CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNH, H§H : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CCKT : Cơ cấu kinh tế CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế DNNN : Doanh nghiệp nhà nưíc DN : Doanh
Trang 1Trường Đại học kinh tế quốc dân
Lê Văn quý
Đổi mới quản lý nhà nước về
kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phòng
Luận văn THạc sĩ kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Hà Nội- 2008
Trường Đại học kinh tế quốc dân
Lê Văn quý
Trường Đại học kinh tế quốc d©n
Lª Văn quý
§æi mới quản lý nhà nước vÒ
kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phßng
LuËn văn THạc sĩ kinh tÕ
Hµ Nội - 2008
Trang 2Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phòng
Luận văn THạc sĩ kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Phan Thanh Phố
Hà Nội - 2008 Mục lục
Trang
Mở đầu 8
Chương1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước
về kinh tế đối ngoại 12
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế đối ngoại 12
1.1.1 Khái niệm và hình thức kinh tế đối ngoại.12
Trang 31.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế đối ngoại.16
1.1.3 Vai trò của kinh tế đối ngoại 25
1.2 Quản lý nhà nước, sự cần thiết và nội dung đổi mới quản lý
nhà nước về kinh tế đối ngoại 27
1.2.1 Quan niệm về quản lý nhà nước về KT§N ở cấp trung ương
và cấp địa phương (tỉnh, thành phố) 27
1.2.2 Sự cần thiết đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại 311.2.3 Mục tiêu & những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về KT§N 331.2.3 Nội dung đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại 35
1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về KT§N một số tỉnh thành phố
trong nước 40
1.3.1 Tổng quan kinh nghiệm quản lý nhà nước ở một số tỉnh,
thành phố 401.3.2 Bài học kinh nghiệm chung có thể vận dụng ở Hải Phòng 42
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước vỊ kinh
tế đối ngoại thời gian qua ở HảI Phòng. 44
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải
Phòng liên quan đến quản lý nhà nước về KT§N 44
2.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành
phố Hải Phòng 44
2.1.2 Thuận lợi, khó khăn - Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước về KT§N 45
2.2 Tình hình quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại của
Hải Phòng thời gian qua 49
2.2.1 Về chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT§N 49
Trang 42.2.2 Tạo dựng môi trường kinh tế, chính trị và xã hội cho
hoạt động KT§N 54
2.2.3 Về tổ chức bộ máy quản lý và điều phối hoạt động KT§N 612.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát của các cơ quan
QLNN tại thành phố Hải Phòng về KT§N 64
2.3 Thành tựu và hạn chế của KT§N ở thành phố Hải
Phòng - Nhìn từ góc độ hệ quả của quản lý nhà nước về KT§N 66
2.3.1.Những thành tựu 662.3.2 Những hạn chế 762.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 80
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đổi mới quản lý
nhà nước về kinh tế đối ngoại trong thời gian tới ở
thành phố Hải Phòng 80
3.1 Phương hướng đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế
đối ngoại ở thành phố Hải Phòng 82
3.1.1 Những căn cứ liên quan đến việc xác định phương hướng
đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phòng 823.1.2 Một số định hướng đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối
ngoại của Hải Phòng 92
3.2 Giải pháp và kiến nghị đổi mới quản lý nhà nước về KT§N
ở thành phố Hải Phòng 95 3.2.1 Nhóm giải pháp về phía nhà nước thành phố Hải Phòng 953.2.2 Nhóm giải pháp về phía các chủ thể hoạt động trực tiếp
Trang 5trong lĩnh vực KT§N 102
3.2.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước và ngành Trung ương 106
Kết luận 111
Danh mục tài liệu tham khảo 113
Phụ lục 117
Bảng ký hiệu chữ viết tắt
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam ¸
APEC : Hiệp hội kinh tế châu ¸
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do châu ¸
BOT : Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
BTO : Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
BT : Xây dựng- chuyển giao
Trang 6CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNH, H§H : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CCKT : Cơ cấu kinh tế
CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
DNNN : Doanh nghiệp nhà nưíc
DN : Doanh nghiệp
EU : Liên minh châu âu
FDI : Đầu tư trực tiếp nưíc ngoµi
GATT : Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịchGNP : Tổng sản phẩm quốc dân
GDP : Tổng sản phẩm trong nưíc
HNKTQT : Hội nhập kinh tế quốc tế
IMF : Quỹ tiền tệ Thế giới
KT§N : Kinh tế đối ngoại
KTTT : Kinh tế thị trưâng
KH &CN : Khoa học và công nghệ
LDC : Các nưíc đang phát triển
LLSX : Lực lượng sản xuất
NXB : Nhà xuất bản
QLNN : Quản lý nhà nước
ODA : Viện trợ phát triển chính thức
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tếR&D : Nghiên cứu và phát triển
Trang 7QHSX : Quan hệ sản xuất
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TT KH - CN : Thị trường khoa học - công nghệ
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
TNC : Công ty xuyên quốc gia
TRIPs : Các thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ trong hiệp định chung của Tổ chức thương mại thế giới
UNCTAD : Tổ chức về thương mại và phát triển
của Liên hiệp quốc
WTO : Tổ chức thương mại Thế giới
WB : Ngân hàng thế giới
WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 8Mở đầu
1 Tính cÇp thiết của đề tài.
Hải Phòng là thành phố Cảng, nằm cách thủ đô Hà Nội 102 km, một trungtâm công nghiệp, thương mại, du lịch dịch vụ của Việt Nam, cửa chính ra biển
và là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc, từ Hải Phòng dễdàng đến các nơi trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường sắt, đường bộ,đường thủ và đường hàng không Với những tiềm năng, lợi thế, vị thế và quátrình phát triển, Hải Phòng được xác định là cực tăng trưởng của vùng kinh tếđộng lực phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là mắt xích quan trọnghai tuyến hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, có vị trí đặcbiệt quan trọng đối với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đốingoại
Kinh tế đối ngoại Hải Phòng, qua 20 năm đổi mới đã đạt được nhữngthành tựu quan trọng trên các mặt: thu hút FDI và ODA, tích lũy mở rộng vàtăng nguồn vốn đầu tư phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, tạo nhiều việc làmmới cho người lao động, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới thiết bị, công nghệ vàquản lý sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng nguồn thu chongân sách Những thành tựu đạt được trên đây không tách rời quá trình quản lýnhà nước nói chung trong đó có quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại
Tuy nhiên, những thành tựu về KT§N đạt được trong thời gian qua chẳngnhững chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Hải Phòng và yêu cầuHNKTQT mà nước ta là thành viên của WTO, mà còn đang bộc lộ những hạnchế, bất cập đã và đang kìm hãm nhịp độ phát triển KT§N hiện nay Nguyênnhân có nhiều, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là ở chỗ: việc quản lý nhà nước
về kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phòng bên cạnh những yếu tố tích cực vẫncòn nhiều hạn chế, bất cập trên các mặt như công tác quy hoạch, kế hoạch, tổchức bộ máy quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, đặc biệt chưa thực sự tạo
Trang 9môi trường vĩ mô thuận lợi có tác dụng như “đòn bẩy” đủ sức thúc đẩy kinh tếđối ngoại Hải Phòng phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả trong thời gian tới.
Bởi vậy, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại là một vấn đề bứcxúc mang tính cấp thiết có ý nghĩa rất quan trọng trên cả 2 mặt lý luận và thựctiễn đối với KT§N của Hải Phòng, nhất là khi Thành phố hiện đang cùng cảnước tích cực chủ động HNKTQT ngày càng sâu rộng
Đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở Thành phố Hải
Phòng”, được chọn để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành
kinh tế chính trị là với ý nghĩa đó
2 Tình hình nghiên cứu đề tài.
Lĩnh vực kinh tế đối ngoại có khá nhiều chuyên đề, bài viết đề cập đếnnhững góc độ, những nội dung liên quan nhưng ở những phạm vi, mức độ khácnhau, ví dụ như:
“Phát triển kinh tế đối ngoại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” Tạp chí Diễn đàn cộng đồng Đại học ngoại thương 2006 - 2007
“Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếpnước ngoài” của tác giả Lê Hồng Yến - Tạp chí kinh tế phát triển, Hà Nội,Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 5/2002
- “Nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả häat động kinh
tế đối ngoại, mở rộng không gian kinh tế thành phố Hải Phòng đến năm 2010”của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng năm 2006, vv
Tuy nhiên, cho đến nay ở Thành phố Hải Phòng, chưa có một đề tài khoahọc nào đi sâu nghiên cứu đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại một
cách độc lập và mang tính hệ thống như tác giả sẽ thực hiện trong luận văn này.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá và phân tích thựctrạng quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phòng, phát hiện ra
Trang 10những vấn đề mới, những khâu còn yếu kém, hạn chế và nguyên nhân hạn chế,
từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp mang tính khả thi nhằm đổi mới quản
lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở Hải Phòng từ nay đến năm 2010 và tầm nhìnđến năm 2020
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Thực hiện mục tiêu trên luận án có nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn liênquan đến quản lý nhà n¬c về kinh tế đối ngoại
- Tổng quan, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về KT§N
ở Thành phố Hải Phòng
- Xác định phương hướng và giải pháp có căn cứ khoa học nhằm đổi mớiquản lý nhà nước về KT§N ở Hải Phòng trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn lấy việc đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở thànhphố Hải Phòng làm đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu :
- Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại có phạm vi rất rộng, luận văn chỉtập trung vào việc nghiên cứu đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ởnhững khâu then chốt nhất, bao gồm: công tác quy hoạch, kế hoạch và xây dựngchiến lược; tạo dựng môi trường vĩ mô cho KT§N; tổ chức bộ máy cán bộ quản
lý nhà nước về KT§N và công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước về kinh tế đốingoại
- Kinh tế đối ngoại có nhiều hình thức, nhưng do thời gian, tài liệu thựctiễn và khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, luận văn chỉ tập trung vào 3 hìnhthức chủ yếu: ngoại thương, đầu tư quốc tế, dịch vụ tài chính quốc tế ở Thànhphố Hải Phòng
Trang 11- Về thời gian nghiên cứu: tập trung vào giai đoạn từ khi đổi mới nền kinh
tế, khi có Luật đầu tư nước ngoài (1986,1987); nhất là từ năm 2001 đến nay đểkhảo sát thực trạng Về phương hướng và giải pháp được nghiên cứu đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn sử dụng một hệ thống các phươngpháp nghiên cứu:
- Lấy phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phươngpháp luận chung
- Phương pháp trừu tượng hóa - phương pháp đặc thù của Kinh tế chínhtrị, được kết hợp với các phương pháp: logic và lịch sử, hệ thống, phân tích vàtổng hợp
- Ngoài ra, còn coi trọng việc sử dụng phương pháp thống kê định lượng,phương pháp chuyên gia, hội thảo, điều tra và phương pháp trực quan, mô hình,bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị, vv…
6 Dự kiến mét số đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn.
Một số đóng góp mới của luận văn.
- Làm rõ thêm sự cần thiết khách quan phải đổi mới quản lý nhà nước vềKT§N, phân tích rõ những nội dung, những khâu then chốt cần phải đổi mớiquản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ở Thành phố Hải Phòng
- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhànước về kinh tế đối ngoại hiện tại, kết hợp với những luận cứ khoa học và kinhnghiệm thực tiễn, luận văn đưa ra những đề xuất về phương hướng và giải pháp
có tính khả thi cao đối với việc đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ởthành phố Hải Phòng
ý nghĩa của luận văn.
Trang 12- Kết quả của luận văn có thể góp thêm cơ sở khoa học về quản lý nhànước lĩnh vực KT§N, đặt trong tổng thể cải cách hành chính nhà nước hiện nay
ở Hải Phòng
- Có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu giảng dạy các phần có liên quan ởcác Trường đại học và cao đẳng
7 Kết cấu luận án.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
về nội dung luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về kinh tế đối
ngoại
Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở thành phố
Hải Phòng thời gian qua
Chương 3 Phương hướng và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về kinh
tế đối ngoại trong thời gian tới ở thành phố Hải Phòng
Nội dung cơ bản của luận văn.
Chương 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước
về kinh tế đối ngoại 1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế đối ngoại.
1.1.1 Khái niệm và hình thức kinh tế đối ngoại.
1.1.1.1 Khái niệm kinh tế đối ngoại và phân biệt với kinh tế quốc tế.
Về lý luận, khái niệm về KT§N không phải là vấn đề hoàn toàn mới, đãđược bàn luận, sử dụng khá rộng rãi và có khá lâu trong lịch sử Tuy nhiên, thực
tế cho thấy, trong các tài liệu, sách báo và cả trong thực tiễn hàng ngày vẫn cònkhá nhiều cách hiểu khác nhau
Trang 13Một số tác giả cho rằng, theo nghĩa rộng có thể dùng khái niệm thươngmại quốc tế - là toàn bộ các hoạt động buôn bán giữa các quốc gia, kèm theodịch vụ bảo hành, sửa chữa, lắp ráp máy móc, bảo hiểm, thanh toán quốc tế đểchỉ toàn bộ hoạt động KT§N Người ta cho rằng, trong quan hệ kinh tế giữa cácquốc gia, thương mại là hoạt động kinh tế ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vịtrí trung tâm; hình thức kinh tế phổ biến trong quan hệ giữa các quốc gia hiệnnay vẫn là buôn bán hàng hoá và dịch vụ, vv Điều này đúng ở chỗ đã từ rất lâugiữa các quốc gia đã xuất hiện sự trao đổi các sản phẩm hàng hoá với nhau vàđược gọi là ngoại thương Tuy nhiên, quan niệm này cũng chưa mang tính toàndiện, vì mới chỉ hạn chế KT§N vào một hình thức trao đổi hàng hoá, dịch vụgiữa các quốc gia Thực tế cho thấy, KT§N còn bao gồm nhiều hoạt động vànhiều mối quan hệ phức tạp, nhiều hình thức liên quan đến các hoạt động khácnhau và các hoạt động đó có những đặc điểm riêng mà chưa được bao hàm trongkhái niệm về hoạt động ngoại thương.
Một số người khác lại cho rằng khái niệm KT§N có nội dung đồng nhấtvới khái niệm kinh tế quốc tế Lý luận của họ có nguồn gốc từ sự tương đồngtrên một số điểm giữa KT§N và kinh tế quốc tế Họ cho rằng giữa hai khái niệmnày giống nhau về nội dung vật chất, thông tin trong cả hai đều phản ánh quan
hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau và chỉ là cách gọi khác nhau về một hoạtđộng kinh tế Thực ra, KT§N là quan hệ kinh tế mà chủ thể là một quốc gia nhấtđịnh với bên ngoài, với quốc gia khác và với các tổ chức kinh tế quốc tế kháccòn quan hệ kinh tế quốc tế là mối quan hệ lẫn nhau giữa từng nước hoặc nhiềunước với nhau, là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các nước Vì vậy, KT§Nchỉ là một bộ phận của quan hệ kinh tế quốc tế Quan hệ kinh tế quốc tế là hệthống của các mối quan hệ KT§N của các quốc gia Hai khái niệm này thể hiệnhai cấp độ quan hệ khác nhau, chúng ta không nên đồng nhất giữa bộ phận vàtổng thể
Gần đây, có tác giả cho rằng: KT§N là tổng thỈ các quan hệ kinh tế, khoahọc - công nghệ của một quốc gia nhất định với quốc gia khác và các tổ chức
Trang 14đặc trưng cơ bản nhất của KT§N là quan hệ kinh tế của một quốc gia với bênngoài
Thực tế cho thấy, KT§N là một lĩnh vực rất đa dạng và phong phú, có kếtcấu động và rất phức tạp Kế thừa và phát triển các quan niệm nêu trên, theochúng tôi, một khái niệm về KT§N đầy đủ phải bao hàm được các đặc trưng cơbản là: thể hiện được là mối quan hệ với bên ngoài và là lĩnh vực có nội dungrộng lớn, dưới nhiều hình thức hoạt động có mối quan hệ hữu cơ tạo nên mộttổng thể thống nhất, xác lập được vị trí của nền kinh tế của mỗi quốc gia trong
hệ thống phân công lao động quốc tế
Từ phân tích trên, luận văn hiểu và nhất trí với khái niệm về KT§N tronggiáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin - NXBCTQG - Hà Nội 2003 [trang471] như sau:
KT§N của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác còn lại hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.
1.1.1.2 Các hình thức kinh tế đối ngoại:
Kinh tế đối ngoại có rất nhiều nhiều hình thức đa dạng và phong phú nh:hợp tác sản xuất, hợp tác khoa học – công nghệ, ngoại thương, tín dụng quốc tế,các dịch vụ quốc tế Tuy nhiên, căn cứ vào sự vận động của đối tượng, người taphân loại các hình thức của KT§N với các hình thức chủ yếu sau:
Thứ nhất: Ngoại thương.
Trong các hình thức KT§N, ngoại thương là hình thức xuất hiện sớm nhất,lâu đời nhất, phổ biến và hiệu quả nhất Ngoại thương là sự trao đổi hàng hoá,dịch vụ giữa các quốc gia thông qua con đường xuất nhập khẩu
Nội dung của ngoại thương bao gồm:
Trang 15- Xuất và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với các quốc gia trên thế giới (gồm
cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) Trong đó, xuất khẩu là hướng ưutiên và thường gắn với chiến lược công nghiệp hoá, hướng mạnh về xuất khẩu
- Thuê nước ngoài gia công tái xuất khẩu
- Chuyển khẩu và xuất khẩu tại chỗ, vv
Thứ hai: Đầu tư quốc tế.
Đầu tư quốc tế (trước đây Lê Nin gọi là xuất khẩu tư bản) là một hìnhthức cơ bản của KT§N [29] Đó là một quá trình, trong đó, hai hay nhiều bên cóquốc tịch khác nhau cùng góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tưquốc tế nhằm mục đích sinh lợi
Nội dung của đầu tư quốc tế bao gồm:
- Việc đưa vốn trong nước ra nước ngoài để đầu tư, đó là việc nhà đầu tưđưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài đểtiến hành các hoạt động đầu tư
- Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào trong nước dưới những hình thứcđầu tư khác nhau như: đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment –FDI) mà trước đây Lê Nin gọi là xuất khẩu tư bản hoạt động; đầu tư gián tiếp
mà trước đây Lê Nin gọi là xuất khẩu tư bản cho vay Đó là việc nhà đầu tưnước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác đểtiến hành hoạt động đầu tư
Hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số hình thức chủ yếu sauđây:
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu củacác nhà đầu tư nước ngoài, được thành lập ở nước nhận đầu tư và họ tự quản lý,
tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp này cũng làcác công ty TNNH có tư cách pháp nhân hoạt động theo luật pháp nước sở tại
+ Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do các chủ
Trang 16cơ sở hợp đồng liên doanh Các bên tham gia cùng tham gia điều hành doanhnghiệp, cùng hưởng lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro theo tư lệ vốn góp.
