Nhìn chung, kể từ khi nhà nước ban hành luật đất đai năm 1993 đến nay, tình hình tranh chấp đất đai trên huyện Hóc Môn có xu hướng giảm dần, tuy nhiên các vụ việc diễn ra không kém phần
Trang 1BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
: : : : :
NGUYỂN TRẦN YẾN THY
07124120 DH07QL
2007 – 2011 QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
- TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011 -
Trang 2NGUYỄN TRẦN YẾN THY
“TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY”
Giáo viên hướng dẫn: ThS Dương Thị Tuyết Hà
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh)
(Ký tên: ………)
TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Trang 3
Suốt đời con khắc ghi công ơn ba mẹ đã sinh thành và dưỡng dục cho con có đủ sức khoẻ và trí tuệ như hôm nay
Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa QLĐĐ&BĐS
đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức vô cùng quí giá đối với em trong suốt 4 năm qua
Em xin chân thành cảm ơn cô - Thạc sỹ Dương Thị Tuyết
Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để
em hoàn thành luận văn này
Thành thật cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Hóc Môn, Phòng TN&MT huyện Hóc Môn, các cô chú, anh chị hiện đang công tác tại Tổ Giải quyết tranh chấp đất đai
đã cung cấp số liệu,giải đáp những thắc mắc và đưa ra những ý kiến đóng góp quý báo
Xin gởi lời cảm ơn đến các bạn lớp DH07QL đã cùng trao dồi kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và đặc biệt là trong quá trình thực hiện luận văn này
Vì thời gian và kiến thức có hạn, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót Rất mong được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô giáo và các bạn Tôi xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Nguyễn Trần Yến Thy
Trang 4Từ đầu năm 2005 đến tháng 6/2011 có tổng số 918 hồ sơ tranh chấp đất đai diễn ra trên địa bàn huyện.Tại UBND huyện là 369 đơn Số đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết là 18 đơn Nhìn chung, kể từ khi nhà nước ban hành luật đất đai năm
1993 đến nay, tình hình tranh chấp đất đai trên huyện Hóc Môn có xu hướng giảm dần, tuy nhiên các vụ việc diễn ra không kém phần gay gắt, phức tạp.Tập trung ở một số dạng như tranh chấp ranh đất, tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, tranh chấp đất ở nhờ…và có nhiều vụ việc giải quyết rất lâu vẫn chưa dứt điểm Chính quyền địa phương đã triển khai giải quyết, tuy nhiên vẫn còn một vài tồn tại nhất định
Dựa vào những qui định hiện hành về công tác giải quyết tranh chấp đất đai và
bằng nhiều phương pháp như: phương pháp nghiên cứu nội nghiệp, phương pháp kế thừa, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh… đã đi vào nghiên cứu các dạng tranh chấp trên địa bàn huyện Hóc Môn, đề ra hướng giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể Bên cạnh đó đề tài cũng đưa ra kết quả đạt được trong công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai của huyện Đồng thời cũng nêu ra những khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai giúp cho công tác quản
lý nhà nước về đất đai tốt hơn nhằm đem lại sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Hóc Môn được thực hiện tương đối tốt Trình tự thủ tục luôn tuân theo các đúng quy định của các văn bản chỉ đạo Song công tác này còn tồn tại một số vướng mắc cần khắc phục như:
- Việc lưu trữ thông tin về thửa đất chưa được rõ ràng gây khó khăn cho việc xác minh thực tế
- Đội ngũ cán bộ quản lý đất đai chưa được nâng cao trình độ thêm vào đó là nhận thức về pháp luật của mỗi người, mỗi ngành có nơi có lúc còn rất khác nhau đã dẫn đến việc giải quyết một số tranh chấp đất đai kéo dài gây bức xúc cho nhân dân và
cả cơ quan giải quyết
Trang 5DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
STT Nội dung Chữ viết tắt
0 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCN QSDĐ
02 Quyền sử dụng đất QSDĐ
03 Ủy ban nhân dân UBND
04 Hội đồng nhân dân HĐND
05 Tài nguyên và Môi trường TN&MT
06 Tòa án Nhân dân TAND
Trang 6DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1 Diện tích tự nhiên phân bố theo đơn vị hành chính 14
Bảng 2 Hiện trạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện 15
Bảng 3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu (Giá hiện hành) 17
Bảng 4 Cơ cấu GTSX các ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn huyện 18
Bảng 5 Thống kê kết quả đo đạc bản đồ địa chính huyện Hóc Môn 23
Bảng 6 Danh mục các công trình khởi công mới của Huyện 24
Bảng 7 Tình hình cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện Hóc Môn từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2011 26
Bảng 8.Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 của huyện Hóc Môn 27
Bảng 9 Hiện trạng sử dụng đất Nông nghiệp huyện Hóc Môn năm 2010 28
Bảng 10 Hiện trạng sử dụng đất Phi nông nghiệp huyện Hóc Môn năm 2010 29
Bảng 11 Tổng hợp tình hình TCĐĐ tại 12 xã, thị trấn của huyện Hóc Môn
(từ năm 2005 đến tháng 6/2011) 31
Bảng 12 Kết quả hòa giải ở cấp cơ sở từ năm 2005 đến tháng 6/2011 35
Bảng 13 Lượng đơn hòa giải không thành chuyển lên UBND huyện giải quyết từ 2005 đến tháng 6 năm 2011 36
Bảng 14 Lượng đơn tranh chấp gửi về huyện từ năm 2005 đến tháng 6/2011 39
Bảng 15 Tổng lượng đơn tranh chấp tại UBND huyện từ năm 2005 đến tháng 6/2011 40 Bảng 16 Các dạng TCĐĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Hóc Môn từ 2005 đến tháng 6/2011 41
Bảng 17 Tổng hợp tình hình xử lý đơn TCĐĐ tại huyện Hóc Môn 47
Bảng 18 Kết quả giải quyết TCĐĐ của huyện Hóc Môn từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2011 48
Bảng 19 Tiến độ giải quyết hồ sơ TCĐĐ từ năm 2005 đến tháng 6/2011 49
Trang 7DANH SÁCH CÁC BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Danh sách các biểu đồ
Biểu đồ 1 Cơ cấu sử dụng đất của huyện Hóc Môn năm 2010 28
Biểu đồ 2 Lượng đơn TCĐĐ tại cơ sở từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2011 32
Biểu đồ 3 Kết quả hòa giải ở cấp cơ sở 35
Biểu đồ 4 Tổng lượng đơn tranh chấp tại UBND huyện từ năm 2005 đến tháng 6/201140 Biểu đồ 5 Số lượng đơn mỗi dạng tranh chấp từ năm 2005 đến tháng 6/2011 42
Biểu đồ 6 Tiến độ giải quyết hồ sơ TCĐĐ tại phòng TN&MT huyện Hóc Môn 49
Danh sách các sơ đồ Sơ đồ 1 Trình tự giải quyết TCĐĐ thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện 8
Sơ đồ 2 Trình tự giải quyết TCĐĐ thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh 9
Sơ đồ 3 Quy trình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Hóc Môn 33
Sơ đồ 4 Quy trình giải quyết TCĐĐ tại Phòng TN&MT huyện Hóc Môn 38
Trang 8MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Tính cấp thiết của đề tài 1
Mục tiêu nghiên cứu 2
Đối tượng nghiên cứu 2
Phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN I: TỔNG QUAN 3
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3
I.1.1 Cơ sở khoa học 3
I.1.2 Cơ sở pháp lý 9
I.1.3 Cơ sở thực tiễn 10
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu 13
I.2.1 Điều kiện tự nhiên 13
I.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 15
I.2.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 16
I.2.4 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Hóc Môn 16
I.2.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội 20
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 21
I.3.1 Nội dung nghiên cứu 21
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu 21
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
II.1 Tình hình quản lý đất đai 22
II.1.1 Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính 22
II.1.2 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 23
II.1.3 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 25
II.1.4 Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 25
II.1.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 27
II.1.6 Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất đai 27
II.2 Tình hình sử dụng đất đai 27
II.2.1 Cơ cấu sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hóc Môn 27
II.2.2 Hiện trạng sử dụng đất 28
II.3 Đánh giá tình hình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Hóc Môn 31
II.3.1 Thực trạng tranh chấp đất đai 31
II.3.2 Quy trình giải quyết TCĐĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện 33
II.3.3 Kết quả giải quyết TCĐĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Hóc Môn 39
Trang 9II.3.4 Những nguyên nhân dẫn đến TCĐĐ trên địa bàn huyện Hóc Môn 44
II.3.5 Các nguyên tắc giải quyết TCĐĐ của UBND huyện Hóc Môn 45
II.3.6 Cách thức giải quyết các hình thức TCĐĐ của UBND huyện 46
II.3.7 Tình hình tiếp nhận và xử lý đơn TCĐĐ tại huyện Hóc Môn 46
II.3.8 Đánh giá kết quả giải quyết TCĐĐ của UBND huyện Hóc Môn từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2011 50
II.3.9 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giải quyết TCĐĐ của UBND huyện Hóc Môn 51
II.3.10 Một số vướng mắc trong công tác giải quyết TCĐĐ và một số giải pháp tháo gỡ những vướng mắc 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
Kết luận 53
Kiến nghị 54
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, là một bộ phận không thể tách rời lãnh thổ quốc gia Các Mác đã khác quát vai trò kinh
tế của đất đai: "Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra mọi của cải vật chất" Trong nền kinh tế thị trường, người ta coi đất đai là hàng hoá đặc biệt Câu nói “tấc đất, tấc vàng” nói lên sự quý giá ở tầm mức cao nhất của đất đai thực ra cũng không đủ Nếu nói dưới góc độ giá trị lịch sử - xã hội : “mỗi tấc đất đều nhuốm máu cha ông”; đất đai
là “giang sơn gấm vóc” thì sự thiêng liêng, quý giá ấy khó lấy thước đo nào mà định giá
Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất, nhất là ở những vùng đang đô thị hóa nhanh Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến trong thực tế là: tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp do lấn, chiếm đất; tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; tranh chấp đất đai trong các vụ án ly hôn Có thể liệt kê rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai như: Việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, sơ hở; việc giao đất và cấp GCNQSDĐ tiến hành chậm; việc lấn chiếm đất đai diễn ra ngày càng phổ biến nhưng không được ngăn chặn và xử lý kịp thời; đất đai từ chỗ chưa được thừa nhận có giá trị nay trở thành tài sản có giá trị cao…
Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí nằm phía Tây Bắc cách trung tâm thành phố khoảng 20km, dân số khoảng 353.918 dân gồm 11 xã và 01 thị trấn Là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân nhập cư ở các tỉnh vào làm việc, các xí nghiệp ô nhiễm di dời về và các hộ dân thuộc diện giải tỏa nhà ở nội thành có nhu cầu xây dựng nhà xưởng và nhà ở Nhìn chung, từ khi ban hành luật đất đai 2003, tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Hóc Môn có xu hướng giảm nhưng các vụ việc diễn ra khá phức tạp, không ít những vụ tranh chấp xảy ra giữa những người có cùng huyết thống, nhiều vụ dẫn đến ẩu đả gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng Có nhiều vụ phải xử đi, xử lại nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm, phát sinh khiếu kiện kéo dài và làm giảm lòng tin của người dân đối với đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Nhà nước ta đã rất cố gắng trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai nhằm ổn định tình hình chính trị, xã hội Hệ thống các văn bản pháp luật đất đai ngày càng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta có nhiều thay đổi tương thích với từng giai đoạn phát triển của cách mạng, song bên cạnh đó còn nhiều quy định không nhất quán Hơn nữa, việc giải thích, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa đầy đủ và kịp thời
Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về đất đai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; thực trạng tranh chấp đất đai và việc giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan có thẩm quyền trong những năm gần đây, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai và xác lập cơ chế giải quyết các tranh chấp đất đai thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay
Trang 11Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự chấp thuận của khoa QLĐĐ&BĐS và
bộ môn chính sách pháp luật tôi thực hiện đề tài: "Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2005 đến nay"
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Hóc Môn đồng thời chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Huyện và đề xuất những giải pháp để giải quyết nhanh, hiệu quả các vụ tranh chấp đất đai mang lại sự hài lòng cho người dân
Đối tượng nghiên cứu
Các dạng tranh chấp đất đai xảy ra giữa hộ gia đình, giữa cá nhân với nhau, giữa hộ gia đình, cá nhân với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn huyện Hóc Môn
Trang 12PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
I.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Đất đai
Đất đai: Theo quy định tại Điều 1 Luật đất đai 2003 của Nhà nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất và quản lý
Người sử dụng đất
- Người sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất
- Người sử dụng đất có thể là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư,
cơ sở tôn giáo
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
- Quyền sử dụng đất: là quyền lợi của người dân khi sử dụng đất cụ thể được Luật đất đai 2003 quy định tại điều 105 và 106 của cụ thể như sau:
+ Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
+ Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất NN; + Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất NN; + Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm đến QSDĐ hợp pháp của mình;
+ Khiếu nại, tố cáo khởi kiện về những hành vi vi phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai
+ Bên cạnh đó người sử dụng đất còn được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ; thế chấp, bảo lãnh góp vốn bằng QSDĐ; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi
- Nghĩa vụ của người sử dụng đất: Là bổn phận, trách nhiệm của người dân khi
sử dụng đất được Luật đất đai 2003 quy định tại Điều 107 của cụ thể như sau:
+ Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;
+ Đăng ký QSDĐ, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ; thế chấp, bảo lãnh góp vốn bằng QSDĐ theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
+ Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường không làm tổn hại tới lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;
+ Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất; + Giao lại đất khi Nhà nước có QĐ thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn SDĐ
Trang 13 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 4, Luật đất đai 2003 thì “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”
Tranh chấp đất đai
Theo khoản 26 Điều 4 Luật đất đai năm 2003:
- Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai
- Trong thực tế có một số trường hợp tranh chấp về lợi ích kinh tế có liên quan gián tiếp đến quyền sử dung đất, những trường hợp này không hẳn là tranh chấp đất đai nhưng có khi cũng được coi là tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai
Khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp khó có thể thỏa thuận với nhau để đưa ra giải pháp hữu hiệu trong việc thực hiện quyền sử dụng đất Những mâu thuẩn này sẽ ngày càng gay gắt hơn nếu không được các bên cùng phối hợp giải quyết Khi đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện chức năng của mình trong việc chỉ rõ quyền quản lý và sử dụng đất đối với các bên
Giải quyết tranh chấp đất đai là việc tìm ra một giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân, tổ chức
Trên cơ sở đó phục hồi lại quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật
Thanh tra đất đai
Thanh tra đất đai là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với CQNN nhằm khắc phục những nhược điểm, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với đất đai
Hành vi hành chính
Trang 14Theo khoản 11 Điều 2 của luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại,
Tố cáo:
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiêm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật
I.1.1.2 Một số vấn đề về tranh chấp đất đai
Nguyên nhân tranh chấp đất đai
TCĐĐ đang là một thách thức đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việc giải quyết dứt điểm, có hiệu quả vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và ở từng địa phương
Do đó, việc tìm hiểu và nhận dạng các nguyên nhân phát sinh TCĐĐ là rất cần thiết trong nỗ lực tìm kiếm, xác lập cơ chế thích hợp để giải quyết dứt điểm, triệt để loại tranh chấp này Bao gồm nguyên nhân khách quan và chủ quan:
Nguyên nhân khách quan
Do hai lần điều chỉnh ruộng đất vào năm 1978 - 1979 và năm 1982 - 1983 cùng với chính sách cấp đất theo kiểu bình quân nhân khẩu đã dẫn đến những xáo trộn lớn
về ruộng đất, về ranh giới, về số lượng, về mục đích sử dụng
Nguyên nhân chủ quan
Do đất đai ngày càng có giá trị kinh tế cao, giá đất ngày càng có giá trị do nhu cầu đất ở và đất sản xuất ngày càng tăng cao, trong khi diện tích đất sử dụng cho các mục đích là có giới hạn
Do tình hình chuyển nhượng không có giấy tờ hợp pháp
Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ được triển khai đại trà làm phát sinh nhiều vấn đề sai sót như cấp sai thửa, trùng thửa, sai tên chủ sử dụng, sai diện tích
Do cơ chế quản lý nhà nước về đất đai trước kia còn lỏng lẻo, phân công, phân cấp cho quá nhiều ngành dẫn đến quản lý thiếu chặt chẽ còn nhiều khuyết điểm
Hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải giữ vai trò đặc biệt quan trọng khi tiến hành giải quyết TCĐĐ, không chỉ chú trọng hoà giải khi phát sinh tranh chấp, mà khi giải quyết khiếu nại, tiếp tục hòa giải cũng đạt nhiều kết quả; hoà giải thành càng nhiều càng tốt vì giải quyết tranh chấp về đất đai ngoài việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo sự
ổn định, còn phải tăng cường sự đoàn kết giữa Nhà nước với dân, trong nội bộ nông dân, giữa dân với dân và trong thân tộc
Luật Đất đai năm 2003 quy định hòa giải tranh chấp đất đai là trình tự thủ tục bắt buộc, quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp về QSDĐ (Luật Đất đai năm 1993 chỉ khuyến khích hòa giải tranh chấp đất đai) Trong những năm qua, UBND cấp xã với trách nhiệm theo qui định đã chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các thành viên, các tổ chức xã hội khác đã thực hiện hòa giải thành công nhiều
vụ việc tranh chấp đất đai, chấm dứt vụ việc từ cơ sở
Theo điều 135 Luật Đất đai và điều 159 Nghị định 181 thì:
+ Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở
+ Nếu không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi
có đất tranh chấp
Trang 15+ Thời hạn hòa giải là ba mươi ngày (30) ngày kể từ ngày nhận đơn
+ Thành phần hòa giải gồm: CT hoặc Phó CT HĐND, đại diện MTTQ, đại diện các đoàn thể, cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp, người am hiểu đất đai tại địa phương
+ Hòa giải tranh chấp đất đai được lập thành biên bản Biên bản phải ghi đầy đủ
họ tên, chức vụ các thành viên tham gia hòa giải và cả xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của UBND xã, phường, thị trấn Biên bản hòa giải được gửi cho các bên tham gia tranh chấp và lưu tại UBND xã, phường, thị trấn
+ Trường hợp hòa giải thành mà có làm thay đổi hiện trạng, ranh giới thửa đất, thay đổi chủ sử dụng đất thì biên bản hòa giải gửi cho cơ quan TN&MT
+ Cơ quan TN&MT có trách nhiệm trình UBND cùng cấp quyết định công nhận quyền sử dụng đất theo nội dung biên bản hòa giải thành và cấp mới GCNQSDĐ
+ Trường hợp hoà giải không thành: nếu đương sự có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất hoặc một trong các lọai giấy tờ hợp lệ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì nguyên đơn gửi biên bản hòa giải không thành kèm theo hồ sơ đến TAND, nếu đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay một trong các lọai giấy tờ hợp lệ thì gửi biên bản hòa giải không thành kèm theo
hồ sơ đến Phòng TN&MT hoặc Sở TN&MT
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Theo điều 38 Luật Đất đai năm 1993, UBND giải quyết tranh chấp đất đai đối với đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, TAND giải quyết tranh chấp đất đai đối với đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp về tài sản gắn liền với đất Khi không đồng ý với quyết đinh giải quyết tranh chấp đất đai của UBND có thẩm quyền thì đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên, quyết định của cơ quan hành chính cấp trên là quyết định giải quyết cuối cùng
Đến năm 1998, Luật khiếu nại, Tố cáo ra đời thí các tỉnh thành đều vận dụng Luật khiếu nại, Tố cáo để giải quyết tranh chấp đất đai Theo Luật Khiếu nại, Tố cáo khi không đồng ý với quyết định hành chính thì đương sự có quyền khiếu nại lại quyết định hành chính tại cơ quan ra quyết định hành chính đó Đó là điểm khác nhau
về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa Luật Đất đai năm 1993 và Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998
Luật Đất đai năm 2003 ra đời và có hiệu lực vào ngày 1/7/2004 thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được vận dụng theo luật này Về cơ bản thẩm quyền giải quyết TCĐĐ của Luật đất đai năm 2003 giống như điều 38 Luật đất đai năm 1993
Theo điều 136 Luật Đất đai năm 2003 và điều 160 Nghị định 181 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được giải quyết như sau:
Tranh chấp đất đai được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà các bên đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì được giải quyết như sau:
+ Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữ cá nhân, hộ gia đình với nhau; giữa cộng đồng dân cư với nhau; giữa hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư Nếu không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thì các bên tranh chấp có quyền gửi
Trang 16đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Quyết định của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết tranh chấp giữa tổ chức với nhau, giữa tổ chức với hộ gia đình cá nhân, giữa tổ chức với cơ
sở tôn giáo, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
+ Nếu không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ TN&MT, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ TN&MT là quyết định giải quyết cuối cùng
- Những trường hợp TCĐĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND :
+ Tranh chấp về QSDĐ khi người sử dụng đất có GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và Điều 50 Luật Đất đai năm 2003
+ Các tranh chấp về tài sản gắn liền với đất
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
- TCĐĐ là vấn đề phức tạp, đã và đang phát sinh nhiều khiếu kiện, nhưng tổ chức và cơ chế giải quyết thiếu ổn định và nhìn chung bất cập so với yêu cầu thực tế
Do đó, giải quyết một vụ TCĐĐ đòi hỏi phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định
để đảm bảo sự nhất quán, nhằm đem lại kết quả khách quan khi giải quyết tranh chấp
- Hòa giải TCĐĐ: là bước quan trọng đầu tiên khi tiến hành giải quyết một vụ TCĐĐ
- Khoản 1,2 điều 135 luật đất đai qui định:
1 Nhà nước khuyến khích các bên TCĐĐ tự hoà giải hoặc giải quyết TCĐĐ thông qua hoà giải ở cơ sở
2 TCĐĐ mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến UBND
xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp
- UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải TCĐĐ
- Thời hạn hòa giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn
- Kết quả hoà giải TCĐĐ phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai
- Thành phần hồ sơ tranh chấp đất đai bao gồm:
+ Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai;
+ Các giấy tờ bằng chứng có liên quan đến thửa đất tranh chấp
* Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đối với trường hợp Chủ tịch UBND huyện quận, thị xã, thuộc tỉnh giải quyết lần đầu
Sau khi nhận hồ sơ TCĐĐ, phòng TN&MT tiến hành thẩm tra, xác minh theo các bước sau:
Trang 17+ Làm việc với các đương sự để làm rõ nội dung tranh chấp và yêu cầu bổ sung
hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung tranh chấp; trường hợp cần thiết mở hội nghị tư vấn để giải quyết
+ Làm việc với UBND xã, phường, thị trấn, để thống nhất kết quả thẩm tra, xác minh
+ Viết báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh, nhận xét và kết luận vụ việc, trình UBND quyết định giải quyết vụ việc
Trong quá trình thẩm tra xác minh giải quyết vụ việc, Phòng TN&MT vẫn áp dụng nguyên tắc hòa giải và phân tích, giải thích các chính sách pháp luật có liên quan đến đất đai
Sơ đồ 1 Trình tự giải quyết TCĐĐ thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện
* Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố Trung ương giải quyết lần đầu
Sau khi nhận hồ sơ tranh chấp đất đai, Sở TN & MT tiến hành nghiên cứu hồ
sơ, đối với những vụ tranh chấp phức tạp, Sở TN &MT có thể thành lập đoàn thanh tra
TN & MT hoặc đề nghị UBND cấp tỉnh thành lập đoàn thanh tra liên ngành để tổ chức thanh tra, xác minh, thu thập chứng cứ theo các bước sau:
+ Làm việc với các đương sự để làm rõ nội dung tranh chấp và yêu cầu bổ sung
hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung tranh chấp Tổ chức đối thoại khi cần thiết
+ Làm việc với UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, thu thập chứng cứ và hồ sơ địa chính thửa đất
+ Làm việc với các tổ chức, nhân chứng để thu thập tài liệu, chứng cứ đến nội dung tranh chấp
+ Làm việc với UBND cấp huyện để thống nhất kết quả thẩm tra, xác minh và kết luận vụ việc
Trong quá trình thẩm tra giải quyết, xác minh giải quyết vụ việc thanh tra Sở
TN & MT vẫn áp dụng nguyên tắc hòa giải khi cần thiết
UBND cấp xã hòa
giải
UBND cấp tỉnh giải quyết có hiệu lực thi
hành UBND cấp huyện giải quyết lần đầu
Trang 18
Sơ đồ 2 Trình tự giải quyết TCĐĐ thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh
Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai
Thời hạn giải quyết TCĐĐ được quy định cụ thể trong Luật Đất đai năm 2003: + Thời hạn hòa giải tại UBND cấp xã là ba mươi ngày (30) ngày làm việc kể từ ngày UBND xã nhận đơn của các bên tranh chấp
+ Thời hạn giải quyết tranh chấp lần đầu là không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn của các bên tranh chấp
+ Thời hạn giải quyết tranh chấp lần cuối là không quá bốn mươi lăm ngày (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn của các bên tranh chấp
+ Thời hạn khiếu nại quyết định của UBND cấp huyện là không quá chín mươi ngày (90) ngày kể từ ngày nhận được quyết định
+ Thời hạn khiếu nại quyết định của UBND cấp tỉnh giải quyết TCĐĐ lần đầu
là không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được quyết định
bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện QSDĐ, trình tự, thủ tục bồi thường , hỗ trợ tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2007;
UBND cấp xã hòa
giải
Bộ TN & MT giải quyết cuối cùng UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu
Trang 19- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày19/10/2009 của Chính phủ về việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, có hiệu lực thi hành ngày 10/12/2009;
- Quyết định số 132/QĐ-UBND ngày 05/9/2006 của UBND Thành phố về qui định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 27/7/2009 của UBND Thành phố về ban hành biểu mẫu nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 16/3/2009 của UBND huyện Hóc Môn về ban hành qui định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
