1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng của hồ chí minh về đảng và xây dựng đảng cộng sản việt nam; ý nghĩa của tư tưởng đối với cách mạng việt nam trong giai đoạn hiện nay

22 707 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 191 KB

Nội dung

Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân là tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển trong mọi giai đoạn của cách mạng Việt Nam. 1.1. Tính tất yếu và vị trí, vai trò của Đảng cộng sản Kế thừa và phát huy quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin; Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: cách mạng muốn thành công thì phải do nhân dân đoàn kết, đem sức ta mà giải phóng cho ta. Nhưng nhân dân muốn làm cách mạng thành công thì phải có Đảng dẫn đường. Như vậy Đảng đó phải như thế nào. Để khẳng định vai trò quan trọng của Đảng, Người nói: Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Ở đây Người nhấn mạnh vai trò của Đảng, Đảng mạnh thì mới lãnh đạo cách mạng thành công. Thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó, trước khi Đảng ra đời nhiều phong trào yêu nước đều bị thất bại và từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (0321930); chỉ mới 15 tuổi Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thành công cuộc cách mạng tháng 81945 và công bố với toàn thế giới khai sinh Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (0291945). Hồ Chí Minh nêu rõ tính tất yếu và vai trò của Đảng Cộng sản; Người đặt câu hỏi: “Cách mệnh trước hết phải có gì?” và Người trả lời: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” (6, Tr 267268). Vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam, Người nói: Chủ nghĩa Mác Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng

ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh Nhân văn hóa thế giới, người chiến sĩ lỗilạc của phòng trào giải phóng dân tộc thuộc địa và bị áp bức trên toàn thế giới.Người lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân ta tiến hành cuộc cách mạng tháng 8/1945thắng lợi, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa; dẫn dắt dân tộc Việt Nam

đi qua Hai cuộc kháng chiến trường kỳ đến đại thắng Mùa Xuân 1975 thống nhấtđất nước Người ra đi, để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một tài sản to lớn- đó là hệthống tư tưởng của Người; Là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho cách mạng ViệtNam đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam; kế thừa vàphát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoánhân loại; là ngọn cờ dẫn đường cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trongsuốt hơn 80 năm quan và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựngmột nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và từng bước đi lênXHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, những quan điểm, tư tưởng của Chủtịch Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng trởnên quan trọng và cần thiết để cho Đảng ta và các thế hệ lãnh đạo của Đảng vậndụng vào xây dựng và hoạch định cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng

Vì vậy, Học viên chọn đề tài: “Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam; ý nghĩa của tư tưởng đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Làm đề tài tiểu luận môn Tư tưởng hồ Chí Minh

Trang 2

và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Xõy Dựng Đảng và Chớnh quyềnnhà nước.

2 Mục tiờu và nhiệm vụ nghiờn cứu

Mục tiờu nghiờn cứu là làm rừ những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chớ Minh

về Đảng và xõy dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và vận dụng để chỉ ra ý nghĩa của

những tư tưởng lý luận đú đối với cỏch mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Để đạt được những mục tiờu đú tiểu luận cần phải thực hiờn cỏc nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Phõn tớch những quan điểm tư tưởng của Hồ Chớ Minh về Đảng

Cộng sản Việt Nam.

Thứ hai: Phõn tớch, làm rừ nội dung tư tưởng về xõy dựng Đảng cộng sản

Việt Nam.

Thứ ba: Làm rừ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chớ minh đối

với cỏch mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

3 Phương phỏp nghiờn cứu đề tài tiểu luận

Phương phỏp luận: học viờn sử dụng phương phỏp luận duy vật lịch sử và duyvật biện chứng của chủ nghĩa Mỏc - Lờnin

Ngoài ra học viờn sử dụng hương phỏp phõn tớch tổng hợp, logic-lịch sử; trờn

cơ sở phương phỏp lược thuật tài liệu, trao đổi thảo luận nhúm, đọc nhanh

4 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Tiểu luận đợcchia ra làm Ba chơng, 8 tiết:

Chơng 1: Tư tưởng Hồ Chớ Minh về Đảng cộng sản Việt Nam

Chơng 2: T tởng Hồ Chớ Minh về xõy dựng Đảng cộng sản Việt Nam;

Chơng 3: ý nghĩa của t tởng Hồ Chớ Minh đối với cỏch mạng Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay

NỘI DUNG

Trang 3

Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa vàphát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoánhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóngcon người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dântộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàndân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, dodân, vì dân; về nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; vềphát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm

lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng

và xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán

bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhândân là tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển trong mọi giaiđoạn của cách mạng Việt Nam

1.1 Tính tất yếu và vị trí, vai trò của Đảng cộng sản

Kế thừa và phát huy quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin; Chủ tịch Hồ ChíMinh nhấn mạnh: cách mạng muốn thành công thì phải do nhân dân đoàn kết, đemsức ta mà giải phóng cho ta Nhưng nhân dân muốn làm cách mạng thành công thìphải có Đảng dẫn đường Như vậy Đảng đó phải như thế nào Để khẳng định vaitrò quan trọng của Đảng, Người nói: Đảng có vững cách mệnh mới thành công,

cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy Ở đây Người nhấn mạnh vai trò

của Đảng, Đảng mạnh thì mới lãnh đạo cách mạng thành công Thực tế lịch sử

Trang 4

Việt Nam đã chứng minh điều đó, trước khi Đảng ra đời nhiều phong trào yêunước đều bị thất bại và từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/2/1930); chỉmới 15 tuổi Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thành công cuộc cách mạngtháng 8/1945 và công bố với toàn thế giới khai sinh Nước Việt Nam dân chủ cộnghòa (02/9/1945).

Hồ Chí Minh nêu rõ tính tất yếu và vai trò của Đảng Cộng sản; Người đặt

câu hỏi: “Cách mệnh trước hết phải có gì?” và Người trả lời: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” (6, Tr 267-268) Vận dụng

những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tổng kết thực tiễn cách mạng ViệtNam, Người nói: Chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với phong trào công nhân vàphong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vàođầu năm 1930

Khi bàn về công tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh cho rằng: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” (6, Tr 268) Theo Người Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng

tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng Tuy nhiên, Người cũng khẳngđịnh rằng: muốn giải phóng dân tộc thì phải làm cách mạng, nhưng muốn cáchmạng thắng lợi thì phải có Đảng dẫn đường- Đảng ở đây chính là đảng cách mạng,Đảng theo đường lối của chủ nghĩa Mác- Lênin Qua những luận giải của Người đãkhẳng định vai trò đặc biệt quan trọng và ý nghĩa quyết định của Đảng cách mạngđối với sự nghiệp giải phóng dân tộc

Khi nói về Đảng; Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ “Đảng ta hy sinh tranh đấu, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân, tranh lại thống nhất và độc lập Công việc đã có kết

Trang 5

quả vẽ vang” (7, Tr 470) Người còn nhấn mạnh trong phần tư cách của đảng chân chính cách mạng: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” (7, Tr 687).

1.2 Về bản chất giai cấp của Đảng

Khi bàn về bản chất giai cấp của một chính Đảng, chúng ta thấy rằng bất kỳmột đảng chính trị nào cũng là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và mang bản chấtcủa một giai cấp nhất định Bản chất giai cấp của Đảng là nguyên lý cơ bản nhấttrong học thuyết Mác- Lênin về Đảng Cộng sản, được thể hiện khá rõ nét trong tưtưởng Hồ Chí Minh về Đảng; Người thường có nhiều cách gọi về Đảng Cộng sản

Việt Nam; có lúc Người gọi là “Đảng cách mạng”, “Đảng cách mạng chân chính’,

“Đảng của vô sản giai cấp” v.v…nhưng thực chất là một, đó là Đảng kiểu mới của

giai cấp vô sản, mang trong lòng mình bản chất cách mạng và khoa học trungthành với chủ nghĩa Mác - Lênin

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân ViệtNam lại gắn bó chặt chẽ giữa lợi ích giai cấp với lợi ích của nhân dân lao động

Việt Nam và toàn dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhiệm vụ của Đảng là một long, một dạ phụng sự tổ quốc và nhân dân Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng không có lợi ích gì khác” (8, tr 335).

Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ bản chất của Đảng, Đảng mangbản chất giai cấp công nhân cho nên luôn phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạngcủa giai cấp, của nhân dân lao động, của cả dân tộc Bản chất giai cấp công nhâncủa Đảng được thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức- cả trongđường lối chính trị, nền tảng tư tưởng, nguyên tắc tổ chức và mọi hoạt động củaĐảng Dù ở giai đoạn phát triển hay hoàn cảnh lịch sử nào, bản chất giai cấp côngnhân vẫn là nguồn gốc quyết định sự tồn tại và phương hướng phát triển của Đảng

Trang 6

Qua hơn 80 năm lãnh đạo các mạng Việt Nam, trải qua muôn vàn khó khăn,vai trò và sứ mệnh lịch sử vĩ đại ấy của Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừngđược khẳng định Giữ vững bản chất của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh tronggiai đoạn hiện nay đang được toàn Đảng, toàn dân ta ra sức thực hiện Là nhiệm vụkhó khăn, phức tạp nhưng đó là nguyên tắc bất di, bất dịch để giữ vững bản chấtcủa Đảng, là giữ vững nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác-Lênin; bên cạnh đó còn thể hiện trình độ, bản lĩnh của Đảng ta trong giai đoạn cáchmạng mới hiện nay

1.3 Về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng

1.3.1 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong

tổ chức và sinh hoạt Đảng Người chỉ rõ: “Từ tiểu tổ đến Đại hội đều theo cách dân

chủ tập trung” Để đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ được giữ vững trong

mọi tình huống Người chỉ rõ: Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất của giai cấpcông nhân nên càng cần tuân thủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó lànguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ bảođảm cho Đảng là một khối thống nhất về ý chí và hành động, giữ nghiêm kỷ luật.Người luôn đòi hỏi trong Đảng, đội quân tiên phong của giai cấp, “Tư tưởng vàhành động phải tuyệt đối nhất trí” và cho rằng: sở dĩ Đảng ta tuy đông người,nhưng khi hoạt động chỉ như một người, không có tình trạng “Trống đánh xuôi,kèn thổi ngược” là nhờ có kỷ luật nghiêm túc và tự giác

Ngoài ra Hồ Chí Minh còn đòi hỏi mỗi đảng viên, tổ chức đảng “Phải kiênquyết thực hành kỷ luật, tức là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít phảiphục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùngTrung ương” Người nói, tập trung hoàn toàn xa lạ với độc đoán, chuyên quyền.Dân chủ trong Đảng khác hẳn với tự do vô kỷ luật, vô chính phủ Người khẳngđịnh: Đảng là dân chủ; Tuy nhiên, Người cũng chỉ rõ thực tế cho thấy, một mặt dân

Trang 7

chủ trong Đảng chưa được thực hiện rộng rãi; mặt khác vẫn còn những cán bộ làmviệc theo lối thủ công nghiệp

1.3.2 Nguyên tắc tự phê bình và phê bình

Hồ Chí Minh chỉ ra: Đảng muốn thành công phải biết tự phê bình để tìmnguyên nhân thất bại mà sửa chữa để lần sau không mắc phải sai lầm đó Người víphê bình sửa chữa như rèn dao phải biết chỗ cùn mà mài thì mới có dao tốt Ngườiđịnh nghĩa rõ về tự phê bình và phê bình: hai lĩnh vực tự phê bình và phê bình phải

đi đôi với nhau theo đó khi thực hiện tự phê bình và phê bình thì tự phê bình mìnhtrước sau đó phê bình đồng chí mình Phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết

điểm của đồng chí mình “Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau Mục đích là cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhau và giúp nhau chữa những khuyết điểm”; (5, tr 267).

Về cách phê bình, Người chỉ rõ: phê bình mình cũng như phê bình ngườiphải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt Phải vạch rõ cả ưuđiểm và khuyết điểm Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc.Phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người Những người bị phê bình thìphải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oánghét” Theo người; công tác tự phê bình và phê bình phải được thực hiện thườngxuyên nhất là trong Đảng, phải kịp thời thấy khuyết điểm của mình, của đồng chímình để sửa chữa và kiên quyết sửa chữa thì Đảng mới phát triển và công việc mới

thành công Người yêu cầu “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt” (7, Tr 477).

Đối với Đảng, Người khẳng định: “Nói về Đảng, một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” (7, Tr 499).

Trang 8

Tự phê bình hiện nay phải tập trung chủ yếu vào tư tưởng chính trị, đạo đức,lối sống, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và đề cao tính tiên phong gươngmẫu của mỗi cán bộ, đảng viên Muốn vậy, phải mở rộng dân chủ trong nội bộĐảng, trong tất các các tổ chức quần chúng của Đảng và nhân dân lao động Đó làbiện pháp quan trọng để khắc phục tệ đặc quyền, đặc lợi, tính bảo thủ trì trệ, tệtham nhũng, quan liêu, góp phần thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốnĐảng.

tổ chức các hội quần chúng thích hợp, như: công hội, nông hội, phụ nữ, thanh niên

- Đảng Cộng sản có vai trò quyết định trong việc tổ chức nhân dân trongnước, liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản các nước

- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới vận độngtheo quỹ đạo của cách mạng vô sản, có quan hệ mật thiết với cách mạng Pháp vàphong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa khác

Hồ Chí Minh không trực tiếp nói về đoàn kết thống nhất mà Người nêu lên ýnghĩa của việc đoàn kết thống nhất đó là phải đồng tâm hiệp lực thì việc khó mấylàm cũng xong Khi đề cập đến vai trò của Đảng trong đoàn kết, Người còn chỉ rõ:

Trang 9

muốn lôi cuốn tập hợp đông đảo quần chúng cần lao vào trận tuyến cách mạng, lật

đổ chế độ cũ, xây dựng xã hội mới thì Đảng Cộng sản trước hết, phải là một tổchức đoàn kết, thống nhất Nghĩa là từ rất sớm trong tư duy lý luận của Hồ ChíMinh, đoàn kết, thống nhất đã là một thuộc tính cơ bản của Đảng Cộng sản

1.3.4 Nguyên tắc giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng phải liên lạc mật thiết với dânchúng, hiểu biết dân chúng” Người đã nêu lên ba cơ sở chính đòi hỏi Đảng phảixây dựng mối gắn bó keo sơn với dân:

Thứ nhất, muốn cách mạng thành công trước hết cần có Đảng, nhưng nhân

dân luôn là một lực lượng quyết định Từ quá trình hoạt động phong phú, sáng tạocủa mình, Hồ Chí Minh nhận xét: Có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy, khókhăn mấy cũng làm được Không có, thì việc gì cũng không xong” Người kếtluận: “Nếu không có dân giúp sức, thì Đảng không làm được việc gì”

Thứ hai, Đảng cần có mối liên hệ mật thiết với dân Hồ Chí Minh đánh giá

rất cao kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân Người viết “Dân chúng biết nhiều vấn đềmột cách đơn giản mau chóng đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể tolớn nghĩ mãi không ra” Chính vì vậy Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải họcdân chúng, phải hỏi dân chúng”

Thứ ba, Hồ Chí Minh nhấn mạnh luận điểm: “Từ trong quần chúng ra Về

sâu trong quần chúng” Điều này cho thấy, Người rất coi trọng trong công tác dânvận

Nhận thức và giải quyết tốt những vấn đề nêu trên sẽ mang lại kết quả tốtđẹp: Đảng được dân tin, dân phục, dân yêu Mối quan hệ giữa Đảng và dân sẽ mãibền chặt, trở thành động lực đưa sự nghiệp đổi mới đến thành công

Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ

Trang 10

XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là sự vận dụng sáng tạo tư tưởngcủa C.Mác và Ph.Ăngghen về chính đảng của giai cấp vô sản và được V.I.Lêninphát triển lên thành học thuyết về chính Đảng vô sản kiểu mới; từ truyền thống vănhiến và đặc biệt là truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; từ tinh hoa vănhoá nhân loại và thực tiễn phong trào cộng sản và công nhân trên thế giới

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉnh đốn Đảng là công việc thường xuyên.Điều đó xuất phát từ vị thế, vai trò của Đảng, bởi “Đảng ta là một Đảng cầmquyền” Nghĩa là Đảng trực tiếp lãnh đạo chính quyền Lãnh đạo Nhà nước để thựchiện mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; Đảng cầm quyền, nhưng dânlàm chủ Vì vậy, chỉnh đốn Đảng một mặt khẳng định sức mạnh quyền lực to lớncủa Đảng trong cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới đối với các lĩnh vực đời sống xãhội; mặt khác, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện thoái hoá, biến chất củamột bộ phận cán bộ, đảng viên lợi dụng quyền lực vi phạm quyền làm chủ củanhân dân, đi ngược lại lợi ích, nguyện vọng của nhân dân, dẫn tới lạm quyền, lộngquyền, đặc quyền, đặc lợi Chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh khôngngoài mục đích nào khác là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh vềchính trị, tư tưởng, tổ chức Chỉnh đốn Đảng nhằm làm cho Đảng luôn trong sạch,vững mạnh cùng với đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn vững vàng về phẩm chất chínhtrị, mẫu mực về lối sống: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, luôn xứng đáng

“vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân”

Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng ta “vừa là đạo đức, vừa là văn minh” là ngườikhởi xướng và lãnh đạo mọi sự đổi thay của đất nước qua các giai đoạn lịch sử củacách mạng Muốn vậy, trước hết Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn

Tự đổi mới, tự chỉnh đốn là khẳng định sự vận động nội tại của Đảng cầmquyền trong quá trình lãnh đạo cách mạng; là sự nhận diện đúng quy luật vận động,phát triển của Đảng, đồng thời dự báo những “kẻ thù” nội sinh và ngoại sinh trong

Trang 11

sự vận động, phát triển ấy Với ý nghĩa ấy, tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng trở thànhvấn đề tiên quyết để Đảng vượt qua mọi thử thách Chỉ có tự đổi mới, tự chỉnh đốnĐảng mới chiến thắng được các loại “kẻ thù”, mới giữ trọn niềm tin tuyệt đối củanhân dân, mới loại bỏ được các nguy cơ hủy hoại sự nghiệp của Đảng

2.1 Xây dựng Đảng về chính trị

Từ những năm đầu của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Muốnlàm cách mạng giành chính quyền, cần có nhiều nhân tố, song nhân tố quan trọng,quyết định nhất là phải có Đảng Khi đã có Đảng, theo Người để hoàn thành sứmệnh lịch sử của mình, Đảng phải coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Đó là việc trước tiên, việc chính, việc cần kíp, việc phải làm ngay Theo Chủ tịch

Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên sống trong xã hội đều chịu sự tác động củanhững cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu, để loại bỏ cái xấu, cái dở phải bằng việc rènluyện thường xuyên, trong đó biện pháp quan trọng là thông qua xây dựng, chỉnhđốn Đảng Ngoài việc chỉ rõ những ưu điểm, Người còn chỉ ra những khuyết điểm,yếu kém của đội ngũ cán bộ, đảng viên, của tổ chức đảng cần phải khắc phục, loại

bỏ Việc chỉnh đốn Đảng là để cán bộ, đảng viên khi gặp khó khăn thì củng cốquan điểm, lập trường, bình tĩnh sáng suốt, không bi quan; khi thuận lợi thì tiếp tụcxây dựng quan điểm, lập trường, không chủ quan, tự mãn, lạc quan tếu Theo HồChí Minh, xây dựng là để chỉnh đốn, chỉnh đốn là nhằm mục tiêu xây dựng Xâydựng, chỉnh đốn Đảng có mối quan hệ mật thiết với nhau, là việc làm thườngxuyên, cần thiết và rất quan trọng để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, làmcho Đảng mạnh lên

Nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh được đềcập rất phong phú, đa dạng Chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng phải làm toàn diện cảchính trị, tư tưởng và tổ chức Phải làm cho Đảng mạnh lên toàn diện, đồng thờichỉnh đốn, xây dựng Đảng được tiến hành ở tất cả các cấp, trong đó đặc biệt coitrọng làm tốt ở chi bộ đảng vì chi bộ là nền móng của Đảng Sau cách mạng tháng

Ngày đăng: 27/05/2016, 12:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS - Nguyễn Đức Ái: Học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Xây Dựng Đảng Khác
2. Trần Thị Kim Cúc - Tìm hiểu di sản lý luận của các nhà kinh diển chủ nghĩa Mác – Lênin, [2010], Nxb CTQG, Hà Nội Khác
3. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, [2011], Nxb CTQG-ST, Hà nội Khác
4. Giới thiệu tác phẩm của C.Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh về Xây Dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, [2001], Nxb. CTQG, Hà Nội Khác
5. Hồ Chí Minh toàn tập [1995], Tập 5, Nxb, CTQG, Hà Nội Khác
6. Hồ Chí Minh toàn tập (xuất bản lần thứ hai) [2000], Tập 2, Nxb, CTQG, Hà Nội Khác
7. Hồ Chí Minh toàn tập (xuất bản lần thứ hai) [2000], Tập 5, Nxb, CTQG, Hà Nội Khác
8. Hồ Chí Minh toàn tập [2002], Tập 7, Nxb, CTQG, Hà Nội Khác
9. Giáo trình xây dựng Đảng (Hệ cử nhân chính trị) [2004], Nxb LLCT, Hà Nội.10. Mạng Việt Nam NET Khác
11.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, [2006], Nxb CTQG, Hà nội Khác
12.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, [2011], Nxb CTQG, Hà nội Khác
13. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, [2008], Nxb. CTQG, Hà Nội Khác
15.Tạp chí Cộng sản, [2002], số 35, số 2 và 3 [2006] Khác
17.Tạp chí thông tin công tác tư tưởng, lý luận, [2007], số 9 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w