảng 98,33 % - 100%. Các dây giống đƣợc sử dụng là cùng một giống, đƣợc trồng trên cùng một điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu, cùng một kỹ thuật trồng. Yếu tố phân bón là yếu tố sai khác duy nhất. Tuy nhiên nó không ảnh hƣởng nhiều tới tỷ lệ sống của khoai lang ở các công thức thí nghiệm. Cũng cho thấy giống khoai lang Nhật Tím có khả năng bén rễ, hồi xanh tƣơng đối cao có khả năng tái sinh rất mạnh, có thể sử dụng các đoạn dây để làm giống đều đạt tỷ lệ sống cao (> 90%) khi trồng ở điều kiện tự nhiên của Thái Nguyên. Đây là yếu tố thuận lợi đầu tiên để hình thành năng suất quần thể sau này.

3.1.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của khoai lang

Cũng giống các loại cây trồng khác, các thời kỳ sinh trƣởng, phát triển của khoai lang đều chịu ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ nhiệt độ, ẩm độ, nƣớc, ánh sáng, dinh dƣỡng...Thời kỳ trồng ( bén rễ, hồi xanh ) nếu điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm đầy đủ, đất tơi xốp, chất lƣợng dây giống tốt là những yếu tố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đảm bảo quá trình mọc mầm ra rễ thuận lợi, tỉ lệ dây sống cao. Đây chính là cơ sở cho quá trình sinh trƣởng phát triển của cây khoai lang sau này.

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của các loại phân hữu cơ tới thời gian các giai đoạn sinh trƣởng của khoai lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm

Đơn vị: ngày Công thức Thời gian từ trồng đến ngày... Thời gian từ trồng đến ngày… Vụ Đông 2013 Vụ xuân 2014 Bén rễ, hồi xanh Hình thành củ Phủ luống Thu hoạch Bén rễ, hồi xanh Hình thành củ Phủ luống Thu hoạch Phân chuồng (đ/c) 9 50 49 110 12 63 54 110 Sông Gianh 9 57 53 110 12 69 60 110 Quế Lâm 9 53 52 110 12 66 58 110 NTT 9 48 47 110 12 60 52 110

Qua số liệu bảng 3.2 ta thấy quá trình bén rễ hồi xanh của tất cả các công thức phân bón ở vụ Đông diễn ra nhanh hơn ( 9 ngày sau trồng) so với vụ Xuân (12 ngày sau trồng). Do ở vụ Đông thời kỳ bén rễ hồi xanh gặp điều kiện thích hợp nhƣ nhiệt độ 26,40C, ẩm độ 85% ( số liệu có trong bảng ở phần phụ lục). Vụ Xuân trồng vào tháng 2, do lúc này nhiệt độ thấp 17,30C, tổng lƣợng mƣa của tháng là 10,8 mm cho nên đã làm chậm quá trình bén rễ hồi xanh của cây khoai lang và thời gian từ trồng đến bén rễ hồi xanh là 12 ngày.

Quá trình phân hóa và hình thành củ ở khoai lang thƣờng bắt đầu diễn ra ở 30 - 40 ngày sau trồng tùy thuộc vào từng giống. Tuy nhiên quá trình hình thành củ còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh nhƣ loại phân bón, độ xốp của đất, ẩm độ đất, kỹ thuật trồng, thời vụ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua số liệu bảng 3.2 ta thấy, ở các công thức phân bón hữu cơ vụ Đông có thời gian hình thành củ (48 – 57 ngày) sớm hơn tất cả các công thức phân bón hữu cơ vụ Xuân ( 60 – 69 ngày). Ở vụ Đông công thức NTT có thời gian từ trồng đến hình thành củ ngắn hơn công thức phân chuồng (Đ/C) 2 ngày, các công thức phân bón còn lại có thời gian từ trồng đến hình thành củ dài hơn công thức phân chuồng (Đ/C) từ 5 – 9 ngày. Ở Vụ Xuân công thức NTT hình thành củ sớm (60 ngày ) sớm hơn công thức phân chuồng (Đ/C) ( 63 ngày). Công thức Sông Gianh và công thức Quế Lâm hình thành củ muộn hơn đối chứng.

Thời gian phủ luống là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá sự sinh trƣởng và phát triển của cây khoai lang. Nếu thời gian phủ luống càng sớm thì sự vận chuyển vật chất khô về củ càng sớm và ngƣợc lại.

Số liệu bảng 3.2 cho thấy khả năng phủ luống của các CT phân bón ở vụ Đông sớm hơn vụ Xuân. Ở vụ Đông luống đƣợc phủ kín từ 47 – 53 ngày. Còn vụ Xuân luống đƣợc phủ kín tử 52 – 60 ngày. Trên cùng một điều kiện thổ nhƣỡng, cùng một giống, cùng một kỹ thuật trồng. Ngoài yếu tố sai khác là phân bón còn có yếu tố khí hậu. Nhiệt độ, lƣợng mƣa 2 tháng đầu trồng khoai ở 2 vụ chênh nhau rõ rệt. Ở vụ Đông nhiệt độ trung bình 2 tháng đầu lần lƣợt là 26,40

C và 24,60C. Ở vụ Xuân nhiệt độ thấp hơn rất nhiều trung bình lần lƣợt là 17,30

C và 16,70C. Về lƣợng mƣa, ở vụ Đông tháng đầu tiên đạt 352,2mm trong khi ở vụ Xuân chỉ đạt 10,8mm. Rõ ràng yếu tố khí hậu ảnh hƣởng rất lớn đến sự sinh trƣởng, phát triển của cây khoai lang.

Giống khoai lang Nhật tím là giống có thời gian sinh trƣởng trung bình. Vì vậy mà các công thức phân bón khác nhau đều đƣợc thu hoạch ở cùng một thời gian (110 ngày).

3.1.3. Kết quả nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều dài dây khoai lang

Đối với tất cả các loại cây trồng nói chung, chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sinh trƣởng của các giống đƣợc trồng trọt trong những điều kiện nhất định. Khả năng sinh trƣởng của một cây trồng nói chung có liên quan chặt chẽ tới các yếu tố nội tại, liên quan đến bản chất di

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

truyền của giống đồng thời chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố kỹ thuật... phân bón có ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây khoai lang. Ngay trong cùng một giống khoai lang nhƣng trong từng thời vụ khác nhau, ở các giai đoạn phát triển khác nhau, có các loại phân bón khác nhau, thì tốc độ vƣơn dài của thân cây cũng khác nhau.

Theo dõi sự tăng trƣởng chiều dài thân chính của giống khoai lang Nhật tím ở các công thức phân bón khác nhau chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ đến động thái tăng trƣởng chiều dài thân chính của giống khoai lang Nhật tím trong các công thức

thí nghiệm Đơn vị: cm Thời kỳ Công thức Sau trồng đến….ngày Mùa vụ 20 30 40 50 60 70 80 90 Vụ Đông 2013 Phân chuồng (đ/c) 34,2 62,53 111,47 136,60 148,47 153,67 156,53 158,07 Sông Gianh 31,87 52,6 101,8 124,93 133,60 135,73 137,27 137,93 Quế Lâm 32,67 59,87 106,13 130,60 141,60 145,67 147,07 148,07 NTT 35,27 64,6 117,13 141,87 154,47 159,47 161,93 163,27 Vụ Xuân 2014 Phân chuồng (đ/c) 12.60 27,80 58,93 110,40 150,87 174,00 186,27 192 Sông Gianh 11.73 27,13 50,20 91,73 128,53 152,40 161,20 165,8 Quế Lâm 12.00 27,20 52,47 95,27 134,13 162,47 177,47 183,13 NTT 12.53 28,80 60,07 111,87 153,27 177,13 188,07 194,93 1 194,93

Qua số liệu bảng 3.3 cho thấy ở các công thức phân bón khác nhau, ở 2 vụ khác nhau sức sinh trƣởng của thân khoai lang là không giống nhau.

Điều kiện thời tiết vụ Đông 2013 cho thấy, nhìn chung các tháng 10, 11 nhiệt độ trung bình tƣơng ứng đạt 24,6 và 22,20C; ẩm độ không khí trong ngày trung bình đạt 78% - 76% phù hợp với sinh trƣởng thân lá của khoai lang. Sự tăng trƣởng chiều dài thân chính đã phản ánh rõ nét khả năng sinh trƣởng phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển ở khoai lang. Vào giai đoạn đầu (20 - 50 ngày sau trồng) chiều dài thân chính của các công thức phân bón khoai lang phát triển mạnh, ở giai đoạn cuối tuy có tăng nhƣng tăng rất chậm. Điều đó giải thích rằng một phần là do, ở cuối thời vụ tháng 12 và tháng 1 nhiệt độ xuống thấp (trung bình đạt 150

C và 16,60C) không phù hợp với sinh trƣởng thân lá của cây khoai lang.

Ở giai đoạn 90 ngày, sự tăng trƣởng chiều dài thân chính của các công thức phân bón khoai lang có sự sai khác rõ rệt. Công thức NTT có chiều dài thân chính lớn nhất 163,27 cm. Công thức Sông Gianh có chiều dài thân chính (137,93 cm ) thấp nhất thấp hơn công thức đối chứng (158,07 cm).

Điều kiện thời tiết vụ Xuân 2014 cho thấy, ở tháng 2, 3 nhiệt độ rất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và trồng xen đến năng suất, chất lượng giống khoai lang Nhật tím tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)