1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS từ thực tiễn quận Lê Chân –thành phố Hải Phòng

91 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 638,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tàiLòng yêu nước là tài sản, là truyền thống quý báu mà cha ông ta trao lại, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình lịch sử, đó là giá trị cao quý luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trân trọng, giữ gìn. Những giá trị tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc được hình thành từ buổi đầu sơ khai dựng nước, được kết tinh từ nền văn minh độc đáo của người Việt được nuôi dưỡng và phát triển trong các thế hệ trở thành một truyền thống quý báu thấm sâu vào lòng đồng bào, làm nên sức mạnh dân tộc Việt Nam. Khái quát vai trò của lòng yêu nước, Hồ Chí Minh cho rằng: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý, kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” 33, tr.171172. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh : ‘‘Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta....’’ 49, tr 25. Niềm tự hào luôn cháy trong tim của hơn 90 triệu đồng bào Việt Nam ở trong nước và hơn 4 triệu kiều bào ta ở nước ngoài. Giáo dục lòng yêu nước là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN. Mục đích là nhằm nâng cao hơn nữa tinh thần yêu nước, yêu chế độ CNXH, tinh thần bất khuất, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm cũng như tinh thần hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động. Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên nói chung, thanh niên học sinh nói riêng. Nghị quyết Trung ương 7, khoá X của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò to lớn đó: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc... công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc” 18, tr.3536. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác truyền thống yêu nước cho thanh niên, học sinh nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng những lớp người kế tục trung thành với lý tưởng của Đảng và của cách mạng Việt Nam “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng khẳng định: “Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại”. Để tăng cường hơn nữa công tác giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, sinh viên, năm 2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ và TCCN dạy nghề triển khai thực hiện nghiêm túc việc hát Quốc ca tại lễ chào cờ, đảm bảo 100% học sinh, sinh viên hát đúng nhạc và lời Quốc ca, tạo điều kiện cho trẻ mầm non được nghe Quốc ca thường xuyên nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Trong giáo dục phổ thông trung học, giáo dục truyền thống yêu nước là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của học sinh và được diễn ra dưới nhiều hình thức tổ chức giáo dục như: tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho học sinh, tổ chức các buổi thăm qua di tích lịch sử, viện bảo tàng, các buổi gặp gỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, các cựu chiến binh... Thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, đã trang bị thêm cho học sinh kiến thức về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và đạo đức cách mạng trong tình hình mới, giúp học sinh nhận thức đầy đủ hơn về truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam trong thời chiến cũng như thời bình, tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong bất cứ hoàn cảnh nào. Từ đó giúp học sinh luôn gìn giữ và phát huy giá trị chủ nghĩa yêu nước, ra sức phấn đấu học tập, rèn đức luyện tài cống hiến trí tuệ, sức lực xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh hơn trong thời đại mới.Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, để góp một phần nhỏ vào việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS, nhằm đáp ứng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong các trường THCS cần có nhiều biện pháp, cách thức để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Là một giáo viên đang giảng dạy môn GDCD tại trường THCS, tôi đã tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân, từ đó trăn trở để tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác trong nhà trường, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay do đó tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS từ thực tiễn quận Lê Chân –thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.2.Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1 Một số công trình lí luận về giáo dục truyền thống yêu nước Giáo dục truyền thống yêu nước là một vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước, toàn dân ta đặc biệt quan tâm trong bất kì giai đoạn, thời điểm nào. Trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình khoa học tập trung nghiên cứu trên nhiều góc độ của truyền thống yêu nước và được công bố rộng rãi cụ thể như:Cuốn “Đại thắng lừng danh đất Việt” của Đặng Duy Phúc Nxb Văn học 2013 và cuốn “Lược sử Việt Nam” của Trần Hồng Đức Nxb Văn hóa thông tin 2012 đã cung cấp nhiều tư liệu quan trọng về quá trình phát triển lịch sử Việt Nam từ buổi bình minh đến tận ngày nay qua những chặng đường dựng nước và giữ nước khi gian nan, lúc hào hùng của dân tộc Việt Nam. Cả hai cuốn sách này là nguồn tư liệu quý giá trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho người dân Việt Nam nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng. Nó mang tính tuyên truyền, phổ biến lịch sử dân tộc một cách ngắn gọn, rõ ràng theo diễn biến thời gian, xuyên qua các thời kỳ lịch sử. Đặc biệt trong cuốn “Đại thắng lừng danh đất Việt”, tác giả đã khẳng định: Dù đất nước khi mạnh, khi yếu, nhưng lòng yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân thì không bao giờ yếu, nhân dân không bao giờ muốn cam chịu làm thân phận nô lệ, không bao giờ muốn để cho dân tộc mình phải nhục nhã, khuất phục ngoại bang. Lòng yêu nước của nhân dân là vô biên, ý chí kiên cường, quật khởi, bất khuất của dân tộc là bất tận. Cuốn sách tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay của TS. Hoàng Anh, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (2013). Tác giả phân tích nội dung giáo dục toàn diện theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung giáo dục này là: giáo dục chính trị tư tưởng, theo Người: chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ có cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi mới có chuyên môn; nội dung tiếp theo là giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục văn hóa trình độ chuyên môn. Trong tác phẩm Xây dựng ý thức và tình cảm dân tộc chân chính cho giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Nxb Lao động, Hà Nội, 2005 của tác giả Nguyễn Thị Ngân. Cuốn sách tác giả đã phân tích sự hình thành, phát triển nội dung cơ bản của ý thức và tình cảm dân tộc ở người Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh –sự kết tinh cao nhất của ý thức và tình cảm dân tộc Việt Nam, đưa ra nhận định, phân tích ý thức và tình cảm dân tộc Việt Nam trước những thách thức của thời đại, biểu hiện của ý thức và tình cảm dân tộc ở giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, dự báo xu hướng phát triển ý thức và tình cảm dân tộc trong giai cấp công nhân Việt Nam những năm tới và đưa ra những giải pháp hết sức cụ thể. Trong cuốn sách tác giả phân tích và chỉ rõ chủ nghĩa yêu nước luôn là động lực nội sinh lớn nhất để xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ Quốc.Với đề tài khoa học cấp bộ tác giả Bùi Đình Phong với tác phẩm Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong thời kì mở cửa hội nhập quốc tế Hà Nội, năm 2008. Trong đề tài đề cập, nghiên cứu làm rõ nội dung chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh và phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế thị trường định XHCN ở Việt Nam hiện nay, phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng nền văn hóa mới trong giao lưu văn hóa ; phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ xây dựng nguồn lực.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Lòng yêu nước là tài sản, là truyền thống quý báu mà cha ông ta trao lại, làsợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình lịch sử, đó là giá trị cao quý luôn được Đảng,Nhà nước và nhân dân ta trân trọng, giữ gìn Những giá trị tinh thần vô cùng quýbáu của dân tộc được hình thành từ buổi đầu sơ khai dựng nước, được kết tinh từnền văn minh độc đáo của người Việt được nuôi dưỡng và phát triển trong cácthế hệ trở thành một truyền thống quý báu thấm sâu vào lòng đồng bào, làm nênsức mạnh dân tộc Việt Nam

Khái quát vai trò của lòng yêu nước, Hồ Chí Minh cho rằng: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý, kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” [33, tr.171-172] Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh : ‘‘Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta ’’ [49, tr 25] Niềm tự hào

luôn cháy trong tim của hơn 90 triệu đồng bào Việt Nam ở trong nước và hơn 4triệu kiều bào ta ở nước ngoài

Giáo dục lòng yêu nước là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN Mụcđích là nhằm nâng cao hơn nữa tinh thần yêu nước, yêu chế độ CNXH, tinh thần bất khuất, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm cũng như tinh thần hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động

Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanhniên nói chung, thanh niên học sinh nói riêng Nghị quyết Trung ương 7, khoá X

Trang 2

của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò to lớn đó: “Thanh niên là lực lượng xã hội

to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc” [18, tr.35-36] Đảng

và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác truyền thống yêu nước cho thanhniên, học sinh nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị,xây dựng những lớp người kế tục trung thành với lý tưởng của Đảng và của cách

mạng Việt Nam “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng khẳng định: “Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại”.

Để tăng cường hơn nữa công tác giáo dục lòng yêu nước cho học sinh,sinh viên, năm 2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáodục mầm non, phổ thông; các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ và TCCN dạy nghềtriển khai thực hiện nghiêm túc việc hát Quốc ca tại lễ chào cờ, đảm bảo 100%học sinh, sinh viên hát đúng nhạc và lời Quốc ca, tạo điều kiện cho trẻ mầm nonđược nghe Quốc ca thường xuyên nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hàodân tộc

Trong giáo dục phổ thông trung học, giáo dục truyền thống yêu nước làmột phần không thể thiếu để hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của họcsinh và được diễn ra dưới nhiều hình thức tổ chức giáo dục như: tổ chức các buổinói chuyện chuyên đề cho học sinh, tổ chức các buổi thăm qua di tích lịch sử,viện bảo tàng, các buổi gặp gỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, các cựu chiến binh Thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, đã trang bị thêm cho học sinh kiếnthức về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và đạo đức cách mạng trong tình hìnhmới, giúp học sinh nhận thức đầy đủ hơn về truyền thống yêu nước nồng nàn củadân tộc Việt Nam trong thời chiến cũng như thời bình, tinh thần đoàn kết,

Trang 3

thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong bất cứ hoàn cảnh nào Từ đó giúp học sinhluôn gìn giữ và phát huy giá trị chủ nghĩa yêu nước, ra sức phấn đấu học tập, rènđức luyện tài cống hiến trí tuệ, sức lực xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnhhơn trong thời đại mới.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, để góp một phần nhỏ vào việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS, nhằm đáp ứng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong các trường THCS cần có nhiều biện pháp, cách thức để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh Là một giáo viên đang giảng dạy môn GDCD tại trường THCS, tôi đã tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân, từ đó trăn trở để tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác trong nhà trường, đặc

biệt trong giai đoạn hiện nay do đó tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS từ thực tiễn quận Lê Chân –thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2.Tình hình nghiên cứu của đề tài

2.1 Một số công trình lí luận về giáo dục truyền thống yêu nước

Giáo dục truyền thống yêu nước là một vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước,toàn dân ta đặc biệt quan tâm trong bất kì giai đoạn, thời điểm nào Trong nhữngnăm gần đây đã có rất nhiều công trình khoa học tập trung nghiên cứu trên nhiềugóc độ của truyền thống yêu nước và được công bố rộng rãi cụ thể như:

Cuốn “Đại thắng lừng danh đất Việt” của Đặng Duy Phúc - Nxb Văn học

2013 và cuốn “Lược sử Việt Nam” của Trần Hồng Đức - Nxb Văn hóa thông tin

2012 đã cung cấp nhiều tư liệu quan trọng về quá trình phát triển lịch sử ViệtNam từ buổi bình minh đến tận ngày nay qua những chặng đường dựng nước vàgiữ nước khi gian nan, lúc hào hùng của dân tộc Việt Nam Cả hai cuốn sách này

là nguồn tư liệu quý giá trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho ngườidân Việt Nam nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng Nó mang tính tuyên

Trang 4

truyền, phổ biến lịch sử dân tộc một cách ngắn gọn, rõ ràng theo diễn biến thời

gian, xuyên qua các thời kỳ lịch sử Đặc biệt trong cuốn “Đại thắng lừng danh đất Việt”, tác giả đã khẳng định: Dù đất nước khi mạnh, khi yếu, nhưng lòng yêu

nước, ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân thì không bao giờ yếu, nhân dânkhông bao giờ muốn cam chịu làm thân phận nô lệ, không bao giờ muốn để chodân tộc mình phải nhục nhã, khuất phục ngoại bang Lòng yêu nước của nhân

dân là vô biên, ý chí kiên cường, quật khởi, bất khuất của dân tộc là bất tận

Cuốn sách tư tưởng "Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay" của TS Hoàng Anh, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (2013).

Tác giả phân tích nội dung giáo dục toàn diện theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhữngnội dung giáo dục này là: giáo dục chính trị tư tưởng, theo Người: chính trị làlinh hồn, chuyên môn là cái xác Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ

có cái xác không hồn Phải có chính trị trước rồi mới có chuyên môn; nội dungtiếp theo là giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục văn hóa trình độ chuyên môn

Trong tác phẩm " Xây dựng ý thức và tình cảm dân tộc chân chính cho giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" Nxb Lao động, Hà Nội,

2005 của tác giả Nguyễn Thị Ngân Cuốn sách tác giả đã phân tích sự hìnhthành, phát triển nội dung cơ bản của ý thức và tình cảm dân tộc ở người ViệtNam, Chủ tịch Hồ Chí Minh –sự kết tinh cao nhất của ý thức và tình cảm dân tộcViệt Nam, đưa ra nhận định, phân tích ý thức và tình cảm dân tộc Việt Namtrước những thách thức của thời đại, biểu hiện của ý thức và tình cảm dân tộc ởgiai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, dự báo xu hướng pháttriển ý thức và tình cảm dân tộc trong giai cấp công nhân Việt Nam những nămtới và đưa ra những giải pháp hết sức cụ thể Trong cuốn sách tác giả phân tích

và chỉ rõ chủ nghĩa yêu nước luôn là động lực nội sinh lớn nhất để xây dựng xãhội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ Quốc

Trang 5

Với đề tài khoa học cấp bộ tác giả Bùi Đình Phong với tác phẩm Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong thời kì mở cửa hội nhập quốc tế Hà Nội, năm

2008 Trong đề tài đề cập, nghiên cứu làm rõ nội dung chủ nghĩa yêu nước HồChí Minh và phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh

tế thị trường định XHCN ở Việt Nam hiện nay, phát huy chủ nghĩa yêu nước HồChí Minh nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng nền văn hóa mớitrong giao lưu văn hóa ; phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong nhiệm

vụ xây dựng nguồn lực

Cuốn sách ‘‘Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước

Hồ Chí Minh’’ do GS Nguyễn Hùng Hậu chủ biên đã khẳng định: Chủ nghĩa

yêu nước Hồ Chí Minh là sự kế thừa, phát triển tất cả mọi truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, trong đó chủ nghĩa yêu nước là lòng cốt Bên cạnh đó, chủ nghĩayêu nước Hồ Chí Minh còn là kết quả của sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhânloại và dân tộc, sự vận dụng sáng tạo và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam Trong các yếu tố đó thì chủ nghĩa yêunước truyền thống là cơ sở trực tiếp nhất, cốt lõi nhất

Trần Doãn Tiến, "Phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng Internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay", Luận án tiến sĩ triết học, Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội (2010) Tác giả luận án phân tích khá rõ những khái niệm về tưtưởng chính trị, quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị và phê phán các quanđiểm sai trái về tư tưởng chính trị, nhận diện các quan điểm sai trái về tư tưởngchính trị trên mạng, tính đặc thù của việc phê phán các quan điểm sai trái về tưtưởng chính trị trên mạng

2.2 Một số công trình nghiên cứu về thực tiễn giáo dục truyền thống yêu nước

Đề tài “Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay” - Luận văn thạc sĩ triết học của Doãn Thị Chín - Học viện Chính

Trang 6

trị quốc gia Hồ Chí Minh - năm 2004 cũng đã bàn đến vấn đề giáo dục truyềnthống yêu nước: Người Việt Nam vốn có lòng yêu nước thiết tha, có tinh thần

dân chủ, bình đẳng trong quan hệ giữa người với người “Thương nước - thương nhà - thương người - thương mình” là truyền thống quý báu của nhân dân ta.

Nhờ có tinh thần yêu nước và dân chủ ấy mà trong suốt quá trình lịch sử hàngngàn năm, dân tộc ta đã làm nên những chiến công oanh liệt Từ ngày có Đảng,dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, truyền thống yêu nước và dânchủ của nhân dân ta được nâng lên một trình độ mới và phát huy mạnh mẽ hơnbao giờ hết

Trong đề tài “Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trung học cơ

sở huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang qua môn lịch sử” - Luận văn thạc sĩ Khoa

học giáo dục của Nguyễn Ngọc Định - trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả

đã đề xuất các biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, đặc biệtnhấn mạnh: giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh phải bắt đầu từ việcgiáo dục cho các em nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước, với ý thức xãhội chủ nghĩa tạo nên sức mạnh của con người Việt Nam trong thời đại mới

Đề tài ‘‘Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ tỉnh

Hà Nam hiện nay’’ – Luận văn thạc sĩ khoa học triết học của Đặng Thị Thanh

Tâm - trường Đại học Sư phạm Hà Nội đề cập tới vấn đề công cuộc đổi mới doĐảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang đem lại những kết quả to lớn trên tất

cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Hiện nay, đất nước ta đang hội nhập với khuvực và thế giới Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi lớn thì khó khăn và thách thứccũng không nhỏ Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh càng đóng vai trò quan trọngtrong thời kỳ mới Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, do nhận thức rõ tínhcấp thiết về vai trò của việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh nên đã

có nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu vấn đề này

Trang 7

Những bài viết, những công trình nghiên cứu khoa học đó đã được đăng

trên các sách, báo, tạp chí, trang website, đó là những bài viết về: “Giáo dục truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc trong các trường đại học” của tiến sĩ

Lê Đình Viên - hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế công nghiệp Long An, tácgiả cũng đã khẳng định rằng: Lòng yêu đồng bào, đất nước là truyền thống cực

kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam Đức tính này đã chảy xuyên suốt trong dòngmáu của từng người Việt Lòng yêu nước cũng là một nét văn hóa tiêu biểu của

dân tộc Việt Nam, thể hiện ở tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” Hay

trong bài phát biểu của chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước gần 200 đại biểunguyên là cán bộ chủ chốt phong trào đấu tranh yêu nước của thanh niên, họcsinh, sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ ở các đô thị miền Nam (đăng trên báo điện

tử ngày 14/1/2013) cũng đã đề cập: Việc giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, tráchnhiệm tiếp bước cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đang đặtlên vai mỗi chúng ta Dù còn nhiều điều trăn trở, hãy giữ vững niềm tin vàtruyền lửa cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau

Trong bài viết “Bàn về lòng yêu nước chân chính” của Nam Hoàng

(nguồn: http://kenhvietnam.blogspot.com/2013/09), tác giả đã đưa ra giải pháp:

mỗi người dân Việt Nam ta, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta hãy cùng suy ngẫm vàbằng sự hiểu biết của mình để xác định đâu là đúng, đâu là sai và tự trang bị cho

mình một “vacxin đề kháng” đó là nhận thức đúng đắn về “lòng yêu nước chân chính” Khi đã có nhận thức đúng đắn thì mỗi cá nhân hãy lên tiếng để phản bác

lại luận điệu tuyên truyền sai trái của bọn phản động bán nước, để không cóthêm một bạn trẻ nào nữa bị lầm đường lạc lối, tự mình bán rẻ danh dự và tiền

đồ của mình Và hơn hết chúng ta cần biến truyền thống tốt đẹp đó, cùng nhauxây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, đập tan mọi âm mưu chốngphá cách mạng ta của các thế lực thù địch

Trang 8

Ngày 10/8/2013, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT đã khai mạc Hội thảo quốc gia vềgiáo dục đạo đức công dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam Hội thảo nhằmmục đích góp phần đánh giá những kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn giảngdạy học tập giáo dục đạo đức công dân ở trường phổ thông, công tác đào tạogiáo viên đạo đức giáo dục công dân trong những năm đầu của thế kỷ 21, đề xuấtđịnh hướng đổi mới chương trình, nội dung phương pháp dạy học, kiểm tra đánhgiá đạo đức giáo dục công dân ở trường phổ thông trong thời gian tới, phục vụviệc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2015

2.3 Một số công trình nghiên cứu về giải pháp giáo dục truyền thống yêu nước

“ Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện dại hóa đất nước”, ThS Đoàn Văn Thái, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2004.

Tác giả cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu và cung cấp những thông tin cơ bản vềtình hình thanh niên, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước và kinh tế tri thức đối với thanh niên Tác giả cũng đã tổng hợp một cách

có hệ thống những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của thanh niên trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đề xuất các giải pháp giúp thanh niênthực hiện được các nhiệm vụ cơ bản của mình

“ Vai trò của giáo dục đạo đức trong xây dựng nhân cách sinh viên hiện nay”, PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử,

cua-giao-duc-dao-duc-trong-xay-dung-nhan-cach-sinh-vien-hien-nay.html

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dao-tao-boi-duong/item/1373-vai-tro-Dựa trên kiến thức liên ngành triết học, tâm lý học, đạo đức học, xã hội học, tác giả đã đi sâu nghiên cứu, phân tích và làm rõ phạm trù nhân cách, giáo dục và đạo đức, từ đó nêu bật lên vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức và xây dựng nhân cách cho sinh viên hiện nay với mục đích xây dựng đội

Trang 9

ngũ trí thức tương lai vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế tục các thế hệ cha anh trong

sự nghiệp cách mạng mới

“ Giáo dục bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, ThS Bùi Thị Cần, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử,

duc-ban-linh-chinh-tri-ho-chi-minh-cho-the-he-tre-viet-nam-trong-thoi-ky- hoi-nhap.html Tác giả đã đi sâu nghiên cứu và nêu bật được sự cần thiết và tầm

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dao-tao-boi-duong/item/598-giao-quan trọng của việc giáo dục bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập Qua nghiên cứu các tác phẩm và tư tưởng của Người, tác giả cũng đã nêu ra 3 nội dung quan trọng trong công tác giáo dục bản lĩnh chính trị

Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ Việt Nam, góp phần xây dựng một thế hệ trí tuệ, bảnlĩnh với tinh thần không sợ khó khăn, gian khổ, không sợ bất cứ một kẻ thù nào; trước khó khăn không lùi bước, trước thắng lợi không kiêu ngạo, trước cám dỗ không lay chuyển và khuất phục để tự tin hội nhập sâu rộng hơn với bạn bè năm châu

“ Nâng cao nhận thức chính trị, lý tưởng sống đúng đắn, ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong thanh niên, xứng đáng truyền thống tự hào của cha anh”, Nguyễn Đắc Vinh, Tạp chí Cộng sản, số tháng 12/2015 Trong nghiên cứu

này, PGS.TS Nguyễn Đắc Vinh đã khái quát truyền thống vẻ vang của thế hệ trẻViệt Nam qua các giai đoạn lịch sử, từ đó nêu bật tầm quan trọng của của đốitượng này đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tác giả cũng chỉ rõnhững khó khăn, thách thức mà thế hệ trẻ Việt Nam đang phải đối mặt bên cạnhnhững thành tích đã đạt được Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã nêu ra 4giải pháp nhằm nâng cao nhận thức chính trị, lý tưởng sống đúng đắn, ý thứctrách nhiệm với cộng đồng trong thanh niên nhằm xây dựng một lớp thanh niên “vừa hồng”, “ vừa chuyên”, đủ sức gánh vác những nhiệm vụ lớn lao của quá

Trang 10

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xứng đáng với truyền thống tự hàocủa cha anh.

Trong các tác phẩm và công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã đềcập đến thực trạng và công tác giáo dục tư tưởng, truyền thống yêu nước, giáodục đạo đức, nhân cách cho thế hệ thanh niên, sinh viên Việt Nam Thông qua đócũng đề ra một số giải pháp để tăng cường công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng

ý thức chính trị cho thanh niên, sinh viên; góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết,yêu nước chân chính cho thế hệ trẻ Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

-Nghiên cứu và hệ thống hoá một số vấn đề lý luận

- Phân tích thực trạng giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS ở quận Lê Chân – thành phố Hải Phòng hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp về giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS ở quận Lê Chân – thành phố Hải Phòng trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các yếu tố trong hệ thống giáo dục truyền thống yêu nướccho học sinh THCS hiện nay: chủ thể giáo dục, mục tiêu, chương trình, nội dung,

Trang 11

phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục và đối tượng giáo dục đó là họcsinh THCS, chủ yếu ở độ tuổi 11- 15

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: logic –lịch sử, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, điều tra xã hội học nhằmthực hiện mục đích, nhiệm vụ đã đặt ra

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận:

Những luận điểm và kết luận của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ và cung

cấp luận cứ khoa học cho việc xác định các quan điểm về giáo dục truyền thốngyêu nước nói chung, giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS nóiriêng

6.2 Ý nghĩa thực tiễn:

- Đề tài góp thêm kinh nghiệm cho giáo viên giảng dạy môn GDCD, Lịch sử,các nhà quản lý, lãnh đạo của ngành GD&ĐT và những ai quan tâm đến công tácgiáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS hiện nay

- Đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctruyền thống yêu nước cho học sinh THCS nay

Trang 12

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, tổngquan đề tài được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận về giáo dục truyền thống yêu nước cho họcsinh THCS

Chương 2: Thực trạng giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS từthực tiễn quận Lê Chân – thành phố Hải Phòng hiện nay

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục truyền thốngyêu nước cho học sinh THCS quận Lê Chân – thành phố Hải Phòng

Trang 13

Chương 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIÁO TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Khái niệm giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trung học cơ sở

1.1.1 Khái niệm truyền thống

Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm truyền thống Theo Từ điển Triết học của Liên Xô cũ, khái niệm truyền thống có nguồn gốc từ tiếng Latinh

là traditio - sự chuyển giao, lưu truyền lại, đó là các giá trị tinh hoa văn hóa đượclưu truyền từ những thế hệ trước và nó được gìn giữ ở các xã hội, giai cấp haynhóm xã hội nhất định

Theo giáo sư Phan Huy Lê :“ Truyền thống là tập hợp những tư tưởng , tình cảm, những thói quen tư duy, trong lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định được hình thành trong lịch sử, đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ” [2,3 - 4].

Truyền thống không phải là tất cả những gì diễn ra trong lịch sử mà chỉ làyếu tố di tồn, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác chiphối hành vi xã hội của cộng đồng người C.Mác và Ph.Ăng ghen đã nói rõ trong

tác phẩm Hệ tư tưởng Đức:“ Lịch sử chẳng qua chỉ là sự nối tiếp của những thế

hệ riêng rẽ trong đó mỗi thế hệ đều khai thác những vật liệu, những tư bản, những lực lượng sản xuất do tất cả các thế hệ trước đó để lại, do đó, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục cái hoạt động truyền lại, trong những hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi và mặt khác lại biến đổi những hoàn cảnh cũ bằng một hoạt động hoàn toàn thay đổi” [44 ,65]

1.1.2 Khái niệm yêu nước

Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng (2011) định nghĩa:“Yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các quốc gia biệt lập” [65, tr 226].

Trang 14

Tinh thần yêu nước của người Việt hình thành và biểu hiện rõ nhất trongđấu tranh chống kẻ thù xâm lược Thật hiếm thấy dân tộc nào trên thế giới lại cóquá trình chống ngoại xâm kiên cường bền bỉ như dân tộc ta mà kẻ thù là những

đế chế hoặc đế quốc vào loại hùng mạnh bậc nhất thế giới Trước cuộc chiến đấukhông cân sức như vậy thì con đường sống còn chiến thắng là phải biết huy độngsức mạnh tổng hợp cả vật chất lẫn tinh thần của toàn dân Hoàn cảnh ấy đã tácđộng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của truyền thống yêu nước, ý chíquật cường bất khuất và niềm tự tôn dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết :

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quý báu của ta Từ xua đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” [50,171]

1.1.3 Khái niệm giáo dục và giáo dục truyền thống yêu nước

“Giáo dục” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Educare” (tiếng Anh là

Education) có nghĩa là “làm bộc lộ ra” Theo nghĩa chung nhất là hình thức họctập theo đó kiến thức, kỹ năng, thói quen của một nhóm người được trao truyền

từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu.Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thểthông qua tự học

Theo từ điển Tiếng Việt, giáo dục:“là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đặt ra”

Dưới góc độ triết học, giáo dục được xem là một quá trình hai mặt: một

mặt đó là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục (sự tác động của trithức, văn hóa nhân loại thông qua nhà sư phạm đến đối tượng học sinh, sinh

Trang 15

viên; mặt khác (chủ yếu hơn) là thông qua sự tác động này mà làm cho đối tượng

tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện, tự nâng mình lên thông qua giáo dục

Một qua điểm khác về giáo dục: giáo dục hiểu theo nghĩa rộng là hoạtđộng (hay quá trình) chuyển giao hệ thống tri thức, kinh nghiệm xã hội của thế

hệ này cho các thế hệ kế tiếp nhằm hình thành và phát triển nhân cách, đáp ứngnhu cầu tồn tại và phát triển của đời sống xã hội trong những giai đoạn lịch sử.Theo nghĩa hẹp, giáo dục gắn với quá trình hình thành và phát triển hệ thống nhàtrường (giáo dục nhà trường) là các hoạt động giáo dục có mục đích và có nộidung chính xác cho từng bậc học và loại hình trường, được thực hiện một cách

có kế hoạch, có hệ thống trong khuôn khổ nhà trường

Ngày nay, giáo dục được coi là một yếu tố giải phóng tiềm năng của conngười, được coi như một lực lượng sản xuất thúc đẩy trực tiếp sự phát triển kinh

tế xã hội, đào tạo lớp người có khả năng giải quyết các mâu thuẫn của thời đại.Phát triển giáo dục trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Giáo dục có nội dung rất phong phú bao gồm giáo dục đạo đức, giáo dụcthẩm mỹ, lao động, kinh tế, quốc phòng, an ninh, chính trị, tư tưởng…Trong đóchính trị - tư tưởng được xác định là một nội dung chủ đạo và có vị trí đặc biệttrong việc rèn luyện, xây dựng các tri thức chính trị, hình thành nhân cách, củng

cố niềm tin, quy định bản chất xã hội, bản chất giai cấp cho đối tượng giáo dục

Giáo dục truyền thống yêu nước là giáo dục cho học sinh sống có lý

tưởng và trung thành với lý tưởng cách mạng Đồng thời cũng chính là thực hiện

mục tiêu của giáo dục: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [điều 2,

Luật Giáo dục, Nxb CTQG, Hà Nội 2005]

Trang 16

Hiện nay, giáo dục truyền thống yêu nước được coi là hoạt động có mụcđích của Đảng Cộng sản, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội nhằm hìnhthành ở học sinh, thanh niên thế giới quan khoa học, rèn luyện bản lĩnh chính trịvững vàng, niềm tin vào sự nghiệp cách mạng do Đảng khởi xướng, lãnh đạo,khắc phục thói thụ động và thờ ơ chính trị, hình thành thái độ đấu tranh khôngkhoan nhượng đối với các tư tưởng phản tiến bộ, thúc đẩy tính tích cực, tự giác,sáng tạo tham gia vào các phong trào cách mạng

Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hội nhập và pháttriển với thế giới, nội dung trọng tâm của giáo dục truyền thống yêu nước làtuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cung cấp thôngtin chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho nhân dân Giáo dục truyền thống yêunước được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp bằng những hình thức,phương pháp đa dạng và phong phú

1.2 Vai trò của giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trung học cơ sở

1.2.1 Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trung học cơ sở góp phần phát triển con người toàn diện

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:“Muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN” [36, tr.448] Đức và tài là hai mặt của cùng một nhân cách con

người, là những nội dung không thể thiếu trong giáo dục con người toàn diện Mục đích cuối cùng của giáo dục toàn diện nhằm tạo ra lớp người có năng

lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu thời đại Hồ Chí Minh xác định “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hoá, kĩ thuật, lao động và sản xuất” [37, tr.190].

Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh là một trong những nội dung

quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện bởi ngoài kiến thức chuyên môn,

Trang 17

văn hóa, người học sinh rất cần được trau dồi tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồidưỡng lòng yêu nước, sự quan tâm tới cộng đồng Luật Giáo dục nước ta chỉ rõ:

“Mục tiêu giáo dục là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc” [45, tr.30-31] Bởi vậy, giáo dục truyền thống yêu nước với

mục đích trang bị thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản và phương phápluận biện chứng chính là góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh

Đó là quá trình tác động đến thế hệ trẻ, giúp họ có nhận thức đầy đủ vềlịch sử dân tộc, hình thành tình cảm yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào vớitruyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông, để từ đó hình thànhnghĩa vụ công dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Việc giáo dục truyền thống yêu nước với mục đích giúp họ hiểu biết sâusắc quá khứ gian khổ, đau thương nhưng anh dũng và vinh quang của dân tộc, từ

đó nhận rõ giá trị của cuộc sống hiện tại để có niềm tự hào, lòng yêu nước, yêuchủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế chân chính; xây dựng thái độ lao động mới,

ý thức tự lực tự cường, có trách nhiệm với xã hội, với tương lai của dân tộc, tiếptục sự nghiệp của các thế hệ cha anh đi trước, xây dựng thành công chủ nghĩa xãhội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ còn nhằm bảo đảm sự

kế tục và thống nhất giữa các thế hệ cách mạng Việt Nam Có thể nói rằng, côngtác giáo dục truyền thống là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triểnđạo đức, nhân cách của thế hệ trẻ Dân tộc Việt Nam với một truyền thống lịch

sử rất đáng tự hào với nhiều chiến công hiển hách: những mốc son, dấu ấn đángnhớ ấy là kết tinh của lòng yêu nước, ý thức tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thầnchiến đấu hy sinh anh dũng của bao thế hệ cha anh đi trước

Trang 18

Giáo dục truyền thống yêu nước là nâng cao tinh thần yêu nước, phẩmchất đạo đức, lối sống XHCN cho học sinh THCS Đó là sự tổng hợp nhữngphẩm chất tích cực của con người nó thể hiện ở sự vững vàng, kiên định trongquan điểm, lập trường chính trị, không hoang mang, dao động trước những biếnđộng và tác động phức tạp của cuộc sống xã hội cũng như những khó khăn,thách thức đối với bản thân; luôn trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc gắnliền với CNXH Bản lĩnh còn thể hiện ở việc dám nghĩ, dám làm, dám chịu tráchnhiệm để thực hiện mục tiêu, lý tưởng đó.

Thông qua giáo dục truyền thống yêu nước, tình yêu nước của học sinhđược hình thành và nâng cao Điều đó được thể hiện ở sự trung thành với chế độXHCN, lòng yêu nước chân chính, kiên định lập trường cách mạng, vững vàngtrước những âm mưu, thủ đoạn tấn công của kẻ địch cũng như không hoang mang,dao động trước những biến động chính trị trên thế giới, góp phần đào tạo lớp người

kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của Đảng và dân tộc Việt Nam

Giáo dục truyền thống yêu nước kết hợp với thường xuyên giáo dục lốisống lành mạnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Giáo dục cho họcsinh tinh thần trọng nghĩa, trung thực, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ướccộng đồng, bảo vệ môi trường, chống mọi tệ nạn và tiêu cực xã hội, tích cực bàitrừ các hủ tục lạc hậu cản trở tiến bộ xã hội Giáo dục cho họ có thái độ đúng,đấu tranh không khoan nhượng với thói hư tật xấu, lên án hành vi vô văn hoá,phi đạo đức

Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam” [21, tr.106].

