MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU1Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC81.1. Giáo dục lý luận chính trị và vai trò của giáo dục lý luận chính trị đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục81.2. Nội dung, phương thức của giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục27Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH LÀO CAI362.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai hiện nay362.2. Những chuyển biến tích cực của giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục tỉnh Lào Cai hiện nay392.3. Hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục tỉnh Lào Cai63Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY713.1. Quan điểm về nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục tỉnh Lào Cai hiện nay713.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục tỉnh Lào Cai hiện nay75KẾT LUẬN91TÀI LIỆU THAM KHẢO94DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTCNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóaCNXH: Chủ nghĩa xã hộiGDĐT: Giáo dục và Đào tạoGDLLCT: Giáo dục lý luận chính trịHĐND: Hội đồng nhân dânLĐ,QL: Lãnh đạo, quản lýLLCT: Lý luận chính trịTHCS : Trung học cơ sởTTBDCT: Trung tâm Bồi dưỡng chính trịUBND: Ủy ban nhân dânXHCN: Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒTrangBiểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn và trình độ LLCT của giảng viên tham gia giảng dạy LLCT40Biểu đồ 2.2: Độ tuổi của giảng viên tham gia giảng dạy LLCT41Biểu đồ 2.3: Đánh giá về chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy LLCT43Biểu đồ 2.4: Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học lý luận chính trị52Biểu đồ 2.5: Trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị của học viên53Biểu đồ 2.6: Thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng của học viên56 MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiCùng với sự phát triển không ngừng của tri thức nhân loại, ngày nay giáo dục không chỉ là thước đo văn minh mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Ở nước ta hiện nay, ngành giáo dục được tổ chức và phân cấp quản lý theo từng cấp học, tạo nên sự công khai, rõ ràng trong việc thực hiện nhiệm vụ và xác định trách nhiệm của mỗi cấp. Để bộ máy giáo dục của đất nước hoạt động được hiệu quả, đúng định hướng giáo dục của Đảng và Nhà nước không thể không nhắc đến vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục.Cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục được ví như những thuyền trưởng tài tình chèo lái con thuyền đưa những kỹ sư tâm hồn của đất nước thực hiện thành công sự nghiệp trồng người, sánh vai với các cường quốc năm châu. Vì vậy, Đảng ta xác định: Phát triển giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò hết sức quan trọng 3. Vì thế, cán bộ LĐ,QL phải là những người tiêu biểu, có lập trường chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và năng lực công tác đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới. Nằm trong xu thế phát triển chung của cả nước, tỉnh Lào Cai rất chú trọng đến giáo dục lý luận chính trị, đặc biệt cho đội ngũ cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục. Tỉnh đã xây dựng những đề án và kế hoạch riêng cho ngành và đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, nhưng trong thực tế cũng bộc lộ không ít khó khăn, bất cập: Một số cấp ủy đảng chưa nhận thức hết được vai trò, tầm quan trọng của LLCT; đội ngũ cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục còn có những hạn chế, yếu kém về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ LLCT; chương trình đào tạo lý luận chính trị hành chính của hệ thống các trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện chưa có những lớp bồi dưỡng lý luận chính trị riêng biệt cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và giáo viên ngành giáo dục; chưa có giải pháp về cơ chế khuyến khích việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị trong đội ngũ cán bộ, giáo viên; tiêu chí về trình độ lý luận chính trị chưa được thực sự coi trọng trong việc đánh giá giáo viên, chưa được coi là một tiêu chuẩn bắt buộc để chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Trình độ, năng lực cán bộ giảng dạy LLCT, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu trong đổi mới của GDLLCT... Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục được bổ nhiệm vào những cương vị chủ chốt, nhưng chưa qua đào tạo cơ bản về lý luận chính trị. Vì vậy, khi xử lý công việc họ còn biểu hiện tùy tiện, thiếu kinh nghiệm, chưa vận dụng đúng với đường lối, lập trường quan điểm của Đảng vào thực tế. Để khắc phục tình trạng trên, phải giải quyết nhiều khâu, song khâu quan trọng và cấp bách hiện nay như Đảng ta đã xác định, đó là phải đổi mới, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức chính trị, giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng cho đội ngũ này trong quá trình chỉ đạo hoạt động thực tiễn.Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục tỉnh Lào Cai hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiVấn đề GDLLCT từ lâu đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau của những nhà khoa học. Song, việc nghiên cứu này dừng lại ở góc độ chung nhất, mang tính gợi mở chung cho cả nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDLLCT trước yêu cầu đổi mới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này của các tập thể, cá nhân, đó là nguồn tài liệu quý báu giúp tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn của mình như:Đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn để đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp quận, huyện, thị xã các tỉnh Nam Bộ, (Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Bình đề tài cấp Bộ, năm 1996); Đề tài: Thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ giảng dạy của các trường chính trị tỉnh, thành phố, (Chủ nhiệm: Thạc sĩ Tống Trần Sinh, năm 1998); Đề tài mang mã số kx1009D do nhóm tác giả: Tô Huy Rứa, Đỗ Công Tuấn ở Đại học Tuyên giáo “Đổi mới nội dung, chương trình giảng viên lý luận chính trị các trường Đại học và Cao đẳng (nghiệm thu năm 1994).Một số công trình của các tác giả đề cập đến giáo dục lý luận chính trị có liên quan đến đề tài, đó là: PGS.TS Phạm Huy Kỳ (2002), “Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị”; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh kỷ yếu Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, lý luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; TS. Trần Thị Anh Đào (2009), “Công tác tư tưởng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; PGS.TS. Lương Khắc Hiếu (Chủ biên) (2008), “Nguyên lý công tác tư tưởng”, tập I, II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005), “Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng”, Công ty in Tiến Bộ, Hà Nội; Đào Duy Quát (2004), “Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; TS. Vũ Ngọc Am (2003), “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; PGS. TS, Hà Học Hợi (Chủ biên) (2002), “Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội; TS. Vũ Đình Hòe (Chủ biên) (2000), “Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; TS. Ngô Văn Thạo (chủ biên) (2008) Phương pháp giảng dạy Lý luận chính trị, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội; PGS. TS. Trần Thị Anh Đào (chủ biên) (2010) “Công tác giáo dục Lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội v.v..Một số đề tài cấp Nhà nước và cấp bộ liên quan đến đề tài như: Đề tài khoa học cấp nhà nước 0503 về luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do PGS, TS Nguyễn Phú Trọng và PGS,TS Trần Xuân Sầm đồng chủ nhiệm. Một số luận văn viết về đề tài này như: Luận văn Thạc sĩ của Vũ Xuân Quảng (2001): “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn ở trường Chính trị Thái Bình hiện nay”. Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Trung Trực (2005): “Chất lượng công tác đào tạo cán bộ của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở trường cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Thực trạng và giải pháp”. Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Bích Hường (2006): “Chất lượng đào tạo cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã phường, thị trấn ở trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay”. Luận văn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Dung (2010):“Chất lượng giáo dục Lý luận chính trị tại các trung tâm Bồi dưỡng Chính trị của Thành phố Hà Nội hiện nay”…Một số bài báo đăng trên các tạp chí được đề cập ở những phạm vi, góc độ khác nhau về vấn đề giáo dục Lý luận chính trị như: Tạp chí Cộng sản số 23 năm 2002: “Phát triển năng lực tư duy của người cán bộ quản lý hiện nay”; Tạp chí Khoa học chính trị số 02 năm 2003: “Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị trước yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới”; Tạp chí Triết học số 01 năm 2004: “Tư tưởng Hồ Chí Minh và học tập lý luận”…Một số bài của các tác giả ở nhiều Hội thảo như: PGS.TS Nguyễn Khánh Bật: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng lý luận; PGS.TS Hoàng Trang: “Mấy suy nghĩ về công tác tư tưởng, lý luận ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong tình hình mới dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh”; PGS.TS Lê Văn Tích: “Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống khâu trọng yếu ở công tác tư tưởng, lý luận hiện nay”, TS. Phạm Ngọc Anh: “Quan niệm của Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận...”.Một số công trình khác có liên quan đến đề tài, như: Nguyễn Trọng Khiêm (2004), Tăng cường phối hợp các phương tiện công tác tư tưởng ở tỉnh Hòa Bình hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Nguyễn Văn Quang (2012), Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng nai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Nguyễn Thu Thủy (2012), Công tác giáo dục lý luận chính trị ở Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị với việc hình thành văn hóa chính trị cho cán bộ, đảng viên thành phố Thái Nguyên hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Vũ Thi Hằng (2012), Dự báo nhu cầu giáo viên trung học phổ thông tỉnh Lào Cai đến năm 2020, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học sư phạm Hà Nội...Mặc dù đã các công trình nghiên cứu, đặt ra những vấn đề rất cơ bản cả về lý luận lẫn thực tiễn, đề ra những phương hướng và giải pháp để nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ LĐ,QL. Tuy nhiên, có thể nói rằng, cho tới nay vẫn còn hiếm hoặc chưa có công trình nghiên cứu một cách chi tiết, đầy đủ, có hệ thống và chuyên sâu về thực trạng cũng như nêu ra những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao trình độ LLCT cho cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục của một tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là việc nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Lào Cai. Do vậy, có thể nói đề tài luận văn mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu “Giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục tỉnh Lào Cai hiện nay” là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề này trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Những tài liệu nêu trên có giá trị tham khảo tốt cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình đã công bố.
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Trang 2TRỊ CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC 8
1.1 Giáo dục lý luận chính trị và vai trò của giáo dục lý luận chính
trị đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục 81.2 Nội dung, phương thức của giáo dục lý luận chính trị cho cán
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai hiện nay 362.2 Những chuyển biến tích cực của giáo dục lý luận chính trị cho
cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục tỉnh Lào Cai hiện nay
392.3 Hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục
lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO,
3.1 Quan điểm về nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị
cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục tỉnh Lào Cai
3.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý
luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
TTBDCT : Trung tâm Bồi dưỡng chính trị
Trang 4Trang Biểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn và trình độ LLCT của giảng viên
tham gia giảng dạy LLCT 40
Biểu đồ 2.2: Độ tuổi của giảng viên tham gia giảng dạy LLCT 41
Biểu đồ 2.3: Đánh giá về chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy LLCT
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển không ngừng của tri thức nhân loại, ngày naygiáo dục không chỉ là thước đo văn minh mà còn là nền tảng cho sự phát triểnbền vững của mỗi quốc gia Ở nước ta hiện nay, ngành giáo dục được tổ chức
và phân cấp quản lý theo từng cấp học, tạo nên sự công khai, rõ ràng trongviệc thực hiện nhiệm vụ và xác định trách nhiệm của mỗi cấp Để bộ máygiáo dục của đất nước hoạt động được hiệu quả, đúng định hướng giáo dụccủa Đảng và Nhà nước không thể không nhắc đến vai trò to lớn của đội ngũcán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục
Cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục được ví như những thuyền trưởng tài tìnhchèo lái con thuyền đưa những kỹ sư tâm hồn của đất nước thực hiện thànhcông sự nghiệp trồng người, sánh vai với các cường quốc năm châu Vì vậy,Đảng ta xác định:
Phát triển giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trongnhững động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực conngười Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhàgiáo và cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục là lực lượng nòngcốt, có vai trò hết sức quan trọng [3]
Vì thế, cán bộ LĐ,QL phải là những người tiêu biểu, có lập trường chínhtrị vững vàng; có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và năng lựccông tác đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới
Nằm trong xu thế phát triển chung của cả nước, tỉnh Lào Cai rất chútrọng đến giáo dục lý luận chính trị, đặc biệt cho đội ngũ cán bộ LĐ,QL ngànhgiáo dục Tỉnh đã xây dựng những đề án và kế hoạch riêng cho ngành và đã đạtđược nhiều thành tích đáng ghi nhận, nhưng trong thực tế cũng bộc lộ không ítkhó khăn, bất cập: Một số cấp ủy đảng chưa nhận thức hết được vai trò, tầm
Trang 6quan trọng của LLCT; đội ngũ cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục còn có những hạnchế, yếu kém về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ LLCT;chương trình đào tạo lý luận chính trị - hành chính của hệ thống các trườngchính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện chưa có những lớp bồidưỡng lý luận chính trị riêng biệt cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý vàgiáo viên ngành giáo dục; chưa có giải pháp về cơ chế khuyến khích việc họctập nâng cao trình độ lý luận chính trị trong đội ngũ cán bộ, giáo viên; tiêu chí
về trình độ lý luận chính trị chưa được thực sự coi trọng trong việc đánh giágiáo viên, chưa được coi là một tiêu chuẩn bắt buộc để chuẩn hoá đội ngũ giáoviên Trình độ, năng lực cán bộ giảng dạy LLCT, điều kiện cơ sở vật chất phục
vụ cho giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu trong đổi mới của GDLLCT Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục được bổ nhiệm vào nhữngcương vị chủ chốt, nhưng chưa qua đào tạo cơ bản về lý luận chính trị Vì vậy,khi xử lý công việc họ còn biểu hiện tùy tiện, thiếu kinh nghiệm, chưa vậndụng đúng với đường lối, lập trường quan điểm của Đảng vào thực tế Để khắcphục tình trạng trên, phải giải quyết nhiều khâu, song khâu quan trọng và cấpbách hiện nay như Đảng ta đã xác định, đó là phải đổi mới, tăng cường hơn nữacông tác giáo dục lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức chính trị, giữ vữngbản chất giai cấp công nhân của Đảng cho đội ngũ này trong quá trình chỉ đạohoạt động thực tiễn
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Giáo dục lý luận
chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục tỉnh Lào Cai hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ Chính trị học chuyên
ngành Công tác tư tưởng
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề GDLLCT từ lâu đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu ởnhiều khía cạnh, góc độ khác nhau của những nhà khoa học Song, việcnghiên cứu này dừng lại ở góc độ chung nhất, mang tính gợi mở chung cho cả
Trang 7nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDLLCT trước
yêu cầu đổi mới Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này của các tập
thể, cá nhân, đó là nguồn tài liệu quý báu giúp tác giả tham khảo, kế thừatrong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn của mình như:
Đề tài: "Cơ sở lý luận và thực tiễn để đổi mới công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp quận, huyện, thị xã các tỉnh Nam Bộ", (Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Bình - đề tài cấp Bộ, năm 1996); Đề
tài: "Thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ giảng dạy của các trường chính trị
tỉnh, thành phố", (Chủ nhiệm: Thạc sĩ Tống Trần Sinh, năm 1998); Đề tài
mang mã số kx-10-09D do nhóm tác giả: Tô Huy Rứa, Đỗ Công Tuấn ở Đạihọc Tuyên giáo “Đổi mới nội dung, chương trình giảng viên lý luận chính trịcác trường Đại học và Cao đẳng (nghiệm thu năm 1994)
Một số công trình của các tác giả đề cập đến giáo dục lý luận chính trị có
liên quan đến đề tài, đó là: PGS.TS Phạm Huy Kỳ (2002), “Lý luận và
phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị”; Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh kỷ yếu "Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng,
lý luận", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; TS Trần Thị Anh Đào (2009),
“Công tác tư tưởng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; PGS.TS Lương Khắc Hiếu (Chủ biên) (2008), “Nguyên lý
công tác tư tưởng”, tập I, II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ban Tư tưởng
-Văn hóa Trung ương (2005), “Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa hình thức, phương
pháp tuyên truyền, giáo dục, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng”,
Công ty in Tiến Bộ, Hà Nội; Đào Duy Quát (2004), “Về công tác tư tưởng
của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; TS Vũ
Ngọc Am (2003), “Đổi mới công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán
bộ, đảng viên ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội; PGS TS, Hà Học Hợi (Chủ biên) (2002), “Đổi mới và nâng cao
Trang 8chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội;
TS Vũ Đình Hòe (Chủ biên) (2000), “Truyền thông đại chúng trong công
tác lãnh đạo, quản lý”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; TS Ngô Văn Thạo
(chủ biên) (2008) Phương pháp giảng dạy Lý luận chính trị, Nxb Lao động
xã hội, Hà Nội; PGS TS Trần Thị Anh Đào (chủ biên) (2010) “Công tácgiáo dục Lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội v.v
Một số đề tài cấp Nhà nước và cấp bộ liên quan đến đề tài như: Đề tàikhoa học cấp nhà nước 05-03 về luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước do PGS, TS Nguyễn Phú Trọng và PGS,TS Trần Xuân Sầm đồngchủ nhiệm Một số luận văn viết về đề tài này như: Luận văn Thạc sĩ của Vũ
Xuân Quảng (2001): “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã,
phường, thị trấn ở trường Chính trị Thái Bình hiện nay” Luận văn Thạc sĩ
của Nguyễn Trung Trực (2005): “Chất lượng công tác đào tạo cán bộ của hệ
thống chính trị xã, phường, thị trấn ở trường cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải pháp” Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Bích
Hường (2006): “Chất lượng đào tạo cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị
xã phường, thị trấn ở trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay” Luận văn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Dung
(2010):“Chất lượng giáo dục Lý luận chính trị tại các trung tâm Bồi dưỡng
Chính trị của Thành phố Hà Nội hiện nay”…
Một số bài báo đăng trên các tạp chí được đề cập ở những phạm vi, góc
độ khác nhau về vấn đề giáo dục Lý luận chính trị như: Tạp chí Cộng sản số
23 năm 2002: “Phát triển năng lực tư duy của người cán bộ quản lý hiện
nay”; Tạp chí Khoa học chính trị số 02 năm 2003: “Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị trước yêu cầu,
Trang 9nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới”; Tạp chí Triết học số 01 năm 2004:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh và học tập lý luận”…
Một số bài của các tác giả ở nhiều Hội thảo như: PGS.TS Nguyễn
Khánh Bật: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng lý luận; PGS.TS Hoàng Trang: “Mấy suy nghĩ về công tác tư tưởng, lý luận ở Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong tình hình mới dưới ánh sáng của tư tưởng
Hồ Chí Minh”; PGS.TS Lê Văn Tích: “Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống - khâu trọng yếu ở công tác tư tưởng, lý luận hiện nay”, TS Phạm Ngọc
Anh: “Quan niệm của Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận ”.
Một số công trình khác có liên quan đến đề tài, như: Nguyễn Trọng
Khiêm (2004), Tăng cường phối hợp các phương tiện công tác tư tưởng ở
tỉnh Hòa Bình hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Nguyễn Văn Quang (2012), Chất lượng giáo
dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng nai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
Hà Nội; Nguyễn Thu Thủy (2012), Công tác giáo dục lý luận chính trị ở
Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị với việc hình thành văn hóa chính trị cho cán
bộ, đảng viên thành phố Thái Nguyên hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học
chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Vũ Thi Hằng (2012),
Dự báo nhu cầu giáo viên trung học phổ thông tỉnh Lào Cai đến năm 2020,
Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học sư phạm Hà Nội
Mặc dù đã các công trình nghiên cứu, đặt ra những vấn đề rất cơ bản cả
về lý luận lẫn thực tiễn, đề ra những phương hướng và giải pháp để nâng caotrình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ LĐ,QL Tuy nhiên, có thể nói rằng, cho tớinay vẫn còn hiếm hoặc chưa có công trình nghiên cứu một cách chi tiết, đầy
đủ, có hệ thống và chuyên sâu về thực trạng cũng như nêu ra những phươnghướng, nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao trình độ LLCT cho cán bộ LĐ,QL
Trang 10ngành giáo dục của một tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là việc nghiên cứutại địa bàn tỉnh Lào Cai.
Do vậy, có thể nói đề tài luận văn mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu
“Giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục
tỉnh Lào Cai hiện nay” là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề này trên địa
bàn tỉnh Lào Cai Những tài liệu nêu trên có giá trị tham khảo tốt cho tác giảtrong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, đề tài luận văn không trùng lặpvới các công trình đã công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về GDLLCT cho cán bộLĐ,QL ngành giáo dục luận văn đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằmnâng cao chất lượng GDLLCT cho cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục tỉnh LàoCai trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp, khái quát làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về giáodục lý luận chính trị
- Phân tích, đánh giá thực trạng về giáo dục lý luận chính trị cho cán bộlãnh đạo, quản lý ngành giáo dục và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục lýluận chính trị tỉnh Lào Cai trong thời gian qua
- Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lýluận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục tỉnh Lào Cai hiệnnay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục lý luận chính trị cho cán bộlãnh đạo, quản lý ngành giáo dục tỉnh Lào Cai
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 11Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng giáo dục lý luận chính trị chocán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục hệ công lập của ngành Giáo dục và Đào tạotỉnh Lào Cai từ năm 2009 đến nay.
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, các quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục lý luận chính trị; một
số văn kiện của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Lào Cai, đề tài còn tiếp thu, kếthừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học cóliên quan
Cơ sở thực tiễn của đề tài là thực trạng giáo dục lý luận chính trị ở tỉnhLào Cai
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phươngpháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lôgic - lịch sử, thu thập thông tin,nghiên cứu tài liệu, quan sát, thống kê, so sánh,
-6 Đóng góp khoa học và ý nghĩa của đề tài
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,vận dụng vào thực tiễn giáo dục lý luận chính trị và làm tài liệu tham khảocho những ai quan tâm đến lĩnh vực này trong học tập và nghiên cứu
Góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục lýluận chính trị trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Luận văn cung cấp thêm luận cứ khoa học và gợi mở một số suy nghĩ
có thể vận dụng vào thực tiễn giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý ngành giáo dục tỉnh Lào Cai và các tỉnh miền núi khác tronggiai đoạn hiện nay
Trang 127 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
kết cấu 3 chương 7 tiết
Trang 13Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC
1.1 GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC
Với nghĩa rộng, lý luận là một dạng hoạt động của con người, nhằm thunhận tri thức về hiện thực tự nhiên, xã hội và cùng với thực tiễn tạo thànhhoạt động tổng thể của xã hội
Với nghĩa hẹp, lý luận là một dạng tri thức khoa học đáng tin cậy về mộttổng thể các khách thể nào đó Nó là hệ thống những luận điểm gắn bó chặtchẽ với nhau về mặt lô gíc và phản ánh bản chất các quy luật hoạt động, pháttriển để nghiên cứu
Theo từ điển Tiếng Việt: “Lý luận là tổng kết có hệ thống những kinhnghiệm của loài người phát sinh từ thực tiễn để chi phối và cải tạo thực tiễn”,[55, tr.496]
Từ điển Triết học đã định nghĩa: “Lý luận là sự tổng hợp các tri thức về
Trang 14tự nhiên và xã hội tích luỹ được trong quá trình lịch sử”; là “hệ tư tưởng chủđạo trong một lĩnh vực tri thức” [56, tr.526]
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của loàingười, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quátrình lịch sử” [39, tr.497] Mọi lĩnh vực đời sống tự nhiên, xã hội, tư duy khi
đã trở thành nghiên cứu của con người thì kết quả của quá trình nghiên cứu ấyđều được thể hiện dưới hình thức tri thức lý luận với trình độ khái quát hóanhất định “Lý luận hiểu theo nghĩa chung nhất là các khái niệm, phạm trù,quy luật đươc khái quát từ nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn củacon người Lý luận là kết quả nhận thức chủ quan của con người về nhữnghiện tượng khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy” [12, tr.183]
Từ những quan niệm trên, lý luận được hiểu là hệ thống tri thức đượckhái quát từ thực tiễn khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy của conngười, được biểu đạt dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật, tư tưởng,quan điểm,… nhằm giúp con người chi phối và cải tạo thực tiễn
- Chính trị
Khi đề cập đến chính trị thì có rất nhiều quan điểm khác nhau Tuỳ theocách tiếp cận cũng như việc bảo vệ lợi ích cho giai cấp mình mà những nhànghiên cứu đưa ra các quan điểm khác nhau Nhưng, theo quan niệm của cácnhà kinh điển thì chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốc giađối với quyền lực nhà nước
Chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó xuất hiện cùng với sựxuất hiện giai cấp, phân chia giai cấp và nhà nước
Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng nên nó có vai trò đặc biệt quantrọng trong đời sống xã hội Đây cũng là vấn đề cơ bản của các giai cấp tồntại trong xã hội, đặc biệt là đối với giai cấp thống trị Vấn đề này đã thu hútrất nhiều nhà tư tưởng suy nghĩ, khám phá, cố gắng làm sáng tỏ bản chất, đặctrưng, tính quy luật của chính trị
Trang 15Theo từ điển Bách khoa triết học thì: “Chính trị theo nguyên nghĩa của
nó là những công việc của nhà nước, là phạm vi hoạt động gắn với nhữngquan hệ giai cấp, dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó làvấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước” [2, tr.507]
Những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học xem xét chính trị với
tư cách là một hiện tượng xã hội - nó mang tính lịch sử, và nó có vai trò to lớntrong đời sống xã hội Bởi vì “Chính trị là sự tham gia vào công việc nhànước, là sự vạch hướng đi cho nhà nước, là việc xác định hình thức, nhiệm
vụ, nội dung của nhà nước” [21, tr.404]
Chính trị với tư cách là một thiết chế xã hội nó luôn định hướng tưtưởng của giai cấp cầm quyền nhằm duy trì sự thống trị của mình đối với xãhội Đến đây, cho phép chúng ta hiểu khái quát chính trị theo một nghĩa tổngquát như sau: Chính trị là những vấn đề về điều hành bộ máy nhà nước hoặcnhững hoạt động của giai cấp, chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điềuhành Nhà nước Như vậy chính trị là chủ thể của kiến trúc thượng tầng cóchức năng xử lý và điều tiết các mối quan hệ qua lại giữa các giai cấp, các dântộc giữa các quốc gia
- Lý luận chính trị
Với góc độ tiếp cận khái niệm lý luận và khái niệm chính trị ở trên, ta
có thể hiểu khái niệm lý luận chính trị như sau: Lý luận chính trị là lý luậntrong lĩnh vực chính trị Lý luận chính trị ra đời khi xã hội có giai cấp và đấutranh giai cấp để đại diện cho lợi ích của một Đảng, một giai cấp nhất địnhtrong xã hội Lý luận chính trị là hệ thống các quan điểm, chủ trương đườnglối, chính sách của một Đảng, một giai cấp để giành, giữ và thực thi quyền lựcNhà nước
Như vậy lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là lý luận chính trị của giaicấp vô sản, là hệ tư tưởng chân chính nhất của giai cấp vô sản và chính đảngcủa nó - Đảng Cộng sản
Trang 16LLCT là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị thể hiện thái độ và lợiích giai cấp đối với quyền lực nhà nước trong xã hội có giai cấp, là kết quảcủa hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tiễn chính trị của nhiều người,qua nhiều thế hệ Chẳng hạn lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là bộ phậnnền tảng, cốt lõi trong lý luận chính trị của giai cấp công nhân và nhân dânlao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công
để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh - xã hội chủ nghĩa Đóchính là lý luận của giai cấp vô sản được xây dựng dựa trên sự kế thừa có phêphán hệ thống lý luận nhân loại trước đó, kết hợp với sự tổng kết kinh nghiệmcủa phong trào công nhân của nhiều nước trên thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minhcho rằng: “lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm củaphong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước” [39, tr.497]
Như vậy, lý luận chính trị được hiểu là hệ thống lý luận gắn liền vớicuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong việc giành, giữ và xây dựng chínhquyền Lý luận chính trị phản ánh tính quy luật của các quan hệ kinh tế -chính trị - xã hội, thể hiện lợi ích và giai cấp đối với quyền lực nhà nước
Về bản chất, lý luận chính trị phản ánh tính quy luật của các quan hệkinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấpđối với quyền lực nhà nước
Về nguồn gốc, lý luận chính trị là sản phẩm của hoạt động nghiên cứu
về lý luận và thực tiễn chính trị của giai cấp trong việc đấu tranh giành, giữ vàxây dựng chính quyền nhà nước
Về mục đích, lý luận chính trị nhằm trang bị thế giới quan và thúc đẩyhành vi thực hiện mục tiêu, lý tưởng chính trị của giai cấp
Lý luận chính trị của giai cấp vô sản là sự khái quát tri thức nhân loại vàtổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân thế giới làm công cụ đắc lực choviệc giành và giữ chính quyền của giai cấp công nhân ở mỗi quốc gia, dân tộc
Theo Lênin, lý luận đó có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp
Trang 17cách mạng: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong tràocách mạng” và “Chỉ Đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thìmới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” [34, tr.30-32] Hồ ChíMinh cũng cho rằng: “Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không cótrí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” [35, tr.268] Chủ nghĩa Mác - Lênin cùngvới tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận không thể tách rời, khẳng địnhbản chất cách mạng và khoa học trong quá trình cách mạng Việt Nam, nhất làtrong quá trình đổi mới vừa qua
Có thể nói, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏxuyên suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam Thực tế cách mạng ViệtNam cũng đã chứng minh rằng, khi nào chúng ta vận dụng nhuần nhuyễn vàsáng tạo hệ thống lý luận này thì gặt hái được nhiều thành quả và ngược lại.Trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhờ vận dụng sáng tạo lý luận này màchúng ta đã đánh bại các thế lực thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai; từ một nướcthuộc địa, bị xâm chiếm, chia cắt trở thành một quốc gia độc lập, thống nhấtđang trên đà phát triển Trong thời kỳ cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hộichủ nghĩa, đã có lúc chúng ta vận dụng chưa đúng chủ nghĩa mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh nên đã có giai đoạn rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hộikéo dài (1975-1985) Sau đó cũng chính nhờ sự nhận thức đúng đắn về vai trònền tảng của lý luận này và vận dụng sáng tạo nó trong thực tiễn mà chúng ta
đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và từng bước phát triển vững chắc
Vì nắm vững tinh thần cốt lõi chủ nghĩa Mác - Lênin, thấm nhuần sâusắc tư tưởng Hồ Chí Minh, nên từ khi ra đời đến nay Đảng ta đã đưa cáchmạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và cùng với việc banhành được những chủ trương, chính sách, mang tính đúng đắn, khoa học, cáchmạng hợp lòng dân
1.1.1.2 Khái niệm giáo dục lý luận chính trị
- Giáo dục
Trang 18Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm giáo dục doxuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, chẳng hạn như trong Từ điển tiếngViệt khi coi giáo dục là một động từ thì nó được hiểu "là hoạt động nhằm tácđộng một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đốitượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất vànăng lực như yêu cầu đặt ra" [72, tr.397] Khi coi giáo dục là một danh từ thì
nó lại được hiểu "là hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy-giáo dụccủa một nước" [72, tr.397] Từ góc độ giáo dục học, PGS.TS Phạm ViếtVượng đã xác định "về bản chất, giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thunhững kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người; về hoạt động,giáo dục là quá trình tác động đến đối tượng giáo dục để hình thành cho họnhững phẩm chất, nhân cách" [74, tr.21]
Từ những quan điểm và các cách hiểu trên ta có thể hiểu khái niệm
giáo dục như sau: Giáo dục là một quá trình được tổ chức có ý thức, hướng
tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực.
- Giáo dục lý luận chính trị
Là một hoạt động nâng cao giác ngộ lý luận cộng sản, củng cố niềm tinvào tiền đồ cách mạng bằng các cơ sở khoa học, xác lập các công cụ nhậnthức, nhằm giải quyết các công việc do thực tiễn cuộc sống thường xuyênbiến đổi đặt ra; là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các giai cấp cầm quyền
Theo Lênin, giáo dục lý luận chính trị là đem lại cho quần chúng nhândân sự hiểu biết về quy luật phát triển của xã hội, về thế giới quan khoa học,
về đường lối, chính sách của chính đảng cách mạng, biến nó thành niềm tin,
lý tưởng, những nguyên tắc đạo đức, giúp gạt bỏ những tàn dư của tư tưởng
cũ, lạc hậu, tiếp thu tư tưởng mới, tư tưởng tiên tiến, khoa học
Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục lý luận chính trị là cách tốt nhất để hạnchế và khắc phục những sai lầm trong chỉ đạo thực tiễn, nhất là bệnh nóng
Trang 19vội, chủ quan, duy ý chí; học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập lập trường,quan điểm Hồ Chí Minh khẳng định, giáo dục lý luận chính trị là truyền báchủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước tới cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm tạo ra sự thống nhất
về tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất cách mạng và năng lựchoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vàocuộc sống “… chúng ta học tập lý luận là cốt để áp dụng vào thực tế” [39,tr.497] Nước ta, hoạt động GDLLCT được Chủ tịch Hồ Chí Minh khởixướng, định hướng và phát triển từ khi chưa có Đảng Trải qua quá trình thựctiễn, GDLLCT đã đóng vai trò to lớn đối với những thắng lợi của cách mạngViệt Nam Vì thế, nó luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Hiệnnay, có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm GDLLCT như:
Theo PGS.TS Đào Duy Quát thì:
Giáo dục lý luận chính trị là việc truyền bá những nguyên lý củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quanđiểm của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Đó
là quá trình tác động vào đối tượng giáo dục bằng cách trình bày,giải thích một cách khoa học những khái niệm, những quy luật,những quan điểm nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dânnhận thức đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin,kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xãhội, nhất trí cao với đường lối, quan điểm của Đảng, nâng cao phẩmchất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn
họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống [42, tr.38]
Như vậy, GDLLCT không chỉ được xem là hoạt động nhận thức màcòn là hoạt động thực tiễn nhằm hiện thực hoá nhận thức lý luận chính trị
Với GS.TS Dương Xuân Ngọc:
Trang 20Giáo dục lý luận chính trị là hoạt động nhận thức, vận dụng và pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm hìnhthành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phươngpháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học, gópphần nâng cao và phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của cácchủ thể chính trị trong xã hội trong hoạt động thực tiễn [40, tr.332] Các khái niệm trên đều chỉ ra một cách rõ ràng, cụ thể các yếu tố chủ thể,khách thể, nội dung, mục tiêu của GDLLCT Từ đó những hoạt động GDLLCTkhông chỉ được xem là nhận thức mà còn là hoạt động thực tiễn nhằm thực hiệnhóa nhận thức LLCT Vì thế hoạt động LLCT được nâng lên một tầm cao hơnkhông chỉ nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng vận dụng sáng tạo, tính tích cựccho đối tượng mà còn cho cả chính chủ thể của hoạt động GDLLCT.
Đặc trưng của GDLLCT là một hoạt động mà chủ thể giáo dục là Đảng,Nhà nước, trực tiếp là đội ngũ cán bộ giảng dạy LLCT trong hệ thống giáodục của Đảng, Nhà nước và đối tượng người học là cán bộ, đảng viên và quầnchúng nhân dân
Mục đích của GDLLCT nhằm trang bị thế giới quan khoa học, nhânsinh quan cộng sản, phương pháp tư duy, phương pháp làm việc biện chứng
và tính tích cực chính trị - xã hội cho người học
Nội dung của GDLLCT là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Phương pháp của GDLLCT là phương pháp sư phạm, tức là cách thứctruyền thụ kiến thức và giáo dục đối tượng của chủ thể giáo dục lý luận chính trị
Từ khái niệm và đặc trưng của giáo dục lý luận chính trị, ta có thể xác
định: Giáo dục lý luận chính trị là hoạt động truyền bá những nguyên lý, lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước cho cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân,
Trang 21nhằm giúp cho họ nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc hiện thực hóa đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước trong thực tiễn đời sống xã hội.
1.1.1.3 Khái niệm chủ thể giáo dục lý luận chính trị
Chủ thể GDLLCT là những người (cá nhân, nhóm, tổ chức) tiến hànhhoạt động giáo dục Chủ thể chủ yếu thực hiện GDLLCT tỉnh là toàn bộ độingũ giảng viên của trường Chính trị tỉnh, giảng viên các TTBDCT huyện,thành phố, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo các huyện ủy…, giảngviên kiêm chức thuộc các phòng, sở, ban, ngành trong tỉnh, báo cáo viên,tuyên truyền viên… Chủ thể GDLLCT là những người thực hiện nhiệm vụgiảng dạy và tuyên truyền LLCT đến đối tượng giáo dục
Chủ thể giáo dục có thể coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong côngtác giáo dục, vì đội ngũ này như cỗ máy cái đào tạo ra sản phẩm và điều quantrọng là những sản phẩm này, đến lượt nó lại tiếp tục tạo ra những sản phẩmkhác cho xã hội Vì vậy, nếu cỗ máy cái hoạt động tốt, đạt chất lượng hiệuquả cao, sẽ cho ra những sản phẩm tốt, làm lợi cho xã hội sau này Do đó, cầnphải có đội ngũ cán bộ giảng dạy chất lượng tốt
Thật vậy, trong công tác giáo dục, nếu có được một đội ngũ giảng viên cótrình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm chắc chắn sẽ đạt được chất lượng, hiệuquả cao trong giảng dạy Ngược lại, nếu đội ngũ giảng viên yếu, hạn chế vềchuyên môn sẽ tạo ra những sản phẩm không giúp ích được nhiều cho xã hội saunày Đối với GDLLCT điều này càng hết sức quan trọng Nếu cán bộ giảng dạyyếu, chất lượng đào tạo không đảm bảo sẽ tạo ra đội ngũ cán bộ lãnh đạo nănglực yếu, trên thực tế không giúp ích cho xã hội mà còn làm ảnh hưởng chung tới
sự phát triển của xã hội Vì vậy, về yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên chính trị,
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấnluyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội Người huấn luyện của đoàn thể phải làmkiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc" [36, tr.56]
Trang 22Như vậy, theo Hồ Chí Minh, đối với cán bộ giảng dạy cái cần trước hết
là phải giỏi về chuyên môn Vì không giỏi chuyên môn sẽ đem lại cho ngườihọc những điều vô ích, có hại Sau đó là đạo đức của người làm thầy Do đó,đối với cán bộ giảng dạy LLCT "người huấn luyện của đoàn thể", Người yêucầu họ phải là người kiểu mẫu về đạo đức, tư tưởng, tác phong Theo Người,người giáo viên dạy cho người học không chỉ là truyền thụ cho họ những kiếnthức về chuyên môn, mà phải giúp họ trao dồi, rèn luyện cả về đạo đức, tưtưởng Đối với cán bộ lãnh đạo thì đây lại là tiêu chuẩn hàng đầu Để ngườihọc tin, nghe theo thì người thầy phải là tấm gương sáng về nhiều mặt:
Một là, phải đáp ứng được mọi yêu cầu trong công tác giảng dạy của
đơn vị, trong mọi điều kiện và mọi phương thức đào tạo Đặc biệt, trong điềukiện hiện nay, khi nhu cầu giáo dục - đào tạo ngày càng được nâng cao, cácphương thức giáo dục mở ra hết sức phong phú đa dạng, yêu cầu trên đặt rahết sức cấp thiết Muốn đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi phải có một độingũ giảng viên vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, gương mẫu về đạo đức
Hai là, phải đảm bảo tính liên tục trong đội ngũ cán bộ giảng dạy, giữ
vững tính kế tục, ổn định về chuyên môn Vì thế, bên cạnh đội ngũ giảng viên
có kinh nghiệm, những nhà khoa học đầu đàn, phải có cả những lớp giảngviên trẻ Đây chính là hàng ngũ kế cận, đảm bảo tính liên tục trong đội ngũgiảng viên
1.1.1.4 Khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục
- Cán bộ
Về cán bộ, Hồ Chí Minh đã từng đưa ra khái niệm rất cụ thể TheoNgười, cán bộ là "người đem đường lối chính sách của Đảng, của Chính phủgiải thích cho dân chúng được rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình củadân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho
đúng" [36, tr.269] Như vậy, theo Hồ Chí Minh, cán bộ là lực lượng nòng cốt
Trang 23của Đảng và Nhà nước làm nhiệm vụ triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiệnđường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong hoạt động thực tiễn; là cầunối giữa Đảng và Nhà nước với quần chúng nhân dân.
Xuất phát từ quan điểm xem “cán bộ là gốc của công việc” hoặc “cán
bộ là tiền vốn của đoàn thể” Hồ Chí Minh đã quan tâm đến vấn đề cán bộ vàcông tác cán bộ ngay từ những ngày đầu trong cuộc đời hoạt động cách mạngcủa người
Vậy cán bộ là gì? Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người viết:
“cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải thíchcho dân hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáocho Đảng, cho Chính phủ, để đặt chính sách cho đúng” [36, tr.269]
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý
LĐ,QL là hoạt động có từ xa xưa, tồn tại dưới nhiều hình thức như tộctrưởng - người đứng đầu thị tộc, quản lý điều hành mọi thành viên trong thịtộc Tiếp đến là bộ tộc, thì tộc trưởng là người trực tiếp quản lý điều hành mọihoạt động của bộ tộc mình Nhưng khái niệm cán bộ LĐ,QL mang đầy đủ ýnghĩa của nó là khi xã hội có giai cấp và có nhà nước Đây là khái niệm gồmhai từ ghép lãnh đạo và quản lý, giữa chúng có cùng chung một đặc trưng cơbản đó là những chủ thể lãnh đạo, chủ thể quản lý, tác động đến khách thể,đối tượng bị lãnh đạo, bị quản lý
Hoạt động lãnh đạo là hoạt động của chủ thể lãnh đạo tác động, điềukhiển mang tính định hướng cho khách thể (đối tượng bị lãnh đạo) thông quacác phương pháp như động viên, giáo dục, thuyết phục, chỉ đạo… nhằm đạtmục đích đã định Vậy lãnh đạo theo từ điển tiếng Việt là: “Đề ra chủ trương,đường lối và tổ chức, động viên thực hiện” [73, tr.524]
Hoạt động quản lý là hoạt động của chủ thể quản lý thông qua sự sắpxếp, tổ chức, chỉ huy của mình trực tiếp điều khiển, tác động đối tượng
Trang 24(khách thể) theo những yêu cầu nhất định Vậy thì quản lý theo từ điển tiếngViệt là: “Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhấtđịnh” [41, tr.772]
Nếu xét về mục tiêu, nội dung, phương pháp thì có sự khác nhau cănbản giữa hai khái niệm trên
Về mục tiêu: Hoạt động lãnh đạo là hoạt động định hướng chung, cònhoạt động quản lý là hoạt động tổ chức sắp xếp các vấn đề theo một trật tựnhất định nhằm đạt hiệu quả cao nhất các quyết định của lãnh đạo
Về nội dung: Hoạt động lãnh đạo là đề ra những quan điểm, chủtrương, đường lối, hoạch định các kế hoạch mang tính chất định hướng chung.Còn hoạt động quản lý là xây dựng những phương án, chỉ tiêu, kế hoạch cụthể, tổ chức lực lượng để thực thi nhiệm vụ
Về phương pháp: Hoạt động lãnh đạo chủ yếu dùng phương pháp giáodục, thuyết phục, động viên, cổ vũ nhằm phát huy tính tự giác của đối tượng.Còn hoạt động quản lý là sử dụng mệnh lệnh, mang tính nguyên tắc bắt buộcvới những chế tài biện pháp hành chính nhất định
Hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý tuy là hai khái niệm khácnhau, nhưng chúng có đặc trưng giống nhau, chúng đều là quá trình chủ thể
có quyền uy tác động đến đối tượng là những người dưới quyền để thực hiệnmột nhiệm vụ nào đó theo những yêu cầu và mục đích định trước Trong thực
tế, hoạt động lãnh đạo cũng đồng thời thực hiện chức năng quản lý, và ngượclại hoạt động quản lý cũng đồng thời thực hiện chức năng lãnh đạo
Như vậy, cán bộ lãnh đạo, quản lý là khái niệm chỉ những người đứngđầu phụ trách các đơn vị, một tổ chức phong trào nhất định (nào đó) do bầu
cử hoặc do bổ nhiệm
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục
Trang 25Cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục là tập hợp những người làm công tácLĐ,QL trong các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục và đàotạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục là những người có trình độ chuyên mônđạt chuẩn hoặc trên chuẩn của mỗi cấp học theo quy định, được trang bị cănbản về kiến thức chuyên môn của một chuyên ngành giáo dục nhất định gắnvới các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân; là những người nòng cốtgiữ vững chức vụ cao nhất, quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục, quyếtđịnh sự thành bại của giáo dục, trực tiếp triển khai các nghị quyết, quyết định,chỉ thị cấp trên và chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, chỉ đạo đào tạo các mầm non cho tương lai, đưa những chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến tận người học, thôngqua đó thấy được tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của người học và thực tế đặt
ra nhằm bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương, chính sách… phù hợp vớihiện thực khách quan
Về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có ý thức chính trị, phẩmchất đạo đức tốt (hầu hết là những nhà giáo ưu tú được bổ nhiệm, điều độnglàm công tác LĐ,QL), có kinh nghiệm trong công tác LĐ,QL giáo dục Tuynhiên, do tính chất nghề nghiệp có tính đặc thù, nên cán bộ LĐ,QL ngànhgiáo dục thường chỉ tập trung chú ý vào nội dung chuyên sâu của công việcchuyên môn, ít quan tâm đến những vấn đề LLCT
- Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục
Cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục là những người nằm trong cơ cấu củaban chấp hành Đảng uỷ của các cấp Nhiệm vụ, trách nhiệm của họ là thaymặt Đảng, Nhà nước lãnh đạo các tổ chức giáo dục của cấp mình được giao.Đồng thời, phải quán triệt các quan điểm, chỉ thị, quyết định của cấp trêncũng như quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị mình Đại hội đại
Trang 26biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: Cùng với đổi mới cơ chếquản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu thenchốt của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục là những người có thẩm quyền ra cácquyết định liên quan đến vấn đề phát triển giáo dục, đảm bảo ổn định chính trịcủa cấp mình quản lý, phải chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình.Đồng thời, còn là những người hoạch định, dẫn dắt tổ chức phong trào theođịnh hướng cụ thể; là người chỉ đạo, điều hành bằng quyền lực theo thẩmquyền Đội ngũ này còn là người lựa chọn, điều chỉnh những quyết sách,quyết định cho phù hợp với sự thay đổi thực tiễn đơn vị mình và thực thi cácquyết định, văn bản chỉ đạo của cấp trên Cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục ở địaphương mà luận văn đề cập đó là: cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục hệ công lậpthuộc sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai quản lý hiện nay
Theo quy định pháp luật thì sở GD&ĐT có trách nhiệm giúp UBNDcấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trong phạm vitoàn tỉnh Xây dựng và trình UBND cấp tỉnh quy hoạch, kế hoạch, chươngtrình, dự án phát triển giáo dục ở địa phương; tổ chức thực hiện sau khi đượccấp có thẩm quyền phê duyệt
Vì vậy, cán bộ LĐ,QL sở GD&ĐT có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnhthực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trong phạm vi toàn tỉnh:Thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển GD&ĐT ở địaphương; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chịutrách nhiệm quản lý các trường trực thuộc: Trung tâm giáo dục thường xuyên,trường phổ thông dân tộc nội trú, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dụccấp tỉnh, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trường, lớp dành chongười tàn tật, trường, cơ sở thực hành sư phạm; giúp UBND cấp tỉnh quản lýcông tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, biên chế nhân sự, tài chính, tài sản
và các hoạt động giáo dục khác của các cơ sở giáo dục theo quy định của
Trang 27pháp luật; trình UBND cấp tỉnh cấp phép hoạt động của các tổ chức dịch vụ
du học tự túc trên địa bàn theo quy định của pháp luật Chịu trách nhiệm theodõi, kiểm tra hoạt động của tổ chức này theo quy định của pháp luật và phâncông của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thựchiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dụctrực thuộc các sở, ngành khác; chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp giáo dụctrực thuộc lập kế hoạch biên chế; tổng hợp và lập kế hoạch biên chế sự nghiệpgiáo dục toàn tỉnh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý; tổchức lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm của tỉnh gửi sở Tài chính, sở
Kế hoạch và Đầu tư, lập dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia theoquy định của pháp luật
Sau khi được UBND tỉnh giao dự toán ngân sách, phối hợp với sở Tàichính phân bổ và giao dự toán chi ngân sách, hướng dẫn, kiểm tra việc thựchiện; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND cấp huyện thực hiện xóa
mù chữ và phổ cập giáo dục trên địa bàn; tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm,thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinhnghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoahọc - công nghệ trong các trường, các cơ sở giáo dục trực thuộc sở quản lý;hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến
về giáo dục trên địa bàn tỉnh; quản lý, chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản, sửdụng tài sản và cơ sở vật chất trường học; công tác phát hành sách giáo khoa,
ấn phẩm giáo dục, thiết bị thí nghiệm và các phương tiện giáo dục khác theoquy định; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; xử lý viphạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật Để bảo đảmthực hiện đúng, đầy đủ có chất lượng, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của sởGD&ĐT đòi hỏi phải có nhiều yếu tố, nhưng yếu tố mang tính chất quyếtđịnh nhất là đội ngũ LĐ,QL đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
Trang 28Cán bộ LĐ,QL các phòng GD&ĐT có trách nhiệm giúp UBND cấphuyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện.Tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện các chương trình, đề án phát triển
sự nghiệp giáo dục của huyện; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩmquyền phê duyệt; giúp UBND cấp huyện quản lý công tác chuyên môn,nghiệp vụ, tổ chức, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động kháccủa các trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS, trường phổ thôngdân tộc bán trú, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục huyện theo quyđịnh của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục đào tạo công lậpthuộc phạm vi quản lý của huyện, xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp hàngnăm để UBND cấp huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định; chủ trì, phốihợp với các phòng và UBND cấp xã thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bànhuyện; hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua của ngành, xây dựng và nhânđiển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn huyện; quản lý, chỉ đạo việc xâydựng, bảo quản, sử dụng tài sản và cơ sở vật chất trường học; việc phát hànhsách giáo khoa, ấn phẩm giáo dục, thiết bị thí nghiệm và các phương tiện giáodục khác thuộc phạm vi quản lý; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý viphạm trong lĩnh vực giáo dục
Cán bộ quản lý các trường học thuộc các cấp học có nhiệm vụ tổ chứcgiảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dụcthuộc cấp mình quản lý; quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyểndụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên; tuyển sinh và tiếp nhận họcsinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của BộGD&ĐT; thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng; huyđộng, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục; phối hợp vớigia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục; quản lý, sửdụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước; tổchức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội; tự đánh
Trang 29giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan
có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện các nhiệm vụ, quyềnhạn khác theo quy định của pháp luật; thực hiện các quyết nghị của Hội đồngtrường; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; quản lýgiáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánhgiá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đốivới giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyểndụng giáo viên, nhân viên; quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh donhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhậnhọc bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình vào học bạ học sinh (nếu có) vàquyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT;quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách củaNhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chếdân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáodục của nhà trường; được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; chịutrách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định
1.1.2 Vai trò của giáo dục lý luận chính trị đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục hiện nay
1.1.2.1 Góp phần nâng cao nhận thức chính trị và củng cố lập trường
tư tưởng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục
GDLLCT góp phần hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách
mạng của chủ nghĩa cộng sản và phương pháp luận khoa học cho cán bộ LĐ,QL Làmột bộ phận của công tác tư tưởng của Đảng, GDLLCT góp phần quan trọngvào việc giác ngộ cách mạng, nâng cao nhận thức chính trị, thống nhất ý chí
và hành động của cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục nhằm thực hiện thắng lợi
đ-ường lối, nhiệm vụ của cách mạng do Đảng đề ra
Trang 30Bên cạnh đó, GDLLCT góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độgiác ngộ của quần chúng nhân dân, khơi dậy tinh thần kiên cường bất khuất,dũng cảm hy sinh chống áp bức, bóc lột giành độc lập tự do; là động lực thúc
đẩy cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục hăng hái thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ
chính trị cụ thể được Đảng và Nhà nước giao cho, làm tốt việc đào tạo nhânlực, bồi dường nhân tài, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh với nền giáodục ngang tầm các nước bạn
Ngoài ra, GDLLCT tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức
và khả năng thực hành công việc của mỗi người trong thực tiễn cuộc sống,giúp họ khắc phục những tư tưởng lạc hậu, nâng cao trình độ chính trị, tinhthần tự giác và tính tích cực trong quá trình xây dựng xã hội mới Đặc biệt vớimột tỉnh vùng biên đa sắc tộc, nhiều hủ tục lạc hậu như Lào Cai,
1.1.2.2 Góp phần nâng cao khả năng vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc hoạch định đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
GDLLCT có thể hiểu theo nghĩa là hoạt động truyền bá những tri thứcLLCT, những thông tin cần thiết về công tác xây dựng chính đáng của giaicấp; cụ thể hiện nay là: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; cácquan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; định hướng các lĩnh vực khoa học vàcông nghệ, kinh tế, các thành tựu khoa học xã hội và nhân văn, các thông tinchính trị, xã hội và văn hoá
Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Không có lý luận cách mệnh thì không có cáchmệnh vận động Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnhmới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong" [38, tr.259] “Đảng muốnvững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũngphải làm theo chủ nghĩa ấy" [38, tr.268] Người xác định "Bây giờ học thuyếtnhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,
Trang 31cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin" [38, tr.269] vì vậy, "Nói tóm lại là phảitheo chủ nghĩa Mác - Lênin" [38, tr.280]
Mục đích cơ bản của GDLLCT là xây dựng cho những người cộng sản
và nhân dân lao động thế giới quan khoa học, phương pháp luận đúng đắn,nhân sinh quan cộng sản giúp họ khắc phục những tư tưởng lạc hậu, nhữngtàn tích của thế giới quan cũ, nâng cao trình độ chính trị, nhiệt tình cáchmạng, tinh thần tự giác và tính tích cực trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xâydựng xã hội mới, làm cho thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhluôn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, lànhân tố chủ đạo trong đời sống tinh thần của toàn xã hội; nâng cao ý chí phấnđấu, niềm tin vững chắc vào mục tiêu, lý tưởng, con đường XHCN mà Đảng,Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn
1.1.2.3 Góp phần nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục
Thực tiễn đã chứng minh, GDLLCT không phải là một việc làm trừutượng, một sự thuyết pháp, rao giảng chung chung mà là một công việc xuấtphát từ thực tiễn cuộc đấu tranh giai cấp mang tính chiến đấu, tính tư tưởng,tính khoa học, tính giáo dục; nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từnggiai đoạn cách mạng cụ thể, nhất định
GDLLCT tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức và khảnăng thực hành công việc của mỗi người trong thực tiễn cuộc sống, giúp họkhắc phục những tư tưởng lạc hậu, nâng cao trình độ chính trị, tinh thần tựgiác và tính tích cực trong quá trình xây dựng xã hội
Phẩm chất tốt đẹp của đội ng ̣ũ cán bộ LĐ,QL không phải tự nhiên mà
có Đó là quá trình tự rèn luyện của bản thân đồng thời gắn liền với công tácgiáo dục của Đảng; trong đó có GDLLCT - một bộ phận của công tác xâydựng Đảng về tư tưởng Không những thế, nó còn góp phần xây dựng và hoànthiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn
Trang 32hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập
kinh tế quốc tế; bồi dưỡng các giá trị văn hoá và đạo đức lối sống của con
người Việt Nam
1.1.2.4 Góp phần đấu tranh chống lại sự suy thoái
về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục
Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta đã liên tục tự đổi mới, tựchỉnh đốn thể hiện được bản chất của một Đảng cách mạng chân chính, kiênđịnh mục tiêu, lý tưởng con đường đã lựa chọn: độc lập dân tộc gắn liền vớiCNXH; tinh thần nghiêm túc và kiên quyết khắc phục những thiếu sót, khuyếtđiểm trong hệ thống chính trị và đấu tranh không khoan nhượng với nhữngtiêu cực, tệ nạn xã hội, quan tâm GDLLCT, đẩy mạnh công tác tư tưởng củaĐảng trong suốt hơn 25 năm qua
Tuy nhiên, do hạn chế của GDLLCT và thiếu tu dưỡng, rèn luyệncủa một bộ phận cán bộ LĐ,QL nói chung, cán bộ LĐ,QL ngành giáo dụcnói riêng đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng trong xã hội; làm xóimòn những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống; tạo ra điều kiện pháttriển tư tưởng thực dụng, lối sống hưởng lạc, chạy theo đồng tiền, suy thoáiđạo đức, coi thường kỷ cương pháp luật; làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởngtrong cán bộ LĐ,QL và hình ảnh cao đẹp của người thầy trong quần chúngnhân dân
Qua GDLLCT giúp cho người cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục có cơ sởkiên định trong cuộc đấu tranh tư tưởng của Đảng chống lại các quan điểm saitrái, cơ hội, phản động, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giữvững và tăng cường trận địa tư tưởng XHCN, làm thất bại âm mưu “diễn biếnhoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá của kẻ thù Đặc biệt Lào Cai là một
Trang 33tỉnh vùng cao biên giới, nhiều dân tộc sinh sống, nhiều hủ tục lạc hậu, mặtbằng về trình độ văn hóa thấp, nhận thức về chính trị còn nhiều hạn chế.
1.2 NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC CỦA GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC
GDLLCT cho cán bộ đảng viên, cán bộ LĐ,QL nói chung, cán bộ
LĐ,QL ngành giáo dục nói riêng, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố nội tạicủa hệ thống (chủ thể thông qua chương trình, nội dung, phương pháp, hìnhthức, phương tiện, cơ sở vật chất tác động đến đối tượng người học) và tácđộng gián tiếp bởi các yếu tố của môi trường khách quan (tự nhiên, kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội) Có thể thấy điều đó qua sơ đồ dưới đây:
1.2.1 Nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị
Về nội dung giáo dục là bao gồm toàn bộ những yêu cầu giáo dục vàquá trình giáo dục được sắp xếp theo một lôgic, một trình tự nhất định, phục
vụ cho một mục tiêu giáo dục đã được xác định Còn chương trình giáo dục là
sự xác định nội dung, yêu cầu, mức độ của một cấp học Vì vậy, chương trìnhgiáo dục vừa là hình thức, vừa là sự thể hiện của nội dung giáo dục Hai mặt
Phương pháp Nội dung
Chương trìnhLLCT
Chủ thể
Học viên
Phương tiện Hình thức
Môi trường xã hội khách quan
Môi trường xã hội khách quan
Trang 34này nằm trong một thể thống nhất biện chứng, bổ sung, tác động lẫn nhau tạothành một tổng thể hoàn chỉnh, là một trong những yếu tố quan trọng quyếtđịnh chất lượng, hiệu quả của giáo dục Với nội dung, chương trình phù hợp,đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của giáo dục sẽ đem đến chất lượng, hiệu quảgiáo dục cao Ngược lại, nếu nội dung, chương trình giáo dục không đi đúngmục tiêu, không bám sát yêu cầu giáo dục thì không những không đem đếnhiệu quả mà còn phản giáo dục.
Nội dung, chương trình giáo dục được coi là đảm bảo chất lượng, làphù hợp phải được thể hiện đầy đủ trên các mặt:
Một là, phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục Mục tiêu giáo dục đặt ra
như thế nào, nội dung, chương trình giáo dục phải tương ứng thực hiện đượcnhững mục tiêu đó Nội dung, chương trình giáo dục phải đảm bảo trang bịđầy đủ những tri thức cần thiết, cả về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, đểngười học sau khi được đào tạo có đủ năng lực về chỉ đạo hoạt động thực tiễn
ở đơn vị công tác của mình
Hai là, sự phù hợp về nội dung, chương trình giáo dục còn là sự phù
hợp với đối tượng được giáo dục, giải đáp được những vấn đề đặt ra từ thựctiễn Đây cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng trong công tác GDLLCT.Với mỗi đối tượng đòi hỏi phải có một nội dung, chương trình giáo dục Thực
tế cho thấy, trong đội ngũ cán bộ LĐ,QL bao gồm nhiều thành phần, đốitượng khác nhau Tính đa dạng của đối tượng này không chỉ thể hiện ở tínhđặc thù, riêng biệt của mỗi cá nhân, mà còn là sự khác biệt về chuyên môn, vềtính chất đặc điểm của từng vùng, từng khu vực Vì vậy, trong GDLLCT, đểđào tạo ra đội ngũ cán bộ LĐ,QL đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn, khôngthể chỉ căn cứ vào đặc điểm cá nhân của từng đối tượng, mà còn phải căn cứvào nhu cầu công tác của từng loại cán bộ Chỉ có như vậy mới đạt chấtlượng, hiệu quả cao trong giáo dục
30
Môi trường xã hội khách quan
Trang 35Ba là, sự phù hợp của nội dung, chương trình giáo dục còn là tính khoa
học trong việc kết cấu nội dung, chương trình
Một nội dung, chương trình giáo dục được cho là phù hợp, mang tínhkhoa học, phải có kết cấu hợp lý Sự hợp lý đó được thể hiện ở tính logic củachương trình, sự phù hợp về nội dung, về thời gian của mỗi phần trongchương trình Toàn bộ sự bố trí, sắp xếp trong chương trình phải được tạothành một thể thống nhất, biện chứng, bổ sung cho nhau, phù hợp với nhậnthức của người học, giúp người học không những tiếp thu được nội dung, màcòn hình thành cho mình một năng lực tư duy trong quá trình học tập
Bốn là, sự phù hợp của nội dung, chương trình còn đáp ứng được nhu
cầu đào tạo của xã hội Thực vậy, mục tiêu đào tạo là nhằm tạo ra những cán
bộ LĐ,QL vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình
độ kiến thức, năng lực LĐ,QL và điều hành công việc đáp ứng được yêu cầu,nhiệm vụ cách mạng ở nơi mình công tác trong tình hình mới
Tóm lại, để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công tác GDLLCT,
điều không kém phần quan trọng là nội dung, chương trình phải đáp ứng đượcnhu cầu của xã hội; lý thuyết phải rõ ràng, rành mạch, gắn liền vời thực tiễn
1.2.2 Phương pháp giáo dục lý luận chính trị
Đây cũng là một mặt hết sức quan trọng trong công tác GDĐT Bởivậy, có nội dung, chương trình phù hợp nhưng không có phương pháp đúngcũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập
Vậy phương pháp là gì? "Theo nghĩa chung nhất là cách thức đạt tớimục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định" hay dưới góc
độ triết học với tính cách là phương tiện nhận thức, "Phương pháp là cáchthức tái hiện lại đối tượng nghiên cứu trong tư duy" Theo nghĩa đó, phương
pháp trong giáo dục là cách thức truyền tải những nội dung, những thông tin
đối với người học theo một hệ thống, một trật tự đã xác định nhằm hình thành
Trang 36nên những tri thức mới cho người học
Như vậy, phương pháp giáo dục, về thực chất, chính là phương tiệngiúp cho người dạy truyền thụ những kiến thức khoa học đến người học Do
đó, người dạy có phương pháp giảng dạy tốt sẽ thực hiện một cách hiệu quảcông việc của mình và ngược lại Để đạt hiệu quả cao cần phải có:
Một là, phương pháp phải phù hợp với trình độ, khả năng tiếp thu của
người học, giúp người học tiếp thu một cách dễ dàng, hiểu biết sâu sắc nhữngnội dung cơ bản của bài giảng Đề cập đến phương pháp phù hợp, Hồ Chí Minhnói: "Việc cốt yếu là phải làm cho người học hiểu thấu vấn đề" [35, tr.47].Người thường phê phán những người nói dài, nói nhiều nhưng người họckhông hiểu, kể cả vay mượn tiếng nước ngoài mà không chú ý trau dồi tiếngViệt Trong thực tế giảng dạy, có những giảng viên trình độ hiểu biết rất sâu,rộng, song khi giảng dạy lại không đạt hiệu quả do bị hạn chế trong phươngpháp giảng dạy Vì vậy, có phương pháp giảng dạy tốt, phù hợp với đối tượnghọc sẽ quyết định rất nhiều đến chất lượng giáo dục đào tạo
Hai là, dạy học là một quá trình hoạt động tâm lý, người dạy phải chủ
động, sáng tạo, biến quá trình tiếp thu một cách thụ động của người học thànhquá trình chủ động; phải luôn đặt người học trước tình huống có vấn đề, buộcngười học phải động não, năng động trong tư duy, phải tham gia thực sự trongquá trình học tập Vì vậy, trong phương pháp giảng dạy hiện nay, không thểchỉ thực hiện theo phương pháp cổ điển thực hiện một chiều từ thầy đến trò,
mà còn là sự tham gia của người học dưới sự định hướng và tạo điều kiện củathầy vào quá trình sáng tạo ra tri thức mới, kỹ năng mới, tình cảm mới Để đạtđược điều đó, không thể chỉ áp dụng theo phương pháp giảng dạy cổ truyền là
"độc thoại" mà phải kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy mới phong phúhơn, sinh động hơn Ví dụ như, đối thoại giữa giảng viên và học viên, môhình hóa nội dung giảng dạy; mô tả bằng hình ảnh Trên thực tế, đây chính làquá trình làm thay đổi các trạng thái hoạt động của tâm lý, làm cho người học
Trang 37thoải mái, tiếp thu dễ dàng hơn.
Ba là, giúp người học không những nắm được những tri thức mới, cơ
bản, mà còn hình thành được phương pháp làm việc, cách tư duy độc lậptrong nghiên cứu cũng như trong công tác sau này
Đây là điều khó khăn nhưng hết sức cần thiết đối với người cán bộ,đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chính trị trong quá trình hoạt động thực tiễn củamình Không có một cẩm nang nào định sẵn cách giải quyết đối với tất cảnhững vấn đề phát sinh trong cuộc sống, chỉ có tư duy năng động, sáng tạo,được hình thành trong quá trình học tập mới giúp họ điều này Đây mới làvấn đề cơ bản cần đạt được trong công tác giáo dục nói chung, GDLLCT nóiriêng, như Hồ Chí Minh nói: Nắm vững lý luận Mác - Lênin không phải đểtrang sức, để lòe thiên hạ, mà là nắm tinh thần xử lý mọi việc, là nắm chân
lý phổ biến
1.2.3 Hình thức tổ chức giáo dục lý luận chính trị
Để phát huy nguồn lực con người, một yếu tố hết sức quan trọng là cầnphải nâng cao năng lực trí tuệ Vì vậy, giáo dục trở thành quốc sách, là mộttrong những nhiệm vụ hàng đầu của nước ta hiện nay Để mọi người có thểtham gia học tập, nâng cao trí tuệ của mình, cần phải đổi mới hình thứcGDĐT Chỉ với hình thức tổ chức giáo dục thích hợp cho mọi đối tượng mới
có thể kích thích được mọi người tham gia học tập Hình thức giáo dục có ýnghĩa rất lớn đối với công tác giáo dục Đặc biệt với đội ngũ giáo viên và cán
bộ LĐ,QL ngành giáo dục như: bồi dưỡng LLCT theo chuyên đề vào thờigian nghỉ hè, theo học các lớp Trung cấp LLCT, Trung cấp LLCT - Hànhchính, Cao cấp LLCT như các đối tượng của ngành khác, Học Nghị quyết củaĐảng Trong chương trình GDLLCT hiện nay, thực sự chưa khoa học, chưahợp lý Điều này thể hiện rất rõ Đó là sự trùng lắp về nội dung giữa các phầntrong chương trình; đó là sự cắt bỏ tùy tiện, theo cảm tính những phần, những
Trang 38bài trong từng môn học trong quá trình giảng dạy
Đối với cán cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục, đặc biệt là vùng cao biêngiới Lào Cai thì hình thức giáo dục phải đạt được nhũng yêu cầu sau:
Một là, hình thức phải hết sức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng
loại đối tượng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, với yêu cầu công tác củacán bộ Trong điều kiện hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu học tập ngày càngtăng, cần có nhiều hình thức tổ chức giáo dục khác nhau như đào tạo hệ tậptrung, hệ vừa học, vừa làm, hệ ngắn hạn…, chỉ có như vậy mới thực hiệnđược yêu cầu tiến đến một "xã hội học tập" - điều kiện để xây dựng xã hộivăn minh tiến bộ
Hai là, bên cạnh những hình thức giáo dục phong phú, đa dạng, thì điều
cơ bản là phải đảm bảo chất lượng phù hợp với thực tiễn; không thể chạy theo
số lượng, bằng cấp, học đối phó, học theo hình thức Vì vậy, dẫn đến hiệntượng có thật: bằng thật nhưng trình độ giả nhiều hơn bằng giả hiện nay
Ba là, trong việc tổ chức lớp học, như Bác Hồ dạy: Không nên mở lớp
tràn lan, mở lớp quá đông Mở lớp nhiều thiếu người dạy, do đó giảng dạyqua loa không đảm bảo chất lượng Mở lớp quá đông " thì dạy và học ít kếtquả, vì trình độ lý luận của người học chênh lệch nên thu nhận không đều.Trình độ người học cũng khác nhau nên chương trình không sát" [37, tr.52]
Bốn là, trong công tác chiêu sinh, tuyển sinh phải thận trọng, đảm bảo
đúng yêu cầu Tuyển sinh không đúng yêu cầu, qua loa, hoặc thiên vị tìnhcảm sẽ dẫn đến trình độ học viên chênh lệch, chất lượng giáo dục không cao
Vì vậy, khi nói đến công tác giáo dục, huấn luyện chính trị cho cán bộ, HồChí Minh không quên dặn: "Phải lựa chọn người dạy và người đến học chocẩn thận" [36, tr.52]
Năm là, học viên phải chủ động nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề mà
giảng viên đưa ra trong nội dung bài học, tập trung chú ý theo dõi bài giảng
Trang 39của giảng viên nhằm tìm hiểu nắm vững nội dung; hăng hái trả lời các câu hỏicủa giảng viên, phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề mà giảng viên
và các học viên khác nêu ra; mạnh dạn thắc mắc, yêu cầu giảng viên giải thíchcặn kẽ những điều chưa hiểu…
Hình thức thảo luận, xêmina có thể được coi là hình thức học tập đặc
thù, chủ yếu được áp dụng trong trường chính trị Hình thức này không nhữngphù hợp với việc học tập LLCT, mà còn rất phù hợp đối với người lớn tuổi.Thông qua hình thức này học viên có thể trao đổi, tranh luận các vấn đề và dễdàng tiếp thu, nắm vững nội dung của bài Vì thế cần có sự đầu tư chuẩn bịchu đáo từ cả hai phía học viên và giảng viên
Kiểm tra, thi hết phần học, môn học, viết bài thu hoạch sau mỗi đợt học
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc nâng cao chất lượng
GDLLCT cho người học Trong quá trình thực hiện GDLLCT nhà trường phấnđấu nâng cao chất lượng ở nhiều khâu, trong đó kiểm tra, thi là một khâu quantrọng trong việc quản lý và nâng cao chất lượng GDLLCT Kiểm tra, thi là việclàm thường xuyên của quá trình học tập đối với bất cứ loại hình đào tạo nào.Qua đó đánh giá được chất lượng đào tạo, mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, kết quảhọc tập của học viên; rèn luyện cho người học phương pháp tư duy mới, những
kỹ năng viết bài và phương pháp tích luỹ kiến thức trong quá trình học tập;củng cố, nâng cao và hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức đã được trang bị kếthợp với thực tế công tác để từ đó học viên có tư duy mới trong quá trình giảiquyết các nhiệm vụ cụ thể ở cơ sở và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn,
… đồng thời nhà trường rút kinh nghiệm, đề nghị cải tiến nội dung, chươngtrình và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng LLCT cho đốitượng học LLCT nói chung, cho cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục nói riêng
1.2.4 Phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, giảng dạy
lý luận chính trị
Trang 40Phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, về thực chất, chính
là những phương tiện giúp cho giảng viên và học viên thực hiện tốt công việccủa mình trong quá trình giảng dạy và học tập, là những điều kiện về phònghọc, nơi ăn, ở, sinh hoạt, về vật chất cũng như tinh thần Đó là những điềukiện không thể thiếu đối với cả người dạy lẫn người học, cho dù đó là học ởđâu Tất cả những điều kiện đó sẽ tạo nên môi trường thuận lợi giúp ngườihọc phấn khởi, tự tin, yên tâm học tập Thực tế đã khẳng định rất rõ điều này
Do đó, có phương tiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giảng dạy và học tậpđạt hiệu quả, chất lượng cao Ngược lại, nếu không quan tâm đúng mức đếnvấn đề này, hiệu quả giáo dục sẽ hạn chế, giảm đi rất nhiều, cho dù có đội ngũgiảng viên giỏi, có sự cố gắng vượt bậc của học viên
Ngày nay, đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật,việc hiện đại hóa những điều kiện cơ sở vật chất, những phương tiện phục
vụ cho giảng dạy, học tập trở thành hết sức quan trọng, cần thiết Mặt khác,đòi hỏi người học phải hình thành tư duy độc lập trong học tập, nghiên cứuthì càng cần phải đầu tư cho phương tiện học tập nhiều hơn, tiếp cận nhiềuhơn với thực tiễn, phát huy tính độc lập, sáng tạo, giúp học viên có điềukiện nắm vững các kiến thức mới, hiện đại Đây là yếu tố cơ bản có vai tròquyết định rất quan trọng đến chất lượng, hiệu quả giáo dục nói chung,GDLLCT nói riêng
Tiểu kết chương 1
Tóm lại việc giáo dục nâng cao trình độ LLCT cho đội ng ̣ũ cán bộ LĐ,QLngành giáo dục là nhân tố tác động tích cực đến công cuộc đổi mới, sự nghiệpnâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; xây dựng độingũ nhà giáo, cán bộ LĐ,QL ngành giáo dục là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng vàchính quyền, là một bộ phận công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, trong đóngành giáo dục giữ vai trò chính trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện Nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đấu tranh chống tình trạng suy