3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.4. Nghiên cứu khả năng phân cành của cây khoai lang Nhật tí mở các
công thức thí nghiệm
Phân cành là một đặc tính sinh học của cây khoai lang. Khả năng phân cành và sự phân bố cành trên thân chính sẽ tạo điều kiện cho bộ lá sắp xếp hợp lý để cây quang hợp tốt làm tiền đề cho năng suất cao, các chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào lƣợng phân bón, giống, quá trình chăm sóc và thời vụ trồng. Sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phân cành sớm sẽ hạn chế sự phát triển chiều dài thân chính và sớm có bộ khung tán hợp lý tạo cho việc hấp thu năng lƣợng ánh sáng mặt trời thuận lợi hơn. Ngƣợc lại sự phân cành muộn làm chiều dài thân chính phát triển mạnh, số lá trên cây ít, quá trình tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ vào củ giảm, khi thu hoạch củ sẽ không to. Vì vậy trong sản xuất ngoài chú ý đến mật độ, khoảng cách hợp lý khi trồng để cây khoai lang có bộ tán hợp lý không che khuất nhau giúp quá trình quang hợp thuận lợi; còn chú ý tới các biện pháp kỹ thuật bón phân, nhằm làm cho sự phát triển thân lá một cách hợp lý.
Cây khoai lang có thể tận dụng tất cả các bộ phận của cây khoai. Do vậy, khả năng phân cành ngoài phản ánh khả năng sinh trƣởng của cây còn làm tăng năng suất thân lá, đồng thời khả năng phân cành là cơ sở để xác định lƣợng phân bón thích hợp để cây phát triển thuận lợi nhằm đạt đƣợc năng suất cao.
Kết quả theo dõi khả năng phân cành của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Khả năng phân cành của cây khoai lang Nhật tím ở các công thức thí nghiệm sau trồng 80 ngày
Đơn vị: cành Công thức thí nghiệm Vụ Đông 2013 Vụ Xuân 2014 Số cành Số cành ss Cấp I Cấp II Tổng Cấp I Cấp II Tổng Phân chuồng (Đ/C) 4,33 4,93 9,27 4,67 5,20 9,87
Phân Sông Gianh 3,73 4,60 8,33 4,33 4,80 9,13
Phân Quế Lâm
4,27 5,13 9,40 4,73 5,00 9,73
Phân NTT 5,13 5,80 10,93 5,47 6,00 11,47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LSD05 0,8 0,75 1,4 0,8 0,8 1,5
Qua số liệu bảng 3.4 ta thấy số cành của khoai lang ở các công thức phân bón trong thí nghiệm vụ Đông đã có sự chênh lệch với vụ Xuân. Cụ thể khả năng phân cành cấp I, II ở vụ Đông thấp hơn vụ Xuân. Ở vụ Đông khả năng phân cành cấp II ( từ 4,6 – 5,8 cành) nhiều hơn cành cấp I ( từ 3,73 – 5,13 cành). Tổng số cành của các công thức phân bón khoai lang biến động từ 8,33– 10,93 cành. Trong thí nghiệm công thức NTT có tổng số cành nhiều nhất (10,93 cành) cao hơn công thức đối chứng phân chuồng (9,27 cành) ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số cành tƣơng đƣơng với công thức đối chứng. Ở vụ Xuân khả năng phân cành cấp I ( từ 4,33 – 5,47 cành) thấp hơn cành cấp II ( từ 4,8– 6,0 cành). Tổng số cành của các công thức phân bón khoai lang biến động từ 9,13 – 11,47 cành. Trong thí nghiệm công thức NTT có tổng số cành nhiều nhất (11,47 cành) cao hơn công thức đối chứng phân chuồng (9,87 cành) ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số cành tƣơng đƣơng với công thức đối chứng.
3.1.5. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ tới khả năng nhiễm sâu bệnh hại chủ yếu của khoai lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm
Khoai lang là loại cây lƣơng thực đƣợc trồng tại nhiều nƣớc trên thế giới (111 nƣớc) và đƣợc trồng phổ biến tại nƣớc ta. Một trong những mối lo ngại lớn nhất của những ngƣời trồng khoai là vấn đề sâu bệnh. Hiện nay, khoai lang thƣờng bị một số loài sâu bệnh nhƣ bọ hà, sâu đục dây, bệnh xoăn lá, bệnh thối đen và nó đang trở thành đối tƣợng gây bệnh chính, phân bố ở hầu hết những vùng trồng khoai, làm ảnh hƣởng đến năng suất và phẩm chất củ. Bón phân cũng có thể làm thay đổi mức độ nhiễm sâu bệnh của giống khoai lang.
