Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và trồng xen đến năng suất, chất lượng giống khoai lang Nhật tím tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 51)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Đối với cây khoai lang nói riêng và các cây lấy củ nói chung, năng suất củ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Khả năng sinh trƣởng, phát triển của cây khoai lang tốt hay xấu đƣợc đánh giá bằng năng suất. Năng suất khoai lang đƣợc tạo thành bởi các yếu tố: Số củ/cây, khối lƣợng trung bình củ, khối lƣợng củ/cây.

Các yếu tố này đƣợc hình thành trong thời gian khác nhau, có những quy luật khác nhau, chịu tác động của những điều kiện khác nhau song chúng lại có mối quan hệ lẫn nhau và đều chịu ảnh hƣởng của các yếu tố ngoại cảnh nhƣ đất đai, khí hậu, giống, phân bón, các kỹ thuật canh tác...

Phân bón có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sinh trƣởng, phát triển và chỉ tiêu sinh lý, do đó ảnh hƣởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một giống. Vì vậy muốn đạt năng suất cao, phẩm chất tốt thì phân bón đóng vai trò rất quan trọng.

Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại phân bón khác nhau tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống khoai lang Nhật tím đƣợc trình bày ở bảng 3.6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của các loại phân bón hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất củ của khoai lang Nhật tím

Chỉ tiêu Công thức Vụ Đông 2013 Vụ Xuân 2014 Số củ/khóm (củ) Khối lƣợng trung bình củ (g) NS lý thuyết (tấn/ha) Số củ/khóm (củ) Khối lƣợng trung bình củ (g) NS lý thuyết (tấn/ha) Phân chuồng (Đ/C) 4,33 114,92 19,92 4,00 108,07 17,28

Phân Sông Gianh 4,13 111,22 18,48 3,87 106,78 16,56 Phân Quế Lâm 4,20 114,38 19,28 3,93 107,61 16,99 Phân NTT 5,27 116,58 24,59 4,80 111,65 21,49

CV% 7,2 7,8 10,4 7,8 7,6 9,8

LSD05 0,64 17,89 4,2 0,64 16,58 3,5

Qua số liệu bảng 3.6 chúng ta thấy, số củ/ cây của các CT phân bón khoai lang ở vụ Đông cao hơn vụ Xuân. Số củ/cây của các CT phân bón khoai lang vụ Đông biến động nhiều hơn từ 4,13 củ/cây (công thức Sông Gianh) đến 5,27 củ/cây (công thức NTT) trong khi số củ/cây ở các CT phân bón ở vụ Xuân biến động từ 3,87 củ/cây (công thức Sông Gianh) đến 4,8 củ/cây (công thức NTT). Số củ/cây ở vụ Đông của công thức NTT cao nhất cao hơn CT phân chuồng (Đ/C) ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có biến động nhƣng không lớn. Ở vụ Xuân, các công thức khác có số củ/khóm chênh lệch không đáng kể so với đối chứng ngoại trừ công thức NTT có số củ/khóm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Đông 2013 khối lƣợng trung bình củ của các CT phân bón khoai lang biến động từ 111,22 g/củ (Sông Gianh) đến 116,58 g/củ (NTT) trong khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

số củ/cây ở các CT phân bón ở vụ Xuân biến động từ 106,78 g/củ (Sông Gianh) đến 111,65 g/củ (NTT). Chúng ta thấy rằng, khối lƣợng trung bình củ của các CT phân bón khoai lang ở cả 2 vụ có biến động không nhiều. Khối lƣợng trung bình củ của các CT phân bón khoai lang vụ Đông và vụ Xuân tƣơng đƣơng với đối chứng.

Năng suất lý thuyết của một giống phản ánh tiềm năng cho năng suất tối đa của giống đó trong điều kiện nhất định. Năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố cấu thành năng suất. Các yếu tố cấu thành năng suất chịu sự chi phối bởi yếu tố di truyền, điều kiện ngoại cảnh cùng chế độ chăm sóc và mùa vụ trồng. Năng suất lý thuyết của các công thức phân bón vụ Đông biến động từ 18,48 – 24,59 tấn/ha. Công thức NTT có năng suất lý thuyết (24,59 tấn/ha) cao nhất cao hơn đối chứng ( phân chuồng: 19,92 tấn/ha) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức phân bón còn lại có năng suất lý thuyết tƣơng đƣơng đối chứng. Vụ Xuân, năng suất lý thuyết của các công thức phân bón trong thí nghiệm đều thấp hơn vụ Đông biến động từ 16,56 – 21,49 tấn/ha. Công thức NTT có năng suất lý thuyết cao nhất (21,49 tấn/ha) cao hơn đối chứng ( phân chuồng:17,28 tấn/ha) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức phân bón còn lại có năng suất lý thuyết tƣơng đƣơng đối chứng.

Năng suất luôn là tính trạng đƣợc quan tâm, là mục tiêu của nhà chọn giống, nhà kỹ thuật, là mục đích của ngƣời trồng khoai lang. Đánh giá các chỉ tiêu năng suất chúng tôi thu đƣợc kết quả ở dƣới bảng 3.7 nhƣ sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của các loại phân bón hữu cơ đến NS thân lá, NS củ thƣơng phẩm, NS thực thu, NS sinh khối của khoai lang Nhật tím ở vụ

Đông 2013 và vụ Xuân 2014 Mùa vụ Chỉ tiêu Công thức NS thân lá (tấn/ha) NS củ thƣơng phẩm (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) NS sinh khối (tấn/ha) Vụ Đông 2013 Phân chuồng (Đ/C) 19,72 12,41 17,64 37,36

Phân Sông Gianh 16,97 11,87 16,54 33,51

Phân Quế Lâm 18,95 12,18 17,33 36,28

Phân NTT 23,05 15,46 20,92 43,97 CV% 8,3 10,1 8,2 6,7 LSD05 3,2 2,6 2,9 5 Vụ Xuân 2014 Phân chuồng (Đ/C) 26,49 11,15 16,44 42,92

Phân Sông Gianh 23,64 10,38 15,26 38,90

Phân Quế Lâm 26,10 10,64 15,92 42,03

Phân NTT 30,62 13,46 18,85 49,46 CV% 7,3 9,4 7,4 6,2 LSD05 3,8 2,1 2,4 5,4 Vụ Đông 2013 0 10 20 30 40 50 PC(Đ/C) Phân Sông Gianh Phân Quế Lâm Phân NTT CTTN T ấn /h a NS thân lá NS củ thƣơng phẩm NS thực thu NS sinh khối

Hình 3.1. Biểu đồ NS thân lá, NS củ thương phẩm, NS thực thu, NS sinh khối của khoai lang Nhật tím ở vụ Đông 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Vụ Xuân 2014 0 10 20 30 40 50 60 PC(Đ/C) Phân Sông Gianh Phân Quế Lâm Phân NTT CTTN T ấn /h a NS thân lá NS củ thƣơng phẩm NS thực thu NS sinh khối

Hình 3.2. Biểu đồ NS thân lá, NS củ thương phẩm, NS thực thu, NS sinh khối của khoai lang Nhật tím ở vụ Xuân 2014

Qua số liệu bảng 3.7 và hình 3.1;3.2 ta có nhận xét: - Năng suất thân lá.

Vụ Xuân 2014 năng suất thân lá của các công thức khoai lang thí nghiệm cao hơn so với vụ Đông 2013. Năng suất thân lá của các công thức khoai lang thí nghiệm vụ Đông biến động từ 16,97 tấn/ha ( Sông Gianh) đến 23,05 tấn/ha (NTT) trong khi vụ Xuân biến động từ 23,64 tấn/ha ( Sông Gianh) đến 30,62 tấn/ha (NTT) tấn/ha. Ở vụ Đông, năng suất thân lá của công thức Quế lâm (18,95 tấn/ha), công thức Sông Gianh (16,97 tấn/ha) tƣơng đƣơng công thức phân chuồng đối chứng (19,85 tấn/ha). Công thức NTT có năng suất thân lá cao nhất (23,05 tấn/ha) cao hơn công thức phân chuồng đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Ở vụ Xuân công thức NTT có năng suất thân lá cao nhất (30,62 tấn/ha) cao hơn công thức phân chuồng đối chứng( 26,49 tấn/ha) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức phân bón còn lại tƣơng đƣơng công thức đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chúng ta thấy rằng, năng suất củ thƣơng phẩm ở vụ Đông cao hơn vụ Xuân. Vụ Đông 2013 năng suất củ thƣơng phẩm dao động từ 11,87 – 15,46 tấn/ha. Trong đó công thức NTT có năng suất củ thƣơng phẩm cao nhất (15,46 tấn/ha) cao hơn công thức đối chứng (12,41 tấn/ha) ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức phân bón còn lại tƣơng đƣơng công thức đối chứng ( sai khác không có ý nghĩa). Ở vụ Xuân, năng suất củ thƣơng phẩm dao động từ 10,38 – 13,46 tấn/ha. Công thức NTT có năng suất củ thƣơng phẩm ( 13,46 tấn/ha) cao nhất và cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức Quế Lâm, công thức Sông Gianh có năng suất củ thƣơng phẩm tƣơng đƣơng công thức đối chứng.

- Năng suất thực thu.

Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu đƣợc trên một đơn vị diện tích. Năng suất thực thu phản ánh tƣơng đối chính xác, rõ nét về đặc điểm, mức độ thích nghi của giống ở các chế độ chăm sóc khác nhau cụ thể ở từng loại phân bón chúng ta sử dụng. Nói cách khác thì năng suất thực thu cho chúng ta biết đƣợc hiệu quả kinh tế cao hay thấp khi sử dụng loại phân bón đó trong sản xuất. Vụ Đông 2013, năng suất thực thu của các công thức phân bón dao động từ 16,54 – 20,92 tấn/ha ( công thức đối chứng cho năng suất 17,64 tấn/ha). Công thức NTT vẫn cho năng suất cao nhất ( 20,92 tấn/ha) cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%; công thức Quế Lâm, công thức Sông Gianh có năng suất tƣơng đƣơng đối chứng ( sai khác không có ý nghĩa). Trong vụ Xuân 2014, năng suất thực thu của các công thức phân bón biến động từ 15,26 – 18,85 tấn/ha ( công thức đối chứng có năng suất thực thu đạt 16,44 tấn/ha); công thức NTT cho năng suất cao nhất (18,85 tấn/ha) cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức Quế Lâm, công thức sông Gianh có năng suất thực thu tƣơng đƣơng công thức đối chứng. Nhƣ vây chúng ta thấy rằng ở cả 2 vụ công thức NTT đều cho năng suất cao nhất và cao hơn công thức đối chứng. Công thức Sông Gianh và công thức Quế Lâm có năng suất tƣơng đƣơng công thức đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhƣ vậy ta thấy, năng suất củ vụ Đông cao hơn hẳn năng suất củ vụ Xuân ở tất cả các công thức thí nghiệm. Đối với trồng khoai lang lấy củ nên trồng ở vụ Đông là tốt hơn.

- Năng suất sinh khối.

Năng suất sinh khối là sự kết hợp của năng suất củ tƣơi và năng suất thân lá tƣơi, năng suất sinh khối đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho gia súc, trong đó nó vừa cung cấp thức ăn xanh ( chất xơ hay thân lá) vừa cung cấp thức ăn giàu tinh bột ( củ ) cho gia súc. Năng suất sinh khối có sự biến động chênh lệch rõ ràng giữa hai vụ. Cụ thể năng suất sinh khối ở vụ Xuân cao hơn khá nhiều so với vụ Đông biến động từ 38,90 tấn/ha ( Sông Gianh) đến 49,46 tấn/ha (NTT) trong khi vụ Đông biến động từ 33,51 tấn/ha ( Sông Gianh) đến 43,97 tấn/ha (NTT) tấn/ha. Ở vụ Đông, năng suất sinh khối của công thức Sông Gianh (33,51 tấn/ha), công thức Quế lâm (36,28 tấn/ha) tƣơng đƣơng công thức phân chuồng đối chứng (37,49 tấn/ha). Công thức NTT có năng suất sinh khối (43,97 tấn/ha) cao hơn công thức phân chuồng đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Ở vụ xuân, công thức NTT có năng suất sinh khối (49,46 tấn/ha) cao hơn công thức phân chuồng đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức phân bón còn lại thì tƣơng đƣơng công thức đối chứng.

3.1.7. Chất lượng khoai lang Nhật tím ở các công thức phân bón khác nhau

Chất lƣợng khoai lang biến động rất phức tạp nó phụ thuộc vào giống, thời gian thu hoạch, điều kiện đất đai, địa hình, kỹ thuật canh tác, mùa thu hoạch... Đánh giá chất lƣợng nguyên liệu ngƣời ta thƣờng dùng phƣơng pháp đánh giá hàm lƣợng chất khô.

Hàm lƣợng chất khô là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định khả năng sử dụng củ khoai lang, làm thức ăn gia súc, làm lƣơng thực cho con ngƣời hay nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Qua kết quả bảng 3.9 nhận thấy hàm lƣợng chất khô của các công thức thí nghiệm dao động từ 22,86% - 23,46%. Hàm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lƣợng chất khô của các công thức là tƣơng đƣơng nhau và đều sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.

Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của một số loại phân hữu cơ đến chất lƣợng củ khoai lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm vụ Xuân 2014

Chỉ tiêu Công thức Hàm lƣợng chất khô (%) Thử nếm (điểm) Độ ngọt Điểm bở Phân chuồng (Đ/C) 23,38 3 3

Phân Sông Gianh 23,31 3 3

Phân Quế Lâm 22,86 3 3

Phân NTT 23,46 3 3

Cv(%) 5,2 -

LSD05 2,41 -

Đánh giá cảm quan là phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng khoai lang thông qua sự cảm nhận của con ngƣời bằng sự quan sát thử nếm để đánh giá độ ngọt, độ bở của các công thức phân bón khác nhau trong thí nghiệm. Qua số liệu bảng 3.8 cho thấy giống khoai lang Nhật Tím cùng có độ ngọt và điểm bở là 3 ở tất cả các công thức thí nghiệm.

3.1.8. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ khác nhau đến hiệu quả kinh tế của khoai lang Nhật tím trồng vụ Xuân 2014.

Bảng 3.9. ảnh hƣởng của các công thức thí nghiệm phân hữu cơ khác nhau đến HQKT giống khoai lang Nhật tím trồng vụ Xuân 2014

Đơn vị: Triệu đồng/ha

Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi thuần

Phân chuồng

(Đ/C) 91,287 54,600 36,687

Phân Sông Gianh 84,632 58,600 26,032

Phân Quế Lâm 87,590 58,600 28,990

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Vụ Xuân 2014 0 20 40 60 80 100 120 PC(Đ/C) Phân Sông Gianh Phân Quế Lâm Phân NTT CTTN T ri ệu đồ ng /h a Tổng thu Tổng chi Lãi thuần

Hình 3.3. Biểu đồ ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm phân hữu cơ khác nhau đến HQKT giống khoai lang Nhật tím trồng vụ Xuân 2014

Qua số liệu bảng 3.9 và hình 3.3 ta thấy:

- Tổng thu nhập dao động từ 84,632 đến 108,796 triệu đồng/ha, cao nhất là công thức NTT, thấp nhất là công thức Sông Gianh.

- Tổng chi phí dao động từ 54,600 đến 58,600 triệu đồng/ha, cao nhất là công thức Sông Gianh và Quế Lâm, thấp nhất là công thức phân chuồng.

- Lãi thuần dao động từ 26,032 đến 51,996 triệu đồng/ha, cao nhất là công thức NTT, thấp nhất là công thức Sông Gianh.

Nhƣ vậy, với kết quả nghiên cứu ở thí nghiệm 1 trong số 4 loại phân bón hữu cơ, loại phân bón có năng suất cao hơn ở mức có ý nghĩa 95% so với phân chuồng đối chứng, thì có duy nhất phân NTT cho năng suất cao ở cả 2 vụ Đông 2013 và Xuân 2014.

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của trồng xen đến giống khoai lang Nhật tím vụ Xuân 2014 tại Phổ Yên - Thái Nguyên Nhật tím vụ Xuân 2014 tại Phổ Yên - Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cây khoai lang có đặc điểm, bộ phận thu hoạch là cơ quan dinh dƣỡng (rễ củ) phân hóa thành. Do vậy đặc điểm sinh trƣởng của cây khoai lang không quyết định trực tiếp nhƣng nó là tiền đề cho năng suất, phẩm chất của khoai lang. Đặc điểm sinh trƣởng này tốt hay kém phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nội sinh và ngoại cảnh: điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai, chăm sóc...Những nhân tố đó ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sống hàng ngày của cây khoai lang. Chính vì vậy thông qua quá trình sinh trƣởng, phát triển của khoai lang có thể biết đƣợc quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây diễn ra có thuận lợi hay không. Từ đó có biện pháp chăm sóc thích hợp tạo điều kiện cho cây khoai lang sinh trƣởng phát triển tốt tăng khả năng cho năng suất.

3.2.1. Ảnh hưởng của các loại cây trồng xen đến tỷ lệ sống của khoai lang Nhật Tím từ khi trồng đến bén rễ hồi xanh

Bảng 3.10. Tỷ lệ sống của khoai lang Nhật tím từ khi trồng đến bén rễ hồi xanh

Công thức Tỷ lệ sống (%)

Khoai lang thuần 100

Khoai lang + ngô 98,41

Khoai lang + đậu xanh 99,17

Khoai lang + đậu đen 100

Khoai lang + đậu tƣơng 98,37

Qua số liệu bảng 3.10 ta thấy tỷ lệ sống của khoai lang ở các công thức trồng xen khác nhau là rất cao, dao động trong khoảng ( 98,37% – 100%). Do chúng có cùng một giống, có sự đồng đều về chất lƣợng dây giống, có cùng đặc tính di truyền và chịu tác động của cùng yếu tố ngoại cảnh: khí hậu, đất đai...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2. Ảnh hưởng của trồng xen tới thời gian các giai đoạn sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và trồng xen đến năng suất, chất lượng giống khoai lang Nhật tím tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)