1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại CTCP Viglacera Thăng Long

111 129 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Vốn lưu động là bộ phận rất quan trọng trong vốn sản xuất kinh doanh và nó thường chiếm tỷ trọng rất lớn ở những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất là chủ yếu ... Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường quản trị Vốn lưu động đối với doanh nghiệp nên trong thời gian thực tập tại CTCP Viglacera Thăng Long: “Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại CTCP Viglacera Thăng Long”

Trang 1

NGUYỄN THỦY TRANGCQ50/11.15

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trang 3

L I CAM ĐOANỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tếcủa CTCP Viglacera Thăng Long

Tác giả luận văn tốt nghiệpSinh viên

Nguyễn Thùy Trang

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊVỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 4

1.1/Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 4

1.1.1/ Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp 4

1.1.2/ Tổng quan về vốn lưu động 5

1.1.3/ Phân loại VLĐ 7

1.1.4/ Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp 9

1.2/Quản trị VLĐ 11

1.2.1/ Khái niệm và mục tiêu quản trị VLĐ của doanh nghiệp 11

1.2.2 Nội dung quản trị VLĐ của doanh nghiệp 12

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị VLĐ của doanh nghiệp 26

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VLĐ của doanh nghiệp 31

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VLĐ TẠI CTCP VIGLACERATHĂNG LONG TRONG THỜI GIAN QUA 34

2.1/ Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh củaCTCP Viglacera Thăng Long 34

2.1.1/Quá trình thành lập và phát triển CTCP Viglacera Thăng Long 34

2.1.2/ Cơ cấu tổ chức của công ty 37

2.1.3/ Khái quát tình hình tài chính của CTCP Viglacera Thăng Long 39

Trang 5

2.2.3/ Thực trạng về quản trị vốn tồn kho dự trữ CTCP Viglacera Thăng Long

2.2.4/ Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền 61

2.2.5/Thực trạng về quản trị nợ phải thu ngắn hạn 70

2.2.5/ Thực trạng về hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ 76

2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị VLĐ của CTCP Viglacera Thăng Long 802.3.1/Những kết quả đạt được 80

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 80

CHƯƠNG III :CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẮM TĂNG CƯỜNG QUẢNTRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 82

3.1/ Mục tiêu và định hướng phát triển của CTCP Viglacera Thăng Longtrong thời gian tới 82

3.1.1/ Bối cảnh kinh tế -xã hội 82

3.1.2/ Mục tiêu và định hướng phát triển của CTCP Viglacera Thăng Long 843.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở CTCPViglacera Thăng Long 85

3.2.1/Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu VLĐ 85

3.2.2/ Quản lý HTK và các biện pháp xử lý HTK 87

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng2.1: Bảng phân tích Cơ cấu và Sự biến động Tài sản củaCông ty cổphần Viglacera 42Bảng 2.2: Bảng phân tích Cơ cấu và Sự biến động Nguồn vốn của Công ty cổphần Viglacera 45Bảng 2.3: Bảng phân tích tình hình biến động của doanh thu, chi phí và lợinhuận của Công ty cổ phần Viglacera 47Bảng 2.4: Cơ cấu VLĐ của CTCP Viglacera Thăng Long 50Bảng 2.5: Phản ánh cơ cấu VLĐ của CTCP Viglacera Thăng Long 52Bảng 2.6: Thực trạng nguồn vốn lưu động của CTCP Viglacera Thăng Long 54Bảng 2.7: Tình hình biến động hàng tốn kho của CTCP Viglacera ThăngLong 56Bảng 2.8: Hiệu suất quản lý HTK 60Bảng 2.9: Phản ánh cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền của CTCPViglacera Thăng Long 62Bảng 2.10: Hiệu quả quản trị vốn bằng tiền của CTCP Viglacera Thăng Long 65Bảng 2.11 : Tình hình dòng tiền của CTCP Viglacera Thăng Long 69Bảng 2.12: Bảng phản ánh cơ cấu và tình hình biến động các khoản phải thungắn hạn của CTCP Viglacera Thăng Long 72Bảng 2.13: Hiệu quả quản lý các khoản phải thu ngắn hạn CTCP ViglaceraThăng Long 75Bảng 2.14: Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ 77

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Vốn là một phạm trù kinh tế hàng hóa, là một yếu tố quan trọng quyếtđịnh đến sản xuất và lưu thông hàng hóa Để khởi sự và tiến hành hoạt độngsản xuất kinh doanh, bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượngvốn nhất định, từ đó quan tâm tới vấn đề tạo lập, quản lí sử dụng vốn sao chocó hiệu quả nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Vốn lưu động là bộ phận rất quan trọng trong vốn sản xuất kinh doanhvà nó thường chiếm tỷ trọng rất lớn ở những doanh nghiệp có hoạt động sảnxuất là chủ yếu Có thể nói trong doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động là bộphận tạo ra nhiều doanh thu nhất Theo đó, tăng cường quản trị vốn lưu độnglà một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong công tác quản lý tàichính liên quan tới sự sống còn của doanh nghiệp sản xuất.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường quản trị Vốn lưuđộng đối với doanh nghiệp nên trong thời gian thực tập tại CTCP Viglacera

Thăng Long : “ Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại CTCPViglacera Thăng Long ”

2 Đối tượng, nội dung và mục đích nghiên cứu.

- Đối tượng và nội dung nghiên cứu:

+ Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về vốn lưu động và các giảipháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp.

+ Đánh giá thực trạng VLĐ và quản trị VLĐ tại CTCP Viglacera ThăngLong trong giai đoạn 2014- 2015

+ Đề ra các giải pháp tăng cường quản trị VLĐ tại công ty

- Mục đích nghiên cứu: Từ lý luận chung về VLĐ và quản trị VLĐ củadoanh nghiệp, trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị VLĐ của Công ty trong

Trang 11

ra một số hạn chế cần khắc phục ,từ đó đề xuất các giải pháp nhẳm tăngcường quản trị VLĐ của Công ty Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh, đem lại lợi nhuận tối đa cho Công ty, giúp Công ty ngày càng pháttriển.

3 Phạm vi nghiên cứu

-Nghiên cứu tại CTCP Viglacera Thăng Long

-Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2014-2015 và định hướngcho những năm tiếp theo.

-Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình vốn lưu động và hiệu quả sử dụngvốn lưu động tại CTCP Viglacera Thăng Long

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu từ khái quát đến chi tiết từng hoạt động về VLĐ củaCông ty, đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, kếthợp giữa lý luận và thực tiễn thông qua các số liệu sổ sách và cả các số liệuthị trường để xem xét giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu.

5 Bố cục bài luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Lý luận chung về VLĐ và quản trị VLĐ của doanh nghiệp.Chương 2: Thực trạng về quản trị VLĐ của Công ty trong thời gianvừa qua.

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tạiCTCP Viglacera Thăng Long

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.sĩ Bùi Hà Linh đã cho chúngem những lời khuyên quý báu và phương pháp nghiên cứu có hiệu quả để emhoàn thành luận văn này Em cũng xin cảm ơn các cô chú phòng tài chính –kế toán của CTCP Viglacera Thăng Long đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quátrình thực tập tại Công ty.

Trang 12

Do điều kiện về trình độ, thời gian hạn chế nên luận văn không tránhkhỏi những khiếm khuyết Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thêm củathầy giáo để luận văn này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 13

CHƯƠNG I:NG I:

LÝ LU N CHUNG V V N L U Đ NG VÀ QU N TR V N L UẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯUỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯUƯỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯUẢN TRỊ VỐN LƯUỊ VỐN LƯU ỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯUƯĐ NG TRONG DOANH NGHI PỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯUỆP

1.1.1/ Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp

*Khái niệm: Vốn kinh doanh (VKD) của doanh nghiệp là tòan bộ số

tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để hình thành nên các tài sản cầnthiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp Nói cách khác đây là biểu hiện

bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư sử dụngvào hoạt động SXKD nhằm thu lợi nhuận

-Trong điều kiện kinh tế thị trường VKD không chỉ là điều kiện tiênquyết cho sự ra đời của doanh nghiệp mà còn được coi là một hàng hóa đặcbiệt VKD là biểu hiện bằng tiền của các tài sản nhất định (cả tài sản hữu hìnhvà tài sản vô hình) mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào kinh doanh VKDcủa doanh nghiệp luôn vận động và gắn với một chủ sở hữu nhất định.

- Các doanh nghiệp không thể mua bán quyền sở hữu vốn mà chỉ có thể muabán quyền sử dụng VKD trên thị trường tài chính Giá cả của việc mua bán quyềnsử dụng VKD là chi phí cơ hội trong việc sử dụng VKD của doanh nghiệp

- Đồng thời do tác động của các yếu tố sinh lời và rủi ro nên VKD của doanhnghiệp luôn có giá trị theo thời gian Một đồng VKD hiện tại sẽ có giá trị khác vớimột đồng VKD trong tương lai và ngược lại Nhận thức đúng đắn những đặc điểmtrên đây của VKD là những vấn đề rất cơ bản để các doanh nghiệp huy động,quản lý sử dụng VKD của mình một cách tiết kiệm hiệu quả

-Phân loại VKD của doanh nghiệp theo đặc điểm luân chuyển vốn, VKDđược chia thành vốn cố định và VLĐ(vốn lưu động )

+Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc muasắm các TSCĐ sử dụng trong kinh doanh Trong đó đặc điểm cơ bản của vốn

Trang 14

cố định là : tốc độ luân chuyển chậm, giá trị được chuyển dịch dần từng phầnvào giá trị sản phẩm trong mỗi chu kỳ kinh doanh, sau nhiều năm mới hoànthành một vòng tuần hoàn,chu chuyển.

+VLĐ của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước dùng để mua sắmhình thành các TSLĐ dùng trong SXKD của doanh nghiệp như nguyên vậtliệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thnàh phẩm chờ tiêuthụ, các khỏan vốn bằng tiền, vốn trong thanh tóan Đặc điểm của VLĐ làthời gian luân chuyển nhanh, giá trị của nó được dịch chuyển tòan bộ, một lầnvào giá trị sản phẩm sau mỗi chu kỳ kinh doanh

Cách phân loại này cho thấy đặc điểm luân chuyển của từng loại VKD,từ đó giúp doanh nghiệp có biện pháp quản lý, phân bổ sử dụng VKD củadoanh nghiệp sao cho phù hợp Nói chung trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, VKD càng luân chuyển nhanh càng có hiệu quả Điều đókhông chỉ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn nhanh mà còn hạnchế các rủi ro có thể gặp trong kinh doanh , mà còn khắc phục được khó khănvề vốn, bảo tòan và phát triển được VKD của doanh nghiệp.

1.1.2/ Tổng quan về vốn lưu động 1.1.2.1/Khái niệm VLĐ

Để tiến hành SXKD, ngoài tài sản cố định (TSCĐ) các doanh nghiệpcũng cần có các tài sản lưu động (TSLĐ) Căn cứ vào phạm vi sử dụng TSLĐcủa doanh nghiệp, TSLĐ thường được chia làm hai bộ phận: TSLĐ sản xuấtvà TSLĐ lưu thông.

TSLĐ sản xuất: Bao gồm các loại như nguyên vật liệu chính, vật liệuphụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và cácloại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất.

Trang 15

TSLĐ lưu thông: Bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưuthông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền.Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vậnđộng, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình SXKDđược diễn ra thường xuyên, liên tục.

Để hình thành các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhấtđịnh để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là VLĐ của doanh nghiệp.

Như vậy có thể nói: “VLĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanhnghiệp bỏ ra để hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạtđộng SXKD của doanh nghiệp

- Trong thực tế SXKD VLĐ không diễn ra theo một mô hình cố địnhnào cả mà chúng thường đan xen lẫn nhau theo từng đặc điểm của mỗi doanhnghiệp.

- Trong khi một bộ phận của VLĐ được chuyển từ khâu dự trữ sản xuấtvào quá trình sản xuất thì một bộ phận khác lại chuyển hoá từ hình thái vốnhàng hoá thành phẩm sang giai đoạn hình thái vốn tiền tệ.

- Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được dịch chuyểntòan bộ và một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và đượcbù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ Quá

Trang 16

trình này diễn ra thường xuyên liên tục và được lặp lại sau mỗi chu kỳ kinhdoanh, tạo thành vòng tuần hoàn chu chuyển của VLĐ

Từ đặc điểm trên đặt ra cho công ty thực hiện công tác quản lý cần phảichú ý như:

- Phân bổ VLĐ ở các khâu kinh doanh hợp lý, trong mỗi khâu kinhdoanh lại được chia ra nhiều thành phần nên công tác quản lý phải chặt chẽđến từng khâu từng thành phần.

- Phải đảm bảo hiệu quả sử dụng và khả năng thu hồi vốn cao

VLĐ được luân chuyển theo từng vòng tuần hoàn liên tiếp nên mục tiêucủa doanh nghiệp là phải tăng được vòng quay của vốn Để tăng hiệu quả sửdụng VLĐ thì sản phẩm làm ra phải tiêu thụ được trong thời gian ngắn nhấtđể đảm bảo thu hồi được vốn và thanh toán các khoản nợ,các chi phí bán hàngcần thiết, đạt được chu kỳ kinh doanh như mong muốn.

1.1.3/ Phân loại VLĐ

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VLĐ cần phân loại VLĐ của doanhnghiệp theo các tiêu thức nhất định Thông thường có các tiêu thức phân loạisau:

 Phân loại theo hình thái biểu hiện của VLĐ:

+ Vốn vật tư, hàng hóa bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩmdở dang, bán thành phẩm, thành phẩm.

+ Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyểnbiểu hiện dưới hình thái giá trị Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòihỏi cần có một lượng tiền tệ nhất định.

Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể

Trang 17

hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau Ngoài ra trong một sốtrường hợp mua sắm vật tư doanh nghiệp cần phải ứng tiền trước trả cho nhàcung cấp.

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữtồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trongdoanh nghiệp, từ đó lựa chọn kết cấu VLĐ tối ưu, dự thảo những quyết địnhvề mức tận dụng VLĐ đã bỏ ra, xác định mức dự trữ hợp lý và nhu cầu VLĐ.

 Phân loại theo vai trò của VLĐ:

+VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm:

Vốn nguyên vật liệu chính: Là giá trị của các loại vật tư dự trữ cho sảnxuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó là thành phần chính để tạo rasản phẩm.

Vốn vật liệu phụ: Là giá trị của các loại vật tư dự trữ cho sản xuất đểlàm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm nhưng không thành thựcthể chính của sản phẩm chỉ làm thay đổi màu sắc, hình dáng bề ngoài của sảnphẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình SXKD thực hiện thuận lợi.

Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị của các loại phụ tùng dùng để thaythế, sửa chữa khi tài sản cố định hư hỏng.

Vốn công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất: Là giá trị những tư liệu laođộng có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn.

+ VLĐ trong khâu sản xuất bao gồm:

Vốn bán thành phẩm: Là giá trị của những sản phẩm đã hoàn thànhmột hoặcmột số khâu của quy trình sản xuất nhưng chưa đến khâu sản xuấtcuối cùng, bán thành phẩm có thể đem đi tiêu thụ được.

 Vốn sản phẩm dở dang: Là giá trị của toàn bộ bán thành phẩm vàcác sản phẩm đã hoàn thành một hoặc một số quy trình sản xuất nhưng chưa

Trang 18

đến khâu cuối cùng và hiện tại đang ở một khâu chế biến nào đó và khôngđược đem đi tiêu thụ.

Vốn chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế phát sinh nhưng cótác dụng cho nhiều chu kỳ SXKD nhưng chưa tính hết vào giá thành sảnphẩm trong kỳ mà được tính vào giá thành sản phẩm của các kỳ tiếp theo nhưchi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm.

+ VLĐ trong khâu lưu thông bao gồm:

Vốn thành phẩm: Là giá trị của những sản phẩm đã sản xuất xong, đạttiêu chuẩn kỹ thuật, được nhập kho và chờ tiêu thụ.

Vốn trong thanh toán: Là các khoản phải thu và các khoản tiền tạmứng trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nộibộ.

Vốn đầu tư ngắn hạn: Là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán,cho vay ngắn hạn …

Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiềnđang chuyển.

Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại VLĐ trong quátrình SXKD, từ đó lựa chọn cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đốivề năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình SXKD, tăng đượctốc độ luân chuyển VLĐ, tránh tình trạng ngừng trệ, gián đoạn do hoạtđộng phân phối không đều, không hợp lý làm giảm hiệu quả kinh doanhcủa DN.

1.1.4/ Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp

Nguồn VLĐ của doanh nghiệp là nguồn vốn hình thành tài sản lưu độngcủa doanh nghiệp Có thể phân chia nguồn vốn của một doanh nghiệp theonhiều tiêu thức khác nhau

Trang 19

1.1.4.1/Theo quan hệ sở hữu về vốn

Theo quan hệ sở hữu về vốn, VLĐ được chia thành: Vốn chủ sở hữu vànợ phải trả.

 Vốn chủ sở hữu: Là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của chủ doanhnghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,quyền chiphối, quyền định đoạt Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà VCSH có nộidung cụ thể riêng, bao gồm: VLĐ được ngân sách nhà nước cấp, VLĐ đónggóp ban đầu, VLĐ tăng thêm từ lợi nhuận bỏ ra.

 Nợ phải trả: Là số VLĐ được hình thành từ vốn vay các ngân hàngthương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác thông qua phát hành trái phiếu,các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Đây là số VLĐ mà doanh nghiệpphải có trách nhiệm hoàn trả trong thời gian nhất định

Theo cách phân loại này cho thấy được nguồn hình thành nên VLĐ, từđó đưa ra quyết định huy động vốn từ nguồn nào cho hợp lý, hiệu quả nhấtđảm bảo tính tự chủ của doanh nghiệp.

1.1.4.2/Theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Theo tiêu thức này, VLĐ của doanh nghiệp được chia làm hai nguồn:Nguồn VLĐ thường xuyên và nguốn VLĐ tạm thời.

 Nguồn VLĐ thường xuyên (NVLĐTX) là nguồn vốn ổn định có tínhchất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết tronghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Nguồn vốn này có thể huy động từnguồn vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu dài hạn hoặc có thể vay dài hạnngân hàng và các tổ chức tín dụng.

NVLĐTX của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định theo côngthức sau:

Hoặc có thể xác định bằng công thức sau:

Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Tài sản dài hạn-

= Tổng nguồn vốnthường xuyênNguồn VLĐ thường

xuyên

Trang 20

 Nguồn VLĐ tạm thời (NVLĐTT) là nguồn vốn có tính chất ngắn hạnmà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạmthời, bất thường phát sinh trong quá trình SXKD của doanh nghiệp Nguồnvốn này bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoảnvay ngắn hạn khác.

Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồnvốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinhdoanh đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn và góp phần nâng cao hiệu quảsử dụng vốn của doanh nghiệp.

Thông qua việc phân loại nguồn hình thành VLĐ giúp nhà quản lý DNnắm được cơ cấu vốn trong DN, từ đó lựa chọn nguồn bổ sung vốn thíchhợp, lập kế hoạch SXKD sát với thực tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp sửdụng tối đa nguồn vốn huy động được với hiệu quả cao nhất, đảm bảo choquá trình SXKD của được diễn ra thường xuyên, liên tục.

Trang 21

Quản trị VLĐ của doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định vàtổ chức thực hiện các quyết định để cân đối lượng VLĐ theo yêu cầu hoạt độngcủa doanh nghiệp nhằm tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.

Quản trị VLĐ là một bộ phận, là nội dung quan trọng hàng đầu của quản trịdoanh nghiệp, ảnh hưởng đến quá trình SXKD của DN.

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị VLĐ của doanh nghiệp

Quản trị VLĐ có mục tiêu là làm cho VLĐ của doanh nghiệp được sửdụng có hiệu quả nhất Quản trị VLĐ hiệu quả phản ánh trình độ khai thác, sửdụng và quản lý nguồn VLĐ trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp Quảntrị VLĐ có tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Quản trị VLĐ hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp:

Chủ động trong việc thiếu hụt nguồn VLĐ, từ đó đưa ra biện phápphòng tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.

Giảm thiểu sự phụ thuộc vào ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tiếtkiệm chi phí tài chính và phòng ngừa rủi ro.

Chủ động sử dụng VLĐ một cách linh hoạt nhằm tận dụng triệt đểnguồn lực của doanh nghiệp.

Đảm bảo cho quá trình SXKD diễn ra thường xuyên, liên tục, không bịgián đoạn do lượng VLĐ đưa vào SXKD không đủ hay lãng phí do dư thừaVLĐ.

1.2.2 Nội dung quản trị VLĐ của doanh nghiệp

Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận vì thế hiệuquả sử dụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được trênđồng vốn bỏ ra Hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao chứng tỏ hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả Do đó mỗi doanh nghiệp cầnthường xuyên đánh giá để xác định nhu cầu vốn và có biện pháp tổ chức quảnlý, sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Trang 22

1.2.2.1 Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Hoạt động SXKD của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục.Trong quá trình đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một lượng VLĐ cầnthiết để đáp ứng nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoảnphải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo cho quá trìnhSXKD của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục Đó chính lànhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp.

Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tối thiểucần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp đượctiến hành bình thường, liên tục.

Chính vì vậy trong quản trị VLĐ, các doanh nghiệp cần chú trọng xácđịnh đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô vàđiều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

Nhu cầu VLĐ được xác định theo công thức:

Nhu cầu VLĐ = Vốn HTK + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp

Trong đó nhu cầu vốn tồn kho là số vốn tối thiểu cần thiết dùng để dự trữnguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm của doanhnghiệp.

Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm, tính chất của ngành nghềkinh doanh (chu kỳ SXKD, tình thời vụ); sự biến động của giá cả vật tư, hànghóa trên thị trường; trình độ tổ chức, quản lý sử dụng VLĐ của doanh nghiệp;trình độ kỹ thuật – công nghệ sản xuất; các chính sách của doanh nghiệp trongtiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… Việc xác định đúng đắn các nhân tốảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu VLĐ và có biện phápquản lý, sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm, hiệu quả.

Trang 23

Để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp có thể sử dụng 2 phươngpháp trực tiếp hoặc gián tiếp.

a Phương pháp trực tiếp: Nội dung của phương pháp này là xác định

trực tiếp nhu cầu vốn của HTK(hàng tồn kho), các khoản phải thu, các khoảnphải trả nhà cung cấp rồi tập hợp thành tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.

Xác định nhu cầu vốn tồn kho: Bao gồm vốn HTK trong khâu dự trữsản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông.

+ Nhu cầu VLĐtrong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn dự trữ

nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… Phươngpháp chung để xác định nhu cầu VLĐ đối với từng loại vật tư dự trữ là căn cứvào nhu cầu sử dụng vốn bình quân một ngày và số ngày dự trữ đối với từngloại để xác định rồi tổng hợp lại Công thức tổng quát:

VHTK = ∑

Mij: Chi phí sử dụng bình quân 1 ngày của HTK i

Nij: Số ngày dự trữ của HTK i

n: Số loại HTK cần dự trữ

m: Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ HTK

Đối với từng loại vật tư, hàng hóa tồn kho cần căn cứ vào tình hình sửdụng thực tế và thời gian cần thiết dự trữ để xác định mức chi phí sử dụngbình quân một ngày và số ngày dự trữ hợp lý.

Đối với các loại nguyên vật liệu chínhcó thể xác định theo công thức:

Vnvlc= Mnvlc x Nnvlc

Trang 24

Trong đó:

Vnvlc: Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính

Mnvlc: Chi phí nguyên vật liệu chính sử dụng bình quân 1 ngày

Nnvlc: Số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính

Đối với các nguyên vật liệu phụ, do có nhiều loại và mức tiêu hao khácnhau nên nếu loại nào sử dụng nhiều và thường xuyên thì áp dụng công thứcnhư đối với nguyên vật liệu chính Còn đối với loại nào dùng ít, không thườngxuyên thì có thể xác định theo tỷ lệ (%) so với nhu cầu vốn nguyên vật liệuchính hoặc so với tổng mức luân chuyển loại vật liệu đó kỳ kế hoạch hoặc kỳbáo cáo.

+ Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn để

hình thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trảtrước Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân mộtngày, độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành các sản phẩm dở,bán thành phẩm.

Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác định như sau:

Vsx= Pn x CKsxx Hsd

Trong đó:

Vsx: Nhu cầu VLĐ sản xuất

Pn: Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân 1 ngày

CKsx: Độ dài chu kỳ sản xuất (ngày)

Hsd: Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (%)

Chi phí sản xuất bình quân ngày được tính bằng tổng giá vốn hàng bántrong kỳ kế hoạch chia cho số ngày trong năm (360 ngày) Chu kỳ SXKD làkhoảng thời gian (số ngày) kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khisản xuất xong sản phẩm, nhập kho Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm

Trang 25

được tính theo tỷ lệ (%) giữa giá thành bình quân của sản phẩm dở dang , bánthành phẩm so với giá thành sản xuất thành phẩm.

Chi phí trả trước là những chi phí đã phát sinh nhưng chưa phân bổ hếtvào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ mà còn phân bổ cho các kỳ tiếptheo Công thức tính chi phí trả trước như sau:

Vtt = Pđk + Pps + Ppb

Trong đó:

Vtt: Nhu cầu chi phí trả trước

Pđk: Số dư chi phí trả trước đầu kỳ

Pps: Chi phí trả trước phát sinh trong kỳ

Ppb: Chi phí trả trước phân bổ trong kỳ

+ Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn dự trữ thành

phẩm, vốn phải thu, phải trả.

Nhu cầu vốn thành phẩm là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượngdự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ Đối với vốn dự trữ thành phẩm đượcxác định theo công thức:

Vpt = Dtn x Npt

Trong đó:

Trang 26

Vpt: Vốn nợ phải thu

Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân 1 ngày

Npt: Kỳ thu tiền bình quân (ngày)

 Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả làkhoản vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng.Doanh nghiệp có thể xác định khoản nợ phải trả theo công thức:

Vpt = Dmc x Nmc

Trong đó:

Vpt: Nợ phải trả kỳ kế hoạch

Dmc: Doanh số mua chịu bình quân 1 ngày kỳ kế hoạch

Nmc: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp

Tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp được xác định như sau:

Vvlđ = (VHTK + Vsx + Vtp)+(Vpt - Vptr)

Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu VLĐ cho từngloại vật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát vớinhu cầu vốn của doanh nghiệp Tuy nhiên phương pháp này tính toán phứctạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.

b.Phương pháp gián tiếp: Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình

hình thực tế sử dụng VLĐcủa doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quymô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến độngnhu cầu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầuVLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch.

Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:

 Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm

báo cáo: Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm

báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển

Trang 27

VKH = VBC xMKH

MBCx (1+ t%)

Trong đó:

VKH: VLĐ năm kế hoạch

MKH: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

MBC: Mức luân chuyến VLĐ năm báo cáo

t %: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

VLĐ bình quân năm báo cáo được tính theo phương pháp bình quân sốhọc số VLĐ bình quân trong các quý của năm báo cáo Mức luân chuyểnVLĐ phản ánh tổng mức luân chuyển vốn và được tính bằng DTT của năm kếhoạch và năm báo cáo Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển (%) phản ánh việc tăngtốc độ luân chuyển VLĐ của năm kế hoạch so với năm báo cáo và được xácđịnh theo công thức:

t % = KkhKbc

Kbc x 100%

Trong đó:

t %: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển

Kkh: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

Kbc: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo

Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luânchuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác

định căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ (hay doanh thu thuần) và tốc độluân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch Công thức tình như sau:

Vkh =Mkh

Lkh

Trang 28

Trong đó:

Vkh: VLĐ năm kế hoạch

Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)

Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch

Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung

phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếutố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐtheo doanh thu năm kế hoạch Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước:

Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế

toán kỳ báo cáo.

Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếm

dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặtchẽ với doanh thu và tính tỷ lệ % của các khoản mục đó so với doanh thu thựchiện trong kỳ.

Bước 3: Sử dụng tỷ lệ % của các khoản mục trên doanh thu để ước tính

nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến nămkế hoạch.

+ Nhu cầu VLĐ tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ % nhu cầuVLĐ so với doanh thu

+ Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo+ Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mục tài sảnlưu động so với doanh thu – Tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu

Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ tăng thêm của công ty

và thực hiện điều chỉnh kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu của côngty.

Trang 29

1.2.2.2 Quản trị vốn tồn kho dự trữ của doanh nghiệp

a Vốn tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ vốn tồn kho

Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sảnxuất hoặc bán ra sau này.

Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp đượcchia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bánthành phẩm, tồn kho thành phẩm

Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp đượcchia thành tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình.

Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dựtrữ của doanh nghiệp Tuy nhiên từng loại vốn tồn kho dự trữ lại có các nhântố ảnh hưởng khác nhau

Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tốquy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vậttư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.

Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnhhưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sảnphẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.

Đối với mức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là sốlượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâutiêu thụ, sức mua của thị trường…

Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp có biệnpháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý.

b Mô hình quản lý HTK

Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý sao cho tiếtkiệm, hiệu quả Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia làm 2 loại: chi phílưu giữ, bảo quản HTK và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng.

Trang 30

Chi phí lưu giữ, bảo quản HTK thường bao gồm các chi phí như: bảo quảnhàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng, biến chất,giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở HTK.

Chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, kýkết hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồnggiao hàng.

Các chi phí này tác động qua lại lẫn nhau Nếu doanh nghiệp dực trữnhiều vật tư hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên,ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồng cũng ứng sẽ giảm đi tương đối dogiảm số lần cung ứng Vì vậy trong quản lý HTK cần xem xét sự đánh đổigiữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng HTK cao hay thấp, thực hiện tốithiểu hóa tổng chi phí HTK dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tếhiệu quả nhất.

Mô hình quản lý HTK dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồnkho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu Nội dung cơ bản củamô hình này là xác định mức đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity –EOQ) để với mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất.

Mô hình EOQ được mô tả theo sơ đồ sau:Chi phí

Tổng chi phí

Chi phí lưu giữ

Chi phí đặt hàng

Số lượng đơn đặt hàng

Trang 31

Theo mô hình này, giả định số lượng hàng đặt mỗi lần là đều đặn vàbằng nhau, được biểu diễn như sau:

Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu trữ, bảo quản HTKvà chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng, ta có thể xác định mức đặt hàngcung ứng như sau:

Nếu gọi: C: Tổng chi phí tồn kho

C1: Tổng chi phí lưu giữ tồn kho

C2: Tổng chi phí đặt hàng

c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị HTK

c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng

Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm

Q: Mức đặt hàng mỗi lần

QE: Mức đặt hàng kinh tế

Mức dự trữ tồn kho

Thời gian

Trang 32

c 

Đại lượng Q cũng chính là mức đặt hàng kinh tế (QE), nó phản ánh số

lượng hàng nhập kho tối ưu mỗi lần.

Số lần cung ứng trong năm (Lc) theo công thức:

Trong đó, n là số ngày chờ đặt hàng Thời điểm đặt hàng phản ánh doanh

nghiệp cần phải tái đặt hàng khi trong kho chỉ còn lại số lượng hàng vừa đủcho sản xuất trong số ngày chờ đặt hàng (n).

1.2.2.3 Quản lý vốn bằng tiền của doanh nghiệp

Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanhtoán nhanh của doanh nghiệp.

Trang 33

Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phảiđảm bảo sự an toàn tuyệt đối vừa đem lại khả năng sinh lời cao, đồng thời đápứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp.

Nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường có 3 lý do cơ bản: Nhằm đáp ứngcác yêu cầu giao dịch hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiềncông, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệpnắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận;từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnhhưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu:

+ Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiều để đáp ứng

các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh ngiệp trong kỳ: Có nhiều

phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp Cáchđơn giản nhất là căn cứ vào nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày vàsố ngày dự trữ tiền mặt hợp lý Ngoài phương pháp này, có thể vận dụng môhình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mứctồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp.

+ Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản

lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh mất mát Mọi khoản thu chitiền mặt đều phải qua quỹ, phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý vốn bằngtiền giữa kế toán và thủ quỹ Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày đều phảido thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp Thực hiện đốichiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày…

+ Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm: Có

biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quảnguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả

Trang 34

các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứngyêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.

1.2.2.4 Quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hànghóa dịch vụ Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bịchiếm dụng cao hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt độngSXKD của doanh nghiệp.

Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiệncác biện pháp sau:

+ Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: Tức là

xác định mức độ uy tín của khách hàng để chấp nhận bán chịu hay không.Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp áp dụng các chínhsách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần xácđịnh các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ bao gồm việc xác định thờihạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán.

+ Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: Để tránh tổn thất

do không thu hồi được các khoản nợ cần phân tích uy tín tài chính của kháchhàng mua chịu Tức là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêucầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán Việc đánhgiá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường thực hiện qua các bước:Thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá uy tín khách hàng qua nhữngthông tin thu thập được, lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt thậm chítừ chối bán chịu.

+ Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Tùy

vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà áp dụng các biện pháp phùhợp:

Trang 35

Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: Có bộ phận kế toán theodõi khách hàng nợ, kiểm soát nợ phải thu với từng khách hàng…

Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để cóchính sách thu hồi nợ thích hợp.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trướcdự phòng nợ phải thu khó đòi, trích lập quỹ dự phòng tài chính.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải cáckhoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Thông thường nếu hệ số này thấp sẽ thểhiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấuhiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặpphải trong việc trả nợ Tuy nhiên trong một số trường hợp hệ số này cao chưachắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt.

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Nợ ngắn hạnTài sản ngắn hạnHệ số khả năng thanh toán nợ

Tài sản ngắn hạn – HTKHệ số khả năng thanh

Trang 36

Là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh tóan của doanhnghiệp , được xác định bằng tài sản ngắn hạn trừ đi HTK và chia cho số nợngắn hạn, ở đây HTK bị loại trừ ra bởi HTK được coi là tài sản có tính thanhkhoản thấp hơn Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tại thời điểm phân tíchdoanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay khôngmà không phụ thuộc vào việc phải bán các loại vật tư, hàng hóa…

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán nhanhnhất của doanh nghiệp, gần như tức thời Trong đó, tiền bao gồm tiền mặt,tiền gửi, tiền đang chuyển Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tưngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàngchuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn.

 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:

Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) sinhra trong kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lầntổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ Đây là chỉ tiêu được các ngânhàng quan tâm khi thẩm định vay vốn của khách hàng, do đó chỉ tiêu này ảnhhưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm, lãi suất vay vốn của doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu này lớn chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời caovà là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh vàngược lại.

Hệ số khả năng thanh toán

Trang 37

Tình hình quản lý nợ phải thu:

Để đánh giá tình hình quản lý nợ phải thu, người ta dùng các chỉ tiêu sau:

 Số vòng quay nợ phải thu:

Doanh thu bán hàngSố vòng quay nợ phải thu =

Số nợ phải thu bình quân trong kỳ

Trang 38

Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được baonhiêu vòng, nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thếnào.

 Kỳ thu tiền trung bình:

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bánhàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bánhàng Kỳ thu tiền trung bình được xác định theo công thức sau:

1.2.3.3 Hiệu suất và hiệu quả hoạt quản trị VLĐ

Tốc độ luân chuyển VLĐ:

Tốc độ luân chuyển VLĐ phản ánh mức độ luân chuyển nhanh hay chậmcủa VLĐ của doanh nghiệp.Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện ở haichỉ tiêu là số vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ.

Số vòng quay VLĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời kỳ nhất định,thường là một năm Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ VLĐ luân chuyển càngnhanh và ngược lại.

Doanh thu thuần trong kỳ=

Trang 39

Hàm lượng VLĐ:

Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VLĐ, nó phảnánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêuđồng VLĐ Hàm lượng VLĐ càng thấp thì hiệu suất sử dụng VLĐ càng caovà ngược lại Chỉ tiêu này được tính như sau:

Số ngày rút ngắnkỳ luân chuyển

VLĐMức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốn

kỳ KH

- chuyển VLĐKỳ luânkỳ gốc

Hiệu suất sử dụng VLĐ = Doanh thu thuầnVLĐ bình quân

VLĐ bình quânHàm lượng VLĐ =

Doanh thu thuần

Trang 40

 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ Công thức:

Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanhnghiệp trong một kỳ hoạt động Tỷ suất lợi nhuận VLĐ càng cao thì hiệu quảsử dụng VLĐ càng cao.

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VLĐ của doanh nghiệp

VLĐ luôn vận động chuyển hoá không ngừng Trong quá trình vận độngđó, VLĐ chịu tác động bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng VLĐ của doanh nghiệp.

1.2.4.1/ Nhân tố chủ quan

- Đặc điểm ngành nghề SXKD: Mỗi ngành nghề SXKD đều mang những

đặc thù riêng dẫn đến nhu cầu về VLĐ cũng như quá trình SXKD khác nhau.Có những ngành nghề sản xuất mang tính chất thời vụ nên doanh nghiệp cầncăn cứ vào đặc điểm SXKD và tình hình thực tế để từ đó có những biện phápquản trị VLĐ tốt hơn.

- Xác định nhu cầu VLĐ: Do xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn

đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong SXKD, điều này sẽ ảnh hưởng khôngtốt đến quá trình hoạt động SXKD cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp.

Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ không khuyếnkhích doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng tìm mọi biện pháp cảitiến hoạt động SXKD để nâng cao hiệu quả của VLĐ; gây nên tình trạng vốnbị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả Ngược lại, nếu doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =

VLĐ bình quân

Lợi nhuận trước (sau) thuế

Ngày đăng: 14/08/2018, 10:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w