1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN LẬP CHẤT TỪ CAO NHEXANE CỦA VỎ THÂN CÂY NÚC NÁC (OROXYLUM INDICUM (L.) VENT.), HỌ CHÙM ỚT (BIGNONIACEAE)

84 299 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 2,75 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------ LÂM DIỆU LINH TIÊU TUẤN TOÀN PHÂN LẬP CHẤT TỪ CAO N-HEXANE CỦA VỎ THÂN CÂY NÚC NÁC OROXYLUM INDICUM L.. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

- -

LÂM DIỆU LINH TIÊU TUẤN TOÀN

PHÂN LẬP CHẤT TỪ CAO N-HEXANE CỦA

VỎ THÂN CÂY NÚC NÁC (OROXYLUM INDICUM (L.) VENT.), HỌ CHÙM ỚT (BIGNONIACEAE)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƯỢC

2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

- -

LÂM DIỆU LINH TIÊU TUẤN TOÀN

PHÂN LẬP CHẤT TỪ CAO N-HEXANE CỦA

VỎ THÂN CÂY NÚC NÁC (OROXYLUM INDICUM (L.)

VENT.), HỌ CHÙM ỚT (BIGNONIACEAE)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƯỢC

2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN - - Sau khoảng thời gian học hỏi và nghiên cứu, chúng tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp Để có thể hoàn thành tốt luận văn, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến:

GVC Ts Tôn Nữ Liên Hương giáo viên hướng dẫn đã hỗ trợ kiến thức khoa học, giảng dạy và quan tâm chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Các thầy cô Khoa Khoa học Tự nhiên, Đại học Cần Thơ đã cung cấp nhiều kiến thức quý báu và hỗ trợ chúng tôi trong suốt quá trình học

Các anh chị học viên Cao học và bạn bè cùng làm chung phòng thí nghiệm đã hỗ trợ, quan tâm, giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian làm luận văn Cuối cùng lời cảm ơn gửi đến gia đình là chỗ dựa vững chắc và cho chúng tôi động lực để hoàn thành tốt luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bộ Môn Hóa Học - -

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1 Cán bộ hướng dẫn: Ts Tôn Nữ Liên Hương

2 Đề tài: Phân lập chất từ cao n-Hexane của vỏ thân cây Núc nác (Oroxylum

indicum (L.) Vent.), họ Chùm ớt (Bignoniaceae)

3 Sinh viên thực hiện: Lâm Diệu Linh MSSV: B1203462

Tiêu Tuấn Toàn MSSV: B1203517 Lớp: Hóa Dược 1 Khóa: 38

4 Nội dung nhận xét:

a Nhận xét về hình thức của LVTN:

b Nhận xét về nội dung của LVTN (Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):

 Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:

 Những vấn đề còn hạn chế:

c Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (Ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):

d Kết luận, đề nghị và điểm:

Cần Thơ, ngày tháng 12 năm 2015

Cán bộ hướng dẫn

Trang 5

Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

3 Sinh viên thực hiện: Lâm Diệu Linh MSSV: B1203462

Tiêu Tuấn Toàn MSSV: B1203517

4 Nội dung nhận xét:

a Nhận xét về hình thức của LVTN:

b Nhận xét về nội dung của LVTN (Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):

 Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:

 Những vấn đề còn hạn chế:

c Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (Ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):

d Kết luận, đề nghị và điểm:

Cần Thơ, ngày tháng 12 năm 2015 Cán bộ phản biện

Trang 6

TÓM TẮT

Vỏ thân cây Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Vent.) thu tại huyện Thoại

Sơn tỉnh An Giang được tiến hành điều chế cao tổng và chiết với các dung

môi: n-Hexan, Dichloromethane, Ethyl Acetate Từ dịch chiết n-Hexan đã cô

lập và định danh được các hợp chất: Oroxylin A và Chrysin nhờ các phương pháp phân tích quang phổ hiện đại như: ESI-MS, 1D và 2D-NMR… Bên cạnh đó, Cerebroside và Stigmasterol cũng được cô lập từ cao chiết này Hai

loại cao chiết: n-Hexan và Dichloromethane được tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn và kết quả cho thấy cao n-Hexan kháng được 2 loại vi khuẩn, cao

Dichloromethane kháng nấm với nồng độ 200 g/mL

Từ khóa: Cerebroside, Chrysin, kháng khuẩn, kháng nấm, Núc nác, Oroxylum indicum (L.) Vent, Oroxylin A, Stigmasterol

Trang 7

ABSTRACT

The bark of Nuc nac (Oroxylum indicum (L.) Vent.) collected in Thoai Son district, An Giang province was extracted with solvents: n-Hexane, Dichloromethane, Ethyl Acetate From n-Hexan extract, 2 compounds:

Oroxylin A and Chrysin were isolated and identified by modern spectral analysis methods such as ESI-MS, 1D and 2D NMR… In addition, Cerebroside and stigmasterol were isolated, too Moreover, two types of

extract (n-Hexane and Dichloromethane) were investigated antimicrobial activity and the result showed n-Hexane extract is able to resist 2 kinds of

bacteria, extract Dichloromethane has antifungal ability with (200 g/mL)

Keywords: Oroxylum indicum (L.) Vent , Oroxylin A, Chrysin, Stigmasterol, Cerebroside, antimicrobial, antifungal ability

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ii

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN iii

TÓM TẮT iv

ABSTRACT v

DANH SÁCH BẢNG viii

DANH SÁCH HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ix

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC ix

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT xii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu đề tài 1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 1