I.3 Cơ sở thực tiễn
I.3.1 Các loại hình tranh chấp
Huyện Hóc Môn đang trong quá trình đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực Thị trường đất đai mới từng bước được hình thành và hoàn thiện Thực tế đó làm cho quá trình sử dụng đất cũng như những quan hệ đất đai có nhiều biến động phức tạp liên quan trực tiếp đến lợi ích của mọi người Tranh chấp đất đai là vấn đề rất đáng quan tâm, tìm hiểu các loại hình tranh chấp để đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp nhằm “tháo ngòi nổ” xung đột không để phát sinh trở thành “điểm nóng” gây mất ổn định chính trị, tình hình trật tự
an toàn xã hội là việc làm rất cần thiết Tính phức tạp của tranh chấp đất đai không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai…mà còn do những nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý
và sử dụng đất đai qua các thời kỳ Nhìn chung, có 3 loại hình tranh chấp phổ biến:
- Tranh chấp về QSDĐ là tranh chấp giữa các hộ gia đình cá nhân với nhau về QSDĐ
- Tranh chấp tài sản gắn liền với đất Tài sản gắn liền với đất bao gồm: nhà ở, vật kiến trúc khác và cây trồng trên đất Loại hình tranh chấp này do TAND giải quyết
- Tranh chấp về QSDĐ có liên quan đến địa giới hành chính Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa người ở hai tỉnh, hai huyện, hai xã với nhau, tập trung ở những nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, ở những vị trí dọc theo triền sông lớn, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí quan trọng Cùng với việc chia tách các đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã thì TCĐĐ liên quan đến địa giới hành chính tương đối nhiều
I.3.2 Các dạng tranh chấp đất đai thường gặp
Từ nhiều năm nay, tình hình tranh chấp đất đai luôn là vấn đề bức bách được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này Các văn bản đó đã và đang được triển khai thực hiện, có tác động tích cực đến tình hình giải quyết tranh chấp đất đai Nhờ vậy, nhiều vụ việc phức tạp
đã được giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây tình tranh chấp của công dân diễn ra không bình thường, tính chất phức tạp.Vì thế, việc tìm hiểu các
Trang 20dạng tranh chấp đất đai để tìm ra biện pháp giải quyết đúng đắn là vấn đề cần thiết Qua nghiên cứu cho thấy có các dạng tranh chấp phổ biến như sau:
Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất
Dạng tranh chấp này thường xảy ra ở vùng nông thôn, việc phát sinh này thường do lúc chuyển đổi đất đai hai bên không làm hợp đồng viết hoặc hợp đồng viết nhưng đơn giản vì thế sau một thời gian một bên cảm thấy thiệt thòi nên phát sinh tranh chấp, mặc dù vào thời điểm chuyển đổi hai bên cùng có lợi
Về nguyên tắc nếu hai bên đã hoàn thành, nghĩa là giao nhận đất, quyền sử dụng đất và hợp đồng đó không trái pháp luật, đúng thủ tục quy định, thì việc tranh chấp đòi lại đất không có căn cứ
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Dạng này xảy ra khá phổ biến, việc phát sinh này do một bên hoặc cả hai bên thực hiện không đúng giao kết như không trả tiền hoặc không giao đất, cũng có trường hợp do bị lừa dối hoặc sau khi ký hợp đồng thấy giá quá rẻ nên rút lại không thực hiện hợp đồng Nhiều trường hợp nội dung hợp đồng không rõ ràng như không nói rõ diện tích, không giao kết ai đóng thuế, làm thủ tục… cũng dẫn đến tranh chấp
Về nguyên tắc người nhận chuyển nhượng QSDĐ phải đóng thuế chuyển nhượng QSDĐ, lệ phí trước bạ Nếu người dân am hiểu về luật và những quy định của Luật Đất đai thì việc thì việc giao kết ai đóng thuế, làm thủ tục không thể xảy ra Nếu xảy ra là do sự thiếu hiểu biết của các bên có liên quan
Thông thường các bên chuyển nhượng đất không làm đúng thủ tục về ký kết hợp đồng, nhiều trường hợp chỉ hợp đồng miệng hoặc làm giấy hợp đồng viết tay rất đơn giản, đây là một yếu tố rất dễ xảy ra tranh chấp
Tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất
Việc phát sinh thường là do một bên hoặc cả hai bên vi phạm hợp đồng như:
- Hết thời hạn giao đất nhưng không giao trả đất
- Không trả tiền thuê đất
- Sử dụng đất không đúng mục đích khi thuê đất
- Đòi lại đất trước thời hạn hợp đồng
- Hợp đồng miệng không rõ ràng, cụ thể
Tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
Tranh chấp này thường phát sinh sau thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết nhưng bên có nghĩa vụ đã không thực hiện đúng cam kết
Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất
Tranh chấp này thường xảy ra do:
- Người có quyền sử dụng đất chết không để lại di chúc và những người thừa kế theo pháp luật không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc không theo quy định của pháp luật thừa kế nên tranh giành nhau
- Người sử dụng đất trước khi chết có lập di chúc để lại quyền sử dụng đất nhưng di chúc đó trái pháp luật
Trang 21 Tranh chấp do lấn đất, chiếm đất
Loại tranh chấp này xảy ra là do một hoặc cả hai bên đã chiếm dụng đất của nhau Có trường hợp trước đây khi thi hành chính sách cải tạo nông nghiệp của nhà Nước đã giao cho người khác, nay tự động chiếm lại đất canh tác và dẫn đến tranh chấp Đây là loại hình tranh chấp phổ biến nhất
Tranh chấp về cản trở thực hiện quyền sử dụng đất
Loại tranh chấp này tuy ít phức tạp Nhưng thông thường do một bên ở sâu hoặc xa mặt tiền (đường hoặc kênh rạch) và một bên do có thành kiến hoặc xích mích
cá nhân đã cản trở bên kia thực hiện QSDĐ (chẳng hạn như không cho đi nhờ qua, không cho bơm nước qua để đến được đất người kia …) từ đó dẫn đến tranh chấp với nhau
Tranh chấp về việc làm thiệt hại đến sử dụng đất
Loại tranh chấp này thường xảy ra do một bên có hành vi trái pháp luật dẫn đến hủy hoại đất bên kia làm cho không thể sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả như làm đổ dầu, làm sạt lở đất, lấp mương thoát nước…
Ngoài ra còn có tranh chấp về QSDĐ có liên quan đến địa giới hành chính, tranh chấp này thường phát sinh thường là do việc phân vạch địa giới không rõ ràng, việc phân rạch địa giới không rõ ràng, việc định mốc giới không chuẩn xác, không ổn định (sông bên lở, bên bồi…) tài liệu để phân vạch địa giới bị thất lạc…
Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Loại tranh chấp này thường xảy ra do các bên tranh chấp có nhận thức khác nhau về quyền sử dụng đất, bên nào cũng cho mình mới có quyền sử dụng đất và đều đưa ra những tài liệu, bằng chứng để chứng minh việc sử dụng đất hợp pháp của mình (ví dụ như: cả hai bên đều đưa ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
Tranh chấp tài sản gắn liền với đất
Tài sản gắn liền với đất (bất động sản) bao gồm: nhà ở, vật kiến trúc khác và cây lâu năm
Thông thường khi tranh chấp các loại tài sản này (dưới các hình thức như: tranh chấp sở hữu thừa kế, mua bán …tài sản) bao giờ cũng gắn liền với việc yêu cầu công nhận quyền sử dụng đất mặc dù nội dung chính là tranh chấp tài sản
Tranh chấp trong vụ án ly hôn
Tranh chấp mà thường xảy ra trong trường hợp ly hôn mà vợ chồng là thành viên trong hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất
Đặc trưng của tranh chấp này chỉ gắn liền với vụ án ly hôn có tranh chấp về phân chia tài sản là quyền sử dụng đất
Tranh chấp đòi tiền mua bán đất
Tranh chấp này ít xảy ra, tuy nhiên vẫn được Tòa án giải quyết như đối với việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (buộc thực hiện nghĩa vụ trả tiền)
Trang 22I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.2.1 Điều kiện tự nhiên
I.2.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Thực hiện chủ trương của Trung ương và TP, ngày 01/04/1997 huyện Hóc Môn được tách thành Quận 12 và huyện Hóc Môn mới, gồm 12 đơn vị hành chính, trong đó
có 11 xã và 1 thị trấn, có 76 ấp - khu phố với tổng diện tích tự nhiên là 10.943,38 ha chiếm 5,21% so với diện tích toàn Thành phố; dân số khoảng 353.918 dân
Vị trí địa lý: Hóc Môn là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh cách thành phố 20 km về phía Tây-Bắc Tọa độ địa lý huyện Hóc Môn được xác định như sau:
+ Vĩ độ Bắc từ 10o0’34” đến 10o49’00”
+ Kinh độ Đông từ 106o31’20” đến 106o40’45”
Ranh giới hành chính huyện được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Củ Chi
+ Phía Nam giáp Quận 12 và huyện Bình Chánh
+ Phía Tây giáp tỉnh Long An
+ Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương
Bản đồ hành chính huyện Hóc Môn
Trang 23Bảng 1 Diện tích tự nhiên phân bố theo đơn vị hành chính
10 Xuân Thới Thượng 1.857,17 16,97
11 Xuân Thới Đông 299,17 2,73
12 Bà Điểm 705,00 6,44
Toàn huyện 10.943,38 100
(Nguồn: Phòng TN & MT huyện Hóc Môn)
I.2.1.2 Địa hình
Trên địa bàn có 3 dạng địa hình chính :
- Vùng gò cao có cao trình từ 8 – 10 m (so với mặt nước biển), có diện tích 277
ha, chiếm 1,53% diện tích tự nhiên, có đặc điểm là nền móng vững chắc, thoát nước tốt, thuận lợi bố trí các cơ sở Công nghiệp, các trung tâm hạ tầng kỹ thuật, khu cây xanh tập trung
- Vùng triền có cao trình từ 2 – 8 m (so với mặt nước biển), có diện tích 5.719
ha, chiếm 53,38% diện tích tự nhiên, có nền móng tương đối vững chắc, khả năng thoát nước trung bình, hiện đang là vùng chuyên trồng cây hàng năm, thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở Công nghiệp sạch vừa và nhỏ xen cài các khu dân cư
- Vùng bưng trũng có cao trình dưới 2m (so với mặt nước biển), có diện tích là 4.923 ha, chiếm 45,09% diện tích tự nhiên Đây là khu vực thoát nước kém và hiện nay phần lớn là đất trồng lúa, màu, trồng cây hàng năm
I.2.1.4 Thủy văn
Huyện Hóc Môn có 6 sông rạch chính, tập trung nằm ở phía Bắc và phía Đông huyện Trong đó tuyến đường thủy quan trọng nhất là sông Sài Gòn chạy qua các xã phía Bắc của huyện Nối kết với sông Sài Gòn là hệ thống kênh rạch Rạch Hóc Môn, Rạch Tra, Rạch Bà Hồng, Kênh Thầy Cai, Kênh An Hạ Trên hệ thống sông này cung
Trang 24cấp nguồn nước cho nhà máy nước Tân Hiệp từ đó cung cấp cho Thành phố Đây là một trong nét đặc trưng quan trọng trong quá trình phát triển của huyện
Bảng 2: Hiện trạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện
STT Tên gọi Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Độ sâu (m)
(Nguồn : UBND huyện Hóc Môn)
Ngoài các sông rạch chính huyện Hóc Môn còn có hệ thống kênh rạch nhỏ và thủy lợi phục vụ công tác tưới tiêu trong Nông nghiệp Vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 6 nước sông rạch ngọt dùng cho sinh hoạt được, ngược lại vào mùa mưa chịu ảnh hưởng rữa trôi phèn tại chổ và phèn ngoại lai nên nước sông rạch có mức độ phèn cao không dùng cho sinh hoạt được nhất là vùng Nhị Xuân - An Hạ
I.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
I.2.2.1.Tài nguyên đất
Nhóm đất xám: là một trong hai nhóm đất chủ yếu của huyện, có tổng diện tích
là 5.062,01 ha, chiếm 46,26% diện tích tự nhiên Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hoá
Nhóm đất phù sa: có tổng diện tích là 5.067,59 ha, chiếm 46,31% diện tích tự nhiên, bao gồm đất phù sa và đất phèn Trong đó loại đất phèn chiếm tỷ lệ khá cao
Nhóm đất nâu vàng: có diện tích 615,72 ha, chiếm 5,63% diện tích tự nhiên, phân bố ở các vùng gò, chủ yếu trồng cây lâu năm
Nhóm đất sông suối: có diện tích là 198,16 ha, chiếm 1,18% diện tích tự nhiên, đây là nhóm đất ít nhất trên địa bàn huyện
I.2.2.2 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: huyện Hóc Môn với hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào nhưng thường xuyên bị nhiễm mặn, do đó việc sử dụng cho sinh hoạt và trồng trọt rất hạn chế
Tuy nhiên huyện Hóc Môn có những ưu thế nhất định như sử dụng nguồn nước
để Nuôi trồng Thủy sản, hay phát triển các loại hình sinh thái du lịch dọc theo các nhánh sông
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, nước ngầm ngọt phân
bố chủ yếu ở các tầng có độ sâu 100 - 300 m, trong đó có nơi 20 - 50 m, trữ lượng khai thác ước tính 300 - 400 m3/ngày
I.2.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
I.2.3.1 Lợi thế
Huyện Hóc Môn có vị trí thuận lợi về giao thông mang tính chất đầu mối, cửa ngõ của Thành phố nối với các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ và giao lưu quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy quan trọng
Trang 25Huyện có vị trí kinh tế quan trọng trong định hướng phát triển của Thành phố với hướng phát triển thành hành lang công nghiệp, địa bàn dân cư kết hợp với cảnh quan du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử
Là cửa ngõ phía Bắc, gần sân bay Tân Sơn Nhất, Hóc Môn là địa bàn đáp ứng tuyến phòng thủ của Thành phố trong nhiệm vụ phát triển kinh tế kết hợp với cũng cố
Huyện Hóc Môn nghèo về tài nguyên khoáng sản
Thời gian xâm nhập mặn trong năm cao, do đó việc phát triển ngành trồng trọt
Trang 26Bảng 3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu (Giá hiện hành)
( Đơn vị: triệu đồng)
Ngành
Năm
TTCN TM-DV NN
CN-Tổng GTSL
( Nguồn : Phòng thống kê huyện Hóc Môn )
Ngành Công nghiệp – Tiểu Thủ Công Nghiệp
Ước tính giá trị sản lượng CN-TTCN tháng 6/2011 đạt 215,31 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2011 đạt 1.252,69 tỷ đồng, đạt 48,69% kế hoạch cả năm và tăng 28,33% so với cùng kỳ năm 2010
Nông nghiệp
Trồng trọt: vụ Đông Xuân đã thu hoạch: cây lúa 828 ha, sản lượng 3.494 tấn, năng suất bình quân 4,22 tấn/ha; bắp 39,1 ha, sản lượng 222,1 tấn, năng suất bình quân 5,7 tấn/ha; rau các loại 686 ha, sản lượng 16.242,3 tấn, bình quân 23,67 tấn/ha; các cây trồng khác (sen, hoa kiểng, cỏ chăn nuôi….) khoảng 342 tấn
Chăn nuôi, thú y : đàn gia súc phát triển bình thường, nông dân đang kiến nghị tăng giá thu mua sữa tươi vì giá thức ăn gia súc và chi phí đầu tư tăng, một số hộ tăng chuyển sang nuôi bò ta; đàn heo giảm sau tết Tân Mão đã được khôi phục lại và tăng đàn, giá thu mua tăng, người chăn nuôi heo có lợi nhuận
2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện
Hiện nay cơ cấu kinh tế của huyện Hóc Môn là: Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Nông nghiệp Huyện đang tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tạo nên những bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới
Trang 27
Bảng 4: Cơ cấu GTSX các ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn huyện
( Nguồn : Phòng thống kê huyện Hóc Môn )
I.2.4.2 Đăc điểm xã hội
1 Dân số
Theo thống kê của huyện, dân số huyện Hóc Môn năm 2010 có 353.918 người, trong đó nữ chiếm 51,02% dân số, nam chiếm 48,98% Tốc độ tăng dân số tự nhiên 0,86%, và tốc độ tăng dân số cơ học là 1,72% Tỷ lệ sinh giảm 0,05%
Tỷ lệ tăng cơ học ngày càng tăng cao do hình thành một số khu CN-TTCN, kết hợp với việc dân cư từ nội thành di dời ra và dân cư từ các tỉnh khác về cư trú ở Hóc
Môn ngày càng nhiều, hình thành nên một số khu dân cư mới ở các xã
2 Lao động và việc làm
Tổng số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 164.206 lao động (năm 2010) Trong đó, số lao động trong độ tuổi lao động được giải quyết việc làm là 4.500 lao động (chiếm 2,7% tổng số lao động năm 2010) Số lao động được dạy nghề đào tạo trong năm là 2.000 lao động
Hàng năm huyện giải quyết trung bình cho 4.000 - 4.200 việc làm Tỷ lệ thất nghiệp bình quân của huyện là 4,0% Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh từ ngành Nông nghiệp sang các ngành Công nghiệp và Dịch vụ
3 Giáo dục - Đào tạo
Toàn huyện có 5 trường PTTH, 12 trường THCS, 24 trường Tiểu họcTH, 15 Nhà trẻ - Mẫu giáo, 1 Trung tâm bồi dưỡng giáo dục
Nhìn chung mạng lưới trường Phổ thông phát triển khá đều trên địa bàn huyện, các xã đều có Mẫu giáo - Nhà trẻ hoặc trường Mầm non
Huyện hiện có 4 trường đạt chuẩn quốc gia, ngoài ra còn có trường TH Nguyễn
An Ninh, THCS Nguyễn An Khương và trường PTTH Nguyễn Hữu Cầu được sở giáo dục công nhận trường chất lượng cao
Nhìn chung chất lượng giáo dục của huyện khá cao, hệ thống cơ sở vật chất đã dần đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong vùng, số trường lớp, giáo viên học sinh năm sau cao hơn năm trước Tuy vậy trong những năm tới cần nâng cao chất lượng dạy học, tăng cường cơ sở vật chất, tăng đào tạo nghề và trình độ cao
Trang 284 Y tế
Hiện nay toàn huyện có 13 cơ sở y tế: 1 bệnh viện đa khoa có 260 giường bệnh;
12 trạm y tế phường xã trong đó trạm y tế đạt chuẩn quốc gia gồm có 7 trạm Ngoài ra còn có 1 phòng khám khu vực với 20 giường nội trú; 35 phòng khám tư, 54 nhà thuốc hiệu thuốc, 16 phòng khám đông y, và nhiều tổ đội y tế thuộc xã và trung tâm y tế
Tổng số Y Bác sĩ trên toàn huyện là 350 người, trung bình 1.147 người dân có 1 Bác sỹ Tất cả các xã, thị trấn đều có Bác sỹ phục vụ khám và điều trị tại trạm xá
Huyện đã thường xuyên tăng cường các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, chú trọng đúng mức đến công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khống chế được dịch cúm gia cầm lây sang người, phòng chống sốt xuất huyết và đặc biệt không để xảy ra tình trạng ngộ độc tập thể
5 Văn hóa, thể dục-thể thao
Huyện hiện có 1 Trung tâm văn hóa tại thị trấn Hóc Môn hoạt động thường xuyên với 2 loại hình văn hóa nghệ thuật và thể dục thể thao Một thư viện cấp huyện tại thị trấn Hóc Môn
Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đã có nhiều hình thức hoạt động phong phú chào mừng các ngày lễ lớn Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” &“xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa” được tiếp tục mở rộng và duy trì Trong năm 2010 huyện đã tổ chức 45 giải thể thao cấp huyện, 2 giải thể thao cấp Thành phố đạt được 180 huy chương các loại Trong đó
35 huy chương vàng Được Ủy ban Nhân dân (UBND) Thành phố và Sở Thể dục Thể thao (TDTT) tặng nhiều bằng khen giấy khen
6 An ninh quốc phòng
Hàng năm hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân 100% Tổ chức tốt đăng ký nghĩa vụ cho thanh niên 17 tuổi, đăng ký quân nhân xuất ngũ vào ngạch dự bị động viên, tổ chức tốt diện tập phòng thủ và hội thao quốc phòng
Thực hiện chương trình “3 giảm” đã thực hiện chuyển hóa được các địa bàn phức tạp về hình sự, ma túy, mại dâm, triệt phá được các băng nhóm tội phạm phát sinh Tỷ lệ khám phá án hình sự hàng năm trên 80%
Nhìn chung tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững tạo môi trường xã hội thuận lợi cho kinh tế phát triển
I.2.4.3 Cơ sở hạ tầng
Huyện có hệ thống đường thuỷ chính dài 42,55km gồm:
+ Hệ thống sông Sài Gòn: gồm sông Sài Gòn chảy dọc phía Đông huyện thuộc địa phận xã Nhị Bình có chiều dài 5.625 m
+ Nhánh chính sông Sài Gòn có rạch Bà Hồng chảy qua các xã Nhị Bình, Đông Thạnh, Thới Tam Thôn
+ Hệ thống sông Cầu Sáng: gồm các sông Cầu Sáng chảy qua xã Tân Hiệp, tiếp giáp Rạch Tra
Toàn huyện có 392,8 km đường bộ các loại (tính từ đường có bề rộng 3m trở lên) bao gồm hai tuyến Quốc lộ Tỉnh lộ chính là Quốc lộ 1A và Quốc lộ 22 Nối với các tỉnh, thành phố lớn, rất thuận lợi cho giao thông hàng hóa, còn lại là hệ thống giao
Trang 29thông liên xã, liên ấp ở nông thôn (Tỉnh lộ 9 và 14, 15, 16, Hương lộ 80, đường An Hạ…) có 248,8 km, là trục giao thông xuyên suốt huyện
I.2.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
Thuận lợi
Chính quyền và nhân dân Hóc Môn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống cách mạng của “Huyện Anh Hùng”, sẵn sàng vượt khó khăn, lao động cần cù sáng tạo để thực hiện công cuộc đổi mới
Huyện có lực lượng lao động dồi dào, có môi trường thuận lợi để thu hút và phát huy các nguồn nhân lực
Cơ sở hạ tầng của huyện dần được hoàn thiện, và nâng cấp, có tiềm năng đất đai, lao động, cùng với các loại hình Thương mại – Dịch vụ đang trên đà phát triển đã tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển KT - XH huyện nhanh chóng và bền vững trong những năm sắp tới
Huyện có VTĐL và giao thông thuận lợi, nằm trên trục đường Xuyên Á là cửa ngõ vào thành phố đây là thế mạnh của huyện trong phát triển KT-XH thời gian tới
An ninh chính trị được giữ vững tạo môi trường thuận lợi cho phát triển
KT-XH
Qui mô, tiềm lực sản xuất kinh doanh, nhất là Công nghiệp và Thương mại của huyện tăng lên đáng kể; cơ cấu chuyển dịch mạnh và thế mạnh của từng ngành được phát huy
Trong công tác quản lý Nhà nước UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành các xã thị trấn đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thanh kiểm tra nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai
Công tác xây dựng cơ bản được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đã được tập trung giải quyết và thẩm định
Công tác cải cách hành chính đã có chuyển biến mới công tác tiếp nhận hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính đã giải quyết trên 90% hồ sơ các loại
Khó khăn
Kinh tế huyện có sự tăng trưởng nhưng chưa thật bền vững Sự hội nhập kinh tế thế giới và khu vực sẽ gây áp lực cạnh tranh, đây cũng chính là thuận lợi, cũng như thách thức của nền kinh tế Nước ta nói chung, huyện Hóc Môn nói riêng Mặc dù tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt tỷ lệ cao nhưng có bộ phận, có mặt chưa vững chắc Việc tận dụng thế mạnh của huyện chưa triệt để
Cơ sở hạ tầng trên địa bàn chưa đáp ứng với tốc độ đô thị hoá hiện nay
Mặt trái của cơ chế thị trường và tốc độ đô thị hóa đã làm phát sinh nhiều vấn
đề phức tạp về an ninh - trật tự, đất đai, môi trường, quản lý, dân số, lao động
Trang 30I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hóc Môn
Tình hình và kết quả giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Hóc Môn Tổng hợp, phân loại tranh chấp, các dạng tranh chấp, mức độ tranh chấp
Nguyên nhân TCĐĐ
Thẩm quyền giải quyết TCĐĐ
Quá trình thụ lý, giải quyết đối với một vụ việc
Các dạng TCĐĐ thường xảy ra trên huyện Hóc Môn
Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp đất đai tốt hơn
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu nội nghiệp
Phương pháp nghiên cứu nội nghiệp là phương pháp nghiên cứu những thông tin có liên quan như: kết quả giải quyết tình hình khiếu kiện tranh chấp, tư liệu địa chính… trước khi tiến hành thẩm tra xác minh
Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là phương pháp tổng hợp các số liệu có liên quan đến hoàn cảnh kinh tế, nhân thân của các bên có liên quan, xác minh lịch sử, nguồn gốc phần đất đang xem xét
Phương pháp chứng minh
Phương pháp chứng minh là phương pháp đưa ra, chứng minh làm rõ quá trình giải quyết theo pháp luật một số trường hợp tranh chấp đất đai ở đại phương
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp nhằm so sánh tư liệu giữa các bên đương
sự có liên quan cung cấp các tư liệu thu thập được để xác định chính xác tư liệu
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp đây là phương pháp nhằm phân tích và tổng hợp các tư liệu có liên quan để đưa ra kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nhà chuyên môn có kinh nghiệp trong tất cả các vấn đề có liên quan đến đất đai và tranh chấp đất đai
Phương pháp kế thừa
Phương pháp kế thừa là kế thừa chọn những tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài
Trang 31PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Tình hình quản lý đất đai
II.1.1 Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính
Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
Hiện nay, hồ sơ địa giới hành chính và bản đồ địa giới hành chính được bảo
quản theo quy định hiện hành Đối với hồ sơ cấp xã, thị trấn giao cho bộ phận địa
chính bảo quản, đối với hồ sơ cấp huyện giao cho phòng Tổ chức chính quyền bảo
quản Hồ sơ địa giới hành chính có vai trò rất lớn trong việc phục vụ quản lý nhà nước
đối với địa giới hành chính đặc biệt đối với công tác giải quyết tranh chấp liên quan
đến địa giới hành chính giữa hai huyện (quận) hoặc hai xã, thị trấn Dựa trên các mốc
địa giới hành chính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành
chính được thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính sẽ làm căn cứ giải quyết vấn đề
tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính
Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính
Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính trong huyện trước đây được lập ở nhiều
thời điểm khác nhau: bản đồ giải thửa đo theo Chỉ thị 299/TTg và bản đồ được đo theo
Chỉ thị 02/CT-UB ngày 18/12/1992 Hiện nay, hệ thống bản đồ của huyện được đo
theo bản đồ mới
Năm 2000, đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện tỷ lệ 1:25.000 và
bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 12 xã, thị trấn tỷ lệ 1:10.000 làm cơ sở lập quy
hoạch kế hoạch sử dụng đầt giai đoạn 2000 - 2010
Năm 2003, Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với các đơn vị có chức năng
đo đạc bản đồ tiến hành đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính chính qui dạng số bằng công
nghệ toàn đạc điện tử theo lưới tọa độ quốc gia trên địa bàn Thành phố
Năm 2005 hệ thống bản đồ này được đưa vào sử dụng chính thức ở phòng Tài
nguyên & Môi trường và ở các xã của huyện nhằm phục vụ tốt công tác quản lý đất
đai, hỗ trợ tích cực trong công tác cấp GCNQSDĐ, giải quyết tranh chấp, xét duyệt hồ
sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và phát hiện các trường hợp lấn chiếm đất đai
Bản đồ địa chính thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập
theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xác nhận BĐĐC là tài liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình giải quyết
tranh chấp đất đai Bản đồ địa chính giúp quản lý chặt chẽ đến từng thửa đất được
giao, tránh việc cấp trùng thửa, giúp cập nhật chỉnh lý biến động khi có sự thay đổi về
hình thể, kích thước thửa đất Các thông tin thể hiện trên bản đồ địa chính sẽ hổ trợ đắc
lực cho quá trình điều tra thu thập chứng cứ liên quan đến thửa đất tranh chấp
Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính là một công việc cần thiết nhằm
phục vụ cho công tác cấp GCNQSD đất và lập hồ sơ địa chính Quản lý nhà nước về
đất đai muốn đạt hiệu quả cao đầu tiên phải nắm chắc từng thửa đất, từng chủ sử dụng
đất Đó là điều rất quan trọng trong công tác giải quyết TCĐĐ
Trang 32
Bảng 5 Thống kê kết quả đo đạc bản đồ địa chính huyện Hóc Môn
Xã, Thị trấn
Diện tích
đo đạc (ha)
Số
tờ bản
đồ
Loại bản đồ Tỷ lệ bản đồ
10 Xuân Thới Thượng 1.235,34 81 299; 02; 2005 1/500; 1/1000; 1/2000
11 Xuân Thới Đông 135,87 33 299; 02; 2005 1/500; 1/1000
12 Bà Điểm 439,68 121 299; 02; 2005 1/500; 1/1000
(Nguồn: Phòng TN & MT huyện Hóc Môn)
Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính có ý nghĩa quan trọng trong quản lý đất đai, làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân dụng
và làm cơ sở đo vẽ các công trình ngầm; làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp hoặc thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo, TCĐĐ
Biến động về đất đai trên địa bàn huyện những năm gần đây diễn ra với mức độ mạnh do nhu cầu phát triển Nếu không kịp thời hoàn thành công tác đo đạc bản đồ, chính quyền và cơ quan chuyên môn các cấp sẽ không nắm được chính xác tình hình biến động về đất đai, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng đất, và công tác giải quyết TCĐĐ
II.1.2 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Đối với công tác quy hoạch, là huyện được tách ra và đang chỉnh trang đô thị, nên huyện rất quan tâm chú ý đến công tác này Trong những năm qua, Huyện luôn có
sự phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các đơn vị tư vấn để xây dựng các phương án quy hoạch trên địa bàn Công tác quy hoạch được tập trung thực hiện gắn với các hoạt động xúc tiến, mời gọi đầu tư phát triển các khu công nghiệp, công nghiệp - dân cư tập trung theo QH được duyệt; UBND huyện tiếp tục hỗ trợ tổ công tác QH phối hợp với các Sở, ngành thành phố rà soát, đẩu nhanh tiến độ các đồ án
Đến nay, đã lập xong đồ án điều chỉnh QH chung xây dựng, đang trình thành phố phê duyệt Tiến độ 29 đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị 1/2000: 16 đồ án