Quản lý nhà nước về bảo trì, duy tu và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố Bến Tre

37 322 0
Quản lý nhà nước về bảo trì, duy tu và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố Bến Tre

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ, DUY TU CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ 1.Một số khái niệm: 1.1Đô thị: là điểm dân cư tập chung có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng thích hợp, có quy mô dân sô, có mật độ dân số, tỷ lệ dân số phi nông nghiệp theo các quy định trong Nghị định số 42/2009/ NĐ - CP ngày 07 tháng 05 năm 2009 về việc phân loại đô thị, tổ chức lập,thẩm định đề án và quyết định công nhận loại đô thị. 1.2 Kết cấu hạ tầng: là tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư. Kết cấu hạ tầng bao gồm: hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật (Hạ tầng kỹ thuật ). Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện, chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước, cây xanh công viên và các công trình khác. Đây là những cơ sở vật chất,thiết bị kỹ thuật, những công trình phục vụ các hoạt động sản xuất và cuộc sống hàng ngày của người dân trong đô thị, nó là những công trình mang tính dịch vụ công cộng nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của cộng đồng dân cư và bảo vệ môi trường sống ở đô thị. 2. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Sản phẩm đầu ra của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đều là sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ công cộng. Do đó những sản phẩm này vừa mang những đặc điểm của các sản phẩm dịch vụ vừa có những đặc điểm của các hàng hoá công cộng. Chính yếu tố này quy định phương thức và hình thức đầu tư, quản lý các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật . Nhìn chung, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có các đặc điểm chủ yếu sau: Đặc điểm cơ bản nổi bật nhất của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là tính hệ thống đồng bộ của nhiều “nhánh” khác nhau trong quan hệ tổng thể. Nếu một khâu nào đó trong hệ thống không được thiết kế xây dựng sẽ ảnh hưởng đến vận hành toàn bộ, thậm chí gây ách tắc, chẳng hạn một đô thị có đầy đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông vận tải (như hệ thống cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt...) nhưng cũng không thể khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp nếu như không có đủ nguồn điện hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Do vậy tính hệ thống đồng bộ là đặc điểm đặc biệt của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tính hệ thống đồng bộ đặt ra cho công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền đô thị là phải kết hợp một cách đồng bộ và chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành trên các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế thấp nhất lãng phí khi xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật . Đặc điểm thứ hai của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là tính định hướng. Đặc điểm này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như vốn đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, là yếu tố mở đường cho các hoạt động kinh tế- xã hội... đặc điểm này đòi hỏi mỗi quốc gia phải có quy hoạch dài hạn, chiến lược, quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết bố trí hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật . Cách làm chắp vá đến đâu hay đến đấy, sẽ hạn chế phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật , thậm chí gây ách tắc, cản trở phát triển kinh tế- xã hội của đô thị. Đặc điểm thứ ba của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là tính chất vùng và địa phương: việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị phụ thuộc nhiều yếu tố như địa lý, địa hình, trình độ phát triển, tập quán văn hóa, kiến trúc... vì thế hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng, địa phương rất rõ nét. Yêu cầu này đặc ra cho công tác quản lý là trong việc xác định hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và thiết kế đầu tư, sử dụng nguyên vật liệu vừa đặt trong hệ thống chung của quốc gia, vùng lãnh thổ vừa phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đặc điểm thứ tư là cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có tính chất dịch vụ và tính cộng đồng cao, hầu hết các sản phẩm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật là sản phẩm trung gian, cung cấp các dịch vụ để ngành khác tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế việc đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất phức tạp. Hơn nữa nhiều loại cơ sở hạ tầng kỹ thuật là những dịch vụ, hàng hóa công cộng, phục vụ chung cho nhiều ngành, nhiều người. ví dụ như ngành cấp nước vừa kinh doanh nước sạch nhưng vừa đảm bảo yêu cầu phục vụ nước sinh hoạt cho tất cả mọi người dân. Đặc điểm này đòi hỏi phải giải quyết quan hệ giữa yêu cầu kinh doanh và phục vụ mang tính phúc lợi và đảm bảo mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. 3.Nội dung bảo trì, duy tu và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 3.1 Quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu của từng loại quy hoạch và tính chất đặc thù của từng địa phương. - Quy hoạch giao thông phải xác định quỹ đất dành cho xây dựng và phát triển giao thông; vị trí, quy mô các công trình đầu mối; tổ chức mạng luới giao thông đô thị (bao gồm trên mặt đất, dưới mặt đất và trên cao). Xác định phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn giao thông; - Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng phải xác định các khu vực thuận lợi xây dựng; khu vực cấm và hạn chế xây dựng; cao độ xây dựng; mạng lưới thoát nước mưa và các công trình đầu mối; - Quy hoạch cấp nước phải xác định nhu cầu; lựa chọn nguồn; xác định vị trí, quy mô các công trình cấp nước (bao gồm mạng lưới tuyến truyền tải và phân phối, nhà máy, trạm làm sạch); phạm vi bảo vệ nguồn nước và hành lang bảo vệ các công trình cấp nước; - Quy hoạch thoát nước thải phải xác định tổng lượng nước thải; vị trí và quy mô các công trình thóat nước (bao gồm mạng lưới tuyến ống thoát, nhà máy, trạm xử lý nước thải); khoảng cách ly vệ sinh và hành lang bảo vệ các công trình thóat nước thải; - Quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng phải xác định nhu cầu sử dụng năng lượng, chiếu sáng; nguồn cung cấp; yêu cầu bố trí địa điểm, quy mô các công trình đầu mối; mạng lưới truyền tải, mạng lưới phân phối; hành lang an toàn và phạm vi bảo vệ các công trình; - Quy hoạch xử lý chất thải rắn phải xác định tổng lượng chất thải; vị trí, quy mô các điểm trung chuyển, các cơ sở xử lý chất thải rắn, các công trình phụ trợ, khoảng cách ly vệ sinh của các cơ sở xử lý chất thải rắn; - Quy hoạch thông tin liên lạc phải xác định tuyến truyền dẫn thông tin, vị trí, quy mô trạm vệ tinh, tổng đài và các công trình phụ trợ kèm theo. 3.2. Công tác bảo trì đường bộ Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. Công tác bảo trì đường bộ là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoạt động bình thường và đảm bảo an toàn sử dụng công trình. Công tác bảo trì đường bộ bao gồm công tác bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất. +Bảo dưỡng thường xuyên là công việc hằng ngày hoặc theo định kỳ hang tuần hoặc hang tháng, hàng quý, nhằm theo dõi tình trạng đường bộ, đưa ra giải pháp ngăn chặn hư hỏng, sửa chữa kịp thờinhững hư hỏng nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng đường bộ, duy trì tình trạng làm việc bình thường của đường bộ để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt. +Sửa chữa định kỳ là công tác sửa chữa hư hỏng đường bộ theo thời hạn quy định, kết hợp khắc phục một số khuyết tật của đường bộ xuất hiện trong quá trình khai thác, nhằm khôi phục tình trạng kỹ thuật ban đầu và cải thiện điều kiện khai thác của đường bộ. công tác sửa chữa định kỳ bao gồm sửa chữa vừa và sửa chữa lớn; giữa hai kỳ sửa chữa lớn có ít nhất một lần sửa chữa vừa. +Sửa chữa đột xuất là sửa chữa các sự cố hư hỏng đường bộ do thiên tai lũ lụt, bão hoặc các sự cố bất thường khác gây ra. Đơn vị quản lý đường bộ trực tiếp phải chủ động lập phương án, khẩn trương huy động mọi lực lượng về nhân lực, thiết bị, vật tư để tổ chức phân luồng, khắc phục đảm bảo giao thông và báo cáo nhanh về cơ quan quản lý đường bộ để được hỗ trợ. 3.3. Công tác cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp- thoát nước Hệ thống cấp nước là một hệ thống bao gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến khách hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan. Hệ thống thoát nước là tập hợp các công trình thu nhận, vận chuyển (cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà) và xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn nước (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả và các công trình phụ trợ khác). Công tác cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp- thoát nước là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoạt động bình thường và đảm bảo an toàn sử dụng hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn thành phố . Công tác cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp- thoát nước cũng bao gồm công tác bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất như công tác bảo trì đường bộ . 3.4. Công tác bảo trì, duy tu vỉa hè Chỉnh trang, nâng cấp, xây mới vỉa hè, lề đường, cải tạo miệng thu nước hầm ga, thanh bồn cây xanh…. 3.5. Công tác bảo trì,duy tu hệ thống cung cấp điện, chiếu sáng công cộng Công tác bảo trì,duy tu hệ thống cung cấp điện, chiếu sáng công cộng gồm lắp đặt, sửa chữa hệ thống chiếu sáng công cộng, di dời hạ tầng kỹ thuật … 3.6. Công tác bảo trì, duy tu và phát triển hệ thống cây xanh Công tác bảo trì, duy tu và phát triển hệ thống cây xanh bao gồm việc tăng cường các mảng xanh đô thị ( công viên, tiều đảo); sửa chữa, xây dựng các bồn hoa, cây xanh dọc các tuyến đường…

Ngày đăng: 01/07/2018, 09:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan