Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2017Toán Tiết 61 Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11I Mục tiêu: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. HS HTT: Thực hiện được BT1,3II Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.III Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng làm 428 x 39 ; 157 x 24 Nhận xét 2. Dạy bài mới:a. Giới thiệu bài: “Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11”b. Trường hợp tổng của hai số bé hơn 10 GV viết bảng : 27 11 GV hướng dẫn HS để rút ra : Để có được kết quả 297 thì ta chỉ cần ghi số 9 ( là tổng của 2 và 7 ) xen kẽ giữa hai chữ số của 27. Yêu cầu HS nhẩm : 45 11c. Trường hợp tổng của hai số lớn hơn 10 hoặc bằng 10. GV viết bảng : 48 11 . Yêu cầu HS đặt tính rồi tínhRút ra cách nhẩm : + 4 cộng 8 bằng 12 . + Viết 2 xen kẽ giữa hai chữ số của 48, được 428. + Thêm 1 vào 4 của 428, được 528. Yêu cầu HS nhẩm : 46 11.d. Hướng dẫn thực hành:Bài tập 1: Tính nhẩm . Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng”. Nhận xét.Bài tập 3: Gọi HS đọc đề bài . GV cùng HS phân tích đề và tóm tắt bài toán. + Bài toán cho biết gì?+ Bài toán hỏi gì? Tóm tắt : Khối 4 : 17 hàng 1 hàng 11HS Khối 5 : 15 hàng – 1 hàng 11HS Cả hai khối : . . . HS ? Nhận xét chữa bài.3. Củng cố, dặn dò: Tổ chức cho HS thi tính nhẩm : 56 11 ; 11 79 ; 73 11 Chuẩn bị bài : “Nhân với số có 3 chữ số”. Nhận xét tiết học . Lần lượt HS lên bảng làm HS nhận xét HS lên bảng đặt tính rồi tính 27 11 27 27 297 HS nêu : 495 HS đặt tính và tính . 48 11 48 48 528 HS HT nhẩm nêu : 506 Cả lớp ghi kết quả bảng con. a) 34 11 = 374 b) 11 95 = 1045 c) 82 11 = 902 HS nhận xét HS đọc bài toán . HS thực hiện giải theo nhóm vào bảng nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Bài giải : Số HS của khối 4 là : 11 17 = 187 ( học sinh ) Số HS của khối 5 là : 11 15 = 165 ( học sinh ) Cả hai khối lớp có : 187 + 165 = 352 (học sinh) Đáp số : 352 học sinh. HS nhận xét. HS thi tính nhẩm nhanh. 56 11 = 616 11 79 = 869 73 11 = 803 Nhận xét Tập đọc Tiết 25 Người tìm đường lên các vì saoI Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chổ; đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xiôncốpxki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn truyện. Hiểu ND : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xiôncốpxki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. (trả lời được các câu hỏi trong Sgk). KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, quản lí thời gian. HS HTT: Đọc lưu loát trôi chảy, đọc đúng tên nước ngoàiII Đồ dùng dạy học: Băng giấy viết những câu cần luyện đọc và nội dung bài.III Các hoạt động dạy học :Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Kiểm tra bài cũ: Vẽ trứng Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi. GV nhận xét.2. Dạy bài mớia. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong sách. Một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ là Xiôncốpxki, người Nga, sống đầu thế kỉ 20. Ông đã gian khổ, vất vả như thế nào để tìm đường lên các vì sao, bài đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.b. Hướng dẫn luyện đọc: GV yêu cầu 1HS đọc bài Chia đoạn : Đoạn 1 : Bốn dòng đầu Đoạn 2 : Bảy dòng tiếp theo Đoạn 3 : Sáu dòng tiếp theo Đoạn 4 : Ba dòng còn lại. GV đọc mẫu Đọc diễn cảm cả bài.c. Tìm hiểu bài: Yêu cầu HS thảo luận trả lời : + Xiôn cốpxki mơ ước điều gì ? + Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào ? + Điều gì đã giúp Xiôncốpxki thành công ? Giới thiệu : Khi còn là sinh viên, ông được mọi người gọi là nhà tu khổ hạnh vì ông ăn uống rất đạm bạc. Bước ngoặt của đời ông xảy ra khi ông tìm thấy cuốn sách về lí thuyết bay trong hiệu sách cũ. Ông đã vét đồng rúp cuối cùng trong túi để mua quyển sách này, ngày đêm miệt mài đọc, vẽ, làm hết thí nghiệp này đến thí nghiệm khác. Có hôm bạn bè đến phòng ông, thấy ông đang ngủ thiếp đi trên bàn, chung quanh ngổn ngang các dụng cụ thí nghiệm và sách vở. Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, tài năng của ông mới được phát huy.d. Đọc diễn cảm: GV đọc diễn cảm đoạn văn : “Từ nhỏ … hàng trăm lần”. GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi Đại diện mỗi tổ thi đọc Nhận xét, bình chọn.4. Củng cố – dặn dò Hướng dẫn HS đặt tên khác cho truyện. Chuẩn bị bài : “Văn hay chữ tốt”. Nhận xét tiết học. HS đọc bài, trả lời câu hỏi. HS nhận xét Cả lớp quan sát tranh Sgk 125. 1HS đọc bài HS đọc nối tiếp từng đoạn. Đọc phần chú giải. Đọc nhóm đôi. Cả lớp lắng nghe Đọc cả bài. Thảo luận nhóm trả lời :+ Xiôncốpxki từ nhỏ đã mơ ước được bay trên bầu trời.+ Ngày nhỏ Xiôncốpxki dại dột nhảy qua cửa sổ bay theo chim nên bị ngã gãy chân. Lớn lên, ông sống rất kham khổ dể dành dụm tiền mua sách vở, dụng cụ thí nghiệm. Nga hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí, kiên trì nghiên cứu tìm tòi bay lên bầu trời bằng tên lửa nhiều tầng, là phương tiện bay tới các vì sao.(HS HT)+ Xiôn cốpxki thành công vì ông có ước mơ lớn là chinh phục các vì sao; có nghị lực quyết tâm thực hiện ước mơ. Cả lớp lắng nghe Luyện đọc nhóm đôi HS thi đọc. HS nhận xét. HS thảo luận : Người chinh phục các vì sao. Quyết tâm chinh phục các vì sao. Từ mơ ước bay qua bầu trời. Từ mơ ước biết bay như chim. Ông tổ của ngành vũ trụ. Khoa học Tiết 25 Nước bị ô nhiễmI Mục tiêu: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm : Nước sạch : trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người. Nước bị ô nhiễm : có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ. GDBVMT : HS có ý thức giữ gìn nguồn nước sạch sẽ , cùng mọi người tham gia các hoạt hoạt động bảo vệ môi trường nước xung quanh . HS HTT: Tại sao nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thì đục hơn nước mưa, nước máy ?II Đồ dùng dạy học: Cái phiễu, bông gòn, 2 chai chứa nước. Phiếu học tập. Kẽ bảng (để trống).Tiêu chuẩn đánh giáNước bị ô nhiễmNước sạch1. MàuCó màu, vẫn đục.Không màu,trong suốt2. MùiCó mùi hôi.Không mùi3. VịKhông vị4. Vi sinh vậtNhiều quá mức cho phép.Không có hoặc có ít không đủ gây hại.5. Các chất hoà tanChứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.Không có hoặc có các chất có lợi với tỉ lệ thích hợpIII Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động.2. Bài cũ : Vai trò của nước đối với ta và cuộc sống quanh ta là gì? Vai trò của nước đối với ngành sản xuất là gì? GV nhận xét3. Dạy bài mới : Giới thiệu bàiHoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên Mục tiêu : Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm. Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch. Cách tiến hành : Chia nhóm, yêu cầu nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm Cho HS làm việc theo nhóm. Nhận xét và đánh giá, kết luận. Tại sao nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thì đục hơn nước mưa, nước máy ? Nhận xét chốt ýHoạt động 2:Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch. Mục tiêu : Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước ô nhiễm.Cách tiến hành: Yêu cầu HS đưa ra các ý kiến về tiêu chuẩn theo phiếu học tập. GV yêu cầu các nhóm lên ghi lên bảng các ý kiến của mình. Yêu cầu mở Sgk53 (mục Bạn cần biết) đối chiếu kết quả. GV chốt ý.4. Củng cố và dặn dò: Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch ? Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước ô nhiễm ? Chuẩn bị bài: “Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm”. Nhận xét tiết học.Hát HS trả lời HS trả lời Nhận xét HS đọc phần mục quan sát và thí nghiệm như SGK trang 52. Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. Nhận xét. + Do lẫn nhiều đất, cát, đặc biệt nước sông có nhiều phù sa nên chúng thường vẫn đục. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn. Đại diện nhóm trình bày kết quả – ghi lên bảng lớp theo yêu cầu của giáo viên. HS nhận xét, bổ sung.+ Có nhiều chất bẩn,có nhiều vi sinh vật quá mức cho phép và có chứa các chất hoà tan.+ Nước sạch : không màu, không mùi, không vị, không chứa các chất hoà tan. HS giải thích HS nhắc lại