1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ G7 Mart của Trung Nguyên theo mô hình nhượng quyền thương mại.docx

27 1,5K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 98,75 KB

Nội dung

Phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ G7 Mart của Trung Nguyên theo mô hình nhượng quyền thương mại.

Trang 1

Trường đại học Kinh tế quốc dân Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế

  

Đề án kinh tế quốc tế

Đề tài : Phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ G7 Mart của Trung Nguyên

theo mô hình nhượng quyền thương mại

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như BìnhSinh viên thực hiện : Lê Hồng Linh

Lớp : KTQT45B

Hà Nội, tháng 9/2006

Trang 2

Lời mở đầu

Theo đánh giá của Công ty tư vấn AT Kearney - một trong những công ty lập

ra chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu GRDI thì hiện nay, Việt Nam được xếp thứ 8trong số 30 thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất toàn cầu Do đó, thị trường bán lẻViệt Nam đang thu hút sự chú ý của các tập đoàn nước ngoài Đã có rất nhiều cáctập đoàn chuyên về phân phối bán lẻ xuất hiện tại Việt Nam như Big C, Metro Cash

& Carry và nhiều tập đoàn khác đang chuẩn bị thâm nhập Trong làn sóng phát triểnngành hàng bán lẻ như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam gần như vẫn đứng ngoàicuộc chơi này Chính vì thế, việc công ty Trung Nguyên cho ra đời hệ thống chuỗicửa hàng G7 Mart thực sự là một bước đột phá đối với ngành hàng bán lẻ của ViệtNam Đây là chuỗi cửa hàng hoạt động theo mô hình nhượng quyền thương mại -một mô hình còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam Dặc biệt trongmạng lưới phân phối bán lẻ tại Việt Nam thì Trung Nguyên là đơn vị đầu tiên thựchiện hình thức này Đây sẽ là kim chỉ nam, là tấm gương cho các doanh nghiệp ViệtNam học hỏi kinh nghiệm Chính vì lý do đó nên việc nghiên cứu về mô hình G7Mart của Trung Nguyên và giải pháp để phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ theo

mô hình nhượng quyền thương mại là rất cần thiết Từ nhận thức nói trên nên emchọn đề tài “ Phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ G7 Mart của Trung Nguyên theo

mô hình nhượng quyền thương mại” làm đề tài nghiên cứu

Trang 3

1 Một số lí luận cơ bản

1.1 Khái niệm Nhượng quyền thương mại

Theo tiếng Anh nhượng quyền thương mại có nghĩa là Franchise Hiện nay có

rất nhiều định nghĩa về Nhượng quyền Thương mại

Nhượng quyền thương mại được người Mỹ khởi xướng và định nghĩa như sự liênkết hợp đồng giữa phía chuyển giao (nhà sản xuất hoặc tổ chức dịch vụ) với ngườinhận chuyển giao (người kinh doanh độc lập Người chuyển giao cho mượn thươnghiệu hệ thống kinh doanh bao gồm tất cả các cách thức quản lý Còn người nhậnchuyển giao chi trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanhvới tên và hệ thống của nhà chuyển giao

Còn theo định nghĩa của từ điển Anh Việt của Viện ngôn ngữ học thì Nhượngquyền thương mại cho phép ai đó chính thức bán hàng hóa hay dịch vụ của mộtcông ty ở một khu vực cụ thể nào đó Với định nghĩa của từ điển Webster thì

Nhượng quyền thương mại là một đặc quyền được trao cho một người hay một

nhóm người để phân phối hay bán sản phẩm của chủ hiệu Nói khác hơn thì

Franchise là một phương thức tiếp thị sản phẩm và phân phối một sản phẩm hay

dịch vụ dựa trên mối quan hệ giữa hai đối tác, một bên gọi là bên nhượng quyền

(Franchisor) và một bên gọi là bên mua nhường quyền (Franchisee) Hai bên đối

tác này sẽ ký một hợp đồng, gọi là hợp đồng Nhượng quyền Thương mại

Hình thức kinh doanh này chỉ có hai loại điển hình : Nhượng quyền phân phốisản phẩm hoặc Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh

Hình thức Nhượng quyền phân phối sản phẩm: là hình thức mà bên mua

nhượng quyền thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía chủ thươnghiệu, ngoại trừ việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩuhiệu và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của bên chủ thương hiệu trong một phạm vikhu vực và thời gian nhất định Điều này có nghĩa là bên mua nhượng quyền sẽquản lý điều hành cửa hàng khá độc lập, ít bị ràng buộc nhiều bởi những quy định từphía chủ thương hiệu

Trang 4

Hình thức Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh Đây là hình thức

nhượng quyền bao gồm thêm việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và công thứcđiều hành quản lý Khác với mô hình nhượng quyền phân phối sản phẩm, mô hìnhNhượng quyền Thương mại đòi hỏi các chuẩn mực của mô hình kinh doanh phảituyệt đối được giữ đúng Mối liên hệ và hợp tác giữa bên bán và bên mua nhượngquyền phải rất chặt chẽ và liên tục

Đối với ngành hàng bán lẻ nói riêng thì hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng

mô hình nhượng quyền thương mại chỉ áp dụng hình thức nhượng quyền phân phốisản phẩm

1.2 Các lợi ích nhượng quyền thương mại

1.2.1 Lợi ích của bên bán nhượng quyền

Nhân rộng mô hình kinh doanh-nhân rộng thành công: Đối với các doanh

nghiệp, muốn nhân rộng mô hình kinh doanh thì ngân sách và khả năng tài chínhcủa doanh nghiệp phải khá lớn Đặc biệt là khi doanh nghiệp muốn đưa thương hiệucủa mình vươn ra khỏi ranh giới một thành phố hay quốc gia Ngoài vấn đề ngânsách, các yếu tố khác như yếu tố địa lý, con người, kiến thức và văn hoá địa phươngcũng là những trở ngại không nhỏ Phương thức Nhượng quyền Thương mại sẽ giúpdoanh nghiệp chủ thương hiệu chia xẻ những khó khăn nêu trên cho bên muanhượng quyền, bên mua sẽ chịu toàn bộ phần đầu tư của cải vật chất và tự quản lýlấy tài sản của mình Và một khi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp được nhânrộng nhanh chóng thì giá trị của công ty hay thương hiệu cũng lớn mạnh theo

Một cách tập trung sức mạnh : Việc Nhượng quyền Thương mại sẽ giúp nhân

rộng thương hiệu của doanh nghiệp, làm nâng cao vị thế của thương hiệu đó trên thịtrường Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tập trung tăng cường được sức mạnh chothương hiệu, tăng cường được sức cạnh tranh trên thị trường

Theo Bà Vũ Kim Hạnh, giám đốc ITPC, ngành công nghiệp bán lẻ của ViệtNam chiếm tỷ trọng rất cao trong GDP Điều đó cho thấy, thị trường bán lẻ của ViệtNam vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Thậm chí một số mặt hàng

Trang 5

đã và đang có nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá cũng được các nhà bán lẻ trênthế giới nhòm ngó Trên thực tế, từ năm 2000, các nhà bán lẻ đa quốc gia đã xâmnhập vào thị trường bán lẻ của Việt Nam Hệ thống phân phối nội địa ở Việt Namđang đứng trước nguy cơ bị điều khiển bởi các tập đoàn nước ngoài do sự non yếucủa mình Chính vì vậy, theo các chuyên gia, Nhượng quyền Thương mại là cách đểtăng sức mạnh cho các thương hiệu Việt Nam và cũng chính là cách tốt nhất đểquảng bá cũng như tạo nội lực cho thương hiệu đó.

Tăng doanh thu : Thông qua hình thức Nhượng quyền Thương mại, chủ thương

hiệu có thể nhận các khoản tiền sau đây từ việc bán nhượng quyền

- Phí nhượng quyền ban đầu: Đây là khoản phí hành chính, đào tạo, bán thươnghiệu, chuyển giao công thức kinh doanh cho bên mua nhượng quyền Phí này chỉđược tính một lần

- Phí hàng tháng: Phí này là phí mà bên mua nhượng quyền phải trả cho việc duytrì sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên bán nhượng quyền và những dịch vụ hỗtrợ mang tính chất tiếp diễn liên tục như đào tạo huấn luyện nhân viên, tiếp thị,quảng bá, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới… Phí này có thể là một khoản phí cốđịnh theo thoả thuận của hai bên hoặc tính theo phần trăm trên doanh số của bênmua nhượng quyền, thường dao động trung bình từ 3-6% tuỳ vào loại sản phẩm, môhình hay lĩnh vực kinh doanh

- Bán các nguyên liệu đặc thù : Nhiều chủ thương hiệu yêu cầu các đối tác muanhượng quyền của mình phải mua một số nguyên liệu đặc thù do mình cung cấp,vừa để đảm bảo tính đồng bộ của sản phẩm hay mô hình kinh doanh, vừa mang lạimột nguồn lợi nhuận phát triển song song với tình hình kinh doanh của bên muanhượng quyền

- Tiết giảm chi phí: Các doanh nghiệp có áp dụng hình thức nhượng quyền đều

có ưu thế mua hàng giá rẻ hơn do mua với số lượng lớn hơn (để phân phối cho cáccửa hàng nhượng quyền trong một số trường hợp) Ngoài ra, các chi phí về tiếp thị,quảng cáo cũng được tiết giảm nhờ ưu thế có thể chia nhỏ ra cho nhiều đơn vị cùng

Trang 6

mang một nhãn hiệu chia sẻ với nhau thông qua phí nghĩa vụ hàng tháng của bênmua nhượng quyền.

1.2.2 Lợi ích của bên mua nhượng quyền

Đây là hình thức đầu tư an toàn và khôn ngoan : Thành công của các doanh

nghiệp mua nhượng quyền cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp mới bắt đầuthử nghiệm mô hình kinh doanh lần đầu và nhãn hiệu thì chưa ai biết đến Thật vậy,thương hiệu hay uy tín nhãn hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với kháchhàng khi họ quyết định chọn mua sản phẩm nào Nhiều cuộc thử nghiệm đã chứngminh rằng người tiêu dùng bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thương hiệu, thậm chí hơn cảchất lượng thực sự của sản phẩm

Dễ vay tiền ngân hàng: Do xác suất thành công cao hơn nên các ngân hàng

thường tin tưởng và cho các doanh nghiệp mua nhượng quyền vay tiền Nói đúng ra,hầu như tất cả các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền trên thế giới đều chủđộng đàm phán, thuyết phục ngân hàng ủng hộ các đối tác mua nhượng quyền tiềmnăng của mình bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi

Được chủ thương hiệu giúp đỡ: Người mua nhượng quyền lúc nào cũng nhận

được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu trước và sau khi cửa hàng nhượngquyền khai trương Đây là một lợi thế lớn, đặc biệt đối với những người mới tự kinhdoanh lần đầu Trong thời gian trước khai trương, đối tác mua nhượng quyền thườngđược hỗ trợ về đào tạo, thiết kế, chọn địa điểm cửa hàng, nguồn hàng, tiếp thị,quảng cáo…Sau khai trương, họ tiếp tục được hỗ trợ nhiều mặt, trong đó nổi bậtnhất là khâu tiếp thị, quảng cáo và tái đào tạo

1.2.3 Lợi ích đối với xã hội

- Lợi ích với người tiêu dùng: Nhờ có Nhượng quyền Thương mại mà hệ thốngmạng lưới cung cấp sản phẩm dịch vụ mới được mở rộng Người tiêu dùng có cơhội tiếp cận nhiều hơn với những sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu nổi tiếng.Mặt khác, các cửa hàng theo mô hình Nhượng quyền Thương mại thường có sựgiám sát chặt chẽ của chủ thương hiệu nên chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụu

Trang 7

khách hàng luôn được đảm bảo Do đó, độ thoả dụng của người tiêu dùng được tănglên, lợi ích tiêu dùng tăng lên.

- Lợi ích xã hội: tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho xã hội Mỗi cửa hàngnhượng quyền mở ra lại cần thêm lao động: như người quản lý, nhân viên phụcvụ…Điều đó làm tăng cầu về lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp

Từ đó giảm bớt được các tệ nạn xã hội Thêm vào đó, mô hình Nhượng quyềnThương mại đòi hỏi người lao động phải có trình độ và kỹ năng nhất định Đâychính là động lực thúc đẩy sự phát triển năng lực, trình độ người lao động, từ đógiúp cho xã hội ngày càng phát triển

- Tăng ngân sách nhà nước: mỗi cửa hàng nhượng quyền mở ra sẽ đóng gópthêm vào Ngân sách Nhà nước một khoản thuế Điều đó sẽ giúp cho Ngân sách Nhànước có thêm điều kiện để thực hiện tốt vai trò phân phối lại thu nhập cũng như trợcấp giúp đỡ cho người nghèo, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho sựphát triển kinh tế, xã hội

2 Thực trạng việc phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ G7 Mart của Trung Nguyên tại Việt Nam

2.1 Thực trạng ngành hàng bán lẻ tại Việt Nam

2.2.1 Đặc điểm thị trường bán lẻ tại Việt Nam

Là một thị trường tiềm năng: Hiện nay Việt Nam được xếp thứ tám trong số 30

thị trường bán lẻ nhanh nhất toàn cầu (Theo đánh giá của công ty nghiên cứu thìtrường ATK EARNEY) Với 83 triệu dân trong đó hơn 50% số người dưới độ tuổi

30 và đang thích mua sắm, Việt Nam đang là một trong những thị trường hấp dẫnvới các tập đoàn siêu thị quốc tế

Theo tổng cục thống kê, tổng doanh thu bán lẻ năm 2005 đạt 335.383 tỉ đồng,tương đương 20,93 tỉ USD Theo Bộ Thương mại, mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻbình quân đầu người năm 2005 đạt 5,7 triệu đồng, so với 5 năm trước đó chỉ là 2,8triệu đồng Trong giai đoạn 2001-2005, doanh thu bán lẻ tại thị trường Việt Namtăng bình quân 18%/năm, cao gấp khoảng hai lần so với mức tăng trưởng bình quân

Trang 8

của GDP cùng kỳ Cả nước hiện có 200 siêu thị; 30 trung tâm thương mại, khoảng1.000 cửa hàng tự chọn, 9.063 chợ, 165 chợ đầu mối cấp vùng và cấp tỉnh Với sựphát triển nhanh chóng như vậy, thị trường Việt Nam đang thu hút sự chú ý của cácnhà phân phối nước ngoài Wall-Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), LotteShopping (Hàn Quốc), Dairy Farm (Hồng Kông), South Asia Investment PTE(Singapore) đã lần lượt "đánh tiếng" với cơ quan chức năng Việt Nam, thậm chí

có công ty đã lập văn phòng đại diện và tiến hành nghiên cứu thị trường chờ thời cơbước vào thị trường Việt Nam

Hiện nay, tại thị trường bán lẻ của Việt Nam, một số tập đoàn phân phối nướcngoài đã có mặt và hoạt động rất thành công như: Big C, Metro Cash & Carry Còncác doanh nghiệp Việt Nam gần như vẫn đứng ngoài cuộc Hệ thống phân phối của

ta còn yếu kém, lạc hậu và thiếu Trình độ quản lý, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và

kể cả phương thức kinh doanh đều chưa theo chuẩn mực quốc tế Ngoài hệ thốngSaigon Co.opMart và Maxi Mark, chưa có hệ thống siêu thị nào mạnh hơn Mộtcuộc chiến không cân sức đang chờ đợi các nhà phân phối trong nước khi Việt Namgia nhập WTO và thị trường phân phối bán lẻ được mở cửa

Sự chênh lệch giữa kênh phân phối hiện đại và kênh phân phối truyền thống

Hiện nay hàng hóa đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ(khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập, cửa hàng truyền thống(khoảng 44%), qua hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửahàng tự chọn ) mới chỉ chiếm khoảng 10% Còn lại 6% do nhà sản xuất trực tiếpbán thẳng Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lượng hàng lưuthông qua kênh phân phối hiện đại đã tăng từ 18% năm 2004 lên 23% trong năm

2005 Trong khi đó ở vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh phía nam, miền trung vàmiền bắc, tiểu thương, tư thương đảm nhận vai trò phân phối hàng hóa là chủ yếu.Một nghiên cứu gần đây cho thấy, các cửa hàng theo kênh phân phối hiện đại nhưsiêu thị hiện nay không chỉ tập trung ở T.P Hồ Chí Minh và Hà Nội, mà đang mởrộng dần đến các tỉnh có tiềm năng Xu hướng này cho thấy nhu cầu mua sắm ở các

Trang 9

hệ thống phân phối hiện đại đã lan toả và thu nhập của người tiêu dùng ngày càngđược nâng cao.

Thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế: Dù thị trường bán lẻ của

nước ta trong thời gian qua đã phát triển sôi động, nhưng vẫn ẩn chứa những điềuđáng lo ngại Trong đàm phán về mở cửa lĩnh vực dịch vụ dịch vụ phân phối là mộttrong những yêu cầu mà cả Mỹ, EU, ASEAN lẫn WTO đều đòi hỏi không khoannhượng Nếu gia nhập WTO, sẽ phải mở cửa thị trường bán lẻ trong nước, rất có thểcòn xuất hiện thêm điều đáng lo khác Với tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém và cơcấu lạc hậu như hiện nay, nếu không có sự cải thiện thì chỉ trong một vài năm tới,dịch vụ phân phối Việt Nam khó có thể trở thành lĩnh vực chủ chốt trong nền kinh

tế, không thể cạnh tranh được với sự “đổ bộ” của các nhà phân phối nước ngoài

Hệ thống phân phối hàng hóa của Việt Nam vẫn còn lạc hậu theo kiểu "ăn xổi ởthì" Hàng có bao nhiêu bán bấy nhiêu Việc không có sự liên kết chặt chẽ giữa nhàsản xuất và nhà phân phối đã tạo nên một hệ thống phân phối trung gian nhiều tầng,nấc đẩy chi phí và giá hàng hóa cao "ngất ngưởng", gây thiệt hại cho người tiêudùng Thực tế cho thấy phân phối đã tự phát thì không thể quản lý được giá cả, chấtlượng, số lượng hàng hóa bán ra

Ngành bán lẻ của nước ta hiện còn nhỏ bé, phát triển tự phát và thiếu tính ổnđịnh Đứng trước tình hình này, các nhà phân phối, bán lẻ Việt Nam đang tìm mọicách để giữ vững và mở rộng thị phần trên chính sân nhà Theo các chuyên gia, hệthống bán lẻ của Việt Nam đã và đang bộc lộ rõ 3 điểm yếu rất cơ bản cần phải khắc

phục ngay, đó là: Tài chính, hậu cần và tính chuyên nghiệp Nguồn vốn của hầu hết

các nhà phân phối trong nước hiện nay rất yếu Ngoài đòi hỏi về vốn, còn phải cómột hệ thống hậu cần chuyên nghiệp nhập hàng, dự trữ và bảo quản) Trong khi đó,các tập đoàn nước ngoài mạnh về tài chính, dày dạn về kinh nghiệm quản lý (MetroCash & Carry, Big C, Bourbon, Dairy Farm, Wall Mart ) đã và sẽ vào Việt Nam,rốt ráo triển khai kế hoạch xây dựng những điểm kinh doanh mới

Trang 10

Hệ thống siêu thị chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân Theo cácchuyên gia ngành phân phối các trung tâm siêu thị lớn ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nộimới chỉ đáp ứng được 20-30% nhu cầu tiêu dùng của khách hàng có mức sống trêntrung bình 70-80% còn lại vẫn phải vào các chợ và các cửa hàng nhỏ lẻ mua sắm (ởcác tỉnh 95% mua sắm ở chợ)

2.2.2 Một số về mô hình bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam

2.1.2.1 Chuỗi siêu thị Metro

Metro là một tập đoàn chuyên về bán sỉ của Đức, đã có 40 năm kinh doanh tronglĩnh vực siêu thị Tuy là một mô hình chuyên về bán sỉ nhưng Metro lại là một đốithủ cạnh tranh có tầm cỡ đối với các siêu thị cũng như các mô hình bán lẻ khác Sở

dĩ như vậy vì: Ở Metro, chủng loại hàng hóa đa dạng phong phú, khách hàng có thểmua tất cả các loại hàng tiêu dùng tại một nơi Thêm vào đó, giá cả của Metro cótính cạnh tranh, cộng với dịch vụ bán hàng và hậu mãi chuyên nghiệp

Hiện nay Metro có 6 trung tâm bán sỉ tại Việt Nam: TP HCM: 2; Hà Nội: 1; HảiPhòng: 1; Đà Nẵng: 1; Cần Thơ: 1 Dự định sẽ mở thêm 1 trung tâm tại TPHCMtrong năm nay và 1 trung tâm tại Hà Nội trong năm 2007 Tổng diện tích của mỗitrung tâm vào khoảng 11.000 m2, trong đó diện tích trưng bày hàng hóa và kho chứahàng khoảng 6.000 m2 Có khoảng 15.000 chủng loại hàng hóa được bán tại trungtâm Metro, trong đó khoảng 80% là hàng sản xuất trong nước

2.1.2.2 Chuỗi siêu thị Big C

Big C hiện là một trong những tập đoàn siêu thị hàng đầu thế giới Công tyTNHH Siêu trung tâm thương mại Big C hiện điều hành 40 siêu thị Big C tại TháiLan và 4 tại Việt Nam, tính cả Big C Thăng Long sau khi mở cửa Với hơn 1.000người lao động đang làm việc trong hệ thống Big C Việt Nam, doanh thu ước tínhcủa tập đoàn tại Việt Nam trong năm 2005 khoảng 800 tỷ đồng

Sự xuất hiện của chuỗi siêu thị Big C, đặc biệt là sự xuất hiện của Big C ThăngLong tại Hà Nội đã đánh dấu một bước ngoặt mới đối với ngành hàng bán lẻ tại ViệtNam Big C Thăng Long sẽ là sự kết hợp của hệ thống cửa hàng bán lẻ với gian bán

Trang 11

thực phẩm lấy thẳng từ nhà sản xuất nhằm cung cấp hàng hóa chất lượng cao với giá

cả hợp lý

Big C Thăng Long được chia làm 2 tầng Tầng trệt gồm các cửa hàng cho thuêchuyên bán các sản phẩm đã có thương hiệu Tầng trên là một siêu thị với hơn 1.000chủng loại hàng hoá gồm thực phẩm tươi sống, đồ dùng cá nhân, hàng may mặc, đồnội thất, đồ ăn khô, các loại gia vị, đồ uống, bánh, rượu, hóa chất, thực phẩm, đồ ăncho vật nuôi, mỹ phẩm, hàng điện máy, đồ gia dụng, dụng cụ thể thao, đồ chơi, hàngvăn phòng phẩm và các dụng cụ sửa chữa Đáng chú ý, Big C Thăng Long sẽ tậptrung vào phân phối các sản phẩm nội địa của Việt Nam với 90% hàng hóa có mặttại đây Ông Guy Lacombe - Tổng giám đốc của Big C Việt Nam - cho biết: ''Chiếnlược của chúng tôi là đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống lưu thông phân phối nộiđịa bằng cách sử dụng sản phẩm và nhân lực tại chỗ Hầu hết hàng hoá chúng tôiphân phối có nguồn gốc từ nội địa và người Việt cũng chiếm 99% số lao động trong

hệ thống Big C Việt Nam''

Hệ thống siêu thị SaiGon Co.op Mart:

Có thể nói, hiện nay SaiGon Co.op Mart là chuỗi siêu thị

2.2 Quá trình hình thành và phát triển mô hình G7 Mart của Trung Nguyên tại Việt Nam

2.2.1 Mục đích của hệ thống G7 Mart

Mục đích và phương châm hoạt động của G7 Mart chính là liên kết, nâng cấpmạng lưới phân phối truyền thống thành một hệ thống phân phối hiện đại nhằm thựchiện một bước đột phá mạnh mẽ các doanh nghiệp phân phối trong nước, tạo nênmột lực đối trọng với các tập đoàn phân phối nước ngoài

Tuy nhiên G7 Mart không chỉ dừng lại ở mục đích như vậy Tham vọng củaG7 là tạo ra các Việt Town- các Khu trung tâm thương mại Việt Nam ở nướcngoài, đưa hàng hoá và văn hoá Việt ra thị trường thế giới một cách hiệu quả nhất,bền vững nhất Với Việt Town, các hàng hoá, thương hiệu Việt sẽ không đơn lẻkhi đi ra bên ngoài mà là một sự đoàn kết hợp lực Việt Town sẽ phát triển các giá

Trang 12

trị Việt lên tầm mức cạnh tranh toàn cầu, để thương hiệu Việt phát triển mạnh mẽ

và rộng khắp trên thế giới

2.2.2 Phương thức kinh doanh của G7 Mart:

2.2.2.1 Chiến lược kinh doanh bước đầu của G7 Mart

Ngay từ ban đầu, G7 Mart đã xác định rõc chiến lược kinh doanh của mình

Đó là phát triển mạnh mạng lưới phân phối dựa trên nền tảng các đại lý sẵn cótrong khắp cả nước, liên kết tất cả những nhà phân phối nhỏ, lớn trong nước lại sẽtạo nên sức mạnh, xây dựng hệ thống quản lý và hậu cần mạnh mẽ; hợp sức vớinhà sản xuất

Ngành hàng kinh doanh chủ yếu của G7 Mart: là thực phẩm ngọt, thực phẩmmặn, hoá mỹ phẩm, rượu bia nước giải khát, thuốc lá; thuốc tây, báo chí, thẻ điệnthoại trả trước; quảng cáo, tư vấn, dịch vụ thanh toán hoá đơn, máy ATM, điệnthoại công cộng

2.2.2.2 Cách thức kinh doanh của chuỗi cửa hàng G7 Mart

Mô hình kinh doanh:

Điều đặc biệt của hệ thống G7 Mart đó chính là nó được xây dựng theo mô hìnhnhượng quyền thương mại Đây là một bước đột phá đối với ngành hàng bán lẻ tạiViệt Nam Thực chất những cửa hàng G7 Mart là những cửa hàng tạp hoá sẵn có.Chỉ có điều bây giờ nó đã mang thương hiệu G7 Mart Tất cả các cửa hàng củachuỗi G7 Mart sẽ xây dựng một cách đồng bộ đúng theo tiêu chí đặt ra về cách bàitrí, biển hiệu, đồng phục nhân viên cũng như giá cả Điều này giúp tạo nên sựchuyên nghiệp hoá trong hoạt động, khiến người tiêu dung yên tâm hơn về chấtlượng hàng hoá, giá cả

Cách thức kinh doanh:

G7 Mart hình thành trên cơ sở tập hợp các cửa hàng tạp hóa, với mục tiêu làtrang bị nâng cấp, thay đổi phương thức quản lý, cung cách phục vụ để hướng cáccửa hàng này chuyển thành chuỗi cửa hàng tiện lợi theo mô hình phân phối hiện đại

Trang 13

Theo Công ty G7, các cửa hàng tạp hóa hiện hữu khi gia nhập hệ thống G7 Mart sẽđược thiết kế, trang trí lại cửa hàng, tổ chức lại cách trưng bày hàng hóa, chuẩn hóadịch vụ thông qua việc huấn luyện kỹ năng bán hàng, ứng dụng công nghệ thông tintrong quản lý, sử dụng phần mềm có khả năng điều phối quản lý trong cả hệ thống Anh Đặng Thanh Hùng, Trưởng phòng Đối ngoại Công ty G7, nói rằng cách xâydựng G7 Mart có một số đặc điểm khác với một vài mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi

đã làm trước đó Công ty G7 không chủ trương hình thành những cửa hàng đượctrang bị quá hiện đại Bởi theo G7, việc xây dựng mới cửa hàng, tự tổ chức nhân sự,trang bị vật chất tốn kém (máy lạnh, nội thất đắt tiền ) làm cho suất đầu tư tăngcao nhưng lại không phù hợp với mức sống, tập quán mua sắm của người tiêu dùngkhi đến các cửa hàng tạp hóa, dẫn đến khó đạt hiệu quả kinh doanh Cách làm củaG7 là hình thành cửa hàng tiện lợi trên nền cơ sở vật chất đã có (cửa hàng hiện hữu),nhân sự tại chỗ (chủ và gia đình chủ cửa hàng), chỉ thay đổi thông qua nâng cấp,điều chỉnh lại một số bất cập về mặt hoạt động, như vậy sẽ giảm bớt được chi phíđầu tư Suất đầu tư mà G7 đưa ra, bao gồm thiết kế lại cửa hàng, cung cấp quầy kệ,bảng hiệu vào khoảng 100-150 triệu đồng/cửa hàng

Theo đúng kế hoạch, G7 Mart đã ra mắt, với 500 cửa hàng G7 Mart chuẩn, 9.500cửa hàng thành viên và 70 trung tâm phân phối trải khắp trên cả nước Được biết,G7 Mart đã đầu tư khá lớn để nâng cấp cửa hàng tạp hoá thành cửa hàng G7 Mart.Tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn đầu lên đến 395 triệu USD Hàng loạt máy mócchuyên dụng hiện đại đã được nhập về cung cấp cho các trung tâm phân phối ở cácđịa phương Theo ông Vũ, trong số 300.000 cửa hàng tạp hoá trên cả nước, G7 Martchọn 10.000 cửa hàng có ưu thế nhất về địa điểm, về doanh thu bán hàng để hợp tácthì không có lý gì sau khi được nâng cấp, các cửa hàng này lại không thành công Lợi ích mà G7 Mart đem lại cho người tiêu dùng là mua hàng đúng giá, với mức giácạnh tranh do G7 Mart mua hàng từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đưa đến tận cửahàng bán lẻ G7 Mart không thu lời trên từng sản phẩm bán ra, mà hưởng phần trămchiết khấu từ nhà sản xuất trên doanh số bán hàng Nhà sản xuất cũng được hưởng

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w