Trang 19

Giáo dục truyền thống yêu nước góp phần định hướng hoạt động thực tiễntheo hướng nhân văn, tiến bộ, cách mạng, khoa học, sáng tạo làm cho học sinh

thấm nhuần tinh thần của Chủ nghĩa Mác -Lênin là góp phần “cải tạo thế giới”,

tạo nên những học sinh hăng hái đi đầu trên nhiều lĩnh vực, có thái độ, nhận thứctốt và ý thức chính trị cao, có ý chí vượt qua khó khăn, vươn lên lập thân, lậpnghiệp, phát huy mạnh mẽ truyền thống xung kích cách mạng của những thế hệthanh niên cách mạng lớp trước

1.2.2 Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Học sinh THCS chính là những thanh niên có trí thức, có vai trò rất quantrọng đối với sự phát triển đất nước vì đây là một bộ phận quan trọng đóng gópvào nguồn nhân lực chất lượng cao Đại hội X của Đảng xem việc phát huy sứcmạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới nhằm sớm đưa nước

ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020, cơ bản trở thành nướccông nghiệp theo hướng hiện đại là nhiệm vụ chính trị trọng đại nhất của toànĐảng, toàn dân trong giai đoạn hiện nay

Để thực hiện nhiệm vụ đó, trong khi không xem nhẹ việc khai thác ngoạilực, biến ngoại lực thành nội lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta cũngcho rằng, nội lực là chính, trong đó, quan trọng nhất là nhân tố con người Pháthuy đựơc nhân tố con người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ là cái bảo đảm cơ bảnnhất cho thành công của sự nghiệp đổi mới Nghị quyết Trung ương 7, Khoá X

nhấn mạnh: “Thanh niên được đặt ở vị trí trọng tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người” [22, tr.24].

Trước những yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi phải tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và

Trang 20

phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc XHCN Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X

chỉ rõ: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH ” [23, tr.41] “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tạo chuyển biến thực sự trong đạo đức, lối sống và hành động của thanh niên Đồng thời "xây dựng môi trường xã hội lành mạnh để thanh niên rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành… Có chính sách mang tính đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hưởng thụ văn hóa, vui chơi, giải trí của thanh niên”

[24, tr.44]

Giáo dục truyền thống yêu nước qua việc trang bị thế giới quan duy vậtbiện chứng giúp cho học sinh THCS biết yêu lao động, tham gia lao động, họctập một cách nghiêm túc, đem lại chất lượng và hiệu quả cao Từ đó, họ có khảnăng vươn lên làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến để xứng đáng với vị trí vàvai trò của mình trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta

1.2.3.Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá.

Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS là giáo dục đạo đức,

lý tưởng cách mạng, lối sống, niềm tin, góp phần tạo nên một con người có niềmtin sâu sắc trung thành với Đảng, có lập trường vững vàng trước mọi thử thách.Điều đó góp phần giúp học sinh THCS có đủ dũng khí và khả năng bảo vệ hệ tưtưởng vô sản, bảo vệ Đảng Cộng sản và chế độ XHCN, bảo vệ các giá trị văn

hoá truyền thống dân tộc và có sức đề kháng với “Diễn biến hoà bình” của các

thế lực thù địch với hình thức ngày càng thâm độc, tinh vi Chiến lược “Diễn

Trang 21

biến hoà bình” là một bộ phận trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của các

thế lực thù địch Đây là kiểu “chiến tranh không có khói súng, không đánh mà thắng”.

Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS có được phẩm chấtđạo đức và lối sống lành mạnh trong trong điều kiện có sự tác động mặt trái của

cơ chế thị trường ở nước ta và thế lực thù địch thực hiện âm mưu " Diễn biến hoà bình ", chống CNXH ở nước ta Việc xây dựng phẩm chất đạo đức và lối

sống lành mạnh sẽ không phải chỉ là tuyên truyền, hô hào, kêu gọi học sinh làmviệc thiện, không làm điều ác, là sống có tình có nghĩa, là phải hy sinh lợi íchriêng của cá nhân để phục vụ cho lợi ích chung mà vấn đề cốt lõi là phải trang

bị cho họ thế giới quan duy vật biện chứng một cách toàn diện và vững chắc

Từ đó, học sinh thấy được giá trị, ý nghĩa và mục đích cuộc sống của con

người, "không có gì quý hơn độc lập tự do", là "bức tường thép" để ngăn chặn lối

sống cá nhân chủ nghĩa, thực dụng trọng đồng tiền mà các thế lực thù địch đanggieo rắc Học sinh sẽ biết nêu cao tinh thần đấu tranh bảo vệ chân lý, bảo vệ cáiđúng, cái tốt, lên án cái ác, cái xấu và cái tiêu cực; có thái độ kiên quyết, dứtkhoát đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi mọi cái tiêu cực, sa đọa, suy thoái về đạođức và lối sống trong nhà trường cũng như ngoài xã hội

1.3 Nội dung, hình thức, phương pháp và phương tiện giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trung học cơ sở

1.3.1 Nội dung giáo dục truyền thống yêu nước

1.3.1.1 Giáo dục tình yêu gia đình

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm đổi mới của Đảng về gia

đình và giáo dục gia đình Trong mục tiêu tổng quát, nghị quyết đã khẳng định:Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm

Trang 22

năng, khả năng sáng tạo của mỗi các nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồngbào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên về không gian và thời gian đốivới học sinh nên cũng là môi trường đầu tiên tác động đến đạo đức của họ, là conthuyền nhỏ mà vững chắc trao truyền những giá trị tốt đẹp của gia đình và dân

tộc đến các em Gia đình Việt nam với truyền thống: kính trên nhường dưới, chị ngã em nâng, ăn ở hòa hiếu, tôn trọng và biết ơn công lao của ông bà cha mẹ và

sống thuận hòa với làng xóm, dòng họ Quan hệ huyết thống trong gia đình là sợidây vững chắc kết nối các thành viên về mặt sinh học trong gia đình; gia phong,gia lễ là một sợi dây kết nối họ về mặt xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:Trong giáo dục, nếu thiếu sự giáo dục gia đình hoặc giáo dục gia đình không phùhợp với yêu cầu của xã hội sẽ hạn chế nhiều kết quả giáo dục

1.3.1.2 Giáo dục tình yêu quê hương

Tình yêu quê hương được xây dựng từ gốc rễ là lòng yêu thương con

người, tình yêu gia đình, tình cảm huyết thống dòng họ, tình làng nghĩa xóm,tình nghĩa đồng bào và trên hết, cao hơn tất cả là tình yêu đất nước Nhà thơ

Đỗ Trung Quân trong bài thơ “Quê hương” với những hình ảnh dung dị mà đời

thường đã giúp người đọc hiểu được sâu sắc về quê hương và nêu ra một chân

lý: “Quê hương mỗi người chỉ một – Như là chỉ một mẹ thôi – Quê hương nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nổi thành Người” Tình yêu quê hương bắt đầu từ

những điều rất nhỏ hàng ngày - đó là tình cảm trong sáng, cao cả và góp phầnlàm thanh lọc tâm hồn con người Đó cũng là tình cảm gắn kết cá nhân với cộngđồng, tạo nên sự đồng cảm, sự lắng đọng sâu sắc và thường trực trong trái timcon người Chính sự gắn kết ấy làm nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, thành ý chíbất khuất, sức mạnh chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm,

ý thức xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn

Trang 23

Bài thơ “Quê hương” (Giang Nam) lại làm lay động lòng người ở một

khía cạnh khác: sự mất mát người thân yêu ! Đất nước đã mất đi rất nhiều ngườicon trung hiếu, mất đi rất nhiều người dân biết yêu quê hương, đất nước bằnghành động quyết liệt nhất, mà trong hai cuộc kháng chiến đã có đến con sốhàng triệu Bài thơ đã khắc họa thêm một lý do rất sâu sắc để cho hậu thế phải

biết yêu quê hương, đất nước, và phải biết bảo vệ nó : “Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm – Có những ngày trốn học bị đòn roi – Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất – Có một phần xương thịt của em tôi” Và bởi vậy chúng ta

lại càng nhìn rõ thêm giá trị thiêng liêng của tình yêu quê hương, đất nước phảibiết trân trọng, giữ gìn nó Không thể có tình yêu dân tộc chung chung nếukhông xuất phát từ tình yêu con người cụ thể Từ nhận thức đến tình cảm, từ suynghĩ đến hành động luôn thường trực tình yêu quê hương đất nước

Người Việt Nam luôn luôn hướng về nguồn cội, về ông bà, cha mẹ, tổ tiên, về nơi chôn rau cắt rốn của mình, về quê hương, về Tổ quốc với những gì

bình dị, thân quen nhất: “ Anh đi anh nhớ quê nhà - Nhớ canh rau muống, nhớ

cà dầm tương….”

Tình yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến vốn có ở tất cả các dân tộctrên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tùy thuộc vào điều kiện lịch

sử đặc thù của từng dân tộc Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ

là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Chính vì vậy, mà tinh thần yêu nước đó ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hung mạnh đến đâu

Trang 24

1.3.1.3 Giáo dục ý thức, tình cảm yêu thương kính trọng nhân dân ,“ lấy dân làm gốc”

Dân là gốc –tư tưởng chính trị xuyên suốt trong lịch sử dân tộc Việt nam

đã được lịch sử dân tộc kiểm chứng; chỉ khi nào chính quyền an, vì dân, trọngdân thì nước thịnh, khi nào chính quyền xa dân , xem thường dân thì nước suy.Dân là gốc trở thành một triết lý chính trị song hành, định hướng, quyết định sự

thịnh hưng hay suy vong của quốc gia Tư tưởng chính trị này được nhiều bậc trí

thức cùng các vương triều phong kiến Việt nam coi trọng và vận dụng thànhcông trong việc củng cố quyền lực, việc tập hợp sức mạnh của dân vào sự nghiệpbảo vệ tổ quốc, kiến thiết quốc gia Cùng với quá trình phát triển của xã hội, tưtưởng chính trị dân là gốc được bổ sung thêm những giá trị mới tiến bộ, nhằm

đáp ứng được đòi hỏi mới Đến thời đại Hồ Chí Minh, tư tưởng “Dân là gốc” đó

đã phát triển lên một trình độ mới, đáp ứng được những đòi hỏi lịch sử của cuộcđấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp mang lại hạnh phúc cho đại đa số nhân dân

Từ khi mới ra đời, dưới lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, Đảng cộng sảnViệt nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định: cách mạng là sự nghiệp củaquần chúng nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa là của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân Nhân dân là chủ thể của cách mạng, động lực cho cách mạngthành công và đồng thời cũng là mục tiêu của cuộc cách mạng Tư tưởng chínhtrị dân là gốc là bài học kinh nghiệm, đường lối chiến lược góp phần vòa thànhcông của cách mạng Việt nam Bài học đó không chỉ có ý nghĩa trong thực tiễncách mạng mà trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nguyên giá trị

Trong giai đoạn hiện nay việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, chủ động hội nhập sâu, rộng và đời sống kinh tế khu vực và thế giới đòihỏi vai trò của nhân dân là vô cùng quan trọng mang tính quyết định đi đếnthành công

Trang 25

Vai trò của nhân dân là vô cùng to lớn và đặc biệt quan trọng Vì vậy, giáodục truyền thống yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên hiện nay phải gắnyêu nước với yêu thương, kính trọng nhân dân, đó là những yếu tố không thểtách rời Đối với mỗi thanh niên, giáo dục ý thức, tình cảm yêu thương, kínhtrọng nhân dân trước hết thể hiện trong mối quan hệ với gia đình, người thân,thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh, cao hơn là trách nhiệm đối vớicộng đồng, xã hội và hướng tới là xây dựng tư tưởng, tình cảm tin vào dân, dựavào dân, đem tài năng và trí tuệ của mình phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân,phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân.

1.3.1.4 Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc

Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của hàng nghìn năm đánh giặc,giữ nước Biết bao thế hệ anh hùng đã chiến đấu, hy sinh để giữ gìn giang sơngấm vóc, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc Nối tiếp truyền thống đánh giặc giữ

nước của ông cha, với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập - tự do", mấy chục

năm qua, hàng triệu người con yêu quý của dân tộc ta đã ngã xuống Máu đàocủa các liệt sĩ ấy đã viết nên những trang sử vẻ vang và đem lại cuộc sống hòabình, no ấm hôm nay

Hồ Chí Minh trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có đoạn

viết: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc, tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các

bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình Từ những nam

nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để

Trang 26

giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho chính phủ Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước” [49, tr.26].

Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, cùng với việcphải gồng mình chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để mưu sinh, dân tộc tacòn phải thường xuyên đối phó với các thế lực xâm lược để bảo vệ cuộc sốngyên bình của nhân dân, bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu.Những cuộc khởi nghĩa, những cuộc kháng chiến của nhân dân ta đều là nhữngcuộc đấu tranh chính nghĩa và cuối cùng đều giành thắng lợi Cho dù có phải đổmáu, nhưng đó là những hy sinh oanh liệt, cùng với những chiến công tạo nênlịch sử quân sự hào hùng của dân tộc Giá trị ấy khắc sâu vào tâm khảm nhữngngười Việt Nam yêu nước và được nhân loại tiến bộ đồng tình, ủng hộ, ngợi ca Ngày nay, nhân dân ta đang sống trong tự do, độc lập và thực hiện hainhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN Đó cũngchính là sự tiếp nối truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc trong điềukiện mới Vì vậy, xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN là một đòi hỏi kháchquan Có giữ vững được độc lập dân tộc thì chúng ta mới xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội; đồng thời chỉ có thể đưa đất nước phát triển theo con đường xãhội chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì nền độc lập dân tộcmới được bảo đảm vững chắc Sự gắn bó giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xãhội là thuộc tính của cách mạng Việt Nam; là đặc điểm cơ bản phản ánh nộidung cốt lõi và bản chất của ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời

kỳ mới Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trước kia, ngọn cờđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục đích và động lực cơ bản để giảiphóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Yêu nước ngày nay là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, kếthợp hài hòa với chủ nghĩa quốc tế vô sản chân chính, là đem hết nhiệt tình, trí

Trang 27

tuệ và tài năng để xây dựng Tổ quốc theo định hướng XHCN, trước mắt là xâydựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trên tinh thầnhòa bình, hữu nghị và hội nhập, cùng nhau phát triển Trong xu thế hòa bình vàphát triển hiện nay, cần vận dụng chiến lược thắng lợi trọn vẹn không cần đánh

mà khuất phục được kẻ địch, thận trọng đối với chiến tranh và hạn chế chiếntranh, đẩy mạnh các biện pháp ngoại giao, giữ vững môi trường hòa bình, ổnđịnh, tận dụng mọi thời cơ để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

định hướng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới là: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta” Đây là một trong hai nhiệm vụ

chiến lược có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau: Xây dựng chủ nghĩa xã hội

và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Tại Điều 1 và Điều 11 Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện quan điểm kiên

định của Nhà nước và nhân dân ta về chủ quyền đất nước: “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”, “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”.

Trên tinh thần “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệpcủa toàn dân”, tại các Điều 64, 65 Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định vềtrách của Nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và công dân trong việcbảo vệ Tổ quốc như sau:

- Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninhnhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng

Trang 28

hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khuvực và trên thế giới.

- Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng

và an ninh

- Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhândân, với Đảng và nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụbảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninhquốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ

xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốctế

Những quy định này khẳng định hệ thống các quan điểm của Đảng ta vềquốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; khẳng định vị trí, vai trò của nhân dân,sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân là chủ thể, động lực quyết định vậnmệnh của đất nước Hiến pháp xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việccủng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, của Nhândân, do Nhân dân, vì Nhân dân trong đó lực lượng vụ trang nhân dân làm nòngcốt, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bổ sung mục tiêu “góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới” Đây là vấn đề mới so với Hiến pháp năm 1992, thể

hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Đảng ta đồng thời tuân thủHiến chương Liên Hợp Quốc và Điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên, khẳng định Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy làthành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới Như vậy, bảo vệ Tổ quốc được thể hiệntrong Hiến pháp không chỉ bao hàm những nhiệm vụ cụ thể liên quan đến lĩnhvực quốc phòng, an ninh mà với tư duy mới về sức mạnh tổng hợp để bảo vệ Tổ

Trang 29

quốc mà còn cụ thể hóa trong những quy định của Hiến pháp về trách nhiệm bảo

vệ Tổ quốc, Nhà nước ta ban hành Luật nghĩa vụ quân sự, Luật dân quân tự vệ,Luật công an nhân dân, Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam

1.3.1.5 Giáo dục tình yêu lao động

Tinh thần lao động cần cù, tự giác, sáng tạo cũng là một giá trị đạo đức nổibật trong hệ giá trị của dân tộc Việt Nam Thực ra, để kiến tạo ra của cải vật chấtthì bất cứ dân tộc nào cũng phải lao động, cũng phải chịu khó, và họ cũng có thể

tự hào về những thành quả đã tạo dựng được của mình, nhưng dân tộc Việt Namlại là một trường hợp đặc biệt Việt Nam là một nước có nền văn minh nôngnghiệp lâu đời, lao động nông nghiệp là loại hình lao động vất vả, cần nhiều thờigian, công sức mới có hạt gạo, bát cơm để ăn Hơn nữa, thiên nhiên lại quá nhiềunắng gió, mưa bão mà nhiều khi, mùa nắng thì hạn cháy đồng, mùa mưa lại lũlụt Quanh năm suốt tháng, người dân Việt Nam phải lo đắp đập, đào mương lấynước tưới, đắp đê phòng chống bão lụt Hơn nữa, dân tộc Việt Nam lại luôn chịu

sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài Lao động được xem như một yêu cầu tấtyếu để đảm bảo cho sự sinh tồn của dân tộc và trở thành một phẩm chất đạo đứckhông thể thiếu đối với con người Việt Nam

Xã hội XHCN đòi hỏi thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu đời sống của conngười Đòi hỏi đó hoàn toàn phụ thuộc vào lao động nhiệt tình sáng tạo với năngsuất chất lượng cao của người lao động Thái độ lao động tự giác, có kỷ luật, laođộng sáng tạo thể hiện bản chất con người lao động cho xã hội, cho mình màmình làm chủ Đạo đức của con người trước hết được thẩm định bằng thái độ laođộng, hiệu quả lao động đóng góp của họ đối với xã hội Đạo đức mới hoàn toàn

xa lạ với kiểu lao động hình thức, tắc trách, kém hiệu quả và vụ lợi Chủ nghĩahình thức, cảm tính chủ quan trong việc đánh giá đạo đức nhân cách của conngười cần phải được phê phán và khắc phục

Trang 30

Người Việt luôn nhắc nhở nhau rằng, "năng nhặt chặt bị", "kiến tha lâu đầy tổ" Người ta luôn luôn phê phán thói "ăn không ngồi rồi", bởi với họ "nhàn cư vi bất thiện" Và để thực hiện được những ước vọng đó, con người ta cần phải đoàn

kết lại để xây dựng, bảo vệ những thành quả do mình làm ra Lòng yêu nước thậtgiản dị khi mỗi con người trên đất nước ấy làm tốt công việc của mình Yêunước không chỉ là sự hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc mà còn là trách nhiệmvới đồng bào, với tài sản quốc gia không bị thất thoát, với khát vọng góp sức làmdân giàu nước mạnh Người Việt Nam vốn có truyền thống cần cù sáng tạo tronglao động Mỗi người Việt Nam yêu nước đều lao động hết mình để xây dựngcuộc sống ấm no, hạnh phúc, đóng góp xây dựng quê hương

Hiện nay, Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, tiến hành côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng về cơ bản, nước ta vẫn còn là một nướcnông nghiệp lạc hậu, lao động thủ công chiếm phần lớn, đời sống của đại đa sốngười dân còn nhiều khó khăn Vì vậy, phẩm chất cần cù, tự giác, sáng tạo tronglao động của người Việt Nam là một yếu tố thực sự cần thiết để góp phần nângcao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước

1.3.1.6 Giáo dục ý thức xây dựng CNXH

Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng vànhân dân ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là đi lên CNXH, bỏ quachế độ tư bản chủ nghĩa Đây là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và nhân dân tabởi vì: Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới thực sự có độc lập, mới xóa bỏđược áp bức bóc lột, nhân dân mới có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc, có điềukiện phát triển toàn diện Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã

chứng minh tính ưu việt của CNXH: “Chỉ ở trong chế độ XHCN thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng

và sở trường riêng của mình [ 35, tr 29]

Trang 31

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu mà toàn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam đanghướng tới Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, truyền thống yêu nước phảiđược kế thừa và phát huy một cách cao độ hơn bao giờ hết nhưng truyền thống

đó cũng cần phải được bổ sung những nội dung và hình thức mới cho phù hợp.Nếu như trước đây, tinh thần yêu nước truyền thống lấy độc lập dân tộc làm mục

tiêu cao nhất với phương châm “tất cả cho tiền tuyến”, thì ngày nay yêu nước là

gắn độc lập dân tộc với CNXH, độc lập dân tộc là nấc thang để tiến tới mục tiêucao hơn là mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã từng nói :“ Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, chúng ta cần

đẩy mạnh phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc Có xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh mới tạo

ra cơ sở vật chất để bảo vệ Tổ quốc Yêu CNXH là trung thành với chế độ, tíchcực lao động, học tập để xây dựng đất nước

1.3.1.7 Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản

Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức của mỗingười Việt Nam Đó chính là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, vớinhân dân lao động các nước trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi ách

áp bức, bóc lột Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến nhiềunước trên thế giới, các nước tư bản cũng như thuộc địa Nhân dân Việt Nam vừatiến hành sự nghiệp bảo vệ độc lập tự do của dân tộc mình, vừa thực hiện sự giúp

đỡ vô tư, chí tình chí nghĩa đối với các dân tộc anh em “Sự đoàn kết ấy là nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ

xă hội, là hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc Sự đoàn kết ấy dựa trên cơ sở bình đẳng và kết hợp giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế” Nếu

tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì

có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền,

Trang 32

kỳ thị chủng tộc… Những khuynh hướng sai lệch ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡmột quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kếtquốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầuđối địch Đây là một thực tế đã diễn ra ở châu Âu và nhiều khu vực trên thế giớihiện nay.

Có thể nói tinh thần quốc tế trong sáng của nhân dân ta bắt nguồn từ chínhtình thương yêu đối với con người; vì mục tiêu giải phóng các dân tộc bị áp bức,giải phóng giai cấp, giải phóng con người, mang lại tự do và bình đẳng thực sựcho con người Tinh thần này bao gồm tinh thần đoàn kết của nhân dân ViệtNam với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, với nhữngngười tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội Từ chủ nghĩaquốc tế trong sáng đã xây dựng nên tình đoàn kết quốc tế rộng lớn của nhân dânViệt Nam với các dân tộc trên thế giới, góp phần vào những thắng lợi to lớn củanhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới

Trong thời kỳ mới của cách mạng, nguồn lực quan trọng để xây dựng vàphát triển đất nước chính là mở rộng tình đoàn kết quốc tế, quan hệ hợp tác cùng

có lợi, chủ động, tích cực hội nhập, như Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế… Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực" [19, tr.112] Chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước Nếu

tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì

có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa sôvanh, biệt lập, kỳ thịchủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Tất cả những khuynh hướnglệch lạc ấy có thể dẫn đến sự đổ vỡ của một quốc gia dân tộc hay một liên bang

đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối

Trang 33

quan hệ rộng lớn Không phải đối với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào cũng thấyđược tinh thần quốc tế có hay không, trong sáng hay không trong sáng Nhưngviệc giáo dục của Đảng và việc rèn luyện của cá nhân mỗi người về tinh thầnquốc tế lại không thể coi nhẹ Đường lối lãnh đạo của Đảng và những chủtrương, chính sách cụ thể của nhà nước có ý nghĩa định hướng đúng đắn cho việcbồi dưỡng tinh thần quốc tế ở mỗi người

1.3.2 Hình thức giáo dục truyền thống yêu nước

- Giáo dục truyền thống qua các môn học chính khóa: Lịch sử, Ngữ văn, GDCD, Âm nhạc, Mĩ thuật

- Giáo dục truyền thống qua các hoạt động ngoại khóa: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm, tham quan thực tế…

1.3.3 Phương pháp giáo dục truyền thống yêu nước

Phương pháp giảng dạy

-Phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luậnnhóm, phương pháp tình huống, phương pháp đóng vai, phương pháp chuyêngia, phương pháp trực quan

1.3.4 Phương tiện giáo dục truyền thống yêu nước

Phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy bao gồm: diện tích khuôn viên

trường, nhà hiệu bộ, thư viện, phòng làm việc của giáo viên, phòng học máy vitính, giảng đường, hội trường, hệ thống các phương tiện hỗ trợ giảng dạy nhưmáy đèn chiếu, máy rojector, micro không dây các phương tiện khác (bảng từ,

Trang 34

giấy khổ to ) đặc biệt là giáo án, đề cương bài giảng, tài liệu, tham quan di tích lịch sử địa phương

Kết luận chương 1

Truyền thống yêu nước là một giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp của dântộc Việt Nam, là sức mạnh tiềm tàng, nguồn lực không bao giờ cạn trong suốtchiều dài lịch sử của dân tộc Truyền thống ấy được hình thành, thử thách, khẳngđịnh và phát triển qua bao thăng trầm lịch sử Ngày nay, truyền thống yêu nướcđược thể hiện trong công cuộc xây dựng đất nước trên mọi phương diện Đó là

sự nhất trí, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng vào khả năng, sức mạnh tựlực, tự cường trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng xã hộidân chủ, công bằng, văn minh từng bước tiến lên CNXH Đây là sự nghiệp vĩđại, vẻ vang nhưng đầy khó khăn, gian khổ phức tạp và chưa có tiền lệ Để thựchiện thành công sự nghiệp này, một động lực quan trọng hàng đầu là khơi dậy vàphát huy cao độ tinh thần yêu nước XHCN trong toàn Đảng, toàn dân

Công tác giáo dục truyền thống yêu nước là nội dung quan trọng tronggiáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh đặc biệt trong bối cảnh đất nước đanghội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và những hiểm nguy đe dọa chủ quyền dântộc ở Biển Đông Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hiện nay là giáodục tình yêu quê hương; yêu nhân dân lao động, đồng bào, giống nòi, dân tộc;bảo vệ giang sơn, đoàn kết kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm; cần cù,

tự giác, sáng tạo trong lao động; yêu CNXH; yêu nước gắn với tinh thần quốc tế

vô sản

Trang 35

Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN

QUẬN LÊ CHÂN- THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Những yếu tố tác động đến giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THCS ở quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ, là thành phố Cảng

lớn nhất phía Bắc, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và côngnghệ vùng duyên hải Bắc Bộ Diện tích toàn thành phố là: 1529,46km2, dân sốgồm 1,8 triệu người Hải phòng có 15 đơn vị hành chính cấp quận, huyện ( gồm

7 quận, 8 huyện) Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, là một trongnăm thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại một, trung tâm cấp quốc gia.Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, công nghệ thông tin và an ninhquốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợptác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc Phía Đông Nam thành phố giáp biển Đông,phía Bắc giáp huyện Đông Triều và thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, phía TâyNam giáp huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương Đặc biệt huyện Vĩnh Bảo phía Bắcgiáp huyện Tứ Kì-Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, phía Đông Nam giáp Thái Thụy

và Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình Điều kiện địa lý thành phố Hải Phòng đa dạng,phong phú, phức tạp có đồng bằng, vùng núi, hải đảo, biển và thềm lục địa rộnglớn

2.1.2 Về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hải Phòng

Lịch sử hào hùng cùng truyền thống yêu nước của nhân dân thành phố đã

ảnh hưởng không nhỏ tới thế hệ trẻ ngày nay Tiếp bước các thế hệ cha anh, tuổitrẻ Hải Phòng đã không ngừng mở mang kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật.Chính họ đã có mặt trên mọi miền của Tổ quốc, làm nhiều ngành nghề, lập nên

Trang 36

những thành quả to lớn trong lao động, sản xuất và chiến đấu, góp phần xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương Kinh tế thành phố liên tục tăng trưởng ởmức cao, với GDP tăng bình quân hơn 11%/năm, gấp 1,5 lần mức bình quânchung cả nước Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng nâng dần tỷtrọng dịch vụ, công nghiệp, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp, quy mô nềnkinh tế thành phố phát triển mạnh Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét, an ninh - chính trị, trật tự antoàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng - an ninh được giữ vững Vị thế của HảiPhòng là thành phố cảng, cửa chính ra biển tiếp tục được khẳng định và củng cốvững chắc.

Quán triệt đường lối của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng,Đại hội Đại biểu thành phố lần thứ XIII đã đề ra nhiệm vụ 5 năm 2005-2010.Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy lợithế thành phố Cảng, tiếp tục đổi mới vững chắc để Hải Phòng phát triển toàndiện, cơ bản cho thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước 2020

2.1.3 Hải Phòng tự hào về truyền thống vẻ vang trong đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước

Nữ tướng Lê Chân là người có công đầu trong việc khai phá lập nên trang

An Biên xưa (Hải Tần Phòng Thủ) - tiền thân của thành phố Hải Phòng ngàynay Là nơi chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng, địa thế hiểm trở, là cửa ngõvào Đại La - Thăng Long, các vương triều Việt Nam đã từng có những chiến tíchlừng lẫy trong lịch sử chống lại sự xâm lược của láng giềng phương Bắc với cácchiến thắng trên sông Bạch Đằng như trận Bạch Đằng 938 của Ngô Quyền; trậnBạch Đằng 981 của Lê Hoàn; trận Bạch Đằng 1288 của Trần Hưng Đạo Tronggiai đoạn 1955- 1975 Hải Phòng là thành phố Cảng lớn nhất miền Bắc, tiếp nhậnphần lớn hàng viện trợ quốc tế và là căn cứ xuất phát của đường Hồ Chí Minhtrên biển Vì vậy, trong các cuộc leo thang đánh phá miền Bắc, máy bay của

Trang 37

không quân Mỹ đã tập trung bắn phá ác liệt Hải Phòng, tiến hành phong tỏa cảngnhằm hủy diệt đầu mối giao thông vận tải, ngăn chặn chi viện của miền Bắc chomiền Nam và của quốc tế với Việt Nam Nhiều nhà máy, công trình xây dựngbến cảng, đường giao thông, cầu phà và khu dân cư bị phá hủy hoàn toàn Kể từtrận đầu bắn rơi máy bay Mỹ trên đảo Bạch Long Vĩ (26/ 03/1965) đến chiếnthắng oanh liệt trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân và dân HảiPhòng đã chiến đấu trên 4000 trận, bắn rơi 317 máy bay Mỹ (trong đó có 5 pháođài bay B52), 28 lần bắn cháy tàu chiến của hải quân Mỹ Do những thành tích

đó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thành phố đã được nhà nướctrao tặng huân chương Độc lập hạng nhất, huân chương Kháng chiến hạng nhất,huân chương Chiến công hạng nhất và huân chương Sao vàng (1985)

Với vị trí địa lý chiến lược quan trọng, Hải Phòng được xác định là địa

bàn trọng yếu về an ninh, quốc phòng; là mục tiêu mà thế lực thù địch luôn lợidụng sơ hở để phục vụ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam Nhìn lại quákhứ lịch sử cũng như cuộc sống hiện nay, người Hải Phòng có quyền tự hào vềtruyền thống vẻ vang của dân tộc và quê hương mình như:

- Lao động cần cù sáng tạo, chinh phục và cải tạo tự nhiên để phát triển sảnxuất, tạo dựng cuộc sống

- Tinh thần yêu quê hương, sống nhân nghĩa thủy chung

- Có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ý chí tự lực tự cường

- Hải Phòng là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhiều anh hùng, nhiều danh nhân đãsinh ra và lớn lên trên chính nơi này

- Truyền thống cách mạng và năng động sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới

2.1.4 Những yếu tố quốc tế

Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng quốc tế, vì vậymọi sự thay đổi tích cực hay tiêu cực từ thế giới đều ảnh hưởng đến Việt Nam,đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, tư tưởng Đối với thanh niên,

Trang 38

sự thay đổi của tình hình thế giới cũng tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm,cách tiếp cận thông tin, thái độ chính trị của họ Văn kiện Đại hội XII của Đảng

nhận định: “Trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng phố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạng…tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới Đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp ASEAN trở thành Cộng đồng, tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực, nhưng cũng đứng trước nhiều kho khăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài”[10].

Trang 39

2.1.5 Những yếu tố trong nước

Thứ nhất, do chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến giáo

dục và đào tạo Đó là sự quan tâm toàn diện, trên tất cả mọi lĩnh vực Nhà nướccòn áp dụng hàng loạt những biện pháp tích cực để tăng cường chất lượng giáodục Chính nhờ sự đầu tư của Nhà nước mà các trường không ngừng được củng

cố, cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, nhiều trường được hiện đại hóa từngbước, nhờ đó mà thanh niên có điều kiện học tập tốt hơn Với nội dung chươngtrình giảng dạy không ngừng được hiện đại hóa, cùng với quá trình đổi mớiphương pháp giảng dạy, học sinh được tiếp cận tri thức toàn diện, hiện đại, tăngcường tính tích cực, tự đào tạo của mình Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII

khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[10].

Thứ hai, tác động của tình hình kinh tế - xã hội

Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) là Đại hội mang ý nghĩa bước ngoặt đối

với sự phát triển của đất nước ta Đại hội VI chấm dứt một thời kỳ lạc hậu, trìtrệ, mở ra một thời kỳ mới – đổi mới và hội nhập Trải qua 30 năm đổi mới đếnnay, đất nước ta đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực

Trang 40

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5năm 2011 – 2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI tại Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ XII đã nêu bật những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch

sử mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được Theo đó: tốc độ tăng tổngsản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm đạt trên 5.9%/năm Quy mô vàtiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng lên; GDP năm 2015 đặt 193.4 tỷ USD, bìnhquân đầu người khoảng 2.109 USD Ba khâu đột phá chiến lược được tập trungthực hiện và đạt kết quả tích cực (thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện, môi trường đầu tư, kinh doanh và năng lựccạnh tranh có bước được cải thiện; phát triển nguồn nhân lực và khoa học, côngnghệ đạt được những kết quả tích cực; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng

hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt kết quả quan trọng); cơ cấu lại nềnkinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt được kết quả bước đầu; vănhóa, xã hội có bước phát triển, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sốngnhân dân tiếp tục được cải thiện; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứngphó với biến đổi khí hậu được tăng cường; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nướcđược nâng lên, cải cách hành chính đạt được những kết quả tích cực, công tácphòng, chống tham nhũng, lãng phí được chú trọng; quốc phòng, an ninh đượctăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững; công tác đối ngoại và hội nhậpquốc tế được chủ động đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực

Những thành tựu trên đã khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hộicủa nước ta là hoàn toàn đúng đắn, công cuộc đổi mới đã và đang đạt đượcnhững thành công to lớn Thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đã đem lạiniềm tin cho nhân dân vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập vàphát triển, khơi dậy tinh thần dân tộc, tích cực chính trị - xã hội, hòa mình vào sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của các tầng lớn nhân dân

Thứ ba, tác động của các yếu tố văn hóa tinh thần

Ngày đăng: 08/10/2017, 13:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w