2. Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề : Phân tích một số vấn đề chính là đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động. Phân tích đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hưng Yên. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hưng Yên. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu : Nhiệm vụ : Nghiên cứu về công tác đào tạo , phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hưng Yên. Phạm vi : Đề tài tập trung nghiên cứu bộ máy quản lý và công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hưng Yên. 4. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp phân tích tổng hợp: nghiên cứu sách, báo,luận văn chuyên ngành, từ đó rút ra các hướng đề xuất cho chuyên đề. Phương pháp thống kê: nghiên cứu chỉ tiêu giữa các năm để so sánh về số tương đối và tuyệt đối. Ngoài các phương pháp trên đề tài còn sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh tình hình thực tế cho quá trình thu thập tài liệu và phân tích tài liệu. 5. Kết cấu đề tài : Gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan chung về Công tác đào tạo , phát triển nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hưng Yên Chương 2: Thực trạng về Công tác đào tạo , phát triển nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hưng Yên. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo và phát triển nhân lực trong thời gian tới của Công ty . CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HƯNG YÊN 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ KIẾN TẬP. 1.1.1. Giới thiệu chung về công ty: Tên công ty: Công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng và Phát Triển Hưng Yên. Địa chỉ: Đường 196, thôn Yên Tập, Xã Nhân Hòa, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên Số điện thoại: 0321.369.8686 FAX: 0321.369.8686 1.1.2. Đặc thù, lĩnh vực hoạt động: Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Dịch vụ tư vấn bất động sản. Xây dựng các công trình giao thông đường bộ. Mua bán các máy móc thiết bị xây dựng 1.1.3. Quá trình phát triển: Với nhu cầu xây dựng ngày càng cao của xã hội cùng với sự phát triển và yêu cầu ngày một cao của con người về xây dựng, nắm được nhu cầu này ngày 24032011 đã thành lập công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hung yên gồm có 3 công ty liên kết thành lập bao gồm, công ty vật liệu xây dựng Mỹ Hào, công ty xây dựng Mỹ Hào và công ty xây dựng phát triển Hưng Yên. Thành lập nên công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển Hưng Yên, địa chỉ : Đường 196, thôn Yên Tập, Xã Nhân Hòa, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên, Đại diện pháp lý ông : Lê Duy Thụ làm chủ tịch. Phương châm hoạt động: “Xây dựng để phát triển” Tóm tắt quá trình hoạt động nổi bật: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển Hưng Yên là công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng với các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng; các gói thầu xây dựng về giao thông đường bộ và chung cư nhà ở; xây dựng các công trình theo hạng mục. Công ty chú trọng đấu thầu các gói thầu thuộc định mức vốn tầm trung là chủ yếu như các gói thầu xây dựng chung cư; xây dựng hệ thống giao thông liên huyện, liên xã .v.v. Công ty hoạt động mạnh tại khu vực trực thuộc quản lý trực tiếp của tỉnh Hưng Yên, Dấu ấn đầu tiên của công ty là đấu thầu thành công liên tiếp các hạng mục về xây dựng và cải tạo lại trục đường chính đi qua địa phận huyện Mỹ Hào(đường 196) vào năm 2011 – 2012. Không những thế trong năm 2012 – 2013 công ty đã đấu thầu thành công và xúc tiến xây dựng các hạng mục của ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về khu đô thị Phố Nối 2012 – 2014 đến nay đã hoàn thành toàn bộ, được nghiệm thu từ đoàn thanh tra tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên năm 2012 bắt đầu sự suy thoái bất động sản ở Việt Nam và công ty cũng cũng bị ứ đọng nhiều sản phẩm bất động sản .Nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo, công ty đang từng bước thoát khỏi suy thoái và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn. Gần đây công ty đang có dự định mở rộng kinh doanh, mở rộng quy mô công ty với việc tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ và tuyển thêm 150 công nhân trong lĩnh lực xây dựng. Đây có thể nói là một dấu mốc quan trọng để đánh giá và khẳng định chắc chắn rằng công ty đang đi lên và phát triển mạnh mẽ. 1.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty bao gồm 08 phòng ban: + Phòng Tổng giám đốc. + Phòng Thương mại. + Phòng kiểm tra, giám định, kỹ thuật. + Phòng Tài vụ. + Phòng Kế hoạch, vật tư, thiết bị xây dựng. + Phòng Nhân sự. + Phòng Hành chính. + Phòng kỹ thuật. 1.1.5.Chức năng và các nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban chuyên trách. Công ty có 07 phòng ban chuyên trách. + Phòng thương mại: Thực hiện các công tác tiếp thị, lập hồ sơ đấu thầu, tham gia đấu thầu. Quản lý thực hiện các hợp đồng kinh tế của công ty. Tổng kết tình hình xây dựng kinh doanh của công ty. + Phòng kỹ thuật: Quản lý chất lượng nguyên liệu vật liệu đầu vào, quản lý số lượng vật liệu xuất ra xây dựng, xây dựng định mức tiêu hao vật liệu cho một dự án, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động xây dựng của công ty. + Phòng tài vụ: Là bộ phận quản lý tài chính, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, hạch toán giá thành sản phẩm, giám sát việc chấp hành kỷ luật tài chính, nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Làm thang bảng lương và trả lương cho nhân viên và công nhân của công ty, đồng tời xây dựng các định mức lương thưởng và phúc lợi cho người lao động. Thực hiện công tác quyết toán các khoản chi về nhận nguyên vật liệu và các khoản thu lợi hợp pháp từ các dự án, trình văn bản có kèm biên laic ho cấp lãnh đạo. + Phòng kế hoạch vật tư, thiết bị xây dựng: Thực hiện công tác cung ứng, quản lý vật tư. Lập kế hoạch xây dựng theo dõi và hiệu chỉnh kế hoạch Quản lý trang thiết bị của công ty, định lịch sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị xây dựng Đưa ra bản thống kê chi tiết trình lên ban lãnh đạo về việc nhập vật tư, cũng như cung ứng vật tư cho các dự án của công ty kèm biên lai và bản báo cáo, hàng tháng, hàng quý và hàng năm. + Phòng tổ chức nhân sự: Là bộ phận có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức bộ máy quản lý sản xuất, tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động. Tham gia lấy ý kiến từ các phàng chức năng để lận các bản kế hoặch về nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, hoặch định nhân sự tại thời điểm đó và trong thời gian tới, trình nên cấp lãnh đạo. Trực tiếp hoặch định số lượng nhân lực dự kiến sử dụng để thực hiện một dự án, số lượng nhân sự tại chỗ ( của tổ chức sẵn có ), số lượng nhân sự thuê khoán thời vụ, tuyển thêm. Lập bản báo cáo trình nên các cấp lãnh đạo xem xét. + Phòng hành chính: Phục vụ, tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác hành chánh quản trị, đảm bảo điều kiện làm việc và phương tiện phục vụ xây dựng, kinh doanh của công ty. Thực hiện các công tác về hồ sơ giấy tờ, về luật lệ, luật pháp và các điều kiện cần để công ty tham gia đấu thầu dự án. Thực hiện công tác đánh giá dự án đấu thầu, tham mưu cho cấp lãnh đạo về điều kiện đấu thầu dự án và cá điều kiện lien quan, đánh giá mức đôn quan trọng của dự án từ đó tham mư phương án và mức đấu thầu hợp lý nhất cho lãnh đạo. + Phòng Kiểm tra, kỹ thuật, giám định: Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, Giám định chất lương sản phẩm đầu ra đồng thời giám sát quán trình xây dựng, Chịu trách nhiệm Giám định các sản phẩm xây dựng. Thống kê sản phẩm xây dựng không đạt chuẩn nhằm thông báo kịp thời cho Ban Lãnh Đạo và các phòng ban có liên quan nhằm đưa ra phương án khắc phục sớm và có hiệu quả nhất. 1.1.6. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của công ty Quyết tâm trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản; thi công xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp... Tăng cường quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác mạnh và tập đoàn kinh tế để nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Áp dụng khoa học quản lý tiên tiến, đầu tư trang thiết bị hiện đại, không ngừng đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự nhằm nâng cao năng lực của Công ty. Tiếp tục tăng trưởng mạnh về các chỉ tiêu sản lượng hoàn thành, doanh thu, lợi nhuận; Hoàn thành mọi mục tiêu do Đại hội đồng cổ đông đề ra. Tập trung mọi nguồn lực nâng cao chất lượng công trình, xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đề cao giá trị văn hoá doanh nghiệp. Không ngừng gia tăng giá trị cho các cổ đông và đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động. Duy trì và khẳng định thương hiệu công ty trên thị trường bằng việc hoàn thành các dự án đầu tư; các công trình thi công xây lắp “An toàn, chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ”. 1.1.7. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực trong Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hưng Yên Công tác hoạch định nhân lực Dự đoán nhu cầu nhân lực của công ty : việc xác định nhu cầu về số lượng lao động và cơ cấu lao động trong kỳ kế hoạch của công ty được xây dựng qua các gói trúng thầu xây dựng của công ty.Cụ thể, Phòng nhân sự sẽ xác định nhu cầu nhân lực qua từng gói trúng thầu cụ thể: xác định khối lượng công việc phải hoàn thành trong gói thầu,hao phí lao động để hoàn thành từng bước công việc,đồng thời căn cứ cả vào số lượng lao động nghỉ việc… để từ đó xác định cần bao nhiêu nhân lực để hoàn thành công việc của gói thầu trong thời gian hạn định. Công tác dự đoán nhu cầu nhân lực của công ty rất được coi trong, và được tiến hành thương xuyên. Trong đó, chủ yếu tập trung vào việc: đánh giá số lượng lao dộng hiện có và cơ cấu lao động tại các gói thầu .Với mục đích đánh giá nhân lực hiện tại có đủ và đáp ứng gói thầu chưa để có công tác nhân lực tiếp theo cho phù hợp Công tác phân tích công việc. Công tác phân tích công việc tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển Hưng yên đã được triển khai và thực hiện nhưng chưa thực hiện hoàn thiện: từ việc tổ chức thực hiện phân tích công việc đến việc ứng dụng kết quả phân tích công việc và các hoạt động quản lý nhân sự khác.Thực tế này đang gây ra cho công ty những khó khăn nhất định trong công tác nhân sự. Tuy vậy, hiện nay công ty đã xây dựng được hệ thống phân công công việcnhiệm vụ cho Trưởng, Phó phòng.Bản phân công công việcnhiệm vụ đã được hầu hết các phòng ban công ty xây dựng như: tài vụ ,tổ chức nhân sự …. Công tác tuyển dụng nhân lực. Công ty có quy mô vừa, pham vi hoạt động của công ty chủ yếu là trong địa bàn tỉnh Hưng Yên vì thế nên các hình thức tuyển dụng nhân sự, tuyển dụng công nhân của công ty chủ yếu là : + Thông quan giới thiệu từ người quen. + Thông qua hợp đồng với các đội xây dựng của địa phương. + Tuyển dụng thông qua thông báo tuyển dụng, thông qua phát tờ rơi trên đại bàn tỉnh Hưng Yên Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí. Công ty đã thiết lập được một sơ đồ tổ chức khá chặt chẽ từ trên xuống dưới với những quy định rõ ràng nhiệm vụ tùng phòng.Chính vì vậy ai cũng biết nhiệm vụ và công việc của mình. Điều này dẫn đến tránh chồng chéo nhiệm vụ các phòng với nhau, hơn nữa còn đáp ứng được nhu cầu hoàn thành công việc một cách khoa hoc. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực Công ty có hệ thống đào tạo và phát triển rất văn minh , hiện đại . Cùng với đó cũng đã tổ chức nhiều lớp tạo điều kiện cho nhân viên đc đào tạo trong và ngoài nước , giúp họ nâng cao trình độ , kinh nghiệm cũng như đem lại hiệu quả công việc , năng suốt lao động cho công ty . Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc Công ty luôn có những người quản lý giám sát cấp dưới , mỗi người đều có 1 bảng ghi rõ năng suốt lao động của mình , số ngày nghỉ ốm , tiến trình công việc , thái độ khi làm việc và với đồng nghiệp Quan điểm trả lương và chương trình phúc lợi cơ bản cho người lao động Công ty luôn có chế độ trả lương rõ ràng ,công khai , công bằng ,minh bạch cho nhân viên . Lương thưởng đều dựa vào khả năng , trình độ , năng suốt tạo ra sản phẩm công việc , hiệu quả lao động của nhân viên trong 1 tháng . Lương thưởng cũng đều được trao cho những nhân viên có thành tích lao động tốt . Những nhân viên làm việc không hiệu quả , thiếu chỉ tiêu hay vi phạm nội quy của công ty , vi phạm điều khoản , hợp đồng đều sẽ bị trừ lương tương ứng với mức độ vi phạm . Công ty cũng có chế độ phúc lợi cho nhân viên nhằm khuyến khích tinh thần , tạo long trung thành đối với công ty và đem lại hiệu quả công việc cao hơn. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Khái quát chung về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 1.2.1.1.Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết cơ bản nhất là tiềm năng lao động), gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế xã hội nhất định Đào tạo: Là hoạt động làm cho con người trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Là quá trình học tập để làm cho người lao động có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ. Đào tạo nguồn nhân lực là một loại hoạt động có tổ chức, được thực hiện trong một thời gian nhất định và nhằm đem đến sự thay đổi nhân cách và nâng cao năng lực của con người. + Là quá trình học tập để chuẩn bị con người cho tương lai, để họ có thể chuyển tới công việc mới trong thời gian thích hợp. +Là quá trình học tập nhằm mở ra cho cá nhân một công việc mới dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức. Theo quan niệm này, khi nói đến đào tạo nguồn nhân lực là nói đến việc trang bị cho người lao động: kiến thức phổ thông, kiến thức chuyên nghiệp, kiến thức quản lý... Phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng, biến đổi đáng kể về chất lượng của nguồn nhân lực và sự biến đổi này được biểu hiện ở việc nâng cao năng lực và động cơ của người lao động. Thực chất của việc phát triển nguồn nhân lực là tìm cách nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực đó. 1.2.1.2. Mục đích của đào tạo Đào tạo tự nó không phải là một mục đích, nó chỉ có thể là một phương tiện phục vụ một mục đích: • Xóa bỏ sự rối loạn chức năng do năng lực của nhân viên không phù hợp với nhiệm vụ được giao. • Giúp và hoặc tạo điều kiện dễ dàng cho việc đạt mục tiêu ngắn, trung và dài hạn của tổ chức. Đào tạo là một công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và phát triển nhân viên. Tuy đào tạo chỉ là một thành tố của quá trình phát triển bao gồm tất cả những kinh nghiệm hoàn thiện và phát triển những đặc điểm liên quan đến lao động của các nhân viên. Nhưng đào tạo luôn hướng đến các mục đích rất cụ thể và đạt được các mục đích đó luôn là mong muốn của các doanh nghiệp. Các mục đích của Đào tạo: • Giúp cho nhân viên thực hiện công việc tốt hơn (nâng cao chất lượng và năng suất). Đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp bằng cải tiến năng lực của đội ngũ nhân viên. • Cập nhật các kỹ năng và kiến thức mới cho nhân viên. Huấn luyện cho nhân viên đưa vào những phương pháp làm việc mới. Cải thiện kiến thức kỹ thuật về công nghệ mới cho nhân viên. Về dài hạn, đào tạo tạo điều kiện cho nhân viên thích nghi sâu sắc với một công nghệ mới. • Tạo nên thái độ làm việc đúng đắn, trung thành với tổ chức. • Phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của nhân viên. • Tránh tình trạng quản lý lỗi thời .Đào tạo còn có thể giúp tổ chức thấy trước những thay đổi. • Giải quyết các vấn đề về tổ chức (giải quyết các xung đột). • Xây dựng và củng cố nền văn hóa doanh nghịêp. • Định hướng công việc mới cho nhân viên • Chuẩn bị đội ngũ cán bộquản lý chuyên môn kế cận (giúp cho nhân viên có cơ hội thăng tiến). • Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. • Giúp tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Đào tạo, công cụ phục vụ một mục đích, chỉ có thể đóng tốt vai trò của nó trong một chính sách quản trị và phát triển chung về nguồn nhân lực. Chính sách này phải hội nhập một cách hài hòa nhất có thể được các yếu tố kế hoạch hóa tổng số nhân viên, tiền lương, đánh giá hiệu quả, kế hoạch nghề nghiệp và phát triển. Thực tế, nếu chúng ta không phân biệt trước các yêu cầu cho sự vận hành của doanh nghiệp ta có thể đào tạo những người ở các chức danh mà sau này sẽ biến mất. 1.2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực : Đối với tổ chức, trước hết nó phục vụ nhu cầu đáp ứng trình độ của công việc đòi hỏi hay nói cách khác là để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức.Đối với một công ty mới thành lập với những máy móc, thiết bị mới, tinh vi đòi hỏi người lao động phải có trình độ mới có thể vận hành được, do đó phải đào tạo cấp bách. Ngược lại, đối với một công ty đã tồn tại lâu đời đã có bản phân tích công việc, mô tả công việc thì vấn đề đào tạo lúc này là đào tạo lại những công nhân cũ hoặc đào tạo mới cho công nhân mới được tuyển vào hoặc công nhân cũ làm công việc mới. Ngày nay, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nào mạnh sẽ đứng vững, doanh nghiệp yếu sẽ bị loại trừ. Để đứng vững trên thương trường, để đáp ứng nhu cầu xã hội, doanh nghiệp chỉ còn cách đào tạo người lao động của mình để theo kịp trình độ phát triển nhan chóng.Vậy tác dụng của đào tạo là giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình. Khi người lao động đã đủ trình độ để thực hiện công việc của mình, nó sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Người lao động ý thức được hành vi lao động của mình ,điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được số lượng cán bộ giám trong bộ phận giám sát điều mà mọi tổ chức luôn mong đợi vì nó làm giảm chi phí cho tổ chức. Còn đối với người lao động, sau khi được đào tạo họ sẽ làm việc tự tin hơn với tay nghề của mình.Trình độ tay nghề của họ được cải tạo và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của công việc. Việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động tạo ra tính chuyên nghiệp cho họ.Nói tóm lại là người lao động được trang bị thêm kiến thức tạo ra sự thích ứng với công việc hiện tại cũng như trong tương lai. Đào tạo và phát triển lao động không chỉ có tác dụng đối với doanh nghiệp và lao động mà nó còn có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế. Một nền kinh tế phát triển là nền kinh tế có ngành công nghiệp phát triển. Vì nó sẽ tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội, làm giàu cho xã hội. Và điều quan trọng hơn cả là nó nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động của cả nước, làm cho nền kinh tế không bị tụt hậu mà theo kịp với thời đại. Ý nghĩa của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực : Với những tác dụng như trên thì đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đối với một tổ chức thì quan hệ giữa tổ chức và người lao động sẽ được cải thiện, gắn kết với nhau hơn, nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức; tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Và nó còn có ý nghĩa vô cùng lớn đối với doanh nghiệp đó là có thể đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình. Đối với người lao động, được đi đào tạo họ cảm thấy mình có vai trò quan trọng trong tổ chức, từ đó tạo ra một sự gắn bó giữa họ và tổ chức. Điều quan trọng là nó đã tạo động lực làm việc cho người lao động vì nó đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng phát triển của họ. Đào tạo và phát triển sẽ tạo cho người lao động cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ và cũng là cơ sở phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc. Đối với nền kinh tế, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa thiết thực đó là tạo ra một nền kinh tế phát triển, khẳng định vị thế cạnh tranh của mình với các nước trong và ngoài khu vực. Trong giai đoạn hội nhập này, càng đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao, muốn vậy, phải đào tạo và phát triển. 1.2.2. Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Các phương pháp đào tạo trong công việc: Đào tạo trong công việc là một phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn. Ưu điểm: Không yêu cầu một không gian hay những trang thiết bị riêng biệt đặc thù; học viên được làm việc và có thu nhập trong khi học; học viên có thể nhanh chóng nắm vững được các kỹ năng công việc và đòi hỏi ít chi phí để thực hiện. Nhược điểm: Lý thuyết được trang bị không có hệ thống; học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của người dạy. Điều kiện để đào tạo trong công việc đạt được hiệu quả là các giáo viên dạy nghề phải được lựa chọn cẩn thận và phải đáp ứng những yêu cầu chương trình đào tạo về trình độ chuyên môn, mức độ thành thạo công việc và khả năng truyền thụ; quá trình đào tạo phải được tổ chức chặt chẽ và có kế hoạch. Đào tạo trong công việc bao gồm các phương pháp sau: Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho hầu hết các công nhân sản xuất và kể cả một số công việc quản lý. Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ, theo từng bước về cách quan sát , trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy. Đào tạo theo kiểu học nghề Trong phương pháp này, chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết ở trên lớp, sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề trong một vài năm; được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề. Phương pháp này dùng để dạy một nghề hoàn chỉnh cho công nhân. Phương pháp này thực chất là sự kèm cặp của công nhân lành nghề đối với người học và là phương pháp thông dụng ở Việt Nam. Kèm cặp và chỉ bảo Phương pháp này dùng để giúp cho các cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc trong tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của người quản lý giỏi hơn. Có 3 cách để kèm cặp là: Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp Kèm cặp bởi một cố vấn Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn Luân chuyển và thuyên chuyển công việc. Là phương pháp mà người học viên được luân chuyển một cách có tổ chức từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Những kinh nghiệm và kiến thức thu được qua quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai. Luân chuyển và thuyên chuyển công việc có thể thực hiện theo 3 cách: Luân chuyển đối tượng đào tạo đến một bộ phận khác với một cương vị không thay đổi. Người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ. Luân chuyển người học viên trong nội bộ một lĩnh vực chuyên môn. Các phương pháp đào tạo ngoài công việc. Đào tạo ngoài công việc là các phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế. Ưu điểm: người học sẽ có điều kiện học tập một cách tập trung, nỗ lực và sáng tạo. Nhược điểm: sự chuyển giao kỹ năng thực tế, sử dụng kỹ năng học được vào làm việc thực tế bị hạn chế hơn đào tạo trong công việc. Đào tạo ngoài công việc bao gồm các phương pháp sau: Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp Đối với những nghề tương đối phức tạp, hoặc các công việc có tính đặc thù, thì việc đào tạo bằng kèm cặp không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện và thiết bị dành riêng cho học tập. Trong phương pháp này, chương trình đào tạo bao gồm hai phần: Lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết được giảng dạy tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách. Còn phần thực hành thì được tiến hành ở các phân xưởng thực tập do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướng dẫn. Phương pháp này giúp cho học viên học tập có hệ thống hơn. Cử đi học ở các trường chính quy Các doanh nghiệp cũng có thể cử người lao động đến học tập ở các trường dạy nghề hoặc quản lý do các Bộ, ngành hoặc do Trung ương tổ chức. Trong phương pháp này, người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo. Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo Phương pháp này dùng chủ yếu để đào tạo kỹ năng, cung cấp kiến thức cần thiết chủ yếu cho cán bộ quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp. Các buổi giảng bài hay hội nghị có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc ở một hội nghị bên ngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình đào tạo khác. Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm và qua đó học được các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết. Đào tạo theo kiểu chương trình hoá, với sự trợ giúp của máy tính Đây là phương pháp đào tạo kỹ năng hiện đại mà ngày nay nhiều công ty ở nhiều nước đang sử dụng rộng rãi. Trong phương pháp này, các chương trình đào tạo được viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính, người học chỉ việc thực hiện theo các hướng dẫn của máy tính. Phương pháp này có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹ năng mà không cần có người dạy. Có 3 cách để có chương trình dạy qua máy tính: Thiết kế chương trình. Mua chương trình. Đặt hàng chương trình. Đào tạo theo phương thức từ xa Là phương pháp đào tạo mà giữa người dạy và người học không trực tiếp gặp nhau tại một dịa điểm và cùng thời gian mà thông qua phương tiện nghe nhìn trung gian. Phương tiện trung gian này có thể là sách, tài liệu học tập, băng hình, băng tiếng, đĩa CD và VCD, Internet. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin các phương tiện trung gian ngày càng đa dạng. Phương pháp đào tạo này có ưu điểm nổi bật là người học có thể chủ động bố trí thời gian học tập cho phù hợp với kế hoạch của cá nhân; có thể đảm bảo được chất lượng đào tạo mà không cần đưa giáo viên đến tận người học và do đó tiết kiệm được chi phí đào tạo. Nhược điểm của phương pháp này là thiếu sự trao đổi trực tiếp giữa người học và người dạy, đồng thời các phương tiện cũng phải thiết kế hoặc mua nên cũng phải tính toán cho hợp lý. Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm Phương pháp này bao gồm các cuộc hội thảo học tập trong đó sử dụng các kỹ thuật như: bài tập tình huống, diễn kịch, mô phỏng trên máy tính, trò chơi quản lý hoặc là các bài tập giải quyết vấn đề. Đây là cách đào tạo hiện đại ngày nay nhằm giúp cho người học thực tập giải quyết các tình huống giống như trên thực tế. Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ Đây là một kiểu bài tập, trong đó người quản lý nhận được một loạt các tài liệu, các bản ghi nhớ, các tường trình, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên và các thông tin khác mà một người quản lý có thể nhận được khi vừa tới nơi làm việc và họ có trách nhiệm sử lý nhanh chóng và đúng đắn. Phương pháp này giúp cho người quản lý học tập cách ra quyết định nhanh chóng trong công việc hàng ngày. Mô hình hóa hành vi Đây cũng là phương pháp diễn kịch nhưng các vở kịch được thiết kế sẵn để mô hình hóa các hành vi hợp lý trong các tình huống đặc biệt. 1.2.3. Quá trình đào tạo nhân lực Quá trình Đào tạo được thực hiện qua 4 bước: Bước 1: Xác định nhu cầu Đào tạo Bao gồm: • Đánh giá nhu cầu đào tạo • Xác định nhu cầu cụ thể cho đào tạo. “Đánh giá nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phát triển thông tin để làm rõ nhu cầu cải thiện khả năng thực hiện công việc và xác định liệu đào tạo có thực sự là giải pháp thiết thực?”. Đánh giá nhu cầu đào tạo để loại trừ những chương trình đào tạo không thích hợp, để nhận biết những nhu cầu đào tạo thích hợp còn chưa được đáp ứng và để xác định mục tiêu đào tạo cho các chương trình được vạch ra. Khi đánh giá nhu cầu đào tạo người ta thường bắt đầu từ quan điểm cho rằng kết quả làm việc tồi nên phải đào tạo. Hầu như các công ty chỉ nhận dạng các nhu cầu đào tạo theo phản ứng đối với các vấn đề khi chúng nảy sinh. Tuy nhiên, hiệu quả làm việc không như mong muốn của nhân viên do nhiều nguyên nhân; có những nguyên nhân liên quan đến đào tạo và có cả những nguyên nhân không liên quan đến đào tạo. Các lý do dẫn đến kết quả làm việc tồi: • Các lý do cá nhân mà công ty không thể kiểm soát được : o Khả năng trí tuệ o Khả năng thể lực o Sự ổn định về tinh thần , tình cảm o Hoàn cảnh gia đình và bản thân o Sức khỏe • Các lý do về mặt tổ chức mà cá nhân không thể kiểm soát được : o Công việc hiện tại o Sự thay đổi công việc o Lương o Không có đào tạo o Thiếu đầu tư và máy móc o Thiếu các điều kiện làm việc o Không có kế hoạch o Quản lý kém o Vị trí làm việc và đi lại khó khăn. • Các lý do cá nhân nảy sinh do sự không phù hợp với công việc và tổ chức : o Thiếu hiểu biết về công việc o Có cảm giác được đối xử không công bằng o Thiếu sự khuyến khích động viên o Có sự xung đột hay va chạm cá nhân với các thành viên trong nhóm hay với người giám sát. o Thiếu tự tin hay quá tự tin o Các chương trình đào tạo không phù hợp. Những biểu hiện của nhu cầu đào tạo: • Về phía nhân viên : o Mức độ lãng phí cao, năng suất lao động thấp. o Xảy ra nhiều tai nạn lao động. o Làm việc mất quá nhiều thời gian. o Tỉ lệ vắng mặt cao ( chán , sợ công việc ) o Qúa nhiều sự phàn nàn của khách hàng. • Với người quản lý : o Tỉ lệ nghỉ việc quá cao (không hài lòng với công việc). o Làm việc mất quá nhiều thời gian. o Tinh thần làm việc sút kém. o Thiếu sự hợp tác từ phía nhân viên (đây là điều quan trọng nhất cần đào tạo người quản lý ngay tức khắc). Tất nhiên đào tạo không chỉ vì lý do kết quả làm việc tồi mà có thể vì những mục đích cụ thể của quá trình đào tạo. Các nguồn thông tin đánh giá nhu cầu đào tạo: • Kế hoạch phát triển của công ty • Các ghi chép về nhân viên • Các báo cáo đánh giá kết quả công việc • Các bản mô tả công việc • Sự phàn nàn và phản ứng của khách hàng • Các sai sót hay lỗi lầm • Các báo cáo về tai nạn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HUYỆN UỶ HIỆP HOÀ
ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP: HUYỆN UỶ HIỆP HOÀ
Người hướng dẫn : Nguyễn Tú Anh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Quyên Ngành đào tạo : Quản trị Nhân lực
Hà Nội - 2015
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Lời nói đầu 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
A PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lí do chọn đề tài 4
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp, ý nghĩa 5
7 Kết cấu đề tài 6
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HUYỆN UỶ HIỆP HOÀ 7
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, 7
CÔNG CHỨC CỦA HUYỆN UỶ HIỆP HOÀ 7
1.1.Tổng quan về cơ quan 7
1.1.1.Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 7
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và các mối quan hệ bên trong 10
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển 12
1.2.Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 13
1.2.1 Các khái niệm 13
1.2.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức 15
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 16
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 19
1.2.4.1 Các yếu tố bên trong 19
1.2.4.2 Thực tiễn hoạt động quản lý cán bộ, công chức: 21
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 25
1.3.1.Thời kỳ CNH, HĐH 25
1.3.2 Yêu cầu phát triển thực tế của địa phương, cơ quan 25
Trang 31.3.3 Đặc thù của cơ quan, đơn vị 26
1.3.4 Yêu cầu cải cách hành chính 26
1.3.5.Thực trạng đội ngũ và niềm tin của người dân với đội ngũ 27
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, .29 CÔNG CHỨC CỦA HUYỆN UỶ HIỆP HOÀ- TỈNH BẮC GIANG 29
2.1 Thực trạng 29
2.1.1 Số lượng, cơ cấu 29
2.1.2 Sức khoẻ 29
2.1.3 Trình độ 30
2.1.4 Về phẩm chất, đạo dức 31
2.1.5 Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao: 31
2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 33
2.3 Tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Huyện uỷ Hiệp Hoà 37
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HUYỆN UỶ HIỆP HOÀ 39
3.1 Quan điểm, mục tiêu nâng cao chất lượng 39
3.1.1 Quan điểm 39
3.1.2 Mục tiêu 39
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Huyện uỷ Hiệp Hoà 40
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách về đội ngũ cán bộ, công chức 40
3.2.2 Hoàn thiện quy trình quản lý cán bộ 42
3.2.3 Nâng cao ý thức, khả năng tự hoàn thiện của đội ngũ cán bộ 43
3.2.4 Các giải pháp khác 45
3.2.4.1 Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan 45
3.2.4.2.Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức 45
3.2.4.3.Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, công chức 46
3.2.4.4.Tạo ra môi trường làm việc công dân 48
Trang 43.4 Một số kiến nghị 48
3.4.1 Các cấp uỷ Đảng chuyên chỉ đạo, điều hành 48
3.4.2 Cơ quan quản lý 49
3.4.3 Đối với bản thân đội ngũ cán bộ, công chức 51
KẾT LUẬN 52
Lời cảm ơn 53
Trang 5Lời nói đầu
Bước sang thế kỉ mới, thế kỷ của Khoa học- Công nghệ - Thông tin, cùngvới đó là sự phát triển lớn mạnh, không ngừng nghỉ của xã hội Nắm bắt đượcthời cơ này, đất nước đã có bước chuyển mình nhịp nhàng, uyển chuyển trongcuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại và hơn cả đó làviệc phấn đấu cho mục tiêu chung “ Đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản là nướccông nghiệp hoá- hiện đại hoá” Để phấn đấu cho mục tiêu này, toàn thể nhândân Việt nam và Đảng bộ cùng nhau chung tay không ngừng nghỉ cho sự nghiệpxây dựng đất nước
Sự nghiệp đổi mới hiện nay đòi hỏi Đảng phải xây dựng cho được đội ngũcán bộ, công chức vững mạnh và đồng bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chính trị.Trong đó, cả cán bộ đương chức lẫn đội ngũ cán bộ kế cận phải vững mạnh, đủtiêu chuẩn về mọi mặt Thực tế cho thấy, ở nơi đâu đội ngũ cán bộ có năng lực,nhất là cán bộ cốt cán thì ở đó có phong trào phát triển ở mọi mặt Đảng ta đãkhẳng định: “ Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất màĐảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa Cách mạng”
“Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức đáp ứng yêu cầu của cuộc đổi mới và kế tục sự nghiệp phát triển”
Với đường lối đổi mới đúng đắn sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam,đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấpsang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường,theo định hướng XHCN có sự tham gia quản lý của Nhà nước Bằng những cáicách mạnh mẽ về kinh tế, chúng ta đã vượt qua được khủng hoảng, ổn địnhchính trị, phát triển KT- XH, đưa đất nước vững bước đi lên CNXH, hội nhậpvào sự phát triển của khu vực và thế giới Cùng với công cuộc cải cách kinh tế,công cuộc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trịcũng từng bước được triển khai Hệ thống chính trị cũng ngày càng phát triển vàtừng bước được hoàn chỉnh để điều chỉnh ngày một hiệu quả các quan hệ kinh tế
- xã hội Bộ máy Nhà nước dần dần được chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực, hiệuquả trong công tác điều hành và quản lý xã hội, công tác hành chính nhà nướccủa các cấp chính quyền trong cả nước còn bị buông lỏng ở nhiều khâu , hiệu
Trang 6quả, hiệu lực quản lý của chính quyền chưa cao Đứng trước tình hình đó, Đảngcộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương cải cách nền hành chính nhà nước vàhoàn thiện nhà nước CHXHCNVN Một trong những nội dung quan trọng củacông cuộc cải cách hành chính là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hànhchính vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực, trình độ chuyên môn cao,
có kĩ năng quản lý vận hành bộ máy Nhà nước để thực hiện có hiệu quả chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Đội ngũ cán
bộ, công chức có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quảhoạt động của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền cấp Huyện uỷ nóiriêng Hiệu lực quản lý Nhà nước được thực hiện bởi số lượng, chất lượng củađội ngũ cán bộ, công chức, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: “cán bộ nàothì phong trào ấy” Do vậy, nhận biết được thực trạng của đội ngũ cán bộ, côngchức Huyện uỷ Hiệp Hoà là yếu tố cơ bản có tính quyết định góp phần nâng caođưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức huyện uỷ Hiệp Hoà cónhững tiến bộ đáng kể , góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợinhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Tuy nhiên, hiện nay trong công tác cán bộ; xét
về chất lượng, số lượng và cơ cấu, còn có mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi củathời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
Trong quá trình kiến tập tại Huyện uỷ Hiệp Hoà, do thời gian khôngnhiều, quá trình nghiên cứu tài liệu chưa thực sự được kĩ càng, nhận thức vềchuyên môn chưa nhiều, do vậy bài báo cáo của tôi không tránh khỏi những saixót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp, lời khuyên chân thành từ phíalãnh đạo, cán bộ trong cơ quan và đặc biệt là các thầy cô trong khoa Tổ chức vàQuản lý nhân lực để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hiệp Hoà, ngày 28 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Quyên
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- BTV, TT: Ban Thường vụ, Thường trực
- HĐND, UBND: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
- TW: Trung ương
- AN, QP: An ninh, Quốc phòng
-ĐT, BD: Đào tạo, Bồi dưỡng
Trang 8A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nướcCHXHCNVN, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là côngcuộc cải cách hành chính- lĩnh vực có ảnh hưởng sâu rộng tới các lĩnh vựckhác.Các nội dung cải cách hành chính Nhà nước ta xác định bao gồm: Cải cáchthể chế hành chính, cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức trong sạch, vững mạnh, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
bộ máy Nhà nước.Trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, mở cửa hộinhập kinh tế quốc tế là cả quá trình phấn đấu lâu dài, bền vững Có chiến lượcphát triển cụ thể, rõ ràng.Tất cả những nội dung này đều hướng tới mục tiêuchung đó là: Xây dựng bộ máy hành chính ngày càng kiện toàn, xây dựng độingũ cán bộ trong sạch, vững mạnh từng bước đi lên CNXH
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo quan điểm của Chủtịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh 2 yếu tố là “Đức” và “ Tài’ trong đó lấy đức làmgốc, cái nền tảng của cán bộ Người không có gốc thì cũng giống như 1 cái cây,
sẽ héo úa, không thể tồn tại được Người cán bộ phải có đạo đức, không có đạođức dù tài giỏi đến đâu thì cũng không thể lãnh đạo được nhân dân, đón nhậnđược tình cảm từ phía người dân Đức, tài phải luôn song hành cùng nhau, dựavào nhau để đạt được mong ước cuối cùng của người lãnh đạo.Chủ tịch Hồ ChíMinh cũng khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, công việc thànhcông hay thất bại là đều ở cán bộ mà ra Nếu không có đội ngũ cán bộ tốt thì mọichủ trương, đường lối, nhiệm vụ tốt cũng khó có thể trở thành hiện thực
2 Mục tiêu nghiên cứu.
Thấy được thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Huyện uỷhuyện Hiệp Hoà Nghiên cứu vấn đề nhằm làm rõ những điểm tích cực, điểmhạn chế, sai xót trong quá trình thực hiện, từ đó đưa ra các những kiến nghị, giảipháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, phát huy điểmtích cực, ngăn chặn những hạn chế nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.Thông qua
đó đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, phát triển xã hội của địa phương
Trang 93 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức
Tìm hiểu thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức của Huyện
uỷ Hiệp Hoà
Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức
4 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu ở Huyện uỷ Hiệp Hoà và các phòngban khác trong và ngoài cơ quan
Thời gian nghiên cứu: 2013-2016
Nội dung chính: Tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải phápnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Huyện uỷ huyện Hiệp Hoà
5 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp quan sát: Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi thường chủđộng, ghi chép và quan sát những vấn đề liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu Nógiúp ích to lớn cho tôi, tôi có thể học hỏi được nhiều điều và rút ra bài học kinhnghiệm cho bản thân
Phương pháp đánh giá: Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccủa Huyện uỷ huyện Hiệp Hoà về sức khoẻ, cơ cấu, số lượng, trí lực
Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các thông tin liên quan đến đềtài trong quá trình kiến tập tại cơ quan Thu thập từ nhiều nguồn tin khác nhau,rồi từ đó lọc ra những thông tin cần thiết đưa vào đề tài nghiên cứu
Phương pháp thống kê: Thống kê lại thông tin thu thập được, xử lý số liệuthống kê
Phương pháp xử lý thông tin: Phân tích và tổng hợp lại những thông tincần thiết, tra tìm các thông tin có liên quan
6 Đóng góp, ý nghĩa.
Ý nghĩa về mặt lý luận: Quan đề tài nghiên cứu, tôi muốn hướng tới thựctrạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từ đó đưa ra các
Trang 10hệ thống, tiêu chí đánh giá để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu nhằm đưa racác giải pháp, khuyến nghị, thực hiện tốt nhất công tác nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Đề tài đã có những đóng góp bổ ích cho chínhbản thân, giúp tôi có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận thêm về công tác nâng cao chấtlượng cán bộ, công chức của cơ quan Đề tài không những là tài liệu bổ ích chobản thân, giúp tôi vận dụng được những lý thuyết đã học vào thực tiễn, đồngthời nó còn là tài liệu cho những người quan tâm, giúp cơ quan đánh giá sâu sắc
về hệ thống đội ngũ cán bộ,công chức, đảng viên tại cơ quan
7 Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài có kết cấu 3chương:
Chương I Tổng quan về huyện uỷ Hiệp Hoà
Chương II Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Huyện
uỷ Hiệp Hoà
Chương III Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức của Huyện uỷ Hiệp Hoà
Trang 11CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HUYỆN UỶ HIỆP HOÀ
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CỦA HUYỆN UỶ HIỆP HOÀ 1.1.Tổng quan về cơ quan
1.1.1.Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
a, Vị trí cán bộ, công chức trong Huyện uỷ
Đặc thù của Huyện uỷ là cơ quan lãnh đạo toàn bộ hệ hống chính trị nênđội ngũ cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo.Đội ngũ cán bộ, công chức Huyện uỷ là những người giúp cho BTV Huyện uỷthực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình trong toàn bộ các mặt của đời sống- xãhội
Theo quy định 220- QĐ/TW ngày 27/12/2013 của Ban bí thư về chứcnăng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việchuyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ trực thuộc thành uỷ, tỉnh uỷ( gọi chung là cơquan tham mưu, giúp việc huyện uỷ) Bao gồm: Văn phòng, Ban Tổ chức, cơquan Uỷ ban kiểm tra, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận
Là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ, trực tiếp và thường xuyên là BTV,
TT huyện uỷ về công tác tổ chức xây dựng Đảng gồm: tổ chức, cán bộ, đảngviên, bảo vệ chính trị nội bộ; là cơ quan chuyên môn , nghiệp vụ về công tác tổchức cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của Huyện uỷ
Là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ mà trực tiếp và trực tiếp,thườngxuyên là BTV, TT Huyện uỷ về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vựcchính trị, tư tưởng, tuyên truyền lý luân chính trị , báo chí, xuất bản, văn hoá,văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương Giúp Huyện uỷ chỉ
Trang 12đạo, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ về công tác tuyên giáo trên địabàn huyện.
Giúp Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác dân vận bao gồm: Công táctôn giáo, nghiên cứu, cụ thể hoá chủ trương, nghị quyết của TW và Tỉnh uỷ vềcông tác dân vận, đề xuất, chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các kế hoạch côngtác và và văn bản chỉ đạo của huyện uỷ ban Thường vụ Huyện về công tác dânvận
Giúp uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn vềcông tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỉ luật Đảng trong đảng bộ Là cơ quanchuyên môn , nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỉ luật trongĐảng của Huyện uỷ
c, Nhiệm vụ
Giúp Huyện uỷ nghiên cứu, cụ thể hoá những chủ trương, nghị quyết củacấp trên về công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức, côngtác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; đề xuất, chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị cácnghị quyết, quyết định của Huyện uỷ và Ban Thường vụ Huyện uỷ về các mặtcông tác nói trên
Chuẩn bị hoặc thẩm định các vấn đề, đề án về tổ chức, cán bộ trước khitrình Huyện uỷ và Ban Thường trực Huyện uỷ xem xét, quyết định
Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra các phòng ban, ngành, đoàn thể Huyện vàcác Đảng uỷ(chi uỷ) trực thuộc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của TW, tỉnh uỷHuyện uỷ về công tác tổ chức cán bộ và công tác xây dựng Đảng về tổ chức,công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng
Tổ chức nghiên cứu hoặc phối hợp với các ban ngành liên quan nghiêncứu, cây dựng các chuyên đề về công tác tổ chức cán bô, công tác xây dựngĐảng về tổ chức, công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng nhằm nâng cao năng lựclãnh đạo của tổ chức Đảng, nâng cao chất lượng Đảng viên, xây dựng và quản lýđội ngũ cán bộ
Giúp BTV Huyện uỷ quản lý biên chế cơ quan Đảng, đoàn thể Huyện;thực hiện chính sách về cán bộ, thẩm định việc điều động, luân chuyển, tiếp
Trang 13nhận tuyển dụng cán bộ về công tác tại các ban Đảng, đoàn thể Huyện và cáccán bộ BTV Huyện uỷ quản lý trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Hướng dẫn thực hiện việc quản lý hồ sơ cán bộ, đảng viên và trực tiếpquản lý hồ sơ cán bộ thuộc diện BTV Huyện uỷ quản lý, hồ sơ đảng viên vàphiếu Đảng viên
Phối hợp với TTBDCT Huyện xây dựng và theo dõi thực hiện kế hoạchđào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ về về công tác tổ chứccán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức, công tác bảo vệ chính trị nội bộĐảng cho cấp uỷ cơ sở Đảng trực thuộc, đề xuất việc chọn cử cán bộ đi học vàthực hiện chế độ, chính sách đối với họ
Cùng với các ban ngành, đoàn thể Huyện uỷ và các cấp uỷ trực thuộc xâydựng và quản lý quy hoạch cán bộ của huyện
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của TT, BTV Huyện theo định
kỳ, tuần, tháng, quý, năm, nhiệm kỳ cấp uỷ và các kế hoạch giải quyết công việcđột xuất của cấp uỷ trình Thường trực Huyện uỷ phê duyệt triển khai thực hiện
Tổng hợp thông tin trên các lĩnh vực KT- XH, AN, QPvà xây dựng hệthống chính trị, tham mưu giúp BTV, BCH ban hành văn bản chỉ đạo Đồng thờihướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị cơ sở
Chuẩn bị các loại văn bản phục vụ hội nghị TT, BTV, BCH Đảng bộhuyện và phục vụ các chương trình làm việc của Bí thư, Phó Bí thư Huyện uỷ
Thừa lệnh ký các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện uỷ khi đượcThường trực, Ban thường vụ và Thủ trưởng cơ quan Huyện uỷ giao nhiệm vụ Tham mưu giúp Huyện uỷ, BTV Huyện uỷ trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiệncông tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật, Nhà nước và tổ chức nghiên cứu, học tập các nghị quyết của Đảng.Chủ trì sự phối hợp giữa các đoàn thể chính trị- xã hội của Huyện để làm tốt cácnội dung công tác nêu trên và nhiệm vụ chính trị của Huyện trong từng thời kỳđến nhân dân, giúp mọi người hiểu và tự giác thực hiện
Theo dõi, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích tình hình tư tưởng của cán bộ,đảng viên và quần chúng nhân dân ở địa phương, để kịp thời tham mưu, đề xuất,
Trang 14với Huyện uỷ giải pháp đấu trang chống tư tưởng sai trái với đường lối, quanđiểm của Đảng, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Huyện góp phần tạo sựđồng thuận trong xã hội, sự thống nhất cao trong đảng Trực tiếp chỉ đạo vàquản lý hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội trong việc nắm bắt
và tổng hợp , phân tích thông tin, báo cáo Thường trực Huyện uỷ và cơ quanchuyên môn cấp trên Thực hiện đổi mới nội dung, hình thức học tập sao chophù hợp với trình độ, yêu cầu của sự phát triển tới đội ngũ đảng viên
Tham mưu cho Huyện uỷ trong việc định hướng tư tưởng cho các hoạtđộng chính trị, kinh tế, văn hoá, văn nghệ, khoa giáo từ Huyện uỷ đến cơ sở,hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị nghị quyết của Đảng về lĩnh vựcvăn hoá, văn nghệ và công tác khoa giáo
Sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ huyện và phối hợp với các ngànhchuyên môn trong trong việc nghiên cứu, thẩm định các hoạt động liên quan đếnlịch sử của Đảng bộ huyện và các sự kiện lịch sử ở địa phương Hướng dẫn các
cơ sở trong việc biên soạn lịch sử truyền thống của ngành và đơn vị
Giúp TT Huyện uỷ tiếp dân và giải quyết đơn thư, kiến nghị của tổ chức
và công dân
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và các mối quan hệ bên trong
- Tổ chức bộ máy của Huyện uỷ Hiệp Hoà bao gồm:
+ Thường trực Huyện uỷ: 02 đồng chí
+ Văn phòng Huyện uỷ: 10 đồng chí
+ Ban Tổ chức Huyện uỷ: 07 đồng chí
+ Cơ quan Uỷ ban kiểm tra:07 đồng chí
+ Ban Tuyên giáo Huyện uỷ: 05 đồng chí
+ Ban Dân vận HU: 03 đồng chí
Trang 15a, Quan hệ với BTV, TT huyện uỷ, các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ
Các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện uỷ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo củaHuyện uỷ, tực tiếp và thường xuyên là BTV, TT huyện uỷ; thực hiện chế độbáo cáo, xin ý kiến và đề xuất về vấn đề thuộc trách nhiệm về lĩnh vực đượcphân công với ban thường vụ và thường trực Huyện uỷ; về chương trình côngtác của mỗi cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện uỷ
Các cơ quan tam mưu, giúp việc Huyện uỷ định kỳ báo cáo công tác với
cơ quan tham mưu, giúp việc tương ứng của tỉnh uỷ chịu sự hướng dẫn, kiểm tra
về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan tham mưu, giúp việc tương ứng của tỉnh
uỷ theo quy định
b.Quan hệ với MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội cấp huyện( quan
hệ phối hợp)
Trong phạm vi, lĩnh vực công tác, các cơ quan tham mưu, giúp việcHuyện uỷ chủ trì, phối hợp với MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội cấphuyện triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của cấp trên
và cấp mình
Phối hợp nghiên cứu, hướng dẫn kiểm khai nghị quyết, chỉ thị, quy định,quy chế và kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ được Huyện uỷ, BTVhuyện uỷ giao
c Quan hệ với thường trực HĐND và UBND huyện( quan hệ phối hợp)
Khi thực triển khai thực hiện nhiệm vụ tham mưu có gắn với công tácquản lý nhà nước, các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện uỷ phối hợp với banthường trực HĐND ; các cơ quan đảng, nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ lẫn nhau
để cũng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao
Tại kỳ họp HĐND và UBND huyện bàn chủ trương, quyết định, chínhsách, chế độ… có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì đạidiện lãnh đạo cơ quan đó được mời tham dự, tham gia ý kiến Những nội dungcần thiết, lãnh đạo cơ quan làm việc trực tiếp với thường trực HĐND và UBND
để phối hợp thực hiện nhiệm vụ
Trang 16d, Quan hệ với cấp uỷ cơ sở và bộ phận tham mưu giúp việc của cấp uỷ
cơ sở
Quan hệ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện uỷ với các cấp uỷ
cơ sở là quan hệ phối hợp, hướng dẫn trao dổi trong việc thực hiện công tácchuyên môn và công tác cán bộ theo phân cấp
Quan hệ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện uỷ với bộ phậntham mưu, giúp việc cấp uỷ cơ sở là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra về chuyênmôn nghiệp vụ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công
Là một huyện có vị trí địa chính trị quan trọng Là nơi rất thuận lợi choviệc thông thương kinh tế- xã hội, là cơ sở đặc biệt cho các hoạt động QP, AN
Với vị trí địa lý và tự nhiên đa dạng, Hiệp Hoà có tất cả thuận lợi và khókhăn có thể coi đây là một đặc thù để tạo ra những dáng vẻ riêng về tất cả cáclĩnh vực KT- XH và văn hoá của một vùng đất, cũng như tạo nên những phẩmchất riêng biệt của người dân Hiệp Hoà trong quá trình dựng nước và giữ nước;với sức mạnh ấy, Hiệp Hoà sẽ đi tới tương lai với tất cả hứa hẹn của một thiênnhiên đa dạng và hào phóng
b, Điều kiện kinh tế- xã hội
Kinh tế Hiệp Hoà phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp,dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giảm tỉ trọng nông nghiệp Với mục tiêu đó,toàn huyện đã nỗ lực phấn đấu thực hiện, đến nay tỷ trọng về nông- lâm – thuỷ
Trang 17sản đã giảm xuống còn 63%, Công nghiệp xây dựng tăng lên13,05%, 23, 95%.Huyện xác định phát triển KT- XH từ nay đến năm 2020 phải nằm trong chiếnlược phát triển của tỉnh theo hướng bền vững kinh tế- văn hoá- xã hội Chuyểnđổi cơ cấu và thực hiện CNH, HĐH phù hợp với điều kiện của huyện nhằm đưahuyện đứng vào loại khá trong tỉnh, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độphát triển giữa Hiệp Hoà và các huyện, thành phố mạnh của tỉnh, cùng với cảnước chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Cơ cấu GTSX năm 2010: Công nghiệp- xây dựng là 15%, Thương dịch vụ 25% và Nông- lâm- thuỷ sản là 60%; năm 2015 lần lượt là 28%- 30%-42%; năm 2020 là 37%- 35%- 28%
mại-Để đạt được mục tiêu đó từ nay đến 2020, huyện tập trung phát huy tối đalợi thế về đất đai, khai thác mọi tiềm năng về lao động và các nguồn lực khác.Nhưng trên hết đó là sự quản lý, lãnh đạo và quan tâm của đội ngũ cán bộ, côngchức của toàn huyện, nhằm góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu đó
Hiệp Hoà- Một vùng quê cách mạng được nhắc đến như một lời gợi mở,
đã hiện hữu trong chúng ta về quê hương vốn giàu truyền thống yêu nước vàcách mạng, hay nói cách khác đã gieo vào lòng người Hiệp Hoà niềm tự hào vàtình cảm thân thương, sâu nặng Không chỉ chúng ta, chủ nhân của mảnh đất này
mà bạn bè chúng ta, mỗi khi có dịp đặt chân lên mảnh đất ấy đều không khỏingưỡng mộ, thân quen bởi sức hấp dẫn, đa dạng- rất riêng và phong cách
Từ khi có Đảng, người dân Hiệp Hoà đã gắn mình với Đảng, nhập thânvới phong trào đấu tranh cách mạng của cả nước Mỗi tên xã, làng, với hàngtrăm, hàng nghìn người dân Hiệp Hoà qua các thời kỳ lịch sử đã gắn liền vớinhững chiến công và góp phần to lớn vào sự nghiệp giữ gìn, xây dựng quêhương, xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp hơn trong cộng đồng dân tộc ViệtNam
1.2.Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
1.2.1 Các khái niệm
Nâng cao : Là khái niệm chỉ sự vượt bậc lên một tầm cao mới mangnhững đặc điểm tiến bộ, văn minh hơn
Trang 18Chất lượng: Là một định nghĩa đã tồn tại rất lâu trong lịch sử Trong từnggiai đoạn phát triển của sản xuất đã xuất hiện nhiều định nghĩa về chất lượng:theo Tổ chức Quốc tế và Tiêu chuẩn hoá “Chất lượng là toàn bộ các đặc tính củamột thực thể, tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn các nhu cầu đã được công
bố hay tiềm ẩn”; Theo Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Á : “Chất lượng làmức độ phù hợp với người tiêu dùng” Dù tiếp cận ở từng góc độ khác nhau chấtlượng đều phải đảm bảo: phù hợp với tiêu chuẩn đã được công bố, phù hợp vớinhững đòi hỏi của người sử dụng, sự kết hợp và đòi hỏi của người tiêu dùng Đó
là yêu cầu không thể thiếu để đánh giá chất lượng của loại hàng hoá, dịch vụ nàođó
Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, Tổ chức Chính trị- xã hội ở TW, tỉnh, thành phố, trực thuộc TW, ở huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong biên chế và được hưởng lương từ ngânsách nhà nước
+ Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã
+ Chủ tịch Hội nông dân xã
+ Chủ tịch Hội nông dân xã
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm, vào ngạch,chức vụ chức danh trong cơ quan ĐảngCộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
Trang 19chính trị- xã hội ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quânđội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhânquốc phòng trong cơ quan , đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩquan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức Chính trị- xãhội(Sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách Nhà nước, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lýcủa đơn vị sự nghiệp công lập thì được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sựnghiệp công lập theo quy định của pháp luật bộ luật lao động 2014.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá trình
độ năng lực, phẩm chất đạo đức, khả năng thích ứng để đạt được hiệu quả caonhất những nhiệm vụ được giao
-> Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là việc nâng cao mộtcách toàn diện từ trình độ, năng lực, mức độ hoàn thành công việc, phẩm chấtđạo đức, văn hoá ứng xử cho tới sức khoẻ của họ nhằm đem đến những hiệu quả
to lớn góp phần vào mục tiêu chung của cơ quan, tổ chức
1.2.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức
Với những đặc trưng riêng biệt của mình là làm việc trong các cơ quanhành chính Nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức giữ vai trò to lớn trong tổ chứcnói chung và tại Huyện uỷ huyện Hiệp Hoà nói riêng.Cán bộ, công chức là mộtmắt xích quan trọng không thể thiếu của bất kì nền hành chính nào Đội ngũ này
có vai trò thực thi nhiệm vụ dựa trên hệ thống pháp luật của Nhà nước, đảm bảothực thi để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo hiệu lực của cácđường lối, thế chế của giai cấp cầm quyền
Để khẳng định được vai trò quản lý của mình, đội ngũ cán bộ, công chứcphải tự xác định được vai trò của mình, nâng cao tri thức để đảm nhận công việcphục vụ sự nghiệp cách mạng, quản lý Nhà nước và phục vụ vì nhân dân Luôn
có tư tưởng vững chắc, đấu tranh chống những biểu hiện thờ ơ, coi thường, háchdịch, lơ là trước những đòi hỏi của nhân dân trong khả năng của mình, chốngphương pháp làm việc bàn giấy hình thức Cần thể hiện rõ vai trò của mình
Trang 20thông qua làm việc một cách cụ thể, trung thực, chu đáo và thực hiện các côngviệc thuộc chuyên môn một cách cẩn trọng, nhanh chóng, chính xác Không đểxảy ra tình trạng giải quyết công việc tắc trách, vô tổ chức mà phải tiến tới xâydựng tổ chức có uy tín, “xúc tiến tiến trình chung của công việc, không đượclàm cho nó trì trệ” điều hành và giải quyết kịp thời những thắc mắc chính đángcủa người dân
Hiệu quả của tổ chức được nhìn nhận, đánh giá là tốt thông qua hiệu quảhoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức Ở đó, cán bộ, công chức luôn chủđộng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, giữ vững mối quan hệ bên trong và bênngoài công việc, thu hút quần chúng tham gia ngày càng đông đảo vào công tácquản lý.Theo Lênin “ Muốn quản lý được cần phải có am hiểu về công việc và
là một người quản lý giỏi” và “ không thể quản lý được nếu không có kiến thứcđầy đủ cũng như sự tinh thông khoa học quản lý”
Kế tục những tư tưởng lớn lao về vai trò của đội ngũ công chức trong nềnhành chính, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn khẳngđịnh tầm quan trọng của đội ngũ công chức Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả củanền hành chính trên các lĩnh vực thì nhất thiết phải xây dựng đội ngũ công chứcgiỏi về chuyên môn, kinh nghiệm, có phẩm chất chính trị và cách mạng, hiểubiết về quản lý hành chính Nắm vững được những yêu cầu này sẽ giúp chúng taxây dựng được đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở nước
ta hiện nay
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Công tác đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức là 1 lĩnh vực rất
đa dạng và nhạy cảm, nếu không cẩn trọng có thể để xảy ra những hậu quả khônlường Nó liên quan trực tiếp đến con người, hơn nữa đó còn là cơ sở vững chắccho việc xây dựng, công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí sắp xếp, sử dụng, đàotạo bồi dưỡng đánh giá, đãi ngộ, quan hệ, văn hoá tổ chức, điều kiện và môitrường làm việc, khen thưởng, kỉ luật…có thể đánh giá chất lượng cán bộ, côngchức qua các tiêu chí:
Thứ nhất là số lượng : Cần có số lượng cán bộ, công chức phù hợp với cơ
Trang 21cấu tổ chức Tránh gây ra hiện tượng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ dẫn đếnđùn đẩy trách nhiệm giữa các cá nhân, hơn nữa còn làm lãng phí, thiệt hại lớnđối với tổ chức nói riêng và xã hội nói chung Việc có đủ số lượng hay khôngphụ thuộc lớn vào việc tuyển dụng, bởi tuyển dụng là khâu đầu tiên trong chutrình quản lý công chức, có tính quyết định cho sự phát triển một cơ quan, tổchức, đơn vị Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ vịtrí việc làm và chỉ tiêu biên chế và thông qua các hình thức thi tuyển theonguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tínhcạnh tranh công bằng.
Thứ hai: Cơ cấu
Có cơ cấu cụ thể, rõ ràng Ở đó ta thấy rõ được sự phân cấp, phân quyềnchức năng, nhiệm vụ Cơ cấu tổ chức có phù hợp thì mới đem lại hiệu quả, hiệulực trong công tác thực thi góp phần vào hoàn thành mục tiêu lâu dài của cơquan, tổ chức
Thứ 3: Sức khoẻ
Sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người khi được sinh ra và lớn lên, đặcbiệ đối với người lao động, trong đó đáng chú tâm hơn cả là đội ngũ người laođộng trí óc sức khoẻ là cần thiết hơn bao giờ hết Vì vậy, sức khoẻ đối với cán
bộ, công chức cực kỳ quan trọng, dù có trình độ, năng lực giỏi đến mấy thì cũngkhó có thể hoàn thành tốt được công việc được giao, ngược lại nếu có sức khoẻcông với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi thì cán bộ, công chức sẽ đảmnhận được công việc và có khả năng hoàn thành công việc cao hơn Như vậy để
có được sức khoẻ tốt nhất để thực thi công vụ, trước hết đòi hỏi mỗi cá nhânphải tích cực rèn luyện thể lực, tự bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, bêncạnh đó nhà nước cần tiếp tục có chế độ chăm sóc đời sống tinh thần , vật chấtcho cán bộ, công chức và nhân dân ngày một tốt hơn
Thứ 4: Trí lực, yếu tố này được thể hiện ở các phương diện
Phẩm chất đạo đức: Giữ vững lập trường, tư tưởng chính trị nó thể hiện
xu hướng về thế giới quan, nhân sinh quan, về sự trung thành đối với lợi ích vàmục tiêu của giai cấp, dân tộc hơn nữa còn cho ta thấy xu hướng của các đặc
Trang 22điểm tâm lý cũng như biểu hiện về hành vi của con người Phẩm chất này biểuhiện thông qua lối sống lành mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sởlập trường của giai cấp công nhân đã được chứng minh qua bao lớp thế hệ, cóquan điểm sống làm việc, hệ thống động cơ, quan điểm về quản lý con người, vềđịnh hướng giá trị, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, có khả năngnhận thức và vận sáng tạo chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Kiên định với mục tiêu chung độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trước sau nhưmột.
Trình độ, năng lực công tác:
Trình độ thể hiện thông qua hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm,đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trình độ văn hoá,chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về trình độ quản lý Nhà nước, năng lực dự báo
và định hướng sự phát triển có ý thức tham gia và sẵn sàng đấu tranh bảo vệquan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Khối lượng công việc hoàn thành: Khả năng hoàn thành tốt công việcđược giao nghĩa là đạt hiệu quả cao cả về số lượng lẫn chất lượng công việc.Luôn luôn phấn đấu thực hiện tốt các quy định, chính sách pháp luật, chủtrương, đường lối của Đảng và Nhà nước Hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra, gópphần tích cực và công cuộc hoàn thành mục tiêu của tổ chức
Kết quả đánh giá của cơ quan, đơn vị: Tuỳ thuộc vào từng cơ quan, đơn vị
có những tiêu chí nhận xét, đánh giá khác nhau nhưng đều dựa trên những tiêuchí chung nhất định Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết địnhkết quả đánh giá, cần có quy định chặt chẽ Hiện nay, việc đánh giá chưa thực sựsát xao, vẫn còn bộ phận dựa vi phạm lỗi chủ quan, thiên vị và thiên về tìnhcảm, do vậy việc đánh giá chưa đúng, chưa đủ, dẫn đến sự mất công bằng giữacác cá nhân
Từ đầu năm 2013, BTV Huyện uỷ Hiệp Hoà xác định nhiệm vụ trọng tâmcần tập trung chỉ đạo là công tác cán bộ, công chức Đồng chí Mai Sơn, Bí thưHuyện uỷ cho biết: “Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của TW và củatỉnh, BTV huyện uỷ cụ thể bằng các đề án, kế hoạch phù hợp với tình hình địa
Trang 23phương để lãnh đạo, thực hiện.”
Huyện uỷ thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá cán bộ,công chức diệnBTV Huyện uỷ quản lý, qua đó kịp thời phát hiện những nhân tố mới, đưa rakhỏi diện quy hoạch, cho thôi giữ chức vụ, xử lý kỉ luật những đồng chí nănglực hạn chế, tín nhiệm thấp, vi phạm kỷ luật
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
1.2.4.1 Các yếu tố bên trong
Một là hệ thống triết lý, chính sách: Nhà nước ta là nhà nước của dân, dodân và vì dân Pháp luật là hệ thống các chế tài nhằm mục đích bảo vệ quyền vàlợi ích chính đáng của nhân dân Quản lý Nhà nước bằng pháp luật và tăngcường pháp chế là nguyên tắc hiến định, đòi hỏi phải được thực hiện trên cơ sởpháp luật Điều đó đồng nghĩa với việc hệ thống các chính sách của Nhà nướcphải chấp hành luật và các quyết định của Quốc hội trong chức năng thực hiệnquyền hành pháp, khi ban hành quyết định quản lý hành chính phải phù hợp vớinội dung và mục đích của luật Pháp luật phải được chấp hành một cách nghiêmchỉnh, mọi người đều có quyền và trách nhiệm bình đẳng trước pháp luật Nếuthực hiện sai, thì tổ chức, các nhân đều phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
Trong thực tế một số cơ quan hành chính nhà nước chưa thực sự chủ độngtrong việc xác lập cách thức, nguyên tắc quản lý, thiếu sáng tạo trong việc vậndụng quy định pháp luật khi giải quyết các vấn đề của hoạt động thực tiễn Một
số nơi lại lựa chọn cho mình cách làm mới mẻ, riêng biệt, chỉ tính đến lợi íchcủa ngành, địa phương mà chưa xét đến lợi ích của toàn xã hội,phá vỡ các chuẩnmực và thực thi trái luật Thước đo hiệu quả hoạt động của nền hành chính Nhànước chưa được chú trọng đúng mức, nghiêng về định ượng hơn là định tính ,chưa đánh giá thoả đáng tác động của các yếu tố môi trường, văn hoá đạo đứcquản lý hành chính, đây là những khía cạnh dễ gây nên phản ứng từ phía xã hội
và thường rất khó khắc phục hậu quả Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này dotrình độ quản lý Nhà nước của nhà quản lý còn hạn chế, không thường xuyêncập nhật kiến thức về pháp luật, các chính sách, chủ trương đường lối của Đảng
Hai là: công tác quy hoạch, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức
Trang 24Quy hoạch phải căn cứ vào trình độ đào tạo, năng lực thực hiện công việc, vàtiềm năng phát triển của cán bộ, tổ chức, định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh,
bổ sung kịp thời, đảm bảo tính khả thi của các phương án, khi cần có thể bổnhiệm ngay, tránh rơi vào thế bị động Trong bố trí, sử dụng đã phát huy tối đanăng lực, sở trường, trình độ đào tạo của cán bộ, công chức Đề bạt, bổ nhiệmphải căn cứ thành tích công tác và năng lực thực hiện công việc của cán bộ côngchức gắn với yêu cầu của cơ quan đơn vị Đảm bảo cho cán bộ, công chức có tàinăng có thành tích xuất sắc trong công tác phải được trọng dụng và tạo cơ hộithăng tiến, phát triển , tạo động lực cho họ cống hiến vào sự nghiệp chung
Thứ ba: Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cần đổi mới theo hướngcông khai, minh bạch, đảm bảo tuyển chọn được người giỏi hơn vào làm việc tại
cơ quan Thực hiện tốt chính sách thu hút và ưu tiên trong tuyển dụng đối vớinguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức ở cơ quan, đơn vị
Thứ tư: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chú trọng một cách toàndiện, đặc biệt một số hạn chế, yếu kém như kiến thức, kĩ năng quản lý hànhchính nhà nước, tin học, ngoại ngữ Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo,chú trọng đến thời lượng học thực hành, giải quyết các công việc, các tình huốngphát sinh trong thực tiễn gắn với chức danh, vị trí cụ thể Coi trọng việc bồidưỡng, giáo dục ý thức chấp hành kỉ luật, kỉ cương hành chính, nâng cao tinhthần tự giác, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng nền văn hoácông sở lành mạnh, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức
Thứ năm: Chế độ đãi ngộ, trong cơ chế thị trường hiện nay thì chế độ đãingộ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Thực tếcho thấy khi thu nhập của con người không xứng với công lao họ bỏ ra hoặckhông được đền đáp xứng đáng thì dễ dẫn đến chán nản, thiếu trách nhiệm vớicông việc, thậm chí còn là nguyên nhân dễ dẫn đến các tệ nạn như tham nhũng,hối lộ Chính vì thế, các chế độ tiền lương, thưởng và các chế độ khác là hìnhthức đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển KT- XH thì chắc chắngóp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Trang 251.2.4.2 Thực tiễn hoạt động quản lý cán bộ, công chức:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Đây là công tác được coi là chủ chốt củaĐảng Phải kịp thời đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức có đầy đủnăng lực, phẩm chất, vừa có đức vừa có tài để thuận lợi trong công việc và xứngđáng là cán bộ gương mẫu Cần chú trọng, đầu tư công tác bồi dưỡng về chínhtrị lẫn chuyên môn nghiệp vụ Đây là hoạt động để duy trì và nâng cao chấtlượng nguồn lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để tổ chức có thể đứngvững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh
Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển là nhu cầu tất yếu và thường xuyên trong
hệ thống nhu cầu của người lao động Người lao động luôn có nhu cầu về ĐT,
BD để họ được nâng cao trình độ, năng lực của bản thân nhằm hoàn thành tốtcông việc được giao, đồng thời giúp họ tự tin, có khả năng điều chỉnh hành vitrong công việc và chuẩn bị được các điều kiện để phát triển và thích ứng
Công tác ĐT, BD có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạtđộng của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là trong giai đoạn hiện nay- thời kì đổimới Khi cuộc sống có bước chuyển biến mới và sự phát triển của khoa học,công nghệ việc ĐT, BD là cần thiết hơn bao giờ hết, nhằm đáp ứng yêu cầu vànhiệm vụ mới đặt ra Nếu có sự quan tâm và đầu tư đúng đắn sẽ tạo ra đội ngũtiến bộ, đáp ứng được nhu cầu một cách dễ dàng, và ngược lại nếu không đượcđịnh hướng, điều chỉnh đúng đắn sẽ tạo ra sự tụt hậu, không theo kịp được với
sự “ nhanh vội, hối hả” của cuộc sống ngày nay
Công tác quy hoạch, bổ nhiệm: Việc quy hoạch, bổ nhiệm phải có căn cứ
rõ ràng, tuỳ thuộc vào nhu cầu công việc của cơ quan Đội ngũ cán bộ, côngchức phải đáp ứng tối thiểu những yêu cầu của công việc, có chuyên mônnghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt
Công tác tuyển dụng có ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng, nó diễn ra theosuốt quá trình sử dụng cán bộ, khi tuyển dụng cần đảm bảo tuân thủ các quy tắcnhất định và hơn hết là chú ý đến tuyển dụng “đúng người, đúng việc, đúngngành ghề, sở trường” thì mới có thể phát huy tối đa năng lực công tác của từng
Trang 26cán bộ, công chức.
Bố trí, sắp xếp, sử dụng: Thông qua quá trình biên chế nhằm bố trí lạingười lao động trong nội bộ tổ chức, đưa đúng người vào đúng việc Mục tiêuđáp ứng yêu cầu hoạt động của tổ chức và làm cho nhu cầu trưởng thành và pháttriển của cá nhân phù hợp với các yêu cầu mà tổ chức và đặc thù công việc đặt
ra
Các chế độ đãi ngộ: Đó là toàn bộ những yếu tố thuộc về quyền lợi củacán bộ, công chức được hưởng, đáp ứng công lao đóng góp của họ bao gồm tiềnlương và các chính sách đãi ngộ Ngoài tiền lương còn có các khoản trợ cấp,thưởng, hoa hồng nhằm thoả mãn nhu cầu, tạo động lực cho cán bộ, công chứclàm việc có hiệu quả hơn Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất, chất lượngcao khi ở đó có cán bộ, công chức, đội ngũ nhân viên làm việc tích cực, sángtạo Điều đó phụ thuộc rất lớn vào cách thức và phương pháp mà phía ngườilãnh đạo , quản lý sử dụng để nhằm tạo động lực cho cấp dưới Động lực laođộng là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lựcnhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức Động lực cá nhân là kết quảcủa rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người, môi trường sống
và làm việc của họ
Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đánh giá cán bộ, công chứcnhằm đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch, tin cậy Đánh giá thựchiện công việc là một quá trình phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng bởi tình cảmcủa con người vì nó dựa trên sự đánh giá chủ quan của người đánh giá và kể cảkhi tổ chức đã xây dựng và sử dụng một hệ thống các tiêu chuẩn khách quan củathực hiện công việc Bản chất chủ quan của đánh giá thực hiện công việc chính
là nguyên nhân của rất nhiều lỗi thường gặp phải trong quá trình đánh giá vềtình hình làm việc của cán bộ, công chức, giảm động lực làm việc và dẫn tới cácvấn đề khác trong quản lý Do vậy, vấn đề đặt ra đối với Huyện uỷ là xây dựng
và quản lý một hệ thống đánh giá có tác dụng hoàn thiện sự thực hiện công việccủa cán bộ, công chức và phát triển họ Nội dung đánh giá cần chú trọng đến 3lĩnh vực cơ bản: Mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ; phẩm chất chính trị,
Trang 27đạo đức; tiềm năng phát triển Đánh giá cần phải được nhìn nhận qua nhiều góc
độ khác nhau, qua nhiều công việc thực tiễn gắn với hiệu quả chất lượng giảiquyết công việc, nhất là trong những thời điểm khó khăn, thách thức Cần phốihợp các hình thức và phương pháp linh hoạt trên cơ sở hệ thống các tiêu chuẩn,tiêu chí có thể định lượng Quy trình đánh giá đảm bảo công khai, dân chủ, tránhhình thức Phát huy vai trò của người đứng đầu, cấp trên trực tiếp đây là kênhquan trọng đánh giá đội ngũ công chức.Trong công tác đánh giá đặc biệt tránhkhuynh hướng “ yêu nên tốt, ghét nên xấu” coi cái thứ yếu thành cái chủ yếu,tránh tư tưởng ích kỉ, hẹp hòi, cái ưu quên mau, cái khuyết nhớ lâu, tránh để tìnhcảm lấn áp trong công việc
Quan hệ, văn hoá trong tổ chức
Với đặc thù hoạt động của mình, Huyện uỷ là nơi tiếp xúc nhiều với nhândân, do vậy văn hoá là cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ có nhân dân mà cònvới đồng nghiệp cùng làm việc trong tổ chức Văn hoá có vai trò rất quan trọngtrong tổ chức, nó được biểu hiện thông qua các chuẩn mực xử sự, nghi thức giaotiếp trong hoạt động công vụ; quan hệ chỉ đạo, phối hợp, ý thức chấp hành kỷluật trong và ngoài cơ quan của cán bộ, công chức, văn hoá cũng được thể hiệnthông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế, quy định, nội quyhoạt động của cơ quan và cách bài trí nơi làm việc xây dựng văn hoá công sở làxây dựng một nề nếp, phương thức làm việc khoa học, có kỉ cương, dân chủ,giúp cán bộ, công chức có nhận thức đúng về chức trách, nhiệm vụ của mình đốivới xã hội, với nhân dân; hình thành thái độ, lòng yêu nghề, niềm tự hào về nghềnghiệp mà mình đang theo đuổi, có ý thức làm việc tốt, tận tuỵ với công việc, cóhành vi ứng xử, giao tiếp đúng mực với nhân dân, với đồng nghiệp Văn hoácũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệuquả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, giúp cho hoạt động quản lýcủa cơ quan được thông suốt, phân công, phân nhiệm rõ ràng, trụ sở, cảnh quan,môi trường làm việc văn minh, hiện đại Tuy nhiên để làm được việc này cũngkhông hề đơn giản, đâu đó vẫn còn một bộ phận nhỏ đi ngược lại với những quyđịnh, tiêu chuẩn về văn hoá tổ chức
Trang 28Điều kiện làm việc, môi trường làm việc
Môi trường làm việc với trang thiết bị hiện đại, tân tiến đáp ứng yêu cầucông việc nhằm đem lại hiệu quả trong công việc Hơn nữa nó còn có tác dụnggiúp cán bộ, công chức dễ dàng hơn trong việc thực hiện công việc của mình,tránh lãng phí thời gian Tuy nhiên, thời kỳ công nghệ thông tin, hiện đại lênngôi cũng đòi hỏi người sử dụng phải có những hiểu biết nhất định, sử dụngthành thạo về căn bản
Môi trường làm việc cần yên tĩnh, bởi lẽ nơi đây tập trung lao động chấtxám là chủ yếu, nếu quá ồn ào, độc hại sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, hiệu quảcông việc Họ khó có thể tập trung tối đa trí lực để thực hiện công việc đượcgiao
Điều kiện làm việc đầy đủ ánh sáng, phục vụ cho nhu cầu làm việc củacán bộ, công chức
1.2.4.3 Bản thân cán bộ, công chức.
Đây là yếu tố cơ bản và quyết định nhất chất lượng của mỗi cán bộ, côngchức nói riêng và cán bộ, công chức nói chung, bởi vì nó vừa là yếu tố chủ quan,vừa là yếu tố nội tại bên trong mỗi con người Nhận thức đúng là tiền đề, kimchỉ nan cho những hành động, những việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại.Nếu người cán bộ, công chức nhận thức đúng vai trò tầm quan trọng của việcnâng cao trình độ để giải quyết công việc, tăng chất lượng thực thi công việc thì
họ sẽ có tinh thần tự giác tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng một cách tíchcực, ham mê và đem lại hiệu quả cao
Tự ý thức : Khả năng tự nhận thức của cán bộ, công chức, nhận thức đượcvai trò của mình đối với tổ chức, đối với gia đình, xã hội Mỗi người khi lựachọn công việc cho mình đều có khả năng ý thức được trách nhiệm, quyền hạncủa mình đối với yêu cầu của công việc Trách nhiệm luôn đi đôi cùng vớiquyền hạn, có ý thức tốt thì cán bộ, công chức mới có được những hiểu biết,tránh được những biểu hiện xấu, không lành mạnh
Tự rèn luyện: Mỗi cán bộ, công chức luôn luôn cần có ý thức rèn luyện,trau dồi, học hỏi những kiến thức, kĩ năng mới, những phương pháp làm việc có
Trang 29hiệu quả cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn tư tưởng đạo đức nghề nghiệp Nếu
họ biết được được vấn đề nâng cao đạo đức là hết sức quan trọng, là cái mà nhìnvào đó người ta có thể đánh giá được chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tínhhiệu lực, hiệu quả của nền hành chính hiện có thì họ luôn phấn đấu để hoànthành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức kỉ luật vàtinh thần trách nhiệm Có cái tâm sáng, đức tốt đó là điều cao quý, đáng trântrọng Cơ hội chỉ đến với những người luôn có thiên hướng tự rèn luyện vàkhông ngừng học hỏi để tiếp cận với những cái mới, cái tiến bộ hơn
Như vậy, nhận thức là vấn đề đầu tiên cần quan tâm trong việc nâng caochất lượng cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước hiện nay
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
1.3.2 Yêu cầu phát triển thực tế của địa phương, cơ quan
Chất lượng nâng lên góp phần đưa nền KT- XH của huyện ngày càngphát triển bền vững Mặc dù trong điều kiện kinh tế trong cả nước và thế giớivẫn còn nhiều khó khăn, song KT- XH trong một vài năm gần đây của huyện đã
có nhiều chuyển biến tích cực ở hầu hết các lĩnh vực Có được kết quả đó, nhờphần lớn vào đội ngũ cán bộ, công chức nơi đây, luôn soi đường, chỉ lối đúngđắn
Huyện uỷ Hiệp Hoà đóng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
Trang 30toàn huyện thông qua giúp việc cho BTV Huyện uỷ, tham mưu chủ trương,đường lối, chính sách góp phần hoàn thiện và phát triển quê hương lên tầm caomới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cơ quan cũng như địa phương.
