1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo Án - Lớp 4 - Tuần 11 - CKTKN || GIALẠC0210

46 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 727,5 KB

Nội dung

Thứ hai ngày 06 tháng 11 năm 2017 Tập đọc Tiết 21 Ông Trạng thả diều I Mục tiêu: Đọc rành mạch trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc bài văn với giọng chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. Hiểu ND : ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (trả lời được các CH trong SGK). HS HTT: Đọc diễn cảm bài tập đọcII Đồ dùng dạy học: Băng giấy viết những câu cần luyện đọc và nội dung bài.III Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động:2. Dạy bài mới :a) Hoạt động 1 : Giới thiệu chủ điểm : “Có chí thì nên” và giới thiệu bài : “Ông trạng thả diều” là câu chuyện về một chú bé thích chơi diều mà ham học, đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.b) Hoạt động 2 : Luyện đọc GV chia 4 đoạn (mỗi lần chấm xuống dòng là một đoạn) Đọc diễn cảm cả bài. c) Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài Yêu cầu HS thảo luận nhóm + Nhóm 1, 2: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ? +Nhóm 3, 4: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? + Nhóm 5: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”? +Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 4 trong SGK 105.  Nội dung : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.d) Hoạt động 4: Đọc diễn cảm GV hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn: “Thầy phải kinh ngạc … thả đom đóm vào trong” Nhận xét, tuyên dương.4. Củng cố, dặn dò: Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì? Chuẩn bị : “Có chí thì nên”. Nhận xét tiết học Hát HS đọc nối tiếp đoạn. HS luyện đọc từ khó. Đọc phần chú giải. Đọc nhóm đôi. HS đọc cả bài. HS thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập. Trình bày.+ Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường : có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thời gian chơi diều + Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mới mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ thầy chấm hộ.+ Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. + Nguyễn Hiền“tuổi trẻ tài cao”, là người “công thành danh toại”, nhưng điều câu chuyện muốn khuyên ta là “có chí thì nên”. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói đúng ý nghĩa của truyện. Luyện đọc diễn cảm nhóm đôi HS thi đọc diễn cảm. HS nhận xét.+ Làm việc gì cũng phải chăm chỉ.+ Nguyễn Hiền rất tài giỏi, có chí. Ông ko được đi học, thiếu cả bút, giấy nhưng nhờ quyết tâm vượt khó, ông đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta.+ Em có điều kiện học tập tốt hơn ông Nguyễn Hiền nhiều lần nhưng em chưa thật chăm chỉ. + Trạng nguyên Nguyển Hiền là một tấm gương sáng cho chúng em noi theo. Toán Tiết 51 Nhân với 10, 100, 1000... chia cho 10, 100, 1000... I. Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, … và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, … HS HTT: Thực hiện được BT1,2II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn nội dung phần nhận xét.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động: 2. Bài cũ : Nêu lại tính chất giao hoán của phép nhân và nêu công thức tính của tính chất này. Tính 8 5632 6 3591 GV nhận xét3. Dạy bài mới : Giới thiệu bàia) Hướng dẫn HS nhân với 10 : Viết phép nhân: 35 10 = ? GV giúp HS nhận ra cách nhân và rút ra nhận xét chung : Khi nhân một số tự nhiên với 10, ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.b) Hướng dẫn chia cho 10 : GV ghi bảng: 35 10 = 350 350 : 10 = ? Yêu cầu HS tìm cách tính để rút ra nhận xét chung : Khi chia một số tròn trăm, tròn nghìn … cho 10, ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó. GV cho HS làm một