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1

1.4 Nội dung nghiên cứu 1

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tổng quan thực vật 3

2.1.1 Sơ lược về Núc nác 3

2.1.2 Phân loại 4

2.1.3 Mô tả thực vật 4

2.2 Dược tính của cây Núc nác 5

2.2.1 Theo y học cổ truyền ngoài nước 5

2.2.2 Theo Y học cổ truyền nước ta 11

2.5 Thành phần hóa học 12

2.5.1 Sơ lược về flavonoid 18

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị 20

Trang 9

3.1.1 Nguyên liệu 20

3.1.2 Hóa chất 20

3.1.3 Thiết bị 20

3.2 Phương pháp nghiên cứu 20

3.2.1 Phương pháp cô lập hợp chất 20

3.2.2 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học hợp chất 21

3.3 Thực nghiệm 21

3.3.1 Điều chế cao tổng 21

3.3.2 Phân lập và tinh chế một số hợp chất 23

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29

4.1 Xác định cấu trúc hợp chất ORI-HEX1 29

4.2 Xác định cấu trúc hợp chất ORI-HEX2 31

4.3 Xác định cấu trúc hợp chất ORI-HEX3 32

4.4 Xác định cấu trúc hợp chất ORI-HEX4 33

4.5 Kết quả thử hoạt tính 36

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37

5.1 Kết luận 37

5.2 Kiến nghị 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

PHỤ LỤC 40

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Một số tác dụng dược lý tương ứng những bộ phận của Núc nác 6

Bảng 2.2 Một số thành phần hóa học đã được công bố trên thế giới 13

Bảng 2.3 Cấu trúc của một số khung sườn flavonoid cơ bản 20

Bảng 3.1 Kết quả sắc ký cột nhanh khô 26

Bảng 3.2 Kết quả sắc ký phân đoạn OR9 29

Bảng 4.1 Phổ 1D-NMR của ORI-HEX1 so với tài liệu tham khảo 31

Bảng 4.2 Phổ 1H-NMR của đường gắn vào ORI-HEX3 so với tài liệu tham khảo 33

Bảng 4.2 Phổ 1D-NMR của ORI-HEX4 so với tài liệu tham khảo 38

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Hình 2.1 Thân và lá Núc nác 4

Hình 2.2 Quả và hoa Núc nác 5

Hình 3.1 Cột nhanh khô 23

Hình 3.2 Bản các phân đoạn cột nhanh 23

Hình 3.3 Sắc ký cột thường phân đoạn OR2 24

Hình 3.4 Sắc ký cột thường phân đoạn OR2.4 24

Hình 3.5 Bản giải ly quá trình phân lập ORI-HEX1 24

Hình 3.6 Hợp chất tinh khiết ORI-HEX1 24

Hình 3.7 Bản giải ly quá trình phân lập ORI-HEX4 25

Hình 3.8 Hợp chất tinh khiết ORI-HEX4 25

Hình 3.9 Bản giải ly quá trình phân lập ORI-HEX3 26

Hình 3.10 Hợp chất tinh khiết ORI-HEX3 26

Hình 3.11 Bản giải ly quá trình phân lập ORI-HEX2 26

Hình 3.12 Hợp chất tinh khiết ORI-HEX2 26

Hình 4.1 Khung flavonone 30

Hình 4.2 Oroxylin A 31

Hình 4.3 Stigmasterol 32

Hình 4.4 Cerebroside 33

Hình 4.5 Chrysin 35

Hình 5.1 Oroxylin A 36

Hình 5.2 Stigmasterol 36

Hình 5.3 Cerebroside 36

Hình 5.4 Chrysin 36

Sơ đồ 3.1 Điều chế cao từ bột vỏ thân cây Núc nác 25

Sơ đồ 3.2 Tóm tắt quy trình cô lập hợp chất 27

Trang 12

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1

Phụ lục 1.1 Phổ 1H-NMR của ORI-HEX1 40

Phụ lục 1.2 Phổ 1H-NMR giãn rộng của ORI-HEX1 41

Phụ lục 1.3 Phổ 13C-NMR của ORI-HEX1 42

Phụ lục 1.4 Phổ 13C-NMR giãn rộng của ORI-HEX1 43

Phụ lục 1.5 Phổ DEPT của ORI-HEX1 44

Phụ lục 1.6 Phổ DEPT giãn rộng của ORI-HEX1 45

Phụ lục 1.7 Phổ HMBC của ORI-HEX1 46

Phụ lục 1.8 Phổ HMBC giãn rộng của ORI-HEX1 47

Phụ lục 1.9 Phổ HMBC giãn rộng của ORI-HEX1 48

Phụ lục Phụ lục 2.1 Phổ 1H-NMR của ORI-HEX2 49

Phụ lục 2.2 Phổ 1H-NMR giãn rộng của ORI-HEX2 50

Phụ lục 2.3 Phổ 1H-NMR giãn rộng của ORI-HEX2 51

Phụ lục 3 Phụ lục 3.1 Phổ 1H-NMR của ORI-HEX3 52

Phụ lục 3.2 Phổ 1H-NMR giãn rộng của ORI-HEX3 53

Phụ lục 3.3 Phổ 1H-NMR giãn rộng của ORI-HEX3 54

Phụ lục 3.4 Phổ 13C-NMR của ORI-HEX3 55

Phụ lục 3.5 Phổ 13C-NMR giãn rộng của ORI-HEX3 56

Phụ lục 3.6 Phổ 13C-NMR giãn rộng của ORI-HEX3 57

Phụ lục 3.7 Phổ DEPT của ORI-HEX3 58

Phụ lục 3.8 Phổ DEPT giãn rộng của ORI-HEX3 59

Phụ lục 4 Phụ lục 4.1 Phổ 1H-NMR của ORI-HEX4 60

Phụ lục 4.2 Phổ 1H-NMR giãn rộng của ORI-HEX4 61

Phụ lục 4.3 Phổ 13C-NMR của ORI-HEX4 62

Phụ lục 4.4 Phổ 13C-NMR giãn rộng của ORI-HEX4 63

Phụ lục 4.5 Phổ DEPT của ORI-HEX4 64

Phụ lục 4.6 Phổ DEPT giãn rộng của ORI-HEX4 65

Phụ lục 4.7 Phổ HMBC của ORI-HEX4 66

Phụ lục 4.8 Phổ HMBC giãn rộng của ORI-HEX4 67

Trang 13

Phụ lục 4.9 Phổ HMBC giãn rộng của ORI-HEX4 68 Phụ lục 4.10 Phổ ESI-MS của ORI-HEX4 69 Phụ lục 4.11 Phổ ESI-MS của ORI-HEX4 70

Trang 14

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1D-NMR : One Dimension Nuclear Magnetic Resonance

2D-NMR : Two Dimensions Nuclear Magnetic Resonance

1H-NMR : Proton Nuclear Magnetic Resonance

13C-NMR : Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance

ESI-MS : Electrospray Ionization Mass spectrometry

EA : Ethyl acetate (CH3COOC2H5)

EtOAc : Ethyl acetate (CH3COOC2H5)

EtOH : Ethanol (C2H5OH)

PE : Petrolium ether

EA:MeOH: Ethyl acetate:methanol

Hex:EA : n-Hexane:Ethyl acetate

HMBC : Heteronuclear Multiple Bond Correelation

Hz : Hertz (đơn vị đo tần số)

IUPAC : International Union of Pure and Applied Chemistry

J : Hằng số ghép spin

M : Khối lượng phân tử

MHz : Mega Hertz (đơn vị đo tần số)

MeOH : Methanol (CH3OH)

MS : Mass Spectrum/Spectrometry (phổ khối lượng)

NMR : Nuclear Magnetic Resonance

ppm : part per million (phần triệu)

Rf : Retention factor

SKLM : Sắc ký lớp mỏng

UV-Vis : Ultraviolet Visible Spectroscopy (phổ tử ngoại khả kiến)

δ : Chemical shift (độ dịch chuyển hay độ dời hóa học)

λ : Bước sóng

d : doublet (mũi đôi)

dd : double of doublet (mũi đôi-đôi)

m : multiplet (mũi đa)

q : quarlet (mũi bốn)

s : singlet (mũi đơn)

t : triplet (mũi ba)

Trang 15

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Thuốc là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của con người đặc biệt là trong việc phòng và trị bệnh Hiện nay, việc sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc tổng hợp là chủ yếu, tuy có khả năng trị bệnh tốt nhưng đồng thời mang lại nhiều tác dụng phụ gây ra hậu quả nghiêm trọng Chính vì thế, các vị thuốc

có nguồn gốc tự nhiên được nghiên cứu nhiều hơn để khắc phục nhược điểm

do thuốc có nguồn gốc tổng hợp gây ra đồng thời giảm chi phí điều trị do nguyên liệu tạo ra thuốc khá đơn giản và ít tốn kém

Từ xa xưa, thảo dược đã được dùng để trị một số bệnh dù chưa biết rõ được dược chất là gì Ngày nay, với những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, con người có thể nghiên cứu sâu hơn tìm ra dược chất chính có khả năng trị bệnh trong thảo dược

Núc nác là cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở nước ta, có khả năng trị được nhiều bệnh như: kiết lỵ, tiêu chảy, ho, sởi đậu, đau dạ dày, thấp khớp

và giúp nhanh chóng làm lành vết thương Ngoài ra, Núc nác có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng

Công trình nghiên cứu trong nước còn rất hạn chế Các nhà khoa học Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu về thành phần hóa học của Núc nác đặc biệt là không tìm thấy bất kì thông tin nghiên cứu về khả

năng kháng khuẩn của các hợp chất thu được từ Núc nác (Oroxylum indicum)

Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Phân lập chất từ cao n-Hexane của vỏ thân cây Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Vent.), họ Chùm ớt (Bignoniaceae).”

1.2 Mục tiêu đề tài

Khảo sát thành phần hóa học trong cao n-Hexan của vỏ thân cây Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Vent.) Tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn 2 loại cao chiết của cây (n-Hexane và Dichloromethane)

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Vỏ thân cây Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Vent.) thu tại huyện Thoại

Sơn, tỉnh An Giang

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát thành phần hóa học của vỏ thân cây Núc nác (Oroxylum

indicum (L.) Vent.)

Thử hoạt tính 2 loại cao chiết của vỏ thân cây Núc nác (Oroxylum

indicum (L.) Vent.): n-Hexane, Dichloromethane

1.4 Nội dung nghiên cứu

Thu nguyên liệu ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Trang 16

Tiến hành chiết cao và thử hoạt tính của 2 loại cao chiết

Cô lập và định danh các hợp chất bằng các phương pháp sắc ký kết hợp với kỹ thuật phân tích quang phổ hiện đại

Viết báo cáo

Trang 17

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan thực vật

2.1.1 Sơ lược về Núc nác

Cây Núc nác có tên khoa học là Oroxylum indicum (L.) Vent, thuộc họ

Chùm ớt – Bignoniaceae [1] Họ Bignoniaceae thuộc thực vật có hoa, chủ yếu

là cây thân gỗ, cây bụi, dây leo và một ít cây thân thảo Họ này có khoảng 650 loài trong 110-113 chi, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Tên nước ngoài: Tatelo, Karamkanda, Saune tatal (Nepali); Ka-pa, Sonapatha (Ấn Độ) [2]

Cây thường được trồng hoặc mọc hoang khắp nước ta, ngoài ra còn tìm thấy ở một số nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Lào, Campuchia…[2]

Bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu là vỏ thân cây hay còn gọi

là Nam hoàng bá (Cortex Oroxyli) Vỏ thường cuộn thành hình cung với chiều dày 0,5-1,5 cm Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, có nhiều đường vân dọc, ngang Mặt trong nhẵn, màu vàng xám hay vàng lục Mô mềm vỏ lổn nhổn như có nhiều sạn, trong cùng có lớp sợi dễ tách theo chiều dọc Ngoài vỏ thì hạt và quả có thể dùng làm thuốc, ăn có vị đắng

Thu hái: vỏ cây sau khi bóc thì làm khô ngay Nếu thu hoạch hạt thì hái những quả già vào cuối thu sang đông, phơi khô lấy hạt rồi phơi lại hạt cho thật khô [1]

Thành phần hoá học của vỏ và hạt thường là hỗn hợp flavonoid như oroxylin A, chrysin, baicalein, hợp chất glycoside và một ít alkaloid và tanin Ngoài ra hạt chứa một ít chất dầu với các thành phần như acid oleic, acid palmitic, acid stearic và acid lignoceric [3]

Một số tác dụng dược lý: chống viêm, chống dị ứng rõ rệt, chữa kiết lỵ, tiêu chảy, chữa ho, mụn nhọt Chữa bệnh sởi đậu, sốt phát ban, viêm gan, đau mắt đỏ, một số bệnh ngoài da như chàm hóa các nốt sần, viêm da cơ địa,

tổ đỉa, á sừng… [3]

 Một số bài thuốc dân gian:

Chữa đau dạ dày: dùng vỏ Núc nác, sấy khô tán thành bột mịn Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-3 g

Ho lâu ngày: 5-10 g hạt, sắc nước hoặc tán thành bột để uống

Lở do dị ứng sơn: vỏ Núc nác nấu cao, dùng uống và bôi vào chỗ lở

Trang 18

Cây: thường cao 7-12 m, có thể cao tới 20-25 m, thân nhẵn, ít phân cành,

vỏ cây màu xám tro, mặt trong màu vàng

Lá: xẻ 2-3 lần lông chim, dài đến 2 m, thường tập trung ở ngọn, lá chét

có hình bầu dục, nguyên, đầu nhọn, dài 7,5-15 cm, rộng 5-6,5 cm

Hoa: to, màu đỏ tím mọc thành chùm ở ngọn cành dài khoảng 1 m Đài hình chuông có 5 răng Tràng hình chuông chia thành 2 môi gồm 5 răng cong, phủ nhiều lông ở 2 mặt Năm nhị, trong đó có 1 nhị bé hơn

Quả: nang to, dài tới 50-80 cm, rộng 5-7 cm, 2 mặt lồi, lưng có cạnh, trong chứa hạt, bao quanh có một màng mỏng, bóng và trong, hình chữ nhật [1] Hạt: dẹt, có cánh mỏng phát triển về một bên và có những đường gân tỏa

ra, dài 7 cm, rộng 3 cm

Hình 2.1 Thân và lá Núc nác

Trang 19

Hình 2.2 Quả và hoa Núc nác 2.2 Dược tính của cây Núc nác

2.2.1 Theo y học cổ truyền ngoài nước

Núc nác là loại dược liệu thông dụng trong nền y học cổ truyền của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á Đặc biệt, trong y học cổ truyền Ấn

Độ, hầu hết các bộ phận vỏ rễ, thân, lá,… đều được sử dụng làm thuốc

Vỏ rễ: trị tiêu chảy, lỵ, sốt, viêm phế quản, đường ruột, làm mát, thuốc

bổ, tăng cảm giác ngon miệng

Vỏ thân: làm thuốc bổ đắng và trị tê thấp cấp tính, viêm phổi và bệnh về đường hô hấp Nó cũng được sử dụng để chữa bệnh dạ dày

Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng để điều trị các bệnh rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ và bệnh viêm khớp

Ở vùng phía Bắc và Tây Bắc Thái Lan, quả và hoa của cây được sử dụng như một loại thực phẩm hằng ngày [5]

Bảng 2.1 Một số tác dụng dược lý tương ứng với những bộ phận của Núc nác [5] Hoạt tính

thử

nghiệm

Chiết xuất/ hợp chất

Bộ phận của cây Cơ chế hoạt động/ ảnh hưởng Kháng vi

sinh vật

EtOH Lá Hoạt tính kháng khuẩn vừa phải

Chống Acinetobacter baumannii

Trang 20

DC Vỏ thân cây Hoạt tính kháng khuẩn và chống

nấm yếu

Kháng vi khuẩn Bacillus subtilis (BS), Staphylococcus aureus (SA),

Pseudomonas aeruginosa (PA)

Baicalein

và lapachol

Vỏ thân cây Hoạt tính kháng khuẩn vừa phải

Kháng vi khuẩn Bacillus subtilis và

Staphylococcus aureus trong khi cao

chiết vỏ rễ kháng lại Proteus spp và

Staphylococcus aureus

MeOH Vỏ thân cây Hoạt tính kháng khuẩn vừa phải

Kháng Klebsiella viêm phổi,

Bacillus cereus và kháng nấm, hoạt

tính kháng lại Aspergillus fumigatus

vừa, kháng Bacillus subtilis và

Staphylococcus aureus tương ứng

EtOH và

H2O

Vỏ rễ Hoạt tính kháng khuẩn vừa và kháng

nấm

Kháng Escherichia coli, Shigella

dysenteriae, Streptococcus đột biến, Staphylococcus aureus, Candida albicans và Aspergillus niger

Trang 21

H2O Vỏ thân cây Giảm 64% các MPO được tạo ra

DC Vỏ thân cây Ức chế đáng kể sự hoạt hóa NF-κB

trong các tế bào TNF-α-được kích thích bởi HEK-293

Vỏ thân cây Tiềm năng ức chế yếu của chất hoạt

hóa NF-κB trong tế bào HEK-293 kích thích bởi TNF-α với IC50 3,9; 7,2; 9,0 và 28,1 mM tương ứng

EtOAc Vỏ thân cây Ức chế đáng kể sự tạo ra PGE2, IL-6,

IL-1β, TNF-α với IC50 của 26,98; 27,98; 44,12

H2O Vỏ thân cây Hoạt tính kháng viêm đáng kể

(P < 0,05)

DC Rễ 100% ức chế chống lại bạch cầu

chuột, lipoxygenase (LTB4) và cyclooxygenase (TXB2)

Vỏ rễ Liều thử nghiệm của cao chiết

n-BuOH cho thấy hoạt tính kháng

viêm đáng kể trong các mẫu

Vỏ rễ Cao chiết EtOAc cho thấy hoạt tính

chống viêm khớp đáng kể so với cao chiết khác

Chống

ung thư

EtOH Vỏ thân cây Hoạt tính chống tăng sinh mạnh mẽ,

chống lại các tế bào ung thư bạch cầu K562

Gây độc tế bào đáng kể, chống lại khối u HL-60, CME, và tế bào B-16 với IC50 14,2; 19,6 và 17,2 mg/mL tương ứng

Chống hoạt tính tăng sinh đáng kể, chống lại MCF-7 và MDA-MB-231 Các tế bào ung thư vú

Trang 22

PE Vỏ thân cây Tác dụng gây độc tế bào vừa phải,

kháng HeLa, bệnh bạch cầu CEM và tế bào CEM/ADR 5000 với

CCRF-tế bào khả thi 85,61%, 24,35% và 60,37% tương ứng với 10 mg/mL EtOAc Vỏ thân cây Khả năng gây độc vừa phải, kháng

tế bào HeLa, CCRF-CEM và CEM/ADR5000 với khả năng từ 87,81%, 29,35% và 38,99%, tương ứng 10 µg/mL

Hoạt tính gây độc tế bào đáng kể với LC50 1,58 mg/mL

MeOH và

H2O

Vỏ thân cây Khả năng gây độc đáng kể

Cơ chế gây chết tế bào theo chương trình của tế bào MDA-MB-435S, các Hep 3B và PC-3

PE và

CHCl3

Vỏ thân cây Cả hai cao chiết PE và CHCl3 liều

200 mg/mL cho thấy khả năng gây độc tế bào đáng kể Kháng tế bào khối u MDA-MB-231 và phi khối u WRL-68 Dịch trích PE nóng cho thấy cảm ứng gây chết tế bào theo chương trình trong tế bào MDA-MB-231 và MCF-7 với liều lượng phụ thuộc

MeOH Lá Gây độc tế bào đáng kể, kháng tế

bào HL-60

Tác dụng chống tăng sinh đáng kể Kháng tế bào HeLa với IC50 3,87 mg/mL

MeOH Quả Ức chế gia tăng của tế bào HL-60 Baicalein Quả Ức chế gia tăng của tế bào HL-60 Chống

Trang 23

Chrysin Vỏ thân cây Tiềm năng bảo vệ dạ dày đáng kể

trong mẫu PLU và CRU

Oroxylin A Vỏ thân cây Hoạt tính bảo vệ dạ dày đáng kể

Vỏ thân cây Hoạt tính bảo vệ dạ dày mạnh và

vừa trong mẫu PLU, CRU, EIU và AIU

Vỏ rễ Tăng cường cả đáp ứng miễn dịch

dịch thể và tế bào qua trung gian

Vỏ rễ và vỏ thân

Vỏ rễ cho thấy đáp ứng miễn dịch cao hơn dịch thể và tế bào trung gian

so với vỏ thân cây

MeOH Vỏ thân cây Tác dụng chống tiêu chảy đáng kể

bằng cách giảm số lượng phân 52,17% và kéo dài khởi đầu tiêu chảy 61,07 phút

Trị tiểu

đường

50% Aq

EtOH

Vỏ thân cây Hoạt tính ức chế đáng kể, kháng

α-glucosidase với IC50 2,87 mg/mL

Oroxylin A Vỏ thân cây Ức chế Adipogenesis, tăng lipolysis

và apoptosis gây ra trong tế bào trưởng thành 3T3-L1 gây kháng PPAR-γ

Trang 24

Rễ Liều cao (500 mg/kg) cho thấy hiệu

quả trị đái tháo đường đáng kể Chống

H2O Vỏ rễ Cho thấy hoạt tính bảo vệ gan tốt ở

liều 400 mg/kg so với liều thấp hơn EtOH Vỏ thân cây Hoạt tính bảo vệ gan đáng kể tại liều

500 mg/kg

MeOH Vỏ thân cây Hoạt tính bảo vệ gan ở liều cao hơn

bởi sự giảm huyết thanh ALT, AST

và LPO cấp

EtOH,

H2O,

CHCl3, PE

Lá Cao chiết ethanol cho thấy hoạt tính

bảo vệ gan tốt hơn các cao chiết khác

Chống

oxy hóa

EtOAc và

MeOH

Vỏ thân cây Cao chiết EtOAc và MeOH cho thấy

hoạt tính chống oxy hóa với IC50 0,73 và 13.39 mg/mL trong thí nghiệm DPPH; và 0,08 và 1,05 mg/mL trong thử nghiệm peroxy hóa lipid tương ứng

EtOH,

H2O, PE

và CHCl3

Lá Tất cả các cao chiết EtOH, H2O, PE

và CHCl3 cho thấy chất chống oxy hóa hoạt động với IC50 18,8; 21,36; 25,25 và 28,08 mg/mL so với DPPH; 4,44; 6,95; 7,4 và 8,12 mg /mL so với superoxide và 21,64; 23,58; 28,27 và 33,13 mg/mL so với oxid nitric tương ứng

H2O Hạt Ức chế hoàn toàn các thể Heinz và

hoạt động chống oxy hóa mạnh

Trang 25

Bảo vệ

thận

EtOH Vỏ rễ Hoạt tính bảo vệ thận đáng kể

Chrysin Rễ Hoạt tính bảo vệ thận đáng kể ở mức

40 mg/kg

Giảm đau n-BuOH Vỏ rễ Tác dụng giảm đau đáng kể

MeOH Vỏ thân cây Ức chế cơn đau

Baicalein Quả Ức chế đột biến gây ra bởi Trp-P-1

với giá trị IC50 2,78 mM

2.2.2 Theo Y học cổ truyền nước ta

Trong Y học cổ truyền nước ta, vỏ thân cây (Nam hoàng bá) và hạt khô (Mộc hồ điệp) là hai bộ phận được sử dụng nhiều nhất

Vỏ thân cây (Nam hoàng bá)

Thường đẽo vỏ trên cây còn sống, ít nơi hạ cây Vỏ Núc nác lấy về dùng tươi hay phơi khô, không phải chế biến gì khác Mặt trong khi còn tươi có màu vàng nhạt, không mùi, vị đắng, hơi hắc

Vỏ thân thường được dùng chữa đi ngoài, đi lỵ, chữa dị ứng ngoài da, ngoài ra còn dùng để nhuộm màu vàng

Dựa trên kết quả lâm sàng dùng vỏ Núc nác chữa dị ứng của bệnh viện Việt-Tiệp Hải Phòng, I I Brekhman và P P Gôlicôv tại Viện nghiên cứu hoạt chất sinh vật của chi nhánh Xibêri Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô cũ, năm 1965 đã thí nghiệm trên thực nghiệm vỏ cây Núc nác Việt Nam và đã đi tới một số kết luận sau đây:

