1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận tcct, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý

25 2,5K 47

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 163 KB

Nội dung

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, công tác lãnh đạo, quản lý nước ta đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ rõ: Công tác lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Thành tựu 25 năm đổi mới là thành quả của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác lãnh đạo, quản lý, Đảng và Nhà nước ta đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận cho đội ngũ này. Chính vì vậy, những năm qua, việc nhận thức và vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn ngày càng có hiệu quả hơn. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thích nghi hơn với cơ chế thị trường và tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm, việc hoạch định chính sách, khả năng cụ thể hóa đường lối, chủ trương được nâng lên rõ rệt. Tính chủ động, sáng tạo được phát huy. Bệnh kinh nghiệm, giáo điều, tính ỷ lại, thụ động từng bước được khắc phục. Là một người lãnh đạo, quản lí cấp cơ sở tôi hiểu, lãnh đạo, quản lý là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác; là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Như vậy chức năng cơ bản của quản lí là: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra. Nhà lãnh đạo, quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu. Nhà lãnh đạo, quản lí đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và sự phát triển bền vững của tập thể. Với chức trách của mình, người quản lí đảm đương nhiều vai trò khác nhau. Có thể tổng hợp các vai trò cơ bản chung nhất mà tất cả những người làm lãnh đạo, quản lí đều phải thực hiện. Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý ở trạm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng sở Khoa học và công nghệ, tỉnh Lào Cai” làm tiểu luận tốt nghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích Dựa trên thực tiễn hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý ở trạm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng sở Khoa học và công nghệ, tỉnh Lào Cai, tìm ra những giải pháp thiết thực cho công tác lãnh đạo, quản lý trong những năm tới. Nhiệm vụ Làm rõ vai trò của hoạt động lãnh đạo, quản lý từ đó thấy rõ việc cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý ở trạm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng đáp ứng với yêu cầu của xã hội và sự phát triển của đất nước. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý ở trạm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng từ năm 2014 2015 và những năm tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng đối với công tác cán bộ. Để đạt được mục đích nghiên cứu, tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phân tích văn bản, điều tra, khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh... để thực hiện đề tài. 5. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở bài và kết luận, tiểu luận gồm 3 chương 7 tiết. B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Khái niệm công tác lãnh đạo Hoạt động lãnh đạo là hoạt động của người lãnh đạo mang tính định hướng, gây ảnh hưởng, tạo dựng niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồng thuận với người lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương hướng tới mục tiêu nào đạo. Lãnh đạo tạo hiệu ứng điều khiển dẫn dắt người khác dựa trên cơ chế nhận thức, niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức, lý tưởng…mà không cưỡng bức đối với người khác 1.1.2. Khái niệm công tác quản lý Quản lý mang tính kỹ thuật, quy trình, được quy định rõ trong khuôn khổ các thể chế xác định Người quản lý sử dụng quyền lực để điều khiển người khác. Thông thường cán bộ quản lý sử dụng ba loại quyền lực: Quyền lực tổ chức hành chính bắt buộc mọi người phải tuân thủ ngững nguyên tắc, quy đinh đa được cấp có thẩm quyền phê chuẩn trở thành quy chế, kỷ luật, quy trình, chế độ, chính sách; quyền lực vật chất dối với người dưới quyền theo các chế độ thưởng, phạt vật chất khác nhau; quyền lực tinh thần thông qua các hình thức tôn vinh, khen thưởng hoặc có hình thức phê phán, bài trừ, cô lập khác nhau. Trong hoạt động quản lý, quan hệ quản lý thường được xác định theo cách cấp trên quản lý cấp dưới. vì thế, hoạt động quản lý thường được phân chia theo cấp bậc trong bộ máy quản lý của mỗi một tổ chức. Phổ biến nhất là theo ba cấp: Cấp cao; cấp trung gian và cấp cơ sở, trong đó cấp cao có quyền lực hành chính cao nhất, có phạm vi quản lý bao trùm cả tổ chức, chịu trách nhiệm về tổ chức trong mối quan hệ với tổ chức khác. Cấp trung gian chủ yều là làm chức năng tham mưu hoặc quản lý theo lĩnh vực ủy quyền của cấp cao. Cơ sở là cấp quản lý toàn diện cấp của mình nhưng thương có quy mô hạn chế cấu thành một tổ chức và là cấp thấp nhất, dười đó không còn cấp quản lý nào nữa. Hoạt động quản lý thường do cán bộ quản lý thực hiện theo từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Mỗi lĩnh vực quản lý đòi hỏi các yêu cầu đặc thù về phương pháp, cách thức, quy trình, nguyên tắc, phương tiện, nguồn lực quản lý riêng. 1.2. Vai trò của hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở Hoạt động lãnh đạo quản lý tạo nên sức mạnh tập thể trên cơ sở thống nhất ý chí và hành động. Cộng đồng dân cư trên xã, phường, thị trấn dù khác nhau nhiều phương diện, nhưng mỗi cộng đồng cũng có lợi ích chung. Nếu không có cấp quản lý cơ sở sẽ không thống nhất ý chí và hánh động của người dân để tất cả có cuộc sóng tốt hơn. Nếu trong cơ quan đơn vị mà không đồng thuận thì khó tạo nên sự thống nhất trong ý chí và hành động Hoạt động lãnh đạo quản lý tạo ra môi trường vừa cho phép mỗi người dân được tự do sáng tạo, vừa định hướng hoạt động của mọi người theo mục tiêu chung Hoạt động lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giưa các bộ phận khác nhau của đơn vị thành một hệ thống thống nhất Gữa các bộ phận dân cư, nghành nghề hoạt động trên địa bàn cơ sở đôi khi cũng xẩy ra những xung đột, cấp cơ sở là nơi đứng ra hòa giải hoặc phân xử nhằm tạo ra bầu không khí hài hòa chung, ở đây chủ yếu thực hiện chức năng hòa giải Hoạt động lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở góp phần tạo nên sức mạnh bền vững của hệ thống chính trị Nhờ có sự quản lý ở cấp cơ sở mà hoạt động của dân cư và các tổ chức trên địa bàn đi vào nề nếp, ký cương giảm nhẹ nhiệm vụ lãnh đạo quản lý của cấp trên Sự tận tâm, chuyên nghiệp sẽ làm tăng uy tín của hệ thống chính trị và ngược lại, sự yếu kém của cấp cơ sở, nhất là việc xử lý quan liêu, thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ cơ sở

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, công tác lãnh đạo, quản lý nước ta đã có nhữngđóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nghị quyếtTrung ương 4 (khóa XI) đã chỉ rõ: "Công tác lãnh đạo, quản lý các cấp đã cóbước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt Đa số cán bộ, đảng viên có ý thứcrèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụnhân dân, được nhân dân tin tưởng Thành tựu 25 năm đổi mới là thành quả củatoàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán

và tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm, việc hoạch định chính sách, khả năng

cụ thể hóa đường lối, chủ trương được nâng lên rõ rệt Tính chủ động, sáng tạođược phát huy Bệnh kinh nghiệm, giáo điều, tính ỷ lại, thụ động từng bướcđược khắc phục

Là một người lãnh đạo, quản lí cấp cơ sở tôi hiểu, lãnh đạo, quản lý là nghệthuật hoàn thành công việc thông qua người khác; là quá trình lập kế hoạch, tổchức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức, sử dụngcác nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu của tổ chức Như vậy chức năng

cơ bản của quản lí là: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra

Nhà lãnh đạo, quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiểncông việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ.Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tàichính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu

Trang 2

Nhà lãnh đạo, quản lí đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyếtđịnh hiệu quả và sự phát triển bền vững của tập thể Với chức trách của mình,người quản lí đảm đương nhiều vai trò khác nhau Có thể tổng hợp các vai trò cơbản chung nhất mà tất cả những người làm lãnh đạo, quản lí đều phải thực hiện.

Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý

ở trạm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng sở Khoa học và công nghệ, tỉnh Lào Cai” làm tiểu luận tốt nghiệp.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

* Mục đích

Dựa trên thực tiễnhiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý ở trạm kỹ thuật tiêuchuẩn đo lường chất lượng sở Khoa học và công nghệ, tỉnh Lào Cai, tìm ranhững giải pháp thiết thực cho công tác lãnh đạo, quản lý trong những năm tới

* Nhiệm vụ

Làm rõ vai trò của hoạt động lãnh đạo, quản lý từ đó thấy rõ việc cần thiếtphải nâng caohiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý ở trạm kỹ thuật tiêu chuẩn đolường chất lượng đáp ứng với yêu cầu của xã hội và sự phát triển của đất nước

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý ở trạm kỹthuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng từ năm 2014 - 2015 và những năm tiếptheo

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàquan điểm của Đảng đối với công tác cán bộ Để đạt được mục đích nghiêncứu, tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phân tích văn bản, điều tra,khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh để thực hiện đề tài

5 Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở bài và kết luận, tiểu luận gồm 3

chương 7 tiết

B PHẦN NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

Trang 3

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1 Khái niệm công tác lãnh đạo

Hoạt động lãnh đạo là hoạt động của người lãnh đạo mang tính địnhhướng, gây ảnh hưởng, tạo dựng niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồngthuận với người lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương hướng tới mục tiêunào đạo

Lãnh đạo tạo hiệu ứng điều khiển dẫn dắt người khác dựa trên cơ chếnhận thức, niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức, lý tưởng…mà không cưỡng bức đối vớingười khác

1.1.2 Khái niệm công tác quản lý

Quản lý mang tính kỹ thuật, quy trình, được quy định rõ trong khuôn khổcác thể chế xác định

Người quản lý sử dụng quyền lực để điều khiển người khác Thôngthường cán bộ quản lý sử dụng ba loại quyền lực: Quyền lực tổ chức hành chínhbắt buộc mọi người phải tuân thủ ngững nguyên tắc, quy đinh đa được cấp cóthẩm quyền phê chuẩn trở thành quy chế, kỷ luật, quy trình, chế độ, chính sách;quyền lực vật chất dối với người dưới quyền theo các chế độ thưởng, phạt vậtchất khác nhau; quyền lực tinh thần thông qua các hình thức tôn vinh, khenthưởng hoặc có hình thức phê phán, bài trừ, cô lập khác nhau

Trong hoạt động quản lý, quan hệ quản lý thường được xác định theocách cấp trên quản lý cấp dưới vì thế, hoạt động quản lý thường được phân chiatheo cấp bậc trong bộ máy quản lý của mỗi một tổ chức Phổ biến nhất là theo

ba cấp: Cấp cao; cấp trung gian và cấp cơ sở, trong đó cấp cao có quyền lựchành chính cao nhất, có phạm vi quản lý bao trùm cả tổ chức, chịu trách nhiệm

về tổ chức trong mối quan hệ với tổ chức khác Cấp trung gian chủ yều là làmchức năng tham mưu hoặc quản lý theo lĩnh vực ủy quyền của cấp cao Cơ sở làcấp quản lý toàn diện cấp của mình nhưng thương có quy mô hạn chế cấu thànhmột tổ chức và là cấp thấp nhất, dười đó không còn cấp quản lý nào nữa

Hoạt động quản lý thường do cán bộ quản lý thực hiện theo từng lĩnh vựcchuyên môn cụ thể Mỗi lĩnh vực quản lý đòi hỏi các yêu cầu đặc thù về phươngpháp, cách thức, quy trình, nguyên tắc, phương tiện, nguồn lực quản lý riêng

Trang 4

1.2 Vai trò của hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở

- Hoạt động lãnh đạo quản lý tạo nên sức mạnh tập thể trên cơ sở thốngnhất ý chí và hành động

Cộng đồng dân cư trên xã, phường, thị trấn dù khác nhau nhiều phươngdiện, nhưng mỗi cộng đồng cũng có lợi ích chung Nếu không có cấp quản lý cơ

sở sẽ không thống nhất ý chí và hánh động của người dân để tất cả có cuộc sóngtốt hơn

Nếu trong cơ quan đơn vị mà không đồng thuận thì khó tạo nên sự thốngnhất trong ý chí và hành động

- Hoạt động lãnh đạo quản lý tạo ra môi trường vừa cho phép mỗi ngườidân được tự do sáng tạo, vừa định hướng hoạt động của mọi người theo mục tiêuchung

- Hoạt động lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở tạo nên sự phối hợp nhịp nhànggiưa các bộ phận khác nhau của đơn vị thành một hệ thống thống nhất

Gữa các bộ phận dân cư, nghành nghề hoạt động trên địa bàn cơ sở đôikhi cũng xẩy ra những xung đột, cấp cơ sở là nơi đứng ra hòa giải hoặc phân xửnhằm tạo ra bầu không khí hài hòa chung, ở đây chủ yếu thực hiện chức nănghòa giải

- Hoạt động lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở góp phần tạo nên sức mạnh bềnvững của hệ thống chính trị

Nhờ có sự quản lý ở cấp cơ sở mà hoạt động của dân cư và các tổ chứctrên địa bàn đi vào nề nếp, ký cương giảm nhẹ nhiệm vụ lãnh đạo quản lý củacấp trên

Sự tận tâm, chuyên nghiệp sẽ làm tăng uy tín của hệ thống chính trị vàngược lại, sự yếu kém của cấp cơ sở, nhất là việc xử lý quan liêu, thiếu chuyênnghiệp của đội ngũ cán bộ cơ sở

Trang 5

Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ Ở TRẠM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢN THUỘC

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TỈNH LÀO CAI 2.1 MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRẠM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN

ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢN THUỘC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Trên cơ sở thực hiện Nghị định 171/2004/NĐ-CP ngày 29/4/2004 và Nghịđịnh 14/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số05/2008/TTLT-BKHCN-BNV ngày 18/6/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệthuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BKHCN-BNV ngày 28/5/2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh thành phốtrực thuộc trung ương; Quyết định số 31/2010/QĐ-UBND ngày 22/9/2010 củaUBND tỉnh Lào Cai về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lào Cai SởKhoa học và Công nghệ đã chỉ đạo sắp xếp lại tổ chức bộ máy và biên chế cácphòng chuyên môn của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lào Caigồm:

2.1.1 Lãnh đạo Chi cục

Chi cục Trưởng và không quá 02 Phó Chi cục Trưởng

Chi cục Trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Khoa học và Côngnghệ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục

Phó Chi cục Trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục Trưởng và trướcpháp luật về lĩnh vực công tác được phân công

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chi cục Trưởng và cán

bộ thuộc Chi cục theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và theo đúngphân cấp về quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh

2.1.2 Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Chi cục

- Phòng Hành chính tổng hợp;

- Phòng quản lý Đo lường;

Trang 6

- Phòng Quản lý tiêu chuẩn chất lượng;

- Văn phòng Thông báo và Hỏi đáp hàng rào kỹ thuật trong thương mại(được thành lập theo quyết định số 637/2005/QĐ-UBND ngày 02/11/2005 củaUBND tỉnh Lào Cai);

- Trạm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, là tổ chức sự nghiệpthuộc Chi cục (không có tư cách pháp nhân độc lập)

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Chi cục trưởng cótrách nhiệm xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng chuyên môn,trạm kỹ thuật trực thuộc Chi cục và xây dựng nội quy, quy chế hoạt động củaChi cục trình Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt

Bám sát yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của các phòng, đơn vị chuyên mônthuộc Chi cục; bám sát tiêu chuẩn công chức, năng lực, kết quả công tác thực tếcủa công chức Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã chỉ đạo, hướng dẫncác phòng kiện toàn, bố trí sắp xếp đội ngũ công chức đảm bảo số lượng, chấtlượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng phòng, đơn vị chuyên môn theo quyđịnh

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường

02 PHÒNG CHUYÊN MÔN

THUỘC CHI CỤC

CÁC ĐƠN VỊ TƯƠNG ĐƯƠNG

PHÒNG

Phòng Quản lý tiêu chuẩn

Phòng Quản lý đo lường

Phòng HCTH Văn phòng TBT

Trạm Kỹ thuật TCĐLCL

Trang 7

Sơ đồ 3 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

2.1.3 Vị trí và chức năng

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Lào Cai là tổ chức trực thuộc SởKhoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc SởKhoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiêuchuẩn, đo lường, chất lượng; thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước và quản lý cácdịch vụ công về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh theoquy định của pháp luật;

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Lào Cai có tư cách pháp nhân,

có con dấu, tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật; chịu sựchỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Khoa học vàCông nghệ đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn,nghiệp vụ tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các nội dungliên quan đến hoạt động TBT của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Trụ sở đặt tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Trình Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ban hành theo thẩm quyềnhoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, quy hoạch, kế hoạchdài hạn, 5 năm và hàng năm về phát triển hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn lỹthuật, đo lường, thử nghiệm, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnhLào Cai;

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cácchương trình, quy hoạch, kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy

Trang 8

chuẩn kỹ thuật, quản lý đo lường, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa saukhi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổbiến kiến thức pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóatại địa phương.

Giúp Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ: Về tiêu chuẩn, đo lường, chấtlượng:

1 Tổ chức việc xây dựng và tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương;

2 Tổ chức phổ biến áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹthuật địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêuchuẩn nước ngoài; hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với các tổ chức, cánhân trên địa bàn;

3 Tổ chức, quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanhthực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ, quá trình và môi trường theo phân công, phân cấp của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền;

4 Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạtđộng sản xuất kinh doanh tại địa phương; tiếp nhận bản công bố hợp quy tronglĩnh vực được phân công và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và BộKhoa học và Công nghệ về hoạt động công bố hợp chuẩn, hợp quy trên địa bàn;

5 Thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại trên địa bàn;

6 Tổ chức mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn về đo lường đáp ứng yêu cầucủa địa phương; thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn về đo lường trong các lĩnhvực và phạm vi được công nhận;

7 Tổ chức thực hiện việc kiểm tra phép đo, hàng đóng gói sẵn theo định lượng; thực hiện các biện pháp để các tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra phép đo, phương pháp đo;

8.Tổ chức thực hiện việc thử nghiệm phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước

về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn;

Trang 9

9 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra về nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông trên địa bàn, hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2.2 THỰC TRẠNG TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ Ở TRẠM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢN THUỘC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TỈNH LÀO CAI

Qua thực tế hiệu quả công tác lãnh đạo quản lý ở Trạm kỹ thuật tiêuchuẩn đo lường chất lượng thuộc sở Khoa học và công nghệ, tỉnh Lào Cai có thểđược đánh giá khái quát như sau:

2.2.1 Những kết quả đạt được

2.2.1.1 Công tác giáo dục chính trị tư tưởng

Tiến hành sơ kết và tổng hợp báo cáo kết quả 03 năm thực hiện Chỉ thị số03- CT/TW của Bộ chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh

Tổ chức phát động tới toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng trong chi bộhưởng ứng tham gia “Cuộc thi tìm hiểu Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của BộChính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh do Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Kết quả: Có 25 bài tham dự thi, đạt100% số cán bộ, đảng viên và quần chúng trong đơn vị tham gia

Thực hiện Kế hoạch số 82-KH/TU ngày 18/02/2014 của Tỉnh ủy Lào Cai

về triển khai học tập, quán triệt chuyên đề năm 2014 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa

cá nhân, nói đi đôi với làm” Chi ủy Chi bộ đã chỉ đạo toàn thể cán bộ, đảng

viên, công chức trong đơn vị dự theo dõi chương trình truyền hình trực tiếp Hộinghị triển khai học tập, quán triệt chuyên đề năm 2014 do Tỉnh ủy Lào Cai tổchức trên sóng Đài phát thanh-Truyền hình Lào Cai, kết quả đạt 95% cán bộ,đảng viên tham gia học tập, đồng thời triển khai Kế hoạch số 64-KH/ĐUK ngày12/3/2014 của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh về triển khai học tập, quán triệtchuyên đề năm 2014

Trang 10

Quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) tới cán bộ, đảngviên( kết quả 100% cán bộ đảng viên tham gia học tập).

Tổ chức tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi 2013)

* Hoạt động tuyên truyền miệng tại chi bộ: Chi bộ tổ chức tuyên truyền

sâu rộng cho cán bộ đảng viên, quần chúng các văn bản, hướng dẫn của Đảng ủycấp trên, trong đó tập trung vào những nội dung sau:

Tuyên truyền cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong cơ quan thi đuaphấn đấu thực hiện hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao năm

2014 và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội chi,đảng bộ cơ sở đề ra ngay trong năm 2014; triển khai thực hiện có hiệu quả 7chương trình công tác trọng tâm, 27 đề án của BCH Đảng bộ tỉnh; chương trìnhxây dựng nông thôn mới

Tuyên truyền kết quả sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XI)

về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" gắn với thực hiện Chỉ thị

03-CT/TW của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng,

tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh; việc thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW ngày

7/6/2012 của Ban Bí thư và Quy định số 08-QĐ/TU ngày 22/12/2011 của Tỉnh uỷLào Cai về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạochủ chốt các cấp

Tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên, về công tác biên giới trên đất liền ViệtNam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia; tuyên truyền vềtình hình thời sự quốc tế: Ucraina, Thái Lan; tình hình biển về Biển đảo Hoàng

Sa, Trường Sa giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nâng cao nhận thức,cảch giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch

Tuyên truyền về thắng lợi vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ và cuộckháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược dưới sự lãnh đạo tài tình của ĐảngCộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; ý nghĩa lịch sử của Chiến thắngĐiện Biên Phủ đối với đất nước ta và nhân dân thế giới; nguyên nhân thắng lợi vàbài học kinh nghiệm

Trang 11

Tuyên truyền triển khai quán triệt học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); kết quả kỳ họp thứ 7 Quốc hộikhóa XIII; kết quả Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai lầnthứ XIV (nhiệm kỳ 2014 - 2019) và kết quả kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dântỉnh Lào Cai khóa XIV.

Tiếp tục tuyên truyền kết quả 03 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày14/5/2011 của Bộ Chính trị, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền học tập chuyên đềnăm 2014 và các nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhcác tháng đầu năm 2014 theo công văn số 15-CV/ĐU ngày 22/7/2014 của Đảng

ủy Sở KH&CN về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của BộChính trị

Tuyên truyền đấu tranh phản đối việc Trung Quốc đưa, hạ đặt trái phépgiàn khoan Hải Dương 981 và các tàu, thuyền vào thềm lục địa, vùng đặcquyền kinh tế của Việt Nam Tuyên truyền làm cho cán bộ, đảng viên, côngchức, viên chức đồng tình, tin tưởng, ủng hộ, chủ trương quan điểm của Đảng

và nhà nước ta về giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông theo đề cươngtuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương và các nội dung trong Công văn

số 802-CV/ĐUK, ngày 22/5/2014 của Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh

Tuyên truyền kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890 -19/5/2014) trong đó: giới thiệu thân thế, sự nghiệp cách mạng và tônvinh những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cáchmạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhânquốc tế

Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh : 41 nămNgày ký “Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”(27/01/1973 - 27/01/2014); 84 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam(03/02/1930 - 03/02/2014); 128 năm Ngày Quốc tế Lao động ( 1/5/1886 -1/5/2014); 73 năm ngày Thành lập mặt trận Việt Minh (19/5/1941-19/5/2014);ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) 55 năm ngày truyền thống bộ độiBiên phòng và 25 năm ngày Biên phòng toàn dân ( ngày 3/3); ngày Quốc tếPhụ nữ (8/3) và 83 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Trang 12

(26/3) 67 năm ngày thành lập Đảng bộ Lào Cai (5/3); 55 năm ngày thành lậpĐảng bộ Khối các cơ quan tỉnh (10/5/1959-10/5/2014); 66 năm ngày truyềnthống LLVT tỉnh Lào Cai (02/4/1948-02/4/2014) Ngày Dân số thế giới(11/7), ngày Truyền thống Thanh niên xung phong (15/7), ngày ký kếtHiệp định Giơnever về đình chiến ở Đông Dương (20/7), ngày Thươngbinh liệt sỹ (27/7), ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7), ngày ViệtNam chính thức là thành viên ASEAN (28/7) và ngày Truyền thống NgànhTuyên giáo (01/8).Tuyên truyền kỷ niệm 69 năm Cách mạng tháng Tám(19/8/1945- 19/8/2014) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam (2/9/1945-2/9/2014).

Tăng cường công tác tuyên truyền miệng về tình hình thời sự quốc tế, trongnước, trong tỉnh, chú trọng những vấn đề mới, những vấn đề nổi cộm trong dưluận xã hội để cung cấp những thông tin có định hướng cho cán bộ, đảng viên,giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nâng cao nhận thức, cảnh giáctrước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch

* Kết quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: 100% các cán bộ đảng

viên luôn trung thành với chủ Nghĩa Mác- lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thựchiện nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng , pháp luật của Nhà nước

2.2.1.2 Công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

* Công tác tham mưu:

Tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật “Quy định quản lý nhà nước

về đo lường trên địa bàn tỉnh Lào Cai” trình Sở trình UBND tỉnh quyết định ban hành Tham mưu triển khai thực hiện 03 dự án theo kế hoạch năm 2014 đượcphê duyệt: Dự án Nâng cao năng lực Chi cục TCĐLCL giai đoạn II 2012-2015 ;

dự án: Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hoá chủ lực của doanhnghiệp vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012-2020; dự án Thực thi Hiệp địnhhàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012-2915, thành lậpBan liên ngành, xây dựng Quy chế hoạt động Ban liên ngành

Tham mưu giúp Sở: Văn bản hiệp y của UBND tỉnh với Tổng cục Tiêuchuẩn Đo lường Chất lượng về thành tích hoạt động của 01 doanh nghiệp đềnghị Chính phủ tặng Giải Bạc Chất lượng Quốc gia năm 2014; đề nghị các Sở,

Ngày đăng: 01/10/2017, 10:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w