Sáng kiến kinh nghiệm một số KINH NGHIỆM CHỈ đạo CÔNG tác bồi DƯỠNG học SINH GIỎI ở TRƯỜNG TIỂU học Sáng kiến kinh nghiệm một số KINH NGHIỆM CHỈ đạo CÔNG tác bồi DƯỠNG học SINH GIỎI ở TRƯỜNG TIỂU học Sáng kiến kinh nghiệm một số KINH NGHIỆM CHỈ đạo CÔNG tác bồi DƯỠNG học SINH GIỎI ở TRƯỜNG TIỂU học Sáng kiến kinh nghiệm một số KINH NGHIỆM CHỈ đạo CÔNG tác bồi DƯỠNG học SINH GIỎI ở TRƯỜNG TIỂU học Sáng kiến kinh nghiệm một số KINH NGHIỆM CHỈ đạo CÔNG tác bồi DƯỠNG học SINH GIỎI ở TRƯỜNG TIỂU học
Trang 1MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN
ĐỨC.
Trang 2M C L CỤC LỤC ỤC LỤC
I Cơ sở lý luận của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trang 2
1 Tầm quan trọng của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và vai
trò của Phó hiệu trưởng
trang 2
2 Đặc điểm của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu học trang 2
II Thực trạng việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường
Tiểu học Tân Đức.
trang 5
III Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
ở trường Tiểu học Tân Đức.
trang 7
1 Nâng cao nhận thức về việc bồi dưỡng học sinh giỏi trang 7
2 Tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi trang 8
3 Tổ chức bồi dưỡng giáo viên trang 10
4 Tổ chức tuyển chọn và phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh
8 Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trang 14
9 Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trang 1410.Tổ chức thi đua khen thưởng về công tác bồi dưỡng học sinh
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGH : Ban giám hiệu
KK : khuyến khích
Trang 4TS: tổng số
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu
học là nền móng cho chiến lược đào tạo nhân tài cho đất nước Phát hiện vàbồi dưỡng học sinh giỏi cấp tiểu học là việc làm cần thiết và có ý nghĩa Để
có được thành quả của giáo dục học sinh nói chung hay những thành tích caocủa học sinh giỏi nói riêng, ngày từ bậc tiểu học nhà trường phải có sự quan
Trang 5tâm, chú ý từ các buổi dạy hàng ngày của các khối lớp Việc dạy học hàngngày có chất lượng tạo một nền móng vững chắc cho công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi có hiệu quả Mặt khác nội dung và phương pháp giáo dục đại trà vàcông tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là hình thức tổ chức phải phong phú
và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý mới đem lại hiệu quả cao
Quản lí trường tiểu học thực chất là quá trình quản lí quá trình dạy học,trong quá trình dạy học thì việc chú ý tới sự phát triển của từng học sinhluôn là yêu cầu cơ bản Bởi vậy việc bồi dưỡng học sinh giỏi bao giờ cũng lànhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên và cán bộ quản lý
Bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học là nền móng cho chiến lượcđào tạo nhân tài cho đất nước cần được quan tâm Ngay từ bậc học nàychúng ta cần bồi dưỡng và tạo điều kiện cho học sinh được phát huy trí tuệnhằm làm cho học sinh có tư chất thông minh được phát triển tốt, tạo đà chocho học sinh giỏi ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông Xã Tân Đức
là xã nghèo, kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấpảnh hưởng đến chất lượng giáo dục Việc nâng cao chất lượng giáo dục làvấn đề hết sức quan trọng Đặc biệt là việc nâng cao chất lượng mũi nhọncần đựơc quan tâm hơn nữa Vì vậy bồi dưõng học sinh giỏi là một nhiệm vụtrọng tâm, yêu cầu về chất lượng bồi dưỡng ngày càng cấp bách hơn Do đó
tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi ở trường Tiểu học Tân Đức ”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI:
1 Tầm quan trọng của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và vai trò của Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn:
Quản lý trường tiểu học thực chất là quản lý quá trình dạy học Trongquá trình dạy học thì việc chú ý tới sự phát triển của từng học sinh luôn là
Trang 6yêu cầu cơ bản Bới vậy việc bồi dưỡng học sinh giỏi bao giờ cũng là nhiệm
vụ của mỗi giáo viên và cán bộ quản lý.Trường tiểu học là nơi đầu tiên trongđời trẻ tham gia vào việc học với tư cách là hoạt động chủ đạo Nhờ có cácnội dung giáo dục toàn diện mà các em có điều kiện để bộc lộ năng khiếu, tàinăng Nếu cha mẹ, thầy cô cảm nhận, phát hiện, nâng đỡ, bồi dưỡng mầmmống năng khiếu, kích thích niềm say mê học tập thì biểu hiện của năngkhiếu sẽ ngày càng rõ hơn năng khiếu bồi dưỡng sớm sẽ định hướng pháttriển và dần định hình trở thành học sinh có năng khiếu Ngược lại năngkhiếu của các em không được phát hiện hay quan tâm bồi dưỡng thì nó sẽmất dần, thui chột đi.Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu họcnhằm phát huy khả năng phát triển tiềm tàng của trẻ Là tạo nguồn học sinhgiỏi cho các cấp tiếp theo Mặt khác chất lượng đại trà đựơc nâng lên mộtbước đáng kể thì kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chí không thểthiếu để đánh giá sự phát triển của nhà trường Thành tích giáo dục mũi nhọnkhẳng định uy tín của nhà trường Mỗi học sinh giỏi không những là niềm tựhào của cha mẹ, thầy cô giáo mà còn của cả cộng đồng Phó Hiệu trưởngtrường tiểu học là người thay hiệu trưởng chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinhgiỏi phải biết tác động đến các yếu tố của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏinhư giáo viên giỏi, chương trình bồi dưỡng, sao cho việc bồi dưỡng họcsinh giỏi của trường đạt kết quả
2 Đặc điểm của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học.
Trong quá trình quản lý giáo dục thì quá trình tổ chức gồm 5 hoạtđộng sau:
- Xác định cơ cấu tổ chức hợp lý của đối tượng quản lý Trong nhà trường làgiáo viên và học sinh
- Xác định bộ máy quản lý và lãnh đạo trường học
- Tạo một mạng lưới các quan hệ tổ chức giữa những người trong hệ quản lý
Trang 7- Tuyển lựa, sắp xếp, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trong hệ quản lý và hệ đượcquản lý.
- Tổ chức lao động một cách khoa học nhằm nâng cao hiệu quả việc giáodục
Quản lý phải phù hợp với đối tượng quản lý với đặc điểm của tổ chức Bồidưỡng học sinh giỏi sẽ nảy sinh từ hoạt động tổ chức trong quản lý giáo dục
3 Một số khái niệm cơ bản:
* Năng lực: Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt của mỗi con người,
tạo điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc lĩnh hội tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt độngnhất định Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động và phát triển củamột hoạt động tương ứng cụ thể
* Tài năng: Trình độ cao của năng lực là tài năng Ở trình độ tột đỉnh là
thiên tài
* Năng khiếu: Năng khiếu là mầm mống của tài năng, là tín hiệu của tài
năng trong tương lai Nó chưa là bậc nào của năng lực Nhưng nếu nó đượcphát hiện, bồi dưỡng kịp thời, có phương pháp và có hệ thống thì sẽ pháttriển đạt tới đỉnh cao của năng lực Ngược lại mầm mống ấy không đượcphát hiện và bồi dưỡng thì sẽ bị thui chột
- Các giai đoạn phát triển của một tài năng:
+ Giai đoạn 1: Giai đoạn sinh học
Đây là giai đoạn hình thành các tổ chức cấu trúc tế bào Gắn bó chặtchẽ với việc hình thành và phát triển của thai nhi cũng như việc nảy sinhhoặc thui chột các mầm mống ban đầu của tài năng của mỗi con người.Trong giai đoạn này vai trò di truyền về sức khoẻ, vật chất, tinh thần, nhữnghiểu biết về điều kiện sống, làm việc của người bố, người mẹ có ảnh hưởng
Trang 8quyết định tới việc phát triển của thai nhi, đặc biệt là việc phát triển trí tuệ,tình cảm sau này của đứa trẻ.
+ Giai đoạn 2: giai đoạn xã hội học:
Đây là giai đoạn nảy sinh bộc lộ phát triển và xác lập năng lực Tronggiai đoạn này vai trò của môi trường gia đình , nhà trường, xã hội là cực kỳquan trọng.Trong đó có vai trò của bố mẹ, bạn bè, thầy cô giáo có tính quyếtđịnh
+ Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn tài năng được thể hiện, được sử dụng trongthực tiễn, mang lại các kết quả cụ thể.Trong giai đoạn này vai trò của đườnglối, chủ trương, cơ chế, chính sách, cách tổ chức quản lý, chỉ đạo cùa nhànước, xu thế của dân tộc có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của sức sáng tạo
và cống hiến tài năng của mỗi người
Ba giai đoạn trên đây kế tiếp, đan xen, tạo điều kiện cho nhau pháttriển.Vì vậy trong mỗi giai đoạn càn có chủ trương phương hướng, biện pháptốt và tác động đúng, kịp thời để năng lực của từng người phát triển nảy nở.Giai đoạn thứ hai phù hợp với học sinh tiểu học, nếu như gia đình nhà trường
và xã hội biết chăm lo cho học sinh ngay từ giai đoạn này thì sẽ có tác dụngkích thích sự phát triển của tài năng
4 Quan niệm về học sinh giỏi:
Qua nghiên cứu, phân tích nhiều học sinh khác nhau người ta thấy họcsinh có năng khiếu có một số nét chung giống nhau Chúng được quy tụ vào
3 tiêu chuẩn: Thông tuệ, sáng tạo, phẩm chất nổi bật
- Thông tuệ: Những học sinh năng khiếu thường thông minh, trí tuệ phát
triển, có năng lực tư duy tốt Họ tiếp thu vấn đề nhanh, nhớ lâu Họ có khảnăng suy diễn, quy nạp, khái quát hoá, trừu tượng hoá Họ thường hiếu sâu,rộng nhiều vấn đề, nhất là những vấn đề có liên quan tới chuyên môn của
Trang 9mình Trước vấn đề họ phản xạ, giaỉ quyết vấn đề nhanh, linh hoạt, đạt kếtquả.
- Sáng tạo: Họ có tư duy độc lập, có óc phê phán, không suy diễn theo
đường mòn, luôn luôn muốn đi vào bản chất, tìm ra quy luật của hiện tượng
sự kiện, có khả năng dự báo, sáng tạo ra nhiều phương pháp mới độc lập, tốiưu
- Một số phẩm chất nổi bật: Say mê, tò mò, hoạt động có mục đích, trung
thực, kiên trì, vượt khó, lao vào cái mới, giàu lòng vị tha và tính nhân văn
Có ý trí phấn đấu vươn lên tự hoàn thiện với tinh thần tự chủ cao
Ba mặt thông tuệ, sáng tạo, một số phẩm chất nổi bật với các biểu hiện cụthể nêu trên tạo nên cấu trúc của năng khiếu Ba tiêu chuẩn nêu trên đều phải
có đồng thời ở mức độ cao, không dưới 75% yêu cầu về từng tiêu chuẩntrong một con người
II THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN ĐỨC:
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏiđược các trường quan tâm ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu trường giaocho giáo viên trực tiếp đứng lớp phát hiện và bồi dưỡng Trong những nămgần đây, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã thu được một số kết quả tốtđẹp Đội ngũ giáo viên đã đủ về số lượng và được đào tạo chuẩn, trên chuẩn
về trình độ chuyên môn Ban giám hiệu đã biết cách phát hiện và chỉ đạo bồidưỡng học sinh giỏi Sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến công tác nàynhiều hơn Kết quả thi học sinh giỏi cấp thành phố năm sau cao hơn nămtrước
Mặc dù có giải thành phố nhưng chất lượng lượng giải còn thấp chưa
có giải cao Số học sinh của trường ít rất khó chọn đội tuyển Một bộ phậngiáo viên kinh nghiệm bồi dưỡng chưa có nên không đáp ứng được công tác
Trang 10bồi dưỡng học sinh giỏi Nguyên nhân của việc bồi dưỡng học sinh giỏi hiệuquả chưa cao là:
Về ban giám hiệu :
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi chưa thực sự sát với điềukiện thực tế của nhà trường Kế hoạch còn chung chung không cụ thể đếntừng người từng việc để tập trung nguồn lực bồi dưỡng học sinh giỏi Bangiám hiệu chưa thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác và có biện phápchỉ đạo kịp thời nâng cao chất lượng học sinh giỏi trong từng giai đoạn nhấtđịnh Việc bố trí thời gian bồi dưỡng cho các đội tuyển đôi khi còn chồngchéo do quỹ thời gian hạn chế Ban giám hiệu chưa huy động được cácnguồn lực khác phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và khuyếnkhích học sinh tham gia đạt giải nên không tạo được động lực cho học sinhtham gia thi học sinh giỏi các cấp
Về phía giáo viên:
Giáo viên đôi khi chưa nắm chắc được nội dung cần tập trung bồidưỡng cho học sinh giỏi của lớp mình Giảng dạy không sát đối tượng họcsinh Một bộ phận giáo viên còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ thìkhông thể phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi được mặc dù giáo viên đóvẫn đứng lớp giảng dạy hàng ngày Một số giáo viên chưa tâm huyết vớinghề làm việc chống đối không có hiệu quả nên làm ảnh hưởng đến chấtlượng giáo dục nói chung và chất lượng học sinh giỏi nói riêng Có giáo viên
ở xa, nhiều giáo viên có con nhỏ nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượngbồi dưỡng công tác học sinh giỏi
Về phía học sinh:
Học sinh của trường chủ yếu là học sinh vùng nông thôn nên khả năng giaotiếp và nắm bắt, hiểu vấn đề còn có những hạn chế nhất định nhất là nhữngkiến thức nâng cao và mở rộng Hoàn cảnh gia đình các em còn găp nhiều
Trang 11khó khăn Đời sống vật chất thiếu thốn, gia đình các em chưa quan tâm đến
việc học của con em mình nên chất lượng học tập của học sinh thấp, không
đáp ứng được yêu hiện nay
Về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học: Trang thiết bị phục vụ cho công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn thiếu thốn Tài liệu để bồi dưỡng cho học
sinh chưa phong phú, phần lớn là do giáo viên tự sưu tầm và trường tự mua
để làm tài liệu bồi dưỡng cho học sinh Vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi chưa thực sự có kết quả
Kết quả thực tế công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường trong
năm học 2011-2012 như sau:
HSG
cấp
trường
HSG cấp Thành phố
HSG cấp Tỉnh
HSG cấp Quốc gia
K
III MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN ĐỨC:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi
của trường trong năm học qua nhà trường đã đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi như sau:
1 Nâng cao nhận thức về việc bồi dưỡng học sinh giỏi:
1.1 Nội dung nâng cao nhận thức: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và toàn thể
giáo viên và cha mẹ học sinh cần hiểu và phân biệt rõ khái niệm; Năng lực,
tài năng, năng khiếu Đồng thời phải có hiểu biết về cơ sở khoa học của các
giai đoạn phát triển của một tài năng Mặt khác phải hiểu sâu sắc các tiêu
chuẩn của năng khiếu, tài năng Bên cạnh đó cần hiểu đựơc tâm sinh lý của
học sinh giỏi, học sinh năng khiếu Từ đó nhận thức được vị trí của học sinh
Trang 12giỏi trong suốt quá trình khổ luyện, phát triển tự nhiên, toàn diện và cân bằng
về tình cảm và nhận thức
1.2.Vào đầu năm học trường đặt mực tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi là mộttrong những công tác trọng tâm của năm học nhằm tạo một không khí họctập mới cho học sinh toàn trường đồng thời đưa nội dung nhận thức về họcsinh giỏi vào nội dung sinh hoạt chuyên môn, tổ chủ nhiệm, phổ biến trongcuộc họp cha mẹ học sinh, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt cha mẹhọc sinh giỏi để họ trao đổi kinh nghiệm
2 Tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi:
Đây là một bước quan trọng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Xuấtphát từ thực tế không phải mọi học sinh có xếp loại học lực giỏi đều là họcsinh có năng khiếu cần bồi dưỡng Ngược lại, những học sinh có năng khiếuchưa hẳn là học sinh có xếp loại học lực giỏi Cho nên làm thế nào để pháthiện được học sinh có năng khiếu từ đó tuyển chọn và tiến hành bồi dưỡnghọc sinh giỏi cho từng khối lớp là công việc quan trọng Phát hiện và tuyểnchọn đúng mang ý nghĩa định hướng phát triển đúng đắn cho một nhân cách.Đồng thời nó mang ý nghĩa giáo dục rất lớn
Để tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi trường tiểu học, phóhiệu trưởng cần có kế hoạch rõ ràng, chi tiết phù hợp với nhà trường về hoạtđộng giáo dục này Xây dựng kế hoạch thành lập đội tuyển và bồi dưỡng độituyển Việc này phải được chỉ đạo để từng giáo viên đưa vào kế hoạch giảngdạy và chủ nhiệm Trong kế hoạch cần nêu rõ số học sinh vào đội tuyển, nộidung tuyển chọn, ai sẽ thực hiện việc tuyển chọn Để tuyển chọn học sinhđược chính xác phải căn cứ vào thông tin và xét cả quá trình học tập của họcsinh Phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi qua các tình huống diễn ra tronggiờ khi nêu câu hỏi nâng cao, bài tập nâng cao Phát hiện và tuyển chọn quacác bài kiểm tra trên lớp Mỗi bài kiểm tra môn toán, Tiếng Việt do khối
Trang 13trưởng ra đề có các loại bài phân hoá được học sinh Trên cơ sở phát hiệnđánh giá, tuyển chọn nhà trường tổ chức thi, khảo sát lại Việc khảo sát lạiđược tiến hành theo hai vòng:
- Vòng 1: Lấy kì thi giữa kì I làm kỳ thi học sinh giỏi của trường Mỗi lớplấy từ 3 đến 5 học sinh giỏi nhất lớp
- Vòng 2: Sau thi vòng 1 nhà trường cử giáo viên bồi học sinh giỏi trong mộtthời gian ngắn Sau đó tổ chức cho học sinh thi vòng 2 để chọn đội tuyểnchung của trường Để tạo nguồn cho việc thành lập đội tuyển giỏi khối 3,4,5ngay từ lớp 1 giáo viên phải có trách nhiệm phát hiện, bồi dưỡng những em
có thiên hướng học tốt môn toán và môn tiếng Việt Việc phát hiện và tuyểnchọn được kéo dài trong suốt mấy năm học Mỗi năm học phải làm vòngtuyển chọn để bổ sung hoặc loại những học sinh mới phát hiện có năng khiếuhoặc bị hạn chế ở những mặt nào mà thấy không đạt được thành tích
Một căn cứ để phát hiện và tuyển học sinh giỏi là từ dư luận cộngđồng, gia đình học sinh Căn cứ này được dựa vào sự di truyền gien thôngminh của cha mẹ, dòng tộc học sinh Phần lớn học sinh giỏi được thừa hưởnggen thông minh từ gia đình luôn thể hiện mình trước tập thể, song cũng có
em rụt rè, nhút nhát không bộc lộ khả năng của mình trước tập thể Vớinhững học sinh này giáo viên cần giúp đỡ các em sớm hoà đồng trong tậpthể, bộc lộ khả năng của bản thân
Trong khi phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi, Phó hiệu trưởng phái
có trách nhiệm bồi dưỡng cho học sinh được tham gia đầy đủ các môn họckhác và tham gia hoạt động ngoại khoá
3 Tổ chức bồi dưỡng giáo viên:
Muốn có trò giỏi trước hết phải có thầy giỏi Điều này cho thấy vai trò
to lớn của đội ngũ nhà giáo trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Giáo viên làngười dẫn dắt cho học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo, thói quen và tổ chức