Ngày soạn: 1452018 Tiết 1 Chương 1: Giới thiệu về khoa học môi trường I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: HV phân tích được các khái niệm MT. Phân biệt được MT sống của sinh vật với MT sống của con người. HV mô tả được đối tượng và nhiệm vụ của khoa học MT. 2. Phẩm chất: Hình thành và củng cố lí tưởng nghề nghiệp, thế giới quan khoa học và thái độ, đạo đức gương mẫu của người giáo viên. II. PHƯƠNG TIỆN Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học: Máy tính, máy chiếu đa năng . III. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động của GV HV Thực tiễn: Bài 11, 12 SGK Tự nhiên và xã hội 2, Tr.65, 71. Bài 40, 41 SGK Tự nhiên và xã hội lớp 3, Tr. 96, 98. Các bài 62 đến 69, Tr.128, 142 SGK Khoa học lớp 5. Liên hệ thực tiễn, trình bày những hiểu biết của HV về các vấn đề MT, có hình ảnh mô phỏng, minh họa. HV báo cáo kết quả chuẩn bị ở nhà Kiến thức học phần: 1. Định nghĩa về MT MT là tập hợp tất cả các ĐK bên ngoài có ảnh hưởng tới mọi vật thể, một sự kiện hạy một cơ thể sống. Bất cứ một vật thể, một sự kiện hay một cơ thể sống nào cũng tồn tại và biến đổi trong một MT nhất định. Phân loại MT: MT sống của sinh vật: Là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống, sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể. Bao gồm MT đất, MT nước, MT không khívà MT sinh vật. MT sống của con người: là cả vũ trụ, bao gồm MT tự nhiên và MT văn hoá xã hội và MT nhân tạo + MT tự nhiên: gồm các yếu tố tự nhiên: vật lí, hoá học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. + MT xã hội: gồm các MQH giữa người với người. + MT nhân tạo: gồm những nhân tố vật lí, sinh học , xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con ngươì. Các định nghĩa về MT (6ĐNSGTTr10) 2. Giới thiệu về khoa học MT a. Tính liên nghành của khoa học MT Khoa học MT là khoa học tổng hợp của nhiều nghành khoa học tự nhiên: Sinh học, toán học, vật lí, hoá học, địa lí tự nhiên, thổ nhưỡng, khí tượng thuỷ văn, địa chất và khoa học nhân văn: Lịch sử, xã hội học,dân tộc học, dân số học. Khoa học MT sử dụng tất cả các phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học trên, tuy nhiên chỉ sử dụng những PPNC đặc trưng liên quan đến nội dung và mục đích nghiên cứu riêng ở các MT khác nhau. b. Đối tượng của khoa học MT Đối tượng nghiên cứu của khoa học MT là nghiên cứu về MT sống của con người và mối quan hệ tương hỗ giữa con người với MT. c. Nhiệm vụ của KHMT Là tìm ra những qui luật về MT và vận dụng vào MT cụ thể để giải thích được nhữnghoàn cảnh cụ thể của từng MT, tạo cơ sở khoa học cho những nguyên tắc, phương pháp bảo vệ MT, phát triển MT bền vững cho hiện tại và tương lai. d. Vị trí của KHMT. Là môn khoa học mới , nảy sinh trên nền tảng của sinh thái học và do yêu cầu thúc bách của loài người là bảo vệ được MT trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT, Việt Nam đã tham gia vào nhiều Công ước Quốc tế về BVMT, bảo vệ đa dạng sinh học. Năm 1991 đã thông qua kế hoạch hành động quốc gia về MT phát triển bền vững. Luật BVMT được Quốc hội thông qua và công bố ngày 1011994 tạo điều kiện cụ thể hoá điều 29 Hiến phpá năm 1992 trong việc quản lí nhà nước về MT. Ngày 2561998, ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành chỉ thị 36CTTW về “ Tăng cường công tác BVMT trong thời kì công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước”. Đó là những cơ sở pháp lí cho công tác BVMT. Hoạt động cá nhân: Mỗi Học viên tự nghiên cứu các định nghĩa về môi trường, phân loại môi trường. Hoạt động nhóm: Nghiên cứu thảo luận các vấn đề sau: Đánh giá, phân tích các ĐN về môi trường Môi trường sống của HV khác MT sống của con người ở những điểm nào Định nghĩa về MT sống của con người. Đối tượng, nhiệm vụ và vị trí của KHMT. C. Thực hành, ứng dụng, mở rộng Phân biệt MT sống của sinh vật với MT sống của con người. Tổng hợp các định nghĩa về MT và đưa ra những dấu hiệu bản chất nhất về khái niệm MT của con người. Yêu cầu học viên liên hệ thực tế lấy thêm ví dụ về những tấm gương ý thức trách nhiệm của con người trong việc BVMT. Phân tích nội dung các bài học: Bài 62, 63, 64, Tr. 128, 142 SGK Khoa học lớp 5. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu chủ đề 2: Các thành phần cơ bản của MT Tìm hiểu sự xuất hiện của sinh thái quyển và các nhân tố sinh thái của MT. Tìm hiểu MT đất, nước, không khí và các MT sinh thái trên cạn.