MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cấp cơ sở là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta. Đây là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước. Môi cấp cơ sở là một cộng đồng xã hội cùng địa bàn sinh sống với các mối quan hệ qua lại đa dạng, phức tạp: quan hệ họ hàng, dòng tộc, quan hệ với các tổ chức, đoàn thế quần chúng...Trong cuộc sống cộng đồng, lúc này lúc khác không thế tránh khỏi những va chạm, xích mích, tranh chấp giữa: vợ chồng, cha mẹ và con cái, giữa anh chị em, họ hàng, làng xóm... Việc ứng xử, giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn đó luôn được nhân dân ta coi trọng, đề cao đạo lý có từ ngàn đời nay: một điều nhịn, chín điều lành, bán anh em xa mua lảng giềng gần, chồng giận thì vợ bớt lời ... bằng tình cảm và truyền thống đạo lý mang sẵn trong mình, người Việt Nam biết lựa lời, khuyên nhủ, hòa giải nhằm làm cho các bên tranh chấp giảm bớt căng thẳng, bình tĩnh trao đổi để thông cảm, hiểu nhau hơn, từ đó dẹp bỏ mâu thuẫn,hàn gắn lại những rạn nứt, thậm chí đã đổ vỡ trong quan hệ gia đình, họ tộc, làng xóm. Hòa giải ở cơ sở là một truyền thống, một đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hoạt động hòa giải mang đậm tính nhân văn, hoạt động vì mọi người và trên cơ sở tình người. Mục đích chính của công tác hòa giải ở cơ sở là nhằm giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết tương thân, tương ái trong cộng đồng, tập thể, hàn gắn, vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình. Hòa giải mang lại niềm vui cho mọi người, mọi nhà, góp phân giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức pháp luật của người dân. Hòa giải ở cơ sở có vai trò quan trọng trong việc góp phần giải quyết vi phạm pháp luật và tranh chấp. Nhận thấy sự cần thiết của việc xem xét vai trò quan trọng của công tác hòa giải trong quản lý xã hội cấp cơ sở, cũng như sự hạn chế về số lượng các đề tài nghiên cứu một vấn đề cụ thể trong quản ly xã hội cấp cơ sở. Trước tiên giúp cho bản thân người viết hiểu sâu sắc hơn về vấn đề, đồng thời người viết mong muốn đóng góp những hiểu biết của bản thân về vai trò quan trọng của hòa giải trong quá trình quản lý xã hội cấp cơ sở. Kết cấu của tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 3 chương: Chương I: Những lý luận chung về quản lý xã hội và công tác hòa giải cấp cơ sở. Chương II: Vai trò của công tác hòa giải trong quản lý xã hội cấp cơ sở ở nước ta hiện nay. Chương III: Phát huy hơn nữa vai trò của công tác hòa giải trong quản lý xã hội cáp cơ sở ở nước ta hiện nay.