1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương án giải quyết một vụ tiêu cực trong việc dạy thêm học thêm tràn lan xảy ra ở trường tiểu học k, thành phố b, tỉnh c

17 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 92,5 KB

Nội dung

Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh nhiệm vụ của Giáo dục – Đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là “Tiếp tục nâng cao chất lượ

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Tiếp tục phát triển những tư tưởng của đại hội VIII về Giáo dục – Đào tạo, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh:

“Phát triển Giáo dục – Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”

Sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ đào tạo các thế hệ công dân mới, đầy đủ tài năng, phẩm chất và bản lĩnh Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành trung ương khoá VIII đã nhấn mạnh: “Thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu Nhận thức sâu sắc giáo dục – đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư phát triển” Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh nhiệm vụ của Giáo dục – Đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”

Một trong những nhân tố làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục là vấn

đề dạy thêm, học thêm tràn lan mà Nghị quyết Trung ương 2 đã đề cập đến Thực tế mà nói dạy thêm, học thêm là việc làm bình thường của hoạt động dạy

và học, bởi lẽ học sinh yếu thường học thêm để nắm được kiến thức cơ bản, học sinh giỏi thì học thêm để hiểu sâu rộng hơn kiến thức Bên cạnh đó còn đại bộ phận phụ huynh học sinh muốn con em mình hiểu sâu rộng hơn kiến thức nên

đã nảy sinh ra nhu cầu học thêm Như vậy học thêm là nhu cầu có thật của một

Trang 2

bộ phận không nhỏ học sinh và phụ huynh và tôi cho rằng đây cũng là một nhu cầu chính đáng nếu dạy thêm, học thêm không bị lạm dụng, nhất là từ phía giáo viên và nhà trường, biến thành một cách để tăng thu nhập cho giáo viên Bộ giáo dục – đào tạo luôn có những chỉ đạo rất rõ ràng, kiên quyết: Dạy thêm học thêm chỉ áp dụng đối với hai loại học sinh: Một là kém, hai là giỏi mới cần bồi dưỡng thêm Đối với cả hai đối tượng này cũng cần chỉ cần bồi dưỡng thêm có mức độ, từng thời điểm chứ không tràn lan, quanh năm Vậy dạy thêm, học thêm một cách tích cực không đáng bị coi là một thứ xấu Tuy nhiên, cũng có không ít giáo viên coi việc dạy thêm học thêm vì mục đích kinh tế và sẽ dẫn đến kinh doanh giáo dục và như thế sẽ phản khoa học, phi giáo dục và điểm đáng lo ngại là vị trí của người Thầy mà được xã hội tôn vinh đó là “Tôn sư trọng đạo”

sẽ dần bị mai một Mà khi vị trí người thầy không được tôn trọng đúng vị trí của

nó thì khó có việc thể hiện mối quan hệ “Thầy giỏi – trò giỏi” Một điều đáng báo động là kiểu dạy thêm, học thêm mang tính tiêu cực này đang ngày càng phổ biến và thật khó lường

Với những vấn đề đặt ra như thế Tôi chọn đề tài: “Phương án giải quyết một

vụ tiêu cực trong việc dạy thêm học thêm tràn lan xảy ra ở trường tiểu học K, thành phố B, tỉnh C” Bằng vốn kiến thức về quản lí hành chính tiếp thu được

qua lớp học, tôi đưa ra một số phương án giải quyết vần đề mà tình huống đặt ra vừa công bằng, khách quan, vừa mang tính giáo dục, răn đe Trên cơ sở vẫn đảm bảo hài hòa giữa lợi ích chung và riêng góp phần thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước

Tiểu luận gồm các phần cơ bản sau:

- Lời mở đầu

- Phần II: Xác định mục tiêu xử lí

- Phần III: Phân tích nguyên nhân và hậu quả

Trang 3

- Phần IV: Cơ sở và căn cứ để xử lý tình huống

- Phần V: Xây dựng các phương án xử lý tình huống và lựa chọn phương pháp tối ưu

- Phần VI : Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn

- Phần VII: Kết luận, kiến nghị

Phần I:

MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Ngày 25/8/2011 trường tiểu học K nhận được đơn tố cáo của Ông Nguyễn Văn H đại diện Hội phụ huynh học sinh trường tiểu học K với nội dung: Tố cáo

Trang 4

Thầy giáo Trần Văn A là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 đã dùng mọi cách trù dập nhằm mục đích ép buộc học sinh phải đi học để trục lợi cá nhân Năm học nào cũng vậy, cứ sau ngày khai giảng 1 tuần lễ vào các buổi chiều trong tuần, tại nhà Thầy A hầu như lúc nào cũng tấp nập học sinh Có học sinh tâm sự “Chúng

em đến học nhà Thầy chỉ khoảng 30 phút, thời gian còn lại để giải trí như: Các bạn nữ thì nhảy day, bữa thì hát múa, … còn các bạn nam thì ra phía trước nhà Thầy chơi điện tử”, bởi vậy tiệm net gần nhà Thầy chiều nào cũng không có giây phút nghỉ Đối với học sinh không đi học thêm, khi vào lớp Thầy thường xuyên gọi trả bài, hỏi đến khi nào trả lời không được để cho điểm 1, đến sinh hoạt cuối tuần Thầy lại luôn miệng hăm dọa không xét tốt nghiệp tiểu học vì học thế này, vì học thế khác dẫn đến học sinh chán học, có một số học sinh gia đình khó khăn, ngoài giờ học ở trên lớp còn tranh thủ giúp phụ gia đình để kiếm sống nên không có điều kiện đi học thêm ở nhà Thầy nên vào lớp rất “sợ Thầy A” thậm chí có em đến giờ có một số em sợ quá trốn không giám vào lớp hoặc đòi nghỉ học Nhận được đơn, ngày 30/8/2011 lãnh đạo trường đã chỉ đạo cho thanh tra nhân dân đến làm việc với thầy Trần Văn A xác minh vụ việc theo đơn

tố cáo của Ông Nguyễn Văn H đại diện Hội phụ huynh học sinh trường

Qua kiểm tra xác minh, đoàn thanh tra ghi nhận: Việc dạy thêm là có thật Năm 1998, sau khi tốt nghiệp trung học sư phạm 12 + 2 chuyên ngành giáo dục tiểu học thầy A được phân công về dạy tại trường tiểu học K, gia đình Thầy sống ở số 128/25 đường Nguyễn Công Trứ, Phường T thành phố B cách trường khoảng 6km Hơn mười năm giảng dạy nhìn chung ở Thầy A không có gì tiến

bộ, bằng kiến thức đã học ở trường sư phạm Thầy đem ra truyền thụ cho học sinh chứ hoàn toàn Thầy không tham gia nghiên cứu hoặc tham gia học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình Về mặt quan hệ trong hội đồng nhà trường nhìn chung Thầy không quan tâm đến anh em đồng nghiệp, ít khi tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, đôi khi Thầy còn nghỉ dạy ở trường một cách tùy tiện, không xin phép

Trang 5

Qua tìm hiểu, một số giáo viên của trường cho biết, trước đây nhà trường

và anh em đồng nghiệp có nhắc nhở, khuyên Thầy không nên xử sự với học sinh như vậy nhưng thầy A không sửa chữa, qua kiểm tra thể hiện rõ là không

có sự cho phép của cấp trên, không có sự thỏa thuận của cha mẹ học sinh

Đến đây đã xác định rõ: Đơn tố cáo của Ông Nguyễn Văn H đại diện Hội phụ huynh học sinh trường tiểu học K là đúng sự thật.Thầy A là một giáo viên mất nhân cách, làm giảm lòng tin của nhân dân vào đội ngũ nhà giáo và nhà trường, vi phạm quy định của Luật Giáo dục về yêu cầu sư phạm của hoạt động giảng dạy, học tập

Phần II:

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Từ tình huống xảy ra cho thấy, hành vi trên không những vi phạm vào của Luật Giáo dục về yêu cầu sư phạm của hoạt động giảng dạy, học tập mà còn làm giảm lòng tin của học sinh và nhân dân vào đội ngũ giáo viên Ngoài ra còn vi phạm vào chuẩn mực về phẩm chất đạo đức của người thầy giáo Mục tiêu xử lí

là nhằm:

1 Trên cơ sở xử lí nghiêm minh đúng pháp luật sẽ xây dựng được lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhất là đội ngũ công nhân viên chức nhận thức đúng đắn chủ trương, mục đích của Đảng, Nhà nước trong vấn đề dạy thêm, học thêm từ đó có ý thức thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đề ra

2 Việc xử lí công bằng, hợp tình hợp lý sẽ giúp cho cơ quan có chức năng trả lời một cách tường minh, đầy đủ vấn đề mà đơn khiếu nại tố cáo đã đặt ra Cũng nhằm giải tỏa được sự hoang mang lo lắng của phụ huynh học sinh

