Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố vũng tàu, tỉnh bà rịa vũng tàu

28 264 0
Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố vũng tàu, tỉnh bà rịa vũng tàu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Bất kì nhà nước nào cũng thực hiện song hành hai chức năng cai trị và phục vụ. Cùng với xu thế đổi mới, sự phát triển của xã hội loài người thì chức năng phục vụ được đặt lên hàng đầu, điều này đánh giá tính tích cực của một nhà nước nhất định. Cung ứng DVCC nói chung và DVCI nói riêng là một trong những hoạt động thể hiện chức năng phục vụ của nhà nước. Sự phát triển ngày càng cao của xã hội đòi hỏi nhà nước phải cung ứng DVCI với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu của người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng hình ảnh địa phương văn minh, hiện đại. Ngược lại muốn phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo bộ mặt, điểm nhấn cho địa phương thì không thể thiếu nhiệm vụ cung ứng DVCI. Một nhà nước tốt không phải là nhà nước chăm chăm vào cung ứng DV HCC hay phát triển kinh tế mà không chăm lo đến việc phục vụ nhu cầu người dân, đảm bảo điều kiện sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống, không cung ứng những dịch vụ để tạo cuộc sống an toàn, tiện nghi cho nhân dân. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về cung ứng DVC, DV HCC tuy nhiên mảng DVCI cho dù rất quan trọng nhưng vẫn bị bỏ ngỏ;các đề tài nguyên cứu của Học viện, đặc biệt là đề tài của sinh viên cuối khóa ít tập trung cho lĩnh vực nàyDVCI gần như còn khá mới. Vì vậy sinh viên chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà RịaVũng Tàu”. Vì lý do DVCI bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: điện, nước, chiếu sáng, vệ sinh môi trường, cây xanh đô thị,... Để đảm bảo bài báo cáo đúng theo hướng dẫn của bộ môn Quản lý công và đảm bảo làm rõ về nội dung nên sinh viên tập trung vào hai mảng DV CSCC và DV VSMT. Các phần cơ sở lý luận sinh viên phân tích theo khái niệm DVCI, tuy nhiên ở phần đánh giá, giải pháp và những phần cần thiết có sự tách bạch 2 dịch vụ CSCC và VSMT thÌ sinh viên tách riêng nhằm đảm bảo sát về nội dung từng loại DV cụ thể. PHẦN 2: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP I. TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu là cơ quan hành chính Nhà nước trước đây là cơ quan do HĐND cùng cấp thành lập (theo Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21.6.2004). Nhưng hiện nay trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (theo Nghị định của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm không tổ chức HĐND. Quyết định các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng , an ninh trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh, bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Uỷ ban nhân dân thành phố Vũng Tàu có trụ sở tại quốc lộ 55, thị trấn Phước Bửu, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà RịaVũng Tàu, gồm 12 xã, 1 thị trấn. II. TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG ỦY BAN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU 1.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ 1.1.1. Vị trí: Văn phòng ủy ban thành phố Vũng Tàu là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Vũng Tàu, có trụ sở, tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng: chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân Thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh. 1.1.2. Chức năng: Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố Vũng Tàu là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Vũng Tàu, thực hiện chức năng: tham mưu tổng hợp cho Uỷ ban nhân dân về hoạt động của Uỷ ban nhân dân; tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, ngoại vụ; tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Uỷ ban nhân dân và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn:  Giúp Uỷ ban nhân dân thành phố triển khai và tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật, văn bản chỉ đạo của cấp trên tại địa phương. Đồng thời phối hợp, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các quyết định, chỉ thị và văn bản chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố.  Tham mưu tổng hợp, xử lý thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo diều hành của Uỷ ban nhân dân; thống nhất vệc biên tập, phát hành và lưu trữ các văn bản thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố  Tổ chức các hoạt động của Uỷ ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo, điều hành chung của bộ mấy hành chính Nhà nước; giúp Chủ tịch UBND thành phố tổ chức về việc điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố;  Tiếp nhận và tham mưu đề xuất Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyết hồ sơ, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị; Trực tiếp quản lý Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của tổ chức, công dân theo cơ chế một của, một cửa liên thông.  Tham mưu, giúp việc cho Uỷ ban nhân dân thành phố thuwch hiện công tác quản lý Nhà nước về Dân tộc.  Giúp việc Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện công tác quản lý Nhà nước về ngoại vụ.  Giúp Uỷ ban nhân dân thành phố tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương với Thành phố ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh.  Tổ chức tốt công tác hành chính quản trị, đảm bảo về kinh phí, phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công tác của Uỷ ban nhân dân thành phố.  Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, công tác của Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố với Uỷ ban nhân dân thành phố.  Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, theo phân công của cơ quan theo phân công của Uỷ ban nhân dân thành phố.  Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân thành phố. 1.2 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của văn phòng ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu được thể hiện trong sơ đồ sau: 1.3. Nhân sự Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố Vũng Tàu Văn phòng ủy ban nhân dân thành phố có 23 người( 11 nam, 12 nữ). Trong đó 4 công chức giữ chức vụ lãnh đạo, 8 chuyên viên, 11 nhân viên hợp đồng. Về trình độ: đội ngủ cán bộ, công chức Văn phòng Uỷ ban có trình độ đại học là 10 người, chiếm tỉ lệ 43,5%, trình độ cao đẳng 1 người chiếm 4,3%, trình độ trung cấp 3 người chiếm 13%, còn lại là 9 người chiếm 39%. 1.4. Mối quan hệ giữa Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố với các phòng, ban chuyên môn và các cơ quan khác Đối với Uỷ ban nhân dân thành phố: Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố do Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định thành lập, là cơ quan chuyên môn trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Uỷ ban nhân dân thành phố. Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo tình hình hoạt động của văn phòng theo quy định. Đối với Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh: Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố có trách nhiệm quan hệ chặt chẽ với Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Văn phòng các sở, câc ngành của tỉnh để kịp thời nắm bắt thông tin, nhằm giúp Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn thành phố đúng với quy định của Chính phủ, Uỷ ban nhân tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Hằng năm Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố báo cáo kết quả công tác cho Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân thành phố theo quy định. Đối với Văn phòng Thành phố ủy: Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố có mối quan hệ phối hợp với Văn phòng Thành phố Uỷ để thực hiện các nội dung công việc do Thành phố uỷ giao; chuẩn bị các nội dung báo cáo trình trước các kì họp Ban chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban thường vụ Thành phố ủy; nắm thông tin để xây dựng lịch công tác của Chủ tịch, các Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố được thống nhất, tránh chồng chéo. Đối với các cơ quan, ban ngành và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn: Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố có mối quan hệ phối hợp với các cơ quan, ban ngành và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn để thực hiện tốt các Quyết định, Chỉ thị và văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố. Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cho các cơ quan, ban ngành và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn nội dung xây dựng Chương trình công tác tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm phù hợp với Chương trình công tác của Uỷ ban nhân dân thành phố nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn thành phố và để các cơ quan, ban ngành và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn chủ động sắp xếp lịch làm việc có hiệu quả, tránh trùng lắp, chồng chéo; Định kì hướng dẫn Văn phòng các cơ quan, ban ngành, Văn phòng UBND các xã, thị trấn về nghiệp vụ hành chính, văn thư đảm bảo sự thống nhất trên toàn thành phố theo quy định của Chính phủ và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 1.5. Một số quy trình, thủ tục làm việc của Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố. Quy trình quản lý công văn đến: tiếp nhận văn bản đến: Công văn đến sẽ được bộ phận văn thư tiếp nhận, sau đó tiến hành đóng dấu văn bản đến, ghi số, vào sổ. Việc này được tiến hành theo quy định thống nhất tại ...... Văn thư chuyển văn bản cho lãnh đạo văn phòng. Lãnh đạo xem xét văn bản thuộc lĩnh vực nào,lãnh đạo trực tiếp xử lý hoặc chuyển cho chuyên viên phụ trách. Ví dụ: xã Bình Châu gửi công văn xin ý kiến chỉ đạo về quy hoạch, phát triển ngành biển. Lãnh đạo văn phòng xem xét, có ý kiến chỉ đạo chuyên viên phụ trách lĩnh vực nônglâmngư nghiệp soạn công văn chỉ đạo. Văn bản đến này làm phát sinh văn bản đi.

Ngày đăng: 01/07/2018, 09:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan