1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

mô hình nhượng quyền thương hiệu về ngành thực phẩm của việt nam

25 492 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 48,93 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 I. KHÁI QUÁT VỀ FRANCHISE 2 1. Khái niệm Franchise 2 2. Mục đích của hoạt động Franchise: 2 2.1 Từ phía bên nhượng quyền 2 2.2 Từ phía bên nhận quyền 3 3. Các loại hình Franchise 4 4. Các phương thức phát triển Franchise: 6 4.1 Đại lý Franchise độc quyền (Master Franchise) 6 4.2 Franchise phát triển khu vực (Area development franchise – ADF) 7 4.3 Bán Franchise cho từng cá nhân riêng lẻ (Single Unit Franchise) 7 4.4 Bán Franchise thông qua liên doanh (Joint venture) 7 II. TỔNG QUAN FRANCHISE TRÊN THẾ GIỚI 8 1. Thực trạng 8 1.1 Thành tựu 8 1.2 Hạn chế 8 2. Nhận xét 8 III. TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG FRANCHISE LĨNH VỰC THỰC PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 9 1. Khái quát chung về hình thức franchise tại Việt Nam 9 2. Hoạt động Franchise lĩnh vực thực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam 9 3. Phân tích một số thương hiệu ngành thực phẩm của Việt Nam sử dụng hình thức franchise 10 3.1 PHỞ 24 10 3.2 CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN 15 3.3 KINH ĐÔ BAKERY 18 IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ HOẠT ĐỘNG FRANCHISE LĨNH VỰC THỰC PHẨM CỦA VIỆT NAM 21 KẾT LUẬN 24   LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, các tập đoàn nước ngoài, chủ yếu thuộc lĩnh vực thực phẩm, đã và đang ồ ạt vào nước ta đầu tư, mở rộng kinh doanh qua nhượng quyền thương hiệu. Các tập đoàn thức ăn nhanh với thương hiệu BBQ Chicken, Lotteria của Hàn Quốc, McDonald’s, KFC, Pizza Hut của Mỹ đã rất thành công ở Việt Nam với mô hình Franchise. Bên cạnh đó là hàng loạt các đại siêu thị đã được các nhà phân phối nước ngoài xây dựng ở Việt Nam như: Metro Cash Carry, tập đoàn của Đức, tập đoàn Parkson của Malaysia… và gần đây, nhiều doanh nghiệp Thái Lan cũng tìm đến thị trường Việt Nam thông qua nhượng quyền thương mại. Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến tháng 52014 đã có hơn 200 thương hiệu đăng ký kinh doanh nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam. Có thể nói, mô hình nhượng quyền thương hiệu của các tập đoàn đầu tư nước ngoài đang rất phát triển ở Việt Nam. Không chỉ có các thương hiệu nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua nhượng quyền thương hiệu, các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam cũng đã rất thành công khi đem tên tuổi của mình phát triển các khắp các tỉnh trên cả nước cũng như trên thế giới. Đặc biệt là mô hình nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm như Phở 24 và Trung Nguyên, Nước Mía Siêu Sạch, Kinh Đô Bakery,… Trên thực tế, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng để kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm. Chúng ta có một truyền thống văn hóa ẩm thực phong phú với nhiều món ăn ngon truyền thống, nhiều loại đặc sản, nông thủy hải sản nổi tiếng. Lợi thế này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực thực phẩm. Trong đề tài của mình, tôi muốn tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động Franchise ngành thực phẩm của các doanh nghiệp Viêt Nam. Từ đó, đưa ra các giải pháp để hoàn thiện mô hình nhượng quyền thương hiệu về ngành thực phẩm của Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I KHÁI QUÁT VỀ FRANCHISE 2

