1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THƠ TRÀO PHÚNG CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG NHÌN TỪ SỰ TIẾP XÚC VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

97 440 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Xu hướng toàn cầu hoá cho đến ngày nay ngày càng diễn ra sôi động trên hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội. Trong rất nhiều lĩnh vực mà toàn cầu hoá tác động và chi phối, chúng ta không thể không nhắc đến lĩnh vực văn học. Trong đó, sự ảnh hưởng được thể hiện ở nhiều mặt, như việc tiếp nhận lý thuyết văn học nước ngoài, một công việc luôn có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng nền lý luận, phê bình văn học của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cho nên, việc nhận thức và ứng dụng lý thuyết văn học của phương Tây để nghiên cứu, phê bình văn học là công việc hết sức cần thiết. Do đó, trong đề tài này, chúng tôi chủ trương dựa vào lý thuyết hậu thực dân của Homi Bhabha mà cụ thể và tập trung hơn cả là lý thuyết về “lai ghép”, một khái niệm được đề cập khá nhiều ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, khi khảo sát những nghiên cứu về “tính lai ghép” trong văn học Việt Nam, một vấn đề khách quan chúng ta cần nhìn nhận, đó là mới chỉ có một số lượng ít các bài viết tập trung đề cập tới lý thuyết này cũng như chỉ có một số ít tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ có thể vận dụng được lý thuyết ấy khi phân tích. Đó cũng chính là lý do chúng tôi lựa chọn “Thơ trào phúng của Trần Tế Xương” là trường hợp cụ thể để phân tích trong đề tài này. Vào những năm tám mươi của thế kỉ trước, cộng đồng nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã có sự đồng thuận trong việc xác định lại những mốc phân kì quan trọng của lịch sử văn học. Thời điểm những năm “bản lề” giữa hai thế kỉ XIX – XX lại trở thành cột mốc quan trọng nhất có ý nghĩa phân chia hai thời đại lớn trong lịch sử văn học dân tộc. Xét ở một góc độ khác, từ thực tế lịch sử, đây cũng là giai đoạn “quốc biến” của Việt Nam khi phải chịu sự xâm lăng của thực dân Pháp và rộng hơn sự va chạm đó là “sự đụng độ giữa hai thế lực, hai thực thể thế giới được ước lệ gọi là phương Đông và phương Tây” mà sau đó, không chỉ Việt Nam mà các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng lần lượt chuyển hướng vận động, phát triển tạo ra những cuộc biến thiên trong lịch sử, làm thay đổi cả “hệ hình xã hội” và kéo theo là sự thay đổi của “hệ hình văn học”. Từ đó sinh ra một loạt những tín hiệu về “cái khác”, “cái mới” trong mối liên hệ và ràng buộc với “cái cũ”. Là tác giả quá độ giữa thời kì mang tính “bản lề” ấy, nghiên cứu thơ Trần Tế Xương nói chung và thơ trào phúng nói riêng “bao hàm rất nhiều những vấn đề cả từ góc nhìn lý luận văn học, cả từ cái nhìn lịch sử văn học”. Chính cái “chất thị dân” và tư thế “đặt chân lên hai con thuyền đi ngược chiều nhau” lúc bấy giờ của Trần Tế Xương là những yếu tố khiến nhà thơ thành Nam này (một cách không hề khiên cưỡng) trở thành “tân thời nhân vật”, thành “con người phong vận, ở chốn thị thành”, hành xử đậm chất “trai phố” trong văn chương buổi giao thời. Chính điều này cũng đã tạo ra không ít ồn ào trong các nghiên cứu, phê bình trước đó. Bởi vậy, theo chúng tôi, nghiên cứu về thơ Trần Tế Xương, một trong những nhà thơ có vị trí “mắt lưới” như thế chắc chắn sẽ đem tới những hiểu biết và giá trị quan trọng không chỉ trong văn học mà còn một phần nào đó về lịch sử văn hóa – xã hội thời điểm bấy giờ. Ngoài ra, chúng tôi cũng xác định đối tượng chính và xuyên suốt trong đề tài này là mảng thơ trào phúng của Trần Tế Xương. Mảng thơ mà nói như Trần Ngọc Vương trong Sáng tác của Trần Tế Xương trong tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam: “Bao trùm lên toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Trần Tế Xương là hệ vấn đề của một khuynh hướng văn học đặc thù, tuy đã manh nha từ nhiều thế kỷ trước nhưng chỉ mới đặc biệt “tăng trưởng” trong thời quá độ và giao thoa Đông – Tây ở Việt Nam vào cuối thế kỳ XIX – đầu thế kỷ XX – hệ vấn đề của dòng văn học trào phúng” 32, tr.31. Đây cũng là mảng thơ văn mà trong đó các sáng tác của ông đều không “gấm hoa, son phấn”, chủ yếu đi thẳng vào cuộc đời với những cái “sần sùi”, “xù xì” của nó. Cũng chính quan điểm đó đã mang đến kiểu sáng tác mang tính chất hiện thực chủ nghĩa, mà sau này chúng ta vẫn thường định danh là “văn học hiện thực phê phán”. Với giá trị và vai trò quan trọng như vậy, đây cũng là một trong những “lý do chọn đề tài” của chúng tôi khi tiếp cận nội dung này. Với tinh thần xuất phát điểm như trên, chúng tôi hi vọng rằng đề tài này, một đề tài hấp dẫn song còn khá nhiều mới lạ có thể làm sáng tỏ và rõ ràng hơn các nội dung về thơ trào phúng Tú Xương như chủ đề, đề tài, hệ thống nhân vật cùng những đặc điểm về thi pháp như kết cấu, ngôn ngữ, … mang tín hiệu của tiếp xúc văn hóa Đông – Tây. Đồng thời, qua đó cũng có thể đưa ra nhiều luận điểm hữu ích trong việc lấy dẫn chứng phân tích lý thuyết “lai ghép” trong lý thuyết hậu thực dân của Homi Bhabha. Chúng tôi thiết nghĩ, điều này cũng một phần nào đó giúp độc giả có thêm một cái “ngoái nhìn” về những biến thiên một thời của lịch sử, bên cạnh đó cũng giúp định vị đồng thời tái khẳng định vai trò và những giá trị thơ văn quan trọng của nhà thơ Trần Tế Xương trong lịch sử văn học Việt Nam.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội – 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn sâusắc tới TS Đỗ Thu Hiền, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡtôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, tập thể giảng viên,cán bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ, góp ý, tư vấn vàtạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và học tập tại trường

Tôi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người thân, bạn

bè và đồng nghiệp đã giúp tôi yên tâm và có thêm động lực để hoàn thành luận văn

Hà Nội, ngày …… tháng…… năm……

Học viên cao học

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Đặng Thị Vân Anh, học viên cao học lớp QH K 2016 – 2018, KhoaVăn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tôixin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu cá nhân dưới sự hướng dẫnkhoa học của TS Đỗ Thu Hiền, hiện là giảng viên khoa Văn học, Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn là sự trung thực, khôngsao chép ở bất cứ công trình nào khác Vì vậy, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệmtrước cam kết cá nhân

Hà Nội, ngày … tháng … năm ……

Người hướng dẫn khoa học

TS Đỗ Thu Hiền

Học viên cao học

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Một số đóng góp của luận văn 7

6 Cấu trúc luận văn 8

Chương 1: THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT 9

1.1 Thời đại và tác giả Trần Tế Xương 9

1.1.1 Vài nét thời đại và tiểu sử tác giả Trần Tế Xương 9

1.1.2 Về sự nghiệp văn chương của tác giả Trần Tế Xương 13

1.2 Các vấn đề lý thuyết 16

1.2.1 Văn hóa là gì ? 16

1.2.2 Thơ trào phúng và một số khái niệm thuộc phạm trù mỹ học: cái hài, cái bi, 17

1.2.3 Về khái niệm “ lai ghép” trong lý thuyết hậu thực dân của Homi Bhabha 20

Tiểu kết chương 1 22

Chương 2: Ý THỨC VỀ “CÁI KHÁC” (THE OTHER) VÀ CHỦ ĐỀ, ĐỀ TÀI TRONG THƠ TRÀO PHÚNG CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG 23

2.1 Những yếu tố phi truyền thống trong hệ thống chủ đề, đề tài trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương 23

2.1.1 Bức tranh sinh động về xã hội nửa thực dân nửa phong kiến272.1.2 Tú Xương: “Khi cười, khi khóc, khi than thở” 38

2.2 So sánh “cái khác” (the other) trong hệ thống chủ đề, đề tài trong thơ trào phúng Trần Tế Xương và Nguyễn Khuyến 41

Tiểu kết chương 2 45

Chương 3: “NGƯỜI KHÁC” TRONG THƠ TRÀO PHÚNG CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG 46

3.1 Hệ thống nhân vật trong thơ trào phúng Trần Tế Xương 46

Trang 6

3.1.1 Nhân vật quan lại 46

3.1.2 Nhân vật phụ nữ 51

3.1.3 Nhân vật thị dân 53

3.1.4 Nhân vật nhà Nho 58

3.1.5 Nhân vật Tú Xương 61

3.2 So sánh “người khác” trong thơ trào phúng Trần Tế Xương và Nguyễn Khuyến 65

Tiểu kết chương 3 67

Chương 4: “TÍNH TIÊN NGHIỆM” TRONG THƠ TRÀO PHÚNG CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG 69

4.1 “Tính tiên nghiệm” trong lý thuyết hậu thực dân của Homi Bhabha 69

4.2 “Tính tiên nghiệm” trong thơ trào phúng Trần Tế Xương 72

Tiểu kết chương 4 79

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 88

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Xu hướng toàn cầu hoá cho đến ngày nay ngày càng diễn ra sôi động trên hầu hếtmọi mặt của đời sống xã hội Trong rất nhiều lĩnh vực mà toàn cầu hoá tác động và chiphối, chúng ta không thể không nhắc đến lĩnh vực văn học Trong đó, sự ảnh hưởngđược thể hiện ở nhiều mặt, như việc tiếp nhận lý thuyết văn học nước ngoài, một côngviệc luôn có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng nền lý luận, phê bình văn học củamọi quốc gia, trong đó có Việt Nam Cho nên, việc nhận thức và ứng dụng lý thuyết vănhọc của phương Tây để nghiên cứu, phê bình văn học là công việc hết sức cần thiết Do

đó, trong đề tài này, chúng tôi chủ trương dựa vào lý thuyết hậu thực dân của HomiBhabha mà cụ thể và tập trung hơn cả là lý thuyết về “lai ghép”, một khái niệm được đềcập khá nhiều ở Việt Nam trong những năm gần đây Tuy nhiên, khi khảo sát nhữngnghiên cứu về “tính lai ghép” trong văn học Việt Nam, một vấn đề khách quan chúng tacần nhìn nhận, đó là mới chỉ có một số lượng ít các bài viết tập trung đề cập tới lý thuyếtnày cũng như chỉ có một số ít tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ có thể vận dụng được lýthuyết ấy khi phân tích Đó cũng chính là lý do chúng tôi lựa chọn “Thơ trào phúng củaTrần Tế Xương” là trường hợp cụ thể để phân tích trong đề tài này

Vào những năm tám mươi của thế kỉ trước, cộng đồng nghiên cứu lịch sửViệt Nam đã có sự đồng thuận trong việc xác định lại những mốc phân kì quantrọng của lịch sử văn học Thời điểm những năm “bản lề” giữa hai thế kỉ XIX – XXlại trở thành cột mốc quan trọng nhất có ý nghĩa phân chia hai thời đại lớn trong lịch

sử văn học dân tộc Xét ở một góc độ khác, từ thực tế lịch sử, đây cũng là giai đoạn

“quốc biến” của Việt Nam khi phải chịu sự xâm lăng của thực dân Pháp và rộnghơn sự va chạm đó là “sự đụng độ giữa hai thế lực, hai thực thể thế giới được ước lệgọi là phương Đông và phương Tây” mà sau đó, không chỉ Việt Nam mà các nướctrong khu vực Đông Nam Á cũng lần lượt chuyển hướng vận động, phát triển tạo ranhững cuộc biến thiên trong lịch sử, làm thay đổi cả “hệ hình xã hội” và kéo theo là

sự thay đổi của “hệ hình văn học” Từ đó sinh ra một loạt những tín hiệu về “cáikhác”, “cái mới” trong mối liên hệ và ràng buộc với “cái cũ”

