Hoạt động VTHK có tính xã hội hóa cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến ổn định xã hội. Dó đó, việc QLNN về VTHK là một việc làm cấp thiết trong hiện nay để có thể phát triển lĩnh vực vận tải một cách bền vững, tạo môi trường văn hóa giao thông như các nước tiên tiến trên thế giới. Từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu : “Hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải hành khách của tỉnh Đồng Nai”. 8. Kết cấu của luận văn. Luận văn gồm 3 chương : Chương 1 : Cơ sở lý luận của QLNN về VTHK. Chương 2 : Thực trạng QLNN về VTHK tỉnh Đồng Nai. Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện QLNN về VTHK tỉnh Đồng Nai.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH 7
1.1 Đường bộ và vận tải hành khách 7
1.1.1 Đường bộ 7
1.1.2 Vận tải hành khách 9
1.2 Quản lý nhà nước về vận tải hành khách 10
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về vận tải hành khách 10
1.2.2 Mục tiêu quản lý nhà nước về vận tải hành khách 12
1.2.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về vận tải hành khách 14
1.3 Nội dung của quản lý nhà nước về vận tải hành khách 19
1.3.1 Xây dựng thể chế, pháp luật về vận tải hành khách 19
1.3.2 Lập kế hoạch và quy hoạch mạng lưới về vận tải hành khách 21
1.3.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch về vận tải hành khách 21
1.3.4 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật giao thông đường bộ 22
1.3.5 Thanh tra, kiểm tra về vận tải hành khách 23
1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước về vận tải hành khách 24 1.4.1 Tính hiệu lực 24
1.4.2 Tính hiệu quả 24
1.4.3 Tính kinh tế 25
1.4.4 Tính công bằng 25
1.4.5 Tính bền vững 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TỈNH ĐỒNG NAI 26
2.1 Thực trạng giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai 26
Trang 22.2 Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách của tỉnh Đồng Nai
42
2.2.1 Xây dựng thể chế, pháp luật về QLNN về VTHK 42
2.2.2 Lập kế hoạch và quy hoạch phát triển mạng lưới VTHK 46
2.2.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch về VTHK 51
2.2.4 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật giao thông đường bộ 63
2.2.5 Thanh tra, kiểm tra về VTHK 66
2.3 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách 67
2.3.1 Kết quả 67
2.3.2 Tồn tại 74
2.3.3 Nguyên nhân 76
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TỈNH ĐỒNG NAI 78
3.1 Phương hướng quản lý nhà nước về vận tải hành khách tỉnh Đồng Nai đến năm 2015 78
3.2 Giải pháp 82
3.2.1 Xây dựng thể chế, pháp luật về VTHK 82
3.2.2 Lập kế hoạch và quy hoạch phát triển mạng lưới VTHK 84
3.2.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch về vận tải hành khách 86
3.2.4 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật giao thông đường bộ 88
3.2.5 Thanh tra, kiểm tra về vận tải hành khách 91
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 92
3.3.1 Phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành 92
3.3.2 Phát triển ngành công nghiệp ô tô 93
3.3.3 Tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp 94
3.3.4 Phát triển kinh tế HTX 95
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 105
Trang 3CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT
: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa: Cơ sở hạ tầng
: Đưa rước công nhân: Đơn vị tính
: Giấy phép lái xe: Hội đồng nhân dân: Hợp tác xã
: Khu công nghiệp: Ngân sách nhà nước : Ngân sách Trung ương: Giao thông đường bộ: Giao thông đô thị: Giao thông vận tải: Phát thanh truyền hình: Quản lý Nhà nước: Tai nạn giao thông: Xã Hội Chủ Nghĩa: Vận tải hành khách: Việt Nam đồng: Ủy Ban Nhân Dân
Trang 5Bảng 2.1 Danh sách tuyến VTHK cố định 33
Bảng 2.2 Sản lượng vận chuyển hành khách 35
Bảng 2.3 VTHK công cộng bằng xe buýt 36
Bảng 2.4 Sản lượng vận chuyển đưa rước công nhân 38
Bảng 2.5 VTHK bằng xe Taxi tính đến năm 2009 39
Bảng 2.6 Sản lượng VTHK qua dịch vụ bến xe 40
Bảng 2.7 Số lượng lái xe và nhân viên phục vụ học nghiệp vụ 41
Bảng 2.8 Các dự án đang triển khai trong quy hoạch hệ thống GTĐB 50
Bảng 2.9 Số lượng cán bộ công chức Sở GTVT Đồng Nai 60
Bảng 2.10 Số lượng đội ngũ lái xe 60
Bảng 2.11 Số lượng cán bộ Trung tâm Quản lý điều hành VTHK công cộng 63
Bảng 2.12 Công tác tuyên truyền, xử lý điểm đen 65
Bảng 2.13 Kết quả xử lý vi phạm 67
Bảng 2.14 Kết quả thực hiện QLNN về VTHK 73
Bảng 3.1 Dự báo nhu cầu về VTHK (2011-2015) 81
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Chuyến – xe của tuyến VTHK cố định 34
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ % của 5 công ty kinh doanh VTHK bằng xe Taxi 39
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu bộ máy QLNN về VTHK 50
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu bộ máy của Sở GTVT Đồng Nai 58
Biểu đồ 2.5 Số lượng đội ngũ lái xe 60
Biểu đồ 2.6 Số vụ vi phạm, tổng số tiền nộp Kho bạc Nhà nước 67
Biểu đồ 2.7 Sản lượng vận chuyển hành khách 69
Biểu đồ 2.8 Số lượng các tỉnh đối lưu với tỉnh Đồng Nai 69
Biểu đồ 2.9 Tổng số xe các doanh nghiệp đầu tư theo Quyết định 39 70
Biểu đồ 2.10 Số lượng xe theo tuyến cố định, xe buýt, taxi 70
Biểu đồ 2.11 Số lượng doanh nghiệp, HTX, taxi tham gia kinh doanh VTHK 71
Biểu đồ 2.12 Tổng số tiền trợ giá tuyến VTHK công cộng bằng xe buýt 71
Biểu đồ 2.13 Chi phí trợ giá cho 1 hành khách/đồng 71
Biểu đồ 2.14 Cấp thẻ đi xe buýt miễn phí 72
Biểu đồ 2.15 Tình hình tai nạn giao thông 72
Trang 6ba cái đó mà thi đua”.
Ba yêu cầu đó đối với GTVT theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 6
chữ : Thông suốt – An toàn – Liên tục Sáu chữ này bao gồm những nội dung khá
phong phú Mỗi cặp chữ là một nội dung, một mục tiêu cơ bản của GTVT Ba cặpchữ tạo nên một yêu cầu, một mục tiêu hoàn chỉnh mà ngành GTVT phải phấn đấuđạt cho kỳ được Ba yêu cầu “thông suốt, an toàn, liên tục” tuy mỗi yêu cầu có mặtriêng của nó, song lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau, do đó khi thực hiện khôngchỉ thực hiện một yêu cầu nào “Liên tục” chỉ có thể đảm bảo khi đường sá “thôngsuốt”, xe cộ “an toàn”, người sử dụng phải có tinh thần trách nhiệm
Căn cứ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản
Việt Nam nhằm “Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách ngày càng hiện đại, an toàn có sức cạnh tranh, vươn ra thị trường khu vực và thế giới… Phát triển mạnh vận chuyển hành khách công cộng ở các thành phố lớn”, “Thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp trong hệ thống hành chính
đi đôi với tính tập trung, thống nhất trong việc ban hành thể chế Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, từng tổ chức, từng cá nhân Đề cao trách nhiệm cá nhân … Khắc phục tình trạng chồng chéo”, “Nâng cao chất lượng, tăng khối lượng và độ an toàn vận tải hành khách, hàng hóa trên tất cả các loại hình vận tải; có biện pháp tích cực để giải quyết tốt vận tải hành khách công cộng ở các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, phấn đấu để giảm thiểu tai nạn giao thông …”.
Trang 7Căn cứ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt
Nam nhằm : “Phát triển nhanh khu vực dịch vụ đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tiềm năng còn rất lớn của nước ta và xu hướng phát triển chung của thế giới; tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ”; “Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống trong đó có vận tải,…phát triển nhanh hơn dịch vụ vận tải, tạo lập
và phát triển mạnh vận tải đa phương thức và dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải”.
