1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội

52 977 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 394 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Thực phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người.

Trang 1

1.1.1 Mặt hàng thực phẩm, phân loại, đặc điểm và vai trò 3

1.1.2 Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm 6

1.1.2.1 Chợ truyền thống 6

1.1.2.2 Trung tâm thương mại, siêu thị và chuỗi hệ thống các cửahàng hiện đại 7

1.1.2.3 Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong 8

1.1.2.4 Đặc điểm chung của hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàngthực phẩm 8

1.1.3 Sự cần thiết khách quan của việc phát triển hệ thống phân phối bánlẻ mặt hàng thực phẩm ở nước ta 9

1.2 Nội dung phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thựcphẩm 10

1.2.1 Về các chợ truyền thống 10

1.2.1.1 Phát triển hệ thống chợ theo chiều rộng 10

1.2.1.2 Phát triển hệ thống chợ theo chiều sâu 11

1.2.2 Về các trung tâm thương mại, các siêu thị và các chuỗi cửa hànghiện đại 12

1.2.2.1 Phát triển theo chiều rộng 12

1.2.2.2 Phát triển theo chiều sâu 13

1.2.3 Về các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong 14

1.2.3.1 Phát triển theo chiều rộng 14

1.2.3.2 Phát triển theo chiều sâu 15

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống phân phối bánlẻ mặt hàng thực phẩm 15

1.3.1 Môi trường chính trị pháp luật 16

Trang 2

1.3.2 Môi trường kinh tế vĩ mô 17

1.3.3 Yếu tố văn hoá xã hội 17

1.3.4 Vấn đề nội tại của từng hệ thống 18

1.3.5 Thị trường và các đối thủ cạnh tranh 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ MẶTHÀNG THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 20

2.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế - thương mại Hà Nội nhữngnăm qua 20

2.2 Thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trênđịa bàn Hà Nội 22

2.2.1 Chợ truyền thống 22

2.2.2 Trung tâm thương mại, siêu thị và các chuỗi cửa hàng hiện đại 26

2.2.3 Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong 30

2.3 Đánh giá chung về hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩmtrên địa bàn Hà Nội 33

2.3.1 Những thành tựu đạt được 33

2.3.2 Những mặt hạn chế 34

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐIBÁN LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 36

3.1 Dự báo thị trường thực phẩm Hà Nội 36

3.2 Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thựcphẩm trên địa bàn Hà Nội 37

Trang 3

Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của Hà Nội giai đoạn

Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế Hà Nội giai đoạn 2001-2008 21

Bảng 2.3 Tình hình phân bố các chợ trên địa bàn Hà Nội 23

Bảng 2.4 Hàng hoá kinh doanh chủ yếu trong các siêu thị ở Hà Nội 27

Bảng 2.5 Tốc độ tăng mức bán lẻ hàng hoá của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2005-2008 28

Bảng 2.6 Cơ sở kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể tại Hà Nội2001-2008 31

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Thực phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu có vai trò đặc biệtquan trọng đối với đời sống con người Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nhờnhững cải cách hợp lý, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.Việt Nam từ một nước nghèo đói, phải nhập khẩu lương thực đã trở thànhnước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai trên thế giới, nền kinh tế nhiều nămliền đạt mức tăng trưởng cao- trung bình trên 6,5%/năm, đời sống nhân dânđược cải thiện rõ rệt Mức sống ngày càng nâng cao dẫn tới nhu cầu về thựcphẩm không chỉ là số lượng mà còn có sự đòi hỏi cao về mặt chất lượng Hiệnnay nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và đặcbiệt 1/1/2009 Việt Nam phải tiến hành mở cửa thị trường bán lẻ hàng hoá.Điều đó đặt ra yêu cầu đối với hệ thống phân phối bán lẻ trong nước khôngnhững phát triển theo chiều rộng mà cần phát triển theo chiều sâu Xuất pháttừ lý do đó em đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địabàn Hà Nội”

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu các thực trạng hệ thống phânphối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, từ đó đưa ra các giảipháp nhằm phát triển hệ thống này.

Hiện nay thủ đô Hà Nội đã được mở rộng, nhưng do điều kiện có hạnnên em xin giới hạn và tập trung chủ yếu vào khu vực Hà Nội cũ Đối tượngnghiên cứu chính là các chợ tryền thống, các trung tâm thương mại, siêu thị,chuỗi cửa hàng hiện đại, các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong Trong quátrình nghiên cứu em sử dụng kết hợp cả hai phương pháp : Phương phápnghiên cứu tại bàn và quan sát điều tra thực tế Trong đó chủ yếu là phươngpháp nghiên cứu tại bàn.

Trang 5

Kết cấu của đề tài gồm có 3 chương :

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hệ thống phân phối bán lẻ mặthàng thực phẩm.

Chương 2: Thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩmtrên địa bàn Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thựcphẩm trên địa bàn Hà Nội.

Đồng hành cùng người học trò luôn là sự chỉ bảo đầy tâm huyết của cácthầy cô Em xin chân thành cảm ơn cô giáo kính mến PGS.TS Phan Tố Uyênđã tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề án này.Trong suốt quá trình nghiên cứu mặc dù đã hết sức cố gắng nỗ lực nhưng dođiều kiện về thời gian, điều kiện tài chính và trình độ còn hạn chế nên bài viếtcủa em vẫn còn nhiều thiếu sót Em rất mong các thầy cô thông cảm và tạođiều kiện giúp đỡ em hoàn thiện tốt hơn đề án này

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNGPHÂN PHỐI BÁN LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM

1.1 Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm và sự cần thiếtkhách quan phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm.

1.1.1 Mặt hàng thực phẩm, phân loại, đặc điểm và vai trò

Trong mỗi bữa ăn hàng ngày chúng ta đều sử dụng thực phẩm Vậythực phẩm là gi? Chúng gồm những loại nào? Đặc điểm của chúng ra sao?

Thực phẩm được hiểu là tất cả những vật phẩm có chứa các chất dinhdưỡng, chất xơ, các vitamin… mà con người có thể ăn uống được.

Có nhiều cách phân loại thực phẩm khác nhau nhưng thông thường dựa vào

 Thực phẩm bắt nguồn từ động vật là các loại thịt và các sản phẩm chếbiến từ động vật như: thịt lợn, thịt gà, thịt hộp, trứng, sữa…

 Nếu căn cứ vào mức độ chế biến của thực phẩm thì thực phẩm bao gồmthực phẩm nguyên xơ và thực phẩm đã chế biến.

 Thực phẩm nguyên xơ là các loại thực phẩm chưa trải qua quá trìnhchế biến như: thịt tươi sống, cá, rau xanh, trứng…

 Thực phẩm đã chế biến là các loại thực phẩm đã trải qua quá trình tácđộng, chế biến của con người như: Thịt hộp, cá hộp, cá đông lạnh, nước éphoa quả, sữa hộp…

Trang 7

Thịt thường chứa nhiều chất béo, rau muống chứa nhiều chất xơ, trứng thìcó đặc điểm dễ vỡ, Mỗi một loại thực phẩm cụ thể có những đặc điểm riêng

khác nhau tuy nhiên chúng đều có một số đặc điểm chung sau đây:

 Thứ nhất tất cả các loại thực phẩm con người đều ăn được Thực phẩmchính là thứ không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày như: thịt, rau, hoaquả…

 Thứ hai là thực phẩm chứa các dinh dưỡng, các vitamin, các chất cầnthiết giúp con người có thể tồn tại và phát triển Cơ thể chúng ta cần thiết phảicó đa dạng các loại vitamin, các chất dinh dưỡng, chất khoáng Thịt là mộtloại thực phẩm chứa nhiều chất đạm và chất béo giúp cung cấp năng lượngcho cơ thể; hoa quả bổ sung những vitamin… Các loại thực phẩm đã đáp ứngđược các nhu cầu của cơ thể.

 Đặc điểm thứ ba thể hiện tính khan hiếm của thực phẩm Để tạo ra mộtlượng thực phẩm cụ thể nào đó thì con người phải mất một khoảng thời giantương đối dài VD: Để có được 10kg thịt lợn thì trước hết chúng ta phải mất ítnhất vài tháng từ khâu lấy giống, chăn nuôi đến giết mổ; để có được 1kg nhãnchúng ta phải mất ít nhất từ 6thang tới vài năm để tiến hành trồng cây và thuhoạch… Đặc điểm này đặt ra yêu cầu con người phải có kế hoạch trong việcsản xuất và tiêu dùng thực phẩm

 Khác với các loại vật phẩm tiêu dùng khác, khoảng thời gian sử dụngcủa mặt hàng thực phẩm là tương đối ngắn, đặc biệt là các loại thực phẩm tựnhiên chưa qua chế biến Chính vì vậy, vấn đề chế biến thực phẩm và bảoquản thực phẩm cũng hết sức quan trọng.

Từ việc phân tích khái niệm, đặc điểm các loại thực phẩm kết hợp với cáckiến thức thực tế cuộc sống cho thấy thực phẩm là một mặt hàng đặc biệt và

có những vai trò hêt sức quan trọng :

 Vai trò quan trọng nhất của mặt hàng thực phẩm chính là việc cung cấpcác chất dinh dưỡng, các vitamin, vi chất…cho con người giúp con người tồntại và phát triển Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như trong bữa ăn của chúng ta

Trang 8

không có thịt cá, không có rau, hoa quả…Liệu các vitamin hoá học có thểthay thế được các vitamin tự nhiên trong thực phẩm? Thực tế nghiên cứu hiệnnay của các nhà khoa học cho thấy rằng con người sẽ không thể tồn tại vàphát triển bình thường nếu như không có thực phẩm và các vitamin hoá họccũng không thể giúp chúng ta khắc phục được điều này Cơ thể chúng takhông chỉ cần một số chất chủ yếu mà cần đa dạng các loại vitamin và vichất VD: Quả đu đủ chứa nhiều vitamin A giúp tăng cường thị lực, trong cơthể cần có một lượng sắt nhất định nếu không sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máuvà thịt, cá đã giúp đáp ứng tốt nhu cầu này…Như vậy các loại thực phẩmkhác nhau đã cung cấp đầy đủ và đa dạng các chất cần thiết giúp cơ thể pháttriển khoẻ mạnh

 Mặt hàng thực phẩm là sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp,việc phát triển mặt hàng thực phẩm có vai trò thúc đẩy nền sản xuất nôngnghiệp phát triển Khi nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu về mặt hàngthực phẩm càng cao, điều này buộc các ngành sản xuất thực phẩm phải có sựcải tiến về kĩ thuật, công nghệ giúp nâng cao năng xuất và chất lượng sảnphẩm điều đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất thực phẩm.

 Thực phẩm với tư cách là nguyên liệu có vai trò thúc đẩy sự phát triểncủa các ngành công nghiệp chế biến Do thời hạn sử dụng của mặt hàng thựcphẩm tương đối ngắn và nhu cầu đa dạng về sản phẩm hàng hoá mà cácdoanh nghiệp đã đầu tư phát triển công nghệ chế biến thực phẩm để giúp bảoquản lâu hơn và đa dạng hoá mặt hàng Thực tế các quốc gia phát triển trênthế giới cho thấy ngành công nghiệp chế biến thực sự phát triển và đóng gópmột phần đáng kể trong cơ cấu GDP.

 Thực phẩm là mặt hàng đặc biệt trong quá trình lưu thông giữ vai tròquan trọng đối với sự ổn định của một quốc gia Tình hình Việt Nam nhữngnăm đầu thập niêm 80 là một trong những ví dụ điển hình Thực phẩm củachúng ta lúc đó hết sức thiếu thốn và chất lượng thấp dẫn tới tình trạng khủnghoảng trầm trọng Sau quá trình nghiên cứu, đánh giá, chính phủ đã có những

Trang 9

cải cách kịp thời giúp nền kinh tế phát triển nói chung và mặt hàng lương thựcthực phẩm nói riêng đã đáp ứng tốt nhu cẩu của nhân dân Đất nước ta đãthoát ra khỏi khủng hoảng,dần dần đi vào quĩ đạo phát triển

 Dựa vào quy mô diện tích thì có các loại chợ:

 Chợ loại 1: là những chợ có diện tích lớn hơn 10000m2 Chợ loại 2: là những chợ có diện tích từ 5000m2-10000m2 Chợ loại 3: là những chợ có diện tích từ 3000m2-5000m2 Chợ loại 4: là những chợ có diện tích từ 1000m2-3000m2 Chợ loại 5: là những chợ có diện tích nhỏ hơn 1000m2

Trang 10

1.1.2.2 Trung tâm thương mại, siêu thị và chuỗi hệ thống các cửa hàng hiệnđại.

 Trung tâm thương mại, siêu thị là một hình thức kinh doanh hiệnđại được hiểu là nơi diễn ra hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá dựatrên cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại Thông thường trung tâm thươngmại có quy mô diện tích lớn hơn siêu thị và đa dạng hoá sản phẩm dịchvụ.

Cũng giống như chợ truyền thống người ta cũng thường dựa vào hai tiêu chí để phân loại siêu thị:

 Nếu căn cứ vào loại hàng hoá thì siêu thị gồm có siêu thị tổng hợpvà siêu thị chuyên doanh.

+ Siêu thị chuyên doanh là siêu thị chỉ kinh doanh một loại hàng hoánhất định Vd: siêu thị điện máy, siêu thị thực phẩm…

+ Siêu thị tổng hợp là siêu thị kinh doanh nhiều loại hàng hoá Vd:Siêu thị Metro, Big C…

 Nếu căn cứ vào quy mô diện tích và tiêu chí về số lượng quy cáchchủng loại hàng hoá thì siêu thị được phân thành 3 hạng:

+ Siêu thị hạng 1: có diện tích tối thiểu là 5000m2 và có tối thiểu20.000 chủng loại hàng hoá.

+ Siêu thị hạng 2: có diện tích tối thiểu là 2000m2 và có tối thiểu10.000 chủng loại hàng hoá

+ Siêu thị loại 3: có diện tích tối thiểu là 500m2 và có tối thiểu 4000chủng loại hàng hoá.

Trung tâm thương mại cũng được phân hạng dựa trên căn cứtrên Và thông thường các trung tâm thương mại có diện tích lớn khôngnhững chỉ cung cấp hàng hoá mà còn phuc vụ nhiều dịch vụ khác như:ăn uống, vui chơi giải trí Vd: Trung tâm thương mại Vincom, TràngTiền plaza…

 Các chuỗi hệ thống cửa hàng hiện đại được hiểu là một hệ thống các

Trang 11

cửa hàng của các doanh nghiệp,các ông chủ tư nhân… được đầu tư trangthiết bị hiện đại để tiến hành kinh doanh hàng hoá dịch vụ Vd: chuỗi cửahàng tiện ích của Hapro, Fivimart…

Các chuỗi cửa hàng này thường có quy mô diện tích nhỏ hơn và sốlượng quy cách chủng loại hàng hoá ít hơn siêu thị

1.1.2.3 Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong.

Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong là hệ thống phân phối bán lẻ với quy mô nhỏ và số lượng hàng hoá ít, hoạt động một cách đơn lẻ vàthiếu tính liên kết.

Đây là loại hình phân phối bán lẻ có sự tồn tại và phát triển từ rất lâuđời Mặc dù quy mô nhỏ và hoạt động đơn lẻ nhưng hình thức kinh doanh nàyvẫn tồn tại và phát triển do tính tiện ích mà nó đem lại.

1.1.2.4 Đặc điểm chung của hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm

Do mặt hàng thực phẩm có những tính chất, đặc điểm riêng nên hệthống phân phối bán lẻ thực phẩm ngoài các đặc điểm của hệ thống phân phốibán lẻ nói chung, chúng còn có một số đặc điểm sau:

 Thứ nhất hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm thường phải đáp ứng được yêu cầu bảo quản thực phẩm Khi chúng ta vào một siêu thị bánhàng thực phẩm đặc biệt là thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh thì các siêuthị này luôn có hệ thống máy lạnh, hệ thống sục khí trong bể nước để đảmbảo đuợc chất lượng thực phẩm.

 Đặc điểm thứ hai là mức lưu độ chuyển hàng hoá thực phẩm là nhanh, thời gian ngưng đọng hàng là tương đối ngắn Do hàng thực phẩm cóthời gian sử dụng tốt nhất ngắn nên các chủ cửa hàng luôn cố gắng đẩy nhanhviệc tiêu thụ hàng hoá Một ví dụ cụ thể là cửa hàng bánh Như Lan thườngbán bánh vào buổi chiều tối với giá thấp hơn vào buổi sáng để bán hết lượngbánh còn tồn.

 Đặc điểm thứ ba xuất phát từ tâm lý người tiêu dùng Rõ dàng là

Trang 12

khi chúng ta đi mua đồ ăn, mặc dù đồ ăn được bảo quản tốt nhưng đứng trướccửa hàng là một đống rác, hoặc ruồi muỗi đậu đầy cánh cửa thì chúng ta cũngkhông muốn mua Như vậy các cửa hàng phân phối bán lẻ thực phẩm khôngchỉ chú ý đến không gian bên trong cửa hàng mà môi trường quanh cửa hàngcũng rất sạch sẽ.

1.1.3 Sự cần thiết khách quan của việc phát triển hệ thống phân phối bánlẻ mặt hàng thực phẩm ở nước ta.

Trước hết, thực phẩm là một mặt hàng thiết yếu cung cấp các chất dinh

dưỡng, vitamin… cho cơ thể Con người không thể tồn tại và phát triển bìnhthường nếu như thiếu thực phẩm, chính vì vậy nhu cầu về thưc phẩm trở nênhết sức bức thiết.

Thứ hai, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

chính vì vậy, các đô thị, các trung tâm công nghiệp được hình thành Việc sảnxuất thực phẩm không thể tiến hành ở đây mà thường tiến hành ở các vùngquê, vùng ngoại thành do đó khoảng cách từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ là xatương đối Điều đó đặt ra yêu cầu phải có một hệ thống phân phối cung cấpthực phẩm tới tận tay người tiêu dùng.

Lý do thứ ba, do điều kiện tự nhiên và sự chuyên môn hoá sản xuất nên

thông thường ở mỗi khu vực nhất định thường chỉ sản xuất ra một số loại thựcphẩm nhất định Một người sống ở khu vực biển miền Trung chỉ sản xuấtđược cá Anh ta không thể ăn cá mãi được mà luôn có nhu cầu đa dạng hoáthực phẩm và hệ thống các chợ các cửa hàng thực phẩm đã đáp ứng được nhucầu đó.

Lý do thứ tư, hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm giúp thúc

đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá Do đặc điểm riêng của mặt hàngthực phẩm, việc ngưng đọng hay tồn kho hàng hoá là hết sức nguy hại Mộtlượng hải sản sau khi đánh bắt sẽ rất có giá trị, sau một thời gian nếu khôngđược bảo quản tốt thì không những mất giá trị mà số hải sản đó còn mang tính

Trang 13

nguy hại Do đó hệ thống phân phối bán lẻ sẽ giúp nhanh chóng tiêu thụlượng hàng bị ứ đọng.

Lý do thứ năm, chúng ta hãy đặt ra câu hỏi: Nếu như chỉ có bán buôn

mà không có bán lẻ thì sẽ ra sao? Một người muốn ăn thịt bò thì phải mua cảmột con bò Anh ta sẽ làm gì với con bò đó? Hệ thống phân phối bán lẻ giúpkhách hàng mua đúng được chủng loại hàng hoá, số lượng, chất lượng hànghóa mình cần.

Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung, việc pháttriển hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm góp phần thúc đẩy nền kinh tế pháttriển, đóng góp một lượng đáng kể trong tổng GDP Không chỉ có vậy, hệthống này giúp tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm giúp giải quyết tình

trạng thất nghiệp góp phần ổn định dân sinh Đây cũng chính là một lý do

quan trọng cho việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm.

Từ việc phân tích các lý do trên giúp chúng ta đi đến kết luận: Việcphát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm ở nước ta là một tấtyếu khách quan.

1.2 Nội dung phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm

Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm bao gồm hai nội dung quan trọng là: Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm theochiều rộng và phát triển theo chiều sâu.

Phát triển theo chiều rộng là sự gia tăng về quy mô và số lượng.

Phát triển theo chiều sâu là sự gia tăng về mặt chất lượng trên cơ sởquy mô và số lượng không đổi.

Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu hai nội dung này trong từng hệ thốngphân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm cụ thể

1.2.1 Về các chợ truyền thống

1.2.1.1 Phát triển hệ thống chợ theo chiều rộng

Trước hết chúng ta cần mở rộng quy mô các chợ hiện có Chợ là

Trang 14

nơi tập trung rất đông các chủ thương và khách mua hàng, các sản phẩm hànghoá thường được bày bán ngay tại sạp Thực tế hiện nay số lượng quy cáchchủng loại hàng hàng hoá là rất lớn cho nên các chủ thương luôn mong muốnmở rộng diện tích gian hàng của mình để có thể bày bán được nhiều sản phẩmhàng hoá hơn Không gian cửa hàng được mở rộng không chỉ giúp cho kháchhàng tiện lợi hơn trong việc lựa chọn và sử dụng các sản phẩm hàng hoá dịchvụ, mà còn tạo điều kiện cho các chủ thương phục vụ khách hàng tốt hơn, đặcbiệt là các cửa hàng cung cấp dịch vụ ăn uống trong chợ.

Khi tiến hành mở rộng quy mô chợ chúng ta có thể mở rộng diện tích mặtbằng hoặc đầu tư xây dựng thêm các tầng của chợ Tuy nhiên việc quy hoạchvà kinh phí xây dựng cũng là vấn đề lớn đặt ra Chợ là mô hình kinh doanhtruyền thống, hầu hết các chợ đều được quy hoach xây dựng từ rất lâu Khônggian xung quanh chợ gần như đã được lấp kín bởi nhà ở của các hộ dân chonên việc mở rộng quy mô chợ là khá khó khăn.

Bên cạnh việc mở rộng quy mô các chợ hiện có thì chúng ta có thể

tăng số lượng bằng cách xây dựng mới thêm các chợ Ở các trung tâm thành

phố thì hệ thống chợ phân phối thực phẩm khá phát triển nhưng ở khu vựcngoại thành, các vùng quê thì hệ thống chợ chưa thực sự phát triển Chúng tacó thể đầu tư xây dựng thêm các chợ tuy nhiên chợ đặt ở đâu, kinh phí xâydựng chợ huy động từ nguồn nào thì cần phải đuợc cân nhắc kĩ lưỡng Bêncạnh đó cũng cần có những chính sách hợp lý đối với các chợ cóc, chợ tự phátgây mất trật tự, an toàn giao thông Có nên dẹp bỏ hay di chuyển đến một địađiểm thuận lợi cũng là một trong những câu hỏi khó chờ những câu trả lời vàhành động của các cơ quan chức năng.

1.2.1.2 Phát triển hệ thống chợ theo chiều sâu.

Do việc mở rộng quy mô diện tích và tăng số lượng các chợ có thể gặpnhiều khó khăn đặt ra yêu cầu có định hướng phát triển chợ theo chiều sâu.Thực chất đây chính là việc nâng cao chất lượng của các chợ hiện có Mỗi lầnđi chợ mọi người luôn gặp khó khăn trong việc đi lại do các chủ thương lấn

Trang 15

chiếm đường đi, không chỉ lối đi bên trong chợ mà còn gây ách tắc ở khu vực

ngoài chợ ; mọi người luôn băn khoăn về chỗ gửi xe, khu vệ sinh,…Nội dung

phát triển đầu tiên chính là quy hoạch lại không gian chợ Quy hoạch lại các

hàng quán, đường đi, khu để xe, khu vệ sinh…, cần có những nơi đổ giác đểtránh tình trạng vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường Chúng ta cần tiếnhành cải tạo và tận dụng thêm những khoảng không gian trước đây chưa sửdụng đến hoặc sử dụng chưa hiệu quả để tiết kiệm diện tích Thực hiện tốt nộidung này sẽ thay đổi được bộ mặt các chợ hiện nay, biến sự rối den ách tắc,mất vệ sinh trước đây thành nơi gọn gàng, sạch sẽ.

Nội dung phát triển thứ hai thể hiện ở việc nâng cao chất lượng hàng

hoá dich vụ trong chợ Chất lượng hàng hoá trong chợ, đặc biệt là mặt hàngthực phẩm liệu có đảm bảo? Khi đoàn kiểm tra của bộ y tế tiến hành kiểm trađột xuất mặt hàng thực phẩm tại các chợ như: chợ Mơ, chợ Kim Liên thì córất nhiều hàng thịt không có dấu kiểm dịch, nhiều bánh phở có chưá hànthe… Khách hàng lo lắng về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là có cơsở và điều này sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống chợ Việc nâng caochất lượng hàng hoá sẽ tăng niềm tin nơi người tiêu dùng, giúp việc kinhdoanh của các chủ thương tốt hơn từ đó tạo điều kiện phát triển hệ thống chợ

Nội dung thứ ba là thành lập các ban quản lý chợ, các đội kiểm định

chất lượng thực phẩm Các đội, các ban này sẽ đôn đốc, kiểm tra việc kinhdoanh của các chủ thương, buộc họ phải nghiêm chỉnh chấp hành những quyđịnh đặt ra góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá, phát triển hệ thống chợ.

1.2.2 Về các trung tâm thương mại, các siêu thị và các chuỗi cửa hànghiện đại.

1.2.2.1 Phát triển theo chiều rộng

Trong những năm gần đây mức sống nhân dân được nâng cao rõ rệt,các trung tâm, các đô thị được xây dựng mới làm phát sinh nhu cầu cần phát

triển hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại Vấn đề đầu tiên đặt ra là mở rộng

Trang 16

quy mô các siêu thị, các trung tâm thương mại Siêu thị, trung tâm thương mại

giống như tên gọi của nó đây là hình thức kinh doanh hiện đại với đa dạngchủng loại hàng hoá hoặc kinh doanh chuyên sâu một mặt hàng Để có thểtiến hành kinh doanh hiệu quả thì hệ thống phân phối bán lẻ này đòi hỏi phảicó quy mô, diện tích mặt bằng tương đối rộng lớn Nhưng thực tế các siêu thịViệt Nam có diện tích khá nhỏ Đa số là các siêu thị loại 2 và loại 3 với quymô diện tích 500m2 - 2.000m2 khiến cho việc kinh doanh hết sức hạn chế,thiếu gian bày hàng, thiếu kho dự trữ hàng, thiếu chỗ để xe… Và đây cũngchính là tình trạng chung của hệ thống các chuỗi cửa hàng hiện đại Các chuỗicửa hàng này đa số có diện tích dưới 500m2 và không đáp ứng đầy đủ cáctiêu chuẩn của một hệ thống kinh doanh hiện đại Chính vì vậy nhà nước cũngnhư các doanh nghiệp cần có chiến lược mở rộng quy mô diện tích của hệthống phân phối bán lẻ hiện đại này.

Nội dung thứ hai là việc tăng số lượng các trung tâm thương mại, các

siêu thị và chuỗi cửa hàng hiện đại Hiện nay thủ đô Hà Nội đã được mở rộng,khu vực ngoại thành trước kia nay cũng có sự phát triển hết sức nhanh chóngtuy nhiên số lượng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm hiện đại sốlượng còn hạn chế Quận Tây Hồ có sự bứt phá về kinh tế khá nhanh nhưngvào thời điểm năm 2007 thì ở đây không có một trung tâm thương mại nàomà chỉ có vài siêu thị và cửa hàng hiện đại Điều đó đặt ra yêu cầu xây dựngmới, tăng số lượng hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm hiện đại nhằm thoảmãn nhu cầu nhân dân và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

1.2.2.2 Phát triển theo chiều sâu.

Không chỉ mở rộng quy mô, gia tăng số lượng mà nội dung phát triển

theo chiều sâu cũng hết sức quan trọng Thứ nhất là quy hoạch phát triển, đầu

tư cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại Những năm gần đây, số lượng phương tiệngiao thông ngày càng gia tăng, lượng xe ôtô tăng nhanh đặt ra yêu cầu phảitạo một khoảng không gian để xe Chúng ta có thể thiết kế bãi đỗ xe ở ngoàisiêu thị hoặc thiết kế để xe dưới tầng hầm hoặc kết hợp cả hai cách tuỳ thuộc

Trang 17

vào điều kiện cụ thể Bên cạnh đó cần đầu tư hiện đại hoá các gian hàng, cáctrang thiết bị tạo sự thuận lợi cho khách hàng vd: thang máy, máy thanh toántiền,…

Thứ hai là nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá Hầu hết khách

hàng tới các trung tâm mua sắm có mức thu nhập trung bình khá trở lên Họđến đây với mong muốn có dược sự tiện ích và chất lượng hàng hoá tốt hơnbên ngoài Chính vì vậy nâng cao chất lượng hàng hoá kết hợp với chính sáchgiá hợp lý sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh phát triển

Trong các hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại thì nhân viên bán hànghết sức quan trọng.Cần đào tạo cho các nhân viên trong hệ thống không chỉ

kiến thức về sản phẩm hàng hoá mà còn nâng cao khả năng giao tiếp Kháchhàng sẽ cảm thấy hài lòng vì được phục vụ bởi đội ngũ nhân viên chuyênnghiệp, lịch sự và sẽ tiến tới mua hàng nhiều hơn từ đó thúc đẩy hệ thống pháttriển.

1.2.3 Về các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong.

Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong là hệ thống phân phối bánlẻ có nhiều đặc điểm giống với chợ truyền thống Nội dung phát triển hệthống này cũng có nhiều điểm tương đối giống với các nội dung phát triểnchợ nhưng vẫn có những nét riêng biệt do tính chất nhỏ lẻ và phân tán.

1.2.3.1 Phát triển theo chiều rộng.

Trong nền kinh tế thị trường thu nhập người dân tăng lên nhưng thời gian đối với mọi người cũng trở nên quan trọng hơn Các cửa hàng nhỏ lẻ vàcác quán bán rong đã hình thành từ rất lâu nhưng ngày nay vẫn tồn tại và pháttriển do tính tiện lợi mà chúng mang lại Chủ của hệ thống phân phối bán lẻnày thường có số vốn kinh doanh rất hạn chế nên việc mở rộng quy mô cửahàng là rất khó khăn Phát triển theo chiều rộng của hệ thống này chủ yếu làviệc các chủ thể kinh doanh đầu tư thêm mới các cửa hàng Như vậy số lượngcác cửa hàng và quán bán rong sẽ tăng lên và tăng khả năng đáp úng nhu cầu

Trang 18

của nhân dân Hiện nay do một số quán bán rong lấn chiếm lòng lề đường gâymất trật an toàn giao thông, chính phủ đã có chính sách hạn chế quán bánrong trong một số khu phố cho nên số lượng các quán bán rong có giảm,nhưng số lượng các cửa hàng cố định vẫn gia tăng.

1.2.3.2 Phát triển theo chiều sâu.

Thứ nhất là cần đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kĩ thuật cho hệ

thống phân phối bán lẻ này Tuỳ từng điều kiện cụ thể của các chủ thương,của từng loại hình phân phối (cửa hàng cố định hay di động) mà có sự đầu tưkhác nhau Vd: Các cửa hàng bán thực phẩm đông lạnh sẽ đầu tư hệ thốngmáy lạnh để bảo quản thực phẩm ; quán bán rong đồ ăn nóng sẽ đầu tư dụngcụ giữ nhiệt…

Thứ hai là nâng cao chất lượng sản phẩm Thực tế cho thấy mặc dù giá

của hàng hoá rẻ một cách tương đối nhưng chất lượng sản phẩm không cao.Vì vậy nếu nâng cao được chất lượng sản phẩm và với mức giá hợp lý các chủthương sẽ vẫn phát triển được hoạt động kinh doanh.

Cuối cùng là cung cách cư xử của người bán hàng Hầu hết những

người bán hàng đều rất niềm nở khi khách tới nhưng tỏ thái độ khó chịu khikhách không mua hàng Chúng ta cần nâng cao nhận thức của họ và từngbước nâng cao văn hoá úng xử trong quá trình mua bán Có như vậy khôngnhững phát triển hệ thống phân phối bán lẻ này mà còn tạo nên môi trườngkinh doanh văn minh, lịch sự

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻmặt hàng thực phẩm.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống phân phốibán lẻ mặt hàng thực phẩm nhưng chủ yếu nhất bao gồm năm nhóm:

+ Môi trường chính trị pháp luật+ Môi trường kinh tế vĩ mô+ Yếu tố văn hoá xã hội

Trang 19

+ Vấn đề nội tại của từng hệ thống phân phối bán lẻ+ Thị trường và các đối thủ cạnh tranh

1.3.1 Môi trường chính trị pháp luật

Mỗi nền kinh tế nói chung, mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh nói riêng đều chịu sự tác động của môi trường chính trị Môi trường chính trị ổnđịnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế Ngược lại, môi trường chínhtrị bất ổn sẽ cản trở việc phát triển kinh tế Vào những năm đầu thập niên 70,nhờ sự ổn định chính trị và những chính sách hợp lý, I Rắc với nguồn tàinguyên dầu mỏ trữ lượng lớn đã có bước phát triển kinh tế mạnh mẽ I Rắc đãvươn lên trở thành một trong những quốc gia phát triển của khu vực TrungĐông Những năm gần đây, sau khi Mỹ tiến hành chiến tranh với I Rắc, tìnhhình chính trị trong nước hết sức bất ổn Các cơ sở vật chất kĩ thuật bị bànphá, các Đảng, phe phái chính trị đối đầu, đất nước thường xuyên bạo loạnkhiến cho việc khôi phục và phát triển kinh tế hết sức khó khăn Chính trị bấtổn, luật pháp thường xuyên thay đổi khiến cho mức độ rủi do tăng cao, cácnhà đầu tư không dám bỏ vốn ra Các hệ thống phân phối lương thực, thựcphẩm ở đây rất kém phát triển, khiến cho đời sống nhân dân hết sức khó khăn.Theo số liệu điều tra của một tổ chức phi chính phủ thì có tới trên 60% dân sốI Rắc là thiếu lương thực, thực phẩm.

Sự ổn định về chính trị khiến cho tình hình đất nước ít bị xáo trộn Cácchính sách được ban hành sẽ ổn định hơn, ít bị thay đổi Thị trường sẽ ít rủido hơn, các nhà đầu tư sẽ yên tâm đầu tư và hệ thống phân phối sẽ phát triển.Việt Nam là một trong những ví dụ điển hình Nhờ sự ổn định về chính trị,luật pháp và những chính sách hợp lý, Việt Nam đã huy động được hàng chụctỉ đôla đầu tư nước ngoài trong đó có cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.Các nhà đầu tư trong nước cũng yên tâm đầu tư vốn xây dựng các nhà máy xínghiệp, các trung tâm thương mại… Sau hơn hai mươi năm đổi mới kinh tếnước ta đã có bước phát triển vượt bậc trong đó hệ thống phân phối bán lẻmặt hàng thực phẩm hết sức phát triển đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân.

Trang 20

1.3.2 Môi trường kinh tế vĩ mô.

Thương mại thực phẩm là một ngành nghề lĩnh vực kinh doanh trongtổng thể nền kinh tế quốc dân Nền kinh tế của một quốc gia phát triển sẽ thúcđẩy các ngành kinh tế phát triển Khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ tăng thu nhậpcủa người dân dẫn đến các nhu cầu mới phát sinh, đồng thời cầu có khả năngthanh toán cũng tăng lên Trong các nhu cầu đó có nhu cầu về mặt hàng thựcphẩm, nhu cầu được hưởng thụ những mặt hàng chất lưọng cao và dịch vụtiện ích Trong nền kinh tế thị trường, có cầu ắt có cung Các nhà đầu tư, cácdoanh nghiệp sẽ đầu tư phát triển hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm đápứng nhu cầu khách hàng và thu lợi nhuận.

Các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp và nhà đầu tư Chính sách về thuế, về lãi suất … giúp chodoanh nghiệp có thể huy động tối đa được nguồn vốn cần thiết để phát triểnhệ thống Nền kinh tế bao gồm rất nhiều ngành nghề, các ngành nghề lĩnh vựckinh doanh luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau Muốn xây dựng được cáctrung tâm thương mại hiện đại thì ngành xây dựng phải phát triển đáp ứngđược các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, kĩ thuật hiện đại Hệ thống phân phối bánlẻ muốn phát triển thì cần có các sản phẩm chất lượng, điều đó được giảiquyết bởi việc sản xuất trong nước và nhập khẩu Do đó ngành sản xuất nôngnghiệp và kinh doanh xuất nhập khẩu cũng có vị trí hết sức quan trọng…

Như vậy môi trường kinh tế vĩ mô có tác động ảnh hưởng lớn tới việcphát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm Nhà nước cần cónhững chính sách hợp lý để đảm bảo nền kinh tế vĩ mô phát triển nhanh và ổnđịnh từ đó thúc đẩy hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm phát triển.

1.3.3 Yếu tố văn hoá xã hội.

Khi tiến hành sản xuất kinh doanh ở bất kì đâu doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm tới yếu tố văn hoá xã hội của khu vực đó Văn hoá, phong tụctruyền thống, trình độ dân trí, lứa tuổi, thị hiếu, tâm lý, tâm linh… sẽ quyếtđịnh tới hành vi của người tiêu dùng Ở Indonêxia trên 90% dân số theo đạo

Trang 21

Hồi Những người theo đạo Hồi có đặc điểm là không ăn thịt lợn vì thế thịtlợn và các loại thực phẩm chế biến từ thịt lợn gần như không thể bán được tạiđây Do đó hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm tại Indonexia thì nên có cácloại thực phẩm thay thế thịt lợn

Yếu tố tâm lý, tâm linh không chỉ thể hiện ở mặt hàng mà còn thể hiệnở màu sắc Tại Thái Lan nếu như các cửa hàng thực phẩm có màu vàng hoặcbao bì sản phẩm có màu vàng thì rất khó tiêu thụ Tại sao lại như vậy ? Lý dolà ở Thái Lan đa số dân chúng theo đạo Phật, mà màu vàng là màu linh thiêngcủa đạo Phật Theo người dân Thai Lan nếu như tuỳ tiện sử dụng màu vàng làthể hiện sự bất kính và họ sẽ tẩy chay doanh nghiệp của bạn Mỗi quốc gia,mỗi vùng miền, mỗi khu vực có những đặc điểm văn hoá xã hội khác nhau.Vậy để có thể phát triển hoạt động phân phối bán lẻ thực phẩm các doanhnghiệp cần nghiên cứu kĩ nền văn hoá ở các nơi đó để có các chiến lược, cáchành động hợp lý giúp hoạt động kinh doanh trở nên thuận lợi và tiến tớithành công.

1.3.4 Vấn đề nội tại của từng hệ thống.

Muốn phát triển hệ thống trước hết phải xem trong hệ thống của mình đang tồn tại những vấn đề gi ? Những điểm mạnh điểm yếu ra sao ? Ví dụ cụthể đưa ra ở đây là hệ thống các siêu thị phân phối bán lẻ thực phẩm của ViệtNam Các siêu thị này có điểm mạnh là am hiểu thị trường trong nước Cácdoanh nghiệp nắm bắt được dân số, thu nhập, thị hiếu, tâm lý, văn hóa… củangười tiêu dùng từ đó có các chiến lược về giá, chiến lược sản phẩm phù hợp.Bên cạnh đó chúng ta chủ động được nguồn hàng thực phẩm trong nước tạođiều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh Tuy nhiên nội tại các siêu thịnày còn nhiều hạn chế Tiềm lực về vốn các doanh nghiệp trong nước cònyếu, quy mô các siêu thị còn nhỏ, trang thiết bị chưa thục sự hiện đại, hànghoá chất lượng chưa cao… Không chỉ hạn chế về điều kiện vật chất, chúng tacòn thua kém các doanh nghiệp nước ngoài ở trình độ, năng lực và kinhnghiệm quản lý, chất lượng độ ngũ nhân viên Doanh nghiệp muốn phát triển

Trang 22

được theo chiều rộng hay chiều sâu đều đòi hỏi yêu cầu về vốn, về nhân lực.Các vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp sẽ tác động ảnh hưởng trực tiếp tớiviệc phát triển hệ thống Sau khi nghiên cứu kĩ các vấn đề này sẽ giúp doanhnghiệp có phương hướng, hành động phát huy các điểm mạnh, khắc phụcnhững điểm yếu để phát triển doanh nghiệp.

1.3.5 Thị trường và các đối thủ cạnh tranh.

Khi nói tới thị trường và đối thủ cạnh tranh chúng ta chủ yếu đề cậptới các doanh nghiệp, các chủ thương bởi vì bản chất chợ được hình thành từnhiều cửa hàng nhỏ và trong nội bộ chợ cũng có sự cạnh tranh lẫn nhau Thịtrường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi hàng hoá, và mỗi doanh nghiệp cómột thị trường mục tiêu riêng Đặc điểm thị trường sẽ ảnh hưởng tới cácquyết định của doanh nghiệp Thị trường có quy mô rộng lớn trong đó cáckhách hàng có thu nhập trung bình thì hệ thống phân phối sẽ cung cấp các sảnphẩm chất lượng trung bình và có mức giá bình dân Ngược lại số lượngkhách hàng có thu nhập cao chiếm tỉ lệ lớn sẽ gợi cho các doanh nghiệp cungcấp các sản phẩm hàng hoá chất lượng cao và giá cả giúp thể hiện một phầncái “tôi” của khách hàng.

Bên cạnh thị trường thị các đối thủ cạnh tranh cũng có tác động lớn tớiviệc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ Các doanh nghiệp sẽ phải tính toánlàm sao cho các hệ thống phát triển có hiệu quả để có thể cạnh tranh được vớicác đối thủ khác trên thị trường 1-1-2009 là thời hạn Việt Nam phải mở cửathị trường bán lẻ theo cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ hàngđầu thế giới như: Wall-mart, Lotte, Parkson… Các tập đoàn này có tiềm lựcvề vốn, có kinh nghiệm và trình độ quản lý cao Chắc chắn cạnh tranh trên thịtrường phân phối bán lẻ nói chung và phân phối bán lẻ thực phẩm nói riêng sẽtrở nên hết sức khốc liệt Các doanh nghiệp cần có những chiến lựơc, hànhđộng đúng đắn, kết hợp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ theo cả chiềurộng và chiều sâu để có thể tồn tại và phát triển.

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁNLẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế - thương mại Hà Nội nhữngnăm qua.

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiên đại hoá phát triển kinh tế, thủ đô Hà Nội luôn là đầu tàu kinh tế của khu vực phía Bắc Tốc độ tăng trưởngbình quân các năm đều rất cao trung bình khoảng 11,35% ( giai đoạn 2001-2008), mức sông nhân dân được nâng cao Các nhà cao tầng, trung tâmthương mại, các khu đô thị mới được xây dựng đã làm thay đổi diện mạo thủđô Các công viên, khu vui chơi giải trí, nhà hàng hình thành nhanh chóng đápứng nhu cầu của nhân dân.

Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của Hà Nội giai đoạn2001-2008

Đơn vị %

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Bình quân2001-2008Tốc độ tăng

trưởng chung

10,03 12,04 11,43 11,58 11,6 11,53 12,0 10,62 11,35

Tăng trưởng công nghiệp

9,23 13,44 17,19 13,85 12,94 13,0 13,50 12,57 12,23

Tăng trưởngnông nghiệp

1,16 7,39 2,02 -1,74 1,54 1,10 1,90 1,73 1,88

Tăng trưởngdịch vụ

11,07 11,50 8,53 10,82 10,43 11,00 12,0 10,87 10,77

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội

Cùng với sự tăng trưởng cao, nền kinh tế thủ đô đã có sự chuyển dịchcơ cấu mạnh mẽ Tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọngngành nông nghiệp giảm Đồng thời cơ cấu nội bộ các ngành cũng chuyển

Trang 24

dịch hết sức tích cực Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao, các ngành côngnghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh Các ngành dịch vụ rấtphát triển trong đó các dịch vụ tiện ích, dịch vụ chất lượng cao có đóng góprất lớn Sản xuất nông nghiệp giảm để tăng diện tích đất xây dựng các nhàmáy và khu đô thị.

Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế Hà Nội giai đoạn 2001-2008

Đơn vị %

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008Công nghiệp 36,8 37,8 40,5 40,6 40,8 40,8 41,2 40,9Nông nghiệp 2,7 2,5 2,3 1,9 1,6 1,5 1,3 1,5Dịch vụ 60,5 59,7 57,2 57,5 57,6 57,7 57,5 57,6Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội

Hoạt động kinh tế thương mại tại Hà Nội diễn ra hết sức sôi động Cácdoanh nghiệp thương mạị tăng lên nhanh chóng, năm 2001 có khoảng 3000doanh nghiệp thì đã tăng lên hơn 9000 doanh nghiệp vào năm 2007 giải quyếtcông ăn việc làm cho hơn 165.000 lao động thủ đô và lao động các tỉnh Cùngvới đó, hoạt động bán lẻ hàng hoá cũng có bước phát triển nhanh chóng Tổngmức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của Hà Nội đã tăng từ 4.203 tỷ đồng (năm2001) lên 68.554 tỷ đồng(năm 2007) trong đó mặt hàng thực phẩm chiếm tỷtrọng lớn ( khoảng trên 40%).

Giai đoạn 2001-2007 nền kinh tế đang phát triển mạnh thì giai đoạn2008 đến quý đầu năm 2009 tình hình kinh tế có những diễn biến xấu Trongnăm 2008 tình hình giá cả hết sức biến động, lạm phát tăng cao Theo tínhtoán thì lạm phát đã lên tới trên 25%/năm, nền kinh tế bị tác động lớn do giáxăng dầu, giá nguyên liệu tăng cao Cuối năm 2008, Hà Tây và một số địaphương lân cận được sát nhập vào Hà Nội Thủ đô đã được mở rộng địa giớihành chính tạo ra các điều kiện để phát triển kinh tế Tuy nhiên trong giaiđoạn cuối 2008 đầu 2009 kinh tế thế giới lâm vào đại suy thoái đã tác độngxấu đến kinh tế nước ta Xuất khẩu giảm mạnh, hàng hoá sản xuất ra không

Trang 25

bán được Các nhà máy bị phá sản làm cho thất nghiệp gia tăng, đời sống mộtbộ phận lớn người dân gặp nhiều khó khăn Cũng trong xu thế đó thì ngànhkinh doanh bán lẻ cũng bị ảnh hưởng lớn, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh.Thực phẩm là một mặt hàng thiết yếu nên dù kinh tế suy thoái thì mọi ngườicũng vẫn phải tiêu dùng Tuy nhiên sức tiêu thụ đã giảm mạnh, nhân dân thắtchặt chi tiêu để tiết kiệm vì lo lắng cho một tương lai không mấy sáng sủa.Trước tình hình đó chính phủ đã có nhiều biện pháp thúc đẩy nền kinh tế pháttriển trong đó có gói kích cầu trị giá 1tỉ dola Nền kinh tế cả nước nói chungvà Hà Nội nói riêng đang từng bước khắc phục khó khăn, cố gắng nhanhchóng thoát ra khỏi khủng hoảng.

2.2 Thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địabàn Hà Nội.

2.2.1 Chợ truyền thống.

Chợ là một hình thức phân phối bán lẻ có lịch sử hình thành, tồn tại vàphát triển từ rất lâu Có các chợ kinh doanh tổng hợp, có các chợ chuyêndoanh một loại hàng hoá trong đó mặt hàng thực phẩm là một trong nhữngmặt hàng kinh doanh hết sức phổ biến Hoà chung nhịp phát triển kinh tế đất

nước thì hệ thống chợ Hà Nội cũng đã đạt được các kết quả rất đáng ghi

+ Hệ thống chợ đã phát triển mạng lưới rộng khắp các khu vực trên địabàn Hà Nội cung cấp hàng hoá phục vụ nhu cầu của nhân dân Trên địa bànHà Nội khi chưa mở rộng có khoảng 135 chợ trong đó trên 90% các chợ cóphân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm Hàng hoá trong chợ hết sức dồi dào,phong phú đáp ứng đầy đủ và đa dạng nhu cầu nhân dân thủ đô Các chợ phânbố không đồng đều, phần lớn các quận nội thành ít chợ hơn khu vực ngoạithành Nguyên nhân là do các quận nội thành diện tích chật hẹp, quỹ đất đểmở rộng hệ thống chợ không còn, phần lớn các chợ đều được xây dựng từ lâuvà không xây thêm chợ mới.

Trang 26

Bảng 2.3 Tình hình phân bố các chợ trên địa bàn Hà Nội

Nguồn: Sở thương mại Hà Nội

+ Hệ thống chợ góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển Chợgiúp lưu thông hàng hóa, là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.Thực phẩm sản xuất ra muốn tiêu thụ đựợc thì phải thông qua các hệ thốngphân phối mà chợ là một trong những hình thức điển hình Bên cạnh đó chợHà Nội đã tạo nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn laođộng góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội.

+ Chợ là hình thức kinh doanh bán lẻ truyền thống không chỉ mang ýnghĩa kinh tế mà còn mang những giá trị văn hoá, lịch sử Một số chợ ở HàNội chính là các di tích lịch sử, các di tích văn hóa như chợ Đồng Xuân, ChợMơ, chợ 19-12,… Giá trị văn hoá, lịch sử của chợ đã góp phần thúc đẩyngành du lịch phát triển Không một du khách quốc tế nào đến Hà Nội màkhông tới các chợ Họ tới chợ không chỉ để mua hàng hoá mà còn để tìm hiểucác nét đẹp văn hóa Việt Nam Chính vì vậy văn hoá chợ đã góp phần giớithiệu quảng bá các nét văn hoá truyền thống của đất nước.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hệ thống chợ trên địa bànHà Nội còn tồn tại một số hạn chế:

Ngày đăng: 30/11/2012, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w