1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỦA LÀNG NINH XÁ, XÃ YÊN NINH, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

103 338 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 5,51 MB

Nội dung

Làng xã Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Việt Nam bởi sự đa dạng phong phú của từng làng tạo nên những nét đặc trưng riêng, không trộn lẫn vào nhau. Ngoài những đặc điểm chung của làng đồng bằng Bắc Bộ như hình ảnh cây đa, giếng nước sân đình, văn hóa làng còn được tạo nên từ bề dày lịch sử, phong tục tập quán, lễ hội v.v. Chính vì vậy, nghiên cứu văn hóa là việc nghiên cứu những nét đăc trưng riêng hình thành lên bức tranh tổng quan về làng xã Việt Nam đồng thời thông qua bức tranh đó, người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn, hiểu được giá trị của làng xã và có cách ứng xử phù hợp với vấn đề làng xã Việt Nam trong truyền thống cũng như hiện tại. Làng Ninh Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định vốn là một làng nông thủ công nghiệp với nghề làm gỗ truyền thống có lịch sử lâu đời. Bên cạnh nông nghiệp, nghề gỗ được coi là hoạt động sản xuất chính tạo ra của cải vật chất của làng. Bên cạnh việc giữ lại những công cụ bào và kỹ thuật cổ truyền về làm gỗ, ngành kinh doanh chính những sản phẩm gỗ mà mình tạo ra cũng ngày càng phát triển. Vị trí địa lý thuận lợi của làng Ninh Xá, nơi có đường quốc lộ, đường sắt Bắc Nam chạy qua tạo điều kiện cho việc giao thương buôn bán giữa các vùng lân cận. Ngoài ra, Ninh Xá có hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, từng nằm trong khu vực của hành cung Ứng Phong của nhà Trần giải thích lý do tại sao những sản phẩm trong làng mang yếu tố cung đình. Như vậy, vị trí tự nhiên cùng hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã hình thành nên những đặc trưng văn hóa làng được biểu hiện thông qua yếu tố văn hóa sản xuất, văn hóa tâm linh, tín ngưỡng. Với phương pháp tiếp cận khu vực học, coi làng Ninh Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định như một không gian văn hóa. Từ đó tác giả tập trung nghiên cứu đặc trung văn hóa của làng thông qua các thành tố văn hóa bao gồm văn hóa sinh hoạt, văn hóa quy phạm, văn hóa sản xuất và văn hóa tâm linh. Những đặc điểm của thành tố văn hóa đã tạo nên nét đặc trưng của làng truyền thống của đồng bằng châu thổ sông Hồng không chỉ mang những nét chung của làng quê Bắc Bộ mà còn có những đặc trưng riêng. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của thời gian, làng Ninh Xá đang có những biến đổi để phù hợp với bối cảnh hiện tại. Từ một làng quê truyền thống với sản xuất nông nghiệp là chính và có làng nghề truyền thống được truyền lại từ bao đời nay đang chuyển mình với sự thay đổi của đất nước. Quá trình nông thôn mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã tạo ra những thay đổi trong làng quê một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Biểu hiện của quá trình thay đổi đó như việc tỷ trọng nông nghiệp bị thu hẹp, xuất hiện các khu công nghiệp với, biến đổi trong kiến trúc nhà cửa hay cách thức sinh hoạt của người dân trong làng. Qua đề tài nghiên cứu “Không gian văn hóa của làng Ninh Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”, tác giả muốn làm rõ yếu tố tác động đến việc hình thành văn hóa làng, những đặc trưng của bốn thành tố văn hóa đã được đề cập ở trên đồng thời quá trình biến đổi không gian văn hóa làng hiện nay tại làng.

Trang 3

vực học – Việt Nam học, trường đại học Việt Nhật, ĐHQGHN cùng cán bộ,người dân làng Ninh Xá, xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đã nhiệttình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, thựchiện đề tài

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS TSKH.

Vũ Minh Giang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả thực hiện và hoàn

chỉnh luận văn

Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện, xong luận văn không thể tránh khỏithiếu sót, rất mong nhận được góp ý quý báu của thầy cô

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Ninh Thị Phượng

Trang 4

nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS TSKH Vũ

Minh Giang

Kết quả nghiên cứu này là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp vớibất kì công trình nào đã được công bố

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Ninh Thị Phượng

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Phương pháp tiếp cận và tính mới của đề tài 5

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Dự kiến đóng góp của luận văn 8

8 Cấu trúc luận văn 8

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG NINH XÁ 9

1.1 Giới thuyết khái niệm 9

1.1.1 Khái niệm văn hóa 9

1.1.2 Khái niệm không gian văn hóa 12

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đặc trưng văn hóa làng Ninh Xá 14

1.2.1 Đặc trưng trong văn hóa đồng bằng Bắc Bộ 15

1.2.2 Vị trí của Ý Yên trong vùng đồng bằng Bắc Bộ 18

1.2.3 Làng nghề truyền thống Ninh Xá, Ý Yên, Nam Định 19

1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái 19

1.2.3.2 Hoàn cảnh lịch sử và môi trường xã hội 21

1.3 Tiểu kết 25

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG NINH XÁ, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH 28

2.1 Đặc trưng về văn hóa sản xuất 28

2.1.1 Nghề nông trồng lúa nước 28

2.1.2 Nghề thủ công mỹ nghệ 29

2.2 Đặc trưng về văn hóa đảm bảo đời sống 37

Trang 6

2.2.3 Ở 39

2.2.4 Đi lại 40

2.3 Đặc trưng về văn hóa tâm linh, tin ngưỡng 41

2.3.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 41

2.3.2 Tín ngưỡng thờ thần Hoàng làng và vị Tổ sư nghề 42

2.4 Văn hóa quy phạm 43

2.4.1 Hình thức tổ chức cộng đồng 43

2.4.2 Phong tục, lễ tiết trong một năm của làng 45

2.4.2.1 Phạm vi cá nhân 45

2.4.2.2 Phạm vi gia đình 51

2.4.3 Lễ tiết chung làng xã 53

2.4 Tiểu kết 58

CHƯƠNG 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 60

3.1 Những biến đổi trong không gian văn hóa làng Ninh Xá 60

3.1.1 Mặt tích cực 60

3.1.2 Mặt tiêu cực 66

3.2 Một số biện pháp khắc phục 71

3.2.1 Về phát triển kinh tế: Nông nghiệp – thủ công nghiệp 71

3.2.2 Về không gian văn hóa làng 72

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 81

Trang 7

Bản đồ 1.1: Vùng địa lý tự nhiên Nam Định 18

Bản đồ 1.2: Hệ thống sông chảy qua Ý Yên, Nam Định 19

Bản đồ 1.3: Vị trí của hành cung Ứng Phong 23

Hình ảnh 2.1: Sản phẩm bàn thờ của làng Ninh Xá 36

Hình ảnh 2.2: Tục rước đuốc đêm giao thừa 53

Hình ảnh 2.3: Nghi thức thi kéo lửa 56

Hình ảnh 3.1: Người lao động làng Ninh Xá 67

Biểu đồ 3.1: Đánh giá chất lượng môi trường ở làng Ninh Xá hiện nay 69

Hình ảnh 3.2: Các hộ sản xuất, kinh doanh lấn chiếm lòng đường làm làm xưởng 69

Biểu đồ 3.2 Đánh giá chất lượng an ninh ở làng Ninh Xá hiện nay 71

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Làng xã Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng nghiên cứu của nhiều nhàkhoa học Việt Nam bởi sự đa dạng phong phú của từng làng tạo nên nhữngnét đặc trưng riêng, không trộn lẫn vào nhau Ngoài những đặc điểm chungcủa làng đồng bằng Bắc Bộ như hình ảnh cây đa, giếng nước sân đình, vănhóa làng còn được tạo nên từ bề dày lịch sử, phong tục tập quán, lễ hội v.v.Chính vì vậy, nghiên cứu văn hóa là việc nghiên cứu những nét đăc trưngriêng hình thành lên bức tranh tổng quan về làng xã Việt Nam đồng thờithông qua bức tranh đó, người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn, hiểu được giá trịcủa làng xã và có cách ứng xử phù hợp với vấn đề làng xã Việt Nam trongtruyền thống cũng như hiện tại

Làng Ninh Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định vốn là một làng nông thủ công nghiệp với nghề làm gỗ truyền thống có lịch sử lâu đời Bên cạnhnông nghiệp, nghề gỗ được coi là hoạt động sản xuất chính tạo ra của cải vậtchất của làng Bên cạnh việc giữ lại những công cụ bào và kỹ thuật cổ truyền

-về làm gỗ, ngành kinh doanh chính những sản phẩm gỗ mà mình tạo ra cũngngày càng phát triển

Vị trí địa lý thuận lợi của làng Ninh Xá, nơi có đường quốc lộ, đườngsắt Bắc Nam chạy qua tạo điều kiện cho việc giao thương buôn bán giữa cácvùng lân cận Ngoài ra, Ninh Xá có hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, từng nằmtrong khu vực của hành cung Ứng Phong của nhà Trần giải thích lý do tạisao những sản phẩm trong làng mang yếu tố cung đình Như vậy, vị trí tựnhiên cùng hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã hình thành nên những đặc trưngvăn hóa làng được biểu hiện thông qua yếu tố văn hóa sản xuất, văn hóa tâmlinh, tín ngưỡng

