1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA –VŨNG TÀU TỪ 2004 ĐẾN NAY

61 218 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Tranh chấp là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai, có vai trò vô cùng quan trọng, công tác này được làm tốt sẽ đảm bảo quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân giúp ngườ

Trang 1

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009

Trang 2

BỘ MÔN KINH TẾ ĐẤT & BẤT ĐỘNG SẢN

Giáo viên hướng dẫn.TS Đào Thị Gọn

Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Ký tên

Tháng 8 năm 2009

Trang 3

Lòng biết ơn sâu đậm của con đến Ba Mẹ, Người đã sinh

thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ con được như ngày hôm nay

Em xin chân thành cảm ơn Quí Thầy Cô Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, những người đã tận tình giảng dạy và

truyền đạt những kiến thức quí giá cho em trong suốt những năm học qua

Em xin chân thành cảm ơn cô Đào Thị Gọn đã tận tình

hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn tất luận văn này

Thành Thật cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Đất Đỏ, Phòng Tài nguyên & Môi trường, các cô chú, anh chị

hiện đang công tác tại Phòng Tài nguyên & Môi trường đã cung cấp số liệu cũng như đưa ra những ý kiến đóng góp quý báu Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đã cùng trao dồi kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và đặc biệt là trong quá trình thực hiện luận văn này

Trân trọng cảm ơn

Huỳnh Quốc Dũng

Trang 4

Sinh viên thực hiện Huỳnh Quốc Dũng, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động

Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Đề tài “Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn

huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ 01/07/2004 cho đến nay”

Giáo viên hướng dẫn.TS Đào Thị Gọn, Bộ môn Chính sách pháp luật đất đai,

Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Tranh chấp là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai, có vai trò

vô cùng quan trọng, công tác này được làm tốt sẽ đảm bảo quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân giúp người dân an tâm lao động, sản xuất Tranh chấp đất đai là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm, xảy ra ở khắp các tỉnh thành trên cả nước và trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay nó càng trở nên nóng bỏng hơn, trở thành vấn đề được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm

Huyện Đất Đỏ tuy mới thành lập có tốc độ đô thị hóa chậm, nhưng nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, khu trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí ngày càng tăng nên đất đai ngày càng có giá trị hơn dẫn đến tình trạng tranh chấp của huyện ngày càng phức tạp khó giải quyết Do đó vấn

đề tranh chấp đất đai cần phải được giải quyết triệt để, chính xác, hiệu quả để tạo ổn định trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của huyện

Đề tài có mục đích đánh giá tổng quan tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai của huyện Đất Đỏ từ sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành cho đến nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Để đạt được các mục đích trên, các phương pháp điều tra thu thập số liệu, phương pháp thống kê phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá đã được sử dụng làm công cụ nghiên cứu đề tài

Ngoài ra đề tài cũng nghiên cứu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện, tình hình quản lý nhà nước về đất đai của huyện có ảnh hưởng đến tình hình tranh chấp đất đai và hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai Đồng thời đề tài cũng nêu lên các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, các dạng tranh chấp điển hình, hướng giải quyết

và rút ra những khó khăn vướng mắc, trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai từ

đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đất Đỏ

Thực tế cho thấy tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện không diễn ra gay gắt như một số địa phương khác Từ 01/7/2004 đến tháng 6/2009 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đất Đỏ đã nhận được 168 đơn tranh chấp thuộc thẩm quyền, đến nay đã được giải quyết hầu như hoàn toàn, lượng đơn còn đơn tồn đọng không nhiều nữa, hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai đạt tỷ lệ khá cao

Trang 5

Tóm tắt

Danh sách chữ viết tắt

Danh sách các bảng số liệu và biểu đồ

Đặt vấn đề 1

Phần I Tổng quan 3

I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3

I.1.1 Cơ sở khoa học 3

I.1.2.Cơ sở pháp lý 8

I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu 8

I.2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội 8

I.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế .11

I.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 14

I.2.4 Các vấn đề giáo dục – xã hội 16

I.2.5 Nhận xét chung về điều kiện kinh tế 20

I.3 Nội dung nghiên cứu, phương pháp và qui trình thực hiện .21

I.3.1 Nội dung nghiên cứu .21

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu 21

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23

II.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất .23

II.1.1 Cơ cấu sử dụng đất .23

II.1.2 Hiện trạng sử dụng đất 25

II.2 Tình hình quản lý nhà nướcvề đất đai .26

II.3 Tình hình tranh chấp đất đai và giải quyết 33

II.3.1 Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai .33

II.3.2 Tình hình tranh chấp đất đai 36

II.3.3 Tình hình giải quyết tranh chấp 43

II.4 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai 48

II.4.1 Nguyên nhân khách quan 48

II.4.2 Nguyên nhân chủ quan 48

II.5 Đánh giá chung tình hình tranh chấp đất đai và giải quyết .49

II.6 Một số giải pháp nhằm khắc phục 50

Kết luận 52

Kiến nghị 53

Trang 6

Bảng I.1: Diện tích năng suất sản lượng cây hàng năm 13

Bảng I.2: Bảng thống kê các công trình hồ đập 15

Bảng I.3:Dân số phân theo đơn vị hành chính của huyện 17

Bảng I.4: Thống kê dân số với vấn đề sử dụng đất 19

Bảng I.5: Số chỉ tiêu trên địa bàn 20

Bảng II.6: Cơ cấu sử dụng đất tổng quát của huyện Đất Đỏ 23

Bảng II.7:Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 25

Bảng II.8: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp 25

Bảng II.9: Hiện trạng đất chưa sử dụng 26

Bảng II.10: Diện tích và các đơn vị hành chính cấp xã 27

Bảng II.11: Thống kê GCNQSDĐ được cấp 28

Bảng II.12: Các khu và cụm công nghiệp 29

Bảng II.13: Thống kê bản đồ địa chính huyện Đất Đỏ 30

Bảng II.14:Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất 31

Bảng II.15:Tổng hợp lượng đơn yêu cầu của các 36

Bảng II.16: Các dạng tranh chấp đất đai 37

Bảng II.17: Lượng đơn giải quyết tương ứng từ 44

Bảng II.18: Lượng đơn tranh chấp đất đai mới đúng thẩm quyền 45

Bảng II.19: Kết quả giải quyết tranh chấp 49

Biểu đồ II.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Đất Đỏ 24

Biểu đồ II.2: Phân bố diện tích theo đơn vị hành chính 27

Biểu đồ II.3: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai 46

Sơ đồ I.1: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai .7

Sơ đồ II.2: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện Đất Đỏ 34

Trang 7

BĐĐC Bản đồ địa chính

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là thành phần tất yếu quan trọng không thể thiếu để hình thành nên mỗi quốc gia và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sụ phát triển của xã hội loài người, là môi trường sống và hoạt động của các sinh vật Cho nên công tác quản lý đất đai với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn được đặt lên hàng đầu Hiện này, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ về dân

số thì nhu cầu sử dụng và quản lý đất đai của nhà nước ngày càng trở nên cấp thiết Trong khi đó diện tích đất đai lại không thay đổi Và cũng chính thực tại này làm cho đất đai ngày càng tăng giá trị và làm nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn hiện nay đó lf việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai Do đó giải quyết tranh chấp là một trong những nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai

Bà Rịa –Vũng Tàu một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Trong

đó Đất Đỏ là một huyện của tỉnh Những năm qua huyện đã có những bước phát triển mạnh về kinh tế kéo theo việc tăng dân sô quá nhanh cho nên nhu cầu sử dụng đất tăng Chính điều này làm cho giá đất tăng lên rất cao.Dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp

Xuất phát từ nhu cầu thức tế trên, được sự phân công của Bộ môn quản lý đất đai, dưới sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Đào Thị Gọn và sự khuyến khích của phòng Tài

Nguyên và Môi Trường huyện Đất Đỏ Em tiến hành thực hiện đề tài” Tình hình

tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2004 đến nay”

Trang 9

 Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu tình hình tranh chấp, các dạng tranh chấp và công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Đất Đỏ

- Những tồn tại, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đất Đỏ

- Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế và nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đất Đỏ

 Yêu cầu:

- Nắm vững và vận dụng các văn bản pháp luật liên quan đến đề tài tranh chấp

- Đánh giá một cách đầy đủ và khách quan các tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến khiếu nại , tranh chấp, và công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện

 Đối tượng nghiên cứu:

- Qui trình giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Huyện Đất Đỏ từ 2004 đến nay

- Tình hình và công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Huyện Đất Đỏ

 Phạm vi nghiên cứu:

- Các vụ tranh chấp đất đai xảy ra trên địa bàn huyện Đất Đỏ từ 01/07/2004 cho đến nay mà thẩm quyền giải quyết thuộc UBND huyện Đất Đỏ

- Thời gian thực hiện đề tài trong 4 tháng từ15/03/2009 đến 15/07/2009

 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Góp phần tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn mình Từ đó có thể khắc phục những nhược điểm và phát huy những

ưu điểm để công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn ngày càng hoàn thiện hơn

Trang 10

PHẦN I: TỔNG QUAN

I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:

I.1.1 Cơ sở khoa học:

1 Một số khái niệm:

 Tranh Chấp Đất Đai (TCĐĐ): là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người

sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (Khoảng 26, Điều 4 Luật

đất đai 2003)

Tranh chấp đất đai là các mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia vào bên trong quan hệ đất đai khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại

Các chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề trong quan hệ đó Vì thế, sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau, những mâu thuẫn, những bất đồng nhất định nếu họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại Những mâu thuẫn, bất đồng này họ sẽ không tự giải quyết được mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phân xử

Nếu trước năm 1980, Nhà nước còn duy trì 3 hình thức sở hữu đối với đất đai: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân thì tranh chấp đất đai xuất hiện cùng với tranh chấp về quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng Từ khi Hiến pháp năm

1980 ra đời đến nay thì toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý nên tranh chấp đất đai chỉ có thể là tranh chấp về quyền quản lý và quyền sử dụng

Như vậy, tranh chấp đất đai: là sự tranh giành nhau về quyền quản lý, quyền sử

dụng trên một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền đó là đúng pháp luật Vì vậy họ không thể cùng nhau tự giải quyết mà yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phân xử (giải quyết) Tranh chấp đất đai do pháp Luật đất đai điều chỉnh

 Khiếu nại: Khiếu nại là một hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội, như là

sự phản ứng có tính tự nhiên của con người trước một quyết định, một hành vi nào đó

mà người khiếu nại cho rằng quết định hay hành vi đó là không phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm tới quyền tự do và lợi ích của

mình

Giải quyết Tranh Chấp Đất Đai: là việc tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở

pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức

về sự tranh giành về quyền lợi quản lý, quyền sử dụng trên một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền đó là đúng pháp luật Trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với

hành vi vi phạm pháp luật

 Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên

quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền xác nhận

 Hồ sơ địa chính: là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất

Trang 11

 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ): là giấy chứng nhận do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi

ích hợp pháp của người sử dụng đất

 Đăng ký quyền sử dụng đất: là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp

đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của

người sử dụng đất

 Nhận chuyển quyền sử dụng đất: là việc xác lập quyền sử dụng đất do được

người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhựợng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc góp vốn

bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới

 Nguyên tắc giải quyết TCĐĐ: là tư tưởng chỉ đạo, đường lối mà cơ quan có thẩm quyền dựa vào để xử lý trong từng tình huống giải quyết TCĐĐ

Khi giải quyết mọi quan hệ về TCĐĐ phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu, nguyên tắc này chi phối toàn bộ ngành luật đất đai

- Khi giải quyết TCĐĐ xác định chỉ giải quyết tranh chấp QSDĐ chứ không giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu về đất đai

- Việc giải quyết TCĐĐ làm thế nào để đảm bảo lợi ích chung của toàn dân, quan hệ pháp luật đất đai cần phải được giữ ổn định tránh xáo trộn Kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa chữa đúng pháp luật những

trường hợp đã xử lý sai

Nguyên tắc 2: Khuyến khích sự việc tự thương lượng, hòa giải các TCĐĐ

- Đảm bảo tính khả thi của việc giải quyết TCĐĐ Đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ nhân dân

- Nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc, phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ, công khai quỹ đất với dân để giải quyết và phát huy tinh thần đoàn kết, tương quan trong nội bộ nhân dân để tìm ra giải pháp, không gò ép mệnh lệnh Đề cao vai trò của các tổ chức đoàn thể để hòa giải các vụ tranh chấp có hiệu quả