số bài tính nhẩm áp dụng.c) Hướng dẫn nhân nhẩm với 100, 1000,… chia số trong trăm, tròn nghìn, … cho 100, 1000, … : Hướng dẫn nhẩm tương tự như nhân, chia cho 10.d) Hướng dẫn thực hành :Bài tập 1: Tính nhẩm Tổ chức cho HS chơi trò chơi “truyền điện”. Một HS đố bạn một phép tính và trả lời. Nếu đúng thì được đố bạn khác. Nếu sai thì bạn đố mời bạn khác đố tiếp. Bạn đố phải nxét đúng sai. Nhận xét.Bài tập 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm Gọi HS đọc bài mẫu Cho HS làm theo nhóm đôi.4. Củng cố, dặn dò : Cho HS thi đua làm tính nhẩm một số phép tính. Chuẩn bị bài : “Tính chất kết hợp của phép nhân”. Nhận xét tiết học.Hát 2HS thực hiện. HS nhận xét Trao đổi nhóm đôi về cách làm : 35 10 = 10 35 = 1 chục 35 = 35 chục = 350 HS nhắc lại. HS nêu kết quả 350 : 10 = 35 chục : 1 chục = 35 (HS HT) Vài HS nêu lại. HS thêm gia trò chơi (nêu miệng nối tiếp). HS nêu lại mẫu. Đại diện nhóm báo cáo. 70kg = 7 yến 800kg = 8 tạ 300 tạ = 30 tấn 120 tạ = 12 tấn 5000 kg = 5 tấn 4000g = 4 kg HS đại diện 3 tổ thi đua. Đạo đức Tiết 11 Tiết kiệm thời giờ ( tiết 1)I. Mục tiêu: Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. Biết được ích lợi của tiết kiệm thời giờ. Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, … hằng ngày một cách hợp lí GDTTHCM: Giáo dục cho HS biết quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ. KNS: KN xác định giá trị của thời gian là vô giá; KN lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả; KN quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày. HS HTT: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ, sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lí.II. Đồ dùng dạy học : Thẻ màu.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động :2. Bài cũ : “Tiết kiệm tiền của” Kể lại những việc mà em đã tiết kiệm tiền của trong tuần qua. GV nhận xét, tuyên dương3. Dạy bài mới :a. Hoạt động 1 Giới thiệu bài b. Hoạt động 2: Kể chuyện “Một phút” trong SGK trang 14 GV kể chuyện. Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 3 câu hỏi trong SGK : + Michia có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào? + Chuyện gì đã xảy ra với Michia trong cuộc thi trượt tuyết? + Sau chuyện đó, Michia đã hiểu ra điều gì?  Kết luận : Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải biết tiết kiệm thời giờ.  GV liên hệ cuộc sống.c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( Bài tập 2 SGK trang 16) Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống . + Điều gì xãy ra khi HS đến phòng thi bị muộn? + Điều gì xãy ra khi hành khách đến muộn giờ tàu chạy, máy bay cất cánh? + Điều gì sẽ xãy ra khi đưa người bệnh đến bệnh viện chậm? GV nhận xét, kết luận.d. Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ (bài tập 3 SGK trang 16) GV lần lượt nêu 4 ý kiến và HS bày tỏ thái độ bằng thẻ màu.  Kết luận : Các việc làm (a), (b), (c) là đúng 4 Củng cố, dặn dò : Yêu cầu sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ và hãy liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân. Giáo dục và liên hệ thực tế. Nhận xét tiết học.Hát 2, 3HS nêu. HS nhận xét Thảo luận trả lời. Các nhóm lần lượt trình bày. Cả lớp trao đổi, nhận xét.+ Michia bao giờ cũng chậm trễ hơn người khác. Có ai gọi bảo điều gì thì nói là: Một phút nữa thôi.+ Michia về nhì và chỉ sau Víchto có một phút.+ Trong một phút con người cũng có thể làm nên chuyện quan trọng. Các nhóm thảo luận . Đại diện nhóm trình bày . Các nhóm khác bổ sung.+ Không được vào thi, bị bỏ môn thi, kết quả không đạt.+ Phải đi trễ một chuyến, việc làm ăn bị chậm trễ gây tổn thất, thua lỗ.+ Có thể gây tử vong nếu bệnh nặng. HS lắng nghe và bày tỏ ý kiến. Giải thích. HS đọc ghi nhớ trong SGK .

Ngày đăng: 05/07/2018, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w