Trang 8

Là tác giả quá độ giữa thời kì mang tính “bản lề” ấy, nghiên cứu thơ Trần TếXương nói chung và thơ trào phúng nói riêng “bao hàm rất nhiều những vấn đề cả

từ góc nhìn lý luận văn học, cả từ cái nhìn lịch sử văn học” Chính cái “chất thị dân”

và tư thế “đặt chân lên hai con thuyền đi ngược chiều nhau” lúc bấy giờ của Trần TếXương là những yếu tố khiến nhà thơ thành Nam này (một cách không hề khiêncưỡng) trở thành “tân thời nhân vật”, thành “con người phong vận, ở chốn thịthành”, hành xử đậm chất “trai phố” trong văn chương buổi giao thời Chính điềunày cũng đã tạo ra không ít ồn ào trong các nghiên cứu, phê bình trước đó Bởi vậy,theo chúng tôi, nghiên cứu về thơ Trần Tế Xương, một trong những nhà thơ có vị trí

“mắt lưới” như thế chắc chắn sẽ đem tới những hiểu biết và giá trị quan trọng khôngchỉ trong văn học mà còn một phần nào đó về lịch sử - văn hóa – xã hội thời điểmbấy giờ

Ngoài ra, chúng tôi cũng xác định đối tượng chính và xuyên suốt trong đề tàinày là mảng thơ trào phúng của Trần Tế Xương Mảng thơ mà nói như Trần Ngọc

Vương trong Sáng tác của Trần Tế Xương trong tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam: “Bao trùm lên toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Trần Tế Xương là hệ

vấn đề của một khuynh hướng văn học đặc thù, tuy đã manh nha từ nhiều thế kỷtrước nhưng chỉ mới đặc biệt “tăng trưởng” trong thời quá độ và giao thoa Đông –Tây ở Việt Nam vào cuối thế kỳ XIX – đầu thế kỷ XX – hệ vấn đề của dòng vănhọc trào phúng” [32, tr.31] Đây cũng là mảng thơ văn mà trong đó các sáng tác củaông đều không “gấm hoa, son phấn”, chủ yếu đi thẳng vào cuộc đời với những cái

“sần sùi”, “xù xì” của nó Cũng chính quan điểm đó đã mang đến kiểu sáng tácmang tính chất hiện thực chủ nghĩa, mà sau này chúng ta vẫn thường định danh là

“văn học hiện thực phê phán” Với giá trị và vai trò quan trọng như vậy, đây cũng làmột trong những “lý do chọn đề tài” của chúng tôi khi tiếp cận nội dung này

Với tinh thần xuất phát điểm như trên, chúng tôi hi vọng rằng đề tài này, một

đề tài hấp dẫn song còn khá nhiều mới lạ có thể làm sáng tỏ và rõ ràng hơn các nộidung về thơ trào phúng Tú Xương như chủ đề, đề tài, hệ thống nhân vật cùng nhữngđặc điểm về thi pháp như kết cấu, ngôn ngữ, … mang tín hiệu của tiếp xúc văn hóa

Trang 9

Đông – Tây Đồng thời, qua đó cũng có thể đưa ra nhiều luận điểm hữu ích trongviệc lấy dẫn chứng phân tích lý thuyết “lai ghép” trong lý thuyết hậu thực dân củaHomi Bhabha Chúng tôi thiết nghĩ, điều này cũng một phần nào đó giúp độc giả cóthêm một cái “ngoái nhìn” về những biến thiên một thời của lịch sử, bên cạnh đócũng giúp định vị đồng thời tái khẳng định vai trò và những giá trị thơ văn quantrọng của nhà thơ Trần Tế Xương trong lịch sử văn học Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Về tác giả Trần Tế Xương và thơ trào phúng Trần Tế Xương

Trong các công trình về lịch sử văn học Việt Nam, Trần Tế Xương (1871 –1907) tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai vẫn luônđược coi là một nhà thơ lớn với nhiều đóng góp thơ văn có giá trị Các sáng tác củaông kể từ khi xuất hiện đến nay ngày càng được độc giả các thế hệ quan tâm,thưởng thức và phẩm bình Thơ Tú Xương không chỉ có phần trữ tình, đau thương,xót xa trước những cảnh nghèo túng, bần cùng trong thời cuộc mất nước mà ôngcòn “làm bạn thơ” cùng độc giả với tư cách là một nhà thơ trào phúng với nhiều câuthơ, chùm thơ có tính nghịch cảnh, nghịch lý, gây cười Lẽ dĩ nhiên, không thể phủnhận những đóng góp rất lớn của ông ở mảng thơ trữ tình nhưng cái làm quầnchúng nhớ tới tên tuổi ông nhiều hơn vẫn là với tư cách nhà thơ trào phúng

Đến nay độc giả đương thời cũng đã cùng thơ trào phúng Tú Xương bướcsang thế kỷ XXI nhưng thơ Tú Xương và những “tiếng cười trào phúng” của thờiđại ông, thế kỷ của ông vẫn được bảo tồn và yêu mến bởi nhiều thế hệ người đọc,người nghiên cứu Qua quá trình tổng hợp, chúng tôi nhận thấy có hai hướng nghiêncứu chính liên quan đến đề tài luận văn:

Hướng thứ nhất, bao gồm những công trình nghiên cứu đề cập đến tiểu sử

cuộc đời, sự nghiệp của Tú Xương như: Công trình Tú Xương – Thơ, lời bình và giai thoại của tác giả Mai Hương tập hợp được khá nhiều bài thơ trào phúng của Tú

Xương, số bài viết liên quan đến tiểu sử cuộc đời của nhà thơ Trong đó có bài viết

“Tú Xương, nhà thơ lớn của dân tộc” của Nguyễn Đình Chú nói đến cuộc đời, sựnghiệp của Tú Xương cùng như tập hợp lại một số đánh giá của các nhà nghiên cứu,

Trang 10

nhà phê bình về Tú Xương như Trần Thanh Mại gọi Tú Xương là “nhà thơ thiêntài”, Nguyễn Công Hoan tôn Tú Xương là “bậc thần thơ thánh chữ”, Đặng Thai Maikhen Tú Xương là “một thầy Tú cũng biết cười” cạnh “một ông Nghè thích cười”(Yên Đổ Nguyễn Khuyến), Nguyễn Tuân ca tụng Tú Xương là “một người thơ, mộtnhà thơ vốn nhiều công đức trong công cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói vănhọc của dân tộc Việt Nam, Xuân Diệu xếp hạng Tú Xương thứ năm sau “ba thi hàodân tộc” (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương) và Đoàn Thị Điểm”,… Cuốn

Trông dòng sông Vị của Trần Thanh Mại đề cập đến một phần đời của nhà thơ Tú

Xương với những tiếng than thở đau đớn của một kẻ thất thời Những điều đó đượcông nói ra bằng giọng trào phúng khôi hài như để nhạo báng bản thân mình hay đểche lấp vẻ thảm thiết, ảo não của một tâm hồn đau đớn,…

Hướng thứ hai bao gồm các công trình nghiên cứu về nội dung, nghệ thuậtqua thơ văn tự trào của Tú Xương, ít nhiều đề cập đến các nội dung biểu hiện những

“va chạm văn hóa Đông – Tây” mà luận văn của chúng tôi muốn làm sáng tỏ như

Trần Tế Xương - về tác giả và tác phẩm tập hợp nhiều bài viết liên quan đến nội

dung thơ tự trào của Tú Xương Trong đó, bài viết “Bức tranh xã hội trong thơ TúXương” của Nguyễn Lộc có phân tích và đóng góp một cái nhìn toàn cảnh về hiệnthực xã hội xuống cấp Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,… hay

một số công trình nghiên cứu, khảo cứu quan trọng và ý nghĩa khác như Trông dòng sông Vị (1935) của Trần Thanh Mại, Thân thế và thơ văn Tú Xương (1951) của Vũ Đăng Vân, Tú Xương, con người và nhà thơ (1961) của Trần Thanh Mại, Trần Tuấn Lộ, Thơ Trần Tế Xương (1970) của Xuân Diệu, Tú Xương nhà thơ lớn của dân tộc (1984) của Nguyễn Đình Chú, Luận đề về Trần Tế Xương (1960) của

Nguyễn Duy Diễn, Bằng Phong hay mới đây nhất, năm 2017, tác giả Trần Thị Hoa

Lê có cho ra mắt cuốn Văn học trào phúng Việt Nam thời trung đại Trong đó, tác

giả không chỉ giới thuyết một cách kỹ lưỡng và cẩn trọng những khái niệm, thuậtngữ quen thuộc trong nghiên cứu ở nước ta mà còn mở rộng tìm hiểu những thuậtngữ đó trên thế giới, từ đó chỉ ra nhiều nét tượng đồng, dị biệt … cùng nhiều côngtrình nghiên cứu khác Xét tổng thể, hầu hết các tác phẩm đó đều là những phác họa

Trang 11

sinh động về cuộc đời và thơ văn của Trần Tế Xương cùng những lời bình, đánh giásâu sắc Tuy nhiên, các tác phẩm đó không phải giúp “đọc hộ” độc giả mà chỉ gópphần giúp người đọc hiểu hơn về con người, sự nghiệp văn chương và các giá trịthơ văn của Trần Tế Xương, từ đó thêm trân trọng cái hay, cái đẹp trong nỗi niềm

và tâm tình của một nhà thơ nặng lòng với nhân tình thế thái

2.2 Về sự tiếp xúc văn hóa Đông – Tây trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương

Trước hết, phải nói rằng, sự tiếp xúc văn hóa Đông – Tây trong thơ tràophúng của Trần Tế Xương, theo chúng tôi, đó không chỉ biểu hiện ở sự xuất hiện vàđối sánh giữa những “cái khác”, “cái mới” với “cái cũ” trong nhãn quan của nhà thơsông Vị mà sâu xa hơn, nó còn thể hiện ý thức về tính dân tộc của con người nhànho với tính hiện đại của con người thị dân nhập cuộc tư sản hóa Chúng tôi chorằng, về điều này thật không khó để nhận ra khi tiếp cận và nghiên cứu một cách tậptrung, nghiêm túc các sáng tác của Tú Xương Đây cũng là một đề tài vô cùng thú vị

và đặc sắc, trở thành đối tượng cho nhiều bài nghiên cứu, phê bình có giá trị Tuynhiên, do điều kiện tìm hiểu có hạn, chúng tôi chỉ xin trích dẫn ra một số công trình

tiểu biểu như Sáng tác của Trần Tế Xương trong tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam của Trần Ngọc Vương (với sự hợp tác của Nguyễn Thị Hòa Bình), Tú Xương toàn tập (2010) của Đoàn Hồng Nguyên là những nhận định, đánh giá về thơ

Trần Tế Xương trong quá trình hiện đại hóa văn học, tác giả Đậu Thị Thường với bài

viết Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương (2010) với những luận điểm

chính thể hiện những nhìn nhận, đánh giá về Tú Xương trong mạch văn học trung đại

và những nét mới của thơ Tú Xương so với văn học truyền thống, Hệ thống trào phúng của Trần Tế Xương (1957) của Nguyễn Sỹ Tế là những lời bàn và so sánh về

Tú Xương và các tác giả cùng thời… Ngoài ra, còn rất nhiều các bài viết, bài nghiêncứu khác có nội dung liên quan mà độc giả chỉ cần tra cứu các khái niệm, từ khóanhư: “thơ trào phúng của Tú Xương…”, “những cách tân, đổi mới trong ngôn ngữ

…”, “tính dân tộc trong thơ Trần Tế Xương…”, … thì sẽ thấy xuất hiện hàng loạt cácbài viết, nghiên cứu có nội dung với tính đa dạng khác nhau Mặt khác, chúng tôinhận thấy rằng, ngoài những tác phẩm, sản phẩm nghiên cứu có hệ thống lý luận chau