1.3.3 Đặc thù của cơ quan, đơn vị
Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho BTV, TT huyện, do vậy yêu cầu độingũ cán bộ, công chức phải có chuyên môn giỏi, có tư tưởng vững vàng Bởi lẽ
để làm tốt một công việc điều trước tiên cần và đủ đó là có hiểu biết về lĩnh vựccủa mình, hơn nữa thực hiện tham mưu- công việc đòi hỏi độ chính xác cao, cóhiểu biết sâu rộng mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc Vì vậy, việcyêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ là cần thiết hơn bao giờ hết
1.3.4 Yêu cầu cải cách hành chính
CCHC là sự tác động nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hànhchính bằng cải cách biên chế và phương pháp biên chế cũ, xây dựng phươngpháp và chế độ hành chính mới trên tổng thể hoặc 1 số yếu tố cấu tạo nên nềnhành chính Ở nước ta hiện nay, song song với công cuộc đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế, cải cách hành chính Nhà nước cũng là 1 trong những nội dung mangtầm chiến lược trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
CCHC mang tính tất yếu, khách quan, vừa mang tính cấp thiết vừa mangtính kế thừa, thường xuyên, liên tục và lâu dài trong các giai đoạn phát triển củađất nước nó được biểu hiện: Cải cách hành chính là yêu cầu khách quan củamọi nền hành chính và bất kì quốc gia nào Ở nước ta nó là yêu cầu cấp bách và
là một trong những nhiệm vụ mang tầm chiến lược trong công cuộc đổi mớiđược Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhằm xây dựng nền hành chính dânchủ, minh bạch, chuyên nghiệp, vững mạnh, từng bước hiện đại CCHC nhằmđảm bảo thực hiện đường lối đổi mới đất nước, nhất là thời kỳ đổi mới kinh tế,xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhànước pháp quyền XHCN, phát huy dân chủ, bảo đảm quyền con người, đáp ứngyêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.Ngược lại, những tồn tại yếu kém của nền hành chính đã và đang làm biến dạngbản chất nhà nước kiểu mới, cản trở phát triển KT- XH, làm giảm sút niềm tin
Trang 31của dân.
1.3.5.Thực trạng đội ngũ và niềm tin của người dân với đội ngũ
Để có được đội ngũ cán bộ, công chức “ vừa hồng, vừa chuyên”, nhiệm
kỳ 2010- 1015 ngoài việc cử 315 đồng chí đi đào tạo chuyên môn, 25 đồng chí
đi đào tạo cử nhân và cao cấp lý luận chính trị, huyện đã mở được 30 lớp kết nạpĐảng cho 2357 học viên, 8 lớp lý luận chính trị sơ, trung cấp với 783 học viên,
90 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hàng nghìn lượt cán bộ Các cấp
uỷ cơ sở đảng trong toàn huyện rất chú trọng ĐT, BD kết nạp đảng, nâng caochất lượng đảng viên mới, nhất là chi bộ nhà nước, những nơi khó khăn, tăngcường kết nạp đảng viên trẻ, đảng viên nữ, đảng viên khu vực nông thôn, trongcác doanh nghiệp, quan tâm củng cố và chỉ đạo thành lập các loại hình chi bộHTX, trạm y tế, trường mầm non 5 năm qua, toàn đảng bộ đã kết nạp hơn 2.000đảng viên mới, số lượng đảng viên trẻ chiếm tỷ lệ ngày càng cao, nhiều đồng chíqua rèn luyện, thử thách đã trưởng thành , được đề bạt, bổ nhiệm, tín nhiệmtham gia cấp uỷ
TTBDCT huyện đã có nhiều đổi mới, đa dạng hoá nội dung, phương thứcđào tạo văn hoá với đào tạo chuyên môn và LLCT thông qua hình thức học tậptập trung, tại chức do tỉnh, huyện tổ chức Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chứcđược bổ sung về số lượng, nâng cao chất lượng đảm bảo đạt chuẩn về chuyênmôn, nghiệp vụ là 90%, tăng 20% so với đầu nhiệm kỳ năm 2010 Cán bộ, côngchức có trình độ LLCT trung cấp trở lên là 91,2%, tăng 6,8% Chất lượng độingũ cấp uỷ viên các cấp được nâng lên, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao
Có thể khẳng định, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức của huyện Hiệp Hoà trong những năm qua thực hiện có nề nếp và thu đượcnhững thành quả tốt đẹp Đội ngũ cán bộ, công chức sau khi được đưa đi ĐT,
BD đã phát huy được vai trò, năng lực, sở trường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, qua
đó giúp người dân thực hiên đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước, tập trung phát triển KT- XH, giữ vững an ninh, chínhtrị và trật tự an toàn xã hội Quả thật đi trên những con đường bê tông liên xã,
Trang 32liên thôn phẳng lỳ thông thoáng được xây đắp từ sức dân của Danh Thắng,Hương Lâm, Mai Trung Ngắm nhìn những cánh đồng lúa, rau màu có giá trịkinh tế cao ở Đoan Bái, Ngọc Sơn hay những mô hình chăn nuôi gia súc, giacầm ở Đông Lỗ, Thanh Vân… mới cảm nhân được phần nào mồ hôi công sức,trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức nơi đây luôn gương mẫu, tích cực vậnđộng nhân dân xoá đói, giảm nghèo, phát huy nội lực, xây dựng nông thôn mới.Hiệp Hoà có đội ngũ đủ tầm đảm đương, giải quyết những vấn đề thực tiễn,phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.
Trang 33CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HUYỆN UỶ HIỆP HOÀ- TỈNH BẮC GIANG 2.1 Thực trạng
2.1.1 Số lượng, cơ cấu
a, Về số lượng
Vấn đề nan giải hiện nay đặt ra là đội ngũ cán bộ, công chức còn một sốhạn chế vừa thừa, vừa thiếu cán bộ, việc phân bổ chưa thực sự hợp lý Trongthực tế, Chính phủ quy định khá cứng về số lượng nhân sự cho từng cấp trong
hệ thống Nhà nước, cụ thể của Huyện uỷ được quy định chặt chẽ tại Quy định220- QĐ/CP của Ban bí thư về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy cơ quanchuyên trách tham mưu, giúp việc Huyện uỷ, Quận uỷ, Thị uỷ, Thành uỷ trựcthuộc Thành uỷ, Tỉnh uỷ Việc phân bổ thừa thiếu gây nên những hiệu quả tiêucực và là vấn nạn đè nặng cho Ngân sách nhà nước và là bài toán khó cho việcnâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức
(Xem phụ lục số 01& 02)
Việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất,năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về trướcmắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Trước yêu cầu ngàycàng cao trong lãnh đạo, quản lý, điều hành quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH,phát triển KT- XH, quản lý đô thị, xây dựng nông thôn mới…
Trang 34về vấn đề sức khoẻ tốt hơn bao giờ hết.Tập thể và các cá nhân trong cơ quan
2 Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề :
Phân tích một số vấn đề chính là đào tạo và nâng cao trình độ cho ngườilao động
Phân tích đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhânlực tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hưng Yên
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo phát triểnnguồn nhân lực của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hưng Yên
3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu :
Nhiệm vụ : Nghiên cứu về công tác đào tạo , phát triển nguồn nhân lực tạiCông ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hưng Yên
Phạm vi : Đề tài tập trung nghiên cứu bộ máy quản lý và công tác đào tạo
phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển
Hưng Yên
4 Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp phân tích - tổng hợp: nghiên cứu sách, báo,luận văn chuyênngành, từ đó rút ra các hướng đề xuất cho chuyên đề
Phương pháp thống kê: nghiên cứu chỉ tiêu giữa các năm để so sánh về sốtương đối và tuyệt đối
Ngoài các phương pháp trên đề tài còn sử dụng phương pháp đối chiếu sosánh tình hình thực tế cho quá trình thu thập tài liệu và phân tích tài liệu
5 Kết cấu đề tài : Gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan chung về Công tác đào tạo , phát triển nhân lực tạiCông ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hưng Yên
Chương 2: Thực trạng về Công tác đào tạo , phát triển nhân lực tại Công
ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hưng Yên
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo
và phát triển nhân lực trong thời gian tới của Công ty
Trang 35CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HƯNG YÊN
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ KIẾN TẬP.
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty:
- Tên công ty: Công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng và Phát Triển Hưng Yên.
- Địa chỉ: Đường 196, thôn Yên Tập, Xã Nhân Hòa, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh
- Xây dựng các công trình giao thông đường bộ
- Mua bán các máy móc thiết bị xây dựng
1.1.3 Quá trình phát triển:
Với nhu cầu xây dựng ngày càng cao của xã hội cùng với sự phát triển vàyêu cầu ngày một cao của con người về xây dựng, nắm được nhu cầu này ngày24/03/2011 đã thành lập công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hung yêngồm có 3 công ty liên kết thành lập bao gồm, công ty vật liệu xây dựng Mỹ Hào,công ty xây dựng Mỹ Hào và công ty xây dựng phát triển Hưng Yên Thành lậpnên công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển Hưng Yên, địa chỉ : Đường 196,thôn Yên Tập, Xã Nhân Hòa, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên, Đại diện pháp lýông : Lê Duy Thụ làm chủ tịch
* Phương châm hoạt động: “Xây dựng để phát triển”
* Tóm tắt quá trình hoạt động nổi bật:
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển Hưng Yên là công ty chuyên vềlĩnh vực xây dựng với các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng; các gói thầu xâydựng về giao thông đường bộ và chung cư nhà ở; xây dựng các công trình theohạng mục Công ty chú trọng đấu thầu các gói thầu thuộc định mức vốn tầmtrung là chủ yếu như các gói thầu xây dựng chung cư; xây dựng hệ thống giaothông liên huyện, liên xã v.v Công ty hoạt động mạnh tại khu vực trực thuộc