Trang 9

Với phương pháp tiếp cận khu vực học, coi làng Ninh Xá, huyện ÝYên, tỉnh Nam Định như một không gian văn hóa Từ đó tác giả tập trungnghiên cứu đặc trung văn hóa của làng thông qua các thành tố văn hóa baogồm văn hóa sinh hoạt, văn hóa quy phạm, văn hóa sản xuất và văn hóa tâmlinh Những đặc điểm của thành tố văn hóa đã tạo nên nét đặc trưng của làngtruyền thống của đồng bằng châu thổ sông Hồng không chỉ mang những nétchung của làng quê Bắc Bộ mà còn có những đặc trưng riêng Tuy nhiên,cùng với sự thay đổi của thời gian, làng Ninh Xá đang có những biến đổi đểphù hợp với bối cảnh hiện tại Từ một làng quê truyền thống với sản xuấtnông nghiệp là chính và có làng nghề truyền thống được truyền lại từ bao đờinay đang chuyển mình với sự thay đổi của đất nước Quá trình nông thôn mới,công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã tạo ra những thay đổi trong làngquê - một xu hướng tất yếu của sự phát triển Biểu hiện của quá trình thay đổi

đó như việc tỷ trọng nông nghiệp bị thu hẹp, xuất hiện các khu công nghiệpvới, biến đổi trong kiến trúc nhà cửa hay cách thức sinh hoạt của người dântrong làng Qua đề tài nghiên cứu “Không gian văn hóa của làng Ninh Xá,huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”, tác giả muốn làm rõ yếu tố tác động đến việchình thành văn hóa làng, những đặc trưng của bốn thành tố văn hóa đã được

đề cập ở trên đồng thời quá trình biến đổi không gian văn hóa làng hiện naytại làng

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Có nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về không gian văn hóa làng xã

ở Việt Nam Đầu tiên có thể kể đến khung lý thuyết cho việc nghiên cứukhông gian văn hóa của các tác giả như:

Ngô Đức Thịnh trong công trình nghiên cứu “Văn hóa vùng và phânvùng văn hóa Việt Nam”, gồm những bài nghiên cứu về: những nét lớn củakhuynh hướng nghiên cứu không gian văn hóa; phác thảo về phân vùng văn

Trang 10

hóa ở Việt nam và trình bày một số vùng văn hóa tiêu biểu ở nước ta; cuốicùng thông qua một số hiện tượng văn hóa riêng lẻ coi đó như là sự bổ sung,

cụ thể hóa tính vùng, tính địa phương trong văn hóa Việt Nam

Trần Quốc Vượng có công trình nghiên cứu về “Việt Nam cái nhìn địavăn hóa”, gồm những bài viết về văn hóa các vùng miền: Cao Bằng, VĩnhPhú, Sơn Tây, xứ Bắc - Kinh Bắc, Hà Nội, Hải Hưng, xứ Thanh trải dài đếnđất Cà Mau

Vũ Minh Giang cũng đưa ra khung lý thuyết về nghiên cứu Khu vựchọc, chia vùng văn hóa, tiểu vùng văn hóa, chia văn hóa ra thành 4 thành tốvăn hóa: văn hóa sản xuất, văn hóa sinh hoạt, văn hóa quy phạm, văn hóa tâmlinh khi nghiên cứu đặc trưng không gian văn hóa của một vùng

Ngoài những khung lý thuyết nghiên cứu làng xã, có nhiều đề tàinghiên cứu về làng xã Việt Nam:

Trước hết có thể kể đến công trình nghiên cứu của Pierre Gourou

“Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ” (1963) Công trình nghiên cứu đã baoquát hết các vấn đề về nông dân vùng châu thổ Bắc Kỳ từ nông dân học, vềnông nghiệp gia đình và về hệ thống nông nghiệp thông qua việc phân tích đất

và người Bắc Bộ như địa hình, khí hậu châu thổ, lịch sử di dân và sự vậnđộng của dân số, nông nghiệp, công nghiệp làng xã Những giá trị của nghiêncứu vẫn còn mang tính thời sự cho đến ngày nay như vấn đề về đất đai, dân

số, di dân, công nghiệp, v.v Quá trình vận động, biến đổi của làng xã từ sựbiến thiên của địa hình, địa chất đến sự biến đổi của xã hội, cảnh quan, mạnglưới công nghiệp, thương mại diễn ra trong làng quê đồng bằng Bắc Bộ

Nghiên cứu về làng không thể không kể đến học giả Lương Văn Hy vớinhững công trình nghiên cứu làng quê Việt bằng phương pháp thực địa Trong

đó có cuốn “Cuộc cách mạng ở làng: Truyền thống và biến đổi miền Bắc ViệtNam” (1992) hay nghiên cứu “Cải cách kinh tế và tăng cường lễ nghi tại hai

Trang 11

làng ở miền Bắc Việt Nam” (1992) tập trung vào những biến đổi nghi lễ nôngthôn miền Bắc sau cải cách

Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu như Cơ cấu tổ chức của làngViệt cổ truyền Bắc Bộ (Nguyễn Từ Chi, 1984); Làng Việt Nam - một số vấn

đề kinh tế xã hội (Phan Đại Doãn, 1992); Về một số làng buôn ở đồng bằngBắc Bộ thế kỉ XVIII - XIX (Nguyễn Quang Ngọc, 1993); Một làng Việt cổtruyền ở đồng bằng Bắc Bộ (Nguyễn Hải Kế, 1996) hay chương trình nghiêncứu lớn của học giả Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang (1996): Các giá trịtruyền thống và con người Việt Nam hiện nay v.v các công trình nghiên cứutrên đều mang tính khái quát về nông thôn, nêu lên những đặc trưng chungcủa làng xã Việt Nam từ cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh tế, cấu trúc gia đình

và xã hội hay các giá trị truyền thống được khái quát lên từ những đặc trưngcủa làng xã Việt Nam

Từ những nghiên cứu về làng xã Việt Nam nói chung, cũng có cáccông trình nghiên cứu tập trung vào một làng xã cụ thể để nghiên cứu

Tiêu biểu có thể kể đến công trình nghiên cứu về làng Bách Cốc, xãThành Lợi, huyện Vụ Bản với sự hợp tác của trung tâm nghiên cứu Việt Nam

và giao lưu văn hóa, ĐHQG và các học giả đến từ Nhật Bản (được chủ trì bởi

GS Yumio Sakurai) dự án kéo dài 14 năm (1994 - 2008), thu hút nhiều họcgiả trong và ngoài nước tham gia Nghiên cứu là bức tranh tổng thể về đờisống kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của làng Bách Cốc, một ngôi làngnhỏ nằm ở châu thổ sông Hồng Từ đó khái quát lên được mô hình làng, mộtđơn vị hành chính nhỏ nhất nhưng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hộicủa người Việt Dự án đã mang lại nhiều giá trị cho về mặt học thuật nóichung về ứng dụng thực tế trong việc sử dụng phương pháp liên ngành trongnghiên cứu làng xã

Trang 12

Học giả Nguyễn Quang Ngọc trong công trình nghiên cứu “Một số vấn

đề làng xã Việt Nam” đã nghiên cứu các vấn đề về làng xã Việt Nam trong đónghiên cứu cụ thể về làng Đan Loan dưới nhiều góc độ như lịch sử, văn hóa,kinh tế, xã hội từ khi hình thành cho đến khi phát triển và biến đổi

Tác giả Lê Hồng Lý - Phạm Thị Thủy Chung với nghiên cứu “Nhữngsinh hoạt văn hóa dân gian của một làng ven đô (làng Đăm) đưa ra cái nhìntổng thể về làng Đăm như hội làng, di tích lịch sử văn hóa, sinh hoạt văn hóadân gian, kinh tế, văn hóa của làng trong quá trình đô thị hóa

“Không gian văn hóa xã Vĩnh Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định” –luận văn thạc sĩ Việt Nam học của Ngô Thanh Mai, nghiên cứu về điều kiện

tự nhiên, xã hội , đưa ra những đặc trưng về văn hóa sản xuất, văn hóa tinhthần, kiến trúc của xã

Hoàng Thị Bích Quyên, 2009 Tìm hiểu làng nghề chạm khắc gỗ mỹnghệ La Xuyên tỉnh Nam Định, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa địa lý, ĐHSPHN,

Với tiếp cận khu vực học, phương pháp liên ngành giữa các lĩnh vựckhác để tìm ra đặc trưng trong không gian văn hóa làng: văn hóa học, lịch sử,

Trang 13

xã hội học bên cạnh đó là phương pháp phỏng vấn sâu, quan sát và điều tra

xã hội học

Tính mới của đề tài

Đóng góp mới của đề tài là cung cấp những thông tin sâu và phân tích

từ tiếp cận khu vực học, chỉ ra những sắc thái đặc trưng của một làng nôngnghiệp – thủ công nghiệp trên tương quan đối sánh với đặc trưng chung củađồng bằng Bắc Bộ Việt Nam

Đề tài làng xã ở Việt Nam nói chung được nhiều học giả quan tâm vànghiên cứu Có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả nhưNguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Từ Chi, Phan Hải Kế và một vài các học giảkhác như đã thống kê ở trên Tuy nhiên dưới cách tiếp cận khu vực học,nghiên cứu về làng xã Việt Nam đặc biệt đối với làng nông nghiệp – thủ côngnghiệp để tìm ra những đặc trưng cơ bản của loại hình làng nghề phổ biến này

ở Việt Nam

Qua quá trình nghiên cứu về làng nghề Ninh Xá, tác giả hi vọng cungcấp đặc những đặc trưng tiêu biểu của làng nghề và những biến đổi hiện nay ởlàng nghề Ninh Xá nói riêng và làng nghề Việt Nam nói chung đồng thời đưa

ra những giải pháp, phương hướng bảo tồn và duy trì không gian văn hóa lànghiện nay

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

Tìm ra những đặc trưng văn hóa của làng Ninh Xá, huyện Ý Yên, tỉnhNam Định: điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, hoàn cảnh lịch sự tác độngđến con người

Trang 14

- Tìm hiểu những biến đổi trong không gian văn hóa làng trong bối cảnhhội nhập kinh tế hiện nay bao gồm cả những tích cực và tiêu cực đồng thời đưa

ra những giải pháp để bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của làng

- Tìm ra những đặc trưng trong không gian văn hóa làng Ninh Xá

- Chỉ ra những biến đổi hiện nay trong không gian văn hóa làng Ninh

Xá bao gồm yếu tố tích tực và tiêu cực đồng thời đưa ra một số giải pháp,kiến nghị trong việc bảo tồn không gian văn hóa làng

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: những yếu tố địa lý, sinh thái nhân văn, lịch sử, conngười tạo thành không gian văn hoá và những yếu tố tác động tới niến đổikhông gian văn hóa

- Phạm vi: không gian văn hóa làng Ninh Xá - quá trình hình thành

và biến đổi

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 15

7 Dự kiến đóng góp của luận văn

- Nghiên cứu làng xã dưới góc độ khu vực học văn hóa, lịch sử địa lý đểtìm điểm đặc trưng trong không gian văn hóa làng nghề truyền thống Ninh Xá

- Chỉ ra những biến đổi hiện nay trong làng nghề Ninh Xá hiện nay

- Dưới tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội và hoàncảnh lịch sự sẽ tạo ra những đặc trưng cho làng xã Việt Nam nói chung vàlàng nghề truyền thống Ninh Xá nói riêng

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nghiên cứu được chia thành 3 chương

Chương 1: Cơ sơ lý luận

Chương 2: Đặc trưng trong không gian văn hóa của làng Ninh Xá,

huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Chương 3: Những biến đổi trong không gian văn hóa làng nghề, kiến

nghị và giải pháp phát triển

Trang 16

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG NINH XÁ

1.1 Giới thuyết khái niệm

1.1.1 Khái niệm văn hóa

“Văn hóa” là một khái niệm trừu tượng, khó có thể đưa ra một địnhnghĩa rõ ràng bởi đó là một phạm trù khoa học xã hội, được đưa ra bởi nhiềuhọc giả trên các phương diện, khía cạnh khác nhau Nếu nhìn theo phươngdiện này thì văn hóa được hiểu theo một nghĩa nhưng nếu theo phương diệnkhác thì văn hóa lại được định nghĩa khác Nhìn chung, khi định nghĩa về

“văn hóa” cần có sự tổng hòa, cân bằng trên nhiều khía cạnh để hiểu chínhxác về nó

Đầu tiên chúng ta chia văn hóa theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theonghĩa hẹp, văn hóa lại đựa giới hạn bởi chiều sâu, chiều rộng, không gian haythời gian Như vậy chúng ta có thể định nghĩa như những giá trị tinh hoachẳng hạn như nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật (chiều sâu), những giátrị trong từng lĩnh vực như văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh (chiềurộng), những giá trị đặc thù của từng vùng như văn hóa Tây Nguyên, văn hóaNam Bộ (không gian) hay là những giá trị trong từng giai đoạn như văn hóaHòa Bình, văn hóa Đông Sơn Có thể nói chia theo cách này, văn hóa baogồm nhiều cách bộ phận, lĩnh vực nhỏ gộp lại Tuy nhiên hiểu một cách rộnghơn thì văn hóa là tất cả những gì con người sáng tạo ra

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh

và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quátrình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xãhội của mình [27, tr.10]

Còn theo định nghĩa của UNESCO, “Đối với một số người, văn hóa chỉbao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo, đốivới những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này

Trang 17

khác với dân tộc khác, tù những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tínngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” (UNESCO, 1989) Nếuphân theo hệ thống, giá trị thì Trần Ngọc Thêm lại cho rằng “Văn hóa là một

hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra vàtích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con ngườivới môi trường tự nhiên và xã hội của mình”

Theo đại từ điển Tiếng Việt - Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa ViệtNam (1999), văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ratrong lịch sử: nền văn hóa các dân tộc, kho tàng văn hóa dân tộc; Đời sốngtinh thần của con người: phát triển kinh tế và văn hóa, chú ý đời sống củanhân dân; tri thức khoa học, trình độ học vấn, trình độ văn hóa, học các mônvăn hóa; Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao: người có văn hóa, gia đình cóvăn hóa mới; Nền văn hóa một thời kì lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổngthể các di vật tìm được có những đặc điểm chung: văn hóa Đông Sơn, văn hóarìu hai vai

Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy được ba khuynh hướngliên quan đến văn hóa Thứ nhất có thể kể đến là văn hóa là kết quả của nhữnggiá trị truyền thống, nếp sống; thứ hai là những chuẩn mực, tư tưởng, thiết chế

xã hội và cuối cùng là những biểu trưng, kí hiệu, thông tin mà cộng đồng đãsáng tạo, thừa kế và tích lũy Tuy nhiên, dù theo khuynh hướng nào, thì vănhóa đều nhấn mạnh đến yếu tố con người, đều thừa nhận và khẳng định mốiliên hệ mật thiết giữa văn hóa và con người Đặc trưng cơ bản của văn hóa:tính nhân sinh, tính giá trị, tính hệ thống và tính lịch sử

Có thể nói có nhiều định nghĩa khái niệm liên quan đến Văn hóa, vănhóa là một phạm trù khoa học, có tính đa nghĩa khó có thể phân biệt rõ ràngranh giới của các khái niệm Tuy nhiên trong luận văn sử dụng khái niệm

Trang 18

“Văn hóa là tất cả những sáng tạo hữu thức của con người vì mục đích tồn tại

và phát triển” theo hướng tiếp cận của khu vực học hiện đại

Ngoài ra, khi nhắc đến khái niệm văn hóa, chúng ta cũng cần chú ý đếnkhái niệm văn minh Điểm giống nhau cơ bản của hai khái niệm này là đềunói lên những thành tựu sáng tạo của con người trong xã hội Chúng tathường hay đề cập “văn minh lúa nước”, “văn minh cơ khí”, nếu hiểu theonghĩa đó thì “văn minh được coi là nền văn hóa của một xã hội có tổ chức, đạttrình độ tương đối cao về kỹ thuật sản xuất, thiết ché chính trị và trạng thái trítuệ, đạo đức” [15, tr 11] Như vậy có 3 tiêu chí để đánh giá một xã hội văn minh

đó là sự xuất hiện của nhà nước, xuất hiện chữ viết và sự ra đời của đô thị

Để tìm hiểu về mục đích và bản chất của văn hóa, nhiều học giả đưa racác cách phân loại khác nhau Hai dạng thức phân loại văn hóa phổ biến là

“văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần”; “văn hóa vật thể và phi vật thể” Cụthể là, Vũ Minh Giang, văn hóa được chia thành 4 thành tố bao gồm văn hóasản xuất, văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa quy phạm và văn hóa tâm linh,tín ngưỡng trong đó:

Văn hóa sản xuất là tất cả những hoạt động của con người để tạo ra củacải vật chất

Văn hóa sinh hoạt đảm bảo đời sống (ăn, mặc, ở, đi lại) là những hoạtđộng cơ bản của con người để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cộng đồng

Văn hóa quy phạm: bao gồm các phong tục tập quan, thiết chế chính trị

và hệ thống pháp luật của cộng đồng đó

Văn hóa tâm linh, tín ngưỡng là những giá trị tinh thần mà con ngườimuốn gửi gắm long tin vào

Trang 19

Dựa trên cách chia như vậy, khi nghiên cứu về làng Ninh Xá, tôi muốn ápdụng lý thuyết vào việc phân tích làm rõ các thành tố văn hóa tác động đến đờisống tinh thần cũng như vật chất của con người trong một không gian cụ thể.

1.1.2 Khái niệm không gian văn hóa

Không gian văn hóa bao gồm một phạm vi cư trú của con người trongmối quan hệ với điều kiện tự nhiên – xã hội và nguồn gốc lịch sử, từ đó hìnhthành nên những đặc trưng văn hóa chung thể hiện cả ở lĩnh vực văn hóa sảnxuất, văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa tâm linh cũng như văn hóa quyphạm Vì vậy, không gian văn hóa không đơn thuần là một lãnh thổ địa vựcnhất định, nó là một môi trường thống nhất, rộng lớn do con người sống trongkhông gian ấy sáng tạo nên

Về khái niệm không gian văn hóa, theo Ngô Đức Thịnh thì có thể hiểukhông gian văn hóa theo hai ý nghĩa, cụ thể và trừu tượng Theo ý nghĩa cụthể, “coi văn hóa như là một không gian địa lý xác định, mà ở đó mỗi hiệntượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hóa nảy sinh, tồn tại, biến đổi và chúngliên kết với nhau như một hệ thống” [31, tr 37] Có rất ít các hiện tượng vănhóa trong đời sống xã hội khi nảy sinh lại tồn tại và biến đổi một cách độc lập

mà thường có xu hướng liên kết lại với nhau tạo thành các tổ hợp Với ýnghĩa ấy, các loại văn hóa như văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa vùng,văn hóa làng, văn hóa nghề nghiệp, văn hóa đô thị đều là những dạng khácnhau của tổ hợp văn hóa Theo ý nghĩa trừu tượng, có thể hiểu không gian vănhóa như một “trường”, để chỉ “một hiện tượng hay một tổ hợp các hiện tượng(một nền văn hóa của tộc người, quốc gia hay khu vực) có khả năng tiếp nhận

và lan tỏa (ảnh hưởng), tạo cho nền văn hóa đó một không gian (trường) vănhóa rộng hay hẹp khác nhau” [31, tr 39] Theo đó, khi phân chia các dạngthức không gian văn hóa, Ngô Đức Thịnh chia không gian văn hóa thành 4dạng: Văn hóa cá nhân, văn hóa cộng đồng, văn hóa lãnh thổ và văn hóa sinh

Trang 20

thái Trong đó văn hóa cá nhân được hiểu là mỗi cá nhân dựa trên năng lựcthể chất và môi trường xã hội thì cá nhân đó có khả năng tiếp nhận và thể hiệnđược văn hóa của cộng đồng Văn hóa cộng đồng phụ thuộc nhiều và tínhchất của cộng đồng khác nhau thì tạo ra những giá trị văn hóa khác nhauchẳng hạn như cộng đồng làng, dòng họ, gia tộc thì tạo ra văn hóa làng, dòng

họ Văn hóa lãnh thổ có nghĩa là trong không gian địa lý xác định, cộng đồng

đó chung sống với môi trường tự nhiên và điều kiện kinh tế nhất định Vănhóa sinh thái là dạng thức văn hoa ứng với một vùng sinh thái nhất định nhưvăn hóa sinh thái biển, thung lũng, cao nguyên Các phương pháp được sửdụng khi nghiên cứu về không gian cụ thể là phương pháp so sánh đồng đại,phương pháp loại hình và so sánh lạo hình văn hóa, phương pháp lập bản đồ

-Về tên gọi “xứ”: là một vùng đất có những tương đồng nhất địnhphương diện phong thổ, khí hậu, dân cư và sinh hoạt văn hóa [32, tr 49] Mỗi

xứ có những nét văn hóa tiêu biểu

-Vùng văn hóa: là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về mặt hoàncảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồngốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội,giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng

đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong văn hóa vật chất và vănhóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác [32, tr 10]

Trang 21

Vũ Minh Giang cho rằng không gian văn hóa là khái niệm tương đốilinh hoạt, không có giới hạn phạm vi cứng để chỉ một phạm vi có nhưng đặctính chung ở nhiều cấp độ khác nhau Theo đó, có thể chia không gian vănhóa thành các bộ phận như khu vực, vùng, tiểu vùng và trường hợp Từ mỗicấp độ có thể tìm ra được những điểm tương đồng, cấp độ càng nhỏ thì tínhtương đồng văn hóa càng cao Như vậy, trong nghiên cứu, không gian vănhóa được sử dụng ở đây ở cấp độ trường hợp (làng) từ đó tìm hiểu đặc trưngvăn hóa trong không gian đó Với mức độ phạm vi hẹp như làng xã cụ thể thì

dễ dàng cho việc tìm hiểu văn hóa đặc trưng của làng, nét đặc trưng đó đượcthông qua nhờ quá trình nghiên cứu sâu cũng như sự so sánh những nét tươngđồng và khác biệt với không gian lớn hơn, bao quát hơn

Ở đây, khi nghiên cứu về không gian văn hóa làng nghề Ninh Xá,huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định để tìm ra được nét đặc trưng riêng thì có sự sosánh với không gian văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đặc trưng văn hóa làng Ninh Xá

Con người là chủ thể của sáng tao ra văn hóa Con người nằm trong xãhội nên con người sẽ chịu sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, môi trường

xã hội và hoàn cảnh lịch sử

Khi đề cập đến các yếu tố tác động đến một không gian văn hóa, VũMinh Giang cho rằng đặc trưng văn hóa truyền thống được tạo thành bởi cácyếu tố như điều kiên tự nhiên - môi trường sinh thái, hoàn cảnh lịch sử và môitrường xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau tạo ra dạng thức văn hóa Một ví

dụ như dạng thức văn hóa gần hay trên sông nước quy định đặc trưng trongtính cách con người như sự can đảm, linh hoạt, mềm dẻo dễ thích nghi và giỏiứng xử với các tình huống Đặc trưng văn hóa người Việt được tạo thành bởicác yếu tố Thứ nhất có thể kể đến là môi trường tự nhiên, điều kiện địa lý,

Trang 22

như môi trường sông nước, một vùng đất mới được bồi đắp, một bên là núicao một bên là biển, hệ thống sông ngòi thoát nước dày đặc, hình thành trongvăn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần của người Việt, chất đạm chủ yếu trongthức ăn truyền thống là thủy sản, nhà ở chủ yếu là nhà sàn, phương tiện đi lại

là thuyền bè, trong văn hóa tinh thần có nhiều những tín ngưỡng, tập quánliên quan đến sông nước chẳng hạn như thờ thủy thần, lễ hội đua thuyền, v,v,phát triển chủ yếu nông nghiệp lúa nước tạo nên một nền văn minh nôngnghiệp lâu đời, từ đó hình thành nên xã hội nông thôn “Những căn tính nôngdân, những đặc trưng của một xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đếntất cả mọi truyền thống Việt Nam” (Vũ Minh Giang); phải kể đó là tình cố kếtcộng đồng, sức mạnh tập thể trước hết là vượt qua thử thách của thiên nhiên,cũng với vị trí đó

Đồng quan điểm với Vũ Minh Giang, Sakurai Yumio cũng cho rằngmôi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo có tác động qua lại với nhau tạo

ra môi trường khu vực và ảnh hưởng đến tính đặc trưng của khu vực Vănhóa có tính đặc trưng do hai loại môi trường trên tác động lẫn nhau [42, tr

313 – 324]

1.2.1 Đặc trưng trong văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Với những đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, thủy triều, đã tạo nên đặctrưng trong văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Môi trường xã hội, với hệ thống sông ngòi dày đặc và khí hậu bốn mùa,nông nghiệp trong đó trồng lúa nước là nghề chính của người dân đồng bằngBắc Bộ Nông dân gắn bó với cây lúa, thu hoạch vào hai vụ chính trong năm

vụ chiêm và vụ mùa Ngoài cây lúa, có nhiều loại cây khác phù hợp với chấtđất từng vùng và khí hậu

Một đặc trưng khác đó là lượng đất đai Bắc Bộ không nhiều nhưng mật

độ cư dân sinh sống cao Vì vậy, tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi giữa hai

Trang 23

vụ mùa, người dân tranh thủ làm những nghề thủ công khác như nghề dệt,luyện kim, có lịch sử phát triển lâu dài.

Không gian cư trú của người dân đồng bằng Bắc Bộ là làng – đơn vị xãhội cơ sở Sở hữu ruộng đất trên cơ sở đất công, người nông dân tập trungruộng đất để cùng canh tác, sản xuất và thu hoạch sau đó được phân chia đều

Sự gắn bó giữa con người với con người trong cộng đồng không chỉ trên quan

hệ sở hữu ruộng đất mà còn trong các không gian sinh hoạt chung của làngnhư cây đa, bến nước, sân đình Các làng xã hoạt động dựa trên hương ướccủa làng - được coi như văn bản pháp luật sơ khai Ngoài ra, cộng đồng làng

xã còn mang tính tự trị cao, biểu hiện đầu tiên qua việc giới hạn không giancủa làng như rặng tre, cổng làng để ngăn cách với các làng khác

Đặc trưng về văn hóa sản xuất

Được thể hiện thông qua văn hóa cư trú (nhà ở), văn hóa ẩm thực (ăn),văn hóa trang phục

Văn hóa cư trú: với vị trí địa lý tương đối bằng phẳng, núi thấp, và cácthung lũng đan xen, vì vậy nhà cửa được thiết kế phù hợp với địa hình, khíhậu nhiệt đới gió mùa, được xây dựng kiên cố với các vật liệu bền như sắt,thép, xi măng

Văn hóa ẩm thực: theo công thức chung của các vùng khác trên cả nướccơm+rau+cá, trong đó các loại rau thường đa dạng phù hợp với từng mùa,trong đó cá thường là các lọai cá nhỏ nuôi trong ao, hồ, đầm lầy, nước ngọt,chỉ một số vùng ven biển thì chế biến bằng cá biển Để bổ sung thêm lượngthức ăn, người dân vùng Bắc Bộ tăng thêm thành phần thịt và mỡ, gia vịkhông cay, chua, đắng như các vùng khác

Văn hóa trang phục: trang phục màu nâu thường được sử dụng bởingười dân đồng bằng Bắc Bộ trong đó nam là chiếc quần lá tọa, áo cảnh màunâu, nữ với chiếc váy thâm, chiếc áo nâu khi đi làm Vào những ngày hội hè,

lễ tết, trang phục có sự thay đổi thiên về nhiều màu sắc hơn, đàn bà với áo dài

Trang 24

mớ ba mớ bảy, đàn ông với chiếc quần trắng, áo the và chít khăn đen Tuy nhiên,ngày nay trang phục có nhiều sự thay đổi phù hợp với nhu cầu của mọi người

Đặc trưng văn hóa tinh thần

Văn hóa lúa nước đã sản sinh ra nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật tínngưỡng ở đồng bằng Bắc Bộ Đầu tiên có thể kể đến là kho tàng văn học dângian Bắc Bộ bao gồm như thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ haytruyện cười, truyện trạng,v.v đã làm phong phú thêm đời sống tinh thần củangười dân vốn gắn liền với cây lúa Ngoài ra, nghệ thuật dân gian cũng vôcùng phát triển ở nhiều vùng quê Bắc Bộ như làn điệu quan họ, hát xoan, háttrống quân, hát chầu văn, hát chèo, múa rối Ở hầu hết các làng quê đều diễn

ra sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng như thờ thành Hoàng, thờ mẫu, thờ các ông

Tổ nghề Các lễ hội được tổ chức trong làng là một hình thức tưởng nhớ, biết

ơn đến những người đã có công xây dựng, bảo vệ và truyền nghề cho làng

Song song với sự phát triển của văn học dân gian, văn hóa tri thức làđặc điểm nổi bật của vùng đồng bằng Bắc Bộ, mà theo Đinh Gia Khánh “nơiphát sinh nền văn hóa bác học” được biểu hiện qua sự phát triển giáo dục từrất sớm Có thể kể đến trong thời kì tự chủ, Thăng Long được coi là một trungtâm giáo dục, năm 1078, Văn Miếu đã được xây dựng, được coi là trường họcđầu tiên, có chế độ thi cử để kén chọn hiền tài,

Với vị trí địa lý thuận lợi, vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ diên ra quátrình tiếp biến văn hóa lâu dài với quá trình giao lưu, tiếp thu văn hóa TrungHoa, Ấn Độ, văn hóa Pháp Có thể nói quá trình tiếp thu đó không phải diễn

ra một chiều, thụ động mà có sự biến tấu, sáng tạo cho phù hợp với đối tượng,hoàn cảnh Một ví dụ có thể kể đến là sự tiếp thu Phật giáo của Ấn Độ, chịuảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng dân gian bản địa đã trở thành Phật giáodân gian ở Bắc Bộ

Trang 25

1.2.2 Vị trí của Ý Yên trong vùng đồng bằng Bắc Bộ

Nằm phía tây nam của tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Địnhkhoảng 20 km, phía bắc tiếp giáp tỉnh Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình,được ngăn cách bởi con sông Đáy, phía đông giáp huyện Vụ Bản và phía namgiáp huyện Nghĩa Hưng

Bản đồ 1.1: Vùng địa lý tự nhiên Nam ĐịnhXét về điều kiện tự nhiên, vùng đất Ý Yên thuộc vùng đồng bằng bãibồi sông không chịu tác động của biển, nằm trong vùng đất trũng hơn cáchuyện còn lại, địa hình không đồng đều, chủ yếu là đồng bằng, tuy nhiên cónhững vùng đất cao, có vùng lại rất thấp và bị chia cắt bởi hệ thống kênhmường dày đặc Về đất đai, huyện thuộc vùng đất phù sa cũ do hệ thống sôngHồng bù đắp từ lâu nên đất đai có thành phần cơ giới thịt trung bình, pha cátthích hợp cho việc trồng cây nông nghiệp và cây lâu năm

Xét về chế độ thủy văn, Ý Yên là vùng có địa hình đồng bằng thấptrũng, có hệ thống sông tương đối dày theo hướng Bắc Nam, có hai con sônglớn chảy qua là sông Đào (10km) và sông Đáy (30 km)

Trang 26

Bản đồ 1.2: Hệ thống sông chảy qua Ý Yên, Nam Định

Với vị trí nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ nên khí hậu của Ý Yênmang đặc trưng chung của khí hậu vùng đồng bằng khí hậu nhiệt đới gió mùa

ẩm với bốn mùa rõ rệt, có mùa đông lạnh khô do chịu tác động mạnh của giómùa Đông Bắc và có một số đặc điểm khí hậu chung của tỉnh Nam Định,nhiệt dộ trung bình cả năm 250 C, lượng mưa trung bình lớn nhất cả tỉnh vớilượng mưa trung bình cả năm là khoản 1.750 mm, hướng gió chính là hướngĐông Nam và hướng Tây Bắc

1.2.3 Làng nghề truyền thống Ninh Xá, Ý Yên, Nam Định

1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái

Làng Ninh Xá thuộc xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.Huyện Ý Yên nằm giáp thành phố Ninh Bình, ba mặt phía Bắc, Tây và Namgiáp sông Đáy, sông Đào hay còn gọi là Sông Nam Định, phía đông giáphuyện Vụ Bản Huyện Ý Yên có 1 thị trấn Lâm (huyện lỵ, thành lập ngày1/4/1986 trên cơ sở 416.04 ha diện tích tự nhiên của xã Yên Xá; 30.37 ha diện

Trang 27

tích tự nhiên của xã Yên Ninh; 24.50 ha diện tích tự nhiên của xã Yên Tiến và4.27 ha diện tích tự nhiên của xã Yên Hồng và 31 xã: Yên Bằng, Yên Bình,Yên Chính, Yên Cường, Yên Dương, Yên Đồng, Yên Hồng, Yên Hưng, YênKhang, Yên Khánh, Yên Lộc, Yên Lợi, Yên Lương, Yên Minh, Yên Mỹ, YênNghĩa, Yên Nhân, Yên Ninh, Yên Phong, Yên Phú, Yên Phúc, Yên Phương,Yên Quang, Yên Tân, Yên Thắng, Yên Thành, Yên Thọ, Yên Tiến, Yên Trị,Yên Trung, Yên Xá.

“Thôn Ninh Xá với số hộ hơn 700 hộ Số nhân khẩu là khoảng 3200nhân khẩu Tổng diện tích hành chính là 176,09 ha Diện tích đất canh tác là155,85 ha Diện tích đất thổ cư là 20,24 ha Diện tích đất trồng lúa là 148,68

ha Nếu chỉ diện tích cấy lúa ít như vậy thì không đảm bảo nhu cầu phát triểnkinh tế xã hội của địa phương và mỗi gia đình Nhưng Ninh Xá ngày nay nhờ

có ông Tổ sư nghề mộc chạm khắc, truyền lại nghề qua các thế hệ mà nghềmộc càng ngày càng nổi tiếng Nhân dân vừa kết hợp chạm khắc cổ truyềnvới chăn nuôi sản xuất nên thu nhập kinh tế mỗi ngày một cao” (ông NinhViết Lý, bí thư thôn Ninh Xá xã Yên Ninh ngày 6/3/1997)

Ninh Xá được chia thành Ninh Xá Hạ và Ninh Xá Thượng, 2 thôn cáchnhau một con đường Mỗi thôn chia ra thành các xóm, ngõ nhỏ, thôn Ninh Xá

Hạ gồm 4 xóm: xóm Hàng, xóm Giữa, xóm Chùa, xóm Trại; thôn Ninh XáThượng gồm 5 ngõ: Ngòi, Đông, Giữa, Tây, Đập Việc đặt tên ngõ chủ yếudựa trên vị trí của ngõ hoặc gắn với địa danh Chẳng hạn Xóm Hàng hay PhốHàng là dãy phố buôn bán của làng Ninh Xá, xóm Chùa là nơi đặt chùa Phúc

Lê v.v Tuy nhiên tên ngõ được dân làng quy định gọi, lâu dần thành tên ngõ.Ngoài ra, do nhu cầu mở rộng không gian sống, dân các vùng khác đến xuấthiện các xóm, ngõ mới, do người dân tự đặt tên như xóm chợ Mới (hay cầugừng), xóm Mả Già, Đình Hát

Trang 28

Trước đình Dâu có chợ hàng ngày gọi là chợ Hôm họp từ 4 giờ chiềuđến 6 h tối, chợ động vui bán các thực phẩm hàng ngày Đến năm 1949 và

1950 kháng chiến chống Pháp là chợ tan

Đình Dâu ở đầu làng Ninh Xá Hạ thờ ông Khổng Tử và mạnh Tử, còn

là trụ sở của hội đồng dân biểu của làng Ninh Xá Hạ

Miếu thờ có 12 miếu : Miếu trại, Miếu cổng quán, đầu xóm trại, lànggiữa, làng sau, làng chùa, bến, ngõ sông, xóm hàng, cầu đất - ngõ ngòi, cửamiếu, bóng cây, miếu được đặt tên theo lệ của làng hoặc họ ví dụ làng sau cómiếu họ Ninh, miếu làng quán là của họ cao, miếu làng chùa của họ tạ

Theo tục lệ việc làng ở đình và giỗ hậu ở chùa phải có lễ ra miếu cúng,quan viên là ngày 7 tháng 3, quan viên giã bánh dày và tế

Theo Gia Long địa bạ, huyện Phong Doanh, tổng Cát Đằng 7 xã: CátĐằng, La Xuyên, Văn Cú, Lũ Phong, Đăng Chương, Tân Cầu, Ninh Xá.Huyện Phong Doanh 21.010 mẫu, điền 19.393 mẫu, thổ 1.617 mẫu

Về giao thông, thôn Ninh Xá nằm ngay sát trục đường 10 và đường sắtBắc - Nam thuộc địa phận Nam Định có 6 ga Từ tỉnh đi về phía tây bắc có gaĐặng Xá, Đồng Văn đến Bình Lục, đi về phía tây nam có ga Trịnh Xuyên,Cát Thượng đến sông Hát chỗ Cầu Cổ tiếp với hạt Ninh Bình, đường sắt vàđường quan song song với nhau

1.2.3.2 Hoàn cảnh lịch sử và môi trường xã hội

Vào khoảng thế kỷ XI - XIV (giai đoạn Lý –Trần), Nam Định được coi

là cửa ngõ quan trọng của vùng đồng bằng châu thổ nói riêng và nước ĐạiViệt nói chung Vùng đất được các vua Trần lựa chọn như kinh đô thứ hai vàtrị vì trong suốt 175 năm Có thể nói, Nam Định có vị trí chiến lược quantrọng trong quá trình xây dựng và cai trị của vi vua thời Lý, Trần

Vào thời nhà Lý, phủ Ứng Phong bao gồm các huyện Mĩ Lộc, Vụ Bản,

Ý Yên, Nam Trực và một phần của hai huyện Trực Ninh, Nghĩa Hưng hiện

Trang 29

nay có hai cửa biển là ba Lạt và Đại An, trong đó Ba Lạt là nơi sông Hồng đổ

ra biển, Đại An tên cửa sông Đáy nơi giao thoa của sông Đáy và sông Đào, cóthể coi vùng đất này là cửa ngõ đi vào châu thổ sông Hồng Khu vực chùa Cổ

Lễ (Giao Thủy) hình thành một dải giao thoa văn hóa, là nơi diễn ra hoạt độngtrao đổi buôn bán với các thuyền buôn, nơi cư ngụ của những đoàn thuyềnđánh cá, tất cả tạo nên sự nhộn nhịp, năng động trong hoạt động kinh tế và sựphong phú trong văn hóa vùng

Nằm ở vị trí địa lý đặc biệt, Nam Định dưới thời Lý được coi là mộttrung tâm kinh tế quan trọng của cả nước, các vua Lý luôn dành sự quan tâmcho vùng đất này Vì vậy, nhà Lý đã cho xây dựng ít nhất hai hành cung1 trênđất Nan Định xưa Hành cung thứ nhất có thể ở khu vực gần chùa Keo, tuynhiên do sông đổi dòng mà phần lớn kiến trúc cổ từ thời Lý đã bị nước sôngcuốn trôi Hành cung thứ hai được xây dựng trên một “không gian thiêng”bao gồm những dãy núi cổ và là trung tâm sản xuất lúa gạo có tên là ỨngPhong Theo ghi chép của các chính sử, trong 56 năm trị vì, có 19 lần vua ngựgiá tới hành cung thì 11 lần ông tới xem cày hoặc xem gặt Có thể nói, hànhcung Ứng Phong đóng vai trò quan trọng đối với vương triều Lí, đặc biệttrong thời gian trị vì của vua Lý Nhân Tông

Vị trí của hành cung Ứng Phong trong quan hệ của hành cung với hệthống giao thông cổ thời Lý

1 Là nơi cho vua dừng chân nghỉ lại trong những lần đi kinh lí.

Trang 30

Bản đồ 1.3: Vị trí của hành cung Ứng Phong(Sách Lịch sử Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb ĐHQGHN, tr 282)Như vậy có thể nói hành cung Ứng Phong đóng vai trò quan trọng dướitriều đại nhà Lý - thời kì diễn ra các sự kiện trọng đại của nước Đại Việt.Theo Đại Việt sử kí toàn thư (tập II, NXb Khoa học xã hội, hà nội, 1993, tr20), từ đời nhà Lý đã xuất hiện hành cung Ứng Phong, có thể nằm ở đấthuyện Ý Yên

Trên không gian đó, Lý Nhân Tông cho xây dựng trên núi Chương Sơntòa bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện, là một công trình kiến trúc Phật giáoquy mô lớn, được khởi dựng vào năm 1108 và khánh thành năm 1117 Điềunày được ghi chép trong Đại việt sử kí toàn thư ghi chép “Tháng 3, ngày BínhThìn, vua ngự ở núi Chương Sơn để khánh thành bảo tháp Vạn Phong ThànhThiện, có rồng vàng xuất hiện” Trong sử sách, theo thống kê thì có ít nhất 12lần địa danh Chuông Sơn được ghi chép trong Việt sử lược và Đại Việt sử kýtoàn thư, sách việt sử thông giám cương mục ghi một loạt các sự kiện xảy raquanh núi Chương Sơn như việc vua ngự chơi Chương Sơn năm 1106, ba lần

Trang 31

rồng vàng hiện lên ở đây vào những năm 1107, 1114, 1117 Sau khi thưởngngoại ở khu vực này, vua lại trên đường đi tới hành cung Ứng Phong để xemcày ruộng Vào thời Lý, Phật giáo phát triển mạnh mẽ vì vậy các kiến trúc củađền chùa hay tòa bảo tháp cũng mang âm hưởng Phật giáo, là nơi nhà vuathường lui tới Trong Việt sử lược và Đại Việt sử kí toàn thư, Lý Thánh Tông(1023 - 1072) xây dựng 3 tháp; Lý Nhân Tông (1066 - 1127) xây dựng 9 tháptrong đó có bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện

Với vị trí cửa ngõ quan trọng của vùng châu thổ sông Hồng đồng thời

là vị trí chiến lược trên phương diện quan sự được nhà Lý, nhà Trần quan tâmtạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế vùng, giao lưu kinh tế, vănhóa giữa các vùng Kết quả là việc hình thành các làng nghề phát triển sớm ởkhu vực này một phần phục vụ nhu cầu trong vùng, một phần là hàng hóa traođổi buôn bán Chẳng hạn như, từ thời Lý, đã có những trung tâm chế tác đồngnổi tiếng tiêu biểu là làng Tống Xá (nay thuộc xã Yên Xá, huyện Ý Yên) cótruyền thống hơn 900 năm, làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ, khảm trai ở làng Ninh

Xá (nay thuộc xã Yên Ninh, huyện Ý Yên), làng sơn mài Cát Đằng (xã YênTiến, huyện Ý Yên) v.v Có thể nói việc hình thành nhiều làng nghề truyềnthống là do vị trí địa lý thuận lợi đồng thời làng nghề ra đời phục vụ nhu cầucủa các vua thời Lí hay thời Trần

Lịch sử làng Ninh Xá

Thôn Ninh Xá xưa được gọi là Thiết Lâm, Cái Nành Ông tổ của làng

là Ninh Hữu Hưng

Ninh Hữu Hưng (939 - 1019) là ông tổ nghề mộc và nghề chạm khắc

gỗ, khảm trai- một trong những lĩnh vực tiền đề quan trọng cấu thành nghềxây dựng sau này Theo thần sắc từ thời Trần Thái Tông, khi Đinh TiênHoàng dẹp được loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và lập ra nhà nước Đại

Cồ Việt, đã cho tuyển nhiều nhân tài về giúp triều đình trong đó có Ninh HữuHưng Ông được nhà vua giao cho việc xây dựng cung điện trong kinh đo và

Trang 32

nhiều công trình khác nhau như Hoa Lư tứ trấn và các đình chùa ở TrườngYên, Ninh Hữu Hưng được phong chức Cộng tượng lục phủ giám sát đạitướng quân (vị đại tướng trông coi nghề mộc của sáu phủ) Thời Tiền Lê ôngchịu trách nhiệm xây dựng các cung điện tại kinh đô như Bách Thảo ThiênTuế, Long Lộc Trường Xuân Ngày mùng 4 tháng 6 năm Kỷ Mùi (1019), ôngqua đời tại Ninh Xá Con cháu và người làng đưa thi hài ông về quê an táng tạichân núi Xương Bồ (Ninh Bình), đồng thời tôn làm vị tổ dạy nghề, thờ tự tại đềnNinh Xá (trước đó đền thờ 2 vị Lương Binh Vương và An Nhu Vương).

Đền Ninh Xá gọi là đền Voi Đá, Ngựa Đá, hiện còn lưu giữ 28 đạo sắcphong, trong đó 11 đạo thời Lê, sớm nhất là vào niên hiệu Vĩnh Thọ (1660) 2đạo thời Tây Sơn, 13 đạo thời nhà Nguyễn Trong số 28 đạo sắc phong cònlưu giữ thì chỉ còn giữ được 1 đạo sắc phong cho Lão La Đại Thần được banngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924) “Sắc Nam Định tỉnh,Phong Doanh huyện, Ninh Xá xã phụng sự Lão La Đại Thần tôn thần, hộquốc tí dân nẫm trứ linh ứng Tứ kim chính trị trẫm tứ tuần đại khánh, tiếtkinh ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật Trứ phong vi dực bảo trung hưnglinh phù tôn thần chuẩn kỳ phụng sự Phùng kỳ tướng hự, bảo ngã lê dân.Khâm tai! Khải Định cửu niên, thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật” Dịch nghĩa là

“Sắc cho xã Ninh Xá, huyện Phong Doanh, tinh Nam Định phụng thờ Lão LaĐại thần tôn thần, giúp nước giúp dân, thiêng liêng rõ rệt Nhân nay trẫm tứtuần đại khánh từng ban chiếu để rõ hơn trên, long trọng việc lễ đăng trật.Vậy phong chức vị tôn thần thiêng liêng phò giúp cho nền trung hưng của quốcgia, cho phép phụng thờ Mong thần che chở cho dân ta Kinh vậy thay (ngày 25tháng 7, niên hiệu Khải Định năm thứ 9)

1.3 Tiểu kết

Trong không gian văn hóa chung là đồng bằng Bắc Bộ, làng Ninh Xámang những đặc trưng chung, tương đồng với đồng bằng Bắc Bộ trên các

Trang 33

phương diện như điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, một số các phongtục tập quán của cư dân nông nghiệp chẳng hạn như khí hậu nhiệt đới ẩm giómùa, nguồn nước dồi dào, mật độ dân cư cao, môi trường văn hóa có bề dàylịch sử lâu đời với những sinh hoạt như lễ hội, tín ngưỡng dân gian, loại hìnhnghệ thuật độc đáo

Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm chung đó, làng Ninh Xá, huyện ÝYên cũng có nét khác biệt Làng Ninh Xá là một làng nông - thủ công nghiệpvới làng nghề truyền thống làm đồ gỗ mỹ nghệ, bên cạnh sản xuất nôngnghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triểnkinh tế vùng tạo nên những đặc trưng văn hóa làng nghề

Với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt trong thời kì nhà Lý - Trần, với lịch sửlàng nghề truyền thống mỹ nghệ với ông tổ nghề là ông Ninh Hữu Hưng tạonên giá trị lịch sử cho làng nghề truyền thống Ngoài ra, huyện Ý Yên nóichung và làng Ninh Xá nói riêng có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vựchành cung Ứng Phong - hàng cung được vua Lí –Trần đặc biệt coi trọng,nằm trên khu vực đường thiên lý đã đem lại nhiều thuận lợi cho làng Ninh

Xá phát triển giao thương, kinh tế Có thể nói sự tồn tại và phát triển của làngnghề Ninh Xá được tạo nên bởi nhiều yếu tố Trước hết là vị trí địa lý, giaothông thuận lợi, có đường sắt Bắc - Nam chạy qua, đường quốc lộ 10, cáchthành phố Nam Định khoảng 20 km và thành phố Ninh Bình khoảng 10 km,đặc biệt có đường cao tốc mới Cầu Giẽ - Ninh Bình rút ngắn thời gian dichuyển giữa các vùng lân cận đồng thời tạo điều kiện cho việc lưu thônghàng hóa Với vị trí này, làng Ninh Xá có thể sử dụng nhiều loại phương tiệnvận chuyển khác nhau, nếu như trước kia việc vận chuyển nguyên liệu gỗthông qua đường thủy, qua sông cầu Tào trên chiếc bè trở về làng, thì ngàynay đường bộ, đường sắt được sử dụng chủ yếu Ngoài ra, Làng Ninh Xánằm gần các nơi tiêu thụ sản phẩm tiềm năng như Hải Dương, Hưng Yên,

Trang 34

Thanh Hóa, Hải Phòng, Yên Bái v.v Những kỹ năng, tay nghề khéo léo củangười thợ thủ công, đặc trưng trong phong tục tập quán của làng là nhân tốduy trì sự tồn tại và phát triển của làng, tạo nên không gian văn hóa đặc trưngcủa làng Ninh Xá

Trang 35

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG

NINH XÁ, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH 2.1 Đặc trưng về văn hóa sản xuất

2.1.1 Nghề nông trồng lúa nước

Trồng lúa nước là một trong những nghề chính của người dân làngNinh Xá Với điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào, nông nghiệpcoi là nguồn lương thực chính cho cả làng

Cả thửa ruộng được phân chia với diện tích nhỏ, phân đều cho các hộgia đình trong làng Trước 1994, các thành viên trong gia đình được phân chiaruộng để phục vụ sản xuất Cho đến nay, vẫn còn việc dồn điền đổi thửa diễn

ra hàng năm cho nông dân

Nạn đói năm 1945 đã mang lại nhiều tổn thất về người và của chongười nông dân trên khắp cả nước trong đó xã Yên Ninh cũng bị chịu ảnhhưởng nặng nề Cụ thể làng Ninh Xá có 226 người chết đói trong những năm

1945, La Xuyên có 194 người, Lũ Phong có 245 người và Trịnh Xá có 39người (Sưu tầm) Sau đó là diễn ra quá trình cải cách ruộng đất trên quy môlớn với 2116 mẫu trong đó Ninh Xá có 717 mẫu, La Xuyên 354 mẫu, LũPhong 598 mẫu, Trịnh Xá là 447 mẫu (sưu tầm),

Một năm có một vụ chiêm và một vụ mùa Vụ chiêm ruộng được cày từtháng 6 khi nước trong ruộng dân cao, Sau khi máy cày san đều các thửaruộng, người nông dân sẽ đo bờ đắp đất, phân chia các thủa ruộng của mình

để thực hiện gieo mạ hay cấy Những thửa ruộng ở phần đất cao, nước khôngvào được, thì phải tát nước, tháo nước từ trên ruộng cao xuống, công việc nàydiễn ra trước khi thực hiện công cuộc cấy mạ

Mạ chiêm thường được gieo vào tháng 10 âm lịch, tuy nhiên lịch gieo

mạ có thể thay đổi tùy vào thời tiết có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn Loạilúa thường được người dân lựa chọn là những lúa ngắn ngày, có khả năngchịu đựng thời tiết cao, có năng suất lớn Hình thức gieo mạ, nông dân có thểgieo mạ tại những khoảnh ruộng riêng hoặc có thể gieo mạ ngay trên sân nhà

Trang 36

bằng cách trở bùn từ ngoài ruộng đổ đầy và san phẳng sau đó gieo mạ Mạđược ngâm trong 12 tiếng với nước ấm khi mạ mọc mầm Ngâm mạ đòi hỏi

kỹ thuật cao thường những người lớn tuổi trong gia đình đảm nhiệm việc ngâm

mạ, đảm bảo cho lúa ra rễ đều, không bị ủng Khi mạ đủ tuổi, cây đẻ nhánh thìbắt đầu nhổ, buộc thành từng túm hoặc lấy những mảng mạ trên sân mang đicấy Việc cấy lúa vụ chiêm thường bắt đầu trước tết âm lịch tùy thuộc vào thờitiết để điều chỉnh lịch cấy cho phù hợp đảm bảo cho cây lúc sinh trưởng tốt,chống chịu được rét Tháng 5 là mùa thu hoạch lúa chiêm Khi thu hoạch lúa,nếu trước kia, người dân sau khi gặt sẽ mang về nhà sau đó máy sẽ đến tuốt lúa,tuy nhiên để giảm công sức lao động, người dân sẽ tuốt lúa ngay tại ruộng rồimang lúa về nhà Rạ sau khi tuốt lúa xong, sẽ được người dân đem phơi tạiruộng cho đến khi khô thì sẽ được đốt để làm phân bón ruộng

Sau khi xong vụ chiêm, đất sẽ được nghỉ một thời gian bằng việc đanxen trồng cây đan xen như lạc đậu, khoai tạo dinh dưỡng cho đất sau đó ngườidân lại tiếp tục vụ mùa Vụ mùa nước thường dâng cao, người nông dân tậptrung cấy trên các đồng cao và năng suất thấp so với vụ chiêm

Một năm hai vụ lúa, đủ cung cấp lương thực cho người dân trong làng.Tuy nhiên, thời tiết thay đổi, mất mùa thường xuyên xảy ra, thu hoạch lúakhông đủ ăn, vì vậy nhiều người nông dân bỏ ruộng, khoán lại ruộng Người dânlàng Ninh xá tìm đến làng nghề truyền thống của làng để tăng thêm thu nhập

2.1.2 Nghề thủ công mỹ nghệ

Sự ra đời của nghề thủ công mỹ nghệ

Theo ngọc phả của đền Ninh Xá:

Thời vua Lê Đại Hành đóng đô ở Hoa Lư, phải đối mặt với quân Tống

từ phương Bắc xâm chiếm nước ta Vua Lê Đại Hành đích thân đem quânchống giặc Khi đi qua núi Dục Thúy thì gặp gió to, sóng lớn không thể dichuyển được, bỗng nhiên vua nhìn thấy 3 con rồng từ trên sông bay vào tronghang núi, lúc sao trời quang mây tạnh, mặt nước phẳng lặng Cuối mùa xuânnăm Tân Tỵ (981), quân Tống thất bại, vua quay trở về kinh đô Vua Lê Đại

Trang 37

Hành từ Hoa Lư đi cày tịch điền ở núi Đọi, lăng Sơn Đọi, tổ nghề Ninh HữuHưng được vua cho đi hộ giá, trên đường trở về cung, vua Lê Đại Hành ghéqua làng Thiết Lâm (rừng gỗ lim) trên dòng sông Sắt thờ Diêm La thiên tử vàhai vị tướng thời Hùng Vương là Lương Bình Vương và An Nhu Vương.Thấy xóm làng khi ấy còn thưa thớt, hiu quạnh, vua cho lưu tổ Ninh HữuHưng ở lại xây dựng xóm làng và tôn tạo miếu chùa Vùng đất 2 bên bờ sôngông chiêu dân tụ hội, khuyến khích canh nông và phát triển thủ công, hỗ trợ,giúp đỡ nhau chế tác các đồ dùng cần thiết Sau khi ông mất, để tưởng nhớcông ơn của người có công truyền nghề cho dân chúng, vì vậy đều lấy họNinh ở đầu, vì thế khu này có tên là Ninh Gia ấp, tức Yên Ninh ngày nay.

“Tinh hoa non nước, tú khí biển rộng

Sinh quán ấp Chi Phong, tổ nghề làng Ninh Xá

Nối nghiệp nhà đã là thợ giỏi

Giúp Đinh Lê xây dựng điện đài

Đã có tài lại thêm chí dung

Cùng vua lê về đất thiết lâm

Biết tài năng vua sai ở lại

Sửa đền siêu, chiêu dân lập ấp

Cấp gạo tiền, dân nghèo hội tụ

Tứ xứ về phát triển nghề nông

Ăn đã đủ, tiền tiêu còn thiếu

Truyền nghề mộc làm kế sinh nhai

Công đức này sánh tày cha mẹ

Thay họ mình được lấy họ Ninh

Kể từ khi ấy đến nay

Tên làng, tên họ chữ Ninh đứng đầu”

(Trích văn tế tại làng Ninh Xá, Yên Ninh,Ý Yên, Nam Định)

Trang 38

Hơn 1000 năm nay, người dân trong làng đã trở thành làng nghề chạmkhắc gỗ nổ và có bề dài lịch sử lâu đời nhất Người dân trong khu vực ThiếtLâm, Cái Nành đi khắp nơi trong cả nước xây dựng cung điện, đền chùa,miếu phủ và tạo ra những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ có độ tinh xảo và đòi hỏi

kỹ thuật cao Trong ngọc phả của làng có lưu lại trong Bộ Lễ của triều Lê dotiến sỹ Nguyễn Hoàn viết năm 1749 “Chi lê triều phục hung Nguyên HòaGiáp nọ niên, Lê Đế Hạnh từ quan dân nghệ nghiệp, kiến kỳ hương dânphong tục thuần phác, mộc tượng tinh thông tiện đới ngũ nhân hồi kinh khaimộc phường chấn hưng thủ nghệ” dịch là Thời nhà Lê trung hưng, niên hiệuNguyên Hòa năm Giáp Ngọ (1534), vua Lê (Trang Tông) có qua làng xemdân làm nghề Nhà vua thấy phong tục nơi đây thuần phác, nghề nghiệp tinhthông bèn đem 5 người về kinh đô mở rộng chấn hung nghề mộc”

Ban đầu người dân làm những đồ dùng cần thiết, phục vụ đời sốnghàng hàng ngày Qua quá trình học hỏi, đi làm thuê ở khắp các vùng trên cảnước, tay nghề của người dân ngày càng nâng cao, từ việc làm những sảnphẩm đồ gỗ phục vụ đời sống thường nhật, thì các sản phẩm có tinh xảo đòihỏi kĩ thuật cao đã được hoàn thành bởi bàn tay khéo léo của người thợ nhưcác công trình kiến trúc mang tính tôn giáo, kiến trúc để phục vụ đời sống tâmlinh như đền, chùa, miếu v.v Ngày nay, một cuộc sống tấp nập, nhộn nhịp ởlàng quê Ninh Xá, một lượng lớn xe buôn từ các tỉnh thành lân cận tụ tập đểbốc, xếp hàng để chở đi buôn khắp nơi Một cuộc sống náo nhiệt nơi làngnghề truyền thống, người ra người vào, tiếng cười tiếng nói, tiếng mặc cả củangười buôn kẻ bán Hàng ngày trung bình trăm xe khách buôn ghé qua, hàngtrăm sản phẩm như bàn ghế, sập, đồ thờ được vận chuyển đi Giá cả hợp lý,mẫu mã phong phú chất lượng tốt là những yếu tố thu hút lượng khách lớn đồ

về làng

Trang 39

Về công cụ sản xuất

Để làm ra một sản phẩm hoàn thiện thì ở mỗi giai đoạn sử dụng nhữngcông cụ phù hợp Chẳng hạn ở giai đoạn phác thảo ra hình thù sản phẩm thô,người thợ sẽ dùng cưa để tạo khối Nếu như trước kia công cụ thô sơ, ngườithợ dùng cưa đơn hoặc cưa đôi cắt khúc gỗ ra các hình khác nhau Ngày nay,

sự tiến bộ của công nghệ, người thợ thực hiện thao tác đưa gỗ vào máy cưađược cài đặt sẵn Việc sử dụng máy giúp cho người thợ rút ngắn được thờigian kéo cưa bằng tay

Sau khi có khối gỗ như mình mong muốn, bước tiếp theo là dùng bútphác thảo ra hình hài, đường nét cần đục thông qua các mẫu vẽ đã chuẩn bị từtrước Ngày nay thì công đoạn này được xử lí bằng máy móc hiện đại Ngườithợ chỉ cần chọn mẫu tương ứng sau đó lập trình sẵn trên máy tính, Họa tiếttrên gỗ thường là những điển tích cũ, hay hình long, ly, quy, phụng Như vậy

sẽ đảm bảo được độ chính xác cao hơn, các đường phác thảo rõ nét

Chạm được coi là công đoạn khó nhất, đòi hỏi tay nghề cao, sự khéoléo, là bước tạo nên linh hồn của sản phẩm, vì vậy chỉ có những người thợlành nghề mới đảm nhiệm công đoạn này Dựa trên những nét phác thảo, thợmộc sẽ sử dụng những chiếc đục có hình thù khác nhau để chạm khắc gỗ

Trà lu

Đánh giấy giáp Hoàn thiện

Các bước hoàn thành sản phẩm

Trang 40

Trà lu và đánh giấy giáp là những bước cuối cùng trước khi sản phẩmhoàn thiện, tạo cho sản phẩm trở nên mượt, sáng bóng, tôn lên những hoạt tiếtcủa gỗ Giai đoạn này không đòi hỏi kĩ thuật cao thường là những lao độngphổ thổng thức hiện Nếu trước kia, người dân thường trực tiếp dùng tay vớigiấy giáp để đánh bóng sản phẩm thì hiện nay có nhiều thiết bị hỗ trợ nhưmấy bào, máy đánh bóng

Tuy nhiên, để đưa sản phẩm đến các giai đình sử dụng được, thì ngườithợ sẽ thực hiện công đoạn cuối cùng là phun sơn, sơn son thiếp vàng để đảmbảo sản phẩm có thể giữ được lâu, không mối mọt

Các sản phẩm chính

Ban đầu, những người thợ làng Ninh Xá đi khắp nơi để tham gia xâydựng các công trình kiến trúc như đình, chùa miếu mạo Những công trình nổitiếng cả nước hiện nay cũng một phần nhờ bàn tay khéo léo của thợ mộc làngNinh Xá và có giá trị lịch sử, văn hóa cao Theo lời kẻ của các cụ lão niêntrong làng thì ban đầu những người thợ Ninh Xá chỉ tham gia vào việc làmnhà, đóng thuyền, dựng chùa, tạc tượng, hay làm ra các sản phẩm phục vụ đờisống thường nhật Tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn, người thợ mộc sángtạo ra những sản phẩm mới có giá trị kinh tế, thẩm mỹ cao hơn khởi nguồn từnghệ thuật trang trí trên đồ gỗ, Khi nhắc đến làng Ninh Xá, mọi người thườngnhớ đến những thợ mộc tham gia xây dựng các công trình như Nhà thờ đáKim Sơn, quần thể di tích phủ Dầy v.v Tiếp theo đó là các ẩn phẩm như sâp

gụ, tủ chè, giường, phản được làm ra đáp ứng thị yếu của mọi người Tiếp đóđến thời kì Pháp thuộc ở Đông Dương, chính quyền khuyến khích hoạt độnggiao thương giữa các vùng, khôi phục ngành nghề thủ công mỹ nghệ Vì vậy,người thơ có cơ hội học hỏi, giao lưu, nân cao tay nghề tạo ra sản phẩm mớiphong phú hơn Như vậy có thể nói, ngoài việc vẫn còn duy trì các công việcnhư tạc tượng, làm đình, chạm khắc phù điêu thì các đồ gia dụng như bànghế, kệ, khung gương được đẩy mạnh phát triển

Ngày đăng: 04/08/2018, 10:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w