- Các kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm đã xác minh kinh nghiệm dân gian là vỏ Núc nác có tác dụng chống dị ứng rõ rệt

- Núc nác tăng sức đề kháng của cơ thể Độc tính của vỏ Núc nác rất thấp: LD50 của vỏ Núc nác đối với chuột nhắt trắng là 23 mL dịch chiết vỏ Núc nác 100% trên 1 kg thể trọng

- Núc nác làm giảm độ thấm của mạch máu trên chuột được gây mẫn cảm bằng lòng trắng và không có ảnh huởng đối với sự thấm của mạch máu trên chuột được gây mẫn cảm bằng huyết thanh ngựa trộn với dầu parafin

Trang 26

- Núc nác không có ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của hiện tượng Actuýc Sakharôv, nhưng quá trình hồi phục trên thỏ thí nghiệm đã được gây mẫn cảm xảy ra nhanh hơn là trên những thỏ đối chứng

- Núc nác ức chế vết sưng phồng do lòng trắng trứng gây ra

- Trên những con vật được gây mẫn cảm, tác dụng chống viêm thể hiện mạnh hơn là trên những con vật không được gây mẫn cảm

- Do ảnh hưởng của vỏ Núc nác, độ thấm của mạch máu giảm xuống tại nơi tiêm focmalin và histamin trong da Khi gây viêm bằng xylen, Núc nác không có ảnh hưởng trên độ thấm của máu

Hạt khô (Mộc hồ điệp)

Không mùi, vị hơi đắng, thường dùng hạt còn nguyên là tốt nhất

Hạt Núc nác là một vị thuốc dùng trong phạm vi dân gian để chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dạy Theo Đông y hạt Núc nác có tác dụng nhuận phế, chỉ khát, chỉ thống, bình can dùng trong những trường hợp ho hen không ngừng, đau dạ dày, đau bụng, vết loét không liền miệng Dùng ngoài tán bột rắc lên vết lở loét mụn nhọt vỡ lâu ngày không liền miệng, không kể liều lượng [1]

Ngoài ra, Viện dược liệu thuộc Bộ Y tế Việt Nam có đưa ra dạng chế phẩm "Nunaxin" là viên cao Núc nác Nghiên cứu cho thấy:

- Chế phẩm có tác dụng chống choáng phản vệ trên thỏ và trên chuột lang nếu được uống trong 7 ngày liền Không có tác dụng chống choáng do histamin trên chuột lang

- Chống viêm dị ứng trên thỏ và trên chuột cống trắng

- Không có biểu hiện độc tính

Viện Dược liệu đề nghị dùng chế phẩm "Nunaxin" trong các bệnh mề đay sơ phát và mạn tính, vẩy nến, hen phế quản trẻ em nhẹ và trung bình Không chỉ định cho các trường hợp dị ứng nặng và cấp diễn

2.3 Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chủ yếu của Núc nác là các hợp chất: flavonoid, steroid, terpenoid, naphthalenoid, glycoside, một lượng nhỏ alkaloid và tannin Một vài hợp chất chiếm hàm lượng lớn trong các bộ phận của cây là: Oroxylin A, Baicalein, Chrysin…[6]

Trang 27

Bảng 2.2 Một số thành phần hóa học đã được công bố trên thế giới [5]

5,7-dihydroxy-2-phenyl-6-(((2S,3R,4S,5S,6R)-3,4,5-2-yl)oxy)-4H-chromen-4-one

Galangin (M=270,05 amu)

3,5,7-trihydroxy-2-phenyl-4H-chromen-4-one

Trang 28

cyclopenta[a]phenanthren-3-yl)oxy)-6-(hydroxymethyl)tetrahydro-2H-pyran-3,4,5-triol

Trang 29

(3aR,5aS,7aR,9S,11bR,13aR)-3a,5a,5b,8,8,11a,13a-cyclopenta[a]chrysen-9-ol

2α- Hydroxylupeol (M=456,4 amu) (3aR,5aS,7aR,9R,11bR,13aR)-3a,5a,5b,8,8,11a,13a- heptamethyl-1-(prop-1-en-2-yl)icosahydro-1H-

Trang 30

Naphthalenoid

Lapachol (M=242,09 amu) 2-hydroxy-3-(3-methylbut-2-en-1-yl)naphthalene-1,4-

dione

Dehydro-iso-α-Lapachone (M=240,08 amu) (R)-2-(prop-1-en-2-yl)-2,3-dihydronaphtho[2,3-b]furan-

(2S,3R,4S,5S,6R)-2-(3-hydroxy-5-phenethylphenoxy)-6-Acid béo

Caprylic acid (M=144,12 amu)

Octanoic acid

Trang 31

Myristic acid (M=228,21 amu) Tetradecanoic acid

Palmitoleic acid (M=254,22 amu)

(Z)-hexadec-9-enoic acid

Cyclohexyleth

anoids

Rengyol (M=156,12 amu) 1-(2-hydroxyethyl)-4-methylenecyclohexan-1-ol

(6S)-3-((5,7-bis(3-methylbut-2-en-1-yl)-2-(2-methylbut-3-dione

Adenosine (M=251,1 amu)

(2R,3S,5R)-5-(6-amino-9H-purin-9-yl)-2-(hydroxymethyl)tetrahydrofuran-3-ol

Trang 32

Zarzissine (M=135,05 amu)

1H-imidazo[4,5-d]pyridazin-2-amine

Qua các báo cáo cho thấy flavonoid là hợp chất chính yếu trong thành phần hóa học của Núc nác Kết hợp với một số tài liệu cho thấy flavonoid là hợp chất có nhiều tác dụng dược lý

2.5.1 Sơ lược về flavonoid

Flavonoid là một nhóm các hợp chất tự nhiên có cấu trúc phenolic biến đổi, được tìm thấy ở thực vật Cho đến bây giờ hơn 4000 hợp chất flavonoid

đã được xác định [2]

Hóa học flavonoid được dựa trên một bộ khung 15 cacbon bao gồm hai vòng benzen (A và B) được liên kết thông qua một pyran dị vòng (C) Chúng

có thể được chia thành một loạt các dạng học như flavone (flavone, apigenine

và luteoline), flavonol (quercetine, kaempferol, myricetine và fisetine), và các chất khác Cấu trúc chung được thể hiện trong Bảng 2.3 Các dạng khác nhau của flavonoid khác nhau trong mức độ của quá trình oxy hóa và mô hình của

sự thay thế của vòng C, trong khi các hợp chất riêng biệt trong một loại thì khác nhau về mô hình của sự thay thế của vòng A và B [6]

Bảng 2.3 Cấu trúc của một số khung sườn flavonoid cơ bản

Quercetin

Trang 33

và thu hút côn trùng Trong thực vật bậc cao, flavonoid có tác dụng lọc UV, cộng sinh cố định đạm Flavonoid có khả năng kháng khuẩn rất tốt đồng thời

có nhiều tác dụng dược lý như: kháng viêm, kháng ung thư, chống oxy hóa và các bệnh về tim mạch [6]

Trang 34

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị

3.1.1 Nguyên liệu

Vỏ thân cây Núc nác (Nam hoàng bá) được thu tại huyện Thoại Sơn, tỉnh

An Giang

3.1.2 Hóa chất

Hóa chất sử dụng Chemsol Việt Nam : Petrolium ether (PE), n-Hexane

(Hex), Dichloromethane (DC), Chloroform (C), Ethyl Acetate (EA), Acetone (Ac), Methanol (MeOH), Toluen (To)

Vanilin, H2SO4 đậm đặc, nước cất được dùng để pha thuốc thử hiện vết Silica gel 60 (0,040-0,063 mm) Merck dùng cho sắc ký cột pha thường Bản mỏng silica gel 60 F254 Merck để theo dõi quá trình sắc ký cột và khảo sát độ sạch của chất

3.1.3 Thiết bị

Tủ sấy: sấy dụng cụ thủy tinh

Máy cô quay chân không Heidolph: cô đuổi và thu hồi dung môi

Máy soi UV (bước sóng 254 và 365 nm): soi bản mỏng xem vết của chất Bếp điện dùng để lấy nhiệt hiện hình vết trên bản mỏng

Cân điện tử: cân khối lượng chất và dụng cụ cần thiết

Một số dụng cụ khác như lọ thủy tinh, becher, bình chiết, đũa thủy tinh, ống mao quản, lọ thủy tinh,…

Cột sắc ký có đường kính (Φ) và chiều dài (l) như sau:

Trang 35

- Sử dụng sắc ký cột nhanh khô và sắc ký cột thường để cô lập hợp chất

- Sắc ký lớp mỏng theo dõi quá trình sắc ký cột và khảo sát độ sạch của chất

- Phương pháp kết tinh trong dung môi thích hợp để tinh sạch chất

3.2.2 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học hợp chất

Xác định một số đặc tính lý hóa: màu sắc, dạng kết tinh, Rf, dung môi hòa tan, …

Tiến hành phân tích quang phổ hiện đại như: khối phổ (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 chiều (1D-NMR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân 2 chiều (2D-NMR) được đo tại Viện Hóa học-Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Kết hợp với một số tài liệu tham khảo và các nghiên cứu đã được báo cáo

3.2.3 Phương pháp xác định hoạt tính sinh học

Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được tiến hành để đánh giá hoạt tính kháng sinh của các mẫu chiết được thực hiện trên phiến vi lượng 96 giếng (96-well microtiter plate) theo phương pháp hiện đại của Vander Bergher và Vlietlinck (1991), và McKane & Kandel (1996) thực hiện tại phòng Hóa sinh ứng dụng, Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3.3 Thực nghiệm

3.3.1 Điều chế cao tổng

Vỏ thân cây Núc nác được thu về sau đó rửa sạch, phơi khô và xay nhuyễn thành bột (9,2 kg) Bột cây được tận trích bằng phương pháp ngâm dầm với MeOH, lọc bỏ bã và cô quay thu hồi dung môi, tiến hành nhiều lần thu được cao tổng (1,6 kg) Cao MeOH thu được hòa tan với một lượng vừa

đủ H2O sau đó chiết lỏng-lỏng với các dung môi có độ phân cực tăng dần:

n-Hexane, Dichloromethane, Ethyl Acetate

Lọc phần dịch tan sau khi chiết với n-Hexane cô quay dưới áp suất kém thu được cao n-Hexane có khối lượng 33,54 g

Phần không tan sau khi chiết với n-Hexane được chiết với

Dichloromethane Lọc phần dịch tan cô quay dưới áp suất kém thu được cao Dichloromethane có khối lượng 110,85 g

Tiếp tục lấy phần không tan sau khi chiết với Dichloromethane chiết với Ethyl Acetate Lọc phần dịch tan cô quay dưới áp suất kém thu được cao Ethyl Acetate có khối lượng 153,35 g

Phần dịch nước còn lại được làm bay hơi nước thu được cao nước có khối lượng 217,43 g

Trang 36

Sơ đồ 3.1: Điều chế cao từ bột vỏ thân cây Núc nác

Phần bã MeOH

Bột vỏ cây Núc nác (9,2 kg)

Phần không tan Cao n-Hexane

(33,54 g) Cao MeOH (1,6 kg)

Phần không tan Cao Dichloromethane

(110,85 g)

Phần không tan Cao Ethyl Acetate

(153,35 g)

Cao nước (217,43 g)

Chiết với Dichloromethane

Cô quay dưới áp suất thấp

Chiết với n-Hexane

Cô quay dưới áp suất thấp

Tận trích bằng MeOH Lọc bỏ bã

Cô quay dưới áp suất thấp

Chiết với Ethyl Acetate

Cô quay dưới áp suất thấp

Làm bay hơi nước

Trang 37

3.3.2 Phân lập và tinh chế một số hợp chất

Phân đoạn cao n-Hexane được tiến hành sắc ký cột nhanh khô

Cao n-Hexane (33,54 g) được tiền hấp phụ với 34 g silica gel và tiến

hành sắc ký cột nhanh khô với hệ giải ly Hex:Ea tăng dần độ phân cực từ 9:1 đến 3:7, cuối cùng là dung môi Methanol Theo dõi qua trình sắc ký bằng sắc

ký lớp mỏng với các hệ giải ly PE:EA, PE:C và C:EA Dùng thuốc thử hiện vết Vaniline/H2SO4 (5%) và hơ nóng bản mỏng trên bếp điện ở nhiệt độ

110ºC Những bản mỏng cho vết giống nhau được gom chung một phân đoạn

Hình 3.1 Cột nhanh khô Hình 3.2 Bản các phân

đoạn cột nhanh Sau khi sắc ký cột nhanh khô thu được 9 phân đoạn:

Bảng 3.1 Kết quả sắc ký cột nhanh khô

7,52 1,58 1,76 2,95 1,33 1,00 2,61 1,94 5,68

Dịch dầu màu vàng Tinh thể xanh lá nhạt Dịch màu xanh lá Dịch xanh lá đậm Dịch xanh lá đậm Dịch xanh lá đậm Dịch xanh lá đậm Dịch xanh lá đậm Dịch màu vàng nâu Sau khi khảo sát 9 phân đoạn thu được thấy 2 phân đoạn có tiềm năng khảo sát tiếp là OR2 và OR9

Trang 38

24

3.3.2.1 Khảo sát phân đoạn OR2

Phân đoạn OR2: tinh thể dạng mảng được tinh chế bằng sắc ký cột thường với hệ dung môi giải ly DC:MeOH với tỉ lệ tăng dần từ 100:0 đến 9:1

và sau đó xả bằng MeOH, kết hợp với sắc ký lớp mỏng để theo dõi, những vết giống nhau gom chung phân đoạn

Hình 3.3 Sắc ký cột

thường phân đoạn OR2

Hình 3.4 Sắc ký cột thường phân đoạn OR2.4 Kết thúc quá trình sắc ký thu được 6 phân đoạn từ OR2.1 đến OR2.6 Phân đoạn OR2.4 tiếp tục được tinh chế bằng sắc ký cột thường thu được tinh thể màu vàng Tinh thể màu vàng còn lẫn tạp cho kết tinh lại trong Chloroform thu được ORI-HEX1 (10 mg) ORI-HEX1 được giải ly bằng sắc ký lớp mỏng với CHCl3 (100%) có giá trị Rf = 0,32 hấp thụ UV ở bước sóng 254 nm, cho vết màu vàng khi hiện hình với thuốc thử Vaniline/H2SO4 (5%) và cho vết màu nâu khi hiện hình với thuốc thử Fe3+, tan tốt trong Chloroform

Hình 3.5 Bản giải ly quá trình phân lập

ORI-HEX1

Hình 3.6 Hợp chất tinh khiết ORI-HEX1

Trang 39

25

OR2.5 và OR2.6 do có cùng vết chính nên được gom chung và thực hiện sắc ký cột với hệ giải ly DC:MeOH với tỷ lệ tăng dần từ 100:0 đến 7:3 thu được tinh thể màu vàng còn lẫn tạp Thực hiện sắc ký lớp mỏng điều chế thu được tinh thể màu vàng ORI-HEX4 (7 mg) ORI-HEX4 được giải ly bằng sắc ký lớp mỏng với C:MeOH (85:15) có giá trị Rf = 0,66, hấp thụ UV ở bước sóng 254 nm, cho vết màu vàng khi hiện hình với thuốc thử Vaniline/H2SO4 (5%) và cho vết màu nâu khi hiện hình với thuốc thử Fe3+, tan tốt trong Methanol

Hình 3.7 Bản giải ly quá trình phân lập

ORI-HEX4

Hình 3.8 Hợp chất tinh khiết ORI-HEX4 3.3.2.2 Khảo sát phân đoạn OR9

Phân đoạn OR9 được tiến hành sắc ký cột thường với hệ dung môi giải

ly có độ phân cực tăng dần Hex: DC từ 2:8 đến 0:100 Sau đó, tiếp tục giải ly với hệ dung môi DC:MeOH từ 100:0 đến 7:3 và cuối cùng MeOH 100% Kết quả quá trình sắc ký thu được 6 phân đoạn OR9.1 đến OR9.6

Bảng 3.2 Kết quả sắc ký phân đoạn OR9

Hex: DC (2:8) OR9.1 Kéo vệt

Hex: DC (1:9) OR9.2 Kéo vệt, có vết tím

DC:MeOH (7:3) OR9.5 Kéo vệt

Trang 40

26

OR9.4 tiếp tục được tinh chế nhiều lần bằng sắc ký cột thường với hệ giải ly có độ phân cực tăng dần DC:MeOH từ 99:1 đến 9:1 thu được tinh thể màu trắng nhưng khi khảo sát bằng sắc ký lớp mỏng thấy còn tạp

Tinh thể màu trắng được tinh chế bằng sắc ký cột thường với hệ giải ly Ea:MeOH có độ phân cực tăng dần từ 100:0 đến 9:1 thu được ORI-HEX3 (15 mg) ORI-HEX3 được giải ly bằng sắc ký lớp mỏng với C:MeOH (8:2) có giá trị Rf = 0,51, không hấp thụ UV ở bước sóng 254 nm và 365 nm, cho vết màu hồng khi hiện hình với thuốc thử Vaniline/H2SO4 (5%), tan tốt trong hỗn hợp Ethyl Acetate và Methanol

Hình 3.9 Bản giải ly quá trình phân lập

ORI-HEX3

Hình 3.10 Hợp chất tinh khiết ORI-HEX3

Ngoài ra còn phân lập được một lượng lớn Stigmasterol (ORI-HEX2) (1,7 g) trong phân đoạn OR1 Stigmasterol có tinh thể hình kim, giải ly trong PE:EA (8:2) Rf = 0,19, không hấp thụ UV ở bước sóng 254 nm và 365 nm, cho vết màu tím khi hiện hình với thuốc thử Vaniline/H2SO4 (5%)

Hình 3.11 Bản giải ly quá trình phân

lập ORI-HEX2

Hình 3.12 Hợp chất tinh khiết ORI-HEX2

Ngày đăng: 04/08/2018, 17:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w