Giáo Án - Lớp 4 - Tuần 3 - CKTKN || GIALẠC0210

48 330 0
Giáo Án - Lớp 4 - Tuần 3 - CKTKN || GIALẠC0210

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thứ hai ngày 11 tháng 09 năm 2017 Tập đọc Tiết 5 THƯ THĂM BẠNI. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chổ; Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn muốn chia sẻ nổi đau buồn cùng bạn (trả lời được câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư). Ứng xử lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự cảm thông. KNS: Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự thông cảm; Xác định giá trị; Tư duy sáng tạo GD BVMT: Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với ban Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên. HS HT: Đọc diễn cảm bài tập đọcII. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài học.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động:2. Kiểm tra bài cũ: Truyện cổ nước mình Đọc thuộc lòng những câu thơ yêu thích trong bài. Hài dòng thơ cuối bài có nghĩa như thế nào ? 3 Dạy bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc GV chia đoạn: 2 đoạn+ Đoạn 1: “ Từ đầu … chia buồn với bạn “+ Đoạn 2: Hồng ơi .... bạn mới như bạn+ Đoạn 3: Phần còn lại Kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc. Giải nghĩa từ khó: Xả thân, quyên góp, khắc phục GV cho HS đọc theo cặp Gọi HS đọc cả bức thư GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng trầm buồn, chân thànhHoạt động 2 : Tìm hiểu bàiĐoạn 1 : Từ đầu … chia buồn với bạn Bạn Lương có biết bạn Hồng không ? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?Đoạn còn lại Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất biết cách an ủi bạn Hồng ? Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì ?Nội dung: Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bức thư. GV hướng dẫn HS tìm và thể hiện bằng giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn. Đọc giọng tình cảm, nhẹ nhàng, chân thành. Trầm giọng khi đọc những câu nói về sự mất mát; giọng khoẻ khoắn khi đọc những câu văn động viên. GV đọc mẫu đoạn cần đọc diễn cảm đoạn 1 GV cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 theo cặp GV gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp4. Củng cố – dặn dò Bức thư cho em biết gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng ? Em đã bao giờ làm gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa ? GV liên hệ thực tế: Các em cần phải yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Người ăn xinHát HS đọc thuộc lòng bài thơ Trả lời câu hỏi Đọc nối tiếp từng đoạnĐọc phần chú giải. Luyện đọc theo cặp. Đọc cả bức thư. HS lắng nghe Không, chỉ biết khi đọc báo Thiếu Niên Tiền Phong. Cảnh ngộ đáng thương của Hồng khiến Lương xúc động muốn viết thư để thăm hỏi và chia buồn với Hồng. “ Hôm nay, đọc báo…trận lũ lụt vừa rồi Cũng như Hòng …thiệt thòi như thế nào.”> Lương bài tỏ sự cảm thông bằng cách đặt mình vào hoàn cảnh của Hồng : được bố mẹ thương yêu, chăm sóc nên khi mất bố mẹ, Lương hiểu Hồng rất đau đớn và thiệt thòi. Lương biết khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng, xả thân cứu người giữa dòng nước lũ : chắc là Hồng tự hào … nước lũ. Khuyến khích Hồng dũng cảm noi gương cha vượt qua khó khăn này : Mình tin rằng theo … nỗi đau này. Làm cho Hồng yên tâm, tin rằng bên Hồng luôn có cô, bác, bạn bè xa gần quan yâm giúp đỡ : Bên cạnh Hồng … đừng từ chối nhé Những dòng mở đầu nêu rõ thời gian, địa điểm viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. Những dòng cuối ghi lời chúc ( hoặc lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn ), sau đó ngươi viết thư kí tên ghi họ tên. HS lặp lại HS nối tiếp nhau đọc. HS lắng nghe Luyện đọc diễn cảm Thi đọc Lương rất giàu tình cả. Em đọc báo, biết hoàn cảnh của Hồng, đã chủ động viết thư thăm hỏi, giúp bạn số tiền 1 00 000 đồng em dành dụm được để bài tỏ sự thông cảm với bạn trong lúc hoạn nạn, khó khăn. HS trả lời HS lắng nghe Toán Tiết 11 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo)I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: Đọc, viết được một số số đến lớp triệu. HS được củng cố về hàng và lớp HS HT: Thực hiện được BT1,2,3II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của bài học.III.Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Kiểm tra bài cũ: Triệu và lớp triệu GV gọi HS đọc số : 356 890 266 876 543 210 GV nhận xét2. Dạy bài mới:Hoạt động1: Hướng dẫn đọc, viết sốGV đưa bảng phụ, yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng chính, những HS còn lại viết ra bảng con: 342 157 413GV cho HS tự do đọc số nàyGV hướng dẫn thêm (nếu có HS lúng túng trong cách đọc): + Ta tách số thành từng lớp, lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu (vừa nói GV vừa dùng phấn vạch dưới chân các chữ số 342 157 413, chú ý bắt đầu đặt phấn từ chân số 3 hàng đơn vị vạch sang trái đến chân số 4 để đánh dấu lớp đơn vị, tương tự đánh dấu các chữ số thuộc lớp nghìn rồi lớp triệu, sau này HS sẽ làm thao tác này bằng mắt).+ Bắt đầu đọc số từ trái sang phải, tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để học đọc rồi thêm tên lớp đó. GV đọc chậm để HS nhận ra cách đọc, sau đó GV đọc liền mạchGV yêu cầu HS nêu lại cách đọc sốHoạt động 2: Thực hànhBài tập 1: Cho HS viết số tương ứng vào vở Bài tập 2: YC HS đọc số ( chia nhóm )Bài tập 3: GV đọc đề HS viết số và KT chéo nhau.Yêu cầu HS đọc số rồi viết lời đọc đó vào chỗ chấm. 3. Củng cố – dặn dò: Nêu qui tắc đọc số? Thi đua: mỗi tổ chọn 1 em lên bảng viết và đọc số theo các thăm mà GV đưa. Chuẩn bị bài: Luyện tập HS đọc HS nhận xét HS thực hiện theo yêu cầu của GV HS nêu+ Trước hết tách số thành từng lớp (từ phải sang trái)+ Tại mỗi lớp dựa vào cách đọc số có ba chữ số rồi thêm tên lớp đó. HS đọc đề bài HS viết số tương ứng vào vở a. 10250214; b. 253564888; c. 400036105; d. 700000231 HS đọc số Nhắc lại qui tắc. HS thi đua viết và đọc số Đạo đức Tiết 3 VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: Nêu được ví dụ về sự vựơt khó trong học tập Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. Có ý thức vựơt khó khăn vươn lên trong học tập . Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ. KNS: Lập kế hoạch vượt khó trong học tập; Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập HS HT: Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tậpII. Đồ dùng dạy học: Các mẫu chuyện ,tấm gương vượt khó trong học tập.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động:2. Kiểm tra bài cũ: Trung thực trong học tậpThế nào là trung thực trong học tập ? Vì sao cần trung thực trong học tập ? Kể những câu chuyện trung thực trong học tập?3. Dạy bài mới:Hoạt động 1 : Kể chuyện Trong cuộc sống ai cũng thể có thể gặp những khó khăn, rủi ro. Điều quan trọng là chúng ta phải biết vượt qua. Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào? GV kể chuyện. Yêu cầu HS tóm tắt lại câu chuyện. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (câu hỏi 1 và 2 trang 6, SGK) GV chia lớp thành các nhóm Các nhóm thảo luận câu hỏi 1 và 2 trong SGK GV gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến Ghi tóm tắt các ý trên bảng .> Kết luận : Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tấm gương của bạn.Hoạt động 3 : Thảo luận theo nhóm đôi ( câu hỏi 3 trang 6, SGK) HS thảo luận theo nhóm đôi GV gọi đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết. GV ghi tóm tắt lên bảng . Kết luận về cách giải quyết tốt nhất .Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân ( bài tập1, SGK) Yêu cầu HS nêu cách sẽ chọn và nêu lí do.=> Kết luận : ( a ) , ( b ) , ( d ) là những cách giải quyết tích cực . Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ rút ra được điều gì ?4. Củng cố – dặn dò Ở lớp ta, trường ta có bạn nào là HS vượt khó hay không ? Chuẩn bị bài tập 3, 4 trong SGK Thực hiện các hoạt động ở mục Thực hành trong SGK. Hát 2 HS lần lượt lên trả lời. HS lắng nghe HS tóm tắt câu chuyện Các nhóm thảo luận câu hỏi 1 và 2 trong SGK. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung. 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết . HS cả lớp trao đổi, đánh giá các cách giải quyết . Làm bài tập 1 HS nêu HS đọc ghi nhớ . Khoa học Tiết 5 Vai trò của chất đạm và chất béoI. Mục tiêu: Giúp HS: Kể được tên có chứa nhiều chất đạm và chất béo. Nêu được vai trò của các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo. Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa chất đạm và chất béo.II. Đồ dùng dạy học: Các hình minh hoạ ở trang 12, 13 SGK ; Các chữ viết trong hình tròn: Thịt bò, Trứng, Đậu Hà Lan, Đậu phụ, Thịt lợn, Phomát, Thịt gà, Cá, Đậu tương, Tôm, Dầu thực vật, Bơ, Mỡ lợn, Lạc, Vừng, Dừa; 4 tờ giấy A3 trong mỗi tờ có 2 hình tròn ở giữa ghi: Chất đạm, Chất béo.III. Hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1.Ổn định lớp:2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ. 1) Người ta thường có mấy cách để phân loại thức ăn ? Đó là những cách nào ? 2) Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ? GV nhận xét3.Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Vai trò của chất đạm và chất béo. Yêu cầu HS hãy kể tên các thức ăn hằng ngày các em ăn. Hoạt động 1: Những thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và chất béo ?● Mục tiêu: Phân loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.● Cách tiến hành: Bước 1: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, những thức ăn nào chứa nhiều chất béo ? Gọi HS trả lời câu hỏi: GV nhận xét, bổ sung nếu HS nói sai hoặc thiếu và ghi câu trả lời lên bảng. Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp. Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hằng ngày ? Những thức ăn nào có chứa nhiều chất béo mà em thường ăn hằng ngày. GV chuyển hoạt động: Hằng ngày chúng ta phải ăn cả thức ăn chứa chất đạm và chất béo. Vậy tại sao ta phải ăn như vậy ? Các em sẽ hiểu được điều này khi biết vai trò của chúng. Hoạt động 2: Vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.● Mục tiêu: Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất đạm. Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất béo. ● Cách tiến hành: Khi ăn cơm với thịt, cá, thịt gà, em cảm thấy thế nào ? Khi ăn rau xào em cảm thấy thế nào ? Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo không những giúp chúng ta ăn ngon miệng mà chúng còn tham gia vào việc giúp cơ thể con người phát triển. Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK trang 13. Kết luận: + Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người. + Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin: A, D, E, K. Hoạt động 3: Trò chơi “Đi tìm nguồn gốc của các loại thức ăn”● Mục tiêu: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gố từ động vật và thực vật.● Cách tiến hành: Bước 1: GV hỏi HS. + Thịt gà có nguồn gốc từ đâu ? + Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu ? Để biết mỗi loại thức ăn thuộc nhóm nào và có nguồn gốc từ đâu cả lớp mình sẽ thi xem nhóm nào biết chính xác điều đó nhé Bước 2: GV tiến hành trò chơi cả lớp theo định hướng sau: Chia nhóm HS như các tiết trước và phát đồ dùng cho HS. GV vừa nói vừa giơ tờ giấy A3 và các chữ trong hình tròn: Các em hãy dán tên những loại thức ăn vào giấy, sau đó các loại thức ăn có nguồn gốc động vật thì tô màu vàng, loại thức ăn có nguồn gốc thực vật thì tô màu xanh, nhóm nào làm đúng nhanh, trang trí đẹp là nhóm chiến thắng. Thời gian cho mỗi nhóm là 7 phút. GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn và gợi ý cách trình bày theo hình cánh hoa hoặc hình bóng bay. Bước 3: Tổng kết cuộc thi. Yêu cầu các nhóm cầm bài của mình trước lớp. GV cùng 4 HS của lớp làm trọng tài tìm ra nhóm có câu trả lời đúng nhất và trình bày đẹp nhất. Tuyên dương nhóm thắng cuộc. Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu ? 3.Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia tích cực vào bài, nhắc nhỏ những HS còn chưa chú ý. Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. Hát HS trả lời. HS lắng nghe. HS nối tiếp nhau trả lời: cá, thịt lợn, trứng, tôm, đậu, dầu ăn, bơ, lạc, cua, thịt gà, rau, thịt bò, … Làm việc theo yêu cầu của GV. HS nối tiếp nhau trả lời: Câu trả lời đúng là:+ Các thức ăn có chứa nhiều chất đạm là: trứng, cua, đậu phụ, thịt lợn, cá, phomát, gà.+ Các thức ăn có chứa nhiều chất béo là: dầu ăn, mỡ, đậu tương, lạc.HS nối tiếp nhau trả lời.Thức ăn chứa nhiều chất đạm là: cá, thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, thịt gà, đậu phụ, ếch, …Thức ăn chứa nhiều chất béo là: dầu ăn, mỡ lợn, lạc rang, đỗ tương, … Trả lời. HS lắng nghe. 2 đến 3 HS nối tiếp nhau đọc phần Bạn cần biết. HS lắng nghe. HS lần lượt trả lời.+ Thịt gà có nguồn gốc từ động vật.+ Đậu đũa có nguồn gốc từ thực vật. HS lắng nghe. Chia nhóm, nhận đồ dùng học tập, chuẩn bị bút màu.HS lắng nghe. Tiến hành hoạt động trong nhóm. 4 đại diện của các nhóm cầm bài của mình quay xuống lớp. Câu trả lời đúng là:+ Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc từ thực vật: đậu côve, đậu phụ, đậu đũa.+ Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc động vật: thịt bò, tương, thịt lợn, phomát, thịt gà, cá, tôm.+ Thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc từ thực vật: dầu ăn, lạc, vừng.+ Thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật: bơ, mỡ. Từ động vật và thực vật.Thứ ba ngày 12 tháng 09 năm 2017Toán Tiết 12 LUYỆN TẬPI. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: Đọc, viết được các số đến lớp triệu Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. HS HT: Thực hiện được BT1,2,3II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụIII. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động:2. Kiểm tra bài cũ: Triệu và lớp triệu (tiếp theo) GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét3. Dạy bài mới:Bài tập 1: GV yêu cầu HS quan sát mẫu và viết vào ô trống. Khi chữa bài GV trực tiếp chỉ định một vài HS đọc to, rõ làm mẫu sau đó nêu cụ thể cách viết số, các HS khác theo đó kiểm tra bài làm của mình. NX tuyên dương.Bài tập 2: Viết các số lên bảng. HS đọc lần lượt ( chia nhóm ) NX tuyên dươngBài tập 3: a, b, cCho HS viết vào vở và sau đó thống nhất kết quả.Bài tập 4 a: HD về nhà làm 4. Củng cố – dặn dò: Cho HS nhắc lại các hàng và lớp của số đó có đến hàng triệu. Yêu cầu về nhà làm BT4 Chuẩn bị bài: Luyện tập Thi đọc sốHát HS làm bài 4 và nhắc lại lớp triệu gồm những hàng nào? HS nhận xét Hs đọc bài và nêu từ hàng đơn vị hàng trăm triệu HS làm và đọc to rõ phần số mình làm Chia nhóm đọc số 1000001 một triệu không trăm linh một a. 613000000; b. 131405000; c. 512326103; HS thi đua chơi. Luyện từ và câu Tiết 5 TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨCI. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ). Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III), bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).II. Đồ dùng dạy học: Từ điển, sách giáo khoa, bảng phụIII. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Kiểm tra bài cũ: Dấu hai chấm GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà. Nhắc lại ghi nhớ GV nhận xét2. Dạy bài mới: Hoạt động1: Phần nhận xét GV gọi 1 HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần Nhận xét. Giáo viên yêu cầu học sinh đếm xem có bao nhiêu từ. Lưu ý học sinh mỗi từ phân cách nhau bằng dấu Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét từ nào có một tiếng, từ nào có hai tiếng. Giáo viên cho học sinh xem xét và trả lời. Giáo viên kết luận .+ Từ chỉ gồm 1 tiếng là từ đơn + Từ phức là từ gồm nhiều tiếng Theo em tiếng dùng để làm gì ? Từ dùng để làm gì ? Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét và kết luận.Hoạt động 2: Phần ghi nhớHoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: Làm theo cặp GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập GV cho HS tiến hành thảo luận GV chốt lại lời giải đúng Rất công bằng rất thông minh Vừa độ lượng lại đa tình đa mangBài tập 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tra từ điển và ghi lại 3 từ đơn, 3 từ phức . Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh đặt câu.Bài tập 3: Yêu cầu HS đọc đề bàiVD: áo bố đẫm mồ hôiBầy sói đói vô cùng hung dữ 3. Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớChuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ Nhân hậu – đoàn kết .HS sửa bàiHS nhận xét HS đọc Nhóm thực hiện thảo luận . Từ chỉ gồm 1 tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là Từ gồm nhiều tiếng (từ phức): giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến. Học sinh nhận xét Nhiều học sinh nhắc lại Tiếng cấu tạo nên từ .Từ dùng để tạo thành câu . HS lắng nghe Nhiều học sinh đọc phần ghi nhớ. HS đọc HS làm bài tìm từ đơn và từ phức . HS đọc và làm : Từ đơn: buồn , đẫm ,hũ, mìa,đói , no. Từ phức; anh hùng , băn khoăn.. HS đọc Đặt câu của mình chọn từ. HS lắng ngheKể chuyện Tiết 3 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌCI. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK) Lời kể rành mạch, rõ ràng, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. Kể các câu chuyện về tấm lòng nhân hậu, giàu tính yêu thương của Bác Hồ. TT HCM: Tình thương yêu bao la của Bác đối với dân với nước nói chung và đối với thiếu niên, nhi đồng nói riêng. HS HT: Kể được câu chuyện ngoài SGKII. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn đề bài, một số gợi ý chính về cách kể trong sách HS.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động dạy của GVHoạt động học của HS1. Kiểm tra bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc ( Nàng tiên ốc) GV yêu cầu HS kể Nhận xét2. Dạy bài mới:Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyệna. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài GV gọi 1 HS đọc đề bài GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài: Kể lại một chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người – giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh lạc đề. GV gọi 4 HS lần lượt đọc các gợi ý 1 2 3 4. GV giải thích nội dung gợi ý 2 (đã ghi trên bảng phụ Lên lớp 4, các em đã được học những tiết kể chuyện nào ? GV yêu cầu HS đọc gợi ý 3 và trả lời câu hỏi: Em sẽ chọn kể chuyện gì? Chuyện giúp người gặp nạn hay chỉ giúp bạn học kém? Chia nhóm thực hiện kể lại câu chuyện của mình đã chọn.b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Kể chuyện theo cặp Để HS thực hiện được yêu cầu cao hơn những tiết học của 2 tuần trước, GV cần làm những việc sau: + Lưu ý HS.VD: tôi đã chứng kiến câu chuyện xảy r a hôm ấy. Chuyện như sau… Khi kể câu chuyện em trực tiếp tham gia, chính em phải là nhân vật trong câu chuyện ấy.+ Hướng dẫn HS ghi lại vắn tắt (vào nháp) câu chuyện các em muốn kể theo gợi ý 2.+ Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào, với những ai.+ Diễn biến chính của câu chuyện: xảy ra những việc gì? Các sự việc đó kế tiếp nhau như thế nào? Những người tham gia trong câu chuyện đã tiến hành hoạt động hoặc có lời nói, suy nghĩ như thế nào?+ Câu chuyện kết thúc như thế nào? (phần kết thường nói ý nghĩa của câu chuyện ở bài này là ý nghĩa về tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của mọi người). Thi kể chuyện trước lớp Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm về:+ Nội dung câu chuyện có hay, có mới không?+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)+ Khả năng hiểu truyện của người kể GV cho cả lớp bình chọn người kể hay nhất GV chốt lại:3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học Chuẩn bị : Một nhà thơ chân chính. Yêu cầu HS về nhà viết vào vở câu chuyện các em đã kể miệng ở lớp. HS kể Nhận xét 1 HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi trong SGK Tuần 1: Kể lại chuyện sự tích Hồ Ba Bể. Tuần 2: Kể lại bằng lời của mình câu chuyện thơ Nàng Tiên ốc trong tiết kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc.HS đọc và trả lời tự do). Cả lớp đọc thầm toàn bộ phần đề bài, gợi ý, ví dụ trong sách giáo khoa. Chia nhóm thực hiện kể lại câu chuyện HS kể chuyện (có thể thi đua theo nhóm, tổ). HS thi nhau kể chuyện HS nhận xét HS bình chọn HS lắng nghe

... tra cũ: Luyện tập - HS sửa - GV yêu cầu HS sửa làm nhà - HS nhận xét - GV nhận xét Dạy mới: Bài tập 1: - Đọc đề - GV gọi HS - Chia nhóm thảo luận - Chia nhóm thảo luận a 35 62 744 9 : ba mươi lăm... tương ứng vào - HS đọc đề Bài tập 2: Y/C HS đọc số ( chia nhóm ) - HS viết số tương ứng vào a 102502 14; b 2 535 648 88; Bài tập 3: GV đọc đề HS viết số KT chéo c 40 0 036 105; d 700000 231 - Yêu cầu HS... 6 130 00000; b 131 40 5000; Bài tập a: HD nhà làm c 51 232 61 03; Củng cố – dặn dò: HS thi đua chơi - Cho HS nhắc lại hàng lớp số có đến hàng triệu - Yêu cầu nhà làm BT4 - Chuẩn bị bài: Luyện tập - Thi đọc

Ngày đăng: 05/07/2018, 14:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan