1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh hòa bình

106 368 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Mục tiêu tổng quát: Nhằm nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về hàng giả, các quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả của các

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Người cam đoan

Đinh Thế Anh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành luận văn tác giả đã nhận được sự quan tâm

và giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân, tổ chức và tập thể Cho phép tác giả được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:

Quý thầy cô giáo Khoa KT&QTKD, Phòng Đào tạo sau đại học-Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học và nghiên cứu hoàn thiện luận văn

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Tiến Thao, người

đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Chi cục, các Phòng chức năng-Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình; các đơn vị chức năng có liên quantrong tỉnh, các doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã cung cấp thông tin, số liệu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ, khích lệ tác giả trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu khoa học

Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhưng Luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả

Đinh Thế Anh

Trang 3

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀVỀ PHÒNG, CHỐNG HÀNG GIẢ 5

1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Khái quát về hàng giả và quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 5

1.1.3 Đối tượng, phương thức sản xuất, buôn bán hàng giả 11

1.1.4 Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 17

1.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 20

1.2 Cơ sở thực tiễn 23

1.2.1 Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng giả tại Việt Nam 23

1.2.2 Kinh nghiệm về phòng, chống hàng giả của một số địa phương 26

1.2.3 Bài học kinh nghiệm về phòng, chống hàng giả cho tỉnh Hòa Bình 30

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH HÒA BÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Hòa Bình 32

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 32

2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 36

2.2 Phương pháp nghiên cứu 42

Trang 4

2.2.1 Phương pháp chọn địa điểm, chọn mẫu nghiên cứu, khảo sát 42 2.2.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 44 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46 3.1 Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 46 3.1.1 Tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn tỉnh 46 3.1.2 Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 54 3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn tỉnh 66 3.1.4 Đánh giá chung về quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 74 3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 79 3.2.1 Xu hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn tỉnh 79 3.2.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 82 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.3 Dân số phân theo nông thôn, thành thị năm 2016 38

3.1 Tình hình số vụ sản xuất hàng giả được phát hiện, xử lý trên địa

3.2 Tình hình số vụ kinh doanh, tiêu thụ hàng giả được phát hiện, xử

3.3 Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả của lực lượng

3.4 Số vụ hàng giả Chi cục QLTT Hòa Bình phối hợp với các cơ

quan chức năng khác xử lý từ năm 2012-2016 64

3.5 Kết quả khảo sát về hệ thống pháp luật về phòng, chống hàng

3.6 Kết quả khảo sát về vai trò cơ quan QLNN đối với công tác

phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 67 3.7 Kết quả đánh giá ứng xử của người tiêu dùng với hàng giả 69 3.8 Kết quả đánh giá hành vi người tiêu dùng khi mua phải hàng giả 70

3.9 Kết quả đánh giá sự quan tâm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề t i nghi n cứu

Hiện nay, tình trạng vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường tiếp tục là vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội, rất nhiều mặt hàng đang lưu thông trên thị trường đều đan xen lẫn hàng giả và tình trạng này xuất hiện ở khắp nơi từ chợ vùng cao đến siêu thị ở các tỉnh, thành phố ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư, tác động tiêu cực đến đời sống người dân và an ninh trật tự xã hội Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác phòng, chống hàng giả, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật, đồng thời, nêu cao tinh thần ý thức trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác chống hàng giả

Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo

389 quốc gia, Bộ Công Thương và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo quyết liệt các lực lượng chức năng có liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn và chống hàng giả trên thị trường tỉnh Hòa Bình, cụ thể: đẩy mạnh và triển khai đa dạng các hình thức trong công tác tuyên truyền; nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng giả Tuy đạt được những kết quả quan trọng, nhưng nhìn chung công tác phòng chống hàng giả chưa đáp ứng được yêu cầu Đặc biệt là chưa đáp ứng được mong muốn của các nhà sản xuất kinh doanh hợp pháp và người tiêu dùng Kết quả xử lý chưa phản ánh hết thực tế vi phạm trên thị trường, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế khó khăn

Trong xu thế hội nhập hiện nay, hàng giả không còn là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà trở thành vấn nạn toàn cầu Trước vấn nạn này, ở Việt

Trang 9

Nam nói chung - Tỉnh Hòa Bình nói riêng đang nỗ lực đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả nhằm đảm bảo ổn định kinh tế và an sinh xã hội Qua quá trình công tác tôi nhận thấy tình trạng buôn bán hàng giả tại tỉnh Hòa Bình đang diễn ra tương đối phức tạp Tại một số địa phương trong tỉnh người dân còn thiếu hiểu biết, kinh tế còn khó khăn nên một số người kinh doanh vì lòng tham nên trà trộn hàng giả với hàng thật nhằm trục lợi Mặt khác do đặc thù là tỉnh miền núi, địa hình hiểm trở, các lực lượng chức năng còn mỏng nên việc tiếp cận và ngăn chặn những hành vi này còn gặp rất nhiều khó khăn

Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã lựa chọn Đề tài: “ Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát:

Nhằm nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về hàng giả, các quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả của các lực lượng chức năng từ đó đề xuất những giải pháp

và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý phòng chống hàng giả góp phần vào việc ổn định thị trường, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi kinh doanh không lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển thương mại và kinh tế xã hội của tỉnh Hòa Bình

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Nêu được tổng quan về sản xuất, buôn bán hàng giả, làm rõ tác hại

của việc sản xuất và buôn bán hàng giả, các nhân tố thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng giả ở nước ta hiện nay, đánh giá thực trạng sản xuất, buôn bán hàng

giả trong thời gian qua và thực trạng công tác quản lý phòng chống hàng giả

- Phân tích thực trạng công tác quản lý phòng chống các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả tại tỉnh Hòa Bình qua đó làm rõ các nhân tố ảnh

Trang 10

hưởng đến công tác phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả

- Phân tích nguyên nhân tác động đến những kết quả đã đạt được của công tác quản lý phòng chống hàng giả, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm và khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý phòng chống hàng giả

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả tại địa bàn Hòa Bình

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi về nội dung

Đề tài đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên các khía cạnh: Hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nước, các cơ chế, chính sách của tỉnh Hòa Bình; Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý; Công tác phối hợp trong quản lý; Công tác thanh, kiểm tra đối với hoạt động phòng, chống hàng giả

3.2.2 Phạm vi về không gian

Đề tài được thực hiện trong phạm vi tỉnh Hòa Bình

3.2.3 Phạm vi về thời gian

Đề tài thực hiện từ tháng 5/2017 đến tháng 10/2017 Số liệu thứ cấp của

đề tài được thu thập trong giai đoạn từ năm 2012-2016, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, khảo sát năm 2017

4 Nội dung nghi n cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn quản quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Trang 11

- Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh

- Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀVỀ PHÒNG,

CHỐNG HÀNG GIẢ 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái quát về hàng giả và quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả

1.1.1.1 Khái niệm hàng giả và phân loại hàng giả

Hàng giả là một hiện tượng kinh tế - xã hội, một phạm trù có lịch sử phát triển Sản xuất và buôn bán hàng giả xuất hiện và phát triển trong nền sản xuất hàng hóa Thị trường hàng hóa càng phát triển cao thì cơ hội kinh doanh hàng giả càng lớn

Theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị đinh số 124/2015/NĐ-CP ngày

19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ, “Hàng giả” gồm:

- Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng

đã công bố hoặc đăng ký;

- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng

ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao

bì hàng hóa;

Trang 13

- Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao

bì hàng hóa của thương nhân khác;

- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

- Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

- Tem, nhãn, bao bì giả: “Tem, nhãn, bao bì giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác

Hàng giả có thể chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như trên Ví dụ như vừa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa vừa giả chất lượng Đối với quốc tế không quy định cụ thể về hàng giả, thay vào đó là quy định về quyền sở hữu trí tuệ

* Các tội về hàng giả: Theo Bộ Luật hình sự 2015, có các loại tội về hàng giả như sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; Tội sản xuất buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Tội sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; Tội xâm phạm quyền sở hữu Công nghiệp

Trang 14

1.1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả

Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động, nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung Quản lý ra đời chính là muốn đạt đến hiệu quả lớn hơn, năng suất cao hơn trong công việc Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là quản lý công việc của Nhà nước Quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp Trong

xã hội, tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: Đảng, Nhà nước,

tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, Trong hoạt động quản lý của các chủ thể khác nhau đó thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt Trước hết, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp Thư hai, đối tượng quản

lý Nhà nước là toàn bộ dân cư và các tổ chức trong phạm vi tác động quyền lực nhà nước Thứ ba, vì tính đa dạng về lợi ích, hoạt động của các nhóm người trong xã hội, quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực của Nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển xã hội

Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý

xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người

Trang 15

Điểm khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nước và các hình thức quản lý khác

là tính quyền lực của Nhà nước gắn liền với cưỡng chế nhà nước khi cần Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước

Hàng hóa nói chung, hàng giả nói riêng là đối tượng thuộc Nhà nước điều chỉnh, quản lý, Nhà nước không thừa nhận hàng giả nhưng trên thực tế hàng giả vẫn tồn tại, do đó Nhà nước vẫn phải quản lý Tuy nhiên, Nhà nước không quản lý hàng giả ở góc độ hàng hóa mà quản lý hàng giả thông qua công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả của

cá nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt độngt hương mại trên thị trường Và vấn đề đặt ra là Nhà nước quản lý công tác phòng, chống hàng giả như thế nào để phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được hiểu như sau:

* Sản xuất hàng giả, được hiểu là hành vi làm (tạo) ra những sản phẩm, hàng hoá có nhãn hàng hoá, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, gây nhầm lẫn hoặc để lừa dối khách hàng hoặc làm ra những sản phẩm hàng hoá giả chất lượng hoặc công dụng

* Buôn bán hàng giả, được hiểu là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho hách hàng với giá của hàng thật

Từ những phân tích trên ta có thể khái quát khái niệm về quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả như sau: quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả là hoạt động thực thi pháp luật của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ

Trang 16

chức và điều chỉnh bằng pháp luật đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chất lượng hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, về đăng ký kinh doanh, xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh hàng hóa được tổ chức thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đối với hàng hóa, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả Pháp luật quy định về trình tự, thủ tục, kinh phí cho công tác điều tra, xác minh, giám định, xử lý các vụ việc về hàng giả

1.1.2 Bản chất của việc sản xuất, buôn bán hàng giả

Bản chất của sản xuất và buôn bán hàng giả là hành vi cướp đoạt giá trị vật chất và tinh thần của người khác, lừa dối người tiêu dùng để thu lợi bất chính Sản xuất và buôn bán hàng giả là hành vi cướp đoạt giá trị vật chất và giá trị tinh thần của người khác điều này được thể hiện rất rõ đối với mọi loại hàng giả Đã là hàng giả thì bao giờ chất lượng cũng kém hơn so với hàng thật, thậm chí có những loại hàng giả có độc tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh mạng của người tiêu dùng Chính vì vậy số tiền mà người tiêu dùng

bỏ ra và giá trị sử dụng công dụng của hàng giả không tương xứng với nhau

Sản xuất hàng giả là một hoạt động kinh doanh mang nhiều lợi nhuận nên có sức hấp dẫn lớn nên nhiều người và nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này bao gồm cả những công ty chính thức, lẫn các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân gia đình Cũng vì lợi nhuận đạt được trước mắt mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã từ bỏ hoạt động đầu tư vốn, đầu tư máy móc thiết

bị, khoa học công nghệ tiên tiến, nghiên cứu sáng tạo hay nâng cao chất lượng, tạo uy tín thương hiệu mà chỉ tập trung vào làm hàng giả để kiếm lợi nhuận cao trước mắt

Trang 17

Ở những nước, địa phương có trình độ phát triển kém (thu nhập thấp)

có xu hướng tham gia sản xuất hàng giả càng nhiều, một mặt do sức ép việc làm, thu nhập dẫn đến việc sản xuất để có thu nhập; mặt khác do thu nhập trung bình chưa cao nên nhiều người muốn mua hàng rẻ

Sản xuất hàng giả là vi phạm nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và

nó có nguy cơ phá hoại thị trường và gây nên trì trệ trong sản xuất, làm giảmtăng trưởng và phát triển, làm triệt tiêu động lực kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính Sản xuất và buôn bán hàng giả đã và đang trở thành một thảm hoạ trong hệ thống mậu dịch trong nước và quốc tế Nó gây thiệt hại lớn cho nhà sản xuất và nhà đầu tư, họ là nạn nhân của sự cạnh tranh không lành mạnh, do không thể thu hồi vốn và có được lợi nhuận từ quá trình đầu tư của mình Hậu quả là họ có thể bị nản chí và giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế hoặc số lượng công ăn việc làm bị mất đi, thậm trí có thể dẫn đến bị phá sản Sản xuất hàng giả là vi phạm luật pháp và phải sử dụng các biện pháp luật pháp để quản lý chứ không thể dùng các biện pháp kinh tế

Để cướp đoạt được giá trị vật chất và giá trị tinh thần của người khác, bọn sản xuất và buôn bán hàng giả dùng rất nhiều thủ đoạn để lừa dối che mắt người tiêu dùng để thu lợi bất chính Chúng chủ yếu dựa vào sự thiếu hiểu biết của khách hàng để lừa dối.Hiện nay trên thị trường rất nhiều hàng giả như

xe đạp VIHA, diêm thống nhất, thuốc lá Du lịch, Vinataba, xà phòng, xi măng, nước mắm, thóc giống, quần áo, bia, rượu, thuốc tân dược giả

- Nội giả ngoại như các rượu Henessy, Johnie Walker, Remy Mar-tin, phụ tùng xe máy, xe đạp, thuốc lá…

- Giả sản phẩm của liên doanh với nước ngoài như mỳ chính, nước khoáng Lavie

- Ngoại giả ngoại: như mỳ chính Ajnomoto, máy điện thoại Nokia, băng hình, đĩa CD…

Trang 18

- Ngoại giả nội: như thuốc bảo vệ thực vật do nước ngoài sản xuất, giả nhãn mác Việt Nam…

Ngoài ra, người ta cũng có thể phân loại theo hình thức của hàng giả:

- Hàng giả sử dụng nhãn mác bao bì của hàng thật, loại hàng giả này rất nguy hiểm với người tiêu dùng vì thường là phải sử dụng rồi mới biết là thật hay giả

- Hàng giả nhái theo kiểu dáng của hàng thật Loại hàng giả này dễ nhận biết hơn nhưng hiện nay lại phổ biến trên thị trường do người tiêu dùng không có những hiểu biết đầy đủ về hàng hoá định mua

1.1.3 Đối tượng, phương thức sản xuất, buôn bán hàng giả

1.1.3.1 Đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả

Tham gia vào hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả có nhiều loại hình

tổ chức và cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng phần đông và phổ biến hơn cả là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh cá thể Có những tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả gần như mang tính chuyên nghiệp Họ tổ chức hoạt động thành những kênh, những đường dây khép kín, khá chặt chẽ trong việc sản xuất-giao nhận-vận chuyển-buôn bán-tiêu thụ hàng giả; trong đó có những quan hệ móc nối với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài để sản xuất hàng giả đưa vào tiêu thụ ở Việt Nam hoặc thậm chí được sản xuất ở trong nước rồi đưa qua biên giới để sau đó tìm cách nhập trở lại vào nước ta với nhãn mác hàng ngoại để lừa gạt người tiêu dùng Cụ thể:

Đối với các Doanh nghiệp trong nước: Sản xuất nhái mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp, sử dụng thương hiệu hàng hoá của nước ngoài để tiêu thụ tại Việt nam và thậm chí đã có trường hợp xuất khẩu hàng vi phạm nhãn hiệu

ra nước ngoài; sản xuất giả hàng của những doanh nghiệp VN có sản phẩm

Trang 19

chất lượng tốt, thị trường rộng lớn và nhu cầu tiêu thụ cao: Rượu bia, nướcgiải khát, nước mắm và nhập khẩu hàng hoá có yếu tố vi phạm về sở hữu công nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp, tư nhân Việt Nam liên kết với doanh nghiệp, tư nhân nước ngoài để sản xuất tại nước ngoài, sau đó nhập khẩu vào Việt Nam tiêu thụ các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, bao bì giả nhãn và giả nhãn hiệu hàng hoá Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng sản xuất và tiêu thụ hàng giả Việc sản xuất hàng giả của loại đối tượng này thường ở dạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp dẫn đến tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sử dụng nhãn hiệu của người khác mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu

Hộ kinh danh cá thể sản xuất, tiêu thụ hàng giả: Đối tượng này sản xuất chủ yếu những mặt hàng tiêu dùng thông thường cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng: Xà phòng, nước gội đầu, muối I-ốt, bột canh

Đặc biệt, trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, xuất hiện nhiều loại hàng giả được sản xuất

ở nước ngoài đưa vào thị trường Việt nam tiêu thụ, đồng thời xuất hiện doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam sản xuất nhái theo mẫu mã, kiểu dáng, thương hiệu của các sản phẩm hàng hoá nước ngoài gây tranh chấp, khiếu nại vi phạm sở hữu công nghiệp, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng Công ty nước ngoài sản xuất hàng giả đưa vào Việt Nam tiêu thụ: Chủ yếu là hàng cao cấp, có giá trị lớn như đầu DVD, VCD, Ti vi, các loại đồng

hồ đeo tay đủ các nhãn mác, hàng mỹ phẩm cao cấp , gắn nhãn hiệu hàng hoá cùng loại của các hãng nước ngoài có thương hiệu nổi tiếng, như hàng điện tử, điện lạnh mang nhãn hiệu Panasonic, Sony đồng hồ gắn nhãn hiệu Longines, Omega nhưng thực chất hàng không phải do hãng có thương hiệu nổi tiếng đó sản xuất.Tình trạng này đang xảy ra khá phổ biến, loại hàng giả

Trang 20

này đã và đang được bán công khai trên thị trường nước ta mà chủ yếu là hàng Trung Quốc Những hàng giả trên xâm nhập thị trường Việt nam bằng các đường: Nhập lậu, nhập khẩu tiểu ngạch, nhập khẩu chính ngạch, hàng hóa xách tay và trao đổi của cư dân biên giới

Đối tượng sản xuất hàng giả ngày càng đa dạng, mang tính chuyên nghiệp và tinh vi hơn Đối tượng sản xuất hàng giả thường có trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc có những hiểu biết nhất định về quy trình sản xuất hàng hóa; hoạt động dưới hình thức là chủ cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ, có đăng ký hoặc không đăng ký kinh doanh Ngoài hình thức các hộ kinh doanh cá thể đã xuất hiện trước đây thì đã và đang xuất hiện thêm các loại doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tham gia sản xuất, buôn bán hàng giả với đủ các thành phần như: giám đốc doanh nghiệp, cán bộ, công nhân kỹ thuật bậc cao, kỹ sư và một bộ phận không nhỏ người lao động thiếu việc làm sẵn sàng tham gia sản xuất, vận chuyển và buôn bán hàng giả Giữa các đối tượng thường có mối quan hệ khăng khít về huyết thống, tình cảm hoặc có sự tin tưởng, phụ thuộc nhau về quyền lợi, ít khi thiết lập quan hệ làm ăn rộng rãi mà hoạt động đơn lẻ và kín đáo

Có thể dẫn ra vài vụ điển hình như: (1) Vụ buôn bán rượu ngoại giả của

“trùm rượu giả” Nguyễn Văn Hữu tại phường 3 – quận 8 – thành phố Hồ Chí Minh với thủ đoạn là pha rượu lúa mới với nước màu rồi đem trộn với rượu ngoại (2) Vụ Trần Thị Bạch Linh, chủ doanh nghiệp tư nhân Linh Sâm – Nghệ

An, sản xuất rượu ngoại giả với thủ thuật pha chế dùng 50% rượu Brandy pha với 50% rượu ngoại rồi đóng chai, dập nút và dán tem nhập khẩu đưa đi tiêu thụ (3) Vụ sản xuất phân bón giả quy mô lớn ở huyện Thuận An-Bình Dương,

do một số đối tượng liên hiệp tiến hành bằng cách dùng nguyên liệu, cát, muối

và bột màu đóng vào bao (loại 50kg), giả nhãn hiệu phân Kali, lân… đưa đi

Trang 21

tiêu thụ chủ yếu ở Bình Phước, Đăk nông, Đăk lăk (4) Vụ Mai Công Nghệ đứng ra tổ chức sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh, phòng bệnh giả

1.1.3.2.Phương thức sản xuất, buôn bán hàng giả

a Phương thức sản xuất hàng giả

Để sản xuất hàng giả, các đối tượng thường sử dụng các nguyên liệu, chất liệu không đúng như nguyên liệu, chất liệu dùng để tạo nên công dụng hàng hóa được mang tên; pha trộn, đưa thêm tạp chất, chất phụ gia, thay thế thành phần nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị rẻ tiền vào thành phần, cấu kiện của các sản phẩm thật làm thay đổi chất lượng sản phẩm rồi tung ra thị trường tiêu thụ Dùng nhãn hàng hóa thật dán lên những sản phẩm giả, những sản phẩm chất lượng không bảo đảm Nhập linh kiện, bán thành phẩm vào Việt Nam qua các làng nghề chế tác, gia công, gắn bao bì, nhãn mác mới thành các sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài Lợi dụng danh nghĩa là chi nhánh của các hãng nổi tiếng của nước ngoài đóng tại Việt Nam, các đối tượng tại Việt Nam tiến hành sản xuất hàng giả sau đó gắn nhãn mác, bao bì của của sản phẩm chính hãng tại nước ngoài hoặc đặt nước ngoài làm giả, thậm chí đặt làm giả hàng hóa mang thương hiệu của chính mình

Trong những năm gần đây hàng hóa do Việt Nam sản xuất “Made in Việt Nam” đã có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, tuy vậy việc quản

lý lại lỏng lẻo, đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp trong nước sang Trung Quốc đặt hàng rồi ghi “Made in Việt Nam” nhưng thực chất sử dụng nguyên liệu, phụ kiện tại Trung Quốc 100% để sản xuất, xuất khẩu giả thương hiệu, xuất xứ hàng Việt Nam Đặc biệt với hàng may mặc, giày dép trước thông tin

về mức độ ảnh hưởng và gây hại cho người tiêu dùng của các loại quần áo, giày dép Trung Quốc, các cửa hàng Made in Việt Nam đã mọc khắp các tuyến phố nhưng hầu hết là hàng Trung Quốc gắn nhãn mác hàng Việt Nam Các đối tượng kinh doanh hàng giả tìm mọi phương thức nhập hàng Trung Quốc về rồi

Trang 22

tháo mác Trung Quốc tự dán mác Made in VietNam vào quần áo, giày dép nhằm đánh tráo nguồn gốc thực tế của sản phẩm Đây là vấn đề rất mới trong công tác chống hàng giả trong tình hình hiện nay cần được quan tâm khi nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới và khu vực

b Buôn bán hàng giả

Để buôn bán hàng giả, các đối tượng thường nhập hàng từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, hoặc lợi dụng các hoạt động kinh doanh, buôn bán thông thường như sử dụng chính cửa hàng, ki-ốt của mình hoặc lợi dụng việc làm đại lý bán hàng, tư cách nhân viên bán hàng cho các doanh nghiệp để đưa hàng giả vào trà trộn, tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại Đặc biệt, với hình thức giao dịch thông qua hệ thống thương mại điện tử như hiện nay, các cửa hàng giao dịch, mua bán trực tuyến (cửa hàng, shop online) xuất hiện ngày càng nhiều, kéo theo thủ đoạn mua bán hàng giả lợi dụng hệ thống thương mại điện tử cũng trở nên phổ biến và phức tạp, khó kiểm soát hơn, trong đó có tình trạng buôn bán hàng giả

Phương thức vận chuyển, giao nhận, mua bán hàng giả, xâm phạm SHTT rất tinh vi, tùy từng chủng loại hàng hóa mà đối tượng vi phạm chọn phương thức vận chuyển phù hợp cả bằng đường không, đường bộ, đường thủy, chuyển phát nhanh

Hàng giả có giá trị lớn, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, thị trường tiêu thụ rộng, thì việc sản xuất và tiêu thụ rất tinh vi: Hàng giả rấtgiống hàng thật, thậm chí nhìn bề ngoài có khi đẹp hơn hàng thật nhưng chất lượng kém hơn hàng thật, hoặc giả về sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn thương mại )

Những loại hàng trên nhiều khi là hàng nhập khẩu, hàng cao cấp, người tiêu dùng không am hiểu nhiều về nhãn mác, xuất xứ, cấu tạo, đó là một yếu

tố dẫn đến loại hàng giả này nhiều khi được sản xuất và tiêu thụ công khai

Trang 23

Sản xuất và buôn bán loại hàng ở dạng vi phạm này nhiều khi công khai như nhiều loại hàng hoá khác Những hành vi vi phạm này đã bị phát hiện, kiểm tra, xử lý, nhiều trường hợp bắt đầu từ khiếu nại, khiếu kiện của chính nhà sản xuất ra sản phẩm hàng hoá đang bị làm giả

Các loại hàng giả khác, phương thức tiêu thụ phổ biến ở các dạng sau: + Dùng nhiều hình thức, chiêu thức khuyến mại đánh vào tâm lý người mua để tiêu thụ hàng giả, hàng nhái như: Giảm giá, mua hàng được tặng quà

+ Giá bán nhiều loại hàng giả rẻ hơn hàng thật để người mua tham rẻ

mà tiêu thụ là phổ biến nhưng cũng có loại để tránh người tiêu dùng nghi ngờ thì hàng giả lại được bán với giá xấp xỉ hàng thật, thậm chí có loại người tiêu dùng biết là hàng giả nhưng vẫn chấp nhận mua, vì giá rẻ

+ Nhiều loại hàng hoá khi bán phải kèm theo phiếu bảo hành, nhưng đối với hàng giả, hàng nhái thì không phiếu bảo hành hoặc có nhưng là phiếu bảo hành giả mạo làm cho người tiêu dùng tin đó là hàng chính hiệu của hãng sản xuất có bảo hành

+ Lừa dối người tiêu dùng bằng cách quảng cáo sai, quảng cáo quá sự thật về công dụng, chất lượng hàng hoá, xuất xứ , hàng chất lượng thấp nhưng quảng cáo và bán với giá như hàng có chất lượng cao

+ Lợi dụng người tiêu dùng hiểu biết còn hạn chế về mặt hàng, về chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn để đưa hàng giả đến tiêu thụ Thậm chí có loại hàng, có trường hợp đưa cả hàng có công dụng khác hàng thật nhưng giới thiệu, quảng cáo công dụng như hàng thật, tráo trộn hàng giả lẫn vào hàng thật để tiêu thụ Phương thức tiêu thụ này không những được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn mà ngay tại thành phố lớn, thị xã cũng có nhiều lọai hàng hoá người tiêu dùng không

Trang 24

am hiểu nhiều, thiếu hiểu biết về công dụng, cách sử dụng, chất lượng, xuất xứ thì hàng giả cũng được đưa ra tiêu thụ (thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm )

+ Có một số mặt hàng giả, hình thức tiêu thụ đa dạng hơn như sắt thép giả, xi măng giả đưa vào các hộ kinh doanh bán lẻ tiêu thụ; đưa vào chính đại

lý của nhà sản xuất ra hàng hoá chính hiệu để tiêu thụ; các chủ thầu, chủ công trình lớn vì lợi nhuận đã lợi dụng hoặc móc ngoặc, thông đồng với cơ quan quản lý, giám sát để tiêu thụ hàng giả

1.1.4 Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả

Đảng và Nhà nước ta xác định: Buôn lậu, hàng giả cũng như gian lận thương mại nói chung là mặt trái của nền kinh tế thị trường để lại những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội như kìm hãm sản xuất kinh doanh trong nước, gây thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng môi trường đầu tư nước ngoài, kèm theo những tệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ, Hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có quan hệ biện chứng với hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển

Tại Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả đã xác định: "Trong những năm qua, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả của các Bộ, nghành, địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả chưa bị đẩy lùi, đang có nhiều diễn biến phức tạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn Tình hình

đó không chỉ là mối lo ngại của các doanh nghiệp, nỗi bất bình của người tiêu dùng, mà còn gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và uy tín của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi sinh, môi trường" và "đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả là

Trang 25

trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội Luật gia Việt Nam, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các cấp, các tổ chức sở hữu trí tuệ có vai trò rất quan trọng trong việc vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn sản xuất và buôn bán hàng giả"

Cũng tại Chỉ thị trên, Thủ tướng đã chỉ đạo và giao thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác phòng chống hàng giả cho các cơ quan nhà nước với nội dung như: "Giao Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và

Ủy ban nhân dân các địa phương làm tốt công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở thị trường nội địa Trước mắt Bộ Thương mại cùng các

Bộ, ngành liên quan rà soát lại các văn bản pháp quy về công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an các cấp tập trung điều tra, khám phá các đường dây, các ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả " Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu "các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần thực hiện tốt việc đăng ký chất lượng, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, chủ động nghiên cứu, áp dụng các biện pháp bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình tránh bị làm giả đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc chống hàng giả"

Công tác chống hàng giả không riêng của Bộ, ban ngành hay bất kỳ địa phương nào mà nó đòi hỏi sự phối hợp của tất cả các Bộ, ban ngành, địa phương, do đó, ngày 19/9/2014, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 389/2014/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg ngày 27/8/2001

về việc thành lập ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại

và hàng giả (gọi tắt là Ban chỉ đạo quốc gia) do Phó thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, Phó trưởng ban thường trực là Bộ trưởng Bộ Tài chính, các phó trưởng Ban gồm: Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ

Trang 26

trưởng Bộ Công an Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình

đã ban hành Quyết định số 1183/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Hòa Bình (gọi tắt là Ban chỉ đạo 389 địa phương) do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, có bộ phận thường trực đặt tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình (chủ yếu sử dụng bộ máy của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh)

Từ những phân tích trên, có thể khái quát nội dung quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả như sau: Quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả thể hiện ở sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng như: Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Khoa học công nghệ, Đo lường chất lượng, thông qua các phương tiện (báo, đài ), tuyên truyền, công cụ thanh tra, kiểm tra, công tác phối hợp trong phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hàng giả Hàng giả là sản phẩm của những kẻ làm ăn phi pháp và làm giàu bất chính Cũng như một số nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển,

tệ nạn sản xuất và buôn bán hàng giả ở nước ta hiện nay đang trở thành "vấn nạn" cần phải tích cực đấu tranh ngăn chặn, bài trừ Nhà nước ta luôn quan tâm tăng cường công tác phòng, chống hàng giả:

- Thứ nhất, để tạo lập, duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài để đầu tư phát triển

- Thứ hai, để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính qua đó khuyến khích việc đầu tư nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, sáng tạo tinh thần phục vụ cho sự phát triển

- Thứ ba, để bảo vệ quyền của người tiêu dùng, để người tiêu dùng không bị mua nhầm hàng giả gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của mình khi sử dụng hàng giả

Trang 27

- Thứ tư, để thực hiện các cam kết song phương, đa phương liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập

Như vậy, công tác quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả có rất nhiều nội dung khác nhau Tuy nhiên, có thể tóm lược lại trên những nội dung chính sau đây:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống hàng giả

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc phòng, chống hàng giả

- Tổ chức quản lý và kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả

1.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả

Yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới công tác quản lý phòng, chống hàng giả là hiện nay cạnh tranh trên toàn cầu và trong nước ngày càng gay gắt, quyết liệt mang tính sống còn, hệ quả của nó là các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện cạnh tranh theo pháp luật nảy sinh ra các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, không chú trọng xây dựng văn hoá kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp dẫn tới con đường sản xuất, buôn bán hàng giả

Nước ta nằm cạnh trung tâm sản xuất, buôn bán hàng giả lớn nhất thế giới là Trung Quốc, có tác động rất lớn đối với thị trường nội địa Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề này nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn để hạn chế

nó Quan hệ giao lưu, trao đổi hàng hoá ngày càng mở rộng, không chỉ ở trong nước mà còn phát triển với các nước trên thế giới và trong khu vực; thông tin, khoa học công nghệ phát triển nhanh, bên cạnh phần tích cực của nó, thì những kẻ sản xuất - kinh doanh hàng giả cũng triệt để lợi dụng khai thác lợi thế này Trong quá trình phát triển kinh tế, trình độ quản lý của các cơ quan

Trang 28

quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế và cuối cùng là hệ thống pháp luật của nước ta mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa hoàn chỉnh

Việc mở cửa phát triển kinh tế đối ngoại thu hút mạnh người nước ngoài

và Việt kiều vào Việt Nam đầu tư, liên doanh, liên kết, tham quan du lịch, đồng thời kéo theo hoạt động sản xuất - buôn bán hàng giả, hàng nhái sản phẩm của các cơ sở sản xuất nổi tiếng trên thế giới và thông qua đó họ lợi dụng vận chuyển và sử dụng séc chuyển tiền giả, thẻ Master card giả, tiền Việt Nam, ngoại tệ giả và các loại giấy tờ giả khác.kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ

Đối với đa số người tiêu dùng, các hiểu biết về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, sở hữu công nghiệp và chống hàng giả cũng chưa được phổ cập; vì vậy

họ thường dễ bị nhầm lẫn khi mua hàng và khi phát hiện ra hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng giả thì thường lúng túng không biết phải làm gì

Trên đây là một số nét chung đang tác động mạnh đến công tác phòng chống hàng giả ở nước ta Dưới đây có thể hệ thống hoá bước đầu những yếu

tố ảnh hưởng tới công tác QLNN về phòng chống hàng giả:

Trang 29

chống buôn lậu nhằm ngăn chặn từ gốc hàng giả nhập khẩu lưu thông trên thị trường

- Cơ chế chính sách và trang bị đảm bảo cho hoạt động chống hàng giả của các cơ quan thực thi còn thiếu

- Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm, lợi ích phát triển trong việc tự bảo vệ sản phẩm của mình tránh bị làm nhái, làm giả

- Công tác tuyên truyền thu hút người tiêu dùng cùng tham gia vào cuộc đấu tranh này chưa tốt

- Sự phối hợp giữa các lực lượng trên từng địa bàn; giữa cửa khẩu, biên giới với nội địa và với các doanh nghiệp chưa thường xuyên, chặt chẽ; công tác đấu tranh chưa triệt để tận gốc, thiếu sự chỉ đạo tập trung thống nhất nhằm tạo

ra sự chuyển biến đáng kể

1.1.5.2 Yếu tố khách quan

- Sản xuất, buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao là lực hấp dẫn mạnh đối với những kẻ làm hàng giả Tâm lý và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam còn ưa chuộng hàng ngoại và hàng có nhãn hiệu nổi tiếng, trong khi không đủ trình độ, khả năng phân biệt hàng nội - hàng ngoại, hàng thật - hàng giả đã tạo cơ hội và môi trường thuận lợi cho hàng giả mang nhãn mác ngoại được nhập khẩu và

lưu thông trên thị trường

- Một yếu tố được coi là quan trọng là hàng giả với giá cả rất rẻ đánh đúng vào tâm lý người tiêu dùng bao giờ cũng muốn mua hàng rẻ Đặc biệt, là người dân sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thu nhập thấp

và thiếu thông tin hàng hóa

- Với trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại, việc sản xuất hàng giả được thực hiện rất nhanh nhạy với những lô hàng lớn và

Trang 30

cũng được nguỵ trang bằng công nghệ hiện đại, tinh xảo để dễ đánh lừa người tiêu dùng Thêm vào đó là hệ thống các kênh phân phối lưu thông đã hình thành trên thị trường, nhất là hệ thống tiêu thụ của các nhà sản xuất sản phẩm chính hiệu, hệ thống bán lẻ khó kiểm soát chính là nơi để hàng giả, hàng nhái trà trộn, đan xen tiêu thụ lẫn với hàng thật, hàng chính hiệu

- Do các nước, vùng lãnh thổ quanh ta như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan có nền kinh tế hàng hoá phát triển hơn, tạo nên sức ép lớn về hàng hoá đối với thị trường Việt Nam; có nhiều tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài chuyên làm hàng giả, hàng kém chất lượng để đưa vào nước ta Chống hàng giả nói chung và chống hàng giả có nguồn gốc nhập khẩu lưu thông trên thị trường nói riêng là công việc khó khăn, phức tạp trong khi năng lực, trình độ nghiệp vụ, thông tin và điều kiện vật chất để thực hiện công tác này của các lực lượng có chức năng chống hàng giả chưa đáp ứng yêu cầu

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng giả tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước có tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả nghiêm trọng Hàng giả đã và đang thách thức trực tiếp hiệu lực của pháp luật, hiệu quả quản lý của Nhà nước và ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh về kinh tế - xã hội, quyền lợi của người tiêu dùng, nhất là khi nước ta tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

Hàng giả ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá cả, xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực, từ những mặt hàng giản đơn, giá trị thấp đến những mặt hàng đòi hỏi phải có công nghệ sản xuất hiện đại, trình độ kỹ thuật cao như điện thoại Smartphone, linh kiện ô-tô, xe máy, thuốc tân dược, lương thực, thực phẩm ; hình thức, mẫu mã ngày càng tinh vi, khó phát hiện; có công dụng, chất lượng thấp hơn nhiều so với hàng thật; ảnh hưởng nghiêm

Trang 31

trọng tới sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng và tập trung vào những loại hàng có nhu cầu tiêu thụ cao, mang lại lợi nhuận lớn, những mặt hàng mà nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, những mặt hàng đã có thương hiệu, chứng nhận sản phẩm chất lượng cao của trong nước

và nước ngoài như: bánh mứt kẹo Hữu Nghị, Kinh Đô giả; hàng dệt may An Phước, Việt Tiến, Mango, H&M, Lascote; giày dép Nike, Adidas; hóa mỹ phẩm Lancome, Chanel…

Địa bàn sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra trên phạm vi rộng, ở hầu hết các địa phương Một số địa bàn nổi tiếng về sản xuất hàng giả như: xã La Phù - Hoài Đức (Hà Nội) sản xuất bánh kẹo, tất chân, nhãn mác giả các loại; Bắc Ninh, Hà Nam (giày da giả; dụng cụ thể thao), Thổ Tang, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) sản xuất mặt hàng bánh kẹo, thuốc lá, rượu, bia giả

Những hàng giả của các thương hiệu lớn, giá thành cao, chủ yếu tập trung tiêu thụ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối… ở các thành phố, trung tâm kinh tế lớn Với những mặt hàng giả có kỹ thuật sản xuất đơn giản, giá thành thấp, chủ yếu tiêu thụ tại các khu vực nông thôn, nơi trình độ dân trí cũng như điều kiện kinh tế của người dân còn hạn chế Bên cạnh đó, việc đặt hàng giả từ nước ngoài đang có xu hướng gia tăng cho thấy địa bàn làm hàng giả rất đa dạng, có liên quan một số nước có chung biên giới với nước ta như: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và một số nước trong khu vực

Để sản xuất hàng giả, các đối tượng thường sử dụng các nguyên liệu, chất liệu không đúng như nguyên liệu, chất liệu dùng để tạo nên công dụng hàng hóa được mang tên; pha trộn, đưa thêm tạp chất, chất phụ gia, thay thế thành phần nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị rẻ tiền vào thành phần, cấu kiện của các sản phẩm thật làm thay đổi chất lượng sản phẩm rồi tung ra thị trường tiêu thụ Dùng nhãn hàng hóa thật dán lên những sản phẩm giả, những sản phẩm

Trang 32

chất lượng không bảo đảm Nhập linh kiện, bán thành phẩm vào Việt Nam qua các làng nghề chế tác, gia công, gắn bao bì, nhãn mác mới thành các sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài Lợi dụng danh nghĩa là chi nhánh của các hãng nổi tiếng của nước ngoài đóng tại Việt Nam, các đối tượng tại Việt Nam tiến hành sản xuất hàng giả sau đó gắn nhãn mác, bao bì của của sản phẩm chính hãng tại nước ngoài hoặc đặt nước ngoài làm giả, thậm chí đặt làm giả hàng hóa mang thương hiệu của chính mình

Để buôn bán hàng giả, các đối tượng thường nhập hàng từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, hoặc lợi dụng các hoạt động kinh doanh, buôn bán thông thường như sử dụng chính cửa hàng, ki-ốt của mình hoặc lợi dụng việc làm đại lý bán hàng, tư cách nhân viên bán hàng cho các doanh nghiệp để đưa hàng giả vào trà trộn, tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại Đặc biệt, với hình thức giao dịch thông qua hệ thống thương mại điện tử như hiện nay, các cửa hàng giao dịch, mua bán trực tuyến (cửa hàng, shop online) xuất hiện ngày càng nhiều, kéo theo thủ đoạn mua bán hàng giả lợi dụng hệ thống thương mại điện tử cũng trở nên phổ biến và phức tạp, khó kiểm soát hơn, trong đó có tình trạng buôn bán hàng giả

Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản như điều kiện kinh tế - xã hội nước

ta còn hạn chế, sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã, giá cả Cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan còn nhiều kẽ hở; nhận thức và hiểu biết của người dân về hàng giả, tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả còn hạn chế Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh chưa thực sự chú trọng bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả của các lực lượng chức năng còn chưa quyết liệt

Trang 33

1.2.2 Kinh nghiệm về phòng, chống hàng giả của một số địa phương

1.2.2.1 Kinh nghiệm của Thái Bình

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình, hàng giả tuy không có những ổ nhóm sản xuất lớn, nhưng việc tiêu thụ hàng giả ở địa phương khác hoặc nhập lậu ở nước ngoài (nhất là Trung Quốc) vẫn còn trôi nổi trên thị trường Với thủ đoạn ngày càng tinh vi xảo quyệt gây khó khăn cho các cơ quan chức năng và lừa dối được không ít người tiêu dùng Với vai trò là chủ công trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, những năm qua lực lượng QLTT Chống hàng giả đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Là đội được giao nhiệm vụ chuyên trách về công tác đấu tranh chống hàng giả, mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh nghiệm, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kinh phí

để phục vụ cho công tác đấu tranh còn hạn chế song được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, Sở Công Thương, Chi cục QLTT, toàn đội đã quyết tâm đề ra các biện pháp để công tác này có hiệu quả Một mặt tập trung kiểm tra các cơ sở đại lý lớn, kiểm tra tận gốc các công ty nhập khẩu, sản xuất cung cấp hàng về tiêu thụ tại địa bàn tỉnh Thái Bình, cũng như những mặt hàng nhạy cảm mà những đối tượng làm giả thường lợi dụng để trà trộn đánh lừa người tiêu dùng Từ những biện pháp đó, công tác chống hàng giả của đội đã hạn chế rất nhiều tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trường, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo Tuy nhiên để làm tốt công tác đấu trnah chống sản xuất, buôn bán hàng giả phức tạp đứng trước xu thế hội nhập công tác phòng, chống hàng giả của các cơ quan chức năng nói chung và lực lượng QLTT nói riêng cần phải thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

- Đối với các cơ quan có thẩm quyền: Cần sớm hoàn thiện cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy phù hợp, tăng cường và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chống hàng giả

Trang 34

- Đối với các cơ sở sản xuất: Phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và thực hiện bảo hộ thương hiệu, bảo hành sản phẩm hàng hóa của mình tạo niềm tin cho khách hàng

- Đối với người tiêu dùng: Cần phải hiểu và cảnh giác khi mua hàng, chỉ nên mua hàng khi biết rõ nguồn gốc xuất xứ, có nhãn mác đầy đủ

- Các cơ quan chức năng: Cần tăng cường kiểm tra và xử lý kiên quyết các hành vi sản xuất, buân bán hàng giả, nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho các kiểm soát viên, học tập không ngừng, tăng cường phối hợp với các đơn vị có chức năng

- Thường xuyên tuyên truyền về công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên các phương tiện thông tin đại chúng

Đề nghị sở Công Thương, Chi cục QLTT tăng cường lực lượng, trang

bị, cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí để phục vụ công tác đấu tranh chống hàng giả hiệu quả hơn Nhiệm vụ đấu tranh chống s ản xuất, buôn bán hàng giả là hết sức nặng nề và phức tạp Nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự chỉ đạo của Cục QLTT và của Sở Công Thương Thái Bình cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, công chức các nghành có liên quan, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả nhất định sẽ đạt được kết quả tốt đẹp, từng bước đẩy lùi và ngăn chặn tệ nạn này, góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng

1.2.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Những tháng cuối năm do nhu cầu tiêu dùng tăng nên lưu lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tăng cao Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng kinh doanh thiếu lành mạnh, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng cấm làm phức tạp thị trường Thủ đoạn gian lận của các đối tượng ngày càng tinh vi như: trà trộn hàng giả cùng với nhiều mặt hàng khác hay xé lẻ hoặc khoán

Trang 35

cung đoạn vận chuyển hàng hóa, vận chuyển vào ban đêm và chỉ giao hàng vào thời điểm giao ca của các lực lượng chức năng, quay vòng hóa đơn; ghi tên chung chung trên hóa đơn để tránh kiểm soát và ghi giảm giá trị hàng hóa trong hóa đơn xuống nhiều lần so với giá trị thật Hàng giả, hàng nhái không chỉ được bán công khai ở các cửa hàng, các chợ, mà còn len lỏi vào các siêu thị lớn, những cửa hàng treo biển chuyên doanh "hàng hiệu" Hành vi gian lận thương mại này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều doanh nghiệp

Trước thực trạng này, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại

và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại dịp cuối năm Trong đó, đặc biệt chú ý đến những mặt hàng thiết yếu và tiêu thụ mạnh trong thời điểm cuối năm như: rượu ngoại, bánh mứt kẹo, thực phẩm các loại, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mũ bảo hiểm, quần áo, đồ gia dụng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả (Cục QLTT), các nhà sản xuất trong nước có các sản phẩm hay bị làm giả tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao kỹ năng chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, cách phát hiện, phân biệt hàng giả, hàng thật cho lực lượng chức năng trên địa bàn; xác định những mặt hàng hay bị làm giả lưu thông trên thị trường và thủ đoạn tiêu thụ hàng giả trên địa bàn để xây dựng phương án, biện pháp đấu tranh phù hợp

Ngoài việc kiểm soát các mặt hàng thiết yếu, các huyện phía nam tỉnh tập trung kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng tiêu dùng như mỳ chính, bột giặt, đồ uống và các loại nước chấm ; các huyện Nam Trực, Trực Ninh tập trung kiểm soát các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; các huyện phía bắc tỉnh tập trung vào các mặt hàng công nghệ phẩm và văn hóa phẩm Các ngành chức năng và các địa phương phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh, thương mại; các loại hàng hóa bị làm giả đang lưu thông trên địa bàn

Trang 36

và những dấu hiệu nhận biết hàng giả, hàng nhái để các tiểu thương và người tiêu dùng biết phân biệt hàng giả, hàng nhái; tổ chức trưng bày mẫu hàng giả - hàng thật tại các chợ , hội chợ, trung tâm thương mại, giúp người tiêu dùng nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng Cùng với việc vận động nhân dân và tổ chức cho các hộ kinh doanh ký cam kết, tích cực tham gia đấu tranh với các hành vi vận chuyển, buôn bán, lưu thông hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ , các ngành chức năng tăng cường tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp bảo vệ hàng hóa trước nạn làm giả, làm nhái; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hóa theo quy trình khép kín thông qua hệ thống đại lý chính hãng, đồng thời chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng và cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin nhằm phân biệt hàng thật của doanh nghiệp với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; tích cực tuần tra, kiểm soát, mở các đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, triệt phá các đường dây, ổ nhóm hoạt động vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả Các lực lượng thực thi pháp luật phối hợp chặt chẽ trong việc điều tra, xác minh, đưa các vụ vi phạm ra truy tố, xét xử nhằm ngăn chặn vi phạm trong lĩnh vực này để bảo vệ những doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng Sau một thời gian tăng cường các biện pháp đấu tranh, hiện tượng lưu thông hàng giả, hàng nhái tại tỉnh đã giảm hẳn

Trên địa bàn tỉnh không hình thành các tụ điểm, đường dây, ổ nhóm tàng trữ, tiêu thụ hàng giả Lực lượng QLTT tỉnh đã tiến hành 230 lượt kiểm tra, qua đó phát hiện và xử lý 7 vụ vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, phạt hành chính 5,3 triệu đồng và thu giữ hàng hóa trị giá 71,7 triệu đồng Hàng hóa vi phạm chủ yếu là thực phẩm, hàng công nghệ phẩm,

mỹ phẩm và các loại quần áo, chăn ga, gối, đệm do Trung Quốc sản xuất;

Trang 37

trong đó, có 12,3kg mì chính giả nhãn hiệu Ajinomoto; 23 chiếc chăn, gối, đệm giả nhãn hiệu Everon và 1 tấn hóa chất

Mặc dù tình trạng vi phạm trong vận chuyển, lưu thông hàng giả, hàng nhái đã tạm thời lắng xuống, nhưng để duy trì thị trường ổn định trong dịp Tết Nguyên đán, các ngành chức năng cần thường xuyên đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, nhất là ở các khu vực, địa bàn trọng điểm, khu vực ven biển, trung tâm thương mại và nơi tập kết hàng hóa nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng nhái, hàng kém lượng Tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác xác định hàng giả, hàng nhái lưu thông trên thị trường Đặc biệt trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng rất cần có sự vào cuộc, hợp tác của cả cộng đồng, người tiêu dùng tham gia phát hiện, tố giác, kiên quyết “tẩy chay” sử dụng

1.2.3 Bài học kinh nghiệm về phòng, chống hàng giả cho tỉnh Hòa Bình

- Thứ nhất: Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức về hàng thật, hàng giả và tác hại của hàng giả Ở nơi nào, địa phương nào cấp uỷ Đảng và chính quyền chăm lo, quan tâm đến công tác này thì ở đó tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng được hạn chế rất nhiều Thực tế chứng minh là: thời gian qua, một số đài truyền thanh của

xã, phường cứ sáng sớm và chiều tối đưa thông tin rằng " hiện nay trên thị trường xuất hiện một số phụ phẩm, thực phẩm nhập lậu từ nước ngoài có hoá chất độc hại, người tiêu dùng hãy cảnh giác " là lập tức mặt hàng đó bị tẩy chay, không ai dám mua

- Thứ hai: Các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý

vi phạm hành chính, chú trọng đến công tác phối hợp với các doanh nghiệp trong việc phát hiện, ngăn chặn hàng giả Tổ chức Hội nghị doanh nghiệp với

sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các ngành khác nhau Các Hội nghị này nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, chủ

Trang 38

động áp dụng biện pháp dán tem chống hàng giả, tăng cường mối liên hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan thực thi pháp luật nhằm phối hợp khi cần thiết

- Thứ ba: Thường xuyên tổ chức triển lãm hàng thật - hàng giả để nhân dân nhận biết, khi mua hàng người tiêu dùng sẽ có ý thức cảnh giác để khỏi mua phải hàng giả và nếu ai cũng như vậy thì hàng giả, hàng kém chất lượng

sẽ bị tẩy chay không còn chỗ đứng

- Thứ tư: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về hàng giả trong các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể và nhân dân tham gia, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Thứ năm: Sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp; sự đồng tình ủng hộ của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội; sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả là yếu tố rất quan trọng ở đâu thực hiện tốt điều này thì ở đó sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng được hạn chế nhiều

- Thứ sáu: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải coi trọng công tác chống hàng giả, coi đây là nhiệm vụ của chính mình, phải tìm cách bảo vệ sản phẩm của mình không để kẻ khác làm giả, làm nhái Mặt khác, phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát để kịp thời xử lý các trường hợp sản phẩm bị làm giả, làm nhái

- Thứ bảy: Hàng giả phải bị triệt từ gốc, nghĩa là phải tìm ra nơi sản xuất, chế biến và luồng phân phối hàng giả để xử lý thì hiệu quả mới cao Vì vậy phải tăng cường kiểm tra, trinh sát, thu thập các nguồn tin do doanh nghiệp và quần chúng cung cấp để kiểm tra, kiểm soát và xử lý

Trang 39

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH HÒA BÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Hòa Bình

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

a Vị trí địa lý

Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc nằm ở tọa độ 20019' đến

21008' vĩ độ Bắc, 104048' đến 104051' kinh độ Đông, thủ phủ là thành phố Hòa Bình cách thủ đô Hà Nội 73km về phía Tây Diện tích tự nhiên toàn tỉnh

là 4.608 km² Được giới hạn bởi:

- Phía Bắc giáp với tỉnh Phú Thọ

- Phía Nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình

- Phía Đông giáp với thủ đô Hà Nội

- Phía Tây giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa

Hình 2.1: Vị trí địa lý tỉnh Hòa Bình

Trang 40

b Địa hình

Điểm nổi bật của địa hình ở Hòa Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, thấp dần từ Bắc xuống Nam và Tây sang Đông Quá trình vận động kiến tạo của địa chất qua nhiều thế kỉ đã tạo nên các vùng địa hình khác nhau trên địa bàn tỉnh Về dạng địa hình được chia thành ba khu vực rõ rệt

Dạng địa hình núi cao phân bố ở phía Tây Bắc, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 600 - 700 m; có một số đỉnh núi cao trên 1.000 m

Dạng địa hình núi thấp, chia cắt phức tạp do đứt, gãy, lún sụt của nếp võng sông Hồng ở khu vực trung tâm, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 250 - 300m, trong đó Tân Lạc là 318m, Lạc Sơn, Kỳ Sơn 300m, Kim Bôi 310m, Lương Sơn 251m

Dạng địa hình đồi gò xen các cánh đồng, phân bố ở khu vực Đông Nam của tỉnh, độ cao trung bình 40 - 100m, trong đó huyện Lạc Thủy 51m, huyện Yên Thủy 42m

2.1.1.2 Khí hậu, thời tiết, thủy văn

- Khí hậu, thời tiết

Vùng nghiên cứu có lượng mưa trung bình nhiều năm dao động từ 1.661

÷ 2.142mm Vùng lưu vực sông Bôi có lượng mưa tới 2.142 mm/năm là vùng

có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh, sông Bùi có lượng mưa khoảng 1.661 mm/năm Do điều kiện đặc thù về vị trí địa lý và địa hình, các lưu vực này nằm

ở các thung lũng đón gió hoặc khuất gió đối với các hệ thống gió mùa mùa đông hoặc gió mùa mùa hạ

Lượng mưa phân phối không đều theo thời gian trong năm tập trung chủ yếu vào các tháng mùa lũ Mùa mưa nhiều từ tháng V  X, tổng lượng mưa các tháng này chiếm tới trên 84,8 ÷ 88,9% tổng lượng mưa của cả năm

Thời kỳ có lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất trong năm là từ tháng XII đến tháng II, thông thường chỉ đạt từ 10 - 30mm mỗi tháng ở hầu hết các

Ngày đăng: 09/05/2018, 11:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoà Bình (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoà Bình
Năm: 2011
2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoà Bình (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XVI nhiệm kỳ 2016-2020, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XVI nhiệm kỳ 2016-2020
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoà Bình
Năm: 2016
3. Bộ Công Thương (2014), tài liệu Hướng dẫn nghiệp vụ thực thi quyền sở hữu trí tuệ dành cho kiểm soát viên , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Công Thương (2014), tài liệu "Hướng dẫn nghiệp vụ thực thi quyền sở hữu trí tuệ dành cho kiểm soát viên
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2014
4. Bộ Công Thương (2016), tài liệu Chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2016
5. Bộ Công Thương (2016), tài liệu Hội thảo chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và vai trò của doanh nghiệp , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và vai trò của doanh nghiệp
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2016
6. Cục Quản lý thị trường (2016), tài liệu Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa doanh nghiệp và lực lượng thực thi công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa doanh nghiệp và lực lượng thực thi công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Tác giả: Cục Quản lý thị trường
Năm: 2016
7. Cục Thống kê Hòa Bình (2014), Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2014, NXB Thống kê, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2014, NXB Thống kê
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Nhà XB: NXB Thống kê"
Năm: 2014
8. Cục Thống kê Hòa Bình (2015), Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2015, NXB Thống kê, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2015, NXB Thống kê
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Nhà XB: NXB Thống kê"
Năm: 2015
9. Cục Thống kê Hòa Bình (2016), Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2016, NXB Thống kê, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2016, NXB Thống kê
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Nhà XB: NXB Thống kê"
Năm: 2016
10. Chính Phủ (2015), Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất,buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất,buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2015
11. Chính Phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất,buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất,buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2013
12. Chính Phủ (2013), Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2013
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ, đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ, đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, Hà Nội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1960
14. Ngô Việt Đức (2014), “Quản lý thị trường nhằm chống kinh doanh hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Thương Mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý thị trường nhằm chống kinh doanh hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”
Tác giả: Ngô Việt Đức
Năm: 2014
15. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2010
17. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 08/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 08/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2008
18. Trường Đại học Lâm nghiệp (2013), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế
Tác giả: Trường Đại học Lâm nghiệp
Năm: 2013
19. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình (2017), Ban hành Quy chế về trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành Quy chế về trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Tác giả: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình
Năm: 2017

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w