Như vậy, GTVT là một bộ phận quan trọng cấu thành cơ sở hạ tầng của nềnkinh tế đất nước, là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là mắt xích không thểthiếu được trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự giao lưu kinh tế và vănhóa phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người Ngoài ra GTVT còngiữ một vai trò quan trọng đối với việc giữ gìn an ninh quốc phòng, phục vụ sựnghiệp CNH-HĐH đất nước
Trong thời gian qua hệ thống pháp luật về GTVT đường bộ của nước ta chưahoàn chỉnh, các văn bản pháp luật vừa thiếu, vừa không đồng bộ Công tác QLNN
về GTVT đường bộ chưa theo kịp nhu cầu phát triển của lực lượng vận tải đường
bộ trong cơ chế thị trường Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong QLNN về
cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, còn chồng chéo làm ảnh hưởng đến hoạt động tronglĩnh vực vận tải đường bộ Công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến, hướng dẫnpháp luật về luật GTĐB chưa hiệu quả, ý thức người dân về chấp hành pháp luậtGTĐB chưa cao Trong một thời gian dài, Nhà nước đã buông lõng quản lý, để cholĩnh vực vận tải đường bộ phát triển tự phát, ồ ạt theo cơ chế thị trường dẫn đến sựrối loạn trên thị trường vận tải, khủng hoảng “vừa thừa vừa thiếu” Bên cạnh đó,VTHK là phương thức vận tải gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất, nhưng khôngđược quan tâm kiểm soát đúng mức
Chưa tạo được môi trường bình đẳng cho các thành phần kinh tế kinh doanhtham gia vào VTHK : Sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanhVTHK, chất lượng phương tiện đầu tư không đồng đều, các tuyến mở chồng chéo
Trang 8kém hiệu quả, chưa ưu đãi cho các HTX như : cấp đất, thuế, cho vay với lãi suất ưuđãi để đầu tư phương tiện …
Một số thành phần tham gia VTHK chấp hành pháp luật chưa cao, nhiều hiệntượng tiêu cực, nhưng giải quyết không triệt để như : TNGT, ùn tắc giao thông, xe
dù, tranh giành khách, bán khách, chạy không đúng tuyến, xe không vào bến, …Việc kiểm tra, kiểm soát trên đường của Thanh tra đường bộ chưa cao, côngtác trật tự ATGT thực hiện chưa nghiêm, TNGT vẫn còn ở mức cao, ảnh hưởng lớnđến phát triển kinh tế - xã hội
Với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc QLNN về GTVTđường bộ nói chung, VTHK nói riêng là vấn đề cấp thiết cần được Nhà nước quantâm và kiểm soát để có thể dần dần đưa công tác quản lý VTHK đi vào nề nếp, gópphần vào của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Hoạt động VTHK có tính xã hội hóa cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến ổn định xãhội Dó đó, việc QLNN về VTHK là một việc làm cấp thiết trong hiện nay để có thểphát triển lĩnh vực vận tải một cách bền vững, tạo môi trường văn hóa giao thôngnhư các nước tiên tiến trên thế giới
Từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu : “Hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải hành khách của tỉnh Đồng Nai”.
2 Mục đích nghiên cứu.
Tác giả sẽ phân tích làm rõ cơ sở lý luận, hệ thống hóa các lý thuyết, quanđiểm về QLNN về VTHK; phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về VTHK tỉnhĐồng Nai; đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về VTHK tỉnh Đồng Nai nhằm đápứng yêu cầu và nhu cầu của xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời giai tới
3 Tình hình nghiên cứu.
QLNN về VTHK là một lĩnh vực nghiên cứu mang tính chuyên ngành,nghiên cứu các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách có liênquan đến hoạt động VTHK trong tình hình kinh tế của tỉnh cũng như của đất nước,hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu, từ đó hoàn thiện công tác QLNN về VTHKtrên địa bàn tỉnh
Trang 9Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài luận văn của mình, tác giả đãnghiên cứu một số tài liệu quốc tế và trong nước
Nghiên cứu quốc tế, tác giả đã tham khảo quá trình hình thành lý thuyếtquản lý, lý thuyết quản lý và thuyết quản lý theo khoa học của Freederick WinslowTaylor (1856-1916) với 4 nguyên tắc quản lý, đó là :
- Xây dựng cơ sở khoa học cho các công việc (định mức, phương pháp)
- Chọn công nhân khoa học, chú trọng kỹ năng, có huấn luyện
- Khen thưởng, trang bị nơi làm việc đầy đủ
- Phân niệm quản lý và sản xuất, tạo tính chuyên nghiệp của quản lý
Đối với thuyết hành vi trong quản lý của Herbert A.Simom thì cốt lõi của quản
lý là ra quyết định (quyết sách), bao gồm : hoạch định kế hoạch, lựa chọn phương
án hành động, thiết lập cơ cấu tổ chức, phân định trách nhiệm và quyền hạn, so sánhtình hình thực tế với kế hoạch, kiểm tra, tổ chức và điều khiển đối với mọi cấp quản
lý và mọi mặt của quá trình quản lý
Ngoài ra, tác giả đã tham khảo sách “Những vấn đề cốt yếu của Quản lý” củaTS.Harald Koontz, TS.Cyril Odonnell, TS.Heinz Weirich, NXB Khoa học và kỹthuật, 1998 Sách đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề cần thiết trong quản
lý, đây là quyển sách hữu ích đã giúp cho tác giả một bộ khung của kiến thức cơbản của quản lý theo các chức năng lập kế hoạch, xây dựng tổ chức, xác định biênchế, lãnh đạo và kiểm tra Mục đích là nhằm làm quản lý trở thành một khoa học -tức là một tri thức có tổ chức và làm cho khoa học này trở nên hữu ích khi áp dụngtrong thực tế với tư cách là nhà thực hành Tuy nhiên, dù có nhấn mạnh nhiều vào vaitrò quản lý trong việc tạo ra và duy trì một môi trường bên trong, tác giả nhận thấyrằng vẫn phải xét tới sự hoạt động của các nhà quản lý đối với toàn bộ môi trườngxung quanh như về mặt kinh tế, xã hội, chính trị, kỹ thuật-công nghệ và đạo lý
Nghiên cứu trong nước, tác giả đã nghiên cứu một số giáo trình của TrườngĐại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Hành chính Quốc gia
Trong quá trình thực thi chính sách, cần áp dụng một số nội dung như hoạchđịnh, tổ chức và kiểm tra Nhà nước cần có lực lượng kinh tế để sản xuất và cung
Trang 10ứng những hàng hóa dịch vụ mà khu vực tư nhân không làm được hoặc làm đượcnhưng cần có sự hỗ trợ của nhà nước Để thực hiện nhiệm vụ quản lý, nhà nước cầnphải tổ chức thực hiện bộ máy và ban hành các Luật, các văn bản quy phạm phápluật để điều tiết nền kinh tế thị trường, hướng dẫn, quản lý các doanh nghiệp, tổchức, cá nhân trong quá trình điều hành đất nước Nội dung QLNN đối với cácdoanh nghiệp, HTX là xây dựng và ban hành pháp luật, xây dựng chiến lược, quyhoạch, kế hoạch, dự án, đầu tư, tổ chức thực hiện, định hướng và điều chỉnh, thựchiện các hoạt động hỗ trợ, kiểm tra, giám sát.
Ngoài ra, tác giả đã nghiên cứu luận văn thạc sĩ và đề tài nghiên cứu khoa họcthuộc chuyên ngành GTVT, qua đó tác giả đã kế thừa và phát huy những tài liệu, sốliệu liên quan đến luận văn của mình
Như vậy, có khá nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực QLNN, nhưng nhữngcông trình nghiên cứu chỉ tập trung nhiều ở QLNN ở tầm vĩ mô, ở các lĩnh vựckhác, chứ chưa nghiên cứu sâu rộng ở tầm vi mô và ở lĩnh vực chuyên ngành nhưngành GTVT, đặc biệt trong lĩnh vực VTHK
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả đã kế thừa, học tậpnhững ưu điểm, những cơ sở lý luận của các giáo trình, luận văn, đề tài nghiên cứukhoa học có liên quan đến luận văn của mình, tuy nhiên vì mục tiêu, phạm vi và đốitượng nghiên cứu có khác nhau nên luận văn không trùng lắp với các công trình khoahọc đã nêu về nội dung và hình thức Luận văn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản củamột luận văn thạc sỹ, có giá trị lý luận và thực tiễn, đề xuất được một số giải pháp vàkiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN về VTHK của tỉnh Đồng Nai Luận văn có thể sửdụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong lĩnh vực QLNN về giao thông
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu : Quá trình thực hiện QLNN về VTHK đối với cácdoanh nghiệp, HTX kinh doanh VTHK
Phạm vi nguyên cứu : Vận tải hành khách đường bộ bằng xe ô tô đối vớiVTHK theo tuyến cố định, VTHK bằng xe buýt và xe taxi trong phạm vi của tỉnhĐồng Nai từ năm 2007-2009
Trang 115 Câu hỏi nghiên cứu.
- Việc QLNN đối với các doanh nghiệp, HTX kinh doanh VTHK hiện naynhư thế nào ?
- Các vấn đề còn tồn tại trong quá trình quản lý VTHK của tỉnh Đồng Nai ?
- Những giải pháp và điều kiện cần phải thực hiện để hoàn thiện QLNN vềVTHK của tỉnh Đồng Nai
6 Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận Trong luận văn, có sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương phápthống kê kết hợp với phương pháp chuyên gia thông qua việc tham khảo các ý kiếncủa các chuyên gia, các báo cáo của Sở, các đơn vị trực thuộc ngành có liên quan.Mặt khác, trên cơ sở những kiến thức đã học, những kinh nghiệm trong quá trìnhcông tác của bản thân để đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiệnmục tiêu nghiên cứu
7 Những đóng góp của luận văn.
- Góp phần xây dựng lý luận về QLNN về VTHK
- Trình bày, phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại, nguyên nhân, từ
đó xây dựng những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện việc QLNN về VTHK trongbối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
8 Kết cấu của luận văn.
Luận văn gồm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận của QLNN về VTHK.
Chương 2 : Thực trạng QLNN về VTHK tỉnh Đồng Nai.
Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện QLNN về VTHK tỉnh Đồng Nai.
Trang 12a Khái niệm đường bộ
Đường bộ là các công trình giao thông phục vụ cho sự đi lại của người dân vàcác phương tiện vận tải tham gia đường bộ bao gồm đường, cầu đường bộ, hầmđường bộ, bến phà đường bộ
Hệ thống đường bộ trong cả nước là một mạng liên hoàn do nhà nước thốngnhất quản lý không phân biệt đường bộ được xây dựng bằng nguồn vốn nào
+ Các khái niệm khác liên quan đến đường bộ :
- Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèntín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phâncách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thuphí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác
- Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi
đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giaothông và hành lang an toàn đường bộ
- Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng vàphần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ
- Hàng lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từmép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ
- Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiệngiao thông qua lại
- Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọccủa đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn
Trang 13- Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiềucao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóaxếp trên xe đi qua được an toàn.
- Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố
- Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đườngcho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc cácđường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục,
an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định
- Đường chính là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộđược các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơiđường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên
- Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu
đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại – dịch vụ và các đường khác vàođường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính
b Phân loại đường bộ.
Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống gồm quốc lộ, đường tỉnh,đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng
Quốc lộ (QL) :
Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh;đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nốiliền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửakhẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng trọng đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực
Đường tỉnh (ĐT) :
Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hànhchính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quantrọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Đường huyện (ĐH) :
Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm
Trang 14hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có
vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Đường xã (ĐX) :
Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản
và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quantrọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã
a Khái niệm vận tải hành khách
Vận tải hành khách là một loại hình kinh doanh vận tải đường bộ, là ngànhnghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, hoạt động VTHK phảiphù hợp với quy hoạch GTVT đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải
b Hình thức vận tải hành khách
- Kinh doanh VTHK theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến và ngượclại với lịch trình, hành trình phù hợp do doanh nghiệp, HTX đăng ký và được cơ quanquản lý tuyến chấp thuận Bao gồm : tuyến liên tỉnh và tuyến nội tỉnh Tuyến liên tỉnh
có cự ly từ 300 km trở lên phải xuất phát và kết thúc tại bến xe loại 4 trở lên
- Kinh doanh VTHK bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng, đóntrả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định
- Kinh doanh VTHK đưa rước công nhân bằng xe buýt theo tuyến cố định cócác điểm dừng đón, trả khách ở các khu công nghiệp, trường học, phạm vi hoạtđộng nhất định
- Kinh doanh VTHK bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu củahành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét lăn bánh, thờigian chờ đợi
Trang 15c Mô hình vận tải hành khách
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải là các doanh nghiệp được thành lập theoLuật doanh nghiệp (29/11/2005) Lệnh số 33/2005/L/CTN ngày 12/12/2005 củaChủ tịch nước về việc công bố Luật Doanh nghiệp
Theo Điều 4 chương I : “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tàisản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của phápluật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”
- Hợp tác xã là tổ chức được thành lập theo Luật của nước CHXHCN ViệtNam số 18/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về HTX
Theo Điều 1 chương I : “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân,
hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tựnguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnhtập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quảcác hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, gópphần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước HTX hoạt động như một loại hìnhdoanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tàichính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theoquy định của pháp luật”
- Hộ kinh doanh cá thể là những cá nhân tự đầu tư xe, tự mình kinh doanh,thường chạy theo hợp đồng
1.2 Quản lý nhà nước về vận tải hành khách
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về vận tải hành khách
Có thể hiểu khái niệm QLNN về VTHK là : QLNN về VTHK là sự tác động
có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước lên đối tượng bị quản lý trongviệc tổ chức, quy hoạch, điều hành các tuyến xe thông qua quản lý các doanhnghiệp, HTX kinh doanh trong lĩnh vực vận tải nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại củanhân dân, góp phần vào việc tạo xây dựng và phát triển đất nước trong lĩnh vựcGTVT một cách có hiệu quả và công bằng
Trang 16QLNN về VTHK là một bộ phận quan trọng của QLNN đối với GTĐB cũngnhư QLNN đối với chính sách kinh tế - xã hội nói chung Xã hội luôn có những vấn
đề chung liên quan đến cuộc sống của mọi người, vượt quá phạm vi của mỗi cánhân, mỗi nhóm người, một tổ chức có quy mô nhỏ, vì vậy cần có sự QLNN đối vớinhững lĩnh vực mà tổ chức tư nhân trong hoạt động của mình cần có sự quản lý điềutiết của nhà nước, thông qua QLNN để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống xã hộicủa mọi người Một trong những vấn đề đó là GTĐB, đặc biệt là lĩnh vực VTHK,một lĩnh vực cần phải được nhà nước quan tâm hàng đầu trong bối cảnh toàn cầuhóa, hội nhập kinh tế quốc tế
Thông thường nhà nước có hai chức năng chính là : (1) chức năng cai trị haycòn gọi là QLNN bao gồm các hoạt động quản lý và điều tiết đời sống kinh tế - xãhội thông qua các công cụ vĩ mô như pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch,
kế hoạch và kiểm tra, kiểm soát; (2) chức năng phục vụ bao gồm các hoạt độngcung ứng dịch vụ công cho xã hội, cho các tổ chức xã hội và công dân, nhằm phục
vụ các lợi ích thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân Việcthực hiện QLNN là thực hiện theo nhu cầu của bản thân bộ máy nhà nước nhằmđảm bảo trật tự, ổn định và an toàn xã hội Còn việc cung ứng các dịch vụ công lại
do nhu cầu cụ thể của các tổ chức và công dân, ngay cả khi các nhu cầu này có thểphát sinh từ những yêu cầu của nhà nước Xét về bản chất, nhà nước thực hiện chứcnăng cai trị hay QLNN, đồng thời không thể thiếu được việc cung cấp công cộngmột số hàng hóa và dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu của xã hội
VTHK là một trong số các dịch vụ công cũng như điện, nước, bưu điện …Theo đó, dịch vụ công có nghĩa là các hoạt động vì lợi ích chung do các cơ quannhà nước hoặc các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp nhànước và tư nhân được nhà nước trao quyền ủy nhiệm, trao quyền thực hiện và cungcấp Do nhu cầu chung của xã hội, đáp ứng những dịch vụ phúc lợi cho người dân
và để hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải bước đầu đi vào hoạt động
có hiệu quả, nhà nước cần phải dùng một khoản NSNN dùng để trợ giá, chi trả cho
Trang 17các doanh nghiệp, vì vậy cần có sự quản lý của nhà nước trong việc điều hành, quản
lý sao cho mục tiêu của chính sách, chiến lược trong lĩnh vực VTHK đạt hiệu quảcao nhất
1.2.2 Mục tiêu quản lý nhà nước về vận tải hành khách
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin thì cơ sở hạ tầng quy định cấu trúc
và tính chất của kiến trúc thượng tầng Vì thế kinh tế có vai trò rất quan trọng trongđời sống xã hội Hơn nữa chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị khôngthể không giữ địa vị ưu tiên so với kinh tế, chính trị ra đời, tồn tại, phát triển trên cơ
sở kinh tế Đồng thời chính trị có vai trò tác động mạnh mẽ đối với kinh tế, màquyền lực chính trị được thực hiện thông qua nhà nước
Trong thời đại toàn cầu hóa, bùng nỗ thông tin, giao lưu, trao đổi, buôn bán, dulịch… ngày càng tăng nhanh, các quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng, mà kinh
tế là một lĩnh vực hoạt động chứa đựng mâu thuẫn giai cấp thống trị với giai cấp bịthống trị, vì lợi ích của giai cấp mà cần có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh
tế tùy theo mức độ
Có những lĩnh vực mà các doanh nghiệp không tự giải quyết được hoặc nhữnglĩnh vực về loại hình công cộng kinh doanh không có lãi thì nhà nước phải tham giađầu tư hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ lợiích công cộng, nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tếcùng tham gia
Do vậy, lĩnh vực VTHK là loại hình “sản xuất vật chất đặc biệt” mang tính xãhội hóa cao Nhu cầu đi lại của nhân dân là một điều tất yếu khách quan, xã hội ngàycàng phát triển thì đòi hỏi dịch vụ VTHK càng cao, mạng lưới VTHK phải đi trướcthời đại đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước Vì vậy cần có sự quan tâm đúngmức của nhà nước để hoạch định đúng hướng cho sự phát triển loại hình dịch vụ này,đây cũng là bộ mặt đổi mới của đất nước trong việc hình thành hệ thống GTĐB cũngnhư mạng lưới VTHK theo tinh thần thực hiện “văn hóa giao thông”
Trong lĩnh vực VTHK, phải phát triển đồng bộ về cả số lượng, chất lượngphương tiện, bến bãi, chất lượng phục vụ, … nhưng phải có chiến lược, kế hoạch
Trang 18phát triển, định hướng rõ ràng để không tạo ra sự lãng phí trong đầu tư, các doanhnghiệp kinh doanh vận tải không có lãi, trật tự ATGT không đảm bảo, gia tăngTNGT Vì vậy, trong thực tế là cần phải có sự quản lý của nhà nước để điều tiết sựhoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này – đây là yêu cầu cấp thiết và cấp báchtrong giai đoạn hiện nay.
Đối với tỉnh Đồng Nai, do đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt
có sự chênh lệnh về kinh tế, xã hội, văn hóa giữa thành thị với nông thôn, vùng sâuvùng xa, miền núi, đòi hỏi VTHK phải phát triển ổn định và bền vững đáp ứng nhucầu lớn của xã hội với sự định hướng đúng của chính quyền địa phương
Như vậy, mục tiêu của QLNN về VTHK trong giai đoạn hiện nay là :
- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quyhoạch để tạo điều kiện cho lĩnh vực VTHK phát triển đúng định hướng không xảy
ra lãng phí trong đầu tư, phát triển ổn định và bền vững để có thể đáp ứng được nhucầu phát triển của xã hội
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống GTĐB để phục vụ trong lưu thông đường
bộ mà chính là VTHK phục vụ cho sự đi lại của người dân
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh VTHK hoạt độngtrong môi trường kinh doanh lành mạnh, ít tệ nạn, ít có sự thay đổi trong chính sách
Vì muốn phát triển nhanh, bền vững thì phải có sự ổn định xã hội, bảo đảm ATGT
- Thanh tra, kiểm tra phải đúng quy định của pháp luật, không để tình trạngtham nhũng, nhũng nhiễu trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát Có như vậy thì cácdoanh nghiệp mới có thể yên tâm đầu tư phương tiện cho sự phát triển kinh doanhcủa mình
- Hạn chế mật độ lưu thông đường bộ bằng xe cá nhân, dần dần tạo thói quencho người dân sử dụng phương tiện công cộng khi tham gia lưu thông, từ đó hạnchế nạn ùn tắc giao thông, kìm chế TNGT
- Tạo điều kiện, giúp người dân hiểu rõ hơn sự cần thiết phải biết Luật GTĐBkhi tham gia giao thông, đồng thời người dân đồng tình ủng hộ sự phát triển loạihình VTHK công cộng, tạo nên nét văn hóa giao thông trong cộng đồng Dần dần
Trang 19tạo thói quen không dùng phương tiện cá nhân khi lưu thông, giúp cho bộ mặt vềGTĐB có sự văn minh như hầu hết các nước trên thế giới
1.2.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về vận tải hành khách
Để QLNN về VTHK có hiệu quả, nhà nước và các cơ quan chức năng có liênquan cần phải tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, đó là các ràng buộc khách quanmang tính khoa học mà nhà nước cần thực hiện trong quá trình hoạt động quản lýcủa mình
a Nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chính sách nhà nước
Phải đảm bảo theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà nước Mọihoạt động trong QLNN về VTHK phải theo khuôn khổ của pháp luật, thực hiện đúngtheo quy định các chỉ thị, thông tư, quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanhVTHK Các doanh nghiệp, HTX kinh doanh VTHK phải tuân thủ những chính sáchpháp luật của Nhà nước, những quy định trong lĩnh vực VTHK khi tham gia hoạtđộng kinh doanh vận tải; nếu có sai phạm thì sẽ bị xử lý đúng theo quy định
b Nguyên tắc “Thông suốt-An toàn-Liên tục”
Nguyên tắc “Thông suốt-An toàn-Liên tục” phải được thực hiện nghiêm túc.Với vai trò là QLNN, Sở GTVT phải quy hoạch hệ thống GTĐB hợp lý để hoạtđộng VTHK luôn được thông suốt Các doanh nghiệp, HTX phải tổ chức quản lýđiều hành để mạng lưới VTHK được hoạt động liên tục Các lái xe, người tham giagiao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông để luôn giữ gìn an toàncho mình và cho người khác
c Nguyên tắc “Đúng giờ”
Quản lý tổ chức điều hành các tuyến VTHK theo nguyên tắc “Đúng giờ”, điđúng lịch trình, biểu đồ xe chạy, xuất bến đi và về bến đến đúng giờ
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vận tải hành khách
a Thể chế, pháp luật chính sách của nhà nước
Thể chế, pháp luật, chính sách của nhà nước là những công cụ mà nhà nước sửdụng trong việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ chính trị của hệ thống chính trị của mộtgiai cấp thống trị, thể hiện quyền lực của mình trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế
Trang 20Nhà nước thực hiện quản lý thống nhất, có chiến lược, kế hoạch cho toàn bộnền kinh tế quốc dân trong cả nước, việc quản lý và điều hành toàn bộ quá trình sảnxuất và tái sản xuất xã hội của các thành phần và ngành kinh tế trong đó có lĩnh vựcVTHK Tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực, thành phần kinh tế nhà nước cân đối
để chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra, thực hiện hướng dẫn chỉ đạo,kiểm tra, kiểm soát sự hoạt động của mọi lĩnh vực, mọi thành phần và mọi ngànhnghề trong xã hội
QLNN về VTHK là nhằm tạo điều kiện cho các loại hình tham gia kinh doanhvận tải được phát triển nhanh, bền vững, đúng định hướng, tất cả các thành phầnkinh tế kinh doanh VTHK được ổn định sản xuất kinh doanh, đạt hiệu quả cao,không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, chấp hành nghiêm chỉnh phápluật nhà nước, dần dần tạo nên văn hóa văn minh giao thông
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra nhà nước cần phải xây dựng và ban hànhcác văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp luật một cách đầy đủ, đồng bộ, chặtchẽ, có tính khả thi cao
b Vai trò của tỉnh
HĐND và UBND là cơ quan Trung ương tại địa phương quản lý trên mọi lĩnhvực trên địa bàn tỉnh, thực hiện theo Nghị quyết, theo kế hoạch 5 năm, hàng năm.Các ngành các cấp có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh theo từng lĩnh vực củangành phụ trách để UBND ban hành các văn bản quy phạm, các quyết định, trên cơ
sở pháp lý các ngành các cấp thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình
Vì vậy, vai trò của tỉnh rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địaphương trong đó có sự phát triển lĩnh vực giao thông đường bộ đặc biệt là lĩnh vựcVTHK
c Môi trường kinh doanh – Hội nhập toàn cầu
Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếpđến các quyết định hoặc hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường Nhómcác yếu tố bên ngoài có tác động gián tiếp đến các đơn vị kinh doanh được gọi lànhóm các yếu tố môi trường vĩ mô Thuộc nhóm này bao gồm : môi trường văn hóa
Trang 21– xã hội, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường vật chất và môi trườngcông nghệ Nhóm các yếu tố bên ngoài có tác động trực tiếp đến các đơn vị kinhdoanh là các yếu tố môi trường vi mô Các yếu tố này gồm : khách hàng, nhà cungcấp, các đối thủ cạnh tranh, các nhóm quyền lợi trong các cơ sở kinh tế.
Trong các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, nhà nước có vai trò đặc biệt với cácyếu tố thuộc môi trường vĩ mô Vai trò đó được thể hiện qua các nội dung : duy trì
ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm ổn định xã hội
+ Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô :
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô là làm giảm những biến động ngắn hạn trong nềnkinh tế khuyến khích tăng trưởng bền vững lâu dài Ổn định kinh tế vĩ mô có ýnghĩa rất lớn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Nó củng cố lòng tin của cácchủ thể kinh tế vào tương lai của nền kinh tế, nó tránh cho nền kinh tế khỏi nhữngcuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự tàn phá nền kinh tế Nó là điều kiện tiên quyếtcho việc tính toán kinh doanh của các chủ thể kinh tế
+ Giữ vững ổn định chính trị :
Chức năng ổn định chính trị của nhà nước xuất phát từ sự tác động của chínhtrị đối với kinh doanh Ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạtđộng kinh doanh Một nhà nước mạnh, thực thi hữu hiệu các chính sách phát triểnkinh tế - xã hội đáp ứng được các yêu cầu chính đáng của nhân dân sẽ đem lại lòngtin và hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước Trong một xã hội ổn định chínhtrị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu và các loạitài sản khác, do đó các nhà kinh doanh sẵn sàng đầu tư
+ Bảo đảm ổn định xã hội :
Mỗi tổ chức kinh doanh đều hoạt động trong một môi trường văn hóa – xã hộinhất định, giữa doanh nghiệp và môi trường có những mối liên hệ chặt chẽ, tácđộng qua lại lẫn nhau Xã hội cung cấp các nguồn lực mà doanh nghiệp cần và tiêuthụ những hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra Các giá trị chung của xãhội, các tập tục truyền thống, lối sống của nhân dân, các hệ tư tưởng tôn giáo và cơcấu dân số, thu nhập cá nhân có tác động nhiều mặt đến các hoạt động của các tổ
Trang 22chức kinh doanh Tạo môi trường văn hóa – xã hội ổn định, thuận lợi cho các hoạtđộng của chủ thể kinh tế trên thị trường là nhà nước đã thực hiện vai trò kinh tế củamình đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
Nhà nước cần tiếp tục cải cách hành chính trong các lĩnh vực như thuế, đăng
ký kinh doanh…, giúp cho doanh nghiệp kinh doanh VTHK hoạt động có hiệu quả;
có chính sách hỗ trợ giá cho hoạt động xe buýt, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnhthông qua chất lượng phương tiện, chất lượng phục vụ, giá vé,…
Việc tạo ra môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh VTHK làđiều cần thiết để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phương tiện,
… để doanh nghiệp thấy được mình sẽ có lợi khi kinh doanh vào lĩnh vực này Bêncạnh đó, cho doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của mình trong việc góp phầnlàm thay đổi văn hóa giao thông của đất nước
d Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước
về vận tải hành khách
Tổ chức bộ máy QLNN về VTHK phải được thành lập và hoạt động thôngsuốt, ổn định theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tổ chức bộ máy phải đáp ứng yêu cầunhiệm vụ đặt ra trong mọi thời kỳ
Trình độ, năng lực các cán bộ trong ngành, nhất là các cán bộ công chức trựctiếp làm công tác quản lý phải không ngừng học hỏi nâng cao nghiệp vụ chuyênmôn để có thể quản lý, điều hành công việc được thông suốt, theo kịp sự phát triểncủa thời đại
Không quan liêu, hách dịch, cửa quyền, để các doanh nghiệp kinh doanh vậntải có thể tin cậy vào bộ máy tổ chức điều hành của nhà nước
Con người là yếu tố quan trọng nhất và không có gì thay thế được, do vậy việchình thành tổ chức bộ máy điều hành thông suốt cũng như trình độ năng lực của cán
bộ góp phần vào sự thành công của nhà nước Vì vậy, cần phải đầu tư cho đào tạođối với các cán bộ làm công tác này
e Trình độ, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải
Ngày nay không ai còn phủ nhận tầm quan trọng của chiến lược sản xuất kinhdoanh trong các doanh nghiệp Tuy nhiên xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh
Trang 23vẫn là vấn đề xa lạ với nhiều doanh nghiệp vận tải nói chung, doanh nghiệp kinhdoanh VTHK nói riêng Điều đó nói lên rằng trình độ, năng lực kinh doanh của cácdoanh nghiệp vận tải vẫn còn yếu kém, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến chiếnlược tầm nhìn của doanh nghiệp mình Điều này vẫn còn phổ biến đối với các doanhnghiệp vận tải Việt Nam.
+ Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là :
- Do thiếu hiểu biết đầy đủ về chiến lược sản xuất kinh doanh Nhiều lãnh đạodoanh nghiệp quan niệm chiến lược sản xuất kinh doanh chỉ là cái gì na ná nhưcông tác kế hoạch trước đây Trong thời kỳ bao cấp người ta thường nhấn mạnhcông tác kế hoạch như một phép mầu nhưng từ khi chuyển sang kinh tế thị trườngcông tác kế hoạch ít được nhắc tới vì bị coi như một sự lạc hậu
- Chủ nghĩa kinh nghiệm Nhiều người đứng đầu doanh nghiệp thường chorằng giữa sách vỡ và thực tế là một khoảng cách rất xa nên việc quản lý chỉ dựatheo kinh nghiệm và sự khôn khéo của cán bộ lãnh đạo
- Môi trường sản xuất kinh doanh tại Việt Nam có quá nhiều biến động đòi hỏicác ứng xử linh hoạt thường xuyên nên các định hướng lâu dài rất khó chính xác.Chiến lược sản xuất kinh doanh dễ trở thành một bài bản mang tính hình thức, ít cótác dụng thực tế
Vì vậy, trong lĩnh vực kinh doanh VTHK, trình độ, năng lực của doanh nghiệp
có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp cóchiến lược, kế hoạch đúng hướng thì sẽ tận dụng hết những cơ hội và hạn chếnhững nguy cơ, thách thức mới có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường
f.Ý thức của người dân
Nhận thức là một quá trình Đặc biệt là nhận thức về pháp luật – yếu tố nhậnthức bắt buộc, đó lại càng là một quá trình phức tạp, khó khăn, kéo dài Không chỉthế, từ nhận thức đến hành động đúng lại còn là một khoảng cách rất lớn
Ý thức của người dân trong giao thông cũng là điều cần phải quan tâm Phảigiáo dục tuyên truyền ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật GTĐB khi tham gia lưuthông trên đường, điều này cũng thể hiện được văn minh văn hóa của đất nước Vì
Trang 24vậy mà không thể lơ là trong việc tuyên truyền, giáo dục cho người dân về văn hóagiao thông, về Luật GTĐB
Để có một thế hệ tương lai có ý thức trách nhiệm với xã hội, quý bản thân mình,nhà nước cần phải có chiến lược, kế hoạch từ Trung ương đến địa phương, các ngànhcác cấp, nhất là ngành Giáo dục đào tạo, đưa việc giáo dục vào trường học, ngoài racần phải luôn tuyên truyền, giáo dục Luật GTĐB với các thành phần khác trong xãhội Nhà nước cần quan tâm hơn nữa việc nâng cao ý thức của người dân trong việcchấp hành nghiêm chỉnh các chính sách pháp luật cũng như các văn bản quy phạmpháp luật để dần dần tạo thành ý thức tư duy trong mỗi một con người
Để làm được như vậy phải có sự nỗ lực hết mình của các ngành các cấp, sựnhiệt tình ủng hộ của người dân thật sự muốn có sự thay đổi mới trong bộ mặt giaothông của nước nhà – văn hóa giao thông như các nước tiên tiến trên thế giới
1.3 Nội dung của quản lý nhà nước về vận tải hành khách
QLNN là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước đối với quátrình và hành vi xã hội, quản lý toàn bộ xã hội, trong đó có sự thực hiện QLNN đốivới từng lĩnh vực, từng ngành cụ thể khác nhau Nhà nước tổ chức xây dựng vàquản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Để việc QLNN về VTHK mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu của xãhội trong tình hình kinh tế hội nhập toàn cầu, nhà nước cần phải quan tâm đếnnhững vấn đề sau :
1.3.1 Xây dựng thể chế, pháp luật về vận tải hành khách
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, vận động dưới sự chi phối củacác quy luật kinh tế thị trường trong môi trường cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận.Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, thực hiện sự quản lý của mình đối với xã hộinói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng, chủ yếu bằng pháp luật và theo phápluật Điều 12, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 khẳng định : “Nhànước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN”
Ở nước ta, toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà nước đều có chức năng QLNN,quản lý trên hầu hết các lĩnh vực thông qua các văn bản quy phạm pháp luật để điều
Trang 25chỉnh hoạt động QLNN Văn bản quy phạm pháp luật được chia ra văn bản luật vàvăn bản dưới luật
Do vậy, công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong QLNN về VTHK là tạomôi trường pháp lý, xây dựng thể chế, pháp luật đó là xây dựng và ban hành cácvăn bản luật, các văn bản dưới luật một các đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, có tính khảthi cao.Và trong quá trình thực hiện phát sinh ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đánhgiá tổng kết để tìm ra những điều chưa hợp lý, những điều vướng mắc, từ đó bổsung, sửa đổi, điều chỉnh hệ thống văn bản ngày càng hoàn thiện hơn
Nhà nước sử dụng linh hoạt các công cụ QLNN như chiến lược, kế hoạch,chính sách,… để nhà nước chỉ cho các đối tượng quản lý trong lĩnh vực VTHK cáiđích mà nhà nước muốn đối tượng tuân theo; pháp luật là phương tiện để thể hiện ýchí của nhà nước về chuẩn mực hành vi trong sản xuất kinh doanh và chất lượngphục vụ, nhờ đó mà các mục tiêu kế hoạch được thực hiện, nó cũng là phương tiện
để cưỡng chế hay chế tài, tức hình phạt để đối tượng dè chừng; đối với thuế thì vừa
là công cụ vừa là mục tiêu, mục tiêu vì nó thể hiện ý chí của nhà nước về việc cần
có quỹ tiền tệ của quốc gia để chi cho các nhu cầu chung của cộng đồng như xâydựng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng … (như không đánh thuế nhập khẩu xebuýt phục vụ cho VTHK công cộng), là công cụ vì thông qua việc tăng, giảm, miễnthuế nhà nước kích thích hay kìm hãm động lực của đối tượng quản lý; thông quaviệc tăng, giảm lãi suất ngân hàng (như không áp dụng lãi suất khi vay mua xebuýt) có thể điều chỉnh chiều hướng hoặc mức độ hoạt động của các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực VTHK; thông qua tỷ giá hối đoái của hoạt động thu đổingoại tệ, nhà nước điều chỉnh việc sử dụng ngoại tệ của các đối tượng hoạt động sảnxuất kinh doanh VTHK, đầu tư hay không đầu tư phương tiện vận chuyển mới,…Nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững, trong đó có lĩnh vựcVTHK phải định hướng việc phát triển số lượng, chủng loại phương tiện phù hợp,dần dần thay thế, loại bỏ xe cải tiến, xe cũ nát, xe ôm Tạo điều kiện cho doanhnghiệp trong nước sản xuất ô tô để sử dụng trong nước, kể cả xuất khẩu, đồng thờixem xét, điều chỉnh các loại thuế có liên quan đến phương tiện VTHK, có chính
Trang 26sách hợp lý cho nhập khẩu và sản xuất xe buýt phục vụ trong nước trong lĩnh vựcVTHK Tạo điều kiện về các chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp nướcngoài đầu tư sản xuất ô tô, phụ tùng nhằm tiếp cận kỹ thuật công nghệ cao tronglĩnh vực này.
Có chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển mạng lưới giao thông đường bộ,xây dựng hệ thống đường dành riêng cho VTHK bằng xe buýt phát huy cao độ,phục vụ đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân
Có chính sách cho việc đào tạo cán bộ quản lý các loại hình doanh nghiệp cóliên quan đến lĩnh vực VTHK, cụ thể hiện nay nên chú trọng đào tạo cán bộ cho cácHTX kinh doanh VTHK
1.3.2 Lập kế hoạch và quy hoạch mạng lưới về vận tải hành khách
Cùng với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, GTĐB là việc cần phảitriển khai phát triển nhanh chóng, phát triển nhanh hơn so với phát triển kinh tế -xãhội Hiện nay, VTHK là một trong những vần đề mang tính xã hội cao, nó góp phầnvào việc lưu thông giao thông với một bộ mặt mới của giao thông của nước ta đó làphát triển lên thành “văn hóa giao thông”
Vì vậy, việc lập kế hoạch và quy hoạch phát triển mạng lưới VTHK là rất cầnthiết trong lĩnh vực giao thông nhất là giao thông đô thị ở các thành phố
Phải quy hoạch định hướng đúng, phát triển mạng lưới VTHK bền vững, quyhoạch phải hài hòa với quy hoạch tổng thể của cả nước cũng như của địa phương.Quy hoạch không trái với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, không để lãng phítrong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch mạng lưới VTHK phải đồng bộ vớiviệc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống GTĐB, có thể nói là hai mảng nàyphải đồng hành cùng nhau, phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể củađịa phương trong việc phát triển GTĐB
1.3.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch về vận tải hành khách
Việc tổ chức thực hiện và hoàn thiện cơ cấu bộ máy QLNN về VTHK là vấn
đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay – hội nhập toàn cầu, phát triển kinh tế - xã hộibền vững Với tư cách là đại diện cho toàn thể nhân dân quản lý lĩnh vực VTHK,
Trang 27nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước vànhà nước quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan nhà nước có liênquan trong lĩnh vực giao thông trong phạm vi cả nước cũng như tại các địa phương.Các cơ quan nhà nước trong hệ thống QLNN về VTHK có nhiệm vụ trongtừng lĩnh vực của cơ quan mình nhưng điều có sự phối hợp giữa các đơn vị với mụcđích là quản lý thật tốt lĩnh vực, ngành nghề của mình, sao cho công việc được thựchiện đúng chính sách, kế hoạch đã đề ra từ Trung ương đến địa phương, không cótrường hợp thực hiện sai chính sách của nhà nước, ngoài ra, bộ máy nhà nước gópphần vào việc hệ thống hóa công tác QLNN của các ngành các cấp
Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về VTHK phải là những ngườicông dân tốt, là một cán bộ giỏi, đầy nhiệt huyết để có thể là người đại diện cho nhànước làm công tác quản lý
1.3.4 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật giao thông đường bộ
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật GTĐB giúp cho mọi người nắm bắtđược những quy định về trật tự ATGT, dần dần giúp người dân tuân thủ pháp luậtmột cách tự giác nhằm bảo đảm hoạt động giao thông được trật tự và an toàn.Tuyên truyền, phổ biến Luật GTĐB theo chủ đề nhằm nâng cao hiệu quả công táctuyên truyền, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác bảo đảm trật tự ATGT, từngbước xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy tắc GTĐB, và mục tiêu cuốicùng là xây dựng “văn hóa giao thông”
Văn hóa giao thông là một bộ phận trong văn hóa ứng xử của con người khitham gia giao thông Đó là sự tôn trọng, là sự hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnhchấp hành các luật về giao thông trong đó có Luật GTĐB
Nhằm giảm đến mức thấp nhất vi phạm pháp luật, TNGT, đồng thời nâng caonhận thức pháp luật, tính tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thôngcũng như là đội ngũ lái xe trong lĩnh vực VTHK Việc tiếp tục tuyên truyền, phổbiến pháp luật về trật tự ATGT, đặc biệt là ý thức, văn hóa ứng xử của người thamgia giao thông trong toàn xã hội là cần thiết
Trang 28Xây dựng nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông nhằm tạo nên trạng tháinếp sống cư xử có văn hóa, đúng luật, an toàn và có ý thức, tự giác tuân thủ phápluật về ATGT như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, khơi dậy nét đẹp thuầnphong mỹ tục khi tham gia giao thông, giúp cho nhân dân ý thức và trách nhiệmđúng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phảiđảm bảo an toàn cho người khác Việc xây dựng nếp sống văn hóa giao thông lànâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông, khi đó văn hóagiao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, TNGT và ùn tắt giao thông sẽ từngbước được đẩy lùi.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cuộc sống mới luôn đòi hỏichúng ta phải xây dựng nền văn hóa vừa mang đậm truyền thống Việt Nam, ngangtầm với yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế Mỗi người chúng taphải nghiêm túc xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, góp phần xây dựng hệthống GTVT đường bộ nói chung, VTHK nói riêng ngày càng hiện đại, an toàn Vàlồng vào tuyên truyền giáo dục Luật GTĐB là việc tuyên truyền người dân lấyphương tiện giao thông công cộng là phương tiện di chuyển của mình, đó cũng làvăn hóa giao thông đô thị Từ chổ biết đến hệ thống giao thông công cộng, chấpnhận, ủng hộ chiến lược phát triển mạng lưới giao thông công cộng, người dân sẽ có
ý thức hơn trong việc sử dụng phương tiện công cộng, điều đó cũng góp phần vàoviệc phát triển kinh tế - xã hội
1.3.5 Thanh tra, kiểm tra về vận tải hành khách
Theo Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 136/2004/NĐ-CP về tổ chức và hoạt độngcủa Thanh tra GTVT quy định “Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyênngành GTVT” :
- Thanh tra việc chấp hành các quy trình, quy phạm, quy định về chuyên môn– kỹ thuật đối với các đối tượng quy định tại điều 2 của Nghị định này thuộc phạm
vi QLNN chuyên ngành về GTVT của UBND cấp tỉnh
Điều 2 của Nghị định 136 là : Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoàitham gia các hoạt động liên quan đến GTVT tại Việt Nam; trường hợp Điều ước
Trang 29quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác vớiNghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
- Đình chỉ hành vi trái pháp luật chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cánhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi đó gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân
- Tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện; tước quyền sử dụng giấy phép,chứng chỉ hành nghề thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành GTVT theo quy định củapháp luật
- Áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.Theo Điều 2 của Thông tư 08/2010/TT-BGTVT ngày 19/03/2010 của Bộtrưởng Bộ GTVT quy định :
“Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức,
cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải và dịch
vụ hỗ trợ vận tải tại cơ sở kinh doanh VTĐB, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến
xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí”
1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước về vận tải
hành khách
1.4.1 Tính hiệu lực
Tính hiệu lực là thể hiện sức mạnh và năng suất làm việc của bộ máy QLNN
về VTHK Biểu hiện của hiệu lực là hiệu năng của các quyết định hành chính, làcách ứng xử mạnh lạc dứt điểm trước các vụ việc, là việc tuân thủ luật pháp và chấphành mệnh lệnh cấp trên, là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong hệthống Hiệu lực thể hiện được uy quyền của nhà nước và sự ủng hộ tín nhiệm củangười dân, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp trongquản lý, chỗ dựa tin cậy cho nhân dân
1.4.2 Tính hiệu quả
Tính hiệu quả phản ảnh năng sức lao động, hiệu suất sử dụng kinh phí của bộmáy Hiệu quả QLNN về VTHK được đánh giá thông qua kết quả hoạt động với
Trang 30mức tối đa và chi phí (nhân lực, vật lực) ở mức tối thiểu; kết quả hoạt động đượcđánh giá bằng các thành tựu kinh tế - xã hội đạt tới mức độ nào so với các mục tiêuquản lý.