Trang 12

chuốt, chặt chẽ, mạch lạc kể trên thì hầu như những nội dung đặt ra trong đề tài luậnvăn này mới chỉ dừng lại ở những phân tích mang tính cảm nhận chủ quan hoặc ởmột khía cạnh nào đó mà ít có bài nghiên cứu nào có hệ thống rõ ràng hoặc được soisáng bởi một hệ thống lý thuyết thực sự nhất định Vì vậy với đề tài này, bằng việcvận dụng những lý thuyết (khách quan mà nói chỉ mới đang dần dà được tiếp cận đốivới nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam như lý thuyết hậu thực dân, …), chúngtôi tin rằng sẽ mang lại một cách phân tích mới mẻ và phần nào đó chi tiết, kĩ cànghơn về các nội dung được đề cập ở trên trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu những biểu hiện của sự tiếp xúcvăn hóa Đông – Tây hay nói cách khác là mang tính “lai ghép” (khái niệm thuộc lýthuyết hậu thực dân của Homi Bhabha) trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương.Trong đó, những ý niệm về “cái khác” (the other) trong chủ đề, đề tài, hệ thốngnhân vật, và câu hỏi “có hay không “tính tiên nghiệm” và “sự phản kháng mang ýthức hệ” (?) chính là những nội dung mà chúng tôi muốn làm sáng tỏ và nhấn mạnhtrong nội dung của luận văn này

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiểu, khảo sát và nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhậnthấy rằng với trên dưới hai thập kỉ “sống và phát ngôn”, những “di sản” văn chương

mà Trần Tế Xương còn lại thực không nhiều và chủ yếu được người đời sưu tầm

lại Vì lẽ đó, trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu đi vào tập trung khảo sát và

phân tích các tác phẩm thơ trào phúng của Trần Tế Xương Tú Xương toàn tập (2010) của Đoàn Hồng Nguyên, Tú Xương con người và nhà thơ (1961) của Trần

Thanh Mai, Trần Tuấn Lộ Đây cũng được coi là hai trong số ít những tập thơ có sựtập hợp đầy đủ các đơn vị tác phẩm cho tới thời điểm hiện tại sau khi khép lại giaiđoạn được định danh là “bước đầu sưu tầm và giới thiệu” thơ văn Trần Tế Xương

Trang 13

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng hai nhóm phươngpháp Trong đó, phương pháp chính là phương pháp phân tích – tổng hợp dựa trên sựvận dụng một cách chọn lọc, khách quan lý thuyết về “tính lai ghép” được đề cập trong

lý thuyết hậu thực dân của Homi Bhabha để “chắt lọc” ra những đặc điểm rõ nhất thểhiện những tiếp xúc văn hóa Đông - Tây trong các tác phẩm thơ trào phúng của nhà thơthành Nam Tú Xương Song song với đó, để đạt được những mục đích nghiên cứu đặt

ra trong đề tài, chúng tôi cũng vận dụng một số phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khácnhư: phương pháp thống kê, phương pháp tiểu sử, phương pháp lịch sử - xã hội,phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp tiếp cận thi pháp học, …

5 Một số đóng góp của luận văn

Nghiên cứu và phê bình về Trần Tế Xương, các tác phẩm thơ của ông nóichung và thơ trào phúng nói riêng, như chúng tôi đề cập trên, đó không còn là mộtvấn đề quá mới mẻ Song, với đề tài này của chúng tôi, có thể coi là một trong số ítnhững đề tài tiếp cận đơn vị tác phẩm của một tác giả thuộc thời điểm những năm

“bản lề” giữa hai thế kỉ XIX – XX (cụ thể là trường hợp thơ trào phúng của TúXương) dưới hệ quy chiếu của một lý thuyết phương Tây hiện đại (ví dụ như lýthuyết hậu thực dân của Homi Bhabha) Rõ ràng công việc này đòi hỏi nhiều thậntrọng bởi sẽ là “bi kịch” và “không phù hợp” nếu người nghiên cứu “bưng bê”nguyên si các lý thuyết phương Tây để nghiên cứu văn học Việt Nam (đặc biệt làvăn học trung đại) mà không tính đến những đặc trưng về con người và tính dân tộc

Ngoài ra, cùng với mong muốn tìm hiểu và phân tích khái niệm về lý thuyết

“lai ghép” để tìm ra những đặc điểm thơ thể hiện sự tiếp xúc văn hóa Đông – Tâytrong thời điểm giao thời, chúng tôi cũng hi vọng sẽ giúp bản thân và những độc giảkhác thấy được sự đặc biệt trong ngòi bút thơ của nhà thơ sông Vị Tác giả mà cảquãng đời của ông nằm gọn và gần như được trải nghiệm trọn vẹn những chuyểnbiến lịch sử cùng sự thay đổi sâu sắc cơ cấu của xã hội Việt Nam hồi cuối thế kỉXIX Đồng thời, qua đây, chúng tôi cũng tin tưởng đề tài của mình sẽ góp phần giúp

Trang 14

gợi mở cho bạn đọc thêm nhiều thú vị khi tiếp cận các tác phẩm thơ Tú Xương nóichung và mảng thơ trào phúng nói riêng.

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài “Mở đầu”, “Kết luận”, “Tài liệu tham khảo” và “Phụ lục”, luận văncủa chúng tôi được chia làm bốn chương:

Chương 1: Thời đại, tác giả và các vấn đề lý thuyết

Chương 2: Ý thức về “cái khác” (the other) và chủ đề, đề tài trong thơ trào phúngcủa Trần Tế Xương

Chương 3: “Người khác” trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương

Chương 4: “Tính tiên nghiệm” trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương

Trang 15

Chương 1: THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT

1.1 Thời đại và tác giả Trần Tế Xương

1.1.1 Vài nét thời đại và tiểu sử tác giả Trần Tế Xương

Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng thị uy đầu tiên ở Đà-Nẵng, mở đầucuộc chiến trang xâm lược đất nước Việt Nam ta Năm 1862, Phan Thanh Giản thaymặt triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký với Pháp hiệp ước cắt nhường ba tỉnhmiền Đông Nam Bộ Đến năm 1867, Phan Thanh Giản tiếp tục đầu hàng, ký hiệpước dâng nốt ba tỉnh miền Tây khiến toàn cõi Nam bộ rơi vào tay Pháp

Năm 1873, Pháp đánh Hà Nội, Quan khâm mạng trông coi việc Bắc kỳNguyễn Tri Phương kiên quyết giữ thành nhưng sau đó trúng đạn và bị giặc bắt.Một mực trung thành không chịu nhục, không chịu bán nước, ông tuyệt thực đếnchết Thành Hà Nội không giữ được Tiếp đó, các thành Hải Dương, Ninh Bình vàquê hương Nam Định của Trần Tế Xương cũng mất liên tiếp vào tay quân giặc Dothiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhàNguyễn, mặc dù cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra bền bỉ và deo dai, nhiều lầnkhiến thực dân Pháp phải chịu tổn thất, song cuối cùng Việt Nam đã trở thành thuộcđịa của thực dân Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt ký kết ngày 06-06-1884 là hiệp ước cuốicùng đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến nhà Nguyễn ViệtNam độc lập

Trong những năm cuối của thế kỷ XIX, cuộc đấu tranh chống Pháp của nhândân ta vẫn tiếp tục nổ ra Từ 1885 đến 1895, mười năm ấy cũng là thời thanh niêncủa Tú Xương khi mà nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng vô điều kiện Tháng 07năm 1885, phong trào Cần Vương được phát động , kéo dài đến năm 1896 mớichấm dứt Cùng lúc đó, phong trào đấu tranh tự vệ ở các địa phương, tiêu biểu làcuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế như một biểu hiện cụ thể và sinh động của tinhthần quật khởi và bất khuất của nhân dân ta… Mặc dù thất bại, do những nguyênnhân chủ quan và khách quan nhưng phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX cũng đãlàm tròn sứ mệnh của những trận đánh thử thách, của nhiệm vụ lịch sử, đánh mốcson trong trang lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta

Trang 16

Giai đoạn 1897 – 1907 sau đó cũng chính là giai đoạn mười năm cuối đờicủa nhà thơ Tú Xương Lúc này, thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược

và bình định bằng quân sự và bắt đầu thực hiện cuộc khai thác thuộc địa trắng trợn

và tàn bạo về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Đây cũng là giai đoạn bọnViệt gian bán nước hoành hành bằng phản bội, nịnh hót, lừa bịp, … Tuy nhiên,cũng trong giai đoạn này, cụ thể là từ năm 1898 trở đi, nhiều luồng gió mới, yếu tốmới đã xảy đến và có tác động tích cực với tầng lớp sĩ phu yêu nước Việt Nam Đó

là từ các cuộc vận động của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu của Trung Quốc, củacuộc chinh biến Mậu Tuất và những tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ của Rút-xô,Vôn-te, Mông-te-ski-ơ, … Hàng loạt các cuộc vận động cách mạng của các lãnhđạo có xuất thân từ thành phần phong kiến như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,Tăng Bạt Hổ, Ngô Đức Kế, Tăng Bạt Hổ, … đã bắt đầu ít nhiều có xu hướng tư sản.Đặc biệt hơn, trong số đó có không ít người là bạn thân của nhà thơ Tú Xương và

có ảnh hưởng nhất định tới tư tưởng sáng tác của nhà thơ này

Ôn lại tiểu sử của nhà thơ thành Nam Trần Tế Xương, chúng ta có thể thấycuộc đời ngắn ngủi 37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương bậcnhất của đất nước Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là TúXương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần

Tế Xương Ông sinh ngày 05 tháng 09 năm 1870 tại phố Đình Hữu, làng Vị Xuyên,huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh tức phố Hàng Nâu, khu Đình Hữu, Nam Định ngàynay và mất ngày 20 tháng 01 năm 1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện Ông thuộc dòngdõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời nhà Trần lập công lớnđược phong “quốc tính”, được vua cho đổi họ cũ lấy họ của vua Thân sinh củaTrần Tế Xương là cụ Trần Duy Nhuận cũng là một nhà nho, sinh thời thi nhiềukhoa nhưng không đỗ, sau làm chức Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định, sinh được 9người con, 6 trai, 3 gái, Tú Xương là con trưởng

Tú Xương đi học sớm và sớm nổi tiếng thông minh Ông theo học chữ Hán

cụ Kép Thành Thị, tên là Trần Chấn Thái, một nhà nho ở Nam Định Có rất nhiềucâu chuyện truyền lại về tư chất thông minh và tài nhớ nhanh của chú bé Trần Duy

Trang 17

Uyên này Có người kể lại câu chuyện khi Duy Uyên lên mười, khi có bạn của chađến nhà chơi, nhân trước nhà có dãy chậu hoa, cụ khách ra đối: “Đình tiền ngũ sắchoa…”, Duy Uyên liền đối lại: “Lung trung bách thanh điểu” Khách nghe xongtấm tắc khen tài nhưng “theo khẩu khí, nhất định đời nó sẽ lao đao, lận đận, khó bềngang dọc, vẫy vùng !” Nói vậy là bởi, đời xưa có lối đoán tương lai theo duy tâm

vì khẩu khí để lộ ra có chim hay bị nhốt trong lồng Hay câu chuyện khi Tú Xươngđược mời viết văn tế khi làng có lễ Khi mọi người giục cuồng cuồng lên vì giờhành lễ sắp bắt đầu, ông vẫn ung dung, thản nhiên nói: “Các ông không lo Tôi làmvăn, tôi sẽ đọc lấy Lúc đó có văn thì thôi Và quả thực vậy, đến giờ tuyên đọc văn

tế, chỉ cầm một tờ giấy trắng, nhưng ông đọc lưu loát như thể có bài văn tế thần viếtsẵn Một lần khác, khi sang viếng tang người hàng xóm, bà vợ kế của ông này nhờxin nhà thơ viết cho câu đối, nhà thơ cũng không suy nghĩ lâu mà cầm lấy bút đềngay một câu: “Thân cò lặn lội bờ sông, rủ rỉ nuôi con mà hóa thực” họa theo câu cadao quen thuộc của dân gian:

“Cái cò lặn lội bờ sông,Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non.”

Chẳng những thông minh, tài trí, ông còn là một trong những người đầu tiêndịch những bài thơ Đường của Lý Bạch, Đỗ Phủ sang Tiếng Việt một cách “lưu loát

tự nhiên như một bài nguyên tác, chứ không có những ý, những chữ gò ép sống

sượng” Ở đây, chúng tôi xin ví thử một bài, đó là Cung trung hành lạc (được dịch

là Thú vui trong cung) của Lý Bạch:

“Gió thơm lồng trướng gấm,Nắng sáng lọt nhà vàng

Thềm ngọc hoa đua nở,

Hồ trong cỏ dâng hương

Lầu cao con gái múa,Cây biếc tiếng chim vang

Đào lý ngày xuân tốt,Cung tiên nỗi nhớ thương”

Trang 18

Về chuyện thi cử của Tú Xương, từng có ý kiến cho rằng “lịch sử đời nhà thơ

là lịch sử của một người suốt đời lận đận vì thi mà chẳng bao giờ toại nguyện” Quảthực vậy, nhờ theo học cụ Tú kép Thành Thị và “thiên tư sớm phát”, năm 1886(Bính Tuất), niên hiệu Đồng Khánh thứ nhất, triều đình mở khoa thi Hương ânkhoa, trường Hà Nội và Nam Định hợp thi tại Nam Định, Trần Duy Uyên đổi tênthành Tế Xương (Trần Tế Xương) dự thi lần thứ nhất nhưng không đỗ Cùng trongnăm này, Trần Tế Xương lấy vợ là bà Phạm Thị Mẫn, người làng Lương Đường,Hải Dương Năm 1888 (Mậu Tý), Trần Tế Xương đi thi lần thứ hai không đỗ Năm

1891 (Tân Mão), Trần Tế Xương thi Hương lần thứ ba không đỗ Năm 1894 (GiápNgọ), đời vua Thành Thái thứ sáu, Trần Tế Xương thi Hương lần thứ tư đỗ Tú tài

Trong năm này ông có bài thơ Gửi bạn thi đỗ Năm 1897 (Đinh Dậu), Trần Tế Xương thi Hương lần thứ năm, không đỗ Ông làm các bài thơ như Đi thi, Hương thí tự trào, Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, Giễu người thi đỗ Năm 1900 (Canh

Tý), Trần Tế Xương thi Hương lần thứ sáu vẫn không đỗ Ông làm các bài như

Giễu khoa thi Canh Tý, Than sự thi và Phú hỏng thi Năm 1903 (Quý Mão), thực

dân Pháp quy định thí sinh phải đỗ cả hai kì thi chính và phụ (thi Hương truyềnthống và kì thi phụ bằng tiếng Việt và tiếng Pháp) thì mới được bổ nhiệm làm quan.Trần Tế Xương đổi tên thành Cao Xương, thi Hương lần thứ bảy, không đỗ, hỏng

vẫn cứ hỏng Bài thơ Hỏng thi khoa Quý Mão cũng nhắc đến chuyện đổi tên này:

“Tế đổi làm Cao mà chó thế !Kiện trông ra Tiệp hỡi trời ôi !”

song theo tương truyền Yên Đổ Nguyễn Khuyến “không hài lòng” ở chỗ Trần TếXương ứng đối “trời” với “chó” nên rằng:

“Rằng hay thì thực là hay,Đem Trời đối Chó lão này không ưa.”

Năm 1906 (Bính Ngọ), toàn quyền Đông Dương ra nghị định lập Hội đồnghoàn thiện nền giáo dục bản xứ nhằm loại bỏ Hán học Vua Thành Thái cũng banhành cải cách thi Hương ở Bắc kỳ về việc “bỏ kinh nghĩa và thơ phú, bắt buộc thísinh phải thi thêm luận Quốc ngữ, khoa học thường thức và một bài dịch tiếng

Trang 19

Pháp” Trần Tế Xương tiếp tục đi thi Hương lần thứ tám Đây cũng là khoa thi cuối

cùng trong đời ông nhưng vẫn “hỏng” Các bài thơ Thi hỏng II, Thi hỏng III được ra

đời Có thể thấy rằng, cuộc đời Trần Tế Xương gần như gắn liền với thi cử, tính ra

có tất cả tám lần Đó là các khoa: Bính Tuất (1886), Mậu Tý (1888), Tân Mão(1891), Giáp Ngọ (1894), Đinh Dậu (1897), Canh Tý (1900), Quý Mão (1903) vàBính Ngọ (1906) Sau 3 lần hỏng thi mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894) ôngmới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là “tú tài thiên thủ” (lấy thêm) Sau đó không sao lên

đỗ cử nhân, bằng cấp tối thiếu để người nho sĩ trong chế độ phong kiến được bổ làmquan mặc dù kiên trì theo đuổi

Cũng bàn tới chuyện thi cử của Trần Tế Xương, luôn có một câu hỏi đượcđặt ra đầy mâu thuẫn, đó là việc nhà thơ mặc dù rất kịch liệt lên án, phản đối và đảkích chế độ khoa cử nhưng trong thực tế ông lại cứ mãi kiên trì đeo đuổi và suốt đờilận đận vì “cái nợ đời” ấy? Đã có nhiều lý giải cho câu chuyện này, song chúng tôi

tán đồng với ý kiến của Trần Thanh Mại và Trần Tuấn Lộ trong cuốn Tú Xương, con người và nhà thơ (1961) Trong đó, tác giả cho rằng: “Trước hết, chúng ta cần

thấy rằng, xuất thân trong tầng lớp nho sĩ phong kiến, tức là phải học hành, để rồithi cử, để rồi làm quan, giúp nước, cai trị dân (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiênhạ), đó là thế giới quan chủ đạo của từng lớp nho sĩ ấy Cho nên từ bé, Tú Xương đãgắng công đèn sách theo đuổi mục đích tiến thân bằng con đường thi cử” [2, tr.24],

“cũng như nhiều người khác trong từng lớp nho sĩ, nhà thơ bị giam hãm trong ýthức phong kiến lạc hậu, tưởng rằng muốn được giúp đời, muốn được thi thố tàinăng với đời thì không có con đường hợp pháp nào khác ngoài con đường thi cử để

ra làm quan …” [2, tr.25] Và mâu thuẫn ấy trong tư tưởng và trong các sáng tác thơvăn của nhà thơ cứ dai dẳng và kéo dài cho đến ngày Trần Tế Xương mất

1.1.2 Về sự nghiệp văn chương của tác giả Trần Tế Xương

Mặc dù chỉ “hưởng dương” 37 tuổi, song nhà thơ Trần Tế Xương đã gópphần không nhỏ vào kho tàng văn chương dân tộc với những bài thơ sâu sắc về lịch

sử xã hội đương thời và chính đời mình trong những năm tháng đau xót của cả dântộc Việt Nam lúc bắt đầu bị “thuộc địa hóa” Từ đó, nhà thơ thành Nam ấy cũng trở

Trang 20

thành một trong những nhà thơ lớn được nhân dân tự hào và được ca tụng bởi nhiềucác thi sĩ, văn nhân nổi tiếng khác Như Nguyễn Công Hoan từng suy tôn TúXương là bậc “thần thơ thánh chữ” Xuân Diệu xếp hạng Tú Xương thứ 5sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và Đoàn Thị Điểm Tản Đà khi cònsống "trong những thi sĩ tiền bối, phục nhất Tú Xương" (Xuân Diệu kể vậy) Ông tựnhận trong đời thơ của mình "mới địch nổi Tú Xương một lần thôi bằng chữ “vèo”

trong bài thơ Cảm thu, Tiễn thu của ông: “Vèo trông lá rụng đầy sân” Nguyễn

Công Hoan cũng kể vậy Còn Nguyễn Tuân thì biểu dương Tú Xương là “mộtngười thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếngnói văn học của dân tộc Việt Nam”

Thơ văn của ông gồm hai phần rõ rệt, thuộc thuộc hai mảng nghệ thuật “nghệthuật hiện thực trào phúng” và “nghệ thuật trữ tình” Tuy nhiên, khi nói đến thơ văncủa Tú Xương, người đọc thường nghĩ ngay tới mảng thơ trào phúng của ông Bởi

về khối lượng, trong gần hai trăm bài thơ còn được lưu truyền thì hai phần ba bài làthuộc thơ trào phúng Hơn thế, về mặt này, quả thực Tú Xương đã đạt tới trình độbậc thầy với những bài thơ châm biếm nhức nhối, sâu cay đi thẳng và ám ảnh vàotâm trí người nghe, người đọc lòng người Tuy nhiên, nói như vậy nhưng chúng tacũng không thể phủ nhận giá trị của các sáng tác thơ trữ tình trong toàn bộ thơ văncủa ông bởi thực sự các sáng tác trữ tình của ông mặc dù không có những cảm tínhlãng mạn, thoát ly, luôn gắn liền với đời sống thực tế song luôn được đánh giá lànhững tác phẩm có nghệ thuật trữ tình khá cao và đặt sắc Còn đối với các sáng tácthơ mang nghệ thuật hiện thực trào phúng, khía cạnh hiện thực trong thơ ông đãđậm còn đậm hơn, đã “chất” càng được thể hiện “chất” hơn, mạnh mẽ hơn “với cáicười mỉa mai, cay độc, những câu chửi tinh vi mà tàn nhẫn, những ngọn roi rất sắc,rất ngọt quật thẳng vào cánh những thói hư, tật xấu của một xã hội giao thời, lúcchủ nghĩa phong kiến suy tàn và chủ nghĩa tư bản thuộc địa xâm nhập” Và ẩn sau

đó là những tâm sự căm phẫn đầy u uất, bất lực cùng những mâu thuẫn giằng xé

“không thoát ra được” đến thương tâm của một kẻ sĩ “ưu thời mẫn thế” trong hoàncảnh nước mất nhà tan

Trang 21

Về tình hình văn bản tác phẩm của Tú Xương thì hết sức phức tạp bởi sinhthời, nhà thơ Trần Tế Xương sáng tác dường như chỉ để tỏ lòng, tiêu sầu hoặc muavui, thơ làm đọc lên cho vợ con, bạn bè nghe, rồi tùy ý truyền khẩu Hơn nữa thànhNam thuở ấy còn có nhiều người hay thơ cùng nỗi niềm và khuynh hướng với TúXương như Trần Tích Phiên, Phạm Ứng Thuần, Trần Tử Chi, Vũ Công Tự Thơ

họ cũng được phổ biến không ít Thêm nữa, cứ ba năm một lần kỳ thi Hương lạiđược tổ chức, sĩ tử toàn cõi Bắc Kỳ lại tụ hội, thơ hay được lan truyền càng rộng rãi

Vì thế thơ Tú Xương càng dễ bị lẫn lộn Bởi cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫnchưa tìm thấy di cảo của tác giả Hiện chỉ có một số công trình tập hợp các tác phẩm

của Tú Xương trong các sách nghiên cứu, phê bình như Vị Xuyên thi văn tập của

Sở Cuồng Lê Dư, Nam Kỳ thư quán (1931) giới thiệu 174 tác phẩm gồm thơ, phú,

câu đối, Trông dòng sông Vị (Văn chương và thân thế Trần Tế Xương) của Trần Thanh Mại, Trần Thanh Địch (1935), Tú Xương thi tập do nhà sách Phúc Chí tại

Hà Nội in năm 1950, giới thiệu 75 bài thơ phú, Thân thế và thơ văn Tú Xương của

Vũ Đăng Văn, Nhà xuất bản Cây Thông, Hà Nội xuất bản năm 1951 Tuy nhiên,gần như trước 1954, các sách sưu tầm thơ Tú Xương còn chưa chu đáo, cẩn thận vàhầu như không có chú giải cần thiết Việc khảo cứu về nhà thơ cũng chưa được đặt

ra, nếu không kể đến cuốn Trông dòng sông Vị Sau này, nhiều cuốn sách có các tác phẩm sưu tầm có độ tin cậy cao hơn được ra mắt như: Văn thơ Trần Tế Xương của

nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội (1957) giới thiệu chính thức 125 bài và đưa 55 bài

vào phần tồn nghi, Đấu tranh chống hai quan niệm sai lầm về Tú Xương của nhà

xuất bản Nghiên cứu cục xuất bản, Bộ văn hóa Hà Nội (1957) của Trần Thanh Mại

nhân dịp lần thứ 50 ngày giỗ Tú Xương, Tú Xương con người và nhà thơ của Trần

Thanh Mại, Trần Tuấn Lộ, nhà xuất bản Văn hóa (1961) giới thiệu 193 bài chính

thức, 17 bài tồn nghi, Thơ văn Trần Tế Xương của nhà xuất bản Văn học (1970) có

sự tham gia của Nguyễn Công Hoan chọn 151 tác phẩm và 22 bài tồn nghi, Thơ văn Trần Tế Xương do Nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản tại Hà Nội (1984) Và cuốn Tú Xương tác phẩm giai thoại của nhóm Nguyễn Văn Huyền (chủ biên), Đỗ Huy Vinh,

Mai Anh Tuấn và người giới thiệu Nguyễn Đình Chú được xuất bản bởi Hội văn

Trang 22

học nghệ thuật Hà Nam Ninh năm 1986 là một công trình nghiên cứu được cho là

kỹ lưỡng và công phu

1.2 Các vấn đề lý thuyết

1.2.1 Văn hóa là gì ?

Về khái niệm văn hóa, chúng tôi xin trích dẫn lời của Trần Đình Sử trong bàiviết “Giá trị văn hóa của văn học Việt Nam”: “Khái niệm văn hoá ngày nay đã rấtphổ biến, tuy vậy khi bàn về giá trị văn hoá của văn học thiết nghĩ cũng cần nhắc lạiđôi nét về khái niệm văn hoá, bởi nó sẽ soi sáng giá trị văn hoá của văn học… Vănhoá theo nghĩa rộng là tổng hoà mọi sản phẩm vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo ra, trong đó thể hiện đời sống vật chất, tinh thần, các loại tư tưởng, phươngthức tư duy, hình thức biểu đạt, mô hình hành động, thái độ ứng xử làm cho mộtcộng đồng dân tộc này phân biệt với các dân tộc khác; văn hoá thể hiện năng lựcchế ngự thiên nhiên, phương thức tổ chức xã hội cùng chế độ điển chương dùng đểphát triển nhân cách con người và phân chia hưởng thụ thành quả xã hội Văn hoánghĩa hẹp là quan niệm tư tưởng và quan niệm giá trị Xét về cấu trúc thì văn hoábao gồm tầng nền tảng là toàn bộ cơ sở vật chất, cái “tự nhiên thứ hai” của conngười do con người sáng tạo ra bằng sức lao động Tầng thứ hai là cung cách ăn ở,mặc, đi lại, nói năng, hôn thú, lễ nghi, phong tục Tầng thứ ba gồm tư tưởng chínhtrị, tôn giáo, pháp luật, tổ chức nhà nước và tầng trên cùng, là các sáng tác văn học,nghệ thuật, triết học, biểu hiện tâm hồn, tài nghệ, sức sáng tạo của con người Toàn

bộ văn hoá thể hiện trong hệ thống kí hiệu, biểu tượng, ngôn ngữ của con ngườithấm nhuần ý thức về giá trị Văn hoá không chỉ là cái phân biệt con người với convật mà còn là cái tiêu biểu nhất cho một dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộckhác [Dẫn theo 45] Có thể thấy rằng, văn hóa là một khái niệm rộng với nhiều tầnglớp nghĩa, vừa có thể hiểu là sự tổng hòa của mọi sản phẩm tinh thần và vật chất màcon người tạo ra hoặc cùng có thể là những quan điểm, quan niệm giá trị, mang ýnghĩa khu biệt giai đoạn này với giai đoạn khác, dân tộc này với dân tộc khác Với ýnghĩa đó, xét giá trị văn hóa trong văn học Việt Nam thời trung đại từ thế kỉ X đếnhết thế kỉ thế kỉ XIX cũng được chia làm bốn giai đoạn: giai đoạn thế kỉ X – XIV,

Trang 23

thế kỉ XV – XVII, giai đoạn thế kỉ XVIII, giai đoạn thế kỉ XIX Ở mỗi giai đoạnlịch sử xã hội, lịch sử văn học, văn hóa lại có sự thể hiện và mang những giá trịkhác nhau Tuy nhiên, theo khuôn khổ của bài, chúng tôi xin tập trung đi vào tìmhiểu giá trị văn hóa của văn học giai đoạn thế kỉ XIX

Như đã phân tích khái quát ở trên, thế kỉ XIX là thế kỉ mà dân tộc Việt Nam ta

bị đặt dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn đang đà suy thoái, yếu ớt đồng thời cũng

là thế kỉ đau thương trong tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp Kinh tế, văn hóa, xãhội đều thay đổi và văn học cũng không nằm ngoài vòng biến thiên đó Bên cạnh việctiếp tục mạch phát triển văn học từ thế kỉ XVIII, văn học thế kỉ XIX tiếp tục phát triểnvăn thơ chữ Hán (Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, …) và đồng thời thơ Nôm đườngluật cũng đạt đến đỉnh cao mới điêu luyện, sâu sắc và tinh tế Thơ Nguyễn Khuyến, TúXương trở thành một hiện tượng lớn trong văn học cận đại Việt Nam Đặc biệt, thơ TúXương với tiếng cười trào lộng sâu cay, chát chúa trước thực trạng xã hội nhố nhăng,đảo lộn trong giao thời Cười đời rồi lại tự giễu mình, bắt đầu từ Nguyễn Công Trứ

với Hàn nho phong vị phú, … thơ Tú Xương hay Nguyễn Khuyến đã góp phần phát

triển “văn hoá cười” trong văn học viết Việt Nam cũng như khơi một dòng thơ tràophúng sau này với nhà thơ Tú Mỡ và nhiều nhà thơ khác

1.2.2 Thơ trào phúng và một số khái niệm thuộc phạm trù mỹ học: cái hài, cái

Trang 24

duy nhất của chúng là khẩu vị Trí khôn và nhận thực chỉ khiến nó trở thành một tàisản Trừ yếu tố tình cờ, thơ không quan tâm đến bất cứ điều gì, dù là nghĩa vụ hay chânlý”, … hay thậm chí có người còn cho ví “thơ” như một “biểu thức tâm hồn”, một cơnsay, một cơn điên loạn thần thánh,… Chỉ một chữ “thơ’ nhưng lại là một câu hỏi mởvới vô vàn đáp án Do vậy, khái niệm này không chỉ được định nghĩa khác đi bởi nhiềungười mà còn ở nhiều thời (thời đại, thời điểm) như quan niệm chính thống về thơtrong Nho giáo “thi dĩ ngôn chí” đã chi phối hàng ngàn năm thơ trung đại Việt Namhay quan niệm “thi ngôn tình” của Trung Quốc thế kỷ III đời Đông Tấn cũng đã cónhiều ảnh hưởng đến trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Việt Nam nửa cuối thế kỷ

XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX mà Truyện Kiều là một ví dụ điển hình và tiêu biểu Khái

niệm này trong những năm gần đây cũng tiếp tuc được nhiều nhà nghiên cứu nỗ lựcđịnh nghĩa như Hà Minh Đức, Mã Giang Lân, Phan Ngọc song đến nay vẫn chưa thể

có một định nghĩa trọn vẹn và đầy đủ nhất để nói về thơ

Trong Từ điển Văn học (2004) của nhóm tác giả Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ

Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, “trào phúng” (satira) được định nghĩa là “mộtloại đặc biệt của sáng tác văn học đồng thời là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật,trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hàihước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực,xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” [22, tr.1124] Thơ trào phúng cũng được coi làmột trong những tiếng nói cuối cùng của loại hình văn học trung đại khi chuyển đổi

từ trung đại sang hiện đại Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà các nhà thơ tràophúng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… được xếp vào hàng những nhà nho cuốithế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bên cạnh đó, trong văn học, nói đến trào phúng thìkhông thể thiếu cái cười Xét về nguồn gốc, “trào phúng” là từ Hán - Việt Táchchiết ra thì độc giả có thể hiểu “trào” là cười cợt, chế giễu còn “phúng” là lời bónggió để châm biếm, đả kích hay như cách hiểu đơn giản nhất trào phúng là nghệ thuậtgây ra tiếng cười Dù cười ở các cung bậc khác nhau nhưng nhất thiết tác phẩm tràophúng phải gây hài, phải có tiếng cười Về điều này, theo các nhà mĩ học, cái hài làmột trong những phạm trù mỹ học, được bật ra khi người ta phát hiện được một

Trang 25

mâu thuẫn đặc biệt, trái với lẽ tự nhiên Mâu thuẫn đó có thể là gì? Đó có thể là “sựmâu thuẫn giữa các hiện tượng không hoàn thiện” hoặc theo quan niệm của phương

Tây, đó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp của Arixtôt trong Thi học Kant nhà

triết học, mỹ học Đức coi đó là mâu thuẫn giữa cái cao thượng và cái thấp hèn.Hêghen cho đó là mâu thuẫn giữa hình tượng và ý niệm Sécnưsepxki cho rằng, đạiý: Cái hài kịch xảy ra khi hình tượng lấn át ý niệm, tức cái hài là sự trống rỗng màtính hoàn toàn vô nghĩa ở bên trong được che đậy bởi một vẻ bề ngoài phô trương,lòe loẹt, Còn theo quan niệm phương Đông và cụ thể là ở Việt Nam, đặc biệt làtrong đạo Nho thì lại được nhìn nhận rất khác bởi đạo Nho là đạo “tu kỉ, trị nhân”,nhà nho luôn theo đuổi hình mẫu “nội thánh ngoại vương” lý tưởng (tức bên trongmang phẩm chất thánh nhân, bên ngoài làm vua thiên hạ), là người có nhân cáchcao cả, là thánh nhân thoát tục Chính vì vậy, trong các sáng tác của các nho giaViệt Nam từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI, tiếng cười, tiếng khóc, những cảm xúc tựnhiên bình thường không xuất hiện trong văn chương nhà nho chính thống và thayvào đó là cái đạo đức, trang nghiêm Tuy nhiên, vào khoảng thế kỷ XVIII, mô hình

“thánh nhân quân tử” đã không còn hấp dẫn nho sĩ nữa, thay vào đó là hình ảnh conngười của tự nhiên, con người bình thường gần gụi Tiếng cười cũng bắt đầu xuấthiện trong thơ ca từ đó mặc dù vẫn chưa cụ thể, xác định, vẫn còn mơ hồ và mang

xu hướng nhằm vào cái chung, một hạng người, một loại người… Phải đợi đến cuốithế kỉ XIX, trước sự xâm nhập của thực dân phương Tây, trước thời cuộc đảo điên,lai căng, “dở dở ương ương”, quan niệm của nhà nho mới chính thức có sự thay đổi,dao động lớn Họ bắt đầu nhận ra chữ nghĩa thánh hiền không giúp ích gì cho thờicuộc trước cú “đụng đầu lịch sử” Họ chế giễu, cười cợt chính xã hội bắt đầu mụcruỗng mà họ đang sống, tới những kẻ vô tích sự, lười biếng, gàn dở,… và cả tự chêtrách, “kiểm điểm” bản thân mình Cười người rồi lại cười mình, là những chuyệnhiếm thấy trước đó

Như vậy, có thể thấy rằng thơ trào phúng là loại thơ dùng ngôn từ ví von, bónggió để châm biếm, đả kích những mâu thuẫn, những thói hư tật xấu trái với lương tri, đạođức xã hội Trong đó, tiếng cười mang nhiều sắc thái, cung bậc phong phú, đa dạng như

Trang 26

cười khinh bỉ, cười thiện cảm, cười nghiêm khắc, cười chua chát,… Ngoài ra, trong sángtác thơ văn trào phúng, phạm trù mỹ học cái hài còn được thể hiện qua nhiều lăng kính,như: tính cách hài, tình huống hài, chi tiết hài, cường điệu, nhấn mạnh, nhại, biếm họa,biến dạng nghịch dị, tự tố cáo và tố cáo nhau (giữa các nhân vật), phương tiện ngôn ngữ(chơi chữ, …), ngụ ý, tương phản,… bao hàm yếu tố bất ngờ Đây cũng chính là những

“chất liệu” đặc biệt, sinh động và đa dạng đem đến sự khác biệt giữa văn chương hiệnthực trào phúng và các mảng văn học khác

1.2.3 Về khái niệm “lai ghép” trong lý thuyết hậu thực dân của Homi Bhabha

Lý thuyết hậu thực dân ra đời vào khoảng những thập niên cuối của thế kỉ

XX, có sự ảnh hưởng lớn từ những tư tưởng đặt ra trong cuốn Đông Phương luận

của Edward W Said, xuất bản lần đầu năm 1978 Trong đó, W Said giải mã quan

hệ quyền lực giữa phương Ðông và phương Tây qua việc sáng tạo nên khái niệm

“phương Ðông” như một “cái khác” (the other) so với “phương Tây” Đông phươngkhông chỉ tiếp giáp mà còn là nơi của những thuộc địa lớn nhất, giàu có nhất và xưanhất của châu Âu Thêm nữa, Đông phương còn giúp “định nghĩa” phương Tây như

là hình ảnh trái ngược của nó, là một phần cần thiết của nền văn minh và văn hóaTây phương

Lai ghép (hybridity) có gốc gác từ tiếng Latin “hybrida”, là một trong nhữngkhái niệm quan trọng và nổi bật của lý thuyết hậu thực dân Từ thế kỷ 18, “lai ghép”nổi lên như một thuật ngữ trong các lý thuyết về chủng tộc Sau đó, nó lắng xuống hầunhư cùng lúc với sự thoái trào của chủ nghĩa thực dân, nhưng gần đây, nó xuất hiện trởlại trong lĩnh vực văn hoá, xã hội học, nhân chủng học và văn học bởi sự phát triểnmạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa Trong nhiều thập kỉ qua, trên thế giới, đã có rấtnhiều nhà nghiên cứu, lý thuyết gia bàn về “tính lai ghép” Một trong những lý thuyếtgia quan trọng và đầu tiên bàn về tính “lai ghép” là Mikhail Bakhtin ở Nga, người đã

sử dụng từ “tính lai ghép” như một thuật ngữ triết học và văn học, đồng thời “tách nó rakhỏi những thành kiến về chủng tộc hay chủng loại vốn phổ biến trong các lãnh vựcđộng vật học, thực vật học và thực dân luận” [Dẫn theo 17] Pnina Werbner xem tính

“lai ghép” như một thứ “siêu kiến tạo lý thuyết của trật tự xã hội” Renato Rosaldo xemtính “lai ghép” như một điều kiện đang tiếp diễn và càng lúc càng phát triển của tất cả

Trang 27

các nền văn hoá nhân loại, nơi vốn không có chỗ cho sự thuần nhất và thuần khiết, bởi

vì mọi thứ đều ở trong trạng thái xuyên văn hoá hoá (transculturation) với hai động tácmượn và cho mượn diễn ra hầu như cùng lúc Theo Edward Said, “tính “lai ghép” giảiphóng các nền văn hoá hậu thực dân/thuộc địa ra khỏi cả tính giáo điều của chủ nghĩathực dân lẫn thứ yếu tính luận (essentialism) hẹp hòi vốn gắn liền với bản thân các nềnvăn hoá hậu thực dân/thuộc địa” [Dẫn theo 17]

Cùng những lý thuyết gia trên, về “lai ghép”, sẽ thực sự thiếu sót nếu chúng

ta không nhắc tới sự xuất hiện của Homi Bhabha, một lý thuyết gia nổi bật của lýthuyết hậu thực dân cũng là người tập trung nhiều phân tích về lý thuyết này Theoông, ““lai ghép” là một tiến trình, qua đó, nhà cầm quyền thực dân âm mưu phiêndịch bản sắc của những kẻ bị trị như một “cái khác” (the other) trong một cái khung

lý thuyết mà họ cho là có giá trị phổ quát nhưng cuối cùng, âm mưu ấy đã thất bại,

và thay vào đó, một cái gì vừa quen thuộc lại vừa mới lạ ra đời như một thứ đối tự

sự (counter-narrative) của những điển phạm ở Tây phương Với Bhabha, lai ghépkhông phải là một sự vật, một cái gì đã hoàn tất và tĩnh tại, mà là một quá trình: laighép đối đầu với cái logic thống trị của diễn ngôn quyền lực và mở ra một khônggian thứ ba (third space) hay không gian của cái thứ ba (space of thirdness), ở đó, ýnghĩa luôn luôn ở-giữa (in-between), không phải cái/chỗ này mà cũng không phảicái/chỗ kia (neither-nor) và không bao giờ ổn định cả” [Dẫn theo 17] Homi Bhabhacoi “lai ghép” như một một chiến lược của kẻ thực dân để “ký hiệu hóa” văn hóaPháp vào văn hóa Việt cùng âm mưu thôn tính và đồng hóa Lai ghép mang tính

“nước đôi” (lưỡng trị), nảy sinh trong khi quyền lực thực dân bị “phân ly” và kếtquả thường tạo ra những lai tạp, trộn hóa giữa cái xa lạ và điều quen thuộc Bêncạnh những luận điểm tích cực trên, một trong những thiếu sót trong quan điểm nàycủa Homi Bhabha là ở “tính tiên nghiệm” bởi theo chúng tôi, “lai ghép” có cả một

“phổ hệ” cho kẻ thực dân và kẻ bị thực dân, mang những lựa chọn đầy toan tính chứkhông thuần túy là chiến lược một chiều “tự nhiên như nhiên” của kẻ thống trị

Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây, khái niệm “lai ghép” (hybridity) cũngngày càng trở nên quen thuộc với giới nghiên cứu văn học, văn hóa Khái niệm nàyđược đề cập khá nhiều vì ảnh hưởng của lý thuyết hiện đại phương Tây, đặc biệt là

Trang 28

lý thuyết hậu thực dân Trong số những bài viết của các nhà nghiên cứu trong nước

và hải ngoại, chúng tôi xin dẫn cử hai bài viết có liên quan, đó là: “Dịch văn hóa,tính lưỡng trị, và chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam” của Phạm Quốc Lộc (Đại họcMassachusetts Amherst, Hoa Kỳ) và bài viết “Tính lai ghép trong văn học ViệtNam” của Nguyễn Hưng Quốc Có thể nói, cả hai bài viết trên đều có sự phân tích

và tiếp thu lý thuyết hậu thực dân của Homi Bhabha, song mỗi nhà nghiên cứu lại

có những luận giải khác nhau Cụ thể là Phạm Quốc Lộc, trong bài viết của mình,bên cạnh những đánh giá và phân tích về quá trình dịch văn hóa, các khái niệm “laighép”, “phản kháng”, ông cũng đưa ra nhiều phản biện quan trọng và tích cực vềtính “tính tiên nghiệm” trong lý thuyết hậu thực dân của Homi Bhabha Ông chorằng luận điểm này của chủ thể viết phương Tây còn mang chủ quan và nhiều ápđặt Chúng tôi cũng hoàn toàn đồng tình với ý kiến này Cùng đưa ra nhiều phântích hữu ích, bài viết của Nguyễn Hưng Quốc cũng đã đề cập khá bao quát vấn đề,tuy nhiên, chúng tôi cho rằng ông chưa đề cập thấu đáo, đặc biệt là ông xuất phát từ

lý thuyết hậu thực dân nhưng đến cuối bài viết lại hiểu “lai ghép” theo ngôn ngữ đờithường Ông cho rằng: “Phương cách thật dễ dàng: Lai ghép, lai ghép nữa, lai ghépmãi…” Khái niệm “lai ghép” như thế đã bị giản hóa, hiểu “chệch” đi theo nghĩapha trộn, cấy ghép thông thường

Tiểu kết chương 1

Tú Xương, nhà thơ lớn của văn học trung cận đại Việt Nam Thơ trào phúngông được coi là một hiện tượng văn học độc đáo, là “cầu nối” đánh dấu sự chuyểnmình mạnh mẽ từ văn học trung đại truyền thống sang hiện đại trong tiến trình vănhọc Việt Nam

Là một giọng thơ trào phúng đặc biệt của văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX,

Tú Xương đã để lại cho văn đàn dân tộc nhiều sáng tác thơ văn đặc sắc, phản ánhchân thực và sinh động thực trạng xã hội hết sức rối ren và nhiễu loạn của Việt Namtrong buổi giao thời mà cuộc đời ngắn ngủi của ông được gói trọn trong đó Đọc –hiểu thơ Tú Xương cũng là một góc nhìn giúp độc giả đương thời hiểu rõ hơn vềnhững năm bản lề của lịch sử dân tộc Bởi vậy, các sáng tác thơ trào phúng nóiriêng với những tiếng cười trào lộng nhưng chất chứa những tâm sự, hoài vọng ấy

Trang 29

của kẻ sĩ nhà nho thất thế thành Nam đã trở thành đề tài thú vị cho nhiều công trìnhcủa nhà nghiên cứu và độc giả yêu thơ Với nhiều hướng tiếp cận, trên nhiềuphương diện khác nhau, độc giả có thể đi sâu vào tìm hiểu, thấu cảm tiếng cười tràophúng trong thơ Tú Xương, tâm sự của nhà thơ thông qua bút pháp trữ tình, vấn đềthi pháp trong thơ Tú Xương hay những yếu tố phi truyền thống, … Song trong nộidung nghiên cứu thuộc đề tài này, khái niệm “lai ghép” trong lý thuyết hậu thực dâncủa Homi Bhabha là một trong những quan điểm cơ bản mà chúng tôi dựa vào đểphân tích, tìm hiểu bởi khái niệm này được đề cập khá nhiều trong thời gian gần đây

vì ảnh hưởng của lý thuyết hiện đại phương Tây Tuy nhiên, cùng sự tham khảothêm nhiều bài viết, bài nghiên cứu của các học giả uy tín trong và ngoài nước,chúng tôi cũng xin vận dụng một cách chọn lọc các ý niệm đồng thời đưa ra nhữngphản biện cá nhân về những luận điểm chưa thực sự minh xác về “lai ghép”, đặcbiệt là “tính tiên nghiệm” theo quan niệm của Homi Bhabha trong cụ thể tác phẩm.Điều này sẽ được chúng tôi phân tích kỹ hơn trong các chương mục sau đó

Chương 2: Ý THỨC VỀ “CÁI KHÁC” (THE OTHER) VÀ CHỦ ĐỀ, ĐỀ TÀI

TRONG THƠ TRÀO PHÚNG CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG

2.1 Những yếu tố phi truyền thống trong hệ thống chủ đề, đề tài trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương

Có thể nói, khái niệm “dịch văn hóa” không phải chỉ đến khi thực dân Phápxâm lược Việt Nam mới xuất hiện mà trước đó, trong lịch sử Việt Nam cũng đã có

sự tiếp biến mạnh mẽ với nhiều nền văn hóa khác, có thể kể đến Trung Hoa, ….Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài nghiên cứu, chúng tôi chỉ xin đề cập khái quát tớiquá trình “dịch văn hóa” và biểu hiện của “cái khác” trong thời điểm thực dân Phápđem dã tâm xâm lược Việt Nam Theo những ghi chép lịch sử, diễn ngôn “khai hóavăn minh” của Pháp ở nước Việt ta thực chất chỉ là một phương cách Pháp thựchiện diễn ngôn quyền lực và dã tâm xâm lược của mình Victor Hugo từng nói:

“Hòa bình là đức hạnh của nhân loại Chiến tranh là tội ác” Quả thực vậy, từ khiPháp nổ tiếng súng đầu tiên tại Đà Nẵng đã gây ra biết bao biến động, nỗi đau

Trang 30

thương trong lịch sử dân tộc Việt Nam Mất Nam Kỳ, Bắc Kỳ rồi thực dân ngangnhiên, hống hách đặt ách thống trị trên toàn cõi nước Việt Xã hội phong kiến yếu

ớt, nhu nhược, mục ruỗng đầu hàng trước giặc nhưng chưa “chết” hẳn, chưa tàn lụilại manh nha một xã hội mới nhố nhăng hơn, kệch cỡm, lố bịch… Đây cũng chính

là giai đoạn bắt đầu mô hình “xã hội giao thời – thực dân nửa phong kiến” diễn rađồng đều cả hai miền Nam Kỳ và Bắc Kỳ

Ở Nam Kỳ, “Người Pháp cho xây dựng những công trình, dinh thự của họtrên đất Gia Định, từ Ban Tổng tham mưu, Dinh Thống đốc, Ngân khố, Nhà in, chođến kho vũ khí hải quân, công trường đóng tàu, Sở cầu đường, Sở bưu điện, mạngviễn thông … cho đến Thảo Cầm Viên, song bạc, sở thầu thuốc phiện, sở thu thuếxuất khẩu gạo của người Pháp và người Hoa kiều) …” [15, tr.178] Còn ở Bắc Kỳ

“đô thi hóa theo mô hình thực dân muộn hơn, bắt đầu từ những năm 1890,…Côngcuộc khai thác mỏ, trồng cây công nghiệp, phát triển công nghiệp nhẹ (sản xuấtbông sợi, rượu, bia, đường, xà phòng, dầu, dệt, gạch ngói, thủy tinh, đồ gia dụng),thương mại (mở ngân hàng, nhà buôn,), giao thông (xây bến tàu, đường sắt, cầucống)… theo hướng tập trung nguồn lợi và quyền lực vào tay chính chủ “bảo hộ đãlàm xã hội Việt Nam tiếp tục phân hóa và mâu thuẫn ngày càng sâu sắc.” [15,tr.178] Không chỉ thay đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội, một tầng lớp mới cũng xuấthiện Lớp Tây học tân nho có danh vị như ông Tham, ông Phán, Đốc tờ thay thế cholớp quan Nghè, quan Thám,… Trí thức Tây học bắt đầu sáng tác văn chương vàphát triển và kiếm sống bằng nghề viết văn, viết báo, “thơ ca bán phố phường”.Tầng lớp cựu nho đến đây bắt đầu bị phân hóa tư tưởng, cứ lửng lơ giữa “cựu” và

“tân”, giữa Nho và Tây, giữa Âu và Á

Sinh trưởng trong thời buổi “dở dở ương ương” ấy, nhà thơ Tú Xương cũngkhông tránh khỏi những trắc trở, tư lự, bất lực về nghiệp chữ “Chữ nghĩa Tây Tàu

trót dở dang/ Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng” (Tựa – Tản Đà) và cả nỗi đau

buồn, những niềm phẫn uất riêng hòa chung với nỗi đau của dân tộc, nhân dân Tất

cả những điều đó, ông không giấu đi, cũng không che đậy, phủ nhận mà thẳng thắnđưa cả cái xã hội “rất hợm” ấy vào thơ với bảo toàn hầu như nguyên vẹn cả “hình

Trang 31

hài” Từ sự tha hóa của nhiều bộ phận xã hội trước ma lực của đồng tiền, chức vị,hão danh đến “sĩ khí rụt rè gà phải cáo” của tầng lớp nho sĩ cuối mùa, vừa muốn giữ

vẻ người có chữ oai nghiêm, chững chạc, thanh tao, vừa lom khom chen lấn để có tíchút quyền lực và của cải Tú Xương gần như dành cả cuộc đời và sự nghiệp vănchương của mình để làm thơ trào phúng về bao cái mới nhưng quái gở đó Thậmchí, nhà thơ cũng chẳng ngại ngần vạch trần, đả kích thẳng tay và khi cần “gọi tên,điểm mặt”

Tình thế giao thoa giữa cái mới mới xuất và dần thắng thế và cái cũ đang yếu

ớt, ngoi ngóp giữa hai nền văn hóa Đông – Tây đã tạo nên một “tình thế cưỡng bức

“cãi lộn””, một bối cảnh lai căng phức tạp với đầy nghịch dị chính là yếu tố làm bật

ra tiếng cười trào phúng giữa hai bên cựu và tân Về điều này, Homi Bhabha gọi đó

là “lai ghép” như một một chiến lược của kẻ thực dân để “ký hiệu hóa” văn hóaPháp vào văn hóa Việt cùng âm mưu thôn tính và đồng hóa Lai ghép mang tính

“nước đôi” (lưỡng trị), nảy sinh trong khi quyền lực thực dân bị “phân ly” và kếtquả thường tạo ra những lai tạp, nghịch dị, trộn hòa giữa cái khác, cái xa lạ và điềuquen thuộc ở tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội “nửa nạc, nửa mỡ”

Vậy “cái khác”, “cái nghịch dị” ấy được hiểu như thế nào?

Về khái niệm “cái khác”, đây không chỉ là một khái niệm quan trọng trongluận điểm của W Said về văn chương mà còn là vấn đề trung tâm của các nền vănhoá và văn học hậu thực dân Ở Việt Nam, khái niệm này từng được Nguyễn HưngQuốc đề cập và phân tích trong bài viết “Chủ nghĩa hậu thực dân”: ““Cái khác”khác với sự khác biệt (difference) vì “cái khác” bao gồm cả sự khác biệt lẫn bảnsắc “Cái khác”, tự nó, là một bản sắc và bản sắc ấy được hình thành chủ yếu trên sựphân biệt với những bản sắc khác đang chiếm giữ vị trí trung tâm… Nó được tạolập từ bảng giá trị mà nó luôn luôn tìm cách phủ nhận: nếu thực dân là trật tự, vănminh, duy lý, hùng mạnh, đẹp đẽ và tốt lành thì thuộc địa lại là hỗn loạn, môngmuội, cảm tính, yếu ớt, xấu xí và xấu xa Sự phủ nhận ấy được thực hiện ở thế yếu,

do đó, không bao giờ thực sự triệt để Tính chất phân vân ấy làm cho người thuộcđịa không những là những “cái khác” so với thực dân mà còn là những ‘cái khác’ so

Trang 32

với chính quá khứ của họ…” [Dẫn theo 44] Nôm na có thể hiểu, trong thời kỳ Phápthuộc, nước Việt không chỉ là “cái khác” với nước Pháp mà còn là “cái khác” so vớinước Việt trong quá khứ Bởi vậy, khi tìm hiểu lịch sử nước nhà trong từng giaiđoạn, người ta luôn sự nhìn nhận đa chiều giữa “trước” và “sau” thời kì ấy để thấyđược sự du nhập hay tiếp biến “cái khác” vào cộng đồng bản địa Qua đó cũng đểtrả lời cho những câu hỏi như: “đã có những sự thay đổi khác biệt như thế nào?”hay “thay đổi bằng cách nào?” Một ví dụ đơn giản, trước khi văn hóa phương Tây

du nhập vào Việt Nam, nước ta vẫn còn mang đậm dấu ấn của một nước có nềnnông nghiệp truyền thống lâu đời cùng những dấu ấn rất riêng của một nước vănhóa phong kiến phương Đông Đó là một nước “lấy gia tộc làm gốc, lấy tình cảmlàm trọng, trông vào con cháu duy trì nòi giống và nối nghiệp tổ tiên, coi trọng tínhtrường tồn, ưa chuộng hoà bình, an cư lạc nghiệp, Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XIX,đầu thế kỉ XX, khi thực dân Pháp thực hiện “sứ mệnh khai hóa” trên đất nước ta, xãhội Việt Nam đã có nhiều chuyển biến từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội tưbản thuộc địa Vì vậy, như một hệ quả tất yếu, qua quá trình tiếp xúc văn hóa, mọilĩnh vực đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội đều có sự thay đổi so với trước Cùng với

đó là sự xuất hiện những thái độ khác nhau với mối quan hệ Đông – Tây của chủ thểvăn hóa Việt Nam Một bên đồng tình với việc Âu hóa hoàn toàn Một bên, khi nhìnnhận những mặt tiêu cực của chủ nghĩa thực dân lại mang tư tưởng chống cự lại quátrình Âu hóa và coi đó là hành động “vong Tổ” Đó cũng là một vài nét khái quát

về khái niệm “cái khác” theo cách nhìn, cách tiếp nhận và đánh giá của những chủthể văn hóa Việt Nam

Về khái niệm “cái nghịch lý” (grotesque) (tiếng Pháp) Nghịch dị còn đượcgọi là “thô kệch”, “kỳ quặc”, là “thuật ngữ chỉ một kiểu tổ chức hình thức nghệ thuật(hình thức/phong cách/thể loại), dựa vào huyễn tưởng, tính trào phúng, tính ngụ ngôn,ngụ ý, vào sự kết hợp và tương phản một cách kỳ quặc cái huyền hoặc và cái thực, cáiđẹp và cái xấu, cái bi và cái hài, cái giống thực và cái biếm họa” [Dẫn theo 15, tr.112]

mà “Đỉnh cao của “chủ nghĩa hiện thực nghịch dị” (chữ dùng của M.Bakhtin) làGacgangchuya và Pangtagruyen của Rabelais: tiếng cười mang tính lưỡng trị, miêu tả

Trang 33

một chỉnh thể không tách biệt cả hai cực, cái cũ và cái mới, cái mất đi và cái sinh ra,vừa phủ định, vừa khẳng định, …” [Dẫn theo 15, tr.112] Tuy nhiên, “cái nghịch dị”trong văn học Việt Nam mà cụ thể là trong văn học trung đại Việt Nam thì thườngkhông mang đầy đủ các yếu tố như trên được đề cập của Phục hưng Phương Tây Theo

đó, “chất nghịch dị trong phần lớn các tác phẩm thường giao thoa/đan cài/lồngghép/dung nạp một cách kín đáo với chức năng giáo huấn hoặc thái độ phê phán hiệnthực nên luôn gây ra những cách tiếp cận khác nhau” [15, tr.116]

Trên đây là một số cách hiểu khái quát về các lý thuyết như “lai ghép”, ýniệm về “cái khác”, “cái nghịch dị” Vậy khi vận dụng vào cụ thể các tác phẩm thơtrào phúng của nhà thơ Trần Tế Xương, điều đó sẽ được thể hiện như thế nào?

2.1.1 B c tranh sinh đ ng v xã h i n a th c dân n a phong ki n ức tranh sinh động về xã hội nửa thực dân nửa phong kiến ộng về xã hội nửa thực dân nửa phong kiến ề xã hội nửa thực dân nửa phong kiến ộng về xã hội nửa thực dân nửa phong kiến ửa thực dân nửa phong kiến ực dân nửa phong kiến ửa thực dân nửa phong kiến ến

Phải nói rằng, Tú Xương rất tài làm thơ trào phúng Chủ đề và đề tài trongthơ ông rất phong phú Tất cả hiện lên vô cùng chân thực và sống động như thể đó

là “tấm gương soi chiếu cuộc đời” Cho nên cuộc đời có gì thì nó hiện lên như vậy,không phân biệt đề tài lớn, nhỏ Không những thế, nếu những cảnh ngang trái đó,những người “lạ dòng” đó lại đụng trúng tâm hồn, vào trái tim, tư tưởng của nhà thơthì ông đều tìm ra tiếng cười có lúc đả kích có lúc lại đầy chua xót Tựu chung lại,thơ ông chính là sự quan sát, suy ngẫm và chiêm nghiệm cảnh đời, xã hội kháchquan và chính đời mình

Trước hết là đề tài đả kích bọn thực dân Pháp Đề tài đầu tiên này có lẽkhông có gì mới lạ và khác biệt với các sáng tác trước đó bởi châm biếm và đả kíchthực dân Pháp, đấu tranh, phản đối chúng chính là hành động chung, là nỗi niềm chungcủa mỗi người dân yêu nước mọi thời đại chứ không riêng gì các nhà văn, nhà thơ,những người có độ “nhạy bén” về tâm hồn Trong văn học Việt Nam đã có nhữngNguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, thế nhưng, tiếng cười mỉa mai ở Tú Xươngvẫn có sắc điệu rất riêng Trước sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản xâm lược lúc chế độphong kiến bước vào chỗ tàn lụi, Tú Xương không cổ xúy theo hưởng lạc như NguyễnCông Trứ, Cao Bá Quát, cũng không công nhiên nhìn nhận tình trạng đô hộ của Pháp

Trang 34

hay vui vẻ tán thành nó, xem như vạn sự thái bình, không có hề hấn gì xảy ra với tổquốc, nhân dân như trong những bài ca trù hô hành lạc của Trần Lê Kỷ:

“Từ lên một đến mười lăm còn trẻ nít,Bốn mươi năm cút kít đã về già

Tính trong vòng cắn đá với trăng hoa

Ba mươi năm là sắp kiệtThế mà còn đi học đi hiệc, đi thi đi thiếc,

…Giời đã sinh ra kiếp làm người,Chả chơi, người cười ra chú vích!

Được ngày nào ta chơi cho thích.”

(Tam thập nhi lập)

hay như Dương Khuê cũng từng vịnh:

“Mấy thuở thái bình nay lại gặp!

Vỗ tay đưa dịp tính tình cao! ”

(Tự vịnh)

Thay vào đó, trước chính sách thâm độc của thực dân Pháp khi xâm chiếmnước ta, khi chúng chiếm đoạt hầm mỏ, cướp bóc nguyên liệu, mở đường giaothông để chuyên chở của cải của đất nước ta về nước chúng, Tú Xương cũng đãdũng cảm nói lên tiếng nói cảm thông của mình: “Núi non đào của lâu dần đổ/Sông bể khơi đường mãi cũng vênh…” Có thể nói rằng, đây là một trong số nhiềubài thơ trữ tình nói lên nỗi lòng và của nhà thơ Trữ tình nhưng vẫn mang chiều đảkích Tuy nhiên, theo khuôn khổ của bài, chúng tôi sẽ không đi sâu nhiều vào phầnnội dung trữ tình này Đồng thời, để có thể rạch ròi trong việc phân định tác phẩmthơ trào phúng, mà trong đó thể hiện trực tiếp sắc thái đả kích thực dân Pháp thìdường như không có một sáng tác nào đích danh, cụ thể Bởi nội dung đó đều đượcngầm biểu ý trong gần như tất cả các tác phẩm thơ trào phúng của Tú Xương Đó

có thể thể hiện thông qua việc miêu tả, “đá xoáy” sự xuất hiện những nhân vật thịdân (me Tây, cậu ấm, ả buôn….), những kẻ học đòi những thói xấu, lố lăng, hợm

Trang 35

hĩnh, sự lên ngôi của đồng tiền hoặc hay chế độ Hán học dần bị “phế truất” trong xãhội đương thời đầy lúng túng giữa cái mới và cái cũ.

