Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải hành khách của tỉnh Đồng Nai

113 325 3
Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải hành khách của tỉnh Đồng Nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội Thi đua đảm bảo GTVT quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, tổ chức tại Hà Nội ngày 24/3/1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Nhiệm vụ của các cô, các chú bên GTVT rất quan trọng, phải làm cho tốt, làm cho kỳ được … GTVT có nhiều ngành. Có ngành thủy, ngành bộ, có xe, có cầu, có phà … các cô các chú phải ra sức thi đua với nhau. Thi đua làm cho giao thông : một là thông suốt, hai là an toàn, ba là liên tục. Phải nhằm vào ba cái đó mà thi đua”. Ba yêu cầu đó đối với GTVT theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 6 chữ : Thông suốt – An toàn – Liên tục. Sáu chữ này bao gồm những nội dung khá phong phú. Mỗi cặp chữ là một nội dung, một mục tiêu cơ bản của GTVT. Ba cặp chữ tạo nên một yêu cầu, một mục tiêu hoàn chỉnh mà ngành GTVT phải phấn đấu đạt cho kỳ được. Ba yêu cầu “thông suốt, an toàn, liên tục” tuy mỗi yêu cầu có mặt riêng của nó, song lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau, do đó khi thực hiện không chỉ thực hiện một yêu cầu nào. “Liên tục” chỉ có thể đảm bảo khi đường sá “thông suốt”, xe cộ “an toàn”, người sử dụng phải có tinh thần trách nhiệm. Căn cứ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm “Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách ngày càng hiện đại, an toàn có sức cạnh tranh, vươn ra thị trường khu vực và thế giới… Phát triển mạnh vận chuyển hành khách công cộng ở các thành phố lớn”, “Thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp trong hệ thống hành chính đi đôi với tính tập trung, thống nhất trong việc ban hành thể chế. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, từng tổ chức, từng cá nhân. Đề cao trách nhiệm cá nhân … Khắc phục tình trạng chồng chéo”, “Nâng cao chất lượng, tăng khối lượng và độ an toàn vận tải hành khách, hàng hóa trên tất cả các loại hình vận tải; có biện pháp tích cực để giải quyết tốt vận tải hành khách công cộng ở các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, phấn đấu để giảm thiểu tai nạn giao thông …”. Căn cứ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm : “Phát triển nhanh khu vực dịch vụ đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tiềm năng còn rất lớn của nước ta và xu hướng phát triển chung của thế giới; tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ”; “Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống trong đó có vận tải,…phát triển nhanh hơn dịch vụ vận tải, tạo lập và phát triển mạnh vận tải đa phương thức và dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải”. Như vậy, GTVT là một bộ phận quan trọng cấu thành cơ sở hạ tầng của nền kinh tế đất nước, là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là mắt xích không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự giao lưu kinh tế và văn hóa phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người. Ngoài ra GTVT còn giữ một vai trò quan trọng đối với việc giữ gìn an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trong thời gian qua hệ thống pháp luật về GTVT đường bộ của nước ta chưa hoàn chỉnh, các văn bản pháp luật vừa thiếu, vừa không đồng bộ. Công tác QLNN về GTVT đường bộ chưa theo kịp nhu cầu phát triển của lực lượng vận tải đường bộ trong cơ chế thị trường. Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong QLNN về cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, còn chồng chéo làm ảnh hưởng đến hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường bộ. Công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về luật GTĐB chưa hiệu quả, ý thức người dân về chấp hành pháp luật GTĐB chưa cao. Trong một thời gian dài, Nhà nước đã buông lõng quản lý, để cho lĩnh vực vận tải đường bộ phát triển tự phát, ồ ạt theo cơ chế thị trường dẫn đến sự rối loạn trên thị trường vận tải, khủng hoảng “vừa thừa vừa thiếu”. Bên cạnh đó, VTHK là phương thức vận tải gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất, nhưng không được quan tâm kiểm soát đúng mức. Chưa tạo được môi trường bình đẳng cho các thành phần kinh tế kinh doanh tham gia vào VTHK : Sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh VTHK, chất lượng phương tiện đầu tư không đồng đều, các tuyến mở chồng chéo kém hiệu quả, chưa ưu đãi cho các HTX như : cấp đất, thuế, cho vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư phương tiện … Một số thành phần tham gia VTHK chấp hành pháp luật chưa cao, nhiều hiện tượng tiêu cực, nhưng giải quyết không triệt để như : TNGT, ùn tắc giao thông, xe dù, tranh giành khách, bán khách, chạy không đúng tuyến, xe không vào bến, … Việc kiểm tra, kiểm soát trên đường của Thanh tra đường bộ chưa cao, công tác trật tự ATGT thực hiện chưa nghiêm, TNGT vẫn còn ở mức cao, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc QLNN về GTVT đường bộ nói chung, VTHK nói riêng là vấn đề cấp thiết cần được Nhà nước quan tâm và kiểm soát để có thể dần dần đưa công tác quản lý VTHK đi vào nề nếp, góp phần vào của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động VTHK có tính xã hội hóa cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến ổn định xã hội. Dó đó, việc QLNN về VTHK là một việc làm cấp thiết trong hiện nay để có thể phát triển lĩnh vực vận tải một cách bền vững, tạo môi trường văn hóa giao thông như các nước tiên tiến trên thế giới. Từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu : “Hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải hành khách của tỉnh Đồng Nai”.

Ngày đăng: 09/07/2018, 15:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

  • BẢNG

  • BIỂU ĐỒ

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

  • VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH

    • 1.1. Đường bộ và vận tải hành khách

      • 1.1.1. Đường bộ

      • 1.1.2. Vận tải hành khách

      • 1.2. Quản lý nhà nước về vận tải hành khách

        • 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về vận tải hành khách

        • 1.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về vận tải hành khách

        • 1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về vận tải hành khách

        • 1.3. Nội dung của quản lý nhà nước về vận tải hành khách

          • 1.3.1. Xây dựng thể chế, pháp luật về vận tải hành khách

          • 1.3.2. Lập kế hoạch và quy hoạch mạng lưới về vận tải hành khách

          • 1.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch về vận tải hành khách

          • 1.3.4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật giao thông đường bộ

          • 1.3.5. Thanh tra, kiểm tra về vận tải hành khách

          • 1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước về vận tải hành khách

            • 1.4.1. Tính hiệu lực

            • 1.4.2. Tính hiệu quả

            • 1.4.3. Tính kinh tế

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan