1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài 6 Quản lý hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế ở cơ sở

87 2,1K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 5,07 MB

Nội dung

• Nghị quyết TW 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo • Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngườ

Trang 2

Mục tiêu

Trang 3

Tài liệu

• Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Những vấn

đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước (Giáo trình Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính), Nxb Lý luận chính trị.

• Nghị quyết TW 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc.

• Nghị quyết TW 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

• Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

• Nghị quyết TW 6, khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc SKND trong tình hình mới

Trang 4

Nội dung chính

Trang 5

Sự khác biệt ở đây là gì???

Trang 6

Nhu cầu của con người

Trang 7

1 Quản lý hoạt động văn hóa ở cơ sở

Trang 8

1.1.1 Khái niệm văn hóa

• Tổng GĐ UNESCO: “Văn hóa phản ánh và thể

hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra ở hiện tại, qua hàng bao thế kỷ,

nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên

đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”

Trang 9

Chủ tịch Hồ Chí Minh

• “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công

cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện sử dụng Toàn bộ những sáng

tạo và phát minh đó tức là văn hóa”

Trang 10

Có thể thấy

Trang 11

Khái niệm

• “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị

vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội

của mình” – Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TP HCM

1997, tr27.

Trang 12

Văn hóa Văn hiến Văn vật Văn minh

thần

Chứa các giá trị vật chất

Thiên về giá trị vật chất, kỹ thuật

Có bề dày truyền thống Là lát cắt

của thời đại

quốc tế

Trang 14

Đặc điểm của văn hóa

Trang 15

Chức năng của văn hóa

Trang 16

Giáo dục???

•Hướng con người theo những chuẩn mực giá trị

• Thực hiện bằng truyền thống văn hoá, bằng các

giá trị

(Truyền thống văn hoá là những giá trị tương đối

ổn định, những kinh nghiệm tập thể thể hiện dưới những khuôn mẫu XH được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng qua thời gian và được cố định dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp,

dư luận )

Trang 17

Nhận thức???

• Con người luôn có nhu cầu hiểu biết, nhu cầu tìm tòi và sáng tạo, VH trang bị cho con người những tri thức cần thiết để làm chủ tự nhiên,

xã hội và bản thân

Trang 18

Thẩm mỹ???

• Nhu cầu vươn tới cái đẹp

• Cái đẹp tìm thấy ở trong thiên nhiên, trong các sản phẩm văn hoá, trong những con người có văn hoá

• VH nhấn mạnh phải có lối sống cao thượng, nhân bản, ứng

xử thích hợp và ca ngợi nó, đồng thời phê phán những thói

hư tật xấu, những lệch chuẩn XH bằng thái độ tức giận, chê cười

Trang 19

Giải trí???

• VH thực hiện chức năng này thông qua các sản phẩm, các hoạt động văn hoá, nó giúp bù đắp lại SLĐ đã mất, khơi dậy tiềm năng văn hoá, văn nghệ, TDTT tiềm ẩn trong con người

Trang 20

Tóm lại

Trang 21

1.1.2 Vai trò của văn hóa

Trang 22

1.1.3 Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

- ĐSVH là tất cả nội dung và cách thức, hình thức

hoạt động văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu hưởng thụ và phát triển của con người trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định

- ĐSVH ở cơ sở là toàn bộ các sinh hoạt văn hóa diễn ra ở cơ sở, là đời sống văn hóa diễn ra ở cộng đồng gia đình, làng, bản, doanh nghiệp, cơ quan, bệnh viện…

Trang 23

1.1.4 Thiết chế văn hóa ở cơ sở

• Thiết chế văn hóa là nơi diễn ra, chuyển tải các hoạt động văn hóa

• Thiết chế văn hóa ở cơ sở là nơi diễn ra, chuyển tải các hoạt động văn hóa Bao gồm cả phần hữu hình và vô hình như: Có phần cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng; Phần tổ chức bộ máy, nhân sự và cơ chế, chính sách

Trang 24

1.2 Quan điểm của Đảng

• Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị.

• Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn dân chủ và khoa học.

Trang 25

• Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

• Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.

• Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Trang 26

1.3 Nội dung quản lý

Trang 27

Các loại hình hoạt động VH cơ sở

- Thông tin, tuyên truyền cổ động

- Giáo dục truyền thống

- Văn nghệ quần chúng

- Thư viện, đọc sách

- Xây dựng nếp sống văn hóa

- Thể dục thể thao, vui chơi giải trí

Trang 28

Đội Thông tin – Tuyên truyền – Cổ động

Trang 29

Xây dựng nếp sống văn minh

• Cả nước hiện có gần 8.000 lễ hội

• Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12-1-1998, của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg, ngày 23-3-1998, của Thủ tướng Chính phủ, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên phạm vi cả nước đã có sự tiến

bộ rõ rệt Nổi bật là trật tự kỷ cương từng bước được thiết lập, nhận thức về luật pháp và ý thức tôn trọng pháp luật của người dân được nâng lên Vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động văn hóa

cơ sở được khẳng định rõ rệt.

Trang 30

Ngày đầu mới tái lập

Trang 31

Năm 2000

Trang 32

Năm 2010

• 92.678/135.557 hộ gia đình văn hóa

(67,6%),

• 1.090 làng bản, thôn tổ văn hóa (50%)

• 1.254 cơ quan, đơn vị văn hóa

Trang 33

Năm 2015

• 118.964/151.807 hộ gia đình văn hóa

(78,37%),

• 1.579/2.197 làng, bản tổ dân phố đạt

chuẩn văn hóa (72%),

• 1.581 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng

ký đạt chuẩn văn hóa (90%)

Trang 34

Hiếu/Hỉ/Lễ hội

• Trong đám tang đã khắc phục được tình trạng tổ chức ăn uống linh đình, trên 90% số đám tang đã không để người chết trong nhà quá thời gian quy định (48 giờ) Huyện Bát Xát và Sa Pa đã cải tạo được tập quán không cho người chết vào áo quan đạt kết quả tích cực

• 94% số đám cưới thực hiện đúng quy định của pháp luật, các hủ tục thách cưới cao mang tính gả bán, tổ chức ăn uống linh đình đã dần được xóa bỏ

• Các lễ hội Lào Cai từ dân gian đến lễ hội dương đại được khôi phục, duy trì, phát triển và thực hiện đúng quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa TT&DL đã tạo thành sinh hoạt văn hóa cộng đồng hấp dẫn thu hút nhiều du khách tham dự…

Trang 35

Thiết chế văn hóa

• Từng bước được củng cố, xây dựng, đáp

ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân

dân.

• Năm 1999, toàn tỉnh Lào Cai mới có 12 thôn bản có nhà văn hoá

• 2015, toàn tỉnh có 1.386 nhà văn hóa, trong

đó 1.322 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố

• Tổng kinh phí đầu tư xây dựng nhà văn hóa thôn bản trong giai đoạn từ 2000 đến nay

khoảng 107 tỷ đồng

Trang 36

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao

• Được khôi phục phát triển mạnh mẽ và duy trì thường xuyên, nhân dân tự đóng góp kinh phí tổ chức

• Đến hết năm 2015, 1.014 đội văn nghệ, 977 đội thể thao từ 01 môn trở lên Các đội văn nghệ, thể thao cơ sở bình quân mỗi năm tổ chức được từ 5-

7 buổi văn nghệ - thể thao/đội

• Năm 2015 tổ chức 1.218 cuộc thi đấu thể thao, 1.080 đêm giao lưu văn hoá - văn nghệ, hội thi - hội diễn

 Góp phần nâng cao mức hưởng thụ và tham gia sáng tạo Văn hóa - Thể thao cho nhân dân ngay

Trang 37

Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát

huy giá trị di sản phi vật thể

• Bảo tồn Hội Hát qua làng dân tộc Dao thôn Làng Trung, xã Bản Phiệt,

huyện Bảo Thắng;

• Quay phim Bảo tồn lễ hội Lồng tồng người Tày xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng;

• Bảo tồn nghi lễ Ga Tu tu người Hà Nhì xã Y Tý, huyện Bát Xát;

• Bảo tồn lễ hội Gầu tào của người Mông xã Pha Long, huyện Mường

Khương;

• Bảo tồn Hội hát đầu xuân của người Dao xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng;

• Bảo tồn Lễ hội Roóng poọc của người Giáy xã Đồng Tuyển, huyện Bát Xát;

• Bảo tồn lễ hội Khô Già Già của người Hà Nhì đen xã Y Tý, huyện Bát Xát;

• Bảo tồn Tết mồng 8/4 của người Bố Y xã Thanh Bình, Mường Khương;

• Bảo tồn Hội cốm người Tày, xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên;

• Bảo tồn lễ cúng rừng người Nùng, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường

Trang 38

Nội dung quản lý

1.3.2.1 Chỉ đạo tổ chức và vận động nhân dân xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa

1.3.2.2 Tổ chức quản lý các hoạt động thông tin, tuyên truyền và cổ động

1.3.2.3 Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội

1.3.2.4 Bảo vệ và phát huy các giá trị các di tích lịch sử văn hóa

1.3.2.5 Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở cơ sở

1.3.2.6 Quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa

Trang 39

Nhiệm vụ của chính quyền

• Thực hiện xã hội hóa các phong trào

• Điều tra đánh giá tình hình thực trạng, nắm vững nhu cầu, nguyện vọng của các đối tượng ở cơ sở, căn cứ vào điều kiện thực tế để từ đó có biện pháp giải quyết đúng đắn.

• Tổ chức mọi hoạt động thông tin với nhiều quy quy mô khác nhau từ nhỏ đến lớn.

• Chủ động liên kết, phối hợp với các ngành các cấp, các

tổ chức KT-XH, các đơn vị trên địa bàn để huy động

Trang 40

• Xây dựng kế hoạch chương trình hành động ngắn hạn, dài hạn và dự trù ngân sách tổ chức thực hiện hoạt động văn hóa thông tin

• Vận động tổ chức các hội quần chúng, xây dựng các quỹ hoạt động văn hóa thông tin Tham gia làm kinh tế để có kinh phí hoạt động

• Bám sát nhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa phương, nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hóa

• Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác văn hóa

Trang 41

1.4 Phương thức quản lý văn hóa

1.4.1 Quản lý văn hóa bằng pháp luật

1.4.2 Quản lý văn hóa bằng chính sách

1.4.3 Quản lý văn hóa bằng đầu tư

1.4.4 Quản lý bằng biện pháp tuyên truyền giáo dục văn hóa

1.4.5 Quản lý văn hóa bằng kiểm tra, giám sát

Trang 43

Chi ngân sách Nhà nước

Trang 44

Chi bao nhiêu cho văn hóa???

• Theo Ban chỉ đạo Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất

nước” trên địa bàn tỉnh , nguồn chi cho

hoạt động văn hóa chiếm tỷ lệ khoảng 3%

tổng thu ngân sách hàng năm

Trang 46

2 Quản lý hoạt động giáo dục

• Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là

hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu

• Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục

• Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học,

và giáo dục đại học.

Trang 47

2.1 Vai trò của giáo dục

2.1.1 Khái niệm

GD là quá trình trang bị và nâng cao

kiến thức, hiểu biết về thế giới khách

quan; kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt

động nghề nghiệp cũng như hình

thành nhân cách con người.

Trang 48

Triết lý giáo dục

Trang 49

Vai trò của người học

Quá trình giáo dục

Trang 50

Tự giáo dục - Ai là trung tâm???

Trang 51

Vai trò sản xuất???

• Vậy “nhà sản xuất” của quá trình giáo dục chính là người học; còn Nhà nước, nhà trường, nhà giáo hay gia đình là chất xúc tác hỗ trợ cho quá trình tự giáo dục của người học

Trang 52

• Cần tạo môi trường để người học được làm chủ quá trình học tập của mình, từ đó phát triển tư duy độc lập hòng biến kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của những người khác thành “tài sản” của mình

• Người học sẽ trả lời ba câu hỏi: Học để làm gì? Học những gì để đạt mục tiêu đó? Học như thế nào?

• Người học cần biết rõ là mình muốn trở thành ai và làm sao để trở thành một con người như vậy

Trang 53

Vai trò của người dạy???

• Phải thay đổi!!!

• Dạy kiến thức  Truyền cảm hứng/Hướng

dẫn/Cùng xây dựng mục tiêu, phương pháp

• Muốn vậy: Thầy phải tạo môi trường và hỗ trợ người học

• Đó là sự khác biệt giữa: Người thầy với Thợ dạy

Trang 54

Nhà trường

• Có một sứ mệnh chung là tập hợp các nhà giáo, nhà nghiên cứu, chuyên gia để tạo

ra môi trường tốt nhất, điều kiện tốt nhất cho người học làm chủ sự học của họ

• Là nơi xác lập những chuẩn mực về đạo đức và lương tâm của xã hội, là nơi sáng tạo, chia sẻ và truyền bá tri thức

Trang 55

Nhà nước

• Đưa ra những “luật chơi” để các chủ thể giáo dục thực hiện đúng và thực hiện tốt vai trò của mình trong hệ thống giáo dục và trong quá trình giáo dục Nếu luật chơi không phù hợp có thể sẽ “giết chết” vai trò của các chủ thể khác trong giáo dục

• Định hình chiến lược giáo dục quốc gia và cùng các chủ thể giáo dục khác hiện thực hóa chiến lược này

Trang 56

Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu

Trang 57

2.1.2 Vai trò của GD

• GD-ĐT sẽ góp phần nâng cao dân trí, yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của một quốc gia

• GD-ĐT sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao (trình độ, đạo đức, tác phong, thể lực), đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH

• GD-ĐT là môi trường để phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

Trang 58

2.2 Quan điểm phát triển GD

- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn

đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất

Trang 59

- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

Ngày đăng: 01/11/2018, 07:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w