Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của trồng xen đến giống khoai lang Nhật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và trồng xen đến năng suất, chất lượng giống khoai lang Nhật tím tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 59)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của trồng xen đến giống khoai lang Nhật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cây khoai lang có đặc điểm, bộ phận thu hoạch là cơ quan dinh dƣỡng (rễ củ) phân hóa thành. Do vậy đặc điểm sinh trƣởng của cây khoai lang không quyết định trực tiếp nhƣng nó là tiền đề cho năng suất, phẩm chất của khoai lang. Đặc điểm sinh trƣởng này tốt hay kém phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nội sinh và ngoại cảnh: điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai, chăm sóc...Những nhân tố đó ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sống hàng ngày của cây khoai lang. Chính vì vậy thông qua quá trình sinh trƣởng, phát triển của khoai lang có thể biết đƣợc quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây diễn ra có thuận lợi hay không. Từ đó có biện pháp chăm sóc thích hợp tạo điều kiện cho cây khoai lang sinh trƣởng phát triển tốt tăng khả năng cho năng suất.

3.2.1. Ảnh hưởng của các loại cây trồng xen đến tỷ lệ sống của khoai lang Nhật Tím từ khi trồng đến bén rễ hồi xanh

Bảng 3.10. Tỷ lệ sống của khoai lang Nhật tím từ khi trồng đến bén rễ hồi xanh

Công thức Tỷ lệ sống (%)

Khoai lang thuần 100

Khoai lang + ngô 98,41

Khoai lang + đậu xanh 99,17

Khoai lang + đậu đen 100

Khoai lang + đậu tƣơng 98,37

Qua số liệu bảng 3.10 ta thấy tỷ lệ sống của khoai lang ở các công thức trồng xen khác nhau là rất cao, dao động trong khoảng ( 98,37% – 100%). Do chúng có cùng một giống, có sự đồng đều về chất lƣợng dây giống, có cùng đặc tính di truyền và chịu tác động của cùng yếu tố ngoại cảnh: khí hậu, đất đai...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2. Ảnh hưởng của trồng xen tới thời gian các giai đoạn sinh trưởng của khoai lang Nhật tím

Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của trồng xen tới thời gian các giai đoạn sinh trƣởng của khoai lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm

Đơn vị: ngày Chỉ tiêu Công thức Trồng đến hồi xanh Trồng đến bắt đầu hình thành củ Trồng đến phủ kín luống Trồng đến thu hoạch

Khoai lang thuần 12 63 54 110

Khoai lang + ngô 12 69 61 110

Khoai lang + đậu xanh 12 66 57 110

Khoai lang + đậu đen 12 67 59 110

Khoai lang + đậu tƣơng 12 65 57 110

Thời gian bén rễ hồi xanh biểu hiện khả năng mọc mầm, ra rễ của các giống khoai lang, thời gian bén rễ hồi xanh ngắn thì cây sẽ mọc mầm ra rễ nhanh và đây chính là cơ sở cho quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây khoai lang sau này. Qua số liệu bảng 3.11 cho thấy các công thức trong thí nghiệm có thời gian bén rễ hồi xanh rất đồng đều (12 ngày). Rõ ràng các cây trồng xen lúc này chƣa làm ảnh hƣởng tới khả năng bén rễ của cây khoai lang.

Các công thức khoai lang trong thí nghiệm có khả năng hình thành củ từ 63 - 69 ngày sau trồng. Trong đó công thức khoai lang thuần (Đ/C) hình thành củ sớm nhất 63 NST, các giống còn lại thời gian hình thành củ muộn hơn đối chứng. Muộn nhất là công thức khoai lang + ngô (69 NST).

Thời gian phủ luống của các công thức khoai lang trong thí nghiệm dao dộng trong khoảng 54 - 61 này sau trồng. Trong đó công thức khoai lang thuần (Đ/C) có thời gian phủ luống (54 NST) sớm nhất. Muộn nhất là công thức khoai lang + ngô (61 NST). Các công thức còn lại có thời gian phủ luống muộn hơn đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thời gian sinh trƣởng của các giống khoai lang đƣợc tính từ khi trồng đến thu hoạch. Các giống khoai lang Nhật tím trong thí nghiệm có thời gian sinh trƣởng là 110 ngày thuộc nhóm sinh trƣởng trung bình. Với thời gian sinh trƣởng không quá dài (110 ngày) điều này rất thích hợp với việc bố trí luân canh tăng vụ ở vụ Đông ở Phổ Yên cũng nhƣ vùng đồng bằng Bắc bộ.

3.2.3. Kết quả nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều dài dây khoai lang

Quá trình sinh trƣởng phát triển của khoai lang đƣợc thể hiện trƣớc hết ở sự tăng trƣởng của thân, rễ và củ. Sự phát triển của các bộ phận này có quan hệ mật thiết với nhau. Thân cây không những làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dƣỡng, các sản phẩm quang hợp tích lũy vào củ, mà còn là nơi đính lá và tạo thêm lá cho cây. Do vậy sự phát triển của thân chính là tiền đề cho sự phát triển của các bộ phận khác trong cây.

Chiều dài thân chính khoai lang có sự khác biệt bởi nó chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố nhƣ điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai, phân bón, cây trồng xen…. Kết quả theo dõi động thái tăng trƣởng chiều dài cây đƣợc trình bày ở bảng số liệu 3.12.

Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của trồng xen tới chiều dài thân chính của khoai lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm qua các thời kỳ

Đơn vị: cm Thời kỳ Công thức Sau trồng đến….ngày 20 30 40 50 60 70 80 90 Khoai lang thuần 12.60 27.80 58,93 110,40 150,87 174,00 186,27 192,00 Khoai lang + ngô 11.73 25,80 50,07 87,67 119,80 139,33 153,33 158,27 Khoai lang + đậu xanh 12.00 26,73 53,00 97,93 137,13 160,13 173,33 179,33 Khoai lang + đậu đen 12.53 26,40 51,40 92,13 129,20 153,67 166,67 173,13 Khoai lang + đậu tƣơng 12.47 27,13 55,00 100,53 140,00 164,07 177,20 183,20

Qua số liệu bảng 3.12 ta thấy: Sử dụng cây trồng xen khác nhau có ảnh hƣởng rất lớn đến chiều dài thân chính cây khoai lang sau khi thu hoạch. Chiều dài thân của khoai lang có sự thay đổi qua các lần đo khác nhau cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chiều dài dây tăng lên qua từng lần đo, 90 ngày sau trồng công thức khoai lang thuần có chiều dài dây lớn nhất là 192 cm, công thức khoai lang + ngô có chiều dài thân ngắn nhất 158,27 cm. Tốc độ tăng trƣởng chiều dài thân chính mạnh nhất từ 40 – 70 ngày sau trồng, sau đó tốc độ có xu hƣớng tăng chậm trong giai đoạn từ 70 – 110 ngày sau trồng. Điều này có thể giải thích là do giai đoạn 40 – 70 ngày sau trồng, cây khoai lang sinh trƣởng trong điều kiện thuận lợi nhiệt độ trung bình từ 23,40

C – 26,30C và ẩm độ không khí trung bình đạt 80% đến 83% phù hợp với sự sinh trƣởng của khoai lang nên chiều dài thân chính của khoai lang phát triển thuận lợi. Còn giai đoạn sau ( khoảng 70 ngày sau trồng) sự phát triển của chiều dài thân chính tăng chậm vì lúc này dinh dƣỡng tâp trung cho hình thành củ và vận chuyển các chất hữu cơ, tích lũy tinh bột, chất hữu cơ về củ. Vì vậy trong sản xuất cần tập trung chăm sóc, bón phân sớm, ngay từ giai đoạn đầu để cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng cho cây phát triển mạnh, tạo tiền đề cho năng suất củ cao.

3.2.4. Nghiên cứu khả năng phân cành của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm

Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của các loại cây trồng xen đến khả năng phân cành của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm sau trồng 80 ngày

Đơn vị: cành

Công thức Cành cấp I Cành cấp II Tổng

Khoai lang thuần (Đ/C) 4,67 5,20 9,87

Khoai lang + ngô 3,67 4,20 7,87

Khoai lang + đậu xanh 4,27 4,87 9,13

Khoai lang + đậu đen 4,07 4,73 8,80

Khoai lang + đậu tƣơng 4,33 4,87 9,20

CV% 9,4 7,9 7,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phân cành là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trƣởng của cây khoai lang, công thức phân bón nào có khả năng phân cành nhiều thì sinh trƣởng thân lá mạnh, có khả năng cho năng suất cao hơn. Qua số liệu bảng 3.13 ta thấy khoai lang ở các công thức phân bón trong thí nghiệm có khả năng phân cành cấp II ( từ 4,20 – 5,20 cành) nhiều hơn cành cấp I ( từ 3,67 – 4,67 cành). Tổng số cành của các công thức phân bón khoai lang biến động từ 7,87 – 9,87 cành. Trong thí nghiệm công thức khoai lang thuần có tổng số cành nhiều nhất (9,87 cành) cao hơn công thức khoai lang + ngô (7,87 cành) ở mức tin cậy 95%. Các công thức khoai lang + đậu xanh, khoai lang + đậu đen, khoai lang + đậu tƣơng có số cành tƣơng đƣơng với công thức đối chứng.

3.2.5. Khả năng nhiễm sâu bệnh hại chủ yếu của khoai lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm

Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của trồng xen tới khả năng nhiễm sâu bệnh hại chủ yếu của khoai lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm

Đơn vị: % Loại sâu, bệnh Công thức Sâu đục dây Bọ Bệnh xoăn Bệnh thối đen

Khoai lang thuần 13,45 15,97 0 0

Khoai lang + ngô 9,17 8,33 0 0

Khoai lang + đậu xanh 11,02 10,17 0 0

Khoai lang + đậu đen 8,33 9,17 0 0

Khoai lang + đậu tƣơng 9,24 8,40 0 0

Qua số liệu bảng 3.14 cho thấy ở tất cả các công thức trong thí nghiệm đều không bị nhiễm bệnh xoăn lá và bệnh thối đen mà chỉ bị sâu đục thân và bọ hà. Ở công thức khoai lang thuần chúng ta thấy đều bị sâu đục thân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(13,45%) và bọ hà (15,97%) nhiều nhất. Các công thức còn lại thấp hơn công thức khoai lang thuần và có sự biến động không nhiều.

3.2.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ của khoai lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả công tác nghiên cứu và sản xuất khoai lang, mặt khác năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất của quá trình sinh trƣởng phát triển, khả năng chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trƣờng của giống.

Xác định đƣợc năng suất và các yếu tố cấu thành nên năng suất là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của thí nghiệm. Đây là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các công thức trồng xen khác nhau.

Bảng 3.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ của khoai lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm

Chỉ tiêu Công thức Số củ/khóm (củ) Khối lƣợng trung bình củ (g) NS lý thuyết (tấn/ha)

Khoai lang thuần 4,00 108,07 17,28

Khoai lang + ngô 3,00 87,58 10,45

Khoai lang + đậu xanh 3,47 92,08 12,75

Khoai lang + đậu đen 3,40 90,90 12,35

Khoai lang + đậu tƣơng 3,60 96,60 13,89

CV% 7,5 7,4 7,1

LSD05 0,49 13,2 1,7

Qua số liệu bảng 3.15 ta thấy rằng số củ trên khóm của các công thức trong thí nghiệm có sự chênh lệch, biến động từ 3 củ/khóm ( công thức khoai lang + ngô) đến 4 củ/ khóm ( công thức khoai lang thuần). Trong đó công thức khoai lang + ngô có số củ/khóm ít nhất. Công thức trồng khoai lang thuần đối chứng có số củ nhiều nhất cao hơn các công thức khoai lang + ngô, khoai lang +đậu xanh ( 3,47 củ/khóm) , khoai lang + đậu đen ( 3,4 củ/khóm)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ở mức tin cậy 95%. Công thức khoai lang + đậu tƣơng ( 3,6 củ/khóm) tƣơng đƣơng công thức đối chứng.

Khối lƣợng trung bình củ của các công thức trong thí nghiệm biến động lớn từ 87,58g ( công thức khoai lang + ngô) đến 108,07g ( công thức khoai lang thuần). Trong đó công thức khoai lang + ngô có khối lƣợng trung bình củ ít nhất. Công thức trồng khoai lang thuần đối chứng có khối lƣợng trung bình củ nhiều nhất cao hơn các công thức khoai lang + ngô, khoai lang +đậu xanh ( 92,08g) , khoai lang + đậu đen ( 90,90g) ở mức ý nghĩa 95%. Công thức khoai lang + đậu tƣơng (94,44g) tƣơng đƣơng công thức đối chứng.

Năng suất lý thuyết có sự chênh lệch lớn giữa các công thức thí nghiệm. Năng suất lý thuyết dao động từ 10,45 – 17,28 tấn/ha. Trong đó công thức khoai lang thuần có năng suất lý thuyết cao nhất 17,28 tấn/ha và hơn các công thức xen canh ở mức tin cậy 95%; công thức khoai lang + ngô có năng suất lý thuyết thấp nhất 10,45 tấn/ha.

Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của các loại cây trồng xen đến NS thân lá, NS củ thực thu, NS củ thƣơng phẩm và NS sinh khối của khoai lang Nhật tím

trong các công thức thí nghiệm vụ Xuân 2014 Chỉ tiêu Công thức NS thân, lá tƣơi (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) NS củ thƣơng phẩm (tấn/ha) NS sinh khối (tấn/ha)

Khoai lang thuần 26,49 16,44 11,15 42,92

Khoai lang + ngô 15,41 9,33 5,13 24,74

Khoai lang + đậu xanh 22,97 11,08 6,69 34,05

Khoai lang + đậu đen 20,85 10,79 6,44 31,64

Khoai lang + đậu tƣơng 25,72 11,41 7,08 37,13

CV% 11 9,1 20,2 8,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Vụ Xuân 2014 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Khoai lang thuần Khoai lang + ngô Khoai lang + đậu xanh Khoai lang + đậu đen Khoai lang + đậu tƣơng CTTN T ấn /h a NS thân, lá tƣơi NS thực thu NS củ thƣơng phẩm NS sinh khối

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện NS thân lá, NS củ thương phẩm, NS thực thu, NS sinh khối của khoai lang Nhật tím ở vụ Xuân 2014

Qua số liệu bảng 3.16 và hình 3.4 ta có nhận xét:

- Năng suất thân lá.

Cùng với năng suất lý thuyết, năng suất thân lá cũng có sự biến động rất lớn, dao động từ 15,41 – 26,49 tấn/ha. Trong đó công thức khoai lang trồng thuần có năng suất thân lá cao nhất 26,49 tấn/ha cao hơn các công thức khoai lang + ngô (15,41 tấn/ha), khoai lang +đậu xanh ( 22,97 tấn/ha) , khoai lang + đậu đen (20,85 tấn/ha) ở mức tin cậy 95%. Công thức khoai lang + đậu tƣơng (25,72 tấn/ha) có năng suất lý thuyết tƣơng đƣơng công thức đối chứng.

- Năng suất thực thu.

Năng suất thực thu của các công thức biến động rất lớn từ 9,33 – 16,44 tấn/ha. Tất cả các công thức trồng xen đều cho năng suất thực thu thấp hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Năng suất thực thu của công thức đối chứng là 16,44 tấn/ha trong khi công thức khoai lang + ngô (9,33 tấn/ha),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khoai lang +đậu xanh ( 11,08 tấn/ha), khoai lang + đậu đen (10,79 tấn/ha), khoai lang + đậu tƣơng (11,41 tấn/ha). Thực tế cho thấy rằng, khi trồng xen các loại cây trồng khác với khoai lang năng suất khoai lang đã giảm đi đáng kể. Cụ thể công thức khoai lang + ngô (7,11 tấn/ha), khoai lang +đậu xanh ( 5,33 tấn/ha), khoai lang + đậu đen (5,65 tấn/ha), khoai lang + đậu tƣơng (5,03 tấn/ha).

- Năng suất củ thƣơng phẩm.

Năng suất củ thƣơng phẩm của các công thức trong thí nghiệm có sự biến động rất lớn, dao động từ 5,13 tấn/ha đến 11,15 tấn/ha. Trong đó công thức đối chứng khoai lang trồng thuần có năng suất củ thƣơng phẩm cao nhất 11,15 tấn/ha cao hơn tất cả các công thức khác với độ tin chắc chắn 95%. Công thức khoai lang + ngô có năng suất củ thƣơng phẩm thấp nhất 5,13 tấn/ha.

- Năng suất sinh khối.

Tƣơng tự nhƣ năng suất thực thu và năng suất củ thƣơng phẩm, năng suất sinh khối cũng có sự biến động chênh lệch nhau rõ ràng, năng suất sinh khối giao động từ 24,74 tấn/ha ( khoai lang + ngô) đến 42,92 tấn/ha ( khoai lang trồng thuần). Tất cả các công thức thí nghiệm đều có năng suất sinh khối thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức khoai lang + ngô có năng suất sinh khối thấp nhất.

3.2.7. Chất lượng khoai lang ở các công thức khác nhau

Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp phần lớn phụ thuộc vào hai yếu tố đó là nâng cao năng suất và nâng cao chất lƣợng. Nên trong nền sản xuất khoai lang nói riêng và các sản phẩm nông nghiệp nói chung hiện nay đang phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng. Chất lƣợng khoai lang biến động rất phức tạp nó phụ thuộc vào giống, thời gian thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạch, điều kiện đất đai, địa hình, kỹ thuật canh tác, mùa thu hoạch... Đánh giá chất lƣợng nguyên liệu ngƣời ta thƣờng dùng phƣơng pháp đánh giá hàm lƣợng chất khô . Qua kết quả bảng 3.17 nhận thấy hàm lƣợng chất khô của các công thức thí nghiệm dao động từ 22,13% - 23,38%. Hàm lƣợng chất khô của các công thức là tƣơng đƣơng nhau và đều sai khác không có ý nghĩa thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và trồng xen đến năng suất, chất lượng giống khoai lang Nhật tím tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)