1.4.3 Tính kinh tế
Tính kinh tế được xác định bằng sự so sánh giữa chi phí bỏ ra mà ta bỏ ra để
có đầu vào đạt tiêu chuẩn Tính kinh tế QLNN về VTHK được đánh giá thông quakết quả hoạt động của bộ máy nhà nước, doanh nghiệp vận tải so với chi phí bỏ ra,
có kết quả đạt mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra
1.4.5 Tính bền vững
Tính bền vững dựa trên 3 yếu tố quan trọng, đó là : sự ổn định về mặt kỹ thuậtcông nghệ, sự ổn định về mặt tài chính và sự đảm bảo về việc tham gia của cộngđồng Nhằm tạo ra được kết quả bền vững theo thời gian, đảm bảo 4 mục tiêu củaphát triển bền vững : (i) phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộcsống; (ii) tiết kiệm nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên không tái tạođược và giữ gìn sự cân bằng sinh thái; (iii) phân phối bình đẳng sản phẩm của sựphát triển , nhất là sự công bằng xã hội giữa các nhóm xã hội; (iv) không tổn hại đếntương lai, nhất là gìn giữ các di sản tự nhiên và lịch sử
Trang 31CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TỈNH ĐỒNG NAI
2.1 Thực trạng giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai.
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm Thành phố
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước vàLong An) là vùng kinh tế năng động và phát triển nhất cả nước, nhiều năm quaĐồng Nai luôn đặt tốc độ tăng trưởng GDP cao gần gấp 2 lần so với bình quân cảnước Hằng năm tăng trưởng công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài(FDI), vốn đầu tư trong nước, thu ngân sách … cũng tăng cao Năm 2006, GDP củaĐồng Nai chiếm 5,16% của cả nước và chiếm xấp xỉ của vùng kinh tế trọng điểmphía Nam Riêng năm 2007, Đồng Nai đạt mức tăng trưởng GDP cao nhất trongvòng 10 năm qua : 15,1%, so với mức tăng trưởng GDP cả nước là 8,5% Qui môGDP trên địa bàn (theo giá thực tế) khoảng 2 tỷ 658 triệu USD GDP bình quân đầungười tương đương 1.105USD, cao gấp 1,3 lần so với bình quân của cả nước(833USD) Nguồn thu trên địa bàn đã ở ngưỡng 10.000 tỷ đồng/năm; xuất khẩuchiếm tỷ trọng hơn 11% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Đặc biệt trong năm
2007, Đồng Nai lập một kỷ lục về thu hút FDI với hơn 2,6 tỷ USD, là địa phươngdẫn đầu cả nước về thu hút FDI Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác của tỉnh thựchiện năm 2009 cũng đạt ở mức cao như 97% hộ có điện, 97% hộ ở đô thị có nướcsạch và hộ ở nông thôn đạt 79%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 36%, có 70%phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 56,7% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổcập trung học Hộ nghèo toàn tỉnh còn 6,8% so với cả nước là 14,8% …
Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 9 huyện (Vĩnh Cửu, LongThành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Trảng Bom, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc,Cẩm Mỹ), thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa Thành phố Biên Hòa là trungtâm chính trị và kinh tế của tỉnh
Trang 32Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5.903.940 Km2 (bằng 1,76% diện tích tựnhiên cả nước) Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối phát triển Đặcbiệt là năng lực sản xuất công nghiệp phát triển đáng kể, đã đưa vào khai thác 22/29khu công nghiệp (đã được cấp giấy phép thành lập), diện tích cho thuê 5.452 ha,trong đó đã cho thuê 3.556 ha đạt 65,2% Phát triển nhiều các thành phần kinh tế tạo
ra lực lượng sản xuất mới, đa dạng về ngành nghề, phong phú về sản phẩm
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ônhòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), cóhai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa)
Tổng dân số tính đến đầu năm 2009 là 2.483.211 người Tỷ lệ tăng dân số tựnhiên trung bình hàng năm là 1,6%
2.1.2 Hệ thống giao thông vận tải đường bộ
a Các tuyến đường do Trung ương quản lý
Quốc lộ 1 :
Quốc lộ 1 qua tỉnh Đồng Nai dài 102,45 Km Bắt đầu từ ngã tư Rừng Lá (căn
cứ 4) (Km 1770+734) thuộc xã Xuân Hòa – huyện Xuân Lộc giáp ranh tỉnh BìnhThuận, đi qua địa phận huyện Xuân Lộc, TX.Long Khánh, Thống Nhất, thành phốBiên Hòa đến chân cầu Đồng Nai (Km 1873+250)
Quốc lộ 20 :
Quốc lộ 20 qua tỉnh Đồng Nai dài 75,4 Km Bắt đầu từ Ngã tư Dầu Giây (Km0+00) thuộc huyện Thống Nhất, qua Định Quán, Tân phú và kết thúc ở Madagui(Km 75+400)
Quốc lộ 51 :
Quốc lộ 51 qua tỉnh Đồng Nai dài 42,65 Km Bắc đầu từ ngã 3 Vũng Tàu (Km0+00) thuộc địa bàn thành phố Biên Hòa qua huyện Long Thành đến ranh giới tiếpgiáp với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Km 42+650)
Quốc lộ 56 :
Quốc lộ 56 qua tỉnh Đồng Nai dài 18 Km Bắt đầu từ ngã 3 Tân Phong (Km18+00) đến giáp ranh tỉnh Bà Rịa Vũng tàu
Trang 33b Các tuyến đường do tỉnh quản lý
Đường 764 :
Từ ngã 3 QL56 (Cẩm Mỹ) đến cầu Sông Ray (Bà Rịa Vũng Tàu) Tuyến dài18,56 Km, rộng 6m, trong đó đường nhựa dài 1,65km, cấp phối sỏi đá dài 17km,hiện trạng đường cấp V
Trang 34 Đường 765 :
Từ ngã 3 Suối Cát (Km1800+900 QL1A) đến cầu Gia Hoét Tuyến dài 28,3
Km, rộng 10m, trong đó đường nhựa dài 10km, cấp phối sỏi đá dài 18,3km, hiệntrạng đường cấp V
Đường 766 :
Từ mũi tàu UBND huyện Xuân Lộc đến cầu Gia Huynh Tuyến dài 12,876
Km, kết cấu mặt đường nhựa rộng 6m, hiện trạng đường cấp V
Đường 767 :
Từ ngã 3 Trị An (Km 1855+300 QL1A) đến trạm thuế đường chiến khu DLâm trường Mã Đà Tuyến dài 26,2 Km, kết cấu mặt đường nhựa rộng 6m, hiệntrạng đường cấp V
Quốc lộ 1 cũ :
Từ ngã 3 Chợ Sặt – Vườn Mít (QL1K) đến cầu Hang Tuyến dài 13,042 Km.Kết cấu mặt đường bê tông rộng 6-22m, vỉa hè mỗi bên 4-10m, đường đô thị hiệntrạng tương đương đường cấp III Đã bàn giao cho thành phố Biên Hòa quản lý từtháng 02/2004 đoạn từ cầu Hang đến Vườn Mít dài 5,450km, còn lại tỉnh quản lý7,592km
Quốc lộ 15 nối dài :
Từ công viên Long Bình (Km1866+908 QL1A) đến cổng 11 Long Bình(Km57+300 QL51) Tuyến dài 5,711km, rộng 10,5m kết cấu mặt đường bê tông, lộgiới 54m, đường đô thị tương đương đường cấp III
Trang 35 Đường Đồng Khởi :
Từ Km1865+800 QL1A đến đường tỉnh 768 Tuyến dài 8,559 Km, rộng 22m,
vỉ hè 4-5m, lộ giới 31m, đường đô thị tương đương đường cấp III
Đường Hiếu Liêm :
Từ ngã 3 Lâm trường Hiếu Liêm đến phân đội 4 Hiếu Liêm Tuyến dài 28,8
Km, rộng 6m, mặt đường cấp phối sỏi đỏ, hiện trạng đường cấp V
Đường Suối Tre – Bình Lộc :
Đường Chiến Khu D :
Từ ngã 3 Đập Bà Hào đến căn cứ Chiến Khu D Tuyến dài 15,34 Km, mặtđường cấp phối rộng 3m, nền đường rộng 5m
Đường vào cảng Gò Dầu :
Từ Km0+00 đến giáp QL51 Tuyến dài 1,9 Km, rộng 9m, mặt đường bê tôngnhựa, hiện trạng đường cấp III
c Đường trên địa bàn thành phố, huyện, thị xã
Thành phố Biên Hòa :
Thành phố quản lý trực tiếp 62,8 Km Trong đó đường nhựa chiếm 91,2%,đường cấp phối 8,8% Đường xã, phường tổng chiều dài 365,3 Km; trong đó 24,1%đường nhựa; 11,5% đường BTXM; 10,7% đường đá; 36,3% đường cấp phối và17,3% đường đất Tổng cộng các tuyến đường dài 428,154 Km, có 20 cây cầu vớitổng chiều dài 319,08m và 76 cống với tổng chiều dài 507,5m
Trang 36 Huyện Vĩnh Cửu :
Huyện quản lý trực tiếp 72,2 Km Trong đó đường nhựa chiếm 29,5%, đườngcấp phối 70,5% Đường xã với tổng chiều dài 148,7 Km; trong đó 6,8% đườngnhựa; 80,8% đường cấp phối; 12,4% đường đất Tổng cộng các tuyến đường dài220,862 Km, có 31 cây cầu với tổng chiều dài 236,04m và 256 cống với tổng chiềudài 1748,4m
Huyện Long Thành :
Huyện quản lý trực tiếp 186,5 Km Trong đó đường nhựa chiếm 45,5%, đườngcấp phối 46,9%; đường đất 7,6% Đường xã với tổng chiều dài 209,3 Km; trong đó6,9% đường nhựa; 1,7% đường BTXM; 2,9% đường đá; 52,8% đường cấp phối và35,7% đường đất Tổng cộng các tuyến đường dài 395,830 Km, có 71 cây cầu vớitổng chiều dài 1.162,5m và 160 cống với tổng chiều dài 1.006m
Huyện Nhơn Trạch :
Huyện quản lý trực tiếp 92,8 Km Trong đó đường nhựa chiếm 58,3%, đườngcấp phối 41,7%; đường đất 7,6% Đường xã với tổng chiều dài 113,5 Km; trong đó47,3% đường nhựa; 152,7% đường cấp phối Tổng cộng các tuyến đường dài206,337 Km, có 79 cây cầu với tổng chiều dài 1.166m và 216 cống với tổng chiềudài 1.259m
Huyện Thống Nhất :
Huyện quản lý trực tiếp 43,8 Km Trong đó đường nhựa chiếm 10,4%, đườngcấp phối 89,6% Đường xã với tổng chiều dài 275,7 Km; trong đó 12,3% đườngnhựa; 0,7% đường BTXM; 86,9% đường cấp phối Tổng cộng các tuyến đường dài319,524 Km, có 37 cây cầu với tổng chiều dài 334,1m và 175 cống với tổng chiềudài 1.091m
Huyện Trảng Bom :
Huyện quản lý trực tiếp 94 Km Trong đó đường nhựa chiếm 39,9%, đườngcấp phối 46,2%; đường đất 13,8% Đường xã với tổng chiều dài 411,2 Km; trong đó11,5% đường nhựa; 0,4% đường đá; 47,3% đường cấp phối và 40,9% đường đất.Tổng cộng các tuyến đường dài 505,246 Km, có 32 cây cầu với tổng chiều dài315,8m và 103 cống với tổng chiều dài 585m
Trang 37 Huyện Tân Phú :
Huyện quản lý trực tiếp 140,7 Km Trong đó đường nhựa chiếm 51,4%; đườngBTXM 1,9%; đường cấp phối 27,5%; đường đất 19,2% Đường xã với tổng chiềudài 436,5 Km; trong đó 3,5% đường nhựa; 3,6% đường BTXM; 40% đường cấpphối và 52,9% đường đất Tổng cộng các tuyến đường dài 577,3 Km, có 56 cây cầuvới tổng chiều dài 316,1m và 124 cống với tổng chiều dài 848m
Huyện Định Quán :
Huyện quản lý trực tiếp 352,7 Km Trong đó đường nhựa chiếm 25,7%; đườngBTXM 0,2%; đường cấp phối 23,7%; đường đất 50,4% Đường xã với tổng chiềudài 315,9 Km; trong đó 3,1% đường nhựa; 7,8% đường cấp phối và 88,7% đườngđất Tổng cộng các tuyến đường dài 668,602 Km, có 36 cây cầu với tổng chiều dài428,6m và 409 cống với tổng chiều dài 3.249m
Huyện Xuân Lộc :
Huyện quản lý trực tiếp 136 Km Trong đó đường nhựa chiếm 27%; đườngcấp phối 45,8%; đường đất 27,2% Đường xã với tổng chiều dài 877,8 Km; trong đó6,1% đường nhựa; 17,4% đường cấp phối và 76,5% đường đất Tổng cộng cáctuyến đường dài 1013,82 Km, có 39 cây cầu với tổng chiều dài 452,78m và 458cống với tổng chiều dài 3.319m
Huyện Cẩm Mỹ :
Huyện quản lý trực tiếp 74,5 Km Trong đó đường nhựa chiếm 31,5%; đườngcấp phối 22,8%; đường đất 45,6% Đường xã với tổng chiều dài 386,1 Km; trong đó4,5% đường nhựa; 13,8% đường đá; 9,5% đường cấp phối và 72,1% đường đất.Tổng cộng các tuyến đường dài 460,609 Km, có 20 cây cầu với tổng chiều dài179m và 96 cống với tổng chiều dài 663m
TX.Long Khánh :
Thị xã quản lý trực tiếp 61 Km Trong đó đường nhựa chiếm 80,1%; đườngBTXM 4,1%; đường cấp phối 1,3%; đường đá 14,5% Đường xã với tổng chiều dài295,7 Km; trong đó 38,1% đường nhựa; 0,8% đường đá; 18% đường cấp phối và43% đường đất Tổng cộng các tuyến đường dài 356,730 Km, có 20 cây cầu vớitổng chiều dài 179m và 96 cống với tổng chiều dài 663m
Trang 38d Hệ thống tuyến vận tải hành khách
Vận tải hành khách theo tuyến cố định :
Tính đến năm 2009, trên địa bàn có 127 tuyến VTHK cố định đối lưu với 23tỉnh, thành phố với số lượng phương tiện khai thác tuyến là 296 xe/8.788 ghế đã đápứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn tỉnh và góp phần phục vụ nhu cầu
đi lại đối lưu với các tỉnh bạn
2 Tuyến VTHK liền kề
(Đồng Nai đi TP.Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm
Đồng, Bình Thuận)
3 Tuyền VTHK liên tỉnh
(Đồng Nai đi Bình Phước, Tây Ninh,
Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp,
Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu
Giang, Sóc Trăng, An Giang, Bến
Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang,
Đăk Lăk, Đăk Nông)
2 Tuyến VTHK liền kề
(Đồng Nai đi TP.Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm
Đồng, Bình Thuận)
3 Tuyền VTHK liên tỉnh
(Đồng Nai đi Bình Phước, Tây Ninh,
Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp,Trà
Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu
Giang, Sóc Trăng, An Giang, Bến
Tre, Đăk Lăk, Đăk Nông)
Trang 392 Tuyến VTHK liền kề
(Đồng Nai đi TP.Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm
Đồng, Bình Thuận)
3 Tuyền VTHK liên tỉnh
(Đồng Nai đi Bình Phước, Tây Ninh,
Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp,
Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu
Giang, Sóc Trăng, An Giang, Bến
Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang,
Đăk Lăk, Đăk Nông, Quảng Nam)
(Nguồn : Báo cáo hàng năm của Sở GTVT Đồng Nai)
Biểu đồ 2.1 Chuyến – xe của tuyến VTHK cố định
Trang 40vận chuyển hành khách
(Nguồn : Báo cáo hàng năm của Sở GTVT Đồng Nai)
Qua số liệu cho thấy lượt hành khách của tuyến VTHK cố định tăng qua cácnăm Tuy nhiên, trong thời gian qua, loại hình VTHK công cộng bằng xe buýt ngàycàng phát triển, số lượng tuyến xe buýt đưa vào khai thác ngày càng tăng, chấtlượng phương tiện được đảm bảo, giá cả hợp lý … các doanh nghiệp phải cải thiệnchất lượng dịch vụ hoặc chuyển đổi sang loại hình bằng xe buýt để kinh doanh khaithác Đối với các tuyến cố định liên tỉnh phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn,chất lượng dịch vụ cao như Mai Linh, Hoàng Long, …nên cũng gặp không ít khókhăn, doanh nghiệp cần phải có vốn để đầu tư phương tiện mới, cần có đủ lực để cóthể cạnh tranh với với doanh nghiệp vận tải có tầm lớn như Mai Linh, Hoàng Long
Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt :
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các ngành chứcnăng và các địa phương Sở GTVT đã chỉ đạo Trung tâm Quản lý Điều hành VTHKcông cộng, các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp quản lý và khai thác bến xe đề
ra những giải pháp tốt để thực hiện nhiệm vụ được giao, đáp ứng một phần nhu cầu
đi lại của nhân dân trên địa bàn tỉnh
Thực hiện quy hoạch về phát triển mạng lưới xe buýt thành phố Biên Hòa, cáckhu công nghiệp và vùng phụ cận giai đoạn 2004-2010 đã được UBND tỉnh phêduyệt Bước đầu triển khai quy hoạch mạng lưới xe buýt gặp nhiều khó khăn do cácdoanh nghiệp còn e dè về tính khả thi của dự án, lĩnh vực mới, vốn, trình độ chuyênmôn cũng như kinh nghiệm của các doanh nghiệp hạn chế nên rất ít doanh nghiệptrên địa bàn tỉnh tham gia Sở GTVT đã phải kêu gọi các doanh nghiệp ngoài tỉnhđăng ký tham gia khai thác tuyến
Năm 2005, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 787/2005/QĐ-UBT ngày14/02/2005 về việc phê duyệt phương án hoạt động thử nghiệm 07 tuyến xe buýt cótrợ giá từ NSNN và 04 tuyến không trợ giá Tổng số phương tiện khai thác tuyến là
124 xe/3.402 ghế Tuyến có trợ giá là tuyến số 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8; tuyến không trợ giá
là tuyến số 5, 12, 21, 601
Đến nay (tính đến 12/2009) tổng số tuyến xe buýt là 24 tuyến, trong đó có 5