Qua theo dõi tình hình sâu bệnh ở các công thức thí nghiệm khác nhau chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 3.5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của các loại phân hữu cơ tới khả năng nhiễm sâu bệnh hại chủ yếu của khoai lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm
Đơn vị: % Mùa vụ Loại sâu/bệnh Công thức Sâu đục dây Bọ hà Bệnh xoăn lá Bệnh thối đen Vụ Đông 2013 Phân chuồng 10,00 12,50 0 0
Phân Sông Gianh 15,97 14,29 0 0
Phân Quế Lâm 11,02 11,86 0 0
Phân NTT 8,26 8,26 0 0
Vụ Xuân 2014
Phân chuồng 13,45 15,97 0 0
Phân Sông Gianh 15,70 38,02 0 0
Phân Quế Lâm 24,79 21,49 0 0
Phân NTT 15,83 13,33 0 0
Qua số liệu bảng 3.5 ta thấy:
Sâu đục thân và bọ hà đều xuất hiện ở cả 2 vụ Đông và Xuân. Bệnh xoăn lá và bệnh thối đen ở khoai lang đều không nhiễm. Và sự xuất hiện sâu ở cả 2 vụ rất khác nhau.
Cụ thể, Tỷ lệ cây bị sâu đục dây và bọ hà ở vụ Đông đều thấp hơn ở vụ Xuân. Ở vụ Đông tỷ lệ cây bị sâu đục dây hại từ 8,26% - 15,97%. Trong đó công thức NTT có tỷ lệ bị hại thấp nhất là 8,26%, thấp hơn công thức đối chứng là 10%. Công thức Quế Lâm tƣơng đƣơng công thức phân chuồng(Đ/C). Công thức Sông Gianh có tỷ lệ sâu đục thân cao nhất là 15,97%. Ở vụ Xuân sâu đục thân ở các công thức phân bón khác nhau thì công thức Quế Lâm (24,79%) có tỷ lệ xuất hiện cao hơn hẳn so với các công thức phân bón khác. Các công thức phân bón khác nhau còn lại tƣơng đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đồng đều nhau và công thức phân chuồng(Đ/C) có tỷ lệ xuất hiện thấp nhất là mức 13,45%.
Bọ hà (tên khoa học là Cylas formicarius) hay còn gọi sùng hà. Là sâu hại thân và củ hay gặp nhất ở khoai lang. Củ khoai lang bị bọ hà làm giảm phẩm chất nghiêm trọng. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở vụ Đông tỷ lệ cây bị bọ hà từ 8,26% - 14,29%. Trong đó công thức NTT có tỷ lệ bị hại thấp nhất là 8,26%, thấp hơn công thức đối chứng là 12,50%. Công thức Sông Gianh có tỷ lệ bọ hà cao nhất là 14,29%. Ở vụ Xuân, tỷ lệ cây bị bọ hà từ 13,33% - 38,02%. công thức NTT (13,33%) có % bị bọ hà thấp hơn công thức phân chuồng (Đ/C) (15,97%) các công thức còn lại cao hơn đối chứng.
Tác hại: bọ hà gây hại trên thân cây và củ, chủ yếu là gây hại trên củ sau khi bọ trƣởng thành đẻ trứng vào củ, sâu non ăn phần thịt củ thành những hang hốc và bài tiết ra ngay tại hang, từ đó có một loại nấm sống trên đó làm cho củ khoai lang đắng và có mùi rất khó chịu, ngƣời và gia súc đều không thể ăn đƣợc.
Nguyên nhân: Luống trồng khoai lang thấp, không vun cao để hở củ khoai lang ra ngoài và để quá khô. Khoai lang trồng thƣờng xuyên trên một vùng đất, đặc biệt là đất cao, khô.
Biện pháp phòng trừ tổng hợp
Vun cao sau trồng 15-25 ngày sau trồng và giữ ẩm cũng là biện pháp kỹ thuật làm giảm tác hại của bọ hà.
Thực hiện luân canh với cây trồng nƣớc (tốt nhất là trồng trên đất sau khi thu hoạch lúa).
Dùng bẫy bả (ví dụ: củ khoai lang đã đƣợc cắt nhỏ, dải đều bẫy ngoài khu bảo quản hoặc xung quang ruộng khoai thời kỳ đang xuống củ 70-80 ngày sau trồng...) để nhử bọ trƣởng thành đẻ trứng vào, sau đó thu bả diệt sâu non.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biện pháp dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật.
Dùng Basudin 10H rắc vào rạch trƣớc hoặc rắc sau khi trồng 45-50 ngày với lƣợng 27kg/ha.
Nhúng dây giống vào dung dịch Trebon 0.1% trƣớc khi trồng, cũng hạn chế sự xâm nhập của bọ hà.
3.1.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Đối với cây khoai lang nói riêng và các cây lấy củ nói chung, năng suất củ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Khả năng sinh trƣởng, phát triển của cây khoai lang tốt hay xấu đƣợc đánh giá bằng năng suất. Năng suất khoai lang đƣợc tạo thành bởi các yếu tố: Số củ/cây, khối lƣợng trung bình củ, khối lƣợng củ/cây.
Các yếu tố này đƣợc hình thành trong thời gian khác nhau, có những quy luật khác nhau, chịu tác động của những điều kiện khác nhau song chúng lại có mối quan hệ lẫn nhau và đều chịu ảnh hƣởng của các yếu tố ngoại cảnh nhƣ đất đai, khí hậu, giống, phân bón, các kỹ thuật canh tác...
Phân bón có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sinh trƣởng, phát triển và chỉ tiêu sinh lý, do đó ảnh hƣởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một giống. Vì vậy muốn đạt năng suất cao, phẩm chất tốt thì phân bón đóng vai trò rất quan trọng.
Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại phân bón khác nhau tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống khoai lang Nhật tím đƣợc trình bày ở bảng 3.6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của các loại phân bón hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất củ của khoai lang Nhật tím
Chỉ tiêu Công thức Vụ Đông 2013 Vụ Xuân 2014 Số củ/khóm (củ) Khối lƣợng trung bình củ (g) NS lý thuyết (tấn/ha) Số củ/khóm (củ) Khối lƣợng trung bình củ (g) NS lý thuyết (tấn/ha) Phân chuồng (Đ/C) 4,33 114,92 19,92 4,00 108,07 17,28
Phân Sông Gianh 4,13 111,22 18,48 3,87 106,78 16,56 Phân Quế Lâm 4,20 114,38 19,28 3,93 107,61 16,99 Phân NTT 5,27 116,58 24,59 4,80 111,65 21,49
CV% 7,2 7,8 10,4 7,8 7,6 9,8
LSD05 0,64 17,89 4,2 0,64 16,58 3,5
Qua số liệu bảng 3.6 chúng ta thấy, số củ/ cây của các CT phân bón khoai lang ở vụ Đông cao hơn vụ Xuân. Số củ/cây của các CT phân bón khoai lang vụ Đông biến động nhiều hơn từ 4,13 củ/cây (công thức Sông Gianh) đến 5,27 củ/cây (công thức NTT) trong khi số củ/cây ở các CT phân bón ở vụ Xuân biến động từ 3,87 củ/cây (công thức Sông Gianh) đến 4,8 củ/cây (công thức NTT). Số củ/cây ở vụ Đông của công thức NTT cao nhất cao hơn CT phân chuồng (Đ/C) ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có biến động nhƣng không lớn. Ở vụ Xuân, các công thức khác có số củ/khóm chênh lệch không đáng kể so với đối chứng ngoại trừ công thức NTT có số củ/khóm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Vụ Đông 2013 khối lƣợng trung bình củ của các CT phân bón khoai lang biến động từ 111,22 g/củ (Sông Gianh) đến 116,58 g/củ (NTT) trong khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
số củ/cây ở các CT phân bón ở vụ Xuân biến động từ 106,78 g/củ (Sông Gianh) đến 111,65 g/củ (NTT). Chúng ta thấy rằng, khối lƣợng trung bình củ của các CT phân bón khoai lang ở cả 2 vụ có biến động không nhiều. Khối lƣợng trung bình củ của các CT phân bón khoai lang vụ Đông và vụ Xuân tƣơng đƣơng với đối chứng.
Năng suất lý thuyết của một giống phản ánh tiềm năng cho năng suất tối đa của giống đó trong điều kiện nhất định. Năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố cấu thành năng suất. Các yếu tố cấu thành năng suất chịu sự chi phối bởi yếu tố di truyền, điều kiện ngoại cảnh cùng chế độ chăm sóc và mùa vụ trồng. Năng suất lý thuyết của các công thức phân bón vụ Đông biến động từ 18,48 – 24,59 tấn/ha. Công thức NTT có năng suất lý thuyết (24,59 tấn/ha) cao nhất cao hơn đối chứng ( phân chuồng: 19,92 tấn/ha) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức phân bón còn lại có năng suất lý thuyết tƣơng đƣơng đối chứng. Vụ Xuân, năng suất lý thuyết của các công thức phân bón trong thí nghiệm đều thấp hơn vụ Đông biến động từ 16,56 – 21,49 tấn/ha. Công thức NTT có năng suất lý thuyết cao nhất (21,49 tấn/ha) cao hơn đối chứng ( phân chuồng:17,28 tấn/ha) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức phân bón còn lại có năng suất lý thuyết tƣơng đƣơng đối chứng.
Năng suất luôn là tính trạng đƣợc quan tâm, là mục tiêu của nhà chọn giống, nhà kỹ thuật, là mục đích của ngƣời trồng khoai lang. Đánh giá các chỉ tiêu năng suất chúng tôi thu đƣợc kết quả ở dƣới bảng 3.7 nhƣ sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của các loại phân bón hữu cơ đến NS thân lá, NS củ thƣơng phẩm, NS thực thu, NS sinh khối của khoai lang Nhật tím ở vụ
Đông 2013 và vụ Xuân 2014 Mùa vụ Chỉ tiêu Công thức NS thân lá (tấn/ha) NS củ thƣơng phẩm (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) NS sinh khối (tấn/ha) Vụ Đông 2013 Phân chuồng (Đ/C) 19,72 12,41 17,64 37,36
Phân Sông Gianh 16,97 11,87 16,54 33,51
Phân Quế Lâm 18,95 12,18 17,33 36,28
Phân NTT 23,05 15,46 20,92 43,97 CV% 8,3 10,1 8,2 6,7 LSD05 3,2 2,6 2,9 5 Vụ Xuân 2014 Phân chuồng (Đ/C) 26,49 11,15 16,44 42,92
Phân Sông Gianh 23,64 10,38 15,26 38,90
Phân Quế Lâm 26,10 10,64 15,92 42,03
Phân NTT 30,62 13,46 18,85 49,46 CV% 7,3 9,4 7,4 6,2 LSD05 3,8 2,1 2,4 5,4 Vụ Đông 2013 0 10 20 30 40 50 PC(Đ/C) Phân Sông Gianh Phân Quế Lâm Phân NTT CTTN T ấn /h a NS thân lá NS củ thƣơng phẩm NS thực thu NS sinh khối
Hình 3.1. Biểu đồ NS thân lá, NS củ thương phẩm, NS thực thu, NS sinh khối của khoai lang Nhật tím ở vụ Đông 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Vụ Xuân 2014 0 10 20 30 40 50 60 PC(Đ/C) Phân Sông Gianh Phân Quế Lâm Phân NTT CTTN T ấn /h a NS thân lá NS củ thƣơng phẩm NS thực thu NS sinh khối
Hình 3.2. Biểu đồ NS thân lá, NS củ thương phẩm, NS thực thu, NS sinh khối của khoai lang Nhật tím ở vụ Xuân 2014
Qua số liệu bảng 3.7 và hình 3.1;3.2 ta có nhận xét: - Năng suất thân lá.
Vụ Xuân 2014 năng suất thân lá của các công thức khoai lang thí nghiệm cao hơn so với vụ Đông 2013. Năng suất thân lá của các công thức khoai lang thí nghiệm vụ Đông biến động từ 16,97 tấn/ha ( Sông Gianh) đến 23,05 tấn/ha (NTT) trong khi vụ Xuân biến động từ 23,64 tấn/ha ( Sông Gianh) đến 30,62 tấn/ha (NTT) tấn/ha. Ở vụ Đông, năng suất thân lá của công thức Quế lâm (18,95 tấn/ha), công thức Sông Gianh (16,97 tấn/ha) tƣơng đƣơng công thức phân chuồng đối chứng (19,85 tấn/ha). Công thức NTT có năng suất thân lá cao nhất (23,05 tấn/ha) cao hơn công thức phân chuồng đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Ở vụ Xuân công thức NTT có năng suất thân lá cao nhất (30,62 tấn/ha) cao hơn công thức phân chuồng đối chứng( 26,49 tấn/ha) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức phân bón còn lại tƣơng đƣơng công thức đối chứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chúng ta thấy rằng, năng suất củ thƣơng phẩm ở vụ Đông cao hơn vụ Xuân. Vụ Đông 2013 năng suất củ thƣơng phẩm dao động từ 11,87 – 15,46 tấn/ha. Trong đó công thức NTT có năng suất củ thƣơng phẩm cao nhất (15,46 tấn/ha) cao hơn công thức đối chứng (12,41 tấn/ha) ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức phân bón còn lại tƣơng đƣơng công thức đối chứng ( sai khác không có ý nghĩa). Ở vụ Xuân, năng suất củ thƣơng phẩm dao động từ 10,38 – 13,46 tấn/ha. Công thức NTT có năng suất củ thƣơng phẩm ( 13,46 tấn/ha) cao nhất và cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức Quế Lâm, công thức Sông Gianh có năng suất củ thƣơng phẩm tƣơng đƣơng công thức đối chứng.
- Năng suất thực thu.
Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu đƣợc trên một đơn vị diện tích. Năng suất thực thu phản ánh tƣơng đối chính xác, rõ nét về đặc điểm,