1 Khái niệm Franchise 2

2 Mục đích của hoạt động Franchise: 2

2.1 Từ phía bên nhượng quyền 2

2.2 Từ phía bên nhận quyền 3

3 Các loại hình Franchise 4

4 Các phương thức phát triển Franchise: 6

4.1 Đại lý Franchise độc quyền (Master Franchise) 6

4.2 Franchise phát triển khu vực (Area development franchise – ADF) 7

4.3 Bán Franchise cho từng cá nhân riêng lẻ (Single Unit Franchise) 7

4.4 Bán Franchise thông qua liên doanh (Joint venture) 7

II TỔNG QUAN FRANCHISE TRÊN THẾ GIỚI 8

1 Thực trạng 8

1.1 Thành tựu 8

1.2 Hạn chế 8

2 Nhận xét 8

III TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG FRANCHISE LĨNH VỰC THỰC PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 9

1 Khái quát chung về hình thức franchise tại Việt Nam 9

2 Hoạt động Franchise lĩnh vực thực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam 9

3 Phân tích một số thương hiệu ngành thực phẩm của Việt Nam sử dụng hình thức franchise 10

3.1 PHỞ 24 10

3.2 CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN 15

3.3 KINH ĐÔ BAKERY 18

IV MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ HOẠT ĐỘNG FRANCHISE LĨNH VỰC THỰC PHẨM CỦA VIỆT NAM 21

KẾT LUẬN 24

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, các tập đoàn nước ngoài, chủ yếu thuộc lĩnh vực thực phẩm,

đã và đang ồ ạt vào nước ta đầu tư, mở rộng kinh doanh qua nhượng quyềnthương hiệu Các tập đoàn thức ăn nhanh với thương hiệu BBQ Chicken,Lotteria của Hàn Quốc, McDonald’s, KFC, Pizza Hut của Mỹ đã rất thànhcông ở Việt Nam với mô hình Franchise Bên cạnh đó là hàng loạt các đạisiêu thị đã được các nhà phân phối nước ngoài xây dựng ở Việt Nam như:Metro Cash & Carry, tập đoàn của Đức, tập đoàn Parkson của Malaysia… vàgần đây, nhiều doanh nghiệp Thái Lan cũng tìm đến thị trường Việt Namthông qua nhượng quyền thương mại Theo thống kê của Bộ Công Thương,đến tháng 5/2014 đã có hơn 200 thương hiệu đăng ký kinh doanh nhượngquyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam Có thể nói, mô hình nhượngquyền thương hiệu của các tập đoàn đầu tư nước ngoài đang rất phát triển ởViệt Nam Không chỉ có các thương hiệu nước ngoài đầu tư vào Việt Namthông qua nhượng quyền thương hiệu, các thương hiệu nổi tiếng của ViệtNam cũng đã rất thành công khi đem tên tuổi của mình phát triển các khắpcác tỉnh trên cả nước cũng như trên thế giới Đặc biệt là mô hình nhượngquyền thương mại trong ngành thực phẩm như Phở 24 và Trung Nguyên,Nước Mía Siêu Sạch, Kinh Đô Bakery,… Trên thực tế, Việt Nam là một thịtrường đầy tiềm năng để kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm.Chúng ta có một truyền thống văn hóa ẩm thực phong phú với nhiều món ănngon truyền thống, nhiều loại đặc sản, nông thủy hải sản nổi tiếng Lợi thếnày mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thươnghiệu trong lĩnh vực thực phẩm Trong đề tài của mình, tôi muốn tìm hiểu vàphân tích thực trạng hoạt động Franchise ngành thực phẩm của các doanhnghiệp Viêt Nam Từ đó, đưa ra các giải pháp để hoàn thiện mô hình nhượngquyền thương hiệu về ngành thực phẩm của Việt Nam

Trang 3

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT VỀ FRANCHISE

1 Khái niệm Franchise

Franchise tức là nhượng quyền thương mại Theo đó, doanh nghiệp bán

franchise (franchiser) trao cho bên mua quyền kinh doanh, sản xuất hay dịch

vụ của công ty mình trên thương hiệu của mình Đổi lại doanh nghiệp mua

franchise (franchisee) phải trả cho bên bán một khoản phí sử dụng bản quyền

hay chiết khấu % doanh thu trong khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận.Thông thường, các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực do bên mua

franchise đảm nhiệm, doanh nghiệp bán franchise chỉ chuyển giao mô hình

kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá…

2 Mục đích của hoạt động Franchise:

2.1 Từ phía bên nhượng quyền

Mục đích của bên nhượng quyền sơ cấp hay chủ thương hiệu khi bánfranchise:

- Nhượng quyền là cách nhanh nhất để một thương hiệu xâm nhập

vào một quốc gia, lãnh thổ hay khu vực mà người chủ thương hiệu chưa nắm

nhiều về thói quen tiêu dùng, văn hóa, cách thức xâm nhập hay kênh phânphối của quốc gia, khu vực mà họ muốn xâm nhập

- Bên cạnh đó, chủ thương hiệu sẽ tiết kiệm được một chi phí đáng kể

thông qua việc nhượng quyền này Khoản chi phí này nằm ở việc chi phí đầu

tư nhân lực, vật lực cho các cửa hiệu ở các vùng mà chủ thương hiệu muốnxâm nhập, chi phí mua hàng giá rẻ hơn do tận dụng ưu thế mua hàng nhiều.Ngoài ra, là các chi phí về tiếp thị, quảng cáo cũng như được tiết giảm hơn dochia sẻ cho các cửa hiệu

- Gia tăng sự thành công và nổi tiếng của thương hiệu Biến thương

hiệu thành một thương hiệu toàn cầu và khi thị trường càng mở rộng thìthương hiệu lại càng có giá trị Thương hiệu càng có giá trị thì phí franchise

Trang 4

thu được càng cao Sự tác động qua lại đó làm cho sự thành công của hoạtđộng franchise càng giá trị hơn.

- Và hai mục đích trên cũng không ngoài mục đích lớn hơn là tăng

doanh thu, lợi nhuận cho chủ thương hiệu Lợi nhuận họ có được không chỉ

từ phí franchise ban đầu từ các hợp đồng chuyển nhượng mà còn là phí hàngtháng do các cửa hiệu nhượng quyền phải trả cho chủ thương hiệu cho nhữnghoạt động hỗ trợ mang tính liên tục như: đào tạo, huấn luyện, tiếp thị, nghiêncứu phát triển sản phẩm mới; ngoài ra, còn có thể có thêm phí bán các nguyênliệu đặc thù

2.2 Từ phía bên nhận quyền

Đối với người nhận quyền, mục đích của họ khi mua cũng không ngoài

việc đem lại nhiều lợi nhuận cho mình.

- Mục đích của người nhận quyền là giảm tính rủi ro và dễ thành công

hơn trong hoạt động kinh doanh, nhất là đối với những cá nhân còn mới mẻ trong hoạt động vốn không dễ dàng này.

- Các doanh nghiệp kinh doanh bằng hoạt động nhượng quyền cũng

dễ dàng được ngân hàng cho vay vốn để làm ăn, mở rộng sản xuất do xác suất

thành công của họ cao hơn và các ngân hàng cũng tin tưởng họ hơn Chủ thương hiệu với uy tín của mình cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thuyết phục hay đảm bảo các ngân hàng cho người nhận quyền vay tiền.

- Và một mục đích nữa của người mua franchise là họ sẽ nhận được

sự hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu và bên nhượng quyền thứ cấp rất nhiều.

Không chỉ là sự hỗ trợ từ những bước đầu tiên trong việc thành lập một cửa

hiệu, trang trí, thiết kế mà còn sau đó và liên tục trong việc hỗ trợ về huấn

luyện nhân viên, hỗ trợ phát triển sản phẩm mới…

- Cuối cùng, chắc chắn một mục đích không thể thiếu của những

người nhận quyền là tạo tính chuyên nghiệp cho chính mình bằng cách mua

những mô hình kinh doanh, những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, những cách thức kinh doanh…rất chuyên nghiệp của những công ty lớn với các

thương hiệu nổi tiếng

Trang 5

3 Các loại hình Franchise

Trên thế giới hiện nay tồn tại 4 hình thức franchising:

Nhượng quyền kinh doanh mô hình toàn diện (Full business format franchise)

Bên nhượng quyền sẽ chuyển giao toàn bộ mô hình kinh doanh củamình cho đối tác Được hiểu là sự “copy” mô hình kinh doanh chuẩn cho đốitác nhận quyền

Mô hình này được cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong các môhình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa cácbên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm).Điển hình của loại franchise này có thể kể đến chuỗi thức ăn nhanh KFC,Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc Phở 24 của Việt Nam

Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm”

cơ bản, bao gồm: 1) Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành đượcchuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗtrợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo; 2) Bí quyết công nghệsản xuất, kinh doanh; 3) Hệ thống thương hiệu; 4) Sản phẩm, dịch vụ

Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai

khoản phí cơ bản là: phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ Ngoài ra bên

nhượng quyền có thể thu thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế vàtrang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoảnchênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn…

Nhượng quyền kinh doanh mô hình không toàn diện ( Non business format franchise)

-Bên nhượng quyền chỉ chuyển giao một số ít trong các yếu tố đảm bảothành công của hệ thống kinh doanh do mình sở hữu cho đối tác

Đây là loại hình nhượng quyền lỏng lẻo nhất, phù hợp với các doanhnghiệp muốn tận dụng thời gian mở rộng quy mô và thị trường còn ít đối thủcạnh tranh

Trang 6

Hình thức nhượng quyền này bao gồm 4 trường hợp:

- Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (product distribution

franchise) như sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci, chuỗi cà phê

Trung Nguyên…

- Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (marketing

franchise) như CocaCola

- Cấp phép sử dụng thương hiệu (brand franchise/trademark license)

như Crysler nhượng quyền sử dụng thương hiệu Jeep và Pepsi cho sản phẩmthời trang may mặc ở châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sảnphẩm chính là thiệp) để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệmgối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng và hình ảnh của Disney trên cácsản phẩm đồ chơi

- Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên

thương hiệu (banner grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (professional service) hoặc loại tư

vấn kinh doanh, tư vấn pháp lý như KPMG, Ernst&Young, Grant Thornton…

Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise):

Bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành doanhnghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗikhách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn ( equity franchise)

Người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liêndoanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếptham gia kiểm soát hệ thống Bên nhượng quyền có thể tham gia HĐQT công

ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ

Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngànhhàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm ba yếu tố

quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp

Trang 7

mình Đó là mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí phát triển hệ thống và mức độbao phủ thị trường Những yếu tố này cũng bao phủ đến chiến

lược franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchise phù hợp khi ký kết hợp đồng như: franchise một hoặc nhiều đơn vị (single/multiple-unit franchise), đại diện (franchise) toàn quyền (master franchise), franchise phụ trách phát triển khu vực (area development) hay đại diện franchise (representative franchise),

đặc biệt khi công ty mở rộng thị trường mới hay định hướng xuất khẩu

4 Các phương thức phát triển Franchise:

4.1 Đại lý Franchise độc quyền (Master Franchise)

Chủ thương hiệu sẽ chọn và chỉ định một người mua franchise độcquyền trong một khu vực, thành phố, lãnh thổ, quốc gia trong một thời giannhất định

Doanh nghiệp mua master franchise phải trả một khoản phí nhượngquyền thương mại ban đầu riêng biệt, thường cao

Đối tác mua franchise có quyền chủ động tự bán franchise cho bất kỳ ainằm trong khu vực mà mình kiểm soát

Thời gian hiệu lực của hợp đồng trung bình từ 10 năm đến 20 năm.Đại lý nhượng quyền thương mại độc quyền phải cam kết với chủthương hiệu: Trong một thời gian nhất định phải có bao nhiêu cửa hàngnhượng quyền được mở ra nếu không thực hiện đúng cam kết sẽ mất độcquyền

Phần phí franchise thu được chia nhau giữa chủ thương hiệu và đại lýđộc quyền theo tỉ lệ thỏa thuận giữa hai bên

Một đối tác được gọi là tiềm năng để trở thành đại lý độc quyền phải cónhững đặc điểm tối thiểu sau:

+ Am hiểu thị trường địa phương ( văn hóa, luật pháp, tài chính, nguồncung cấp)

+ Có kinh nghiệm trong lĩnh vực mua franchise

+ Có khả năng tài chính lớn mạnh

Trang 8

+ Tin tưởng tuyệt đối vào mô hình và hệ thống kinh doanh của chủthương hiệu

Đây được xem là hình thức phổ biến nhất và nhanh nhất trong việcbành trướng thương hiệu ra nước ngoài

4.2 Franchise phát triển khu vực (Area development franchise – ADF)

ADF cũng được độc quyền trong một phạm vi và thời gian nhất địnhADF chỉ có nhiệm vụ phát triển cửa hàng theo tiến độ rõ rang đã thốngnhất với chủ thương hiệu; họ không được bán franchise cho bất cứ ai, cũngkhông phải cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho ai

Nếu không thực hiện đúng những thỏa thuận trong hợp đồng, họ sẽ mất

ưu tiên độc quyền giống như Master Franchise

4.3 Bán Franchise cho từng cá nhân riêng lẻ (Single Unit Franchise)

Đây là hình thức bán franchise cho từng đối tác tại nước ngoài

Hình thức này thích hợp khi: Chủ thương hiệu muốn phát triển thươnghiệu của mình trong cùng một khu vực hoặc Chủ thương hiệu không có nhucầu phải bán nhiều franchise

- Ưu điểm: Kiểm tra sâu sát hệ thống nhượng quyền; Phí franchise

không phải trả cho đối tượng trung gian nào

- Nhược điểm: Cần có guồng máy điều hành vững mạnh; Chủ thương

hiệu không giàu nhanh như 2 hình thức trước

4.4 Bán Franchise thông qua liên doanh (Joint venture)

Chủ thương hiệu sẽ liên doanh với một đối tác địa phương ở nướcngoài và liên doanh này sẽ đóng vai trò của một Đại lý Franchise độc quyền

Chủ thương hiệu góp vốn vào liên doanh bằng chính thương hiệu, bíquyết kinh doanh và đôi khi thêm cả tiền mặt; những yếu tố tốt này được quy

ra tỉ lệ phần trăm góp vốn

Trang 9

Việc chọn đối tác liên doanh là rất quan trọng vì nếu chọn nhầm đối tácthì cả một thị trường sẽ bị bế tắc.

II TỔNG QUAN FRANCHISE TRÊN THẾ GIỚI

1 Thực trạng

1.1 Thành tựu

Franchise đã bắt đầu từ những năm 1962 tại Trung cổ Sau đó phát triểnmạnh tại Mỹ và cuối cùng là toàn Châu Âu Ở Thái Lan, số hợp đồng nhượngquyền thương mại tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanhnghiệp vừa và nhỏ với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng từ 20.000 – 70.000USD Ở Australia, tổng cửa hàng nhượng quyền thương mại khoảng 54.000,đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động ỞChâu Âu tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống nhượng quyền thương mại với167.500 cửa hàng, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro, taoh ra hơn 1,5 triệu việclàm Theo IFA, nhượng quyền thương mại ở Châu Âu đạt doanh thu hơn 50 tỷUSD/năm Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giớiđầu thế kỉ 21 đạt hơn 1000 tỷ USD, hơn 320.000 doanh nghiệp Franchise

1.2 Hạn chế

Tuy hoạt động franchise đã phát triển từ rất lâu nhưng hệ thống pháp lý

về kinh doanh franchise vẫn chưa thống nhất, còn nhiều lỗ hổng khiến chohoạt động franchise vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng kinh tế Ngoài ra,hoạt động franchise dễ bị ảnh hưởng do tác động dây chuyền Bên cạnh đó,thương hiệu mang tính quyết định trong hoạt động franchise, tuy nhiên nếumuốn franchise các thương hiệu nổi tiếng thì chi phí kinh doanh cao, khiếncho các nước đang phát triển khó có điều kiện hội nhập franchise Tỉ lệ rủi rotrong kinh doanh franchise lớn cũng là một hạn chế Hơn nữa, hoạt động kinhdoanh franchise dễ dẫn đến phát sinh tranh chấp do tính cạnh tranh cao giữacác thương hiệu, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến sự ổn định của nềnkinh tế thế giới

Trang 10

2 Nhận xét

Có thế nói, Franchise chính là hình thức kinh doanh mới với thị trườngphong phú, đa dạng, nhiều cơ hội nhưng cũng tồn tại song song nhiều hạn chếcần khắc phục Kinh doanh franchise không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởngkinh tế thế giới mà còn giúp đa dạng hóa kinh doanh và mở ra nhiều cơ hộicho các nước cũng như các doanh nghiệp đang phát triển

III TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG FRANCHISE LĨNH VỰC THỰC PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1 Khái quát chung về hình thức franchise tại Việt Nam

Nhượng quyền thương mại đã có mặt tại Việt Nam từ trước 1975thông qua hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm của các trạm xăngdầu Mỹ như: Exxon (Esso), Shell và các đại lý bảo dưỡng ô tô, xe máy Tiênphong trong hoạt động theo phương thức này có công ty Cà phê TrungNguyên Năm 2008 có khoảng 100 thương hiệu quốc tế và hàng chục thươnghiệu Việt cũng đang nhộn nhịp với phương thức franchise Đã có một số tổchức, hiệp hội được thành lập nhằm thực hiện việc quảng bá, xúc tiếnfranchise: CLB nhượng quyền thương mại Việt Nam, Phòng thương mại vàcông nghiệp Việt Nam, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Tp Hồ ChíMinh, Tháng 3 năm 2006, Chính phủ đã đưa ra Nghị định số 35/2006/NĐ-

CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động Nhượng quyền thươngmại Hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng25-30% trong 2-3 năm tới Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có “Cơn lốcnhượng quyền thương mại”

2 Hoạt động Franchise lĩnh vực thực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam

Ngày nay, lĩnh vực thực phẩm là một trong những ngành có hoạt độngFranchise chiếm tỉ lệ lớn và thành công nhất trên thế giời cũng như Việt Nam

Lý do là hoạt động franchise ngành thực phẩm dễ thu hồi lại vốn, kinh doanh

dễ đạt lợi nhuận cao với chi phí ban đầu không nhiều như các ngành khác

Trang 11

Ngành thực phẩm mang tính đa dạng hóa do hoạt động franchise có khả năngthay đổi để phù hợp với nhiều môi trường văn hóa khác nhau, thúc đẩy mởrộng quy mô của thương hiệu

Không chỉ có vốn đầu tư không nhiều nên dễ thu hút người nhận quyền,franchise ngành thực phẩm có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu hàng ngày củacon người nên dễ dàng được chấp nhận ở các quốc gia, đặc biệt là trong thời

kì xã hội phát triển, nhu cầu về thực phẩm của con người ngày càng cao cấphơn Hơn nữa, do sự khác biệt giữa các vùng miền trong nước cũng như giữacác nước khác nhau, con người luôn muốn tìm hiểu về nền văn hóa khác nhaubằng cách nhanh nhất, đó là qua ẩm thực Vì thế, Franchise giúp thực kháchđược thỏa mãn khi tìm hiểu văn hóa ẩm thực của các vùng miền trong nướccũng như của các nước trên thế giới

Chính vì sự thành công của hoạt động Franchise trong lĩnh vực thựcphẩm, ngày càng có nhiều thương hiệu ngành thực phẩm của Việt Nam tiếnhành hoạt động Franchise và một số thương hiệu đã đạt được thành công nhấtđịnh như Phở 24, Cà phê Trung Nguyên, Kinh Đô Bakery,… cũng như nhữngthương hiệu khác như Cơm Tấm Thuận Kiều, Nước Mía Siêu Sạch, Alo Trà,

