Giáo Án - Lớp 4 - Tuần 8 - CKTKN || GIALẠC0210

55 217 0
Giáo Án - Lớp 4 - Tuần 8 - CKTKN || GIALẠC0210

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2017 Tập đọc Tiết 15 Nếu chúng mình có phép lạ I. Mục tiêu: Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (trả lời được các CH 1, 2, 4; thuộc lòng 1, 2 khổ thơ) HS HTT: Thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ, trả lời câu hỏi 3II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung v những câu luyện đọc.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động :2. Bài cũ : “ Ở vương quốc tương lai” Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. GV nhận xét 3. Dạy bài mới : a. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài GV : Bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” sẽ cho các em biết những bạn nhỏ ngày nay mơ ước những gì. b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc Cho HS nối tiếp khổ thơ. Luyện đọc từ khó. Đọc diễn cảm cả bài. c. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài Câu thơ nào trong bài được lặp lại nhiều lần? Việc lập lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ? Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều mơ ước ấy là gì? Giải thích ý nghĩa của các cách nói sau: Ước “ Không còn mùa đông” Ước “ hoá trái bom thành trái ngon” Em thích ước mơ nào trong bài thơ ? Vì sao? Hãy nêu nội dung của bài. Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. d. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm GV đọc diễn cảm bài thơ. Giọng đọc hồn nhiên, vui tươi. Chú ý nhấn giọng, ngắt giọng đúng ở các khổ thơ. Nhận xét.4. Củng cố, dặn dò: Nêu ý nghĩa của bài thơ ? Chuẩn bị bài : “Đôi giày ba ta màu xanh”. Nhận xét tiết học. Hát 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi. HS đọc nối tiếp khổ thơ. Đọc nhóm đôi. Đọc cả bài. HS đọc thầm và trả lời+ Nếu chúng mình có phép lạ.+ Ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết, cháy bỏng.+ Khổ thơ 1 : Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả.+ Khổ thơ 2 : Các bạn nhỏ ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.+ Khổ thơ 3 : Các bạn ước trái đất không còn mùa đông.+ Khổ thơ 4 : các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo.+ Ước trái đất lúc nào cũng ấm áp, thời tiết dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai hoạ đe doạ con người.+ Ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh.+ HS trả lời tuỳ ý. HS lặp lại nội dung Luyện đọc diễn cảm nhóm đôi Thi đọc và bình chọn. Nhẩm học và thi thuộc lòng từng đoạn thơ. HS nêu. Lắng nghe Toán Tiết 36 Luyện tậpI. Mục tiêu: Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. HS HTT: Tính được bằng cách thuận tiện nhấtII. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động: 2. Bài cũ : Yêu cầu tính bằng cách thuận tiện nhất 1255 + 436 + 745 Nhận xét.3. Dạy bài mới : Giới thiệu bàiBài tập 1: Đặt tính rồi tính tổng Yêu cầu HS nêu cách đặt tính v cách thực hiện phép tính. Gọi 2HS lên bảng thực hiện. Nhận xét, kết luận.Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất GV nêu yêu cầu và đính các phép tính lên bảng. Tính bằng cách thuận tiện nhất ta thường áp dụng tính chất gì ? Yêu cầu HS làm vào vở. Nhận xét, sửa bài.Bài tập 4: Gọi HS đọc đề. Cho HS làm theo nhóm 4 Gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày trước lớp. Nhận xét, chữa bài, kết luận. Hãy tính xem sau hai năm số dân của xã đó là bao nhiêu người ?4. Củng cố, dặn dò: Hãy nêu tính chất kết hợp và tính chất giao hoán của phép cộng. Chuẩn bị bài : “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Nhận xét tiết học.Hát HS làm bài. 1255 + 436 + 745 = (1255 + 745) + 436 = 2000 + 436 = 2436 HS khác nhận xét. Khi cộng nhiều số hạng, ta phải viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số cùng hàng phải thẳng cột, viết dấu + ở giữa các số hạng. Sau đó kẽ gạch ngang. 2HS lên bảng. Lớp làm nháp.b) 26387 54293 14075 61934 9210 7652 49672 123879 Sử dụng tính chất kết hợp. HS làm bài vào vở. a) 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 = 100 + 78 = 178 67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79) = 67 + 100 = 167b) 789 + 285 + 15 = 789 + (285 + 15) = 789 + 300 = 1089 448 + 594 + 52 = (448 + 52)+ 594 = 500 + 594 = 1094 HS đọc đề HS làm bài theo nhóm. Đại diện 2 nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bài giải a) Sau 2 năm số dân của xã tăng thêm : 79 + 71 = 150 (người) Đáp số: 150 người. HS tính và nêu kết quả : Sau hai năm số dân của xã là 5 406 người. HS nêu. Đạo đức Tiết 8 Tiết kiệm tiền của ( tiết 1)I.Mục tiêu: Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. Sử dụng tiết kiệm sách vở, quần áo, đồ dùng, điện, nước, … trong cuộc sống hằng ngày. KNS: Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của; Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân GDBVMT: Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên. TT HCM: Cần kiệm liêm chính HS HTT: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.II.Đồ dùng dạy học: Thẻ màu.III.Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động:2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( các thông tin trang 11) Chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận nhóm đôi và trao đổi các thông tin Sgk trang 11 theo 2 câu hỏi sau: + Qua xem tranh và đọc các thông tin trên, theo em cần phải tiết kiệm những gì? + Tiết kiệm để làm gì ? Và tiền bạc do đâu mà có ?  Kết luận : Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. Mỗi chúng ta phải luôn tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. Tiền của là do con người tạo ra nên tiết kiệm tiền của cũng là tiết kiệm sức lao động. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ ( bài tập 1 SGK) GV lần lượt nêu từng ý kiến, yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu. a.Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. b.Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn. c.Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả. d.Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. Kết luận : + Các ý kiến (c) , (d) là đúng. + Ý kiến (a), (b) là sai.3. Củng cố, dặn dò: Thế nào là tiết kiệm tiền của ? Nhận xét và rút ra ghi nhớ. Nhắc nhở HS hằng ngày phải biết tiết kiệm sách vở, quần áo, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước, … Nhận xét tiết học.Hát Các nhóm thảo luận trao đổi với nhau về 3 thông tin trên. Sau đó trao đổi trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, thảo luận. + Cần phải tiết kiệm điện, thức ăn và tiền của. + Tiết kiệm là một thói quen. Tiền kiệm để có nhiều vốn và tiền của là do sức lao động của con người tạo ra. HS lần lượt giơ thẻ theo ý kiến của mình. HS trao đổi, giải thích các ý kiến mình đã bày tỏ. + Không tán thành (thẻ xanh) + Không tán thành (thẻ xanh) + Tán thành (thẻ đỏ) + Tán thành (thẻ đỏ) Tiết kiệm tiền của là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thãi. Nhưng tiết kiệm tiền của không phải là bủn xỉn, dè sẻn. 2HS đọc trong Sgk 12. Khoa học Tiết 15 Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh? I. Mục tiêu: Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh : hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt, … Biết nói với cha mẹ người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường. Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. HS HTT: Nêu cảm giác lúc cơ thể khoẻ. Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào ?II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ trong SGK trang 32, 33III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động :2. Bài cũ : Hãy kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá ? Hãy nêu cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. Nhận xét cho điểm .3. Dạy bài mới : Giới thiệu bàiHoạt động 1: Quan sát và kể chuyện Mục tiêu : Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh. Cách tiến hành : Quan sát hình Sgk 32, trả lời : + Hình nào thể hiện lúc Hùng đang khoẻ ? + Lúc Hùng bệnh ? + Lúc Hùng được khám bệnh? Yêu cầu thảo luận nhóm đôi kể lại thành một mẩu chuyện nhỏ về những biểu hiện lúc Hùng bệnh. + Kể tên một số bệnh em đã bị ? + Khi bị bệnh đó em cảm thấy thế nào ? hiệu không bình thường, em phải làm gì? Tại sao? Nhận xét, chốt lại.Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai “mẹ ơi , con bị ốm” Mục tiêu : HS có kĩ năng nói với cha mẹ khi trong người khó chịu, không bình thường. Cách tiến hành : GV nêu nhiệm vụ: các nhóm sẽ thảo luận xử lý và đóng vai theo nội dung tình huống của nhóm : Tình huống 1: Bạn Nan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường. Nếu là Nan, em sẽ làm gì? Tình huống 2: Đi học về, Hùng bị hắt hơi, sổ mũi và cổ họng đau nên định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em, Hùng sẽ nói gì với mẹ ? Tình huống 3: Em đang chơi với em ở nhà. Bỗng em bé khóc ré lên, mồ hôi ra nhiều, người và tay chân rất nóng. Bố mẹ thì đi làm chưa về. Lúc đó em sẽ làm gì ? Nhận xét, tuyên dương Kết luận như mục “Bạn cần biết”.4. Củng cố – Dặn dò : Nêu cảm giác lúc cơ thể khoẻ. Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào ? Cần phải làm gì khi bị bệnh ? Chuẩn bị bài : “Ăn uống khi bị bệnh”. Nhận xét tiết học.Hát 2 HS trả lời. Nhận xét Quan sát và nêu ý kiến. + Hình 2, 4, 9. + Hình 3, 7, 8. + Hình 1, 5, 6. Thảo luận nhóm đôi kể. Đại diện kể chuyện. Nhóm khác nhận xét, bổ sung + Nhức đầu,sổ mũi,ho, … + HS nêu. + Nói với ba mẹ hoặc người lớn để phát hiện bệnh và tìm cách chữa trị. Nếu không sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nặng. Các nhóm thảo luận xử lý tình huống và phân vai đóng theo tình huống. Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống của nhóm. Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác trong nhóm góp ý kiến. HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào nhân vật trong tình huống của nhóm bạn và cùng thảo luận để chọn ra cách ứng xử đúng nhất. HS trả lời. HS trả lời

Ngày đăng: 05/07/2018, 14:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan