Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo – mục tiêu và phương hướng

21 1K 1
Quản lý nhà nước về giáo dục  đào tạo – mục tiêu và phương hướng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A: MỞ ĐẦU Xây dựng, phát triển con người, nguồn nhân lực là quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Bởi, nguồn nhân lực là nguồn lực nội tại, cơ bản, có khả năng tái sinh, tự sản sinh và đổi mới phát triển nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Do đó, nguồn nhân lực là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên; vừa là chủ thể, vừa là khách thể, vừa là động lực, vừa là mục tiêu giữ vị trí trung tâm trong các nguồn lực giữ vai trò quyết định thành công của sự nghiệp Đổi mới. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay bên cạnh những ưu thế về lực lượng lao động dồi dào, con người cần cù, thông minh, sáng tạo… vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập về cơ cấu, trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động, thể lực… làm cho năng suất lao động xã hội nước ta thấp hơn các nước trong khu vực từ 2 đến 15 lần. Sức cạnh tranh của lao động Việt Nam thấp. Tại Nhà máy Xi măng Nghi Sơn (Thanh Hóa), tổng quỹ lương của 20 người Nhật làm việc ở đây bằng tổng quỹ lương của gần 2.000 người Việt Nam trong nhà máy. Trong các ngành dịch vụ như Ngân hàng, Y tế,... có tới 40% người có thu nhập từ 14.000USDnăm trở lên thuộc về người nước ngoài. Trong xu thế phát triển của khoa học, công nghệ hiện nay, thì vai trò của nguồn nhân lực càng quan trọng. Trong ngành vi điện tử, trong tổng giá trị của sản phẩm, nguyên liệu chỉ chiếm 13%, lao động cơ bắp chiếm 12%, còn lại 85% là giá trị của tri thức, bí quyết công nghệ và chế thử. Điều đó nói lên vai trò ngày càng tăng của nguồn nhân lực. Tại Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục xác định con người, nhân tố con người là một trong năm quan điểm phát triển: “...phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”; là một trong ba khâu đột phá chiến lược: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược…”; đồng thời cũng là 1 trong 12 định hướng phát triển kinh tế xã hội: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo”. Trong điều kiện đó, quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo là vấn đề hết sức cần thiết . Quản lý Nhà nước về giáo dục – đào tạo là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo, do các cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước từ trung ương tới cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dực và đào tạo, duy trì trật tự, kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà nước. Với mục đích tìm hiểu sự quản lý của Nhà nước về giáo dục đào tạo, em xin chọn vấn đề: “Quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo – mục tiêu và phương hướng” làm đề tài tiểu luận cho học phần: Quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực trọng yếu.

... tạo nhân dân, thực mục tiêu giáo dục nhà nước Với mục đích tìm hiểu quản lý Nhà nước giáo dục- đào tạo, em xin chọn vấn đề: Quản lý Nhà nước giáo dục- đào tạo – mục tiêu phương hướng làm đề tài... đó, quản lý Nhà nước giáo dục- đào tạo vấn đề cần thiết Quản lý Nhà nước giáo dục – đào tạo tác động có tổ chức điều chỉnh quyền lực nhà nước hoạt động giáo dục đào tạo, quan quản lý giáo dục nhà. .. – đào tạo nước ta: .3 1.2 Những hạn chề nguyên nhân cần khắc phục giáo dụcđào tạo nước ta nay: CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO 11 2.1 Mục

Ngày đăng: 21/07/2018, 15:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A: MỞ ĐẦU

  • B: NỘI DUNG

  • CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG NỀN GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO NƯỚC TA

  • 1.1. Những thành tựu của nền giáo dục – đào tạo nước ta:

  • 1.2. Những hạn chề và nguyên nhân cần khắc phục trong nền giáo dục- đào tạo ở nước ta hiện nay:

  • CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO

  • 2.1. Mục tiêu

  • 2.2. Phương hướng 

  • C: KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan