1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu luận cao học LĐQLBC vai trò của báo chí trong giám sát và phản biện xã hội phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý

25 282 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

Mục lục A.Mở Đầu………………………………………………………………1. B.Nội Dung……………………………………………………………..2. I.Lý luận vai trò của báo chí trong giám sát, phản biện xã hội…………4 II. Báo chí với vai trò giám sát và phản biện xã hội phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý………………………..……………………………………5 2.1 Báo chí giám sát hoạt động các tổ chức, cơ quan, đơn vị, công ty …6 2.2 Báo chí phát phản ánh người tốt, việc tốt biểu dương, khen thưởng...8 2.3 Báo chí thể hiện quan điểm với các vấn đề của thực tiễn đời sống…10 III. Giải pháp, kiến nghị đẩy mạnh thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí ………………………………………………..13 C. Kết luận……………………………………….……………………16 Tài liệu tham khảo……………………………………………………..18 A. Mở Đầu Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, báo chí Việt Nam vừa chịu sự tác động từ các thiết chế xã hội mà nó làm công cụ, vừa chịu sự tác động của công chúng báo chí. Với thông tin nhanh chóng, chính xác, trung thực, khách quan và đa chiều, báo chí Việt Nam đã trở thành diễn đàn của đông đảo quần chúng nhân dân, là nơi trao đổi ý kiến, luận bàn các vấn đề quan trọng của cuộc sống, để vừa giám sát, vừa phản biện hoạt động của các cơ quan công quyền nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Báo chí với chức năng giám sát, phản biện xã hội; phản biện và tự phản biện là “cách để cuộc sống diễn ra, cuộc sống đi lên... Ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện sẽ có được phản biện xã hội có tổ chức, giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né phản biện xã hội, kết quả là nhận được phản biện xã hội tự phát ¬mảnh đất thuận lợi để hình thành tâm thế phản kháng xã hội”. Luận bàn về vai trò của báo chí trong việc tham gia quản lý, giám sát và phản biện xã hội hoàn toàn không mới; vấn đề này từng là đề tài của những cuộc hội thảo khoa học, đề tài luận văn... và các bài báo khoa học. Tuy nhiên, vấn đề vẫn mang tính thời sự và giá trị thực tiễn, bởi lẽ, dù có tiến triển, nhưng những hạn chế trong công tác quản lý, giám sát được khắc phục một cách chậm chạp và chưa hiệu quả. Các quyết định từ trên trời rơi xuống vẫn được ban hành, làm cho xã hội, không phải chỉ có những người có trình độ cao mà ngay đến cả những người dân bình thường cũng cảm thấy bàng hoàng và điều đó cũng dễ hiểu vì liên quan đến bát cơm, manh áo, cuộc sống hàng ngày của họ; nạn tham nhũng, đút lót, hối lộ, lãng phí, xa hoa, hội chứng kỷ lục vẫn là một vấn nạn của quốc gia; vai trò làm chủ, quyền thực hiện nghĩa vụ của công dân đôi khi bị xem thường để bùng phát cảnh tự xử, vi phạm pháp luật một cách có đạo đức. Do đó, tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí là hết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trang 1

Mục lục A.Mở Đầu………1 B.Nội Dung……… 2.

I.Lý luận vai trò của báo chí trong giám sát, phản biện xã hội…………4

II Báo chí với vai trò giám sát và phản biện xã hội phục vụ công tác lãnhđạo, quản lý……… ………52.1 Báo chí giám sát hoạt động các tổ chức, cơ quan, đơn vị, công ty …6 2.2 Báo chí phát phản ánh người tốt, việc tốt biểu dương, khen thưởng 82.3 Báo chí thể hiện quan điểm với các vấn đề của thực tiễn đời sống…10III Giải pháp, kiến nghị đẩy mạnh thực hiện chức năng giám sát và phảnbiện xã hội của báo chí ……… 13

C Kết luận……….………16

Tài liệu tham khảo……… 18

A Mở Đầu

Trang 2

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, báochí Việt Nam vừa chịu sự tác động từ các thiết chế xã hội mà nó làm công

cụ, vừa chịu sự tác động của công chúng báo chí Với thông tin nhanhchóng, chính xác, trung thực, khách quan và đa chiều, báo chí Việt Nam

đã trở thành diễn đàn của đông đảo quần chúng nhân dân, là nơi trao đổi ýkiến, luận bàn các vấn đề quan trọng của cuộc sống, để vừa giám sát, vừaphản biện hoạt động của các cơ quan công quyền nói riêng và của toàn xãhội nói chung Báo chí với chức năng giám sát, phản biện xã hội; phảnbiện và tự phản biện là “cách để cuộc sống diễn ra, cuộc sống đi lên Ở vịtrí quyền lực, coi trọng phản biện sẽ có được phản biện xã hội có tổ chức,giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né phản biện xãhội, kết quả là nhận được phản biện xã hội tự phát mảnh đất thuận lợi đểhình thành tâm thế phản kháng xã hội”

Luận bàn về vai trò của báo chí trong việc tham gia quản lý, giámsát và phản biện xã hội hoàn toàn không mới; vấn đề này từng là đề tài củanhững cuộc hội thảo khoa học, đề tài luận văn và các bài báo khoa học.Tuy nhiên, vấn đề vẫn mang tính thời sự và giá trị thực tiễn, bởi lẽ, dù cótiến triển, nhưng những hạn chế trong công tác quản lý, giám sát đượckhắc phục một cách chậm chạp và chưa hiệu quả Các quyết định "từ trêntrời rơi xuống" vẫn được ban hành, làm cho xã hội, không phải chỉ cónhững người có trình độ cao mà ngay đến cả những người dân bìnhthường cũng cảm thấy bàng hoàng và điều đó cũng dễ hiểu vì liên quanđến bát cơm, manh áo, cuộc sống hàng ngày của họ; nạn tham nhũng, đút

Trang 3

lót, hối lộ, lãng phí, xa hoa, hội chứng kỷ lục vẫn là một vấn nạn của quốcgia; vai trò làm chủ, quyền thực hiện nghĩa vụ của công dân đôi khi bịxem thường để bùng phát cảnh "tự xử", "vi phạm pháp luật" một cách cóđạo đức.

Do đó, tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí làhết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dânđang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước

Trang 4

B Nội dung

I Lý luận vai trò của báo chí trong giám sát, phản biện xã hội

Thuật ngữ “phản biện xã hội” được sử dụng chính thức trong Báocáo chính trị tại Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo đó, phảnbiện xã hội là “phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộngrãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung, phươnghướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế xã hội, khoahọc công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xãhội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan”

Giám sát xã hội và phản biện xã hội là hai khái niệm chức năng gắn

bó mật thiết vì chỉ giám sát một cách nghiêm túc mới có thông tin đầy đủ

và thấu đáo làm tiền đề cho phản biện Giám sát xã hội của báo chí thựcchất là giám sát bằng dư luận xã hội Qua giám sát, theo dõi một cáchkhách quan và có định hướng mà báo chí thể hiện vai trò phản biện xã hộicủa mình Nếu phản biện khoa học là một trong những cách thức chủ yếu

để các nhà nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học, thì trong đờisống xã hội, phản biện xã hội là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ramột xã hội dân chủ Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầuthông tin của xã hội Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy

mô đại chúng càng trở nên quan trọng, và vì vậy, sự phụ thuộc, ảnh hưởnglẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nênchặt chẽ Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trò tích cực của

Trang 5

cộng đồng truyền thông đã thúc đẩy quá trình xã hội hóa các hoạt độnggiám sát và phản biện xã hội Bằng cách này hay cách khác, hoạt độngphản biện luôn chứa đựng khả năng tạo ra một trường tương tác xã hộigiữa 3 nhóm cộng đồng, đó là cộng đồng trí thức (phát hiện và lý giải vấnđề), cộng đồng truyền thông (phổ biến, chuyển tải thông tin) và cộng đồng

xã hội (hưởng ứng thông tin và hình thành dư luận)

Giám sát và phản biện xã hội là sự tham gia của cá nhân, các tổ chứcchính trị, tổ chức xã hội vào một vấn đề, một chủ trương, chính sách nào

đó của Nhà nước nhằm làm cho chủ trương, chính sách đó ngày càng hoànthiện trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo nên sự đồng thuận, phục

vụ tốt hơn những vấn đề quốc kế, dân sinh Do đó, phản biện xã hội là sựtập hợp sức sáng tạo và trí tuệ của các giai tầng, tạo nên sức mạnh nội lực

để giải quyết các vấn đề xã hội; là sự thể hiện dân chủ hóa đời sống xã hội,thước đo trình độ phát triển của một xã hội Phản biện xã hội là sự tập hợpsức mạnh cộng đồng để giải quyết vấn đề xã hội Chính vì vậy, làm tốtcông tác phản biện xã hội là tạo được sức mạnh to lớn cho các phong tràohành động cách mạng

Trong điều kiện một đảng cầm quyền ở nước ta, bên cạnh nhữngthuận lợi cơ bản và tính ưu việt nổi trội, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạngduy ý chí, chủ quan Do vậy, cần phải có một cơ chế cụ thể, rõ ràng, minhbạch để nhân dân bày tỏ thẳng thắn ý kiến, thực hiện giám sát và phảnbiện xã hội Ðiều này là thực sự cần thiết đối với các dự thảo, dự án, dựkiến những quyết định lớn của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị Giám

Trang 6

sát và phản biện xã hội sẽ giúp Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị kiểmnghiệm các chủ trương, chính sách có thực sự hợp quy luật và hợp lòngdân hay không, giúp Đảng và hệ thống chính trị thực sự vì dân để dân tinĐảng, đi theo Đảng Thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể củamình, nhân dân tham gia đóng góp ý kiến đối với các chủ trương, chínhsách, giúp không ngừng hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước; giúp sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước ngày càngtốt hơn, từ đó phục vụ nhân dân ngày càng hiệu quả hơn Người dân thamgia giám sát, phản biện xã hội với tư cách vừa là người chịu sự lãnh đạo,vừa là người làm chủ, vừa là người thực hiện, đồng thời vừa là người đượcphục vụ và thụ hưởng Nhận thức được tầm quan trọng của giám sát vàphản biện xã hội, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Pháthuy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểnhân dân tham gia xây dựng đường lối chủ trương, chính sách, pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội”

II Báo chí với vai trò giám sát và phản biện xã hội phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý

Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bảncủa báo chí Những năm qua, báo chí đã thực hiện khá tốt chức năng này,

đã cùng với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dântích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp phần đáng kể tạo sựđồng thuận, thống nhất trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược làxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trang 7

Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ghinhận, yêu cầu báo chí cách mạng Việt Nam đảm nhận vai trò, nhiệm vụphản biện xã hội Nghị quyết Đại hội nêu rõ: “Chú trọng nâng cao tính tưtưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phảnbiện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhândân và đất nước ” Trước đó, trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần hai)khóa VIII (tháng 2-1999), Đảng ta đã khẳng định báo chí và truyền thôngđại chúng là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội Đây là bước pháttriển quan trọng về lý luận, nhận thức của Đảng về vai trò xã hội của báochí và truyền thông đại chúng.

Giám sát xã hội của báo chí trong quá trình thực hiện chủ trương,chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước là kịp thời phát hiện nhữngnơi làm đúng, làm hay để biểu dương, khích lệ và tổng kết thực tiễn; đồngthời cũng sớm phát hiện những “khiếm khuyết” của các kiến tạo chínhsách - thể chế, qua đó nâng cao chất lượng quản trị của bộ máy nhà nước

2.1 Báo chí giám sát hoạt động các tổ chức, cơ quan, đơn vị, công ty

Vai trò và sức mạnh giám sát xã hội của báo chí trước hết là pháthiện những việc làm tốt và những sai phạm của tổ chức, cá nhân qua đókhơi nguồn và định hướng dư luận xã hội theo hướng ủng hộ hay phản

Trang 8

bác, tạo áp lực dư luận xã hội và yêu cầu các cơ quan thẩm quyền giảiquyết, giải thích và giải đáp trước công luận, trước nhân dân.

Xã hội càng phát triển thì dân chủ càng mở rộng, quyền lực củanhân dân càng được tăng cường, đặc biệt là quyền giám sát các cơ quancông quyền, các công chức, viên chức cơ quan hành chính nhà nước nhằmhạn chế, kiểm soát việc lạm dụng quyền lực Bởi khi quyền lực chính trị,quyền lực nhà nước không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến lạm dụng;lạm dụng quyền lực dẫn đến tha hóa quyền lực Vì vậy, việc tăng cườngvai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thểchính trị, nhân dân và báo chí là hết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạnhiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Những năm qua, báo chí đã chủ động tham gia giám sát và phảnbiện xã hội, đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối, chủ trươngcủa Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác cácluận điệu thù địch, sai trái, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các tệnạn xã hội đang làm cản trở sự phát triển của đất nước Trong phòng,chống tham nhũng, báo chí đóng vai trò là một chủ thể khơi nguồn phảnbiện xã hội một cách mạnh mẽ nhất Phần lớn các sự kiện, hiện tượngtham nhũng mà báo chí nêu ra đã tạo áp lực cũng như tạo cơ hội, điều kiệncho các cơ quan chức năng vào cuộc chống tham nhũng

Trang 9

Trên thực tế, nhiều vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn, hành vi tham nhũng

có tinh vi, phức tạp, nhưng cũng đã được nhân dân và báo chí lật tẩy Ví

dụ điển hình câu chuyện hiện nay được báo chí quan tâm nhiều liên quanđến ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Từchuyện “cỏn con” là cái biển số xe trắng - xanh lẫn lộn, giờ đây, sau điềutra của báo chí và kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, người dânmới “ngã ngửa” với con đường thăng tiến của vị nguyên Phó Chủ tịch tỉnhHậu Giang Trịnh Xuân Thanh

Từ một lãnh đạo doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng,ông Thanh được luân chuyển làm Vụ trưởng, Chánh văn phòng Ban cán

sự đảng Bộ Công thương Dù không nằm trong diện cán bộ Trung ươngđược luân chuyển về địa phương nhưng ông Thanh vẫn được chuyển vềlàm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Chưa hết, ông Thanh còn đượcgiới thiệu để bầu vào Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất với

tỉ lệ trên 75%, cao nhất ở Hậu Giang

Câu hỏi đặt ra, vì sao con đường công danh của ông Thanh lại

“ngoạn mục” như vậy? Và chắc chắn một điều một mình ông Thanhkhông thể làm nổi Điều này khiến dư luận đặt dấu hỏi, liệu đứng sau ôngThanh có ai đỡ đầu, có ai bao che? Nhóm người này đã thực hiện nhữnghành vi tham nhũng trong công tác nhân sự cấp cao? Ai đã khen thưởng, ai

đề bạt, ai luân chuyển thì phải kiểm tra và phải chỉ rõ là cá nhân nào Đây

là câu hỏi mà các cơ quan chức năng liên quan của Đảng và Nhà nước,trực tiếp là ngành tổ chức phải chịu trách nhiệm trả lời Tổng Bí thư Bởikhông thể nào một vấn đề lớn và nghiêm trọng như vậy mà không rõ địachỉ trách nhiệm

Trang 10

Bên cạnh đó, nhiều vụ án tham nhũng điển hình như vụ tham nhũngcủa Lã Thị Kim Oanh và đồng phạm tại Công ty Tiếp thị thương mại nôngnghiệp công nghiệp thực phẩm, vụ băng nhóm tội phạm Năm Cam, hay

vụ PMU18 phanh phui một loạt các vụ việc phạm pháp của một số cán bộlãnh đạo, quản lý ở Bộ Giao thông Vận tải, và gần đây nhất là những saiphạm nghiêm trọng trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất củahuyện Tiên Lãng (Hải Phòng), giải tỏa ở Văn Giang (Hưng Yên) Tinhthần chống tiêu cực trên báo chí là “chống để xây” góp phần quan trong để

cơ quan lãnh đạo, quản lý biết để ra quyết định

Cho dù còn có những hạn chế, khuyết điểm của việc báo chí thamgia chống tiêu cực, tham nhũng, song phải khẳng định một điều, báo chíluôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng Sức lan tỏacủa báo chí rất nhanh và lớn, nhất là trong xu thế báo chí kết nối mạnginternet toàn cầu Đó là cơ sở thực tiễn của việc báo chí tích cực tham giagiám sát và phản biện xã hội

2.2 Báo chí phát phản ánh người tốt, việc tốt biểu dương, khen thưởng.

Không chỉ chống tiêu cực mới là phản biện xã hội, báo chí đề caonhững nhân tố mới, những gương “người tốt, việc tốt” điển hình trên tất cảcác lĩnh vực để động viên tinh thần và cân bằng xã hội Xã hội có rất nhiềuđiều tốt đẹp, tích cực cần nhân rộng và báo chí cần thông tin trung thực đểkích thích phát triển phần tốt đẹp trong xã hội

Trang 11

Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế hiện nay, trên tất cả các lĩnh vực đã xuất hiện nhiềuphong trào thi đua yêu nước, góp phần huy động sức mạnh tổng hợp của

cả dân tộc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy phát triểnkinh tế-xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng conngười Việt Nam phát triển toàn diện Trong việc tổ chức các phong tràothi đua yêu nước, công tác tuyên truyền có vị trí, vai trò rất quan trọng,nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đuayêu nước, những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; về nội dung vàbiện pháp tổ chức thực hiện các phong trào thi đua; phát hiện, biểu dương

và nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việctốt” trong các ngành, các cấp, các lĩnh vực, ngành nghề; hướng dẫn, cổ vũ,động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hành động cáchmạng, thúc đẩy các Phong trào thi đua yêu nước phát triển mạnh mẽ, thựchiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, hoàn thành xuất sắc kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đấtnước, của từng ngành, từng địa phương, kế hoạch công tác của từng cơquan, đơn vị và của cá nhân

Trong công tác tuyên truyền về các phong trào thi đua yêu nước,tuyên truyền trên báo chí là một kênh tuyên truyền phổ biến, hiệu quả vàtạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội Cả nước ta hiện có 858 cơ quan báochí in, 105 cơ quan báo chí điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợpcủa các cơ quan báo chí, 66 đài phát thanh, truyền hình, với gần 18.000

Trang 12

nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp mọi vùng, miền của Tổquốc và ở nước ngoài Báo chí là một “đội quân” hùng hậu - là một “binhchủng” lớn mạnh nhất tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền cácphong trào thi đua yêu nước, góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi trong xãhội, cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân phát huy tinh thần sáng tạo, dámnghĩ, dám làm, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị của bộ,ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị Vì vậy, huy động được sức mạnh củacác cơ quan báo chí tham gia vào công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viêncác phong trào thi đua yêu nước là một nhiệm vụ quan trọng.

Thời gian vừa qua, các cơ quan báo chí luôn coi việc tuyên truyềncác phong trào thi đua yêu nước là một nhiệm vụ chính trị quan trọng vàthực hiện nhiệm vụ này bằng nhiều phương thức, hình thức thể hiện trêncác loại hình báo chí khác nhau Hầu hết các cơ quan báo chí ở Trungương và địa phương đều thường xuyên dành thời gian, thời lượng, mở cácchuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, tổ chức các cuộc thi viết, tọa đàm,giao lưu trực tuyến để tuyên truyền, phổ biến những thành quả của cácphong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, giớithiệu các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”, biểudương, tôn vinh các tập thể, cá nhân được khen thưởng, tạo khí thế thi đuasôi nổi trong xã hội Điển hình như: Báo Nhân Dân với chuyên mục

“Gương sáng, việc hay”, “Người tốt, việc tốt”; Báo Quân đội nhân dân vớichuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,

“Quân đội tham gia xây dựng nông thôn mới” ; Báo Hànộimới vớichuyên mục “Nét đẹp người Thủ đô”; Báo Tin tức của Thông tấn xã Việt

Ngày đăng: 15/05/2020, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w