Quy trình kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và trồng xen đến năng suất, chất lượng giống khoai lang Nhật tím tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 37)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.2. Quy trình kỹ thuật

- Thời vụ

+ Vụ Xuân: Trồng ngày 25/2. + Vụ Đông: Trồng ngày 15/9.

- Lên luống: Cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1,1 – 1,2 m, cao 0,35 – 0,45 m.

- Mật độ, khoảng cách và phƣơng pháp trồng: Trồng luống đơn (chân luống rộng 1,1 – 1,2 m; rãnh rộng 0,3 – 0,4 m). Đặt dây giống nông dọc luống với mật độ 5 dây/m dài luống, lấp đất sâu 3-5cm để chừa 3 lá đầu ngọn.

- Phân bón

Thí nghiệm 1 và 2 bón theo quy trình thí nghiệm:

+ Lƣợng phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng (hoặc 3 tấn phân vi sinh NTT) + 60 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O.

+ Cách bón:

Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali. Bón thúc lần 1: Sau trồng 20-25 ngày, bón số phân đạm còn lại.

Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 20-25 ngày, bón số phân kali còn lại. - Xới vun

+ Lần 1: Khi bón thúc lần 1, vun nhẹ kết hợp làm cỏ.

+ Lần 2: Khi bón thúc 2, cày xả luống bón phân và vun vồng cao. - Tƣới nƣớc: Bảo đảm độ ẩm đất 65-75% trong quá trình sinh trƣởng phát triển của cây, đặc biệt vào các thời kỳ hình thành và phình to của củ. Ngừng tƣới nƣớc trƣớc khi thu hoạch 2 tuần.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hƣớng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thu hoạch: Thu hoạch khi củ chín sinh lý, biểu hiện là 1/3 số lá (chủ yếu là lá gốc) chuyển vàng tự nhiên. Thu hoạch vào ngày nắng ráo, đất không quá ẩm. Phân loại kích cỡ và khối lƣợng củ theo quy định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và trồng xen đến năng suất, chất lượng giống khoai lang Nhật tím tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)