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức mà ở đó chủ đầu tư nướcngoài có thể hợp tác kinh doanh với nước sở tại trên cơ sở hợp đồng hợp táckinh doanh như hợp đồng chia lợi nhuận hoặc phân chia lợi nhuận mà khôngthành lập pháp nhân mới
+ Bên cạnh đó, còn có một số dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100%vốn nước ngoài áp dụng cho các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật,
đó là: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xâydựng – chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao(BT) Các hình thức đầu tư này vận hành theo Luật đầu tư năm 2005
Thứ ba: Hợp tác về sản xuất và khoa học - công nghệ.
Hợp tác về khoa học - công nghệ bao gồm việc chuyên môn hoá và hợptác hoá với các quốc gia, các tổ chức kinh tế quốc tế trong việc nghiên cứu, sảnxuất một số loại sản phẩm nào đó, hợp tác về đào tạo chuyên gia, thiết kế chếtạo sản phẩm, mua bán, chuyển giao các phát minh, sáng chế, vv
Thứ tư: Các dịch vụ thu ngoại tệ (tập trung vào nội dung tín dụng và dịch
vụ tài chính quốc tế)
Hình thức này bao gồm các hoạt động như du lịch quốc tế, giao thông vậntải quốc tế, xuất và nhập khẩu lao động, dịch vụ tín dụng và tài chính quốc tế,chuyển tiền, đổi tiền, vv
Các mối quan hệ kinh tế, kỹ thuật - công nghệ này chỉ thực sự hình thành
và phát triển khi trình độ của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội vàtheo đó các quan hệ kinh tế bên trong của mỗi quốc gia, dân tộc phát triển đếnmột trình độ nhất định, vượt khỏi khuôn khổ quốc gia Chóng được liên kết chặtchẽ với nhau và không ngừng mở rộng theo đà phát triển của mỗi quốc gia, đặttrong bối cảnh sự phân công lao động quốc tế, được thể hiện ở nội dung bêntrong và quyết định các hình thức tồn tại của các hoạt động KT§N
Trang 171.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế đối ngoại.
1.1.2.1 Nhóm các nhân tố trong nước
Thứ nhất: Về môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế đối ngoại như:
chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam đối với lĩnhvực, kinh tế đối ngoại
Thực trạng về kết quả hoạt động kinh tế nói chung của đất nước ta chothấy: khi kết thúc kế hoạch 5 năm (1981-1985) nhiều chỉ tiêu quan trọng đặt rakhông được thực hiện Tiền tệ ở mức siêu lạm phát, ảnh hưởng không nhỏ đếngiá cả hàng hoá, dịch vụ và đời sống của nhân dân, làm cho đất nước rơi vàotình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, mà lẽ ra sau 10 năm đất nước thống nhất
là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung trong đó có KT§N
Giai đoạn trước 1986: Giai đoạn này được chia thành 2 giai đoạn (trước
30/4/1975 và từ 1976 đến 1985)
Trong giai đoạn trước 30/4/1975: nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2miền Nam - Bắc ở miền Bắc nước ta, đặc điểm kinh tế quan trọng, nổi bật làchịu ảnh hưởng lâu dài của mô hình kinh tế chỉ huy tập trung quan liệu bao cấp
và hoạt động kinh tế trong điều kiện cả nước có chiến tranh Miền Bắc thực hiện
2 nhiệm vụ vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mü vừa xây dựng kinh
tế và chi viện cho miền Nam Hoạt động KT§N thời kỳ này được thực hiện chủyếu với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu dưới hình thức cơ bản là viện trợhàng hoá tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và vũ khí quân trang quân dụng theophương thức không hoàn lại hoặc cho vay không lấy lãi suất
Trong giai đoạn từ 1976-1985: Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này làmiền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳquá độ lên CNXH Ngày 30/9/1975, trong lĩnh vực KT§N, nước ta đã thành lậpTổng cục dầu khí, tiền thân của Tổng công ty liên doanh dầu khí Việt Nam vàsau đó đã hợp tác với Liên Xô để thành lập Tổng công ty liên doanh dầu khíViệt Nam - Liên Xô Ngày 19/4/1977, Chính phủ ban hành Điều lệ đầu tư nước
Trang 18rộng quan hệ KT§N với các nước không phân biệt chế độ chính trị xã hội khácnhau Tuy vậy, do tình hình chính trị trong khu vực không ổn định nên công táctriển khai điều lệ và nghị định trên gặp nhiều khó khăn Một mặt, về phía cácnước tư bản chịu sự chi phối (lệnh cấm vặn) của Mü đối với Việt Nam, mặt khácthực tế lúc đó việc hợp tác trong lĩnh vực đầu tư sản xuất và dịch vụ sản xuấtcủa nước ta cũng chỉ bó hẹp trong khuôn khổ với các nước XHCN, chủ yếu làvới Liên Xô Ngoài ra, có quan hệ rất ít nước tư bản trong phạm vi KT§N rấthạn chế như Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan ở Bắc Âu, Ân Độ ở Châu ¸ vàmột số tổ chức quốc tế khác.
Giai đoạn này đã gắn liền với 2 kế hoạch 5 năm (1976-1980) và 1985) Có những dấu mốc đáng chú ý tác động quan trọng tới lĩnh vực KT§N là:Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá IV tháng 9/1979 bàn về tìnhhình xuất nhập khẩu Trong kế hoạch 5 năm (1981-1985), Hội nghị lần thứ 3Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá V đã chủ trương:
(1981-“Trung ương cùng địa phương tập trung đầu tư và quản lý để xây dựng 25 mặthàng xuất khẩu chủ lực Mặt khác, đề ra việc hết sức khuyến khích các ngành,các địa phương khai thác mọi khả năng để tăng khối lượng và mặt hàng xuấtkhẩu Kiểm soát chỈt chẽ trong việc nhập khẩu, phải luôn tính toán hiệu quả vàkhả năng trả nợ Cần ban hành chính sách bảo hộ và phát triển sản xuất hàng sảnxuất trong nước.”
Nhờ những chủ trương trên, từ 1981 đến 1985 kim ngạch xuất khẩu hàngnăm của nước ta, mặc dù nhập siêu vẫn còn lớn, nhưng đã từng bước được cảithiện, tăng lên đáng kể
Tuy nhiên, ở cuối giai đoạn này, mô hình kinh tế chỉ huy tập trung quanliêu, bao cấp đã bộc lộ khá rõ nét những mặt hạn chế bất cập của nó, làm chonền kinh tế nước ta, trong đó có KT§N rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế –
xã hội nghiêm trọng Bên cạnh đó, giai đoạn này cũng đã bắt đầu xuất hiệnnhững mô hình sản xuất, kinh doanh mới, những thử nghiệm mới đã xuất hiện,tạo tiền đề quan trọng cho Đại hội Đảng lần tứ VI chính thức khởi xướng sự
Trang 19nghiệp đổi mới, tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển kinh tế nói chung, trong đó
có KT§N
Giai đoạn từ 1986 - đến 1990: Trong giai đoạn này có sự thay đổi mang
tính bước ngoặt, đó là đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), vớitinh thần “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói với sự thật”, đãkhởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó lấy vấn
đề đổi mới kinh tế làm trọng tâm Các Nghị quyết, chính sách kinh tế lần lượt rađời sau đó trong lĩnh vực thương mại (trong đó có ngoại thương) Trong giaiđoạn này, chúng ta đã chuyển từ một nền thương mại bao cấp, tự cung, tự cấp,một giá, khép kín, hoạt động thương mại quốc tế chủ yếu là với các nước XHCNsang một nền kinh tế đa dạng hoá, đa phương hoá với các nước trên thế giới vàđạt được những thành tựu hết sức to lớn
Đảng ta đã tập trung ban hành các chính sách lớn gắn với các chủ trươngsau:
Đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu
Phát triển và mở rộng hợp tác kinh tế và khoa học – kỹ thuật với thế giớibên ngoài, áp dụng rộng rãi các hình thức hợp tác và liên kết với các nướcXHCN và các nước khác
Đa dạng hoá thị trường và phương thức hoạt động theo quan điểm “mởcửa”, từng bước gắn liền với thị trường quốc tế trên nguyên tắc bảo đảmđộc lập, chí quyền dân tộc, an ninh quốc gia và cùng có lợi
Nhờ các chủ trương, chính sách nói trên, kim ngạch xuất khẩu 5 năm(1986-1990) có bước tiến bộ rất rõ rệt qua các năm, năm 1986 đạt 2.944,2 triệuUSD, năm 1988 tăng lên là 3.795,1 triệu USD và đến năm 1990 vươn lên đạtkim ngạch là 5.156,4 triệu USD
Tháng 12/1987, đánh dấu một sự kiện đáng chú ý, đó là sự ra đời của Luậtđầu tư nước ngoài và có hiệu lực thi hành từ năm 1988 với nhiều hình thức đadạng và phong phú nh: hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng giữa Việt Nam
Trang 20và nước ngoài không cần hình thành pháp nhân mới; hình thức xí nghiệp liêndoanh dựa trên sở hữu hỗn hợp về vốn giữa Việt Nam và tư bản nước ngoài gắnvới việc hình thành pháp nhân mới đã xuất hiện; hình thức xí nghiệp 100% vốnnước ngoài, một pháp nhân mới xuất hiện ở nước ta trên cơ sở vốn hoàn toànthuộc quyền sở hữu của đối tác đầu tư nước ngoài.
Thông qua các hình thức trên được quy định trong Luật đầu tư nướcngoài, nhiều khu công nghiệp tập trung, khu kỹ thuật cao và khu chế xuất từngbước đã hình thành qua các dự án, vốn đăng ký và vốn pháp định được ký kết vàđược triển khai mạnh mẽ Sau 3 năm triển khai Luật đầu tư nước ngoài, số dự ánđầu tư nước ngoài, tổng số vốn đăng ký đã tăng liên tục: năm 1988 có 37 dự án(371,8 triệu USD), năm 1989 có 68 dự án (582,5 triệu USD), năm 1990 có 108
dự án (839,0 triệu USD)
Giai đoạn từ 1991 đến nay: hoạt động kinh tế đối ngoại nước ta giai đoạn
này đã liên tục tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, từng bước thích nghi với quátrình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
Về tình hình ngoại thương - xuất nhập khẩu: xét qua 2 thời kỳ cho thấybình quân 10 năm (1991-2000) kim ngạch nhập khẩu là 8.428 triệu USD, trong
4 năm (2001-2004) bình quân là 22.494 triệu USD tăng so với giai đoạn
1991-2000 là 14.666 triệu USD, đã góp phần đẩy nhanh nhịp độ CNH, H§H đất nước
Đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế ViệtNam nói chung ngày càng tăng, tuy nhiên sự thăng trầm cũng phụ thuộc vào cácthời kỳ:
Trong 3 năm đầu tiên (1988 - 1990) triển khai Luật đầu tư nước ngoàiđược coi là là thời kỳ thử nghiệm, nên kết quả đạt được chưa nhiều
Từ 1991 - 1998: Làn sóng đầu tư nước ngoài trở lên sôi động tại ViệtNam và kết quả đạt được cũng là cao nhất trong 17 năm trở về trước
Chỉ riêng trong 6 năm (1991 - 1996) cả nước đã thu hút 1.784 dự án với
số vốn đăng ký lên tới 25.646 triệu USD, vốn pháp định đạt 11.886 triệu USD
Trang 21Bên cạnh các dự án đầu tư mới, giai đoạn này có 222 dự án bổ sung thêm vốnvới số vốn đăng ký là 2.099 triệu USD Các dự án tập trung chủ yếu vào ngànhcông nghiệp với 1.077 dự án và 3.880,5 triệu USD, tiếp theo là ngành xây dựng
221 dự án và 3.677 triệu USD vốn đăng ký, tiếp đến là giao thông vận tải và bưuđiện 120 dự án và 2.785 triệu USD vốn đăng ký
Chúng ta lưu ý rằng trong giai đoạn (1991 - 1996) Luật đầu tư nước ngoàisau khi thử nghiệm trong 3 năm (1998 - 1990) đã được bổ sung, hoàn thiện nên
có sức hấp dẫn lớn đối với các đối tác đầu tư Thêm vào đó các bộ luật có liênquan như luật đất đai 1993, Luật thuế, Luật Lao động và nhiều cơ chế chínhsách của Nhà nước và của chính quyền các đÞa phương đã thông thoáng hơn
Tuy nhiên, bắt đầu từ 1997, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có
xu hướng chững lại và giảm mạnh vào cuối năm 1997 Nguyên nhân của tìnhtrạng này có nhiều nhưng có thể kĨ đến về yếu tố chủ quan là Luật Đầu tư nướcngoài của Việt Nam tuy có bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều bất cập, nhiều
cơ chế, chính sách kinh tế tài chính vẫn chưa làm các nhà đầu tư nước ngoài yêntâm, giá thuê đất cao Để phù hợp hơn Quốc hội khóa XI nước ta đã ban hànhLuật Đầu tư năm nagµy 29 tháng 11 năm2005
Thứ hai, vÌ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cơ chế chính sách kinh
tế - tài chính phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có tác động ảnh hưởng rất quantrọng tới hoạt động KT§N của một quốc gia nói chung và của một địa phương,tỉnh, thành phố nói riêng
Chúng ta thấy rất rõ điều này, trong giai đoạn bắt đầu từ năm 1997 lànsóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam xuất hiện xu hướng chững lại và giảmmạnh vào cuối năm 1997 Nguyên nhân ảnh hưởng chung có thể có nhiều,nhưng theo các nhà phân tích kinh tế thì những yếu tố quan trọng ngoài Luật đầu
tư còn nhiều bất cập còn do hƯ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là đườnggiao thông, bến cảng, sân bay; chính sách 02 giá trong nhiều lĩnh vực (giá điện,
Trang 22cước điện thoại, vé máy bay) vừa cao so với các nước trong khu vực vừa mangtính phân biệt đối xử chậm được khắc phục.
Thứ ba, về thủ tục quản lý hành chính của bộ máy quản lý nhà nước về
hoạt động KT§N có tác động rất mạnh mẽ đến hoạt động và hiệu quả KT§N.Trong một giai đoạn khá dài, đặc biệt trước năm 2001, trên bình diện cả nướcnói chung và các địa phương nói riêng trong đó có thành phố Hải Phòng, các thủtục hành chính còn rườm rà, khắc phục chậm chạp đã làm nản lòng nhiều nhàđầu tư
Trong giai đoạn 2001 - đến nay, thủ tục quản lý hành chính đã bước đầu
có tiến bộ do kết quả cải cách hành chính đã đạt được những kết quả rất tíchcực, các cấp, ngành, đơn vị quản lý nhà nước đã triển khai mạnh mẽ chươngtrình cải cách hành chính, tập trung vào thực hiện cơ chế “một cửa”, đã giảmđáng kể thời gian, chi phí cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thí tụctrong đầu tư, kinh doanh, nhất là các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, thuế,hải quan kiểm tra trực tiếp xuống 30%, giảm thiểu thời gian thông quan hànghoá Các hoạt động liên quan đến địa điểm đầu tư, cấp đất, cấp phép xây dựngcũng đã được cải tiến một bước, đang tạo điều kiện thuận lợi giảm chi phí, thờigian dự án của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI
Thứ tư, về chất lượng nguồn lao động: Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng Trong điều kiện nền kinh tế tri thức đang phát triển như hiện nay,khoa học và công nghệ đang là động lực quan trọng cho sự phát triển của nềnkinh tế nói chung, trong đó KT§N lại là những hoạt động liên quan nhiều đếncác nền kinh tế phát triển, có tiềm năng và thực lực về tài chính, khoa học vàcông nghệ, có trình độ quản lý cao thì nguồn lao động của các đối tác trongnước ngày càng đóng vai trò quyết định Hiện nay, qua những nghiên cứu, khảosát cho thấy chúng ta có nguồn lao động trên lĩnh vực KT§N còn có nhiều hạnchế, đặc biệt là lực lượng lao động có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật cao
1.1.2.2 Nhóm các nhân tố quốc tế.
Một là, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại:
Trang 23Sau những năm 70 của thỊ kỷ trước, sự tỏc động của cuộc cỏch mạng này
đó làm cho lực lượng sản xuất cú bước phỏt triển nhảy vọt về chất làm xuất hiệnnhiều ngành cụng nghệ mới, đỏng chu ý là cụng nghệ năng lượng hạt nhõn, cụngnghệ vật liệu mới, cụng nghệ thụng tin, cụng nghệ sinh học; trong đú, cụng nghệthụng tin giữ vai trũ chủ đạo cú tỏc dụng làm chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế,chuyển đổi từ nền kinh tế dựa trờn văn minh cụng nghiệp sang nền kinh tế dựatrờn văn minh hậu cụng nghiệp (cú ý kiến gọi là kinh tế tri thức) Nền kinh tếdựa trờn văn minh hậu cụng nghiệp là một nền kinh tế mà kiến thức, tri thức trởthành nội dung chủ yếu của cỏc khõu của quỏ trỡnh tỏi sản xuất xó hội (sản xuất -phõn phối - trao đổi - tiờu dựng) Nền kinh tế lấy cụng nghệ thụng tin làm hạtầng cơ sở, thị trõng toàn cầu làm phạm vi hoạt động, lấy mạng lưới cỏc xớnghiệp làm phương tiện chuyển tải thụng tin Cú đặc trưng làm biến đổi chu kỳkinh tế và chu kỳ này thường rỳt ngắn lại, phỏt triển bền vững và thõn thiện vớimụi trờng vỡ ớt dựng tài nguyờn vật chất, nờn giỳp cỏc quốc gia giữ đợc bản sắcvăn húa dõn tộc Những đặc trưng này khụng thể khụng làm cho tiến trỡnh phỏttriển KTĐN nước ta chịu sự tỏc động với những dấu ấn khỏch quan cho dự vớimức độ khỏc nhau giữa nước ta với cỏc nước khỏc và khụng thể khụng tớnh đến Kinh nghiệm thực tiễn CNH, HĐH đất nước, thực tiễn quan hệ kinh tế đối ngoại
và cỏc lĩnh vực khỏc cho thấy, quốc gia nào sớm nhận thức và sớm tớnh đến tỏcđộng này thỡ quốc gia đú sớm điều chỉnh, đổi mới hoặc cải cỏch chiến lược, luậtphỏp, chớnh sỏch và cơ chế kinh tế thỡ quốc gia đú sớm nắm bắt đợc cơ hội đểnhanh chúng rỳt ngắn khoảng cỏch tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật - cụng nghệ,giỏo dục - đào tạo và nõng cao hiệu quả của KTĐN
Hai là, tỏc động của tòan cầu húa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phỏt triển KTĐN:
- Toàn cầu húa và HNKTQT tạo cơ hội thỳc đẩy phỏt triển KTĐN thể hiệnqua cỏc khớa cạnh sau đõy: làm tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộngthị trõng hàng húa, dịch vụ, du lịch, dịch vụ tài chớnh tiền tệ và lao động giữa
cỏc nước trong khu vực và trờn thế giới; thỳc đẩy xó hội húa lực lượng sản xuất,
Trang 24sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau HNKTQT làm cho kinh tế thế giới hìnhthành, tính xã hội hóa của sản xuất và lưu thông giữa các nước đạt tới một sự kếthợp mới, một sự kết hợp đến mức “trong anh có tôi, trong tôi có anh”, sự biếnđộng kinh tế của một số nưíc có thể ảnh hưëng tới toàn khu vực, thậm chí cả thếgiới và ngưîc lại Việc giao lưu, trao đổi các hoạt động kinh tế để tìm kiếm cáclợi ích giữa các nước, các nền kinh tế ngày càng tăng lên tạo cơ sở cho xu hướngđối thoại, hiệp tác, biết mình, biết ta diễn ra ngày càng mạnh TCH và HNKTQTcũng làm giảm thiểu các chưíng ngại trong việc lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ,nguồn nhân lực…giữa các nền kinh tế, các nưíc, làm tăng vai trò KT§N, mậu
dịch hàng hóa, lao động và đầu tư nưíc ngoài đối với sự phát triển kinh tế của
mỗi nưíc, làm cho việc phân bổ các nguồn lực trên thế giới hợp lý và có hiệuquả hơn, tạo điều kiện thuận lợi để các nước, nhất là các nưíc đang phát triển cóthể thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp, thu hút lao động chuyển giao
và hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại… HNKTQT còngiúp cho các nưíc trong đó có Việt Nam xử lý các vấn đề tranh chấp quốc tếtheo phương thức thoả hiệp, bình đẳng cùng có lợi, thoả thuận hiệp thương, tìmkiếm giải pháp thoả đáng giữa các nước với nhau trong thu hút FDI, xuất khẩulao động và thu hút lao động tại chỗ, hợp tác nghiên cứu và chuyển giao thànhtựu khoa học - công nghệ hiện đại, làm thay đổi tư tưëng (cách nghĩ) và hànhđộng (cách làm) thông qua việc điều chỉnh luật pháp, cơ chế và chính sách kinh
tế của mỗi nước, mỗi hãng sản xuất kinh doanh cho phù hợp với thông lệ quốctế
- Bên cạnh tác động tích cực (cơ hội, thhuËn lợi), toàn cầu hóa và
HNKTQT
cũng có tác động tiêu cực (thách thức, khó khăn) như: Trên thế giới hiện nay,quá trình tích luỹ của cải ngày càng diễn ra bên ngoài nền kinh tế thực, làm lệchhưíng sản xuất trên quy mô toàn cầu, làm ảnh hư¬ng đến sự phát triển KT§Ncủa các nưíc đang phát triển, buộc họ phải gánh chịu Trong lĩnh vực tài chính,tiền tệ diễn ra trong điều kiện lợi thế thuộc về các nhà tài phiệt ở các nưíc pháttriển Điều đó thể hiện: hoạt động đầu cơ vốn tăng mạnh của họ dẫn đến sự hình
Trang 25thành các cơn sốt tài chính lạm phát trên quy mô lớn và trầm trọng, gây nênnhững hậu quả hết sức nặng nề đối với các nưíc đang phát triển Trong điều kiệnnền tài chính ngày càng toàn cầu hóa, thì khủng hoảng của một số nưíc, một khuvực đều có khả năng tạo ra cú sốc lan truyền xuyên biên giới, dẫn tới sự chaođảo, thậm chí khủng hoảng đến các nưíc khác, khu vực khác ảnh hưëng đến sựphát triển KT§N; tạo ra sự phân phối lại vốn và lợi nhuận theo quy luật “nưícchảy chỗ trũng” làm cho khoảng cách giầu nghèo trên thế giới và trong từngquốc gia, ngày càng giãn ra, ảnh hưởng đến vai trò và mục đích phát triển KT§Ncủa các nưíc đang phát triển.
Ba là, tình hình kinh tế, chính trị của các nước trong khu vực và trên phạm vi quốc tế:
Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu ¸ trong năm 1997-1998 đã tácđộng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty mẹ ở nhiều nướckhu vực gây nên khả năng đầu tư mới cũng như đầu tư bổ sung của các dự án rấthạn chế Thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và dịch vụ thỊ giới bị thu hẹp
đã tác động xấu đến khả năng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp và dịch vụcủa các dự án FDI Một số lợi thế ban đầu của Việt Nam nh tài nguyên thiênnhiên phong phú, giá thuê nhân công thấp đang giảm dần do sự cạnh tranh quyếtliệt của các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc
Quan hệ đối ngoại (trong đó đặc biệt là nội dung ngoại giao phục vụ pháttriển kinh tế) giữa nước ta nói chung hoặc giữa các địa phương nói riêng với cácnước và vùng lãnh thổ có tác động mạnh tới sự phát triển KT§N
Sự xuất hiện và phát triển của chủ nghĩa khủng bố trên thỊ giới và viÖc một
số nước phát triển nhất là Mü đã sử dụng chiêu bài dân chí, nhân quyền, tôn giáo
và “cách mạng màu” để thực hiÔn diễn biến hòa bình nhằm lật đổ chế độ gâymất ổn định về chính trị ở các nước trên thế giới, không thể không tác động đếnKT§N
1.1.3 Vai trò của kinh tế đối ngoại.
Trang 26Thứ nhất: Nối liền sản xuất, trao đổi với thị trường trong và ngoài nước.
Trong thời đại ngày nay, KT§N ngày càng trở nên quan trọng đối với sựphát triển của mỗi một quốc gia KT§N đóng vai trò là cầu nối giữa nền kinh tếtrong nước với nền kinh tế thế giới, là đòn bảy thúc đẩy nền kinh tế trong nước
để tham gia vào trao đổi thương mại quốc tế, là phương thức để lựa chọn sựphân công lao động quốc tế tối ưu trên cơ sở khai thác và phát huy triệt để lợithế so sánh của nền kinh tế trong nước với lợi thế so sánh của các nước, vv
Thứ hai: Thu hút vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm xây dựng và quản lý hiện đại vào nước ta.
Thông qua KT§N, mỗi nước có thể thu hút được các nguồn lực khác nhau
từ bên ngoài như vốn đầu tư, trình độ khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại,phương thức quản lý tiên tiến của thế giới, để tạo nên nhiều việc làm, sử dụnghợp lý tài nguyên nước mình Vì lẽ đó, không một dân tộc nào không phát triểnKT§N, Nói cách khác, không một nước nào, nhất là các nước đang phát triểnđều không thể không vận dụng lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých
từ bên ngoài”
Trên thế giới, phần lớn là các nước thuộc nhóm nước đang phát triển đangtrong quá trình CNH, đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn Đối với những nướcnày, tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tranh thủ được nhiều lợi thế
để phát triển, mặc dù, cũng phải đương đầu với nhiều thách thức Đối với nước
ta, KT§N đã góp phần giải quyết sự bất cập và khó khăn về vốn, kỹ thuật -côngnghệ và kinh nghiệm cho CNH, H§H thông qua chuyển giao công nghệ, thu hútvốn FDI và ODA
Thứ ba: Góp phần tích lũy vốn cho CNH, H§H.
CNH, H§H là con đường tất yếu có tính quy luật của cách mạng nước tatrong quá trình đi lên CNXH, để thực hiện được mục tiêu quan trọng này, nước
ta cũng như các nước đang phát triển rất cần có vốn Nguồn vốn cho phát triểnđược hình thành bằng 2 con đường: từ nội lực kinh tế trong nước và từ phát huy
Trang 27kinh tế với bên ngoài - KT§N, thông qua con đường chủ yếu là ngoại thương.Chính từ hiệu quả của hoạt động ngoại thương (chênh lệch thặng dư có đượcgiữa xuất khẩu và nhập khẩu) là nguồn quan trọng để tích luỹ vốn phục vụ sựnghiệp CNH và H§H Thực tiễn những năm qua cho thấy: những nước áp dụngchiến lược công nghiệp hoá “thay thế nhập khẩu” đều không thành công màngược lại những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thập kû 70 - 80(trong đó có Hàn Quốc, Thái Lan) là những nước áp dụng chiến lược côngnghiệp hoá “hướng về xuất khẩu” Những thành công này đã xác định KT§N làđòn bây kinh tế quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế với nhịp độ cao và bềnvững Họ đã biết sử dụng có hiệu quả những thành tựu của cuộc cách mạng khoahọc - công nghệ để tiến hành CHN - H§H và nhờ đường lối đó những nước này
đã khắc phục được tình trạng lạc hậu trong thời gian ngắn (20 - 30 năm) vàvươn lên giành được những vị trí thuận lợi trong phân công lao động quốc tế Cóthể khẳng định, thông qua xuất nhập khẩu, KT§N đã góp phần tích luỹ vốn phục
vụ sự nghiệp CNH – H§H, đưa đất nước từ nền nông nghiệp lạc hậu thành nướccông nghiệp tiên tiến
Thứ tư: Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội bền vững.
Đối với nước ta, phát triển kinh tế đối ngoại được xác định là một trongnhững điều kiện tiền đề cho sự phát triển, là đòn bảy quan trọng góp phần thúcđẩy quá trình ổn định và phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh CNH -H§H Đảng
ta cho rằng nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiêntrước đây, cũng như sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoáđất nước trong giai đoạn hiện nay của nước ta nhanh hay chậm, điều đó phụthuộc một phần rất quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh tế đối ngoại Thông qua chủ động tham gia hội nhập trên cả ba lĩnh vực:thương mại, đầu tư và dịch vụ, đưa quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thếgiới lên một trình độ mới Nhiều khu công nghiệp lớn và các khu chế xuất ra đờithông qua hợp tác liên doanh với nước ngoài Nguồn vốn quốc tế đã hỗ trợ, tạođiều kiện khai thác, phát huy có hiệu quả các nguồn lực trong nước như tài
Trang 28tranh với các nước phát triển Các hình thức KT§N không những góp phần giảiquyết việc làm mà còn tạo điều kiện thuận lợi nâng cao trình độ nghề nghiệp vàtăng thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện tiếp thu kỹ thuật tiên tiến, thúcđẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội theo mụctiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2 Quản lý nhà nước, sự cần thiết và nội dung đổi mới quản lý nhà nước
về kinh tế đối ngoại.
1.2.1 Quan niệm về quản lý nhà nước về KT§N ở cấp trung ương và cấp địa phương (tỉnh, thành phố).
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn về vai trò quản lý nhà nước đối với nềnkinh tế: Vai trò định hướng; vai trò điều tiết; vai trò tạo hành lang pháp lý; vaitrò tạo dựng môi trường và những điều kiện thuận lợi khác để hỗ trợ; vai tròkiểm tra nhằm thúc đẩy hiệu quả của kinh tế đối ngoại Đồng thời, thông qua sựphân cấp, từ đó chúng ta có quan niệm đúng về mối quan hệ và tính độc lậptương đối giữa việc quản lý kinh tế của nhà nước Trung ương với nhà nước địaphương
Lý luận về nhà nước đối với vấn đề kinh tế cho thấy nhà nước vừa là mộtthiết chế xã hội vừa là một tổ chức xã hội Là một thiết chế xã hội, nhà nướcđóng vai trò là công cụ của giai cấp thống trị Là một tổ chức xã hội, nhà nướcđồng thời là một bộ máy công quyền của xã hội được sử dụng để duy trì trật tự
xã hội vì lợi ích của giai cấp thống trị và cu¶ xã hội Xã hội càng phát triển thìvai trò và chức năng quản lý của nhà nước càng trở lên to lớn
Để thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại, tất cả mọi nhà nước đềuphải có cơ sở kinh tế nhất định Kinh tế là nền tảng của đời sống xã hội, là cơ sởcủa hệ thống chính trị nên nhà nước phải có chức năng kinh tế và quản lý kinh
tế Chúng ta biết rõ rằng, ngày nay không có nhà nước nào đứng trên kinh tế hayđứng ngoài kinh tế
Quản lý nhà nước về kinh tế nói chung là sự tác động có tổ chức và bằngpháp quyền của nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu
Trang 29quả cao nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, đểđạt được các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững đã đặt ra Quản lý nhà nước vềkinh tế được thực hiện thông qua các chức năng kinh tế và quản lý kinh tế củanhà nước, theo tinh thần Văn kiện Đại hội IX của Đảng, bao gồm các chức năng
cơ bản sau:
- Chức năng định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế
- Chức năng tạo lập môi trường và điều kiện cho hoạt động kinh doanh
- Chức năng tổ chức
- Chức năng điều tiết
- Chức năng kiểm tra
Để hiểu rõ quan niệm về quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp Trung ương
và địa phương (tỉnh, thành phố) chóng ta cần khái lược về hệ thống tổ chức bộmáy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta
Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta cũng chính là hệthống bộ máy quản lý nhà nước nói chung, trong đó có bộ phận chuyên về quản
lý kinh tế như các bộ phận phụ trách quản lý các ngành kinh tế, có bộ phận vừaquản lý xã hội, vừa quản lý kinh tế như Quốc hội, Chính phủ, các Bộ chức năng,
Uỷ ban nhân dân các cấp Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế được tổchức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ và quyền lực nhà nước làthống nhất, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trongviệc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp và dưới sự lãnh đạo củaĐảng
Như vậy, ta có thể thấy các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm:
- Cơ quan lập pháp (Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồngnhân dân các cấp, Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp);
- Cơ quan hành pháp (Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính cao nhất, điều hành mọi hoạt
Trang 30Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính ở địa phương Trực thuộc Chính phủ
và Uỷ ban nhân dân các cấp còn có các cơ quan chức năng, gồm các bộ và các
cơ quan ngang bộ ở Trung ương, các sở, chi cục trực thuộc Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố; các phòng, ban trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận Các cơquan chức năng có nhiệm vụ thay mặt Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấpthực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công táctrong phạm vi cả nước hoặc từng địa phương Dựa trên nguyên tắc trực thuộchai chiều, các cơ quan chức năng ở địa phương vừa trực thuộc Uỷ ban nhân dâncùng cấp, vừa trực thuộc cơ quan cấp trên quản lý nhà nước theo ngành
Các cơ quan quản lý chức năng chia ra hai loại: cơ quan chức năng quản
lý tổng hợp gồm kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng nhà nước, lao động,khoa học và công nghệ và cơ quan chức năng quản lý ngành như nông nghiệp
và phát triển nông thôn, công nghiệp, thủ sản, thương mại, giao thông vận tải
- Cơ quan tư pháp - cơ quan bảo vệ pháp luật (gồm Toà án nhân dân, Việnkiểm sát nhân dân là cơ quan bảo vệ quyền lực nhà nước, xét xử các vi phạmpháp luật và các tranh chấp trong đời sống kinh tế - xã hội)
Lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại cho thấy:kinh tế đối ngoại là một bộ phận không thể tách rời khái nền kinh tế chung củađất nước, là thành tố bộ phận nhưng có vai trò ngày càng to lớn, đặc biệt tronggiai đoạn hiện nay đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng và đầy đủ vào nềnkinh tế thế giới và khu vực Chính vì vậy, quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoạicũng nằm trong các nguyên lý chung, các định chế chung, chịu sự tác động của
hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nước ta nh đã trình bày, nhưng cónhững khác biệt về phạm vi và đối tượng chỉ thuộc kinh tế đối ngoại
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại là sự tác
động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước đối với các hoạt động, lĩnh vực kinh tế đối ngoại nhằm sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, tận dụng và phát huy các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững đã đặt ra
Trang 31Căn cứ vào hệ thống bộ máy quản lý kinh tế và căn cứ vào cơ chế quản lýkinh tế, quản lý nhà nước về KT§N được thể hiện qua cấp Trung ương và cấpđịa phương Hai cấp quản lý này có mối quan hệ tương hỗ, gắn kết và tạo điềukiện thúc đẩy lẫn nhau, làm tiền đề và bổ xung cho nhau Bên cạnh đó, hai cấpquản lý cũng thể hiện tính độc lập tương đối, khác nhau
Giống nhau trong QLNN về KT§N ở cấp Trung ương và cấp địa phươngthể hiện ở chỗ cả hai cấp đều phải thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý nhànước về KT§N bao gồm: chức năng định hướng, hướng dẫn; chức năng tạo lậpmôi trường kinh doanh; chức năng tổ chức; chức năng điều tiết và chức năngkiểm tra
Khác nhau trong QLNN về KT§N ở cấp Trung ương và cấp địa phươngthể hiện ở chỗ: các chủ thể QLNN cấp Trung ương (các cơ quan như Quốc hội,Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Toà án tối cao, Viện kiểm sát nhân dântối cao) thực hiện chức năng QLNN về KT§N chủ yếu thông qua việc ban hànhcác Luật, các chính sách kinh tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến KT§N
và phạm vi tác động, có hiệu lực mang tính vĩ mô trên phạm vi cả nước Trongkhi đó, các chủ thể QLNN cấp địa phương (các cơ quan như H§ND, UBND cáccấp, các sở, ban ngành thuộc UBND thành phố và các phòng, bộ phận chuyênmôn thuộc UBND quận, huyện, ) thực hiện chức năng QLNN về KT§N thôngqua việc ban hành những văn bản quản QLNN dựa trên khuôn khổ quy định bởicác văn bản QLNN do các cơ quan QLNN cấp Trung ương ban hành nhưng cócăn cứ vào điều kiện cụ thể, mang tính thực tiễn, và chỉ có hiệu lực áp dụng tạiđịa phương
Một điểm khác nhau cũng rất rõ nét là QLNN về KT§N cấp Trung ươngmang tính quy định, định hướng, kích thích, điều tiết, tạo hành lang pháp lý làchủ yếu, trong khi đó QLNN về KT§N ở địa phương cũng có những yếu tố trênnhưng mang tính tổ chức, thực hiện nhiều hơn, gần gũi, sát với “hơi thở” của cácdoanh nghiệp có hoạt động KT§N hơn
1.2.2 Sự cần thiết đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại.
Trang 32Thứ nhất, do yêu cầu phải khắc phục những hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước để phát triển nhanh KT§N.
Trong những năm qua, từ khi có Luật đầu tư nước ngoài được ban hành,đất nước ta gia nhập ASEAN, ký hiệp định thương mại Việt – Mü là những mốcquan trọng trong sự phát triển của KT§N Đặc biệt, khi đất nước ta gia nhập Tổchức Thương mại thế giới, KT§N đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới,đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đổimới, tăng cường thỊ và lực của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần tạo tạovốn, đẩy nhanh nhịp độ CNH, H§H, tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng và pháttriểnkinh tê-xã hội Kết quả này, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phải
kể đến vai trò quan trọng, có tính quyết định của QLNN về KT§N thời gian qua,
ở cấp Trung ương và địa phương trong việc(định hướng, tạo dựng môi trường,
tổ chức, điều tiết, kiểm tra đã thúc đẩy KT§N phát triển
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động QLNN về KT§N thời gian qua cũng đãbộc lộ những mặt yếu kém, bất cập khá rõ nét ở những mức độ, phạm vi khácnhau trên các nội dung thuộc chức năng QLNN đã phân tích trên đây (thể hiện ởcác khâu: xây dựng quy hoạch, chiến lược và kế hoạch; tạo dựng môi trường vĩmô; tổ chức bộ máy và công tác thanh tra, kiểm tra ) Những yếu kém, bất cậpnày là rào cản, làm trở ngại sự phát triển và giảm tính hiệu quả của KT§N
Để phát triển mạnh mẽ KT§N trong giai đoạn mới của đất nước, khai tháctriệt để thời trong nước và quốc tế, vượt qua các thách thức nảy sinh, đặt ra yêucầu cấp bách phải đổi mới, cải tiến một bước QLNN về KT§N trong các nộidung còn yếu kém, bất cập trên đây
Thứ hai, do yêu cầu đặt ra của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế về KT§N.
Trong những điều kiện lịch sử và bối cảnh nhất định, QLNN tạo điều kiệnthúc đẩy để KT§N phát triển thuận lợi Tuy nhiên, khi bối cảnh thay đổi, nếuQLNN không thay đổi kịp, sẽ tạo ra những cản trở nhất định, thậm chí kìm hãm
sự phát triển của KT§N
Trang 33Trong điều kiện hiện nay, khi toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đang
là xu hướng mang tính khách quan, bất cứ nước nào muốn phát triển đều phảitích cực và chủ động tham gia tiến trình này Mở rộng hợp tác KT§N được hìnhthành và phát triển dựa trên các nguyên tắc: bình đẳng, các bên cùng có lợi, tôntrọng độc lập, chủ quyền và tßan vẹn lãnh thổ của nhau đã được Đảng và Nhànước ta.nhất quán vận dụng Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX củaĐảng đã ghi rõ: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thầnphát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tựchủ và định hướng XHCN, ” Rõ ràng, trong điều kiện hiện nay, đặc biệt khiViệt Nam đã hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới sau khi trở thành thànhviên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì phạm vi, khuôn khổ,phương thức hoạt động của KT§N đã thay đổi hết sức to lớn Chúng ta đã thamgia vào sân chơi chung của thế giới với những “luật chơi” hoàn toàn mới Chính
vì sự thay đổi này mà QLNN về KT§N trước đây được coi là tương đối phù hợpvới sự phát triển của KT§N thì đến nay đã không còn phù hợp nữa Đã xuất hiệnnhiều bất cập, hạn chế, yếu kém, đặc biệt trên các mặt ngoại thương, đầu tư trựctiếp nước ngoài và dịch vụ quốc tế, vv về cơ chế, khuôn khổ pháp lý và cácvăn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế đối ngoại chưa bắt kịp với sựphát triển của kinh tế đối ngoại, cần phải được phát hiện, bổ sung, hoàn thiện vàđổi mới để đáp ứng theo yêu cầu chung của tình hình mới
Điều này giúp chúng ta khẳng định tính tất yếu phải đổi mới QLNN vềKT§N để thích ứng mau lẹ với điều kiện, bối cảnh quốc tế mới có nhiều đổithay, qua đó nắm bắt thời cơ, vuît qua thách thức thúc đẩy phát triển nhanhchóng KT§N
Thứ ba, do yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững á nước ta.
Đối với nước ta, phát triển KT§N được xác định là một trong những tiền
đề của sự phát triển, là đòn bảy quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình ổn định
và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, H§H Đảng ta xác định nhiệm vụ
Trang 34ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên trước đây cũng như sựnghiệp phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá đất nước trong giai đoạnhiện nay của nước ta nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần rất quantrọng vào việc không chỉ mở rộng mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động KT§N
Trong những năm qua, thông qua sự chủ động tham gia hội nhập trên cáclĩnh vực, các hình thức thương mại, đầu tư và dịch vụ, đã đưa quá trình hội nhậpkinh tế nước ta với kinh tế khu vực và thế giới lên một trình độ mới Nhiều khucông nghiệp lớn và các khu chế xuất đã ra đời thông qua liên doanh với nướcngoài Nguồn vốn quốc tế hỗ trợ đã tạo điều kiện bước đầu khai thác, phát huy
có hiệu quả các nguồn lực trong nước như tài nguyên, nhân lực hình thành nênnhững ngành nghề mũi nhọn có thể cạnh tranh với các nước phát triển Tuynhiên, kinh nghiệm nhiều nước (Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, ) và thựctiễn nước ta cũng cho thấy sử dụng, khai thác, giám sát các nguồn lực quốc tếbên ngoài là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng QLNN về KT§N phải đảmbảo tính hiệu quả, đảm bảo KT§N không những góp phần giải quyết việc làm
mà còn tạo điều kiện thuận lợi nâng cao trình độ nghề nghiệp và tăng thu nhậpcho người lao động, tạo điều kiện tiếp thu kỹ thuật tiên tiến, thúc đẩy tăng năngsuất lao động, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội mang tính bền vững vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Thứ tư, đổi mới QLNN về KT§N còn do yêu cầu cấp bách đặt ra trong chương trình tổng thể đổi mới QLNN nói chung của nước ta hiện nay.
Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại là một bộ phận cấu thành của quản
lý nhà nước nói chung Hiện nay, từ Trung ương đến địa phương đang tăngcường đổi mới quản lý nhà nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực, được thựchiện thông qua chủ trương cải cách hành chính triệt để để thúc đẩy hơn nữa quátrình đổi mới đất nước
Kinh tế đôi ngoại, một lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, dovậy việc đổi mới quản lý nhà nước đối với nó không là ngäai lệ
1.2.3 Mục tiêu và những nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới QLNN về KT§N.
Trang 351.2.3.1 Mục tiêu:
- Một là, đổi mới QLNN về KT§N nhằm hoàn thiện một bước công tác
QLNN về KT§N để phù hợp với điều kiện và tình mới của đất nước và thànhphố, đảm bảo tăng tính hiệu quả và hiệu lực của QLNN về KT§N
- Hai là, đảm bảo góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy và phát triển
nhanh, ổn định và có hiệu quả các hoạt động KT§N của thành phố Hải Phòng
- Ba là, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo đúng
định hướng phát triển CNH, H§H trong giai đoạn từ nay đến 2010 và 2020
- Hai là, những điều kiện nội tại để đổi mới QLNN về KT§N: môi trường
kinh tế - xã hội; hệ thống phấp luật, cơ chế chính sách hiện hành nói chung vàKT§N nói riêng của Nhà nước, của thành phố
- Ba là, những điều kiện bên ngoài có tác động đến quá trình đổi mới
QLNN về KT§N như tình hình kinh tế, chính trị của các nước trong khu vực vàtrên thế giới; các định chế pháp luật kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia, đặcbiệt là các cam kết với WTO,
1.2.4 Nội dung đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại.
1.2.4.1 Đổi mới về quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại.
Công tác quy hoạch và kế hoạch có một ý nghĩa và tầm quan trọng đối vớihoạt động của nền kinh tế nói chung, trong đó có KT§N Vậy, quy hoạch là gì ?theo sách giáo khoa “kinh tế học về bất động sản” của trường đại học California
Trang 36(Mü) do Dennis J.McKenzie và Richard M.Betts biên soạn, quy hoạch đượcđịnh nghĩa như sau: “Quy hoạch là hoạch định trước những việc cần làm và đặt
ra trước những mục tiêu cần đạt tới” Với quan niệm mang tính bao quát, địnhnghĩa này về quy hoạch có tính thống nhất với khái niệm về “tầm nhìn” (vision)như theo quan điểm của nhiều chuyên gia quốc tế về quy hoạch Tuy nhiên, quyhoạch lệ thuộc chủ yếu vào định hướng cơ cấu kinh tế ở cấp quốc gia, vùng, địaphương Có thể nói, định hướng cơ cấu kinh tế như thế nào thì quy hoạch nhưthế ấy và công việc này thể hiện trọn vẹn tầm nhìn của các nhà lãnh đạo nhànước, các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế kết hợp với các nhà lãnhđạo địa phương Hoạch định trước sự phát triển của nền kinh tế, khu vực, tỉnh,thành phố ở tầm cỡ nào trong tổng thể nền kinh tế thế giới, khu vực, quốc gia,vùng sẽ cho hiệu quả cao nhất và không gây lãng phí
ở các nước phát triển và đang phát triển, tầm nhìn (hay công tác quyhoạch) đã và đang là vấn đề có ýnghÜa then chốt, nếu những nước phát triển saukhông chú trọng nghiên cứu, xem xét công tác này sẽ khó tránh khỏi phải trảgia quá đắt như: mất đi tính hệ thống của nền kinh tế vì không liên kết đượcchiều dọc và chiều ngang; cả nước không có những khu kinh tế tập trung, kinh
tế trọng điểm để giành lợi thế cạnh tranh ở cấp khu vực, thế giới; kết cấu hạ tầng
sẽ không phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế (ví dụ: nền kinh tế địnhhướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể xây dựng trên một kết cÂu hạtầng tạm bợ thiếu sự liên hoàn về giao thông để kết nối giữa các tỉnh, thành phố
và các nước trong khu vực) Thực tế đã và đang diễn ra ở nhiều nước kém pháttriển cho thấy, nếu trong công tác quy hoạch không có những người đủ tầm để
“hoạch định trước, đặt ra trước mục tiêu và công việc cần làm”, hoặc do nhữngngười “thợ” (người có nhiệm vụ chuyển tải “tầm nhìn” thành những phần việc
cụ thể để thực hiện) làm thay công việc của người “thầy” (người hoạch định
“tầm nhìn” mang tính chiến lược, vĩ mô) hay ngược lại, thì sẽ dẫn đến nhữngquyết định đầu tư manh mún, rời rạc, chắp vá, gây lãng phí rất lớn về cơ hội, tàinguyên, quỹ đất, tiền bạc, công sức của toàn xã hội Đây là một nguyên nhân đểlàm cho những nước nghèo lại nghèo thêm
Trang 37Thực tiễn nước ta, trên lĩnh vực quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cóthể được hiểu là hình thức định hướng phát triển kinh tế dài hạn, trong đó xácđịnh rõ quy mô và giới hạn cho sự phát triển Nó tạo ra khung cảnh và đường nétphát triển Bởi vậy, quy hoạch là tiền đề cho việc xây dựng các kế hoạch,chương trình và dự án khu vực và quốc gia.
Thực chất của quy hoạch là xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không giannhằm cung cấp những căn cứ khoa học cho các cấp, các ngành để chỉ đạo vĩ mônền kinh tế thông qua các kế hoạch, các chương trình, dự án đầu tư bảo đảm chonền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả
Như vậy, đối với cơ quan QLNN về KT§N ở Trung ương (Quốc hội,Chính phủ, các bộ ngành Trung ương), trên cơ sở đánh giá, phân tích toàn diệncác yếu tố tác động ảnh hưởng đến các ngành trong nền kinh tế, trong đó cóKT§N (tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực; quan hệ hợp tác quốc tếnói chung và hợp tác kinh tế của Việt Nam đối với các nước; tình hình kinh tế,chính trị trong nước; xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, ) để làm cơ sở
dự báo, hoạch định phương hướng, mục tiêu thông qua việc xây dựng cácchương trình, kế hoạch phát triển KT§N có tính khoa học cao của đất nước chotừng giai đoạn, thời kỳ phát triển Đây là những cơ sở quan trọng để các cấpngành địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chiến lược của địa phươngmình, có sự vận dụng và căn cứ vào điều kiện thực tiễn, cụ thể của địa phương
1.2.4.2 Hoàn thiện các môi trường kinh tế, chính trị và xã hội vĩ mô tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế đối ngoại
Môi trường kinh tế, chính trị và xã hội (hay nói một cách cụ thể là nhữngchính sách và cơ chế kinh tế ; sự ổn định thể chế chính trị, an tßan và an sinh xãhội; hệ thống pháp luật tồn tại với tư cách là môi trường trong đó mà trong đócác hoạt động kinh tế đối ngoại diễn ra) có ý nghĩa hết sức quan trọng Nếu môitrường thuận lợi, sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triểnnhanh, hiệu quả và ngược lại, nếu môi trường không phù hợp sẽ kìm hãm và gâyhậu quả khó lường
Trang 38Dưới đây là một số nội dung chủ yếu cần tập trung đổi mới và hoàn thiệncác môi trường nói trên:
- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện khung pháp luật nhất là pháp luật KT§N
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trêng định hướng XHCN
- Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các chính sách và cơ chếkinh tế - xã hội, nhất là cơ chế, chính sách KT§N
1.2.4.3 Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý vĩ mô của Nhà nước về KT§N.
Như đã biết, các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được thực hiện thôngqua bộ máy Nhà nước
Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đếnđịa phương, được tổ chức theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành mộtchỉnh thể đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Cơ quan Nhà nước là một bộ phận của bộ máy Nhà nước, mang tính độclập tương đối, có chức năng, nhiệm vụ nhất định, được thành lập theo quy địnhcủa pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Bộ máy QLNN KT§N là một bộ phận cấu thành của bộ máy quản lý Nhànước, mang tính độc lập tương đối, bao gồm các cơ quan Nhà nước thực hiệncác chức năng quản lý Nhà nước về KT§N từ Trung ương đến địa phương
Vai trò của tổ chức bộ máy quản lý nhà nước nói chung và KT§N nóiriêng có tầm quan trọng đặc biệt quyết định sự thành công hay thất bại của
KT§N Chính vì thế trong tác phẩm “Nh÷ng nhiệm vụ trước mắt của Chính
quyên Xô Viết”, VI Lªnin khi nói về sức mạnh của bộ máy tổ chức quản lý
nước Nga, Người viết: “Sau khi đã định ra đường lối chủ trương và chính sáchđúng đắn, hãy cho tôi một tổ chức bộ máy quản lý có hiệu lùc tôi sẽ đảo lộn cả
nuíc Nga” [30].
Trong công cuộc đổi mới QLNN về kinh tế hiện nay đòi hỏi phải tiếnhành cải cách tổ chức bộ máy QLNN về KT§N theo những nội dung như: Phânđịnh rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan QLNN về
Trang 39KT§N; xây dựng hệ thống phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước có liênquan đến KT§N, xử lý tốt mối quan hệ giữa Nhà nước trung ương và chínhquyền địa phương; xây dựng cơ cấu bộ máy gọn nhẹ, với những mối quan hệbên trong, bên ngoài hợp lý, khắc phục, giảm bớt nhiều đầu mối, nhiều khâutrung gian; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có khả năng QLNN về KT§N,
có năng lực, phẩm chất, phù hợp với điều kiện mới hiện nay; xây dựng hệ thốngthể chế để xây dựng, tổ chức bộ máy QLNN về KT§N theo hướng pháp quyền;xây dựng hệ thống thông tin quản lý về KT§N một cách đồng bộ, hoàn chỉnh
1.2.4.4 Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát để hoạt động KT§N phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả và đúng định hướng XHCN.
Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát trong các hoạt động kinh tế nóichung và trong lĩnh vực KT§N nói riêng có một ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt
và đều nằm trong phạm trù chức năng kiểm soát của nhà nước về kinh tế
Chức năng kiểm soát sự phát triển về KT§N nói chung là tổng thể nhữnghoạt động của cơ quan nhà nước nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót,vướng mắc cũng như những cơ hội phát triển trong hoạt động KT§N nhằm đảmbảo cho hoạt động KT§N đúng định hướng, diễn ra theo kế hoạch và có tínhhiệu quả
Nhiệm vụ của chức năng kiểm soát trong quản lý nhà nước về KT§N làđánh giá chính xác kết quả của hoạt động KT§N để có những can thiệp hợp lý.Bởi vậy, thực chất đây là hệ thống phản hồi và dự báo Sự phản hồi cho phépcác cơ quan nhà nước thấy rõ được hiện trạng của các hoạt động KT§N để điềuchỉnh Dự báo cho phép cơ quan nhà nước lường trước tình hình, trạng tháitương lai của các hoạt động KT§N để có những can thiệp kịp thời nhằm tránhnhững hậu quả Về mặt lý luận, hệ thống kiểm soát phản hồi chủ yếu kÓm soátnhững kết quả đầu ra để phát hiện sai lệch so với những chuẩn mực đã được xácđịnh của nhà nước (luật pháp, kế hoạch, định mức) để có giải pháp điều chỉnh.Nếu có những kết quả không mong muốn thì chỉ có thể được khắc phục ở giaiđoạn, chu kỳ quản lý sau Hệ thống kiểm soát dự báo chủ yếu lại kiểm soát các
Trang 40yếu tố đầu vào để lường trước kết quả đầu ra từ đó có những can thiệp trước khihoạt động Nh vậy, kiểm soát luôn luôn gắn liền với điều chỉnh nhưng quantrọng là ở chỗ điều chỉnh trước hay điều chỉnh sau hành động Nếu điều chỉnhtrước, sẽ hạn chế được những hậu quả có thể có Nếu điều chỉnh sau, có nghĩa làhậu quả đã xảy ra Kiểm soát trước hay kiểm soát sau có nghĩa là phòng bệnhhay chữa bệnh Phòng bệnh luôn luôn có hiệu quả hơn trong quá trình quản lý.
Chức năng kiểm soát trong quản lý nhà nước về KT§N có vai trò rất quantrọng: đảm bảo cho việc thực hiện được các quy hoạch, kế hoạch; cho phép pháthiện sửa chữa các sai lầm trước khi chóng trở nên nghiêm trọng; giúp cơ quannhà nước nắm chắc, theo sát và đối phó được sự thay đổi của môi trường, tạo ra
sự phù hợp của hệ thống hoạt động KT§N đối với môi trường; cho phép hoànthiện các quyết định quản lý, đường lối và chính sách; phát hiện những cơ hộimới cho phát triển KT§N để kịp thời khai thác chóng
Thanh tra KT§N là phạm trù dùng để chỉ hoạt động của các tổ chức thuộctổng thanh tra nhà nước và thanh tra nhà nước chuyên ngành (thanh tra bộ, thanhtra sở) trong lĩnh vực hoạt động KT§N Nói chung, cơ quan thanh tra và đốitượng bị thanh tra thường không có mối quan hệ trực thuộc Nhưng các cơquan thanh tra do thủ trưởng các cơ quan hành chính thành lập, hoạt động với tưcách là cơ quan chức năng giúp thủ trưởng cùng cấp Vì vậy, có thể coi hoạtđộng thanh tra ngành được cơ quan cấp trên tiến hành trong quan hệ đối với cơquan trực thuộc Trong quá trình thanh tra, cơ quan thanh tra có thể áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế để đảm bảo công tác thanh tra
Kiểm tra là khái niệm rộng, chủ yếu được hiểu là hoạt động thường xuyêncủa cơ quan nhà nước cấp trên đối với các cơ quan nhà nước cấp dưới nhằmxem xét, đánh giá mọi hoạt động của cấp dưới khi cần thiết hoặc kiểm tra cụ thểmột quyết định nào đó Hoạt động kiểm tra thực hiện trong quan hệ trực thuộc
Vì vậy, khi thực hiện kiểm tra, cơ quan cấp trên hoặc thủ trưởng cơ quan cóquyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế, kû luật, biện pháp bồi thường thiệt hạivật chất hoặc áp dụng các biện pháp tác động tích cực tới đối tượng bị kiểm tra