… Riêng Phở 24 và Cà phê Trung Nguyên nhượng quyền ra cả nước ngoài

Số lượng và chất lượng của các hệ thống kinh doanh nhượng quyền khôngngừng nâng cao Thực phẩm của Việt Nam ngày càng được nhiều bạn bèquốc tế biết tới và yêu thích Doanh thu của hoạt động nhượng quyền thươngmại ngành thực phẩm cũng tăng lên rất cao và được Nhà nước quan tâm Tuynhiên, hoạt động nhượng quyền thương mại ngành thực phẩm của Việt Namcòn mang tính tự phát cao và chưa thế hiện tính chuyên nghiệp Các doanhnghiệp thực hiện Franchise ngành thực phẩm của Việt Nam chưa khai thác hếtlợi thế của nhóm ngành này, chưa chú trọng việc xây dựng hình ảnh thươnghiệu Hệ thống quản lý còn lỏng lẻo và chưa có chính sách hỗ trợ của Nhànước đầy đủ

3 Phân tích một số thương hiệu ngành thực phẩm của Việt Nam sử dụng hình thức franchise

3.1 PHỞ 24

Trang 12

Phở 24 là một chuỗi nhà hàng Việt Nam thuộc Công ty Việt Thái Quốc

Tế (VTI), chủ sở hữu của Highlands Coffee, Hard Rock Cafe, Emporio Armani,Swarovski, Aldo, La Vie En Rose, Debenhams, Coorslight, Orangina

Cửa hàng Phở 24 đầu tiên được khai trương vào tháng 6/2003 tại đườngNguyễn Thiệp, đối diện Khách sạn Sheraton Sài Gòn Đến tháng 6/2012, Phở

24 đã mở 70 cửa hàng với 70% các cửa hàng nội địa tọa lạc tại các tỉnh thànhlớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, và 30%các cửa hàng quốc tế tại Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), PhnomPenh (Campuchia), Ma Cao - Hồng Kông và Tokyo (Nhật Bản) Phở 24 có kếhoạch mở thêm cửa hàng ở tất cả các thành phố lớn của Việt Nam cũng nhưtại các thị trường nước ngoài, nơi có số lượng lớn người châu Á

Bên cạnh phở nóng, trong năm 2011 Phở 24 đã cho ra mắt sản phẩm Phở

24 ăn liền, một sản phẩm thật tiện lợi khi đi xa hoặc chế biến tại nhà, khi đi dulịch cũng như làm quà tặng Hiện nay, Phở 24 ăn liền hương vị bò đã đến vớithực khách và nhận được nhiều phản hồi tích cực Ngoài ra, Phở 24 hương vị

gà hiện đang trong quá trình nghiên cứu và sẽ xuất hiện trong tương lai gầnnhất Bạn có thể tìm thấy Phở 24 ăn liền tại nhiều hệ thống siêu thị như:Maximark, siêu thị Hà Nội, Shop and Go, Citimart, Family Mart, Circle K

Ngay từ khi thực hiện kinh doanh, chủ trương của Phở 24 là sẽ nhânrộng theo phương thức nhượng quyền Điều này được thể hiện ngay từ việcđặt tên thương hiệu mang tính quốc tế cho đến việc đăng ký nhãn hiệu tại cácthị trường mục tiêu trong và ngoài nước, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoácũng đã được cân nhắc và có tầm nhìn dài hạn

Mô hình nhượng quyền thương hiệu Phở 24:

Thương hiệu Phở 24 nhượng quyền theo hình thức “Nhượng quyềnkinh doanh mô hình toàn diện”: Để được cấp quyền sử dụng thương hiệu Phở

24, người nhận quyền phải trả cho chủ thương hiệu một khoản phí ban đầu vàmột khoản chi phí hàng tháng Chi phí hàng tháng là chi phí sử dụng thương

Ngày đăng: 06/08/2018, 13:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w