1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo Án - Lớp 4 - Tuần 16 - CKTKN || GIALẠC0210

32 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 401,5 KB

Nội dung

Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2017 Toán Tiết 76 Luyện tậpI. Mục tiêu: Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số. Giải bài toán có lời văn. HS HTT: Thực hiện được BT1,2II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS lên bảng làm bài23576 : 56 ; 18510 : 15 Gọi HS nhận xét GV nhận xét tuyên dương2. Dạy bài mới: Giới thiệu bàiBài 1: Đặt tính rồi tính: HS đọc yêu cầu Câu a : Cho HS thực hiện đặt tính rồi tính vào bảng con. Nhận xét Câu b : Yêu cầu lớp thực hiện đặt tính rồi tính vào vở. Nhận xét, chấm chữa bài.Bài 2: Gọi HS đọc đề bài GV cùng HS phân tích đề. Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 thực hiện vào bảng nhóm. Cho đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, kết luận.3. Củng cố dặn dò: Chuẩn bị bài : “Thương có chữ số 0”. Nhận xét tiết học. HS lên bảng làm23576 : 56 = 42118510 : 15 = 1234 HS nhận xét HS đọc Lớp thực hiện bảng con.a) 4725 15 4674 82 22 315 574 57 75 0 0 2HS làm bảng. Lớp làm vở.b) 35136 18 18408 52 171 1952 280 354 93 208 36 0 0 HS nhận xét HS đọc đề bài toán. HS trả lời câu hỏi GV nêu. Giải theo nhóm 4.Bài giải : Số mét vuông nền được lát là :1050 : 25 = 42 ( m2) Đáp số : 42 m2 . Cả lớp lắng nghe Tập đọc Tiết 31 Kéo coI. Mục tiêu: Đọc rành mạch trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. Hiểu ND : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). HS HTT: Đọc lưu loát trôi chảy, đọc đúng giọngII. Đồ dùng dạy học: Viết sẵn đoạn văn luyện đọc và nội dung bài.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động2. Bài cũ : Tuổi Ngựa Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ và trả lời câu hỏi GV nhận xét tuyên dương3. Dạy bài mới :a. Giới thiệu bài: Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ta ai cũng biết. Do đó kéo co là một trò chơi rất phổ biến mà các em đều biết . Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Với bài học kéo co hôm nay, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đất nước ta. b. Hướng dẫn luyện đọc: GV yêu cầu 1HS đọc bài Chia đoạn : chia làm 3 đoạn Đoạn 1 : Năm dòng đầu Đoạn 2 : Bốn dòng tiếp theo Đoạn 3 : Phần còn lại GV đọc mẫu Đọc diễn cảm cả bài.c. Tìm hiểu bài: Qua phần đầu bài văn em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? Trò chơi kéo co ở làng Hữu Tráp có gì đặc biệt ? Tró chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi nào khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta ? Hãy nêu nội dung của bài ? Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy.d. Đọc diễn cảm: GV đọc diễn cảm đoạn văn : “Hội làng Hữu Trấp … xem hội”. Nhận xét, bình chọn.4. Củng cố – dặn dò : Tìm đọc các trò chơi khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta. Chuẩn bị bài : Trong quán ăn “Ba cá bống”. Nhận xét tiết học. Hát HS đọc thuộc lòng, trả lời câu hỏi. 1HS đọc HS đọc nối tiếp nhau qua mỗi đoạn Đọc phần chú giải Luyện đọc nhóm đôi Cả lớp lắng nghe theo dõi Đọc cả bài. Kéo co phải có hai đội, số người hai đội bằng nhau, thành viên của mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo tuột đội kia sang vùng đất của đội mình là thắng Kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng với số người mỗi bên không hạn chế, không quy định số lượng. Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi; vì những tiếng hò reo khích lệ của người xem. Đá cầu, đấu vật, đu dây. . . Luyện đọc diễn cảm nhóm 2. HS thi đọc diễn cảm. HS đọc Khoa học Tiết 31 Không khí có những tính chất gì ? I. Mục tiêu: Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra. Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe, … GD BVMT: Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên HS HTT: Nêu ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí ?II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. Chuẩn bị bong bóng theo nhóm.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động:2. Bài cũ: Cho ví dụ về không khí có ở quanh ta và vật. GV nhận xét tuyên dương3. Dạy bài mới : Giới thiệu bàiHoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí. Mục tiêu : Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của không khí. Cách tiến hành: GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: + Em có nhìn thấy không khí hay không? Vì sao? + Không khí có mùi gì? Vị gì? + Đôi khi ta ngửi thấy mùi thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ? Kết luận : K.khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.Hoạt động 2: “Chơi thổi bóng” phát hiện hình dạng của không khí Mục tiêu : Phát hiện không khí không có hình dạng nhất định. Cách tiến hành : Yêu cầu nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị bong bóng. Phổ biến luật chơi : Các nhóm có cùng số bóng như nhau, cùng bắt đầu thổi bong bóng vào một thời điểm.Đội nào thổi xong trước và không làm bể bóng là thắng. GV ra lệnh và cho HS chơi. Nhận xét, tuyên dương đội thắng. GV lần lượt nêu câu hỏi: + Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy? + Qua đó rút ra, không khí có hình dạng nhất định không? + Nêu một số ví dụ khác chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định? Chốt ý : Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí Mục tiêu : Biết không khí có thể bị nén lại và giãn ra. Nêu ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống. Cách tiến hành: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm : + Đọc mục quan sát Sgk 65 : Hãy quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c và sử dụng các từ nén lại và giản ra để nói về tính chất của k.khí qua thí nghiệm Chốt : Hình 2b : Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm không khí nén lại. Hình 2c : Thả tay ra, thân bơm sẽ về vị trí ban đầu tức là kh.khí đã gĩan ra. Vậy không khí có thể nén lại hoặc giản ra. + Quan sát hình 3, 4 Sgk 65 : tác động lên chiếc bơm như thế nào để chứng tỏ : Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra ?4. Củng cố, dặn dò: Chứng minh không khí không mùi không màu không vị. Nêu ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí? Chuẩn bị bài :“Không khí có những thành phần nào?” Nhận xet tiết học. Hát HS trả lời+ Mắt không nhìn thấy vì không khí trong suốt và không màu.+ Không khí không mùi, không vị.+ Đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi của chất khác. Ví dụ: mùi nước hoa, mùi hôi của rác thải, … Nhóm trưởng báo cáo kết quả chuẩn bị của nhóm. HS chơi theo sự hướng dẫn.+ Không khí được chứa bên trong quả bóng và chính không khí làm cho quả bóng có hình dạng như vậy.+ Không khí không có hình dạng nhất định.+ Không khí trong quả bóng đá, không khí trong ống tim,… HS trả lời câu hỏi mà GV đặt ra. HS thảo luận theo nội dung phiếu học tập. Đại diện nhóm nêu kết quả. Nhận xét.+ Khi nhấn xuống thì không khí bị nén lại, khi buông ra cần bơm trồi lên là không khí lại giãn ra.

Ngày đăng: 05/07/2018, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w