Bên cạnh đó, phê phán bọn tay sai, quan lại cũng là một đề tài gần như xuyênsuốt trong các sáng tác của ông Tú Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu từng nhậnđịnh: “tố cáo và lên án ông quan nhiều nhất là thơ trào phúng và cũng có thể nói làbắt đầu với thơ trào phúng” [Dẫn theo 15, tr.183] Xét theo tầng lớp xã hội, đâyđược coi là tầng lớp thống trị Có quan tốt, có quan xấu (theo tiêu chí đạo đức Nhogiáo) song từ dân gian cho tới thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… nhân vật quan lạiluôn được miêu tả rất cụ thể, đa dạng và đông đảo, đồng thời cũng bị châm biếmnhiều nhất, gay gắt nhất Bởi vậy, đề tài này mặc dù là một đề tài cũ nhưng cái mớiđược thể hiện và nhấn mạnh ở đây chính là ở bút pháp của Tú Xương đậm cá tính

“khu biệt” và mang nét cảm hứng thời sự

Dưới thời thực dân Pháp xâm lược, không chỉ có bọn quan tham mà còn xuấthiện những tên tay sai, bán nước Dưới ngòi bút của ông Tú, hình ảnh của bọnchúng càng hiện lên phong phú đa dạng, thậm chí nhà thơ còn “chỉ mặt điểm tên”qua danh xưng, chức tước, như những kẻ ra sức xu phụ thực dân để được cân nhắclên chức quan to, nhân việc đó mà đuổi cô hầu về vì cho rằng cô ta lẳng lơ…trong

Cô hầu gửi quan lớn:

“Chỉ trách người sao chẳng trách mình?

Mình trung đâu đấy, trách người trinh?

Áo dày cơm nặng, bao nhiêu đức?

Chiếu cạnh giường bên mấy hột tình?

Tơ tóc nỗi riêng thì xét nét,Giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh!

Cổ cong mặt lệnh người đâu thế?

Cái cóc bôi vôi khéo dại hình!”

Đối với bọn quan tham nhũng khi về già, không hoành hành được nữa, lạigiở trò giả nhân giả nghĩa niệm phật, dối lừa nhân dân, nhà thơ cũng kiên quyết lộtmặt nạ của chúng:

Trang 36

“Đĩ dài đĩ rạc, Bấy lâu nay đã toác toạc toàng toang.

Chán chê rồi về đến đầu làng,Toan tấp tểnh những đường tu lý!”

(Đĩ rạc đi tu) Ông cũng không ngần ngại phê phán những lũ bất tài, dốt nát trong Bác Cử Nhu, chúng chẳng khác nào những tên hề trong Hát bội hay bóc trần trò gian lận, hối lộ, bòn rút của dân không nghĩ gì đến trách nhiệm trong Ðưa ông Phủ… Cũng

có những bài thơ như Ông cử Ba, tác giả xéo xắt ví ông cử tên Ba như con ba ba,

xấu xí như con rắn trong hang những ra vẻ tay đây lắm Thậm chí tác giả còn họatheo câu Kiều “Thân lươn bao quản lấm đầu” để diễu cợt tên quan mũ áo lượt là:

“Cửa Vũ ba nghìn sóng nhảy qua,

Có thể nói, nhà thơ đã dựng lại chân dung của bọn quan lại, mỗi người mỗi

vẻ nhưng đều rất sắc cạnh Một tên quan huyện “mình trung đâu đấy trách ngườitrinh”, ông Ðốc cờ bạc ăn chơi rặt một màu, ông Cử Sách như hủ nút, chữ như mù,

… trong một xã hội lố lăng, rởm đời đã được Tú Xương tái hiện cụ thể và đầy sinhđộng Qua đó, độc giả càng thấy được thái độ phẫn uất của Tú Xương trước thựctrạng xã hội lố lăng với những con người, những hiện tượng trái tai, gai mắt, chẳnggiúp gì cho dân mà chỉ càng càn quấy, lũng đoạn lòng dân của đám quan tham vôlại lúc bấy giờ

Không những thế, Tú Xương tiếp tục còn chĩa mũi dùi đả kích mạnh mẽ củamình vào chế độ khoa cử và tình trạng Nho học lúc bấy giờ Sự xuất hiện của

Trang 37

chữ Quốc ngữ đã thay cho chữ Hán, chữ Nôm kèm theo đó là việc thi cử chữ Hánđang trong tình trạng hấp hối đồng nghĩa với sự sụp đổ hoàn toàn của nền Hánhọc đã tồn tại lâu đời trên đất nước ta Lối sống “tư sản hóa”, “Âu hóa” dầndần hình thành, xâm nhập và tấn công vào lối sống phong kiến, cổ truyền củanhân dân Đạo Nho một thời làm nền móng cho những luân lý, đạo đức của cả dântộc nay trong bối cảnh giao thời giữa nền văn học cũ và mới, chữ Nho đã mất dần vịtrí của mình và “đang chờ chết” Tú Xương thuộc lớp nho sĩ cuối cùng chứng kiếnbao quát cả một nền Hán học sụp đổ Sự “giãy chết” của chữ Nho cũng là nguyênnhân làm sụp đổ cả nền Hán học nước nhà:

“Nghe nói khoa này sắp đổi thiCác thầy đồ cổ đỗ mau đi!

Dẫu không bia đá còn bia miệngVứt bút lông đi, giắt bút chì!”

Thôi thôi lạy mợ xanh căng lạy:

Mả tổ tôi không tang bút chì!”

(Không học vần Tây)

Chẳng những thế, tác giả còn đau xót nhận ra thời cuộc đã thay đổi, sách vởthánh hiền cũng chẳng còn mất ai đọc nữa, chẳng còn giúp họ tiến thân làm quan,làm kẻ quân tử thanh tao với lý tưởng giúp dân, giúp nước nữa Ngược lại là xuhướng: “Muốn bỏ văn chương, học võ biền” Là con nhà Nho gia truyền thống,được giáo dục nhuần nhuyễn những giáo lý của bậc thánh hiền nên khó có thể cảmthấy không chạnh lòng, đau xót, nhức nhối trước tình cảnh thảm hại của chế độ

Trang 38

khoa cử khi mà thi cử trở thành một món hàng mua bán, đút lót, gửi gắm,… Vì thế,việc tổ chức thi ngay trong vòng thi khảo đã toàn gian dối:

“Thánh cắt ông vào chủ việc thi

Đêm ngày coi sóc chốn trường quy

Chẳng hay gian dối vì đâu vậy?

Bá ngọ thằng ông biết chữ gì!”

(Chế ông huyện Đ.)

Trước những cách tân và đổi mới về chữ viết, chế độ khoa cử, các nho sĩ chânchính đương thời cũng chẳng mấy ai mặn mà Khoa thi Hương cứ hai năm lại tổ chứcmột lần, song có lẽ số lượng người đi thi rất ít nên phải nhập hai trường lại thi chung

“Nhà nước ba năm mở một khoaTrường Nam thi lẫn với trường Hà”

Chẳng còn thấy cảnh uy nghiêm, trang trọng của một trường thi chữ Hán xưakia, tất cả những cảnh tượng quen thuộc ấy đã mờ nhòe Thậm chí lễ xướng danh khoabảng trang trọng, cao đẹp là thế cũng trở nên kệch cỡm, lố lăng hơn bao giờ hết:

“Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,

Nó đỗ khoa này có sướng không !Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.”

(Giễu người thi đỗ)

Ở đây, nhà thơ Tú Xương đã tạo nên được những tình huống, tình thế đặcbiệt Chẳng hạn trong câu thơ trên “Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt/ Dưới sân ông cửngỏng đầu rồng.” Hình ảnh bà đầm vợ ông quan Tây đến dự lễ xướng danh thì ngồitrên ghế Các nho quan thì ở dưới sân Khi đọc xướng danh, phải lạy thiên tử nhưng

ở đây người đỗ đạt làm quan (tiêu biểu cho đạo học) lại ở dưới thấp cúi lạy bà đầm(đại diện cho kẻ thống trị) ngồi chễm chệ ở chỗ cao Tình thế giữa kẻ thống trị và bịtrị, kẻ vô học và kẻ có học, “đít vịt” và “đầu rồng” được dựng như thế huống gâycười Các động từ chỉ thế ngồi, ngóng nhìn như “ngoi”, “ngỏng” bỗng trở nên thậtđắt giá Vừa rất nghịch những cũng rất sâu cay Bà “ngoi”, ông “ngỏng”, hình ảnh

đó khiến sân khấu của lễ xướng danh thành ra như trò hề, như tấn tuồng sâu khấu

Trang 39

Lên án sức mạnh, thế lực của đồng tiền cũng là một đề tài đặc biệt trong thơông Tú Dưới nhãn quan của nhà thơ thành thị, Thành Nam xưa là một đô thị sầmuất, người người tu trí làm ăn nhưng nay thì không còn nữa mà thay vào đó là một

đô thị xô bồ, nhốn nháo, đạo đức xuống cấp Nguyên nhân chính có lẽ là do sứcmạnh thế lực đồng tiền đã bắt đầu ngự trị và ra sức “tác oai tác quái” theo kiểu: “Cótiền mua tiên cũng được” Đồng tiền đã thật sự làm đảo lộn và xáo trộn trật tự xãhội Nó làm cho đạo đức suy đồi từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội như TúXương cũng phải cay đắng thốt lên:

“Kẻ yêu người ghét hay gì chữ,Đứa trọng thằng khinh chỉ vì tiền.”

(Thói đời)

Có thể thấy đồng tiền trong bức tranh hiện thực xã hội trong thơ tự trào của

Tú Xương bị tha hóa đến trầm trọng Nào còn lạ gì cảnh:

“Khăn là bác nọ to tày rế,Váy lĩnh cô kia quét sạch hè

Ai ơi giữ lấy lòng son !”

(Đồng tiền)

Vì tiền mà bao cái xấu xa, nực cười, quái gở, lố lăng trong xã hội ngày càngđược phơi bày Những cám vỗ về vật chất phù hoa đã làm cho con người mù quáng,khiến không còn phân biệt được đâu là đẹp đâu là xấu, “cô kia”, “bác nọ” ăn

Trang 40

mặc chẳng giống ai, chỉ cần mô-đen, trông Âu, Tây là được Kể cả thầy tu cũngdùng lọng che đi trên đường, ngênh ngang, bóng bẩy như quan lớn Không nhữngthế, vì đồng tiền, con người lừa gạt, dối trá nhau để sống, đối xử không tình nghĩa.Tình cha con, vợ chồng, tình bạn bè… đều bị chà đạp trước sức mạnh của danh hão,của đồng tiền:

“Gái hóa đem mình tựa cửa quan,Nghĩ rằng quan lớn thế là sang

Thương con toan lấy dây tơ buộc,Kén rể vì tham cái lọng tàn.”

(Muốn thông gia với quan)

Đến ngay cả bản thân Tú Xương cũng là nạn nhân của đồng tiền, vì quá tin

tưởng vào bạn nên phải mất cả đất, bán cả vườn để trả nợ trong Không vay mà trả hay Gần tết than việc nhà:

“Bố ở một nơi, con một nơi,Bấm tay tháng nữa hết năm rồi

Văn trường ngoại hạn quan không chấm,Nhà cửa giao canh nợ phải bồi

Tin bạn hóa ra người thất thổ,

Vì ai nên nỗi chịu lầm vôi

Ba mươi mốt tuổi đà bao chốc,Lặn suối trèo non đã mấy hồi.”

Cùng với sự lên ngôi của đồng tiền, nhà thơ cũng không quên vạch trầnnhững thói hư, tật xấu của thời đại Dưới con mắt của Tú Xương, xã hội của nhànho, của đạo đức thánh hiền đã sụp đổ, không còn chút thế lực Trước kia, xã hộiphong kiến ràng buộc con người bằng đạo đức “tam cương ngũ thường”, “tam tòng

tứ đức” Kẻ gây ra những việc làm vô nhân đạo đều bị xã hội quyết liệt lên ánnhưng nay, dưới xã hội thực dân nửa phong kiến, những giá trị, truyền thống tốt đẹpdường như đã bị đạp đổ Cái xấu xa, giả dối lên ngôi Đến ngay như ông Đốc học,

Ngày đăng: 04/08/2018, 10:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w