Trang 6

3 Nhằm thiết thực chấn chỉnh trật tự, kỷ cương trong ngành, nhất là giúp cho cơ quan, người quản lí giáo dục đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của cán

bộ, giáo viên

4 Phát hiện và xử lý kịp thời những cán bộ thoái hóa biến chất không những bảo vệ được uy tín của ngành, uy tín của người thầy giáo trước quần chúng nhân dân Mà còn tăng cường được tính nghiêm minh của pháp luật, pháp chế của Nhà nước Đồng thời, nêu cao tính giáo dục, răn đe đối với người khác, tránh cậy quyền, ỉ thế sách nhiễu, gây khó khăn phiền hà cho tổ chức, cá nhân khi thi hành công vụ

Phần III:

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

Trong quá trình kiểm tra, xác minh và nghiên cứu sự việc trên, chúng ta

có thể xác định được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hậu quả của sự việc như sau:

1 Nguyên nhân:

a Nguyên nhân chủ quan:

Trong thời gian qua, việc quản lý dạy thêm ở một số địa phương đã đạt được kết quả bước đầu Song, nhìn chung việc quán triệt và thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm chưa đạt yêu cầu đề ra Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan mà Nghị quyết Trung ương 2 đã phê phán, vẫn chậm được khắc phục Những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong việc dạy thêm từ tiểu học đến trung học phổ thông và ôn luyện thi tuyển sinh không những chưa được ngăn chặn mà ngày càng phổ biến, gây bất bình trong nhân dân

Học thêm là một nhu cầu của một bộ phận học sinh và gia đình nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức Tuy nhiên, việc học thêm tràn lan với cường độ cao

Trang 7

gây nên tình trạng quá sức tiếp thu, giảm thời gian tự học, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học

Học thêm là một nhu cầu có thật trong xã hội Từ nhu cầu đó, nảy sinh ra chuyện dạy thêm Việc dạy thêm, học thêm một cách tích cực không đáng bị coi

là một thứ xấu Tuy nhiên, cũng có không ít việc dạy thêm, học thêm chỉ mang nặng tính kinh doanh, phản khoa học, phi giáo dục Một điều đáng báo động là kiểu dạy thêm học thêm mang tính tiêu cực này đang ngày càng phổ biến và thật khó lường

b Nguyên nhân khách quan :

Tuy nhiên, cũng có không ít giáo viên coi việc dạy thêm học thêm vì mụch đích kinh tế và sẽ dẫn đến kinh doanh giáo dục và như thế sẽ phản khoa học, phi giáo dục

Những nước có nền giáo dục phát triển vẫn tồn tại việc dạy thêm học thêm Tất nhiên, điều cơ bản khác biệt đó là sự dạy thêm, học thêm đó mang tính tự nguyện Còn tình hình giáo dục ở nước ta hiện nay việc dạy thêm, học thêm phần lớn mang tính “tự nguyện một cách bắt buộc” Trên giấy tờ thì có sự

tự nguyện thật đấy Nhưng những kiểu “ động tác giả” để cho các em học sinh

“tự nguyện một cách bắt buộc” phải học thêm thì có nhiều lắm

Chỉ cần giáo viên thiếu đi một chút lương tâm, để dành một “vài ngón” lại cho lớp học thêm Lý do thì nhiều, chương trình quá nặng, trên lớp giảng không hết được Mà lý do này thi không hề sai bởi chuyện giảm tải chương trình sách giáo khoa ở nước ta vẫn hô hào, nhưng thực tế thì chưa thấy có tí giảm tải nào đáng kể cả Rồi thì làm bài kiểm tra chất lượng đầu năm Đề thi thật khó Học sinh toàn điểm kém Họp phụ huynh thông báo kết quả Phụ huynh lo Thế là phải … học thêm.Việc dạy thêm học thêm đang ngày càng phô bày những mặt trái và tác dụng tiêu cực Việc tập trung vào những môn học chủ yếu có trong chương trình thi tốt nghiệp khiến học sinh có tâm lý coi nhẹ những môn bị coi

Trang 8

là “phụ” như giáo dục thể chất, giáo dục công dân khiến cho sự phát triển toàn diện của học sinh không được đảm bảo

2 Hậu quả:

Việc dạy thêm, học thêm tràn lan đang gây ra những hậu quả tiêu cực đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của nhân dân vào đội ngũ nhà giáo và nhà trường, vi phạm quy định của Luật Giáo dục về yêu cầu sư phạm của hoạt động giảng dạy, học tập.- Làm giảm lòng tin của nhân dân vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Tạo nên tâm lý hoang mang trong phụ huynh và học sinh

Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín chung của ngành, nhất là lòng tin của đội ngũ cán bộ, giáo viên vào công tác quản lí của đội ngũ lãnh đạo của ngành giáo dục địa phương

Chính từ sự tràn lan này đã làm cho học thêm dạy thêm không chỉ làm tốn thì giờ tiền bạc mà còn làm cho quan hệ tốt đẹp của thầy trò bị mai một, sức sáng tạo của thế hệ trẻ bị mài mòn Bởi vậy Nghị quyết hội nghị Trung ương 2 khóa VIII, năm 1996, về giáo dục và đào tạo đã yêu cầu phải khắc phục ngay tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan

Học thêm quá nhiều học sinh sẽ không còn đủ thì giờ để tự học, tự chiếm lĩnh những giá trị khoa học, tự phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra Từ

đó năng lực sáng tạo, tính chủ động và lòng tin không những không được bồi dưỡng để phát triển mà còn bị mai một dần

Ngoài ra, việc dạy thêm, học thêm đã vô hình trung tiêu diệt thời gian tự học của các em học sinh khiến khả năng tự tư duy của các em rất dễ bị thui chột hơn nữa việc dạy thêm học thêm khiến các vị phụ huynh phải gồng gánh thêm một khoản phí không hề nhỏ đối với những gia đình có thu nhập trung bình

Phần IV:

Trang 9

CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ ĐỂ GIẢI QUYẾT

TÌNH HUỐNG

Để quản lí dạy thêm ngoài giờ chính khóa của giáo viên các trường phổ thông công lập, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 242/TTg ngày

24 tháng 5 năm 1993 Bộ giáo dục – đào tạo đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên bộ số 16/TT-LB hướng dẫn thực hiện Quyết định này Tiếp

đó Bộ giáo dục – đào tạo đã có nhiều biện pháp tăng cường chỉ đạo quản lý dạy thêm

Quyết định số 20/2007/QĐ-UB của UBND tỉnh Cà Mau ngày 14 tháng 6 năm 2007 quy định về dạy thêm học thêm “ Không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm để thu tiền Hoạt động dạy thêm có thu tiền trong hay ngoài nhà trường chỉ được thực hiện khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, trừ trường hợp được miễn giấy phép theo quy định nầy”

Quyết định số 16/2007/QĐ-UB của UBND tỉnh Cà Mau ngày 15 tháng 9 năm 2000 về dạy thêm học thêm đối với học sinh phổ thông “Quyết định mới ở chương I, những quy định chung, Điều 4 các trường hợp không thực hiện việc dạy thêm, học thêm; Ý thứ nhất có quy định: Không dạy thêm, học thêm cho học sinh tiểu học”

Phần V:

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT

VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU

Theo đơn tố cáo của Ông Nguyễn Văn H đại diện Hội phụ huynh học sinh trường tiểu học K và căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh của đoàn kiểm tra Căn

cứ vào điều 39 pháp lệnh cán bộ công chức quy định về một số hình thức kỷ luật đối với cán bộ công chức và Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, năm 1996

về giáo dục và đào tạo đã yêu cầu phải khắc phục ngay tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan

Trang 10

1 Xây dựng phương án giải quyết:

Căn cứ vào mục tiêu yêu cầu đặt ra cho việc xử lí là đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tôi xây dựng một số phương án xử lí như sau:

1.1 Phương án 1:

- Kiến nghị UBND thành phố B ra quyết định kỷ luật với hình thức cảnh cáo đối với thầy Trần Văn A

Xử lí phương án 1 có những ưu điểm và hạn chế sau:

a Ưu điểm:

- Đảm bảo được tính hài hòa của việc xử lí đúng theo pháp luật, đồng thời

có xét đến yếu tố khách quan

- Đảm bảo các yêu cầu trong việc xử lí để trả lời kịp thời những vấn đề

mà dư luận và đơn thư khiếu nại tố cáo đặt ra

b Hạn chế:

- Hình thức cảnh cáo đối với thầy giáo Trần Văn A còn nhẹ so với với việc thầy A gây ra

1.2 Phương án 2:

- Kiến nghị UBND thành phố B ra quyết định với hình thức hạ ngạch lương và chuyên công tác đối với thầy giáo Trần Văn A

Xử lí theo phương án 2 có những ưu điểm và hạn chế sau:

a Ưu điểm:

- Đảm bảo được tính công bằng nghiêm minh của pháp luật Việc xử lí đảm bảo được tính răn đe giáo dục đối với người khác

- Xử lí và trả lời kịp thời vấn đề đặt ra trong dư luận xã hội cũng như qua đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, tạo niềm tin trong nhân dân

Ngày đăng: 11/07/2018, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w