1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án : Quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ hành chính công 2013)

109 3,3K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Đề tài Thạc sỹ hành chính công (2013) “Quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp” MỞ ĐẦU 1.- Lý do chọn đề tài luận văn Thực hiện công cuộc đổi mới, những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thương mại nước ta đang ngày càng phát triển, thị trường sôi động, hàng hóa dồi dào, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và mở rộng xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, một trong những mặt trái của cơ chế thị trường đang gây nhức nhối và thách thức đối với chúng ta, đó là nạn sản xuất và buôn bán hàng giả. Hàng giả hiện nay có mặt tràn lan ở khắp nông thôn đến thành thị, từ vùng sâu vùng xa đến các thành phố lớn và ngay cả trong siêu thị, bất kỳ một thứ gì cũng có nguy cơ bị làm giả từ hàng tiêu dùng, vật tư, phân bón cho đến thuốc chữa bệnh, các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm. Hành vi phạm pháp này thể hiện sự phức tạp ở quy mô, mức độ, tính chất bởi phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn gây khó khăn cho các cơ quan thực thi và người sử dụng khó phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Tình hình đó không chỉ là mối lo ngại của các doanh nghiệp, nỗi bất bình của người tiêu dùng, gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà còn gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực, sức khỏe người dân và gây ô nhiễm môi sinh, môi trường. Những năm qua, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả của các Bộ, ngành, địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đẩy lùi, đang có nhiều diễn biến phức tạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Trong khi đó, cơ chế quản lý cũng như chế tài xử lý trong lĩnh vực này chưa đủ sức răn đe, gây khó khăn và làm hạn chế hiệu quả của các cơ quan thực thi. Trong xu thế hội nhập hiện nay, hàng giả không còn là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà trở thành vấn nạn toàn cầu. Trước vấn nạn này, ở Việt Nam nói chung - Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang nỗ lực đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả nhằm đảm bảo ổn định kinh tế và an sinh xã hội. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp” là rất cần thiết. 2.- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả là một thực trạng nóng nên có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu cũng như các hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế về vấn đề này. Các đề tài, công trình nghiên cứu, hội thảo, hội nghị đã diễn ra đa phần đề cập đến các giải pháp về nâng cao hiệu quả đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả. Song, góc độ quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả thì chưa được triển khai nghiên cứu rộng rãi. 3.- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở vận dụng thành tựu của khoa học hành chính, nghiên cứu các văn bản quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả và các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý đối với các vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, đặc biệt là thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. - Nhiệm vụ: Để đạt mục tiêu trên, nhiệm vụ cần phải thực hiện là: - Khái quát tình hình, phương thức thủ đoạn hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả. Từ đó xác định các nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của việc sản xuất buôn bán hàng giả ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của các cơ quan thực thi trong đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả. - Kiến nghị giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả và làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về hàng giả, chống hàng giả trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 4.- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và hệ thống thể chế, tổ chức bộ máy, hoạt động quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này ở nước ta giai đoạn từ năm 2006 – 2010. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng sản xuất, buôn bán hàng giả và tình hình hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống hàng giả ở Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể qua công tác phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu công nghiệp của Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu cũng có tổng hợp kinh nghiệm của các nơi khác ở nước ta và một số nước. 5.- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận: Để thực hiện đề tài, tác giả vận dụng phương pháp luận: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, hệ thống các tài liệu và nghiên cứu vận dụng các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước 6.- Những đóng góp của luận văn Trình bày có hệ thống các quan điểm về hàng giả, đặc điểm của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, các nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển sản xuất, buôn bán hàng giả cũng như những tác hại do tệ nạn này gây ra. Phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng sản xuất, buôn bán hàng giả và thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong thời gian qua. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm, hình thành quan điểm, xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. 7.- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về hàng giả và quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Một số giải pháp trong công tác phòng, chống hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh MỤC LỤC trang Trang phụ bìa 1 Lời cảm ơn 2 Mục lục 3 MỞ ĐẦU 5 1 Chương 1: Lý luận chung về hàng giả và quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 9 1.1. Khái quát về hàng giả và quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 9 1.1.1 Khái niệm hàng giả và phân loại hàng giả 9 1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 13 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 17 1.3. Kinh nghiệm chống hàng giả ở một số nước trên thế giới 20 2 Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 24 2.1. Đặc điểm Thành phố Hồ Chí Minh tác động đến công tác quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả 24 2.1.1 Vị trí địa lý 24 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 25 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua công tác chống hàng giả của các cơ quan nhà nước 28 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 40 2.3.1 Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về phòng chống hàng giả 40 2.3.2 Hệ thống cơ quan QLNN có chức năng đấu tranh chống hàng giả tại thành phố Hồ Chí Minh 49 2.3.3 Cơ chế thực thi và công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng thực thi pháp luật chống hàng giả 56 2.4. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 60 2.4.1 Những thành tựu 60 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 64 3 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 71 3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả giai đoạn 2011-2015 71 3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 73 3.2.1 Giải pháp cơ bản 73 3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ 84 3.3. Các kiến nghị về hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 86 3.3.1 Đối với Quốc hội 86 3.3.2 Đối với Chính phủ 87 3.3.3 Đối với Ban 127/TW 87 3.3.4 Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ 88 3.3.5 Đối với Bộ Y tế 89 3.3.6 Đối với Bộ Tài chính 90 3.3.7 Đối với chính quyền thành phố Hồ Chí Minh 90 4 KẾT LUẬN 93 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 6 PHỤ LỤC 100 6 - Các dấu hiệu nhận biết hàng giả 100 7 - Một số vụ việc điển hình 103 8 - Thông tin về các cơ quan chức năng chống hàng giả 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 1. Ban Chỉ đạo 127 Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 31/1999/CT-TTg và 02 năm thực hiện Chỉ thị 28/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Sổ tay Chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, NXB Thông tin và truyền thông, Hà nội - 2011 3. Các văn bản luật, pháp lệnh: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hải quan, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học công nghệ, Luật dược, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ; Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008 4. Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo công tác quản lý thị trường 06 tháng đầu năm 2011. 5. Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo công tác quản lý thị trường tháng 9/2011 6. Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết công tác quản lý thị trường năm 2010. 7. Chỉ thị 28/2008/CT-TTg ngày 08/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng. 8. Chỉ thị 31/1999/CTT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả. 9. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX, tháng 10/2010. 10. Đảng ủy Khối Dân-Chính-Đảng TP.HCM - 2011, Tài liệu tuyên truyền học tập nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX 11. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin và một số vấn đề về tổ chức, quản lý kinh tế ở Việt Nam (tập 1), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006 12. Học viện Hành chính quốc gia, Giáo trình Hành chính công, NXB Giáo dục, 2005 13. http://congdantretphcm.com, thứ bảy ngày 11/02/2012 14. http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/ 15. http://www.stop-piracy.ch/en/candp/cap10.shtm 16. Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại; 17. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp 18. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ; 19. Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại; 20. Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại 21. Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008; 22. Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; 23. Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/05/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; 24. Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/06/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 25. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin. 26. Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 27. Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. 28. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ, quy định về nhãn hàng hóa. 29. Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp; 30. Tamnhin.net, 28/4/2011 31. Thông tư 93/2000/TT-BTC ngày 15/9/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý sử dụng các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả. 32. Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 33. Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLB-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của liên bộ Bộ Thương mại, Tài chính, Công an, Khoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 31/1999/CTT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả. 34. Thông tư số 12/2008/TT-BCT ngày 22/10/2008 của Bộ Công thương hướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trường; 35. Trường Cán bộ thương mại trung ương, Bộ Thương mại, Tài liệu bồi dưỡng Kiểm soát viên chính thị trường (tập 1)- năm 2004. 36. UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết 10 năm công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại của Ban Chỉ đạo 127/TP. Hồ Chí Minh (2001 – 2011). 37. VIETNAMBRANDING.com (Theo Trần Quang Tuấn / Vietnam+)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH …………/………… …………/…………

GIANG THỊ HOÀNG DUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý hành chính công

Mã số: 60 34 82

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS HUỲNH VĂN THỚI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012

Trang 2

MỤC LỤC

trang

Trang phụ bìa 1

Lời cảm ơn 2

Mục lục 3

MỞ ĐẦU 5

1 Chương 1: Lý luận chung về hàng giả và quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 9

1.1 Khái quát về hàng giả và quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 9

1.1.1 Khái niệm hàng giả và phân loại hàng giả 9

1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 13

1.2 Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 17

1.3 Kinh nghiệm chống hàng giả ở một số nước trên thế giới 20

2 Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 24

2.1 Đặc điểm Thành phố Hồ Chí Minh tác động đến công tác quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả 24

2.1.1 Vị trí địa lý 24

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 25

2.2 Thực trạng hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua công tác chống hàng giả của các cơ quan nhà nước 28

2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 40

2.3.1 Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về phòng chống hàng giả 40

2.3.2 Hệ thống cơ quan QLNN có chức năng đấu tranh chống hàng giả tại thành phố Hồ Chí Minh 49

Trang 3

2.3.3 Cơ chế thực thi và công tác phối hợp giữa các lực lượng chức

năng thực thi pháp luật chống hàng giả 56

2.4 Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 60

2.4.1 Những thành tựu 60

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 64

3 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 71

3.1 Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả giai đoạn 2011-2015 71

3.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 73

3.2.1 Giải pháp cơ bản 73

3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ 84

3.3 Các kiến nghị về hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 86

3.3.1 Đối với Quốc hội 86

3.3.2 Đối với Chính phủ 87

3.3.3 Đối với Ban 127/TW 87

3.3.4 Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ 88

3.3.5 Đối với Bộ Y tế 89

3.3.6 Đối với Bộ Tài chính 90

3.3.7 Đối với chính quyền thành phố Hồ Chí Minh 90

4 KẾT LUẬN 93

5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

6 PHỤ LỤC 100

6 - Các dấu hiệu nhận biết hàng giả 100

7 - Một số vụ việc điển hình 103

8 - Thông tin về các cơ quan chức năng chống hàng giả 108

Trang 4

MỞ ĐẦU 1.- Lý do chọn đề tài luận văn

Thực hiện công cuộc đổi mới, những năm qua, cùng với sự tăng trưởngkinh tế, thương mại nước ta đang ngày càng phát triển, thị trường sôi động,hàng hóa dồi dào, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và

mở rộng xuất, nhập khẩu Tuy nhiên, một trong những mặt trái của cơ chế thịtrường đang gây nhức nhối và thách thức đối với chúng ta, đó là nạn sản xuất

và buôn bán hàng giả

Hàng giả hiện nay có mặt tràn lan ở khắp nông thôn đến thành thị, từ vùngsâu vùng xa đến các thành phố lớn và ngay cả trong siêu thị, bất kỳ một thứ gìcũng có nguy cơ bị làm giả từ hàng tiêu dùng, vật tư, phân bón cho đến thuốcchữa bệnh, các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm Hành

vi phạm pháp này thể hiện sự phức tạp ở quy mô, mức độ, tính chất bởi phươngthức và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn gây khó khăn cho các cơ quan thực thi

và người sử dụng khó phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả

Tình hình đó không chỉ là mối lo ngại của các doanh nghiệp, nỗi bấtbình của người tiêu dùng, gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và uy tín củacác doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà còn gây tác hại nghiêm trọng đếnsản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực, sức khỏe người dân và gây ô nhiễmmôi sinh, môi trường

Những năm qua, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hànggiả của các Bộ, ngành, địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định,nhưng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đẩy lùi, đang cónhiều diễn biến phức tạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn Trong khiđó, cơ chế quản lý cũng như chế tài xử lý trong lĩnh vực này chưa đủ sức răn

đe, gây khó khăn và làm hạn chế hiệu quả của các cơ quan thực thi

Trang 5

Trong xu thế hội nhập hiện nay, hàng giả không còn là vấn đề của riêngmột quốc gia nào mà trở thành vấn nạn toàn cầu Trước vấn nạn này, ở ViệtNam nói chung - Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang nỗ lực đấu tranhchống sản xuất, kinh doanh hàng giả nhằm đảm bảo ổn định kinh tế và an sinh

xã hội Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp” là rất cần thiết.

2.- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả là một thực trạng nóngnên có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu cũng như các hội thảo, hội nghịtrong nước và quốc tế về vấn đề này Các đề tài, công trình nghiên cứu, hộithảo, hội nghị đã diễn ra đa phần đề cập đến các giải pháp về nâng cao hiệuquả đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả Song, góc độ quản lý nhànước về phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả thì chưa được triển khainghiên cứu rộng rãi

3.- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích:

Trên cơ sở vận dụng thành tựu của khoa học hành chính, nghiên cứucác văn bản quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả và các quy định phápluật hiện hành liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý đối với các vi phạm vềsản xuất, buôn bán hàng giả, đặc biệt là thực trạng quản lý nhà nước vềphòng, chống hàng giả ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, kiếnnghị các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực này

- Nhiệm vụ:

Để đạt mục tiêu trên, nhiệm vụ cần phải thực hiện là:

Trang 6

- Khái quát tình hình, phương thức thủ đoạn hoạt động sản xuất, buônbán hàng giả Từ đó xác định các nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triểncủa việc sản xuất buôn bán hàng giả ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của các cơ quan thực thi trongđấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả

- Kiến nghị giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với công tácchống sản xuất, buôn bán hàng giả và làm cơ sở cho việc xây dựng, hoànthiện hệ thống chính sách pháp luật về hàng giả, chống hàng giả trong điềukiện hội nhập kinh tế quốc tế

4.- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất, buôn bán hànggiả và hệ thống thể chế, tổ chức bộ máy, hoạt động quản lý của nhà nướctrong lĩnh vực này ở nước ta giai đoạn từ năm 2006 – 2010

- Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng sản xuất, buôn bán hàng giả

và tình hình hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực phòng,chống hàng giả ở Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể qua công tác phòng, chốngsản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu công nghiệp của Chi cụcQuản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời, trong quá trình nghiêncứu cũng có tổng hợp kinh nghiệm của các nơi khác ở nước ta và một số nước

5.- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Cơ sở lý luận:

Để thực hiện đề tài, tác giả vận dụng phương pháp luận: duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử

Trang 7

- Phương pháp nghiên cứu:

Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, phương phápthống kê, hệ thống các tài liệu và nghiên cứu vận dụng các văn kiện của Đảng,Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước …

6.- Những đóng góp của luận văn

Trình bày có hệ thống các quan điểm về hàng giả, đặc điểm của hoạtđộng sản xuất, buôn bán hàng giả, các nguyên nhân, điều kiện phát sinh, pháttriển sản xuất, buôn bán hàng giả cũng như những tác hại do tệ nạn này gây ra

Phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng sản xuất, buôn bánhàng giả và thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về chống sản xuất, buônbán hàng giả trong thời gian qua Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm,hình thành quan điểm, xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp tăngcường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này

7.- Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục và tài liệu tham khảo,luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về hàng giả và quản lý nhà nước về phòng,

Trang 8

Theo Mác-Lênin, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãnnhu cầu nào đó của con người, được sản xuất ra để trao đổi, mua bán trên thịtrường Hàng hóa bao giờ cũng có hai thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá trị.Một sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi nó thỏa mãn hai thuộc tính vừa nêu.

[11, tr 12]

Các mặt hàng giả như: hoa giả, răng giả, chân tay giả, đồ giả cổ, … lànhững sản phẩm có đủ hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị nên nó không làđối tượng được nghiên cứu và đề cập đến trong luận văn này

Theo tự điển tiếng Việt: Giả có nghĩa là không phải thật mà là được làm

ra với bề ngoài giống như thật, thường để đánh lừa [14]

Theo Viện Sở hữu trí tuệ - Liên bang Thụy sĩ: Không có định nghĩađược công nhận của hàng giả Định nghĩa về giả của Hiệp định TRIPS (hiệpđịnh Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ liên quan đến thương mại của Tổ ChứcThương Mại Thế Giới (WTO)) cũng như Quy chế vi phạm bản quyền sản

Trang 9

phẩm của Liên minh châu Âu (EU): Giả là xâm phạm quyền sở hữu độcquyền về bằng sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý với mục đích bắtchước các sản phẩm gốc [15].

Ở Việt Nam có nhiều văn bản đề cập đến thuật ngữ hàng giả, nhưnghiện nay chưa có sự thống nhất về khái niệm hàng giả

Theo điều 3 Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ) : “Hàng giả là những sản phẩm, hàng hóa được sảnxuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như sản phẩm hàng hóa được Nhànước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; hoặc nhữngsản phẩm, hàng hóa không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tựnhiên, tên gọi và công dụng của nó” Và tại Điều 4 qui định về dấu hiệu hànggiả như sau:

Sản phẩm, hàng hóa có một trong những dấu hiệu dưới đây được coi làhàng giả:

1 Sản phẩm, hàng hóa (kể cả hàng nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giảmạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủnhãn đồng ý;

2 Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tương

tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của

cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữucông nghiệp (Cục sáng chế), hoặc đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế màViệt Nam tham gia;

3 Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đãđăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng;

Trang 10

4 Sản phẩm, hàng hóa ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chưađược cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam;

5 Sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơquan Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mứctối thiểu cho phép;

6 Sản phẩm, hàng hóa có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc,bản chất, tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.”

Qua thực tế đấu tranh chống hàng giả, các vi phạm về sản xuất, buônbán hàng giả, ngày 27/04/2000, Liên Bộ Thương mại – Bộ Tài chính – BộCông an – Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành thông tư liêntịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT về hướng dẫn thực hiệnChỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ vềđấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả qui định các dấu hiệu để nhậnbiết hàng hóa được coi là hàng giả (kèm theo phụ lục)

Tóm lại, hàng giả là hàng bất hợp pháp so với hàng thật được phápluật thừa nhận và bảo hộ

Từ cơ sở thực tiễn và những phân tích trên, có thể khái quát về hànggiả như sau: Hàng giả là những sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra trái phápluật có hình dáng giống như những sản phẩm hàng hóa được Nhà nước chophép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường hoặc những sản phẩmhàng hóa không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, têngọi và công dụng của nó, là loại sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóagiống hệt hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn vớisản phẩm hàng hóa thật mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã đăng ký với cơ quanbảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc được bảo hộ theo điều ước quốc tế màViệt Nam có tham gia

Trang 11

1.1.1.2 Phân loại hàng giả

Dựa trên các dấu hiệu nhận biết về hàng giả có thể chia hàng giả thành

04 loại cơ bản sau:

- Hàng giả chất lượng và công dụng là hàng hóa không có giá trị sửdụng, công dụng; hàng hóa có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bảnchất tự nhiên, tên gọi, công dụng của hàng hóa; hàng hóa không có hoặckhông có đủ thành phần, nguyên liệu, định lượng, hoạt chất, chất hữu hiệu tạonên công dụng của hàng hóa như công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóahoặc ghi trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; hàng hóa có cấu tạo, thànhphần nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện không đúng với công bố tiêu chuẩn chấtlượng hàng hóa hoặc ghi trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

- Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa là hàng hóa giả mạotên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóacùng loại; hàng hóa có chỉ dẫn giả mạo nguồn gốc hàng hóa hoặc xuất xứhàng hóa trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa

- Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệutrùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùngcho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặccủa tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hàng hóa là bản sao được sản xuất màkhông được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan

- Các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả là những tem, nhãn, bao bìđược làm giả để sử dụng sản xuất hàng giả

Trong giới hạn của đề tài này tác giả chủ yếu nghiên cứu và trình bày

về thực trạng hoạt động sản xuất hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ hay còn gọi làhàng xâm phạm sở hữu trí tuệ (sau đây gọi chung là hàng giả) thông qua hoạt

Trang 12

động đấu tranh chống hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường Thành phố HồChí Minh trong những năm gần đây.

1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả

Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động, nảysinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung Quản lý ra đờichính là muốn đạt đến hiệu quả lớn hơn, năng suất cao hơn trong công việc

Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là quản

lý công việc của Nhà nước Quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồmhoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành vàđiều hành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp [12, tr 12]

Trong hệ thống xã hội, tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hộinhư: Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, cáchiệp hội v.v Trong hoạt động quản lý của các chủ thể khác nhau đó thì quản

lý nhà nước có những điểm khác biệt

Trước hết, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy Nhànước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp

Thứ hai, đối tượng quản lý của Nhà nước là toàn bộ dân cư và các tổchức trong phạm vi tác động quyền lực nhà nước

Thứ ba, vì tính đa dạng về lợi ích, hoạt động của các nhóm người trong

xã hội, quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao nhằm thỏamãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân

Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luậtlàm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội

Trang 13

Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản

lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhànước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện, nhằmthỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triểncủa xã hội

Trong quản lý nhà nước, quản lý hành chính là hoạt động đa dạng,trung tâm, chủ yếu, vì hoạt động hành chính là hoạt động tổ chức và điềuhành để thực hiện quyền lực nhà nước trong xã hội Tuy nhiên, quản lý hànhchính nhà nước có phạm vi hẹp hơn so với quản lý nhà nước Thứ nhất, quản

lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước,tức là hoạt động chấp hành và điều hành Thứ hai, chủ thể quản lý hành chínhnhà nước trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở

Do đó, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hànhpháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lựcpháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của conngười do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở tiếnhành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, nhằm duy trì

và phát triển cao các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thỏa mãn các nhucầu hợp pháp của con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Hàng hóa nói chung, hàng giả nói riêng là đối tượng thuộc Nhà nướcđiều chỉnh, quản lý Nhà nước không thừa nhận hàng giả nhưng trên thực tếhàng giả vẫn tồn tại, do đó Nhà nước vẫn phải quản lý Tuy nhiên, Nhà nướckhông quản lý hàng giả ở góc độ hàng hóa mà quản lý hàng giả thông quacông tác đấu tranh phòng, chống các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả củacác tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại trên thị trường Và vấn

Trang 14

đề đặt ra là Nhà nước quản lý công tác phòng, chống hàng giả như thế nào đểphòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả tronglĩnh vực kinh doanh hàng hóa.

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được hiểu như sau:

- Sản xuất hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạtđộng tạo ra hàng hóa giả bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, thu hoạch,đánh bắt, chế tạo, in ấn, gia công, đặt hàng, chế biến, chiết xuất, chế tác, táichế, lắp ráp, sang chiết, nạp, đóng gói hàng giả

- Buôn bán hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạtđộng đưa hàng hóa giả vào lưu thông bao gồm mua, bán, chào hàng, tiếp thị,lưu giữ, vận chuyển, phân phối, trưng bày giới thiệu để bán, triển lãm để bán,khuyến mại hàng giả, xuất khẩu, nhập khẩu hàng giả

Từ những phân tích trên, có thể khái quát khái niệm quản lý nhà nước

về phòng, chống hàng giả như sau:

Quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả là hoạt động thực thi phápluật của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật

đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả của các tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh và hoạt động thương mại thông qua hệ thống các văn bảnquy phạm pháp luật quy định về chất lượng hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa,quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, về đăng ký kinh doanh, xử lý cáchành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh hàng hóa… được tổ chức thựchiện thông qua hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đối vớihàng hóa, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý việc sản xuất,buôn bán hàng giả Pháp luật quy định về trình tự, thủ tục, kinh phí cho côngtác điều tra, xác minh, giám định, xử lý các vụ việc về hàng giả

Trang 15

Quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả còn thể hiện ở sự phối hợpgiữa các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng như: Công an, Hải quan,Thương mại, Khoa học công nghệ, Đo lường chất lượng, văn hóa, … thôngqua các phương tiện thông tin (báo, đài …) , tuyên truyền, công cụ thanh tra,kiểm tra, công tác phối hợp trong phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hàng giả.

Hàng giả là sản phẩm của những kẻ làm ăn phi pháp và làm giàu bấtchính Cũng như một số nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển,

tệ sản xuất và buôn bán hàng giả ở nước ta hiện nay đang trở thành “vấn nạn”cần phải tích cực đấu tranh ngăn chặn, bài trừ Nhà nước ta luôn quan tâmtăng cường công tác phòng, chống hàng giả

Thứ nhất, để tạo lập, duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh cho các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thu hút các nguồn lực trong nước vànước ngoài để đầu tư phát triển

Thứ hai, để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền

sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính, qua đókhuyến khích việc đầu tư nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ,sáng tạo tinh thần phục vụ cho sự phát triển

Thứ ba, để bảo vệ quyền của người tiêu dùng, để người tiêu dùng

không bị mua nhầm hàng giả gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến sứckhỏe, tính mạng của mình khi sử dụng hàng giả

Thứ tư, để thực hiện các cam kết song phương, đa phương liên quan

đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập

1.2 Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả

Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Buôn lậu, hàng giả cũng như gian lậnthương mại nói chung là mặt trái của nền kinh tế thị trường để lại những hậu quả

Trang 16

nguy hại về kinh tế - xã hội như kìm hãm sản xuất kinh doanh trong nước, gâythất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng môi trường đầu tư nước ngoài, kèm theonhững tệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ … Hoạt động chống buôn lậu, hànggiả và gian lận thương mại có quan hệ biện chứng với hoạt động sản xuất kinhdoanh Hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có hiệu quả sẽtạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và đến lượt nó –hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ góp phần vào cuộc đấu tranh chốngbuôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại [35, tr 54].

Tại Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủtướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả đã xácđịnh: “Trong những năm qua, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bánhàng giả của các Bộ, ngành, địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định,nhưng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đẩy lùi, đang cónhiều diễn biến phức tạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn Tình hìnhđó không chỉ là mối lo ngại của các doanh nghiệp, nỗi bất bình của người tiêudùng, mà còn gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và uy tín của các đơn vị sảnxuất, kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, gây ô nhiễmmôi sinh, môi trường” và “đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả làtrách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan chức năng và chínhquyền các cấp Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Hội Luật gia Việt Nam, Hộitiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các cấp, các tổ chức sở hữu trítuệ có vai trò rất quan trọng trong việc vận động các tầng lớp nhân dân thamgia phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ sản xuất và buôn bán hàng giả”

Cũng tại Chỉ thị trên, Thủ tướng đã chỉ đạo và giao thẩm quyền, tráchnhiệm quản lý nhà nước đối với công tác phòng chống hàng giả cho các cơquan nhà nước với các nội dung như: “Giao Bộ Thương mại (nay là Bộ CôngThương) chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và

Trang 17

Ủy ban nhân dân các địa phương làm tốt công tác đấu tranh chống sản xuất vàbuôn bán hàng giả ở thị trường nội địa Trước mắt Bộ Thương mại cùng các

Bộ, ngành liên quan rà soát lại các văn bản pháp quy về công tác chống sảnxuất và buôn bán hàng giả … Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an các cấptập trung điều tra, khám phá các đường dây, các ổ nhóm sản xuất, buôn bánhàng giả … Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường chủ trì cùng với các Bộ,ngành liên quan kịp thời công bố danh mục hàng hóa Nhà nước quản lý chấtlượng, gắn công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với việc quản lý chấtlượng hàng hóa; chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm nghiệm, xác địnhhàng giả và ban hành quy trình tiêu hủy hàng giả, độc hại có liên quan đếnmôi sinh, môi trường … Bộ Y tế chủ trì … trong lĩnh vực y tế, dược phẩm,dược liệu, vệ sinh an toàn thực phẩm … Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chủ trì … trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp … Bộ Văn hóa –Thông tin chủ trì … tổ chức kiểm tra chống sản xuất, buôn bán các loại ấnphẩm giả và sản phẩm văn hóa giả khác; chỉ đạo các cơ quan truyền thôngtăng thời lượng thông tin cho việc giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức liênquan đến việc phòng, chống hàng giả … Tổng cục Hải quan cùng với Bộ độibiên phòng cần tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bánqua biên giới các loại hàng giả” Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ đạo “Bộ Tàichính hướng dẫn cụ thể việc để lại và sử dụng tiền thu được từ hoạt độngchống sản xuất và buôn bán hàng giả (tiền phạt, tiền bán tang vật tịch thuđược phép lưu thông) cho địa phương và đơn vị để phục vụ cho hoạt độngchống hàng giả …” Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu “các doanhnghiệp, cơ sở sản xuất cần thực hiện tốt việc đăng ký chất lượng, xác lậpquyền sở hữu công nghiệp, chủ động nghiên cứu, áp dụng các biện pháp bảo

vệ sản phẩm, hàng hóa của mình tránh bị làm giả đồng thời phối hợp chặt chẽvới các cơ quan chức năng trong việc chống hàng giả”

Trang 18

Công tác chống hàng giả không riêng của một Bộ, ban ngành hay bất

kỳ địa phương nào mà nó đòi hỏi sự phối hợp của tất cả các Bộ, ban ngành,địa phương, do đó, ngày 27/8/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyếtđịnh số 127/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu,hàng giả và gian lận thương mại (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 127/TW) do Bộtrưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) làm Trưởng Ban, có bộphận thường trực đặt tại Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), chủ yếu

sử dụng bộ máy của Cục Quản lý thị trường

Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh đãban hành quyết định số 9017/QĐ-UB, ngày 31/12/2001 thành lập Ban Chỉđạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 127/TP) do Phó Chủ tịch UBND Thànhphố làm Trưởng Ban, có bộ phận thường trực đặt tại Chi cục Quản lý thịtrường Thành phố (chủ yếu sử dụng bộ máy của Chi cục Quản lý thị trườngthành phố)

Công tác quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả có rất nhiều nộidung, tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, tác giả xin được nghiên cứu vàtrình bày một số nội dung quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả trên địabàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua thực trạng công tác đấu tranh chốnghàng giả của Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Thành phố Hồ Chí Minh vàcông tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có chức năng chống hàng giả tạiThành phố như đã nêu trên, với các nội dung như sau:

- Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về phòng chống hàng giả

- Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) có chức năng đấu tranhchống hàng giả

Trang 19

- Cơ chế thực thi và công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năngthực thi pháp luật chống hàng giả.

1.3 Kinh nghiệm chống hàng giả ở một số nước trên thế giới

Theo Giáo sư (GS) Laurent Manderieux, các nước Liên minh Châu âu(EU) và Hoa Kỳ có những kinh nghiệm chống hàng giả, hàng nhái rất hiệuquả, Việt Nam và nhiều quốc gia khác có thể tham khảo để nâng cao hệ thốngbảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) khi kinh doanh trong nước và trên thếgiới [30]

1.3.1 Các chiến lược của EU

EU có một hệ thống chống hàng giả tinh vi, được xây dựng gần đây(vào những năm 90) vì lợi ích chung của các quốc gia

Các quy định của EU tập trung chống hàng giả, hàng nhái tại các cửakhẩu hải quan bởi theo GS Laurent, hoạt động hàng giả, hàng nhái chủ yếudiễn ra ở thị trường trong nước và tại các biên giới

Hệ thống hải quan của EU hoạt động rất hiệu quả Số liệu thống kê antoàn nhất và chính xác nhất là số liệu của Hải quan (mặc dù số liệu này khôngtính đến thương mại trong nước) Theo thống kê của Hải quan EU, ở châu Âucó đến 70% hàng giả, hàng nhái bị giữ lại ở cửa khẩu; 30% vẫn lọt qua biêngiới (khoảng vài triệu sản phẩm) Ước tính hàng giả tại Hải quan là 200 tỷ đô-

la, lớn hơn GDP của 150 nước [30]

Đặc biệt, EU có các biện pháp bên trong nhằm thực thi bảo vệ SHTTtrên phạm vi lãnh thổ EU rất thành công, bao gồm hệ thống FALSTAFF(Fully Automated Logical System to Avoid Forgeries & Fraud) – Công nghệ

và mạng lưới hỗ trợ đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái đoạt giải Oscar vềchính phủ điện tử châu Âu năm 2005

Trang 20

EU cũng đã hoàn thành dự án Europ Aware gồm văn phòng SHTT,trường đại học, trung tâm nghiên cứu về phát huy quyền SHTT và các trung tâm

tư vấn; các chiến dịch nâng cao nhận thức về quyền bảo vệ SHTT; xuất bản hoặc

hỗ trợ xuất bản các ẩn phẩm về biện pháp thực hành tốt nhất (sổ tay, sách nhỏ, tờrơi) và thành lập cơ quan giám sát của châu Âu về hàng giả, hàng nhái

Ngoài ra, từ năm 2004, chiến lược của EU còn nhằm thực thi bảo vệSHTT ở nước thứ 3 Cụ thể, EU xác định quốc gia ưu tiên là các quốc gia cónhiều vấn đề nhất về vi phạm quyền SHTT Tăng cường đối thoại chính trị,chính sách hỗ trợ, hợp tác kĩ thuật đảm bảo hỗ trợ kĩ thuật cho các nước thứ 3

về thực thi bảo vệ SHTT, đặc biệt ở những nước ưu tiên; trao đổi ý kiến vàthông tin với Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO), Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản Đặcbiệt thiếp lập quan hệ hợp tác công – tư, hỗ trợ/tham gia vào mạng lưới thựcthi SHTT ở các nước thứ 3 liên quan [30]

1.3.2 Chiến lược của Hoa Kỳ

Đối với bảo vệ SHTT, Hoa Kỳ áp dụng “Sáng kiến chiến lược chốnghoạt động vi phạm bản quyền có tổ chức” – Strategy Targeting OrganizedPiracy (STOP), là kế hoạch của chính phủ Hoa Kỳ nhằm đấu tranh chống hoạtđộng làm hàng giả, hàng nhái ở nước này và trên thế giới

Sáng kiến STOP giúp các công ty Hoa Kỳ nâng cao năng lực bảo vệquyền SHTT, ngăn chặn việc mua bán hàng giả ở cửa khẩu nước này, giữ cácsản phẩm này ngoài chuỗi cung ứng toàn cầu và đảm bảo rằng các công ty Hoa

Kỳ sẽ nhận được lợi ích của các hiệp định thương mại tự do Hoa kỳ ký kết

1.3.3 Tại Thụy Sĩ

Thụy Sĩ là nước không giàu về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có nềnkinh tế, khoa học và công nghệ phát triển trong đó có nhiều ngành đạt trình độhàng đầu thế giới

Trang 21

Chính vì vậy, Thụy Sĩ là một trong những nước trên thế giới quan tâmđến vấn đề sở hữu trí tuệ; trong đó việc chống hàng giả và vi phạm bản quyềnđược coi là một chiến dịch nhằm bảo vệ quyền sáng tạo, hỗ trợ cho hoạt độngngoại thương và tạo môi trường kinh tế lành mạnh.

Với việc trụ sở Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đặt tại Thụy Sĩ

đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ tại Thụy Sĩ

Ở Thụy Sĩ, để bảo vệ người tiêu dùng, nước này đã ban hành nhiều luật vềkhoa học và công nghệ và sở hữu trí tuệ, thành lập tòa án riêng về sở hữu trí tuệ,phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuyên truyền nâng caonhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu quốc giaSWISS MADE, hỗ trợ đưa nhanh các kết quả nghiên cứu ra thị trường

Hiện tượng hàng giả và vi phạm bản quyền là vấn đề luôn được quantâm hàng đầu trên thế giới vì bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều có thể

bị làm giả, nhái hoặc bị sao chép mà không được phép như phần mềm, điệnảnh, dược, thực phẩm, công nghiệp, máy móc

Bên cạnh đó, Chính phủ Thụy Sĩ còn có nhiều biện pháp mạnh để trấn

áp nạn hàng giả, hàng nhái như xây dựng và thực hiện các chế tài đánh vàodoanh nghiệp khiến doanh nghiệp có thể giải thể hoặc ngừng hoạt động nếu viphạm sở hữu trí tuệ đồng thời công khai tên doanh nghiệp, tổ chức làm hànggiả trên truyền hình, tại các nơi công cộng… đồng thời tổ chức tiêu hủy hànggiả, hàng nhái

Điều đặc biệt ở Thụy Sĩ là việc thực hiện các chương trình hỗ trợ ngườidân cách thức phân biệt hàng thật, hàng nhái, hàng giả để tránh nhầm lẫn chongười dân

Nền kinh tế Thụy Sĩ ước tính bị thiệt hại khoảng hai tỷ USD mỗi năm

do nạn hàng giả và vi phạm bản quyền, do đó nước này tổ chức chiến dịch

Trang 22

chống hàng giả và vi phạm bản quyền (Stop Piracy) và đã được sự ủng hộnhiệt tình của người dân cũng như các cơ quan hữu quan về vấn nạn này [37].

Nhờ vậy, trong khoảng hai năm trở lại đây, nạn hàng giả, hàng nhái và

vi phạm bản quyền tại Thụy Sĩ giảm đi đáng kể góp phần đưa thương hiệuhàng hóa của Thụy Sĩ tìm lại uy tín trên thị trường thế giới

Trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt Nam-Thụy Sĩ về sở hữu trí tuệđang được thực hiện, chuyên gia hai nước đã trao đổi kinh nghiệm về hoạtđộng sở hữu trí tuệ, chú trọng tới chiến dịch chống hàng giả và vi phạm bảnquyền Kinh nghiệm về hoạt động sở hữu trí tuệ tại Thụy Sĩ đã gợi mở nhữngcách tiếp cận mới tại Việt Nam

Chuyên gia về sở hữu trí tuệ của Thụy Sĩ cho rằng Việt Nam nên xâydựng chiến lược sở hữu trí tuệ mang tầm quốc gia, từng bước xây dựng thươnghiệu quốc tế cho một số sản phẩm Việt Nam, đẩy mạnh chiến dịch chống hànggiả và vi phạm bản quyền, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh

Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường phối hợp với các cơquan chức năng, cơ quan truyền thông trong việc xây dựng thương hiệu vàbảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chính doanh nghiệp mình

Trang 23

nhập cư-kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009) (Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê ngày 1/4/2010, dân số thành phố là 7.382.287 người, mật

độ 3.531 người/km 2 [13]

Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng trên giao lộ nối liền Bắc-Nam

và giữa miền Đông với miền Tây Nam Bộ nên có một hệ thống giao thôngngày càng phát triển cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy cũng như đườnghàng không Thành phố cũng có một hệ thống kho tàng bến bãi rất phát triểnđáp ứng nhu cầu vận chuyển liên vùng, ngoài ra còn có hệ thống cảng biển,Sài Gòn là cảng lớn nhất vùng với 100.000m2 kho và 325.000m2 bãi chứahàng, công suất bốc dỡ theo thiết kế là 10 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận tàucó trọng tải từ 15.000 - 20.000 tấn

Với tỷ trọng GDP chiếm hơn 20%, giá trị sản xuất công nghiệp chiếmhơn 30%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ chiếm hơn 25% so với cảnước, Thành phố vừa là trung tâm sản xuất, phân phối, trung chuyển, vừa làthị trường nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trong vùng và cả

Trang 24

nước; không chỉ lo nguồn hàng cho hơn 10 triệu dân với sức tiêu thụ tăngtrưởng 28%/năm, mà thành phố còn là đầu mối cung ứng lượng hàng hóa rấtlớn cho các địa phương khác, kể cả thị trường Campuchia, Lào [6]

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Theo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phồ Hồ ChíMinh lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015: Trong nhiệm kỳ 2006-2010, kinh tếtrên địa bàn thành phố đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịchđúng hướng, các nguồn lực xã hội được phát huy, các ngành, lĩnh vực đềuphát triển, góp phần cùng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước duytrì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý trong bối cảnh khủng hoảng tài chính vàsuy thoái kinh tế toàn cầu [9, tr 13] Cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố bình quân 5 năm đạt 11%

- Quy mô kinh tế thành phố đến năm 2010 bằng 1,7 lần năm 2005

- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2.843 USD, bằng 1,68 lầnnăm 2005

- Tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ đạt bình quân 12%/năm

- Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 bằng 1,85 lần giaiđoạn 2001 – 2005

Tỉ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu như cơ khí chế tạo, điện tử công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến tinh lương thực, thực phẩm /giá trị sảnxuất công nghiệp

Trang 25

-Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký 5 năm 2006 - 2010 gấp 5,2 lần 5 năm 2001 - 2005 Tổng vốn đầu tư xã hội tiếp tục tăng cao.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép:

Trang 26

Thu ngân sách hàng năm đều vượt chỉ tiêu nộp ngân sách do Trungương giao, đóng góp trên 30% ngân sách quốc gia Thu ngân sách nhà nước 5năm 2006 - 2010 gấp 2,5 lần giai đoạn 2001 - 2005.

[10, tr 2]

Kinh tế đối ngoại tiếp tục được mở rộng trên cả 3 lĩnh vực xuất nhập

khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI, viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment) và nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance) Môi trường kinh doanh và đầu tư tiếp tục

được cải thiện Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh,thành phố Vị trí, vai trò của thành phố đối với khu vực và cả nước ngày càngđược khẳng định

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế và thương mại lớn nhấtcủa cả nước, sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọngtrong phát triển kinh tế Tuy nhiên, thành phố phải đối mặt với nhiều tháchthức, trong đó có nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm Sở hữu trítuệ (SHTT) được coi là một trong các mặt trái của nền kinh tế thị trường, gây

60,487.10 89,638.20 125,456.90 135,362.30 162,378.10

THU NGÂN SÁCH (tỉ đồng)

Trang 27

thiệt hại cho nền kinh tế, cho quyền lợi người tiêu dùng, ảnh hưởng nghiêmtrọng đến nhà sản xuất chân chính Hàng giả, xâm phạm SHTT luôn có chấtlượng thấp hơn hàng thật, điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với các loạihàng vi phạm về SHTT là mặt hàng thuốc chữa bệnh cho người, lương thực,thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc thú y, phân bón, thuốc trừ sâu … vì tác hại củanó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng, đến môitrường, vật nuôi, cây trồng…

Bên cạnh đó, hàng giả, xâm phạm SHTT còn ảnh hưởng đến uy tín củaViệt Nam trong việc thực hiện các cam kết về nghĩa vụ SHTT, đã được đề ratrong các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

2.2 Thực trạng hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua công tác chống hàng giả của các cơ quan nhà nước

- Hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, xâmphạm SHTT trên địa bàn thành phố trong những năm qua diễn biến phức tạp,xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ngành hàng và thường phát triển mạnh vào nhữngdịp lễ, tết cuối năm do nhu cầu mua sắm, tiêu dùng tăng cao Địa bàn kinhdoanh hàng giả phần lớn phân bố trên các quận: quận 1; quận 5; quận 6; quậnTân Bình và thường tập trung tại các chợ đầu mối như chợ Bến Thành, chợ AnĐông, chợ Kim Biên, chợ Bình Tây, chợ Tân Bình Hàng giả chủ yếu được sảnxuất từ Trung Quốc, còn ở trong nước các đối tượng vi phạm thường thuê nhà

ở nhưng nơi hẻo lánh, hẻm cụt, khu vực mới phát triển đô thị vừa để ở vừa sảnxuất hàng giả, và chỉ thuê trong một thời gian ngắn rồi đổi địa điểm khác nhằmtránh bị người dân khu vực xung quanh phát hiện Hiện tại, các mặt hàng maymặc, hàng tiêu dùng bằng da hoặc giả da như giày dép, va ly, ba lô du lịch, dâynịt, bóp, túi xách thời trang, băng đĩa sao chép lậu, mực in máy tính, đồng hồ,

Trang 28

mắt kính, phụ tùng xe gắn máy, mỹ phẩm, gas, phân bón … là các mặt hàng cóhàng giả chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại hàng giả đã được cơ quan chứcnăng phát hiện và xử lý trên địa bàn thành phố.

- Thủ đoạn sản xuất hàng giả, xâm phạm quyền SHTT ngày càng tinh

vi, xảo quyệt hơn, phổ biến là dùng hàng kém chất lượng hoặc các nguyênliệu rẻ tiền khác pha trộn với một lượng hàng thật theo tỷ lệ xác định (mặthàng: Rượu, bột ngọt, xi măng, phân bón) hoặc tự sản xuất hàng, sau đó dánnhãn mác của các doanh nghiệp đã được đăng ký nhãn hiệu (mặt hàng: Maymặc, tiêu dùng) Đối với mặt hàng mực in giả mạo nhãn hiệu đang phổ biếnhiện nay, thường được sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ trongkho chờ tiêu thụ, phần lớn là thu mua lại cartridge đã qua sử dụng, nạp mực

do Trung Quốc sản xuất có giá rẻ, chất lượng kém sau đó dán nhãn mác củacác hãng có uy tín rồi đưa ra tiêu thụ Trong thời gian gần đây việc sản xuấthàng giả đã có sự phân công chặt chẽ, có đối tượng chuyên sản xuất các loạibao bì, tem, nhãn giả, kể cả các loại tem phản quang chống giả, sau đó báncho các đối tượng trực tiếp sản xuất thành phẩm

- Phương thức vận chuyển, giao nhận, mua bán hàng giả, xâm phạmSHTT cũng rất tinh vi, tùy từng chủng loại hàng hóa mà đối tượng vi phạmchọn phương thức vận chuyển phù hợp, có thể chuyển bằng đường hàngkhông, chuyển phát nhanh, đường bộ, đường sắt, đường biển; hàng hóa đượcgiao nhận tại các điểm hẹn do đối tượng lựa chọn, thường là các quán cà phê,nơi đoạn đường vắng hoặc thông qua xe khách liên tỉnh để giao hàng đi cáctỉnh, nhằm tránh sự phát hiện của người mua hàng và các cơ quan thực thi,thường xuyên thay đổi sim thuê bao di động trả trước không đăng ký thôngtin người sử dụng; thậm chí có những đường dây mua bán hàng giả bằngphương thức gọi điện thoại sang Trung Quốc đặt hàng và sau khi hàng đượcgiao tại thành phố Hồ Chí Minh rồi mới nhận tiền

Trang 29

- Trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, văn hóa phẩm: Hàng giả đượcsản xuất rất tinh vi, mẫu mã bao bì rất giống hàng thật Nếu không có thôngtin giúp phân biệt hàng hóa từ chủ thể quyền hoặc không có sản phẩm thật đểđối chiếu, so sánh thì người tiêu dùng lẫn cơ quan thực thi rất khó phân biệtđâu là hàng thật, đâu là hàng giả.

* Kết quả kiểm tra, xử lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:

Các kết quả chính đã đạt được trong giai đoạn 1999-2008 [1, tr 6]

+ Đã kiểm tra 26.681 vụ, trong đó:

- Giả mạo nhãn hiệu hàng hóa : 1.989 vụ

- Xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ : 3.051 vụ

- Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến

đối tượng sở hữu công nghiệp : 02 vụ

- Về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng sản phẩm,

- Về vệ sinh, an toàn thực phẩm : 20.495 vụ

+ Kết quả xử lý:

- Xử lý hình sự: 54 vụ với 124 đương sự

- Xử lý hành chính: 26.627 vụ với tổng số tiền phạt khoảng 29,652 tỷ đồng

- Tiêu hủy số lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đồng

Trang 30

 Hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng.

 Không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm

 Chỉ dẫn địa lýMột số mặt hàng vi phạm chủ yếu giai đoạn 1999-2008:

cái 76.603 Giả mạo hoặc xâm phạm

quyền đối với nhãn hiệu

hàng hóaGiày, dép các loại đôi 106.880 Giả mạo nhãn hiệu

Thuốc tây đơn vị SP 4.290 Giả mạo hoặc xâm phạm

quyền đối với nhãn hiệuhàng hóa

Phụ tùng xe gắn

máy

đơn vị SP 162.439 Giả mạo hoặc xâm phạm

quyền đối với nhãn hiệu

hàng hóa

Năm 2010 [6, tr 3] :

Trang 31

* Giả mạo nhãn hiệu: 577 vụ vi phạm được xử lý với tổng số tiền phạt

lên đến 3.306.920.100 đồng, đã tiêu hủy số lượng hàng giả có trị giá3.537.385.000 đồng Phần lớn là buôn bán hàng tiêu dùng giả mạo các nhãnhiệu của nước ngoài như đồng hồ giả các nhãn hiệu Thụy Sĩ, túi xách giả hiệuLouis Vuitton, Gucci, Chanel, mắt kính giả nhãn hiệu Rayban,…Hàng giảmạo nhãn hiệu trong nước gồm có bình gas 12kg giả các nhãn hiệu gas, xàbông bột Omo, đường Biên Hòa, …

* Xâm phạm kiểu dáng công nghiệp (kệ phơi bằng sắt dùng in lụa):

1 vụ, phạt tiền 6.200.000 đồng, tịch thu tiêu hủy 02 cái kệ phơi

* Số vụ việc chuyển cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự: 03 vụ, trong đó có 02 vụ đã được cơ quan điều tra chuyển trả hồ sơ để xử

lý hành chính với số tiền phạt tổng cộng là 256.807.500 đồng

* Số lượng hàng giả mạo nhãn hiệu đã tịch thu tiêu hủy như sau:

Bật lửa gas bằng nhựa, kim loại do TQSX cái 10.000

Cột tóc, mũ, cà vạt, móc khóa, sổ ghi chú,

Bộ cắt móng tay, móc khóa hiệu Louis Vuitton

Trang 32

Dây nịt các hiệu Sợi 523

Kẹp tóc, bông tai, hộp đựng đồ trang điểm hiệu Chanel cái 20

Ống nhựa dẫn hơi "made in Taiwan" Cuộn 207Ống nhựa xoắn dẫn hơi "made in Taiwan" ống 407

Trang 33

Thuốc tây các loại viên 13

* Giả mạo nhãn hiệu: 153 vụ vi phạm, xử phạt 151 vụ số tiền

983.758.000 đồng, đã tiêu hủy hàng giả trị giá 116.780.000 đồng

* Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa: 03 vụ vi phạm, đã

được xử phạt với tổng số tiền là 1.048.000.000 đồng; tịch thu tiêu hủy số hàng

hóa có giá trị: 702.000.000đồng

* Số lượng hàng hóa vi phạm đã tịch thu tiêu hủy như sau:

Hàng hóa

Đơn vị tính

Số lượng

Vỏ lon nước tăng lực (bằng nhôm) loại 250 ml/lon cái 324.430

Nước tăng lực đóng lon (24 lon/thùng – 250 ml/lon) thùng 5.822

Trang 34

Bột trét tường hiệu Maxlite Pytty kg 4.360Cartridge rổng hiệu Epson, HP, Epson, Samsung đã

Trang 35

lý cũng còn nhiều bất cập Có trường hợp Hải quan ở cửa khẩu đã phát hiệncác lô hàng giả, chất lượng kém nhưng không tịch thu ngay mà tạm thời chothông quan, sau đó kiểm tra lại Khi đã cho thông quan, hàng hóa tung ra thịtrường rồi thì khó kiểm soát được, chỉ có người tiêu dùng phải chịu thiệt thòi.Lâu nay chúng ta không chủ động kiểm tra chất lượng hàng ngoại nhập trênthị trường, mà cứ sau khi có thông tin mặt hàng nào không an toàn mới bắttay vào làm Do đó hiệu quả ngăn chặn không cao và hàng hóa không an toànvẫn đến tay người tiêu dùng

Khâu giám định, tưởng như chỉ là một thủ tục song lại làm "tắc" không

ít vụ xử lý hàng giả Phát hiện hàng giả trên thị trường không khó vì chúngđược bày bán khá công khai tại những nơi công cộng, nhiều loại chỉ cần nhìn

Trang 36

mắt thường cũng biết là hàng giả, nhưng để khẳng định đó là hàng giả trướckhi xử lý lại không dễ chút nào Theo quy định của pháp luật, việc xử lý hànggiả thì bắt buộc phải có căn cứ pháp lý khi kết luận hàng giả Một trongnhững cơ sở pháp lý là phải được chủ thể quyền hoặc đại diện được ủy quyềnhợp lệ từ chủ thể quyền cam kết đối với hàng hóa vi phạm không phải dochính chủ hoặc các tổ chức, cá nhân được chủ thể quyền chỉ định, ủy quyềnhoặc nhượng quyền để sản xuất Đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạmquyền sở hữu công nghiệp, cơ quan thực thi thường đưa đi giám định để có ýkiến tham khảo về chuyên môn, nhiều mặt hàng có chi phí giám định cao, khiđưa đi giám định buộc lực lượng thực thi phải tạm ứng kinh phí giám định,trong khi theo quy định thì hàng giả, hàng nhái phần lớn được xử lý tiêu hủy.

Và cũng theo quy định thì chính đương sự vi phạm phải nộp khoản tiền giámđịnh đó nhưng hầu như không có đương sự nào chịu nộp Một vấn đề khókhăn trong việc xử lý hàng giả, hàng nhái, là cơ quan thực thi phải có đơn yêucầu xử lý hoặc liên hệ được với chủ sở hữu thương hiệu bị làm giả, làm nhái.Rất nhiều vụ vi phạm khi phát hiện, lại không thể xác định được tình trạng sởhữu trí tuệ vì hàng hóa có nguồn gốc từ các nước, không đăng ký quyền sởhữu trí tuệ tại Việt Nam, hàng hóa không có ai xác nhận là hàng giả vì khôngcó cơ quan đại diện của nhà sản xuất tại Việt Nam Chưa kể, không ít doanhnghiệp lại e ngại thương hiệu bị ảnh hưởng, nên thiếu hợp tác khi được mờiđến cơ quan chức năng để xác nhận hàng giả thì từ chối

Hay, nguyên nhân quan trọng khác khiến cho tình trạng hàng giả vẫntràn lan là do chế tài chưa đủ mạnh, chưa có tính sức răn đe đối với cáctrường hợp vi phạm Mặc dù số vụ vi phạm về hàng giả những năm qua là rấtnhiều, song số vụ bị xử phạt còn khá khiêm tốn cũng do các quy định về xửphạt còn nhẹ tay Biện pháp xử phạt chưa đủ mạnh và thiếu tính răn đe nên cónhiều trường hợp xử phạt nhiều lần nhưng lần sau đến kiểm tra vẫn vi phạm

Trang 37

Không ít người làm hàng giả sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để thu lợi Sảnxuất, kinh doanh hàng giả tạo ra "siêu lợi nhuận" nên có sức hút, lôi kéo đượcnhiều đối tượng tham gia, kể cả những người lao động thuần túy Trên thực

tế, việc xử lý những doanh nghiệp, cơ sở chuyên sản xuất hàng giả ngày càngkhó khăn hơn vì thủ đoạn của họ ngày càng tinh vi, phức tạp

Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ sự phản ứng chậm của các cơ quanchức năng trước vấn nạn này và sự thờ ơ, thậm chí tiếp tay cho hàng giả củachính người tiêu dùng Bên cạnh một số người mua lầm phải hàng giả do khóphân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả thì vẫn có không ít người tiêudùng biết mình đang mua bán hàng giả, hàng nhái nhưng vẫn chấp nhận đặcbiệt đối với những người có thu nhập thấp, hàng giả không phải là thực phẩm,thuốc chữa bệnh, chưa thấy rõ tác hại thì một số người dân do nhận thức chưacao vẫn mặc nhiên chấp nhận vì hợp với túi tiền của họ Với cách nghĩ ấy,hàng giả đã dần dần được tiếp tay trong việc phân phối và tiêu thụ để rồi ngàycàng chiếm thị phần

Và thực tế, trong khi doanh nghiệp làm ăn chân chính phải chịu đủ mọichi phí từ đầu tư sản xuất, xây dựng thương hiệu đến nộp thuế và đăng ký bảo

hộ cho sản phẩm, thì những kẻ làm hàng giả, hàng nhái không phải chịu cáckhoảng chi phí ấy Sản phẩm nhái nhãn hiệu được bán với giá rẻ nên tiêu thụmạnh

2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả

2.3.1 Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về phòng chống hàng giả

Công tác chống hàng giả là một chủ trương nhất quán từ trước đến nay

đã được Nhà nước ta thể chế hóa bằng hệ thống các văn bản quy phạm phápluật phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Trang 38

Trong thời kỳ bao cấp, hàng hóa khan hiếm, hàng giả về chất lượng vàcông dụng là chủ yếu Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành để điềuchỉnh những hành vi này như: Nghị quyết 188/HĐBT ngày 23/11/1982 “vềtăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và Quản lý thị trường” của Hộiđồng Bộ trưởng; Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả,kinh doanh trái phép do Hội đồng Nhà nước ký ngày 30/6/1982; Nghị định46-HĐBT ngày 10/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng; Bộ luật hình sự 1985, …

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấutranh ngăn chặn tệ nạn hàng giả trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước đãtiếp tục sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản pháp luật về chống hàng giảnhằm đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh chống hàng giả cũng như tạo hànhlang pháp lý cho hoạt động kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường

Để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chấtlượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vựcnày, các cơ quan thực thi dựa trên cơ sở các quy định hiện hành sau đây:

* Các văn bản luật: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại,Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hải quan, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học côngnghệ, Luật dược, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, …; Pháp lệnh bảo vệngười tiêu dùng, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửađổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008 …

* Các Chỉ thị có liên quan đến hàng giả và sở hữu trí tuệ:

- Chỉ thị 31/1999/CTT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ

về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả

- Chỉ thị 28/2008/CT-TTg ngày 08/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ vềmột số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng

Trang 39

* Các Nghị định có liên quan đến hàng giả và sở hữu trí tuệ:

- Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 quy định chi tiết thihành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ, về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;

- Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạmhành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin

- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ, quyđịnh về nhãn hàng hóa

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sởhữu công nghiệp

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo

vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quyđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại;

- Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 của Chính phủ quyđịnh xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưatin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại;

- Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ, quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chínhnăm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008;

- Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/05/2009 của Chính phủ quyđịnh về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan;

Trang 40

- Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/06/2009 quy định về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa

- Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ, quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;

- Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ Sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt độngthương mại

* Các thông tư hướng dẫn có liên quan đến hàng giả và sở hữu trí tuệ:

- Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLB-BTM-BTC-BCA-BKHCNMTngày 27/4/2000 của liên bộ Bộ Thương mại, Tài chính, Công an, Khoa họccông nghệ và môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 31/1999/CTT-TTgngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất, buônbán hàng giả;

- Thông tư 93/2000/TT-BTC ngày 15/9/2000 của Bộ Tài chính hướngdẫn quản lý sử dụng các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả

- Thông tư liên tịch số BTP ngày 29/02/2008 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dântối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình

01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Thông tư số 12/2008/TT-BCT ngày 22/10/2008 của Bộ Công thươnghướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý

Ngày đăng: 03/04/2014, 11:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chỉ đạo 127 Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 31/1999/CT-TTg và 02 năm thực hiện Chỉ thị 28/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chỉ đạo 127 Thành phố Hồ Chí Minh, "Báo cáo tổng kết 10 năm thựchiện Chỉ thị 31/1999/CT-TTg và 02 năm thực hiện Chỉ thị28/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sảnxuất và buôn bán hàng giả
2. Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Sổ tay Chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, NXB Thông tin và truyền thông, Hà nội - 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường, "Sổ tay Chống hàng giả vàthực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Nhà XB: NXB Thông tin vàtruyền thông
4. Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo công tác quản lý thị trường 06 tháng đầu năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh
5. Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo công tác quản lý thị trường tháng 9/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh
6. Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết công tác quản lý thị trường năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh
29. Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;30. Tamnhin.net, 28/4/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ, quy định xửphạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp; "30
7. Chỉ thị 28/2008/CT-TTg ngày 08/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng Khác
8. Chỉ thị 31/1999/CTT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả Khác
9. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX, tháng 10/2010 Khác
10. Đảng ủy Khối Dân-Chính-Đảng TP.HCM - 2011, Tài liệu tuyên truyền học tập nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứIX Khác
11. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin và một số vấn đề về tổ chức, quản lý kinh tế ở Việt Nam (tập 1), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006 Khác
12. Học viện Hành chính quốc gia, Giáo trình Hành chính công, NXB Giáo dục, 2005 Khác
16. Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại Khác
17. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp Khác
18. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ Khác
19. Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại Khác
20. Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại Khác
21. Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008 Khác
22. Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế Khác
23. Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/05/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w