To chuc cong tac ke toan nha may co khi
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nước có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự dịch chuyển này tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh thị trường như thế, công tác quản lý kinh tế đang đứng trước yêu cầu và nội dung quản lý có tính chất mới mẻ, đa dạng và không ít phức tạp. Muốn quản lý một cách có hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay sản xuất dịch vụ của một doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp và các cán bộ quản lý doanh nghiệp phải nhận thức và áp dụng các phương pháp quản lý kinh tế hữu hiệu, trong đó có việc tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp là một công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp có thể nhận thức một cách chính xác và toàn diện về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tài sản . của mình trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở để đưa ra các quyết định thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động của doanh nghiệp. Nhà máy cơ khí 19/5 Chi nhánh Tổng Công ty Khoáng sản Vinacomin là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực cơ khí. Sản phẩm của Nhà máy rất đa dạng và phong phú cả về quy cách, chủng loại, mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Những kết quả mà Nhà máy đã đạt được trong suốt bề dày lịch sử cũng như những năm gần đây ngày càng khẳng định được vị trí của nó trên thị trường. Có được thành tựu như vậy cũng là nhờ sự nỗ lực Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường của cán bộ công nhân viên toàn nhà máy, đặc biệt là công tác kế toán luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong thời gian thực tập tại Nhà máy cơ khí 19-5, em đã lựa chọn chuyên đề: “ Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy Cơ khí 19-5 Chi nhánh Tổng Công ty Khoáng sản Vinacomin” . Dưới đây là bản báo cáo thực tập cuối khóa của em với những nội dung chính như sau: Chương I : Khái quát chung về Nhà máy Cơ khí 19-5 Chương II : Thực trạng công tác kế toán tại Nhà máy Cơ khí 19-5 Chương III : Một số đánh giá và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy Cơ khí 19-5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ 19-5 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Nhà máy Cơ khí 19-5 1.1.1. Tên và địa chỉ của Nhà máy Cơ khí 19-5 - Tên gọi: Nhà máy Cơ khí 19-5 - Địa chỉ: Phường Tân Lập – TP Thái Nguyên - Giám đốc nhà máy: Mạc Ngọc Bách - Tel: 0280.3847.673 Fax: 0280.3847.673 Nhà máy Cơ khí 19-5 nằm trên trục đường quốc lộ 3 (Lạng Sơn – Thái Nguyên – Hà Nội) thuộc địa bàn phường Tân Lập – Thành phố Thái Nguyên. Nhà máy nằm trên vị trí khá thuận lợi trong việc sản xuất và vận chuyển. Nhà máy thuộc trực thuộc Tổng công ty Khoáng sản- VINACOMIN. Đơn vị mở tài khoản tại Ngân hàng Công Thương Lưu Xá Thái Nguyên, hoạt động theo quy định của Nhà nước. Tài khoản của Nhà máy:102010000443029 – NH Công thương Lưu Xá Thái Nguyên Mã số thuế: 0100103087-010 Tổng diện tích của nhà máy là: 2998 m² Trong đó: Diện tích nhà xưởng sản xuất là: 2.400 m² Diện tích nơi làm việc là: 598 m² Nhà máy Cơ Khí 19-5 hiện nay thuộc Tổng công ty Khoáng Sản- VINACOMIN, được quyền tự chủ về sản xuất và hạch toán kinh tế theo phân cấp. 1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của Nhà máy. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Từ khi thành lập đến nay, Nhà máy đã trải qua nhiều lần sửa đổi tên gọi cũng như nhiệm vụ sản xuất kinh doanh để phù hợp với sự phát triển chung của đất nước. Nhà máy được thành lập vào ngày 19 tháng 5 năm 1960 với tên gọi ban đầu là Nhà máy Cơ khí Gang thép Thái Nguyên. Nhiệm vụ chính là đại tu ô tô, máy xúc, máy gạt các loại với dây chuyền sản xuất trên 500 xe/ năm. Sau đó vào năm 1969 Nhà máy đổi tên thành Xí nghiệp Cơ khí 19-5 trực thuộc Nhà máy xây dựng công nghiệp. Cũng trong năm này Nhà máy một lần nữa được chuyển đổi thuộc Nhà máy xây lắp Cơ khí - Bộ Cơ khí và Luyện kim. Đến tháng 7 năm 1972, Bộ Cơ khí luyện kim ra quyết định tách Xí nghiệp Cơ khí 19-5 từ Nhà máy xây lắp Cơ khí thành xí nghiệp độc lập thuộc Bộ, từ đó Xí nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị xây dựng đất nước và thống nhất hai miền Bắc Nam. Tháng 8 năm 1979 theo yêu cầu phát triển của ngành Kim loại màu và quyết định 25 CP ngày 13 tháng 01 năm 1980 của Chính phủ về đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh. Liên hợp Luyện Kim Màu được thành lập vào ngày 28 tháng 02 năm 1980, Xí nghiệp Cơ khí 19-5 được sát nhập với Liên hợp 1. Xí nghiệp Cơ khí 19-5 là một trong những xí nghiệp thành viên đầu tiên, đóng nhiệm vụ chủ yếu là: Phục vụ sửa chữa xe các loại và gia công chế tạo thiết bị nhằm phục vụ cho công nghệ khai thác mỏ và luyện kim. Đến tháng 2 năm 1982 theo yêu cầu tổ chức quản lý tập trung, Xí nghiệp giải thể và thành lập 2 phân xưởng trực thuộc Liên hợp Luyện Kim Màu (nay là Nhà máy Kim Loại Màu Thái Nguyên). Đó là phân xưởng sửa chữa và cơ khí. Vào tháng 3 năm 1987, từ 2 phân xưởng trực thuộc Liên hợp Luyện Kim Màu, hợp nhất thành một phân xưởng- Xưởng sửa chữa xe máy mỏ. Nhiệm vụ chính của nhà máy trong giai đoạn này là nhằm phục vụ công tác Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường quản lý sửa chữa thiết bị lớn thuộc các xí nghiệp thành viên của Liên hợp Luyện Kim Màu. Xưởng sửa chữa xe máy mỏ được phân cấp quản lý và hạch toán phụ thuộc xí nghiệp Liên hợp Luyện Kim Màu. Tháng 10 năm 1988 theo quyết định 1392/ LMH3 ngày 30 tháng 09 năm 1988 Nhà máy được tiếp tục đổi tên thành Nhà máy Cơ khí 19-5 trực thuộc Công ty Kim Loại Màu Thái Nguyên. Đến năm 2009, Nhà máy vẫn giữ tên gọi nhưng trực thuộc Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam - TKV. Đến giữa năm 2010, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam - TKV được đổi tên thành Tổng công ty Khoáng sản -VINACOMIN, nên hiện tại Nhà máy Cơ khí 19-5 trực thuộc Tổng công ty khoáng sản -VINACOMIN. Trong những năm từ khi thành lập đến nay, Nhà máy từng bước có sự chuyển mình để phù hợp hơn với sự thay đổi của cơ chế thị trường, bao gồm cả sự chuyển đổi cơ chế lẫn con người cũng như các trang thiết bị kỹ thuật. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy Cơ khí 19-5 Dù bất cứ là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, nhà máy cổ phần, hợp tác xã…. doanh nghiệp nào cũng phải đứng trước nhiệm vụ chung đó là: + Hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường. + Bảo toàn và tăng trưởng vốn, phát triển vốn kinh doanh. + Chấp hành pháp luật, thực hiện hạch toán thống kê thống nhất và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Tuy nhiên, với mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những nhiệm vụ cụ thể tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh… Nhà máy Cơ khí 19-5 là một nhà máy hạch toán độc lập, thuộc sở hữu nhà nước, trực thuộc Tổng công ty Khoáng sản -VINACOMIN có những nhiệm vụ riêng sau: + Đại tu, sửa chữa máy móc (máy gạt, máy xúc các loại). Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường + Gia công chế tạo các thiết bị máy móc. + Lắp đặt các thiết bị, máy móc… Tổng Công ty giao kế hoạch đại tu ô tô, xe máy, gia công chế tạo phụ tùng thiết bị trong phạm vi các xí nghiệp thành viên. Kế hoạch này được các đơn vị thành viên căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm để xây dựng trong kế hoạch của mình, sau đó trình Tổng công ty xem xét duyệt. Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ của Tổng Công ty giao cho, Nhà máy còn phải có nhiệm vụ chủ động tìm kiếm khách hàng mới trên thị trường. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều doanh nghiệp cơ khí tư nhân được mở ra, do đó Nhà máy có sự cạnh tranh rất lớn và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng. Trong thời gian tới, Nhà máy phải không ngừng chủ động tìm kiếm mặt hàng và có những chiến lược tốt phù hợp với yêu cầu của thị trường và làm hài lòng khách hàng. 1.3. Công nghệ sản xuất một số hàng hóa và dịch vụ chủ yếu Ngoài việc sửa chữa, đại tu ô tô, máy xúc, máy gạt các loại, Nhà máy cũng tham gia sản xuất rất nhiều sản phẩm về cơ khí phục vụ việc lắp ráp cho các loại máy móc cũng như sản xuất các loại máy phục vụ cho các lĩnh vực cơ khí khác như: bàn đãi các loại, chế tạo bi nghiền, hộp giảm tốc . Sản phẩm được tiêu thụ khá nhiều trên thị trường hiện nay của Nhà máy là bi nghiền. Sau đây là tóm tắt quy trình chế tạo bi nghiền qua sơ đồ sau: Sơ đồ 01: Quy trình chế tạo bi nghiền (Nguồn: Phòng kỹ thuật KCS) Thép phế, gang đúc và một số nguyên vật liệu Thép khuôn Bi nghiền chưa qua nhiệt luyện Bi nghiền Lò nung 5000◦c Rót vào khuôn Làm sạch bằng cát thạch anh nhiệt luyện Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Từ những nguyên liệu chính là thép phế, gang đúc và một số loại nguyên vật liệu phụ như Pherô Măngan 65%, Pherô Crôm 62% . được pha chế và trộn lẫn nhau theo tỷ lệ quy định rồi cho vào lò nung nấu luyện ở nhiệt độ 5000 º C. Sau khi nấu luyện, thép sẽ được rót vào khuôn và làm sạch bằng cát thạch anh, sau đó lại đưa vào lò nhiệt luyện và cuối cùng chuyển đến phòng Kỹ thuật phân tích mẫu. Một trong số những sản phẩm chính khác của Nhà máy là chế tạo hộp giảm tốc. Hộp giảm tốc có nhiều loại nhưng phổ biến là hộp giảm tốc A280. Chế tạo hộp giảm tốc A280 gồm 2 phần: Vỏ hộp và trục bánh răng: * Chế tạo vỏ hộp: Từ các nguyên liệu chính là tôn các loại Φ5, Φ10, Φ16, Φ20 và các vật liệu phụ như bu lông, vòng bi, que hàn, mỡ dầu công nghiệp, sơn chống gỉ . công nhân sẽ triển khai lấy đầu cắt hơi và bào vát cạnh hàn sẽ chế tạo nắp hộp, bào miệng và đế hộp, khoan các tarô rốn dầu lỗ lắp nắp hộp và lắp ráp các bộ phận vỏ hộp với nhau. * Chế tạo trục bánh răng: cần phải có nguyên liệu chính gia công trục là thép tròn Φ50, Φ60 để tương ứng làm trục răng số 1, trục răng số 2 và trục răng số 3. Chế tạo bánh răng cần sử dụng thép 120 để làm bánh răng Z84 và Z96 quy trình sản xuất trục và bánh răng gồm 3 khâu chính như sau: + Gia công tiện gồm các công việc:- Lấy dấu cắt phôi - Tiện trục số1, số 2. số 3 - Tiện phôi bánh răng Z84, Z96 + Gia công phay gồm các công việc: - Phay trục số 1, số 2. số 3 - Phay bánh răng Z84, Z96 - Phay các rãnh then trên trục - Xọc các rãnh then trên bánh răng + Nhiệt luyện : Trục và bánh răng Cuối cùng là lắp ráp vỏ hộp với trục và bánh răng với nhau theo yêu cầu kỹ thuật cụ thể, sau đó sơn chống gỉ và căn chỉnh chạy thử. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường 1.4. Hình thức tổ chức sản xuất của Nhà máy Cơ khí 19-5 Nhà máy cơ khí 19-5 là một doanh nghiệp chuyên sửa chữa, đại tu, sản xuất các loại máy móc liên quan đến ô tô, máy xúc, máy gạt… tổ chức sản xuất theo dây chuyền chu kỳ ngắn, công nhân được biên chế thành các tổ và tổ chức làm việc theo giờ hành chính và theo ca. 1.5. Đặc điểm lao động của Nhà máy Cơ khí 19-5 Biểu số 01: Tình hình sử dụng lao động của Nhà máy Cơ khí 19-5 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) I- Tổng lao động 132 100 146 100 +14 +10,61 - Trực tiếp 102 77,27 114 78,08 +12 +11,76 - Gián tiếp+Phụ trợ 30 22,73 32 21,92 +2 +6,67 II- Trình độ - Đại học 19 14,39 21 14,38 +2 +10,53 - Cao đẳng 02 1,51 02 1,37 0 0 - Trung cấp 26 19,7 23 15,75 -3 -11,54 - Công nhân 85 64,4 100 68,50 +15 +17,65 ( Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động) Hiện nay nhà máy có 146 cán bộ công nhân viên, làm việc trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm: các viên chức chuyên môn nghiệp vụ, công nhân lành nghề, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động có thời hạn và không xác định thời hạn lao động. Qua bảng cơ cấu lao động của nhà máy ta thấy như sau: Năm 2012 số lượng ngưới lao động của nhà máy so với năm 2011 tăng 14 người, trong đó chủ yếu là công nhân trực tiếp. Lý do là do số lượng công Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường việc tăng, có nhiều đơn đặt hàng hơn so với năm 2011. Xét về trình độ, năm 2012 trình độ đại học tăng hơn so với năm 2011 là 10,53% , nguyên nhân là do một số lao động của nhà máy đã tự đi học để nâng cao trình độ của bản thân. 1.6. Cơ cấu bộ máy quản lý của Nhà máy Cơ khí 19-5 Để phục vụ tốt công tác sản xuất cũng như hạch toán, Nhà máy đã xây dựng một bộ máy quản lý gọn nhẹ và khoa học. Thông qua bộ máy quản lý, cấp trên có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của Nhà máy, đưa ra những quyết định kịp thời và hiệu quả. Nhìn vào sơ đồ dưới đây ta có thể thấy rõ được bộ máy quản lý của Nhà máy, bộ máy quản lý bao gồm một đồng chí Giám đốc, ba đồng chí Phó Giám đốc, và 4 phòng ban: Phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Kế toán - Thống kê, phòng Kỹ thuật KCS và phòng Kế hoạch - Vật tư. Bộ phận sản xuất bao gồm hai phân xưởng: phân xưởng Sửa chữa và phân xưởng Cơ điện. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Sơ đồ 02: Sơ đồ bộ máy quản lý của Nhà máy Cơ khí 19-5 ● Giám đốc – Kiêm Bí thư Đảng uỷ Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy thông qua phòng Kế hoạch kinh tế phân phối điều động sản xuất, xem xét duyệt các phương án sản xuất, các biện pháp kỹ thuật và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và chịu trách nhiệm pháp lý với cơ quan nhà nước có nghĩa vụ theo luật hiện hành. • Phó giám đốc – Kiêm Phó Bí thư Đảng uỷ Là trợ thủ cho Giám đốc, bao quát chung tình hình sản xuất của Nhà máy, trực tiếp phân công tới các phòng ban và các phân xưởng sản xuất.Ngoài GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán - Thống kê Phòng Kế hoạch - Vật tư Phòng Kỹ thuật KCS Phòng Tổ chức-Hành chính Phân xưởng Sửa chữa Phân xưởng Cơ điện Ban Bảo vệ Nhà ăn PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC . Đại học 19 14,39 21 14,38 +2 +10 ,53 - Cao đẳng 02 1 ,51 02 1,37 0 0 - Trung cấp 26 19, 7 23 15, 75 -3 -11 ,54 - Công nhân 85 64,4 100 68 ,50 + 15 +17, 65 ( Nguồn:. KẾ TO N TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ 19- 5 2.1. Khái quát chung về công tác kế to n của Nhà máy Cơ khí 19- 5 2.1.1. Bộ máy kế to n Có thể nói hiện nay công tác kế to n