Nguyên tắc 3: Giải quyết TCĐĐ nhằm ổn định đời sống và sản xuất của người sử

dụng đất, kết hợp với chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước

2 Những qui định hiện hành về giải quyết tranh chấp đất đai:

a Các dạng tranh chấp đất đai:

 Tranh chấp quyền sử dụng đất: Loại tranh chấp này khá phổ biến do ngày

trước đất đai còn chưa khan hiếm, giá trị kinh tế của đất không cao những người có đất cho người thân hoặc người không có đất canh tác, dựng nhà tạm trên phần đất của mình mà không phải trả một khoản chi phí nào Đến nay khi đất đai trở nên vô cùng quí giá, những người này lại tranh giành với nhau quyền quản lý và sử dụng trên phần đất trên nên xảy ra tình trạng tranh chấp

 Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất: Tranh chấp này thường xảy ra do

người có quyền sử dụng đất chết, những người thừa kế theo qui định của pháp luật không thỏa thuận được với nhau về quyền sử dụng mảnh đất đó nên tranh giành nhau

dẫn đến xảy ra tranh chấp

Trang 12

 Tranh chấp ranh đất: Dạng tranh chấp về ranh thửa thường phát sinh do đo

vẽ bản đồ địa chính không chính xác và những người sử dụng đất không thống nhất với nhau về ranh thửa, có sai sót nên khi người sử dụng đất đi đăng ký quyền sử dụng đất

trong quá trình xác định ranh giới thửa đất đã phát sinh tranh chấp

 Tranh chấp đường đi: Hiện trạng có đường đi nhưng con đường này trên các

loại giấy tờ giao dịch, các văn bản không hoặc có thể hiện nhưng một cá nhân, tổ chức nào đó cho rằng con đường đó là của họ, họ được phép sử dụng riêng nên phát sinh tranh chấp

 Tranh chấp mương: Đây là dạng tranh chấp đặc thù của các vùng miền sản

xuất nông nghiệp, do lịch sử để lại, trước kia các thửa đất liền kề lấy mương nước làm ranh đất, trong khi đó bề rộng của mương không xác định cụ thể nên không thể xác định chính xác ranh đất nằm ở đâu Ngày nay đất đai ngày càng có giá trị nên giữa các

hộ liền kề không thống nhất được với nhau về ranh đât nên dẫn đến tranh chấp ranh mương

b Đối tượng tranh chấp đất đai:

Tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân

Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình với nhau

Tranh chấp đất đai giữa cộng đồng dân cư với hộ gia đình hoặc cá nhân và ngược lại

c Thẩm quyền giải quyết TCĐĐ:

 Thẩm quyền giải quyết của TAND

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất có GCNQSDĐ hoặc

có một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1,2,5 Điều 50 Luật đất đai năm

2003

- Tất cả các tranh chấp về tài sản gắn liền với đất

- Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

 Thẩm quyền giải quyết của UBND

- UBND cấp xã: chỉ được hòa giải, không ra quyết định giải quyết TCĐĐ

Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn (khoản 2 Điều 135 Luật đất đai năm 2003)

- UBND cấp huyện và cấp tỉnh: tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương

sự không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1,2,5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003 được giải quyết như sau:

Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đượng sự không đồng ý với quyết đinh giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng

Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền yêu cầu giải quyết TCĐĐ đến Bộ trưởng Bộ TN&MT, quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT là quyết định giải quyết cuối cùng

d Hồ sơ xin giải quyết TCĐĐ bao gồm

Trang 13

Các giấy tờ, bằng chứng về quyền sử dụng đất như:

Giấy tay chuyển nhượng QSDĐ

Biên lai nộp thuế

Giấy tờ trích lục, trích sao số liệu địa chính, nguồn gốc thửa đất

e Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Nhà nước khuyến khích các bên TCĐĐ tự hòa giải hoặc giải quyết TCĐĐ thông qua hòa giải ở cấp cơ sở

Thời hạn hòa giải là 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn

Hội đồng tư vấn hòa giải TCĐĐ của xã, phường, thị trấn do UBND xã, phường, thị trấn thành lập gồm có:

- Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn là Chủ tịch hội đồng

- Đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn

- Tổ trưởng tổ dân phố đối với các khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc đối với khu vực nông thôn

- Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất đối với thửa đất đó

- Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn

Việc hòa giải tranh chấp phải được lập thành hồ sơ Hồ sơ tranh chấp bao gồm:

- Đơn tranh chấp: phải thể hiện rõ họ tên, địa chỉ người tranh chấp, người bị tranh chấp, diện tích, vị trí thửa đất tranh chấp

- Các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất (nếu có)

- Biên bản hòa giải cơ sở của khu phố, ấp (nếu có)

- Sơ đồ bản vẽ hoặc hồ sơ kỹ thuật thể hiện diện tích, vị trí, thửa đất tranh chấp với sự xác nhận của các bên tranh chấp và UBND xã, phường, thị trấn

Hòa giải TCĐĐ phải được lập thành biên bản Biên bản hòa giải phải ghi đầy đủ

họ tên, chức vụ các thành viên tham gia hòa giải và có xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của UBND xã, phường, thị trấn Biên bản hòa giải được gửi cho các bên tham gia tranh chấp và lưu tại UBND xã, phường, thị trấn

Trường hợp hòa giải thành mà có làm thay đổi hiện trạng, ranh giới thửa đất, thay đổi chủ sử dụng đất thì biên bản hòa giải thành phải được gửi cho Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường để trình UBND cùng cấp quyết định công nhận quyền sử dụng đất theo nội dung biên bản hòa giải thành và cấp mới GCNQSDĐ

Trường hợp hòa giải không thành, nếu đương sự có GCNQSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại các khoản 1,2,5 Điều 50 của Luật đất đai thì nguyên đơn gửi biên bản hòa giải không thành kèm theo hồ sơ đến Tòa án nhân dân Nếu đương sự không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ thì gửi biên bản hòa giải không thành kèm theo hồ sơ đến Phòng TN&MT hoặc Sở TN&MT

Công tác hòa giải ở cấp xã được thực hiện trên tinh thần vận động, giải thích trên

cơ sở tình làng nghĩa xóm, phong tục tập quán của địa phươngvà giải thích cho người

Trang 14

dân hiểu các qui định của pháp luật, đặt biệt là luật đất đai để tránh những trường hợp kiện tụng phức tạp sau này

f Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đối với trường hợp UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan có thẩm quyền giải quyết lần đầu theo thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTNMT ngày 13/4/2005:

Sơ đồ 1: Quy trình giải quyết TCĐĐ lần đầu thuộc thẩm quyền giải quyết của

UBND huyện theo TTLT 01/2005/TTLT-BTNMT

Trình tự giải quyết:

hòa giải, thời gian hòa giải tối đa là 30 ngày làm việc; nếu hòa giải không thành thì hướng dẫn đương sự nộp đơn TCĐĐ tại UBND huyện để giải quyết Sau khi UBND huyện nhận được đơn sẽ chuyển đơn cho phòng TN&MT, phòng có trách nhiệm tiếp

Đ/s để làm rõ nội dung

và bổ sung hồ sơ TC UBND xã: tìm hiểu nguồn gốc và quá trình sử dụng đất

Tổ chức, nhân chứng: lấy chứng cứ, thu thập tài liệu UBND xã: thống nhất kết quả thẩm tra

Viết báo cáo thẩm tra, xác minh

Quyết định giải quyết TCĐĐ

Chuyển đơn Không thuộc

Trang 15

đơn không thuộc thẩm quyền của phòng thì mời đương sự đến để trả đơn và hướng dẫn đương sự đến đúng cơ quan có thẩm quyền để giải quyết

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ TCĐĐ, Phòng TN&MT tiến hành tổ chức thẩm tra, xác minh theo các bước sau:

Làm việc với đương sự để làm rõ các nội dung tranh chấp và yêu cầu bổ sung hồ

sơ, tài liệu liên quan đến nội dung tranh chấp Tổ chức đối thoại khi cần thiết

Làm việc với UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất đang tranh chấp tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, thu thập chứng cứ và hồ sơ địa chính của thửa đất Làm việc với các tổ chức, nhân chứng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp Trường hợp cần thiết thì mở hội nghị tư vấn để giải quyết

Làm việc với UBND xã,phường,thị trấn để thống nhất kết quả thẩm tra, xác minh Viết báo cáo thẩm tra, xác minh và dự kiến giải quyết vụ việc, trình UBND huyện quyết định giải quyết vụ việc

Bước 3: Sau khi nhận báo cáo của Trưởng phòng TN&MT, Tổ trưởng Tổ tư vấn pháp lý phải tổ chức họp thông qua và trình quyết định cho Chủ tịch UBND huyện

ký ban hành Và quyết định này là Quyết định giải quyết TCĐĐ lần đầu thuộc thẩm quyền của UBND huyện

Trong quá trình thẩm tra, xác minh và dự kiến giải quyết vụ việc, cán bộ Phòng TN&MT vẫn tiếp tục vận động đương sự hòa giải và rút đơn tranh chấp

Thời gian giải quyết TCĐĐ đối với trường hợp UBND huyện có thẩm quyền giải quyết lần đầu là: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn của các bên tranh chấp Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết lần đầu, nếu không đồng ý thì các bên tranh chấp gửi đơn đến UBND cấp tỉnh

để được TCĐĐ lần cuối, quá thời hạn trên sẽ không được tiếp nhận đơn xin giải quyết tranh chấp

I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu:

Huyện Đất Đỏ là huyện được tách ra từ huyện Long Đất cũ, theo Nghị định số 152/2003/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 19 tháng 12 năm 2003 thì huyện

Long Đất được tách ra thành 2 huyện: Huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ

I.2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội:

1) Điều kiện tự nhiên:

a) Vị trí địa lý:

- Huyện đất đỏ nằm ở phía nam tỉnh Bà Riạ-Vũng Tàu, được giới hạn bởi:

+ Phiá Đông: giáp huyện Xuyên Mộc

Trang 16

+ Phiá Tây: giáp huyện Long Điền và TX.Bà Riạ

+ Phía Nam: giáp biển Đông

+ Phía Bắc: giáp huyện Châu Đức

Có tọa độ địa lý: từ 107024’ đến 107038’ độ kinh Đông

từ 10038’ đến 10058’ độ vĩ Bắc

- Theo kiểm kê đất đai năm 2008, diện tích tự nhiên của huyện là 18.905,31 ha, bằng 9,50% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Với số dân năm 2008 là 66.188 người, mật độ dân số 343 ngươì/km2.Có chiều dài ven biển là 18km

- Vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hôị của huyện đồng thơì cũng gây sức ép không nhỏ đến quá trình sử dụng đất hiện tại và tương lai

b) Địa hình, địa mạo

+ Địa chất: Huyện Đất Đỏ có tập hợp đá mẹ và mẫu chất rất đa dạng vừa tạo

cho huyện một quỹ đất phong phú, vừa là nguồn cung cấp nguyên vật liệu rất quan trọng

+ Địa hình: Huyện có 3 dạng địa hình chính:

. Địa hình đồng bằng: Địa hình này đựơc tạo thành từ phù sa sông biển bởi quá

trình biển lùi và lấn át của phù sa sông, do sông ngắn, dốc nên đồng bằng dược bồi đấp chưa thật hoàn chỉnh theo các lát cắt phẩu diện đất tao ra những khu vực đồng bằng nhở hẹp

. Địa hình đồi lượn sóng: Loại địa hinh phổ biến và chiếm diện tích lớn nhất

huyện Đất Đỏ Bao gồm nhiều đất Bazan, đất phù sa cổ và các cồn cát, độ dốc từ 10-80nơi đấy là nơi tập trung nhiều cư dân đến xây nhà và lập vườn, trồng rừng tập trung tại

xã Long Tân, xã Phước Long Thọ và xã Phước Thạnh

Địa hình đồi núi thấp: Gồm phần đất giáp với thị trấn Long Hải ( huyện

Long Điền ) và hai xã Phước Hải, Long Mỹ (huyện Đất Đỏ) với độ cao gần 350m Núi này có độ dốc cao, cấu tạo bởi đá Macma axit có hạt rất thô, cùng với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa lớn và tập trung, thảm thực vật cạn kiệt nên quá trình xói mòn rửa trôi mạnh mẽ, tầng đất mỏng chủ yếu là trồng rừng kết hợp khai thác du lịch

c) Khí hậu

Khí hậu huyện Đất Đỏ mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh Khí hậu huyện Đất Đỏ mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất

d) Thủy văn

Trên địa bàn huyện hai con sông là sông bà đáp và sông Ray chảy qua và cùng các con sông suối nhỏ thuận lợi cho nông nghiệp phát triển và đồng thời có bờ biển chạy dài đấy là điều kiện tốt và thuận lợi cho nuôi trồng các loại hải sản nước mặm

Trang 17

Vào mùa mưa các cánh đông bên sông Ba Đáp đều ngập lục và đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho địa phương có được một lượng phù sa lớn mang đến để làm vung đấp thêm độ màu mở của nhũng cánh đồng lúa bạc ngàn

2) Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất đai

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 09 trong tổng số 12 nhóm đất của toàn quốc, ngoại trừ các nhóm đất trên núi cao > 1000 m và có tất cả các nhóm đất hiện diện ở vùng ĐNB Trong đó có cả những nhóm đất được xếp vào loại đất tốt nhất trong các đất đồi núi ở nước ta là các đất trên đá Bazan và các đất tốt nhất ở vùng đồng bằng là đất phù

sa Đồng thời Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có những đất có vấn đề, đó là đất phèn, đất mặn, đất cát, đất xám, là những đất có những hạn chế trong sản xuất

Trên bản đồ đất tỷ lệ 1/10.000, huyện Đất Đỏ cũng có 09 nhóm đất như của tỉnh, với 18 đơn vị bản đồ đất đai ( tài nguyên đất đai) Trong đó, đất cát biển chiếm diện tích cao nhất (21,50% DTTN) và đất mặn có diện tích thấp nhất toàn huyện (0,09%)

b) Tài nguyên nước

Trên địa bàn huyện Đất Đỏ có hai song chính là hệ thống song Bà Đáp, sông Ray và các sông, suối nhỏ khác.Đặc điểm nổi bật của các sông này là long sông hẹp, nhỏ, dòng chảy ngắn Vì vậy, khả năng bù đắp phù sa cũng như khả năng cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất không nhiều

Nguồn nước mặt ở huyện Đất Đỏ có lưu lượng ở mức trung bình khá, chất lượng tốt, với các công trình đã xây dựng có tổng dung tích chứa theo thiết kế khoảng 33,8 triệu m3, mới đáp ứng một phần cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt Muốn khai thác có hiệu quả cần xây dựng lớn như hồ sông Ray và bổ sung nước cho các hồ hiện có cùng với bê tông hóa kênh mương và quản lý vận hành khoa học nguồn nước mặt sẽ tận dụng khai thác hiệu quả cao hơn

c) Tài nguyên rừng

Cho đến nay thì rừng trên địa bàn của huyện cũng khá đa dạng gồm có rừng ngập mặn và rừng phòng hộ,rừng tràm tập trung ở hầu hết ở các nơi trên địa bàn xã và rừng ngập mặn chủ yếu là xã Lộc An tập trung nhiều do địa hình ven biển

d) Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản không được nhiều chủng loại chủ yếu là đất đá, cát xây dựng tập trung có ở hầu hết các nơi trên địa bàn của huyện

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên

* Lợi thế:

- Với 18 km bờ biển, huyện Đất Đỏ có lợi thế trong phát triển kinh tế biển và dịch

vụ du lịch

- Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 55, tỉnh lộ 52 đi qua, rất thuận lợi cho lưu thông

và quan hệ kinh tế vơí các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh như: thành phố Vũng Tàu, TX.Bà Rịa Là điều kiện cho phép đẩy nhanh quá trình khai thác sử dụng và mở cửa, hòa nhập với sự phát triển kinh tế bên ngoài

Trang 18

* Hạn chế:

- Tuy là huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh của

cả nước, nhưng so với nhiều huyện khác trong tỉnh thì huyện Đất Đỏ có xuất phát điểm thấp (được tách ra từ huyện Long Đất cũ, các công trình hành chính, phúc lợi xã hội đều tập trung trên địa bàn huyện Long Điền) lại xa các bến cảng, sân bay nên cơ hội thu hút đầu tư của huyện không cao, đặc biệt trong việc kêu gọi đầu tư cho phát

triển công nghiệp

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt cao đều quanh năm, lượng mưa lớn không ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất

- Loại đất chủ yếu là đất xám, địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho mục đích xây dựng Trong nông nghiệp thế mạnh thuộc về làm lúa do những thuận lợi về thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu,…

- Nguồn khoáng sản của huyện không được phong phú do đó cần được đầu tư khai thác thích hợp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đồng thời nên đầu tư hợp lý và đúng hướng

I.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế:

Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, kinh tế huyện Đất Đỏ còn gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn mới tách huyện còn thếu nhiều phương tiện Tuy đã tương đối đi vào thế ổn định có tăng trưởng kinh tế từng bước hòa nhập và phát triển kinh tế thị trường

1 Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế

Sau 5 năm hoạt động, kinh tế của huyện có bước tăng trưởng; tổng giá trị đạt 2.455,84 tỷ đồng, tăng bình quân 30,24% năm, so với đầu năm 2004 gấp 3,53 lần Từ việc xác định cơ cấu kinh tế của huyện là Nông nghiệp, Dịch vụ - Du lịch, Công nghiệp, UBND huyện đã tập trung giữ vững nhịp độ tăng trưởng, đảm bảo phát triển kinh tế, an sinh xã hội Cơ cấu chuyển dịch đúng hướng đầu năm 2004 Nông nghiệp chiếm tỉ trọng 47,61%, Dịch vụ - Du lịch chiếm 34,35% Công nghiệp chiếm 17,39% đến nay Nông nghiệp chiếm tỉ trọng 43,85%, Dịch vụ - Du lịch chiếm 36,65%, Công nghịêp chiếm 19,50%

2 Tình hình phát triển các ngành

Từ khi thành lập huyện Đất Đỏ, các ngành kinh tế mũi nhọn đã ghi dấu ấn trên bước đường hình thành và phát triển một cách đúng hướng, đạt hiệu quả cao hơn Theo kết quả thống kê giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Đât Đỏ như sau:

- Trồng trọt: Diện tích trồng trọt chiếm 9.906,06 ha, chiếm 72,82% so với tổng

diện tích cây gieo trồng hằng năm Có các loại cây trồng chính như lúa, màu ( bắp, rau, đậu…) và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác như đậu phộng, mía, đậu nành, thuốc lá…

Trang 19

Bảng 1 Diện tích – năng suất – sản lượng cây hàng năm huyện Đất Đỏ năm 2008

Trang 20

* Qua bảng 1 cho thấy:

Cây lương thực (lúa-bắp) là cây trồng chính của Huyện Đất Đỏ với 7.876,06 ha lúa, chiếm 32,74% so với diện tích gieo trồng lúa của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thể xem Đất Đỏ là “vựa lúa” của Bà Rịa-Vũng Tàu Ngoài ra rau thực phẩm (1.374 ha), đậu đỗ (994,8 ha), đậu phộng(791 ha)…là cây trồng chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu diện tích gieo trồng cây hằng năm của huyện

Các cây công nghiệp ngắn ngày (thuốc lá, bông vải, đậu nành, khoai mì,…) có

tỉ trọng thấp trong cây trồng hằng năm

Cây lâu năm có quy mô không lớn, năm 2004 có 1.492 ha chiếm 8,9% quỹ đất nông nghiệp, trong đó cây ăn quả có 979ha (riêng mãng cầu có 177ha, nhãn 184ha, xoài 112,5ha,…), cây công nghiệp lâu năm với chủ lực là điều 205,7ha

Sản lượng trồng trọt đáng kể nhất là lúa 20,88 tấn, bắp 7.243 tấn, rau 16.756,95 tấn, đậu đổ 845 tấn, đậu phộng 677 tấn, mảng cầu 880 tấn và đây cũng là nông sản hàng hóa chính của Đất Đỏ tham gia thị trường trong nước

Đến năm 2008 diện tích gieo trồng là 14932ha (diện tích trồng lúa là 8856ha), tổng sản lượng lương thực có hạt 41386 tấn trong đó lúa 31430 tấn, bắp 9956 tấn

- Chăn nuôi:

Theo kết quả thống kê tính đến hết năm 2008 thì tổng đàn heo của huyện là

18000 con tăng 13.41% so với từng năm trong nhiệm kỳ năm 2004 2009; đàn bò tăng bình quân mỗi năm 14.77% đạt 12.676 con; đàn dê tăng 16,62% đạt 2386 con; đàn gà vịt tăng đạt 267.500 con

Chăn nuôi ở huyện có nhiều tiềm năng và đã có một số mô hình chăn nuôi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả, song cũng cho thấy cũng có nhiều tồn tại yếu kém (thiếu các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, thị trường đầu ra và đầu vào luôn biến động, năng lực trình độ của các cán bộ và cơ quan còn nhiều bất cập,…)

- Lâm nghiệp:

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện nay là 1.538,94 ha, chiếm 8,12%DTTN huyện, trong đó rừng sản xuất là 172,15 ha, rừng phòng hộ là 1.366,79 ha(số liệu thống kê đất đai 12/2005) Trong năm 2008, đã trồng lại 137 ha rừng tập trung

Công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng ở Đất Đỏ làm khá tốt, rất ít để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật, không để xảy ra cháy rừng Việc phối kết hợp chặt chẽ giữa kiểm lâm, cán bộ quản lý rừng phòng hộ với chính quyền và người dân địa phương (xã, ấp) đã đem lại kết quả đáng ghi nhận

- Ngư nghiệp:

Tổng giá trị sản xuất hiện hành đạt 663,95 tỉ đồng, tăng bình quân 30,24% mỗi năm Số lượng ghe tàu hiện có 760 chiếc, diện tích mặt nước nuôi trồng 876,11ha; sản lượng hải sản đánh bắt 31589 tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng 1335 tấn

Trang 21

dự án phát triển du lịch đang triển khai thi công Nhìn chung, các khi du lịch đều được thực hiện tốt công tác quản lý bãi tắm, và bảo đảm an toàn cho du khách đến tham quan, tắm biền và nghỉ dưỡng

- Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trong huyện còn rất nhỏ bé, tuy nhiên

đã bước đầu đứng vững trên cơ chế thị trường và tiếp tục có những dấu hiệu phát triển khả quan

Toàn huyện có 240 cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN, trong đó có 16 cơ sở quy mô doanh nghiệp và công ty Đến năm 2010 cơ bản hoàn chỉnh quy hoạch 5 cụm công nghiệp-TTCN với tổng diện tích khoảng 170 ha Các doanh nghiệp được tạo điều kiện đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa Công tác kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, cơ sở sản xuất gây ô nhiểm môi trường được tăng cường, trong năm đã phát hiện xử phạt 5 trường hợp khai thác vật liệu sang lấp trái phép, thỏa thuận địa điểm khai thác vật liệu san lấp cho 9 doanh nghiệp

I.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

1 Xây dựng cơ bản:

Hiện nay huyện đang đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo chất lượng nhất là tập trung đầu tư một số công trình trọng điểm về giao thông, giáo dục, văn hóa và công trình phúc lợi công cộng, tiếp tục phát triển giao thông nông thôn – chỉnh trang đô thị Đầu tư hệ thống cấp, thoát nước và hệ thống thu gom xử lý rác thải tại các khu dân cư, cụm công nghiệp

Ngành xây dựng cơ bản phát triển rất nhanh cùng với việc đô thị hóa Đã hoàn thành việc xây dựng các trụ sở văn phòng, căn phố chợ Phước Hải, nâng cấp đường giao thông, làm mới trạm biến thế, nâng cấp trạm y tế Xây dựng nâng cấp các công trình giao thông nông thôn – chỉnh trang đô thị

2 Giao thông:

Quốc lộ 55 và tỉnh lộ 52 (trục Bắc-Nam và trục Đông-Tây): có chất lượng tương đối tốt, đã và đang được nâng cấp mở rộng thêm

Hệ thống đường liên xã, liên thôn: được đầu tư xây dựng và trải nhựa thêm một

số tuyến tạo điều kiện cho các loại phương tiện vận tải lưu thông khá thuận lợi, song chỉ mới tập trung cho khu vực phía Nam của huyện, phía Bắc huyện mật độ đường giao thông còn rất thưa

Giao thông đồng ruộng: mới bắt đầu xây dựng từ năm 2003-2004, so với yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp thì còn thiếu, nhất là các vùng đất ruộng thấp, trũng

ở Láng Dài, Phước Long Thọ, Lộc An… Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây

Trang 22

dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là đường giao thông phải đi trước mới tạo tiền đề cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, thu hút đầu tư, cơ giới nông nghiệp vì vậy UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã và đang tích cực triển khai xây dựng các tuyến đường trong năm 2005 và 2006

3 Thủy lợi :

Huyện Đất Đỏ được hưởng lợi từ 6 hồ chứa nước, một đập dâng, kênh tiêu và

công trình thủy lợi nhỏ khác

Các hồ chứa và đập dâng có thông số kỹ thuật theo thiết kế được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2: Thống kê các công trình hồ đập

tích (triệu m3)

DT tưới thiết kế (ha)

DT tưới

H Đất Đỏ(ha)

(Nguồn: Quy hoạch Nông nghiệp Đất Đỏ)

Kênh tiêu Bà Đáp dài 22,0 km với chức năng chính là tiêu nước, song tùy theo thời điểm nước từ kênh cũng được vận hành tưới cho khoảng 600 ha

Như vậy, tổng năng lượng tưới theo thiết kế của các công trình thủy lợi ở Đất

Đỏ là khoảng 2.530 ha Song do công trình Đầu Mối bị bồi lắp, chế độ dòng chảy của lưu vực cũng thay đổi, nên khả năng tích nước và dẫn nước tưới chỉ khoảng 75 – 80%, công suất thiết kế 1.890 – 1.900 ha

Tình hình kiên cố hóa và bê tông hóa kênh mương: ngay từ năm 2001 triển khai thực hiện chương trình kiên cố hóa, ngành thủy lợi – thủy nông đã kiên cố hóa – bê tông hóa được 50% công trình kênh cấp I (tập trung vào kênh chính ở hồ suối Giàu 11,0km, hồ Lồ Ồ 4,0 km và hồ Đá Bàng) Hệ thống kênh cấp II, III chưa được kiên cố hóa đồng bộ nên thất thoát nước qua kênh dẫn còn khá lớn

Trang 23

4 Hệ thống điện:

Huyện Đất Đỏ nằm kề cận nhà máy điện Bà Rịa, có tuyến điện 110 KV đi qua, trên địa bàn có một trạm 110 KV công suất 25 MVA đảm bảo cung cấp điện cho toàn huyện

Tổng cộng có 241 trạm biến áp, công suất 21.375 KVA, lưới trung thế 120,79

km, lưới hạ thế 137,5 km

I.2.4.Các vấn đề giáo dục – xã hội

1 Gíáo dục và đào tạo

Trên địa bàn huyện có 29 cơ sở giáo dục gồm 9 đơn vị mẫu giáo, nhà trẻ; 13 trường tiểu học và 7 trường THCS Số học sinh mầm non, tiểu học, THCS toàn huyện hiện có 13217 học sinh (MN 2425; tiểu học 5079; THCS 3790;PT 1923) Đội ngũ giáo viên có 716 người, trong đó đảng viên chiếm 22,58%, tăng 3,58% so với năm 2004 Đến nay huyện đã hoàn thành chỉ tiêu công nhận đạt chuẩn quốc gia trường THCS Đất Đỏ và trường tiểu học Phước Hải I Công tác phổ câp giáo dục tiểu học và THCS được duy trì thường xuyên Phong trào khuyến học được nhân dân đồng tình ủng hộ, đã xây dựng được 78 chi hội khuyến học với 3.067 hội viên, cấp học bổng và tặng quà cho hơn 500 học sinh nghèo

3 Văn hóa thông tin – thể dục thể thao

Phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao có bước phát triển, chất lượng chuyên môn được nâng lên, thu hút ngày càng đông các tầng lớp tham gia Tỷ lệ người dân tham gia luyện tập thể dục thường xuyên đạt 23% dân số Toàn huyện đã hoàn thành lập 8 trung tâm văn hóa học tập cộng đồng đi vào học tập ổn định Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa không ngừng củng cố và phát triển Toàn huyện có 4/8 xã văn hóa, 33/36 ấp văn hóa ,97,11% gia đình đạt chuẩn văn hóa,

47 cơ quan, doanh nghiệp, trường học đạt chuẩn cơ quan văn minh

4 Quốc phòng, an ninh

Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tình hình giao thông tương đối ổn định, thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát; thực, tăng cường phòng chống tội phạm

Trang 24

xã Long Tân 173 người/km2, xã Láng Dài 169 người/km2

Bảng 3 Dân số phân theo đơn vị hành chính của huyện Đất Đỏ năm 2008

nhiên (ha)

Dân số (người)

Mật độ dân số (người/km 2 )

(Nguồn : UBND các xã, UBND huyện Đất Đỏ)

- Về lao động: tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 37.546 lao

Trang 25

Nhìn chung, số lao động phân bố không đều giữa các ngành, các vùng Cán bộ

khoa học kỹ thuật của huyện còn ít, thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật ở hầu hết các

ngành kinh tế và kỹ thuật quan trọng như xây dựng, khai thác chế biến NTTS, quản trị

kinh doanh, công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục, đặc biệt thiếu các chuyên

gia đầu ngành trong các lĩnh vực chủ yếu Điều này làm ảnh hưởng đến vấn đề sử

dụng đất trên địa bàn huyện

- Về học sinh đi học: hiện nay số học sinh đi học trên địa bàn toàn huyện là

13217 học sinh chiếm 19,96% tổng dân số (thấp hơn toàn tỉnh: có 222.449 học sinh

chiếm 23.82% tổng dân số của tỉnh), trong đó chủ yếu là học sinh mẫu giáo và nhà trẻ

chiếm 46.5% tổng số học sinh toàn huyện

 Mối quan hệ giữa dân số và vấn đề sử dụng đất: Về các chỉ tiêu bình

quân đất đai trên đầu người của huyện đất đỏ cho thấy :

+ Bình quân diện tích tự nhiên vào loại cao so với tỉnh: 2947,20m2/người (tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu: 2129,17m2/người)

+ Bình quân đất nông nghiệp khá cao: 2581,48m2/người (tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu :1659,33m2/người)

+ Bình quân đất lâm nghiệp và đất chuyên dùng thấp hơn so với tỉnh (lâm nghiệp: 239,23m2/người, của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu :389.61m2/người, đất

chuyên dùng :178.38m2/người, của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu : 264.68m2/người)

+ Bình quân đất ở toàn huyện tương đương với toàn tỉnh 56.94m2/người, (tỉnh

51.17m2/người)

Trang 26

Bảng 4 : Thống kê dân số của huyện Đất Đỏ năm 2008

BR-VT Dân số và số hộ

Trang 27

Bảng 5: Số chỉ tiêu bình quân trên địa bàn

Đỏ

(%) so tỉnh

Tỉnh BR-VT

Chỉ số bình quân

1.1 Đất sản xuất nông

nghiệp

I.2.5.Nhận xét chung về điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội

Qua việc đánh giá về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội cho thấy một số thuận lợi

và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới việc sử dụng đất huyện Đất Đỏ như sau:

Trang 28

* Thuận lợi:

(1) Xét về vị trí địa lý : Địa bàn huyện Đất Đỏ nằm trên một số trục giao thông

như Quốc lộ 55, đường ven biển, TL 52, TL 44A và TL 44B nên có nhiều thuận lợi trong việc trao đổi giao lưu hàng hóa, công nghệ, lao động với các huyện Long Điền, huyện Xuyên Mộc, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu…

(2) Điều kiện tự nhiên : Có khí hậu nhiệt đới gió mùa khá ôn hòa, địa hình

tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất

(3) Về nguyên vật liệu: Khá dồi dào cho phép Đất Đỏ phát triển đa dạng hóa

các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp đánh bắt, chế biến hải sản, nông sản, thực phẩm; công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng sớm tạo nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu

(4) Có bờ biển dài, bãi biển đẹp, có nhiều di tích lịch sử có giá trị Đây là lợi thế

to lớn của huyện để phát triển ngành du lịch

(5) Đảng bộ và nhân dân huyện Đất Đỏ có truyền thống cách mạng, đoàn kết,

cần cù lao động, đây là nội lực bên trong tạo đà cho quá trình phát triển đi lên

* Hạn chế:

(1) Về vị trí địa lý: Tuy là huyện thuộc tỉnh có thành phần nền kinh tế phát triển

mạnh của nước nhưng huyện Đất Đỏ lại nằm xa các bến cảng, sân bay, vì vậy cơ hội thu hút đầu tư của huyện không cao, đặc biệt là đầu tư cho phát triển công nghiệp

(2) Huyện Đất Đỏ và huyện Long Điền được tách ra từ huyện Long Đất cũ, các

khu thị trấn (Long Điền, Long Hải) đều tập trung tại huyện Long Điền nên huyện Đất

Đỏ có xuất phát điểm thấp (hệ thống kết cấu hạ tầng như thủy lợi, giao thông, điện, nước, dịch vụ du lịch, dịch vụ nghề cá vẫn còn nhiều hạn chế), nền kinh tế chưa có tích lũy nội bộ, thu nhập của một bộ phận dân cư còn thấp, đặc biệt là dân cư khu vực phía Bắc huyện, sống độc canh bằng sản xuất nông nghiệp

(3) Lao động tăng thêm hàng năm lớn, trình độ dân trí chưa cao, chủ yếu lao

động chưa được đào tạo nghề do vậy giải quyết việc làm cho họ là rất khó khăn

I.3 Nội dung nghiên cứu, phương pháp và qui trình thực hiện:

I.3.1 Nội dung nghiên cứu:

Hiện trạng sử dụng đất và 1 số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa

bàn huyện Đất Đỏ

Nguyên nhân dẫn đến TCĐĐ trên địa bàn huyện Đất Đỏ

Qui trình giải quyết TCĐĐ thuộc thẩm quyền của UBND huyện Đất Đỏ

Các dạng tranh chấp phổ biến và cách giải quyết trên địa bàn huyện Đất Đỏ Công tác giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Đất Đỏ từ 01/07/2004 đến nay Đánh giá chung tình hình TCĐĐ trên địa bàn huyện Đất Đỏ từ đó rút ra những

thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết TCĐĐ

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác GQTCĐĐ trên địa bàn

huyện Đất Đỏ

Trang 29

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu: đây là bước đầu rất quan trọng

để tìm về địa bàn nghiên cứu dựa trên các số liệu, tài liệu thu thập được Các thông tin

sơ cấp này sẽ giúp chúng ta có tầm nhìn bao quát về đị bàn nghiên cứu Ngoài ra, các

số liệu, tài liệu, thu thập được sẽ là cơ sở đánh giá tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện

 Phương pháp kế thừa: là việc đi sưu tập, sự thừa kế những nghiên cứu trước đây

đã được xuất bản hoặc đã được công bố như đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn tốt nghiệp… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài

 Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích lượng đơn thư về TCĐĐ cũng như các văn bản GQTCĐĐ tại địa bàn huyện Đất Đỏ

 Phương pháp thống kê mô tả: số liệu, tài liệu sau khi đã tổng hợp xong thì tiến hành thống kê để từ đó có thể mô tả được các đặc điểm về TCĐĐ cũng như công tác GQTCĐĐ trên địa bàn huyện Đất Đỏ

 Phương pháp so sánh: sau khi đã thống kê ta đối chiếu để rút ra sự chênh lệch trong tình hình TCĐĐ trên địa bàn huyện qua các năm, các giai đoạn Từ đó làm nổi bật lên sự chuyển biến của cơ chế thị trường thông qua lượng đơn TCĐĐ

 Phương pháp đánh giá: đánh giá từ trực tiếp đến gián tiếp, từ xa đến gần những

nguyên nhân làm tăng hoặc giảm tranh chấp qua từng năm

 Phương pháp chuyên gia: hỏi ý kiến những người am hiểu tình hình sử dụng

đất trên địa bàn, đặc biệt là thụ lý các vụ tranh chấp

Trang 30

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn

II.1.1 Cơ cấu sử dụng đất

Cơ cấu sử dụng đất của huyện Đất Đỏ rất đa dạng Do Đất Đỏ mới tách ra từ huyện Long Đất cũ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đều tập trung huyện Long Điền nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao

Bảng 6 Cơ cấu sử dụng đất tổng quát của huyện Đất Đỏ năm 2008

Tàu

Vùng ĐNB Hạng mục

Ngày đăng